BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
MAI THANH BẢO CHÂU
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỒNG THỊ VÂN HỒNG
Gia Lai, 2023
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan, các
thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tây Ninh, ngày ... tháng ... năm 2023
Người cam đoan
Mai Thanh Bảo Châu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới TS. Đồng Thị Vân Hồng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ban Giám hiệu, khoa Kinh tế
- Tài chính - Trường Đại học Lâm nghiệp đã trang bị cho tơi những kiến thức
q báu trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, giáo viên huyện Gò
Dầu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
Tây Ninh, ngày ... tháng ... năm 2023
Học viên
Mai Thanh Bảo Châu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON .......... 5
1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
mầm non ......................................................................................................... 5
1.1.1. Các khái niệm ................................................................................... 5
1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ, phân loại đội ngũ giáo viên mầm non ................ 8
1.1.3. Đặc điểm của đội ngũ giáo viên mầm non ..................................... 10
1.1.4. Sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non ...... 12
1.1.5. Tiêu chuẩn giáo viên mầm non ....................................................... 14
1.1.6. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non ............. 15
1.1.7. Nội dung hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm
non ............................................................................................................ 22
1.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
mầm non.................................................................................................... 26
1.2. Cơ sở thực tiễn về chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non .................. 30
1.2.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay ở Việt
Nam ........................................................................................................... 30
1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng ngũ
giáo viên mầm non .................................................................................... 34
1.2.3. Bài học kinh nghiệm ....................................................................... 39
iv
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 41
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh ............................ 41
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................... 41
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................. 43
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm của huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh ảnh
hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non tại huyện Gò Dầu .... 46
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 47
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................. 47
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ........................................... 48
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................. 49
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích sớ liệu ......................................... 49
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 50
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 52
3.1. Đặc điểm cơ bản của đội ngũ giáo viên mầm non tại huyện Gò Dầu,
tỉnh Tây Ninh ............................................................................................... 52
3.1.1. Sớ lượng giáo viên mầm non tại huyện Gị Dầu, tỉnh Tây Ninh .... 52
3.1.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non tại huyện Gò Dầu .................. 54
3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non tại huyện Gị Dầu,
tỉnh Tây Ninh ............................................................................................... 56
3.2.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, thái độ nghề nghiệp ......... 56
3.2.2. Trình độ năng lực ........................................................................... 58
3.2.3. Về tình trạng sức khỏe .................................................................... 65
3.3. Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
trên địa bàn huyện Gị Dầu, tỉnh Tây Ninh .................................................. 67
3.3.1. Cơng tác quy hoạch cán bộ, giáo viên mầm non............................ 67
3.3.2. Cơ chế tuyển dụng, bớ trí, phân cơng sắp xếp đội ngũ giáo mầm
non ............................................................................................................ 68
3.3.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo
viên mầm non ............................................................................................ 72
v
3.3.4. Công tác kiểm tra, dự giờ, giám sát, đánh giá việc thực hiện dạy và
học đối với giáo viên mầm non ................................................................. 75
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm
non huyện Gị Dầu, tỉnh Tây Ninh............................................................... 79
3.4.1. Chế độ, chính sách của Nhà nước .................................................. 79
3.4.2. Công tác đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non.............................. 81
3.4.3. Chất lượng giáo dục ....................................................................... 83
3.4.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương ......................................... 85
3.4.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị .......................................................... 86
3.5. Đánh giá chung ..................................................................................... 87
3.5.1. Những kết quả ................................................................................. 87
3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 88
3.6. Giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non ở
huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh ...................................................................... 91
3.6.1. Quan điểm định hướng về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
mầm non trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh .............................. 91
3.6.2. Các giải pháp xây nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
trên địa bàn huyện Gò Dầu ...................................................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 109
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng Việt
Từ viết tắt
BNV
Bộ Nội vụ
Bộ GD&ĐT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
CNH - HHĐ
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CP
Chính phủ
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GDMN
Giáo dục mầm non
GVMN
Giáo viên mầm non
HCNN
Hành chính nhà nước
HĐBT
Hội đồng Bộ trưởng
MN
Mầm non
MG
Mẫu giáo
MG/MN
Mẫu giáo, Mầm non
NĐ
Nghị định
NQ
Nghị quyết
SL
Số lượng
TT
Thông tư
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Gị Dầu giai đoạn (2019 - 2021).................. 46
Bảng 2.2. Tởng hợp số lượng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non khảo sát tại
huyện Gò Dầu.................................................................................................. 48
Bảng 3.1. Số lượng giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Gò Dầu qua 3 năm
(2020 - 2022) ................................................................................................... 52
Bảng 3.2. Số lượng học sinh mẫu giáo/mầm non tại các trường trên địa bàn
huyện Gò Dầu qua 3 năm (2020 - 2022)......................................................... 53
Bảng 3.3. Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non phân theo giới tính giai đoạn
(2020 - 2022) ................................................................................................... 54
Bảng 3.4. Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non phân theo độ tuổi giai đoạn
(2020 - 2022) ................................................................................................... 55
Bảng 3.5. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về phẩm chất đạo đức, lối sống,
phong cách làm việc của giáo viên mầm non tại huyện Gị Dầu .................... 57
Bảng 3. 6. Trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non trên địa bàn huyện
Gò Dầu qua 3 năm (2020 - 2022) ................................................................... 58
Bảng 3.7. Trình độ lý luận chính trị và quản lý giáo dục của GVMN trên địa
bàn huyện Gò Dầu qua 3 năm (2020 - 2022) .................................................. 60
Bảng 3.8. Trình độ tin học của giáo viên mầm non huyện Gò Dầu giai đoạn
(2020 - 2022) ................................................................................................... 62
Bảng 3.9. Trình độ ngoại ngữ của giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Gò
Dầu giai đoạn (2020 - 2022) ........................................................................... 62
Bảng 3.10. Đánh giá của Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non về kỹ năng nghề
nghiệp của giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Gò Dầu ........................... 63
Bảng 3.11. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về thái độ nghề nghiệp của giáo
viên mầm non trên địa bàn huyện Gò Dầu...................................................... 65
Bảng 3.12. Tình hình khám sức khỏe định kỳ giáo viên mầm non huyện Gò
Dầu giai đoạn (2020 - 2022) .......................................................................... 66
viii
Bảng 3.13. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về qui trình tuyển
dụng GVMN trên địa bàn huyện Gò Dầu ....................................................... 70
Bảng 3.14. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về bố trí, sắp xếp
sử dụng giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Gò Dầu ................................ 71
Bảng 3.15. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác qui
hoạch giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Gị Dầu ................................... 72
Bảng 3.16. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng GVMN trên địa bàn huyện Gò Dầu
qua 3 năm (2020 - 2022) ................................................................................. 73
Bảng 3.17. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng GVMN trên địa bàn
huyện Gò Dầu (n = 183).................................................................................. 74
Bảng 3.18. Đánh giá của Cán bộ quản lý về giờ giảng của GVMN trên địa bàn
huyện Gò Dầu (n = 20).................................................................................... 76
Bảng 3.19. Đánh giá của Cán bộ quản lý về thực hiện hoạt động chuyên môn
của GVMN trên địa bàn huyện Gò Dầu (n = 20) ............................................ 77
Bảng 3.20. Kết quả xếp loại giờ giảng giáo viên các trường mầm non trên địa
bàn huyện Gò Dầu ........................................................................................... 78
Bảng 3.21. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về chính sách cho giáo viên mầm
non trên địa bàn huyện Gò Dầu ...................................................................... 80
Bảng 3.22. Kết quả đánh giá giáo viên mầm non tại huyện Gò Dầu qua 3 năm
(2020 - 2022) ................................................................................................... 82
Bảng 3.23. Kết quả xếp loại chuẩn giáo viên mầm non tại huyện Gò Dầu năm
2022 ................................................................................................................. 83
Bảng 3.24. Kết quả đánh giá chất lượng học sinh năm 2022 tại các trường
mầm non trên địa bàn huyện Gò Dầu ............................................................. 85
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Gị Dầu .................................................. 41
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Nhà giáo giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong cơng cuộc đởi mới
giáo dục và đào tạo vì chính họ là những người thực thi công cuộc đổi mới.
Nếu họ khơng có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ thì vơ tình họ sẽ trở
thành lực cản cho cơng cuộc đởi mới. Trong khi đó, phát triển một đội ngũ
nhà giáo đạt chuẩn chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ về trình độ cho các
cấp học, bậc học là một việc rất khó khăn và phải thực hiện quyết liệt trong
nhiều năm mới có được. Trước xu thế phát triển của lịch sử, những thách thức
lớn của thời đại, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đất nước bước
vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp
tục khẳng định vị trí, vai trị quan trọng của giáo dục và đào tạo, yêu cầu phải
“Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương
giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là
động lực then chốt để phát triển đất nước”. Trước đây chỉ đề cập phương
hướng chung: “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Văn kiện lần này yêu cầu
xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới, nhằm xây
dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện, có sức khỏe, năng lực, trình
độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tở quốc
và “Chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi,
nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng
phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm
mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt
Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đội ngũ giáo viên là những người làm công tác giáo dục là nhân tố có ý
nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của việc nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Sứ mệnh của nhà giáo có
2
vai trò đặc biệt, lao động của học trực tiếp hay gián tiếp thúc đẩy sự phát triển
của đất nước một cách bền vững. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ
vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân
chương, song những người thấy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là
một điều rất vẻ vang. Nếu khơng có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân,
thì làm sao xây dựng chủ nghĩa xã hội được”.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, mầm non là bậc học đầu
tiên, có ý nghĩa quan trọng để trẻ em làm quen với việc học ở nhà trường, là
nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách
của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục và đào tạo ở các bậc
học tiếp theo.
Thực tiễn trong những năm qua, công tác quản lý chất lượng đội ngũ
giáo viên mầm non ở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh cho thấy đội ngũ giáo
viên bước đầu đáp ứng yêu cầu về số lượng, có cơ cấu tương đối phù hợp và
có sự tiến bộ về chất lượng, nhưng đứng trước yêu cầu đởi mới vẫn cịn tồn
tại những bất cập nhất định. Sự phân bố giáo viên mầm non trên địa bàn
huyện chưa hợp lý, nơi thừa, nơi thiếu, chất lượng đội ngũ giáo viên chưa
đồng đều, một số giáo viên mầm non do được đào tạo cấp tốc, chắp vá qua
nhiều thế hệ, loại hình đào tạo, bồi dưỡng (đào tạo, đào tạo lại để đạt chuẩn
qua nhiều giai đoạn), trình độ kiến thức phở thơng hạn chế dẫn đến nghiệp vụ
sư phạm khơng vững chắc, trình độ chun mơn yếu. Trong khi đó, hàng năm
một số lượng khơng nhỏ giáo viên mầm non tốt nghiệp ở các trường sư phạm,
có trình độ cao (cao đẳng và đại học) chưa được tuyển dụng do khơng cịn chỉ
tiêu biên chế.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, cần thiết phải có những giải pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhằm duy trì và phát triển đội ngũ
3
giáo viên mầm non của huyện Gò Dầu một cách bền vững, đủ về số lượng,
chuẩn hóa và đồng bộ về trình độ chun mơn, có sự kế thừa để đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
mầm non, hồn thành “phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi”.
Với mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển giáo dục và đào tạo tại
địa phương, đặc biệt là ngành giáo dục mầm non tôi đã chọn đề tài “Nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh
Tây Ninh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng, hoạt động nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, đề tài đề
xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non địa bàn huyện
trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng và nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non.
- Đánh giá thực trạng chất lượng và các hoạt động nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên mầm non huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
ở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non ở các trường công lập trên địa
bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đánh giá thực trạng chất lượng và nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên mầm non; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non các trường cơng lập trên địa bàn
huyện Gị Dầu, tỉnh Tây Ninh.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu chất lượng đội ngũ giáo viên
mầm non tại các trường cơng lập trên địa bàn huyện Gị Dầu, tỉnh Tây Ninh.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2020
- 2022, số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2023, những
giải pháp đề xuất sẽ áp dụng từ năm 2025 - 2030.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
mầm non trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
- Thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm
non trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
- Yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm
non trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
- Giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
5. Kết cấu chi tiết các chương của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng và nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên mầm non.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON
1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
mầm non
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm đội ngũ giáo viên mầm non
Đội ngũ: Theo từ điển tiếng Việt (2000): Đội ngũ là tập hợp gồm một
số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng. Như
vậy, đội ngũ được cấu thành từ các yếu tố như: một tập thể người, cùng chung
một chức năng, có cùng mục đích, làm theo kế hoạch và gắn bó với nhau về
quyền lợi, nghĩa vụ với tổ chức và xã hội. Khi xem xét một đội ngũ, thông
thường người ta quan tâm đến 3 yếu tố cơ bản, đó là số lượng đội ngũ, trình
độ chun mơn nghiệp vụ (bao gồm phẩm chất và năng lực) và cơ cấu đội
ngũ (bao gồm giới tính, độ tuổi…).
Giáo viên: Theo điều 66, Luật Giáo dục 2019: Nhà giáo là những người
làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục
khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà giáo giảng dạy tại các cơ sở
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi chung là
giáo viên.
Đội ngũ giáo viên mầm non: Theo Bùi Hiền (2001): Đội ngũ giáo viên
là tập hợp những người đảm nhận công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu
chuẩn đạo đức chuyên môn và nghiệp vụ quy định. Từ khái niệm về đội ngũ
giáo viên, cùng với Thông tư 52/2020/BGD-ĐT ngày 30/12/2020 qui định về
Điều lệ trường Mầm Non, có thể hiểu: Đội ngũ giáo viên mầm non là tập hợp
những người làm cơng tác ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở bậc mầm
non nhằm thực hiện các mục tiêu của bậc học mầm non. Đối tượng nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục là trẻ em trong độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi.
6
Với tư cách là nhà sư phạm, đội ngũ GVMN trực tiếp đóng góp trí tuệ
và sức lực nhằm giáo dục cho các cháu ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo phát triển
trí tuệ, hình thành nhân cách, đáp ứng đòi hỏi khách quan của xã hội trong
việc chăm lo cho thế hệ trẻ. Lao động của đội ngũ giáo viên là lao động tri
óc, lao động khoa học, lao động đặc thù nhằm tạo ra sản phẩm đặc biệt là
con người có ý thức, có tình cảm, có tinh thần trách nhiệm trước cộng đồng,
xã hội.
Bên cạnh số lượng, cơ cấu, phẩm chất nhân cách nói chung của đội ngũ
GVMN được thể hiện thơng qua phẩm chất chính trị, thế giới quan khoa học,
niềm tin, lý tưởng và phẩm chất đạo đức cách mạng của mỗi giáo viên. Năng
lực nghề nghiệp của tập thể giáo viên trong nhà trường được biểu hiện thông
qua năng lực chuyên môn của từng giáo viên và thể hiện ở xu hướng sư phạm,
thái độ, trách nhiệm đối với hoạt động dạy học, sẵn sàng hiến dâng đời mình
cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng những nhân tài
tương lai cho đất nước.
Để có một đội ngũ GVMN với cơ cấu hợp lý về t̉i đời, có phẩm chất
nhân cách tốt, có thâm niên nghề nghiệp, kinh nghiệm giảng dạy, trình độ học
vấn cao thì cơng tác nâng cao chất lượng phải có những nội dung, biện pháp
và hình thức thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương.
1.1.1.2. Khái niệm chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
Chất lượng là một thuật ngữ đã được tồn tại từ lâu trong lịch sử. Thuật
ngữ “chất lượng” phản ánh thuộc tính đặc trưng về giá trị, bản chất của sự vật,
tạo nên sự khác biệt về chất giữa sự vật này với sự vật khác. Theo quan điểm
triết học, chất lượng là kết quả của quá trình tích lũy về lượng tạo nên những
bước nhảy vọt về chất của sự vật và hiện tượng. Theo Từ điển tiếng Việt
(2000) định nghĩa: Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con
người, một sự vật, sự việc. Tuy nhiên dù tiếp cận theo cách nào, khái niệm
“chất lượng” cũng phải đảm bảo: Phù hợp với tiêu chuẩn đã được công bố,
7
phù hợp với những đòi hỏi của người sử dụng, sự kết hợp cả tiêu chuẩn và đòi
hỏi của người tiêu dùng.
Chất lượng nguồn nhân lực được hiểu là “trạng thái nhất định của
nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bên trong của
nguồn nhân lực”. Như vậy, chất lượng của nguồn nhân lực có thể được hiểu là
tởng hợp những phẩm chất nhất định về sức khỏe, trí tuệ khoa học, chun
mơn nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, ý chí, niềm tin, năng lực; ln gắn bó
với tập thể, với cộng đồng và tham gia một cách tích cực vào q trình CNH,
HĐH đất nước.
Chất lượng đội ngũ GVMN không phải là những con số đơn thuần
cộng lại các yếu tố về số lượng, cơ cấu trong đội ngũ và phẩm chất nhân cách,
năng lực chuyên môn sư phạm của từng giáo viên mà là tổng hợp các yếu tố
về số lượng, cơ cấu độ tuổi, chuyên môn, phẩm chất, năng lực sư phạm của cả
tập thể giáo viên.
Chất lượng đội ngũ GVMN được biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo
đức nghề nghiệp, động cơ công tác, năng lực chuyên môn (mức độ nắm kiến
thức, khả năng vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm) của mỗi giáo viên
vào giảng dạy, chăm sóc các cháu học sinh nhằm thực hiện đúng mục tiêu,
yêu cầu giảng dạy, giáo dục của nhà trường.
Chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, GVMN nói riêng được hình
thành, phát triển, hồn thiện thơng qua học tập, rèn luyện và công tác chuyên
môn. Do vậy, khi xem xét, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên phải tiến
hành một cách toàn diện, từ những yếu tố đầu vào, những yếu tố của quá trình
đào tạo, yếu tố đầu ra và thực tiễn công tác của đội ngũ giáo viên.
Từ những yếu tố, đặc điểm nêu trên, có thể khái niệm: Chất lượng đội
ngũ GVMN là tổng hợp của yếu tớ sớ lượng, cơ cấu, phẩm chất chính trị,
phẩm chất nhân cách, năng lực chun mơn được hình thành, phát triển,
hồn thiện trong cơng tác và được phản ánh thông qua kết quả thực hiện
nhiệm vụ.
8
1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ, phân loại đội ngũ giáo viên mầm non
1.1.2.1. Vai trò của đội ngũ giáo viên mầm non
Giáo viên mầm non có vị trí, vai trị quan trọng trong xã hội cũng như
trong hệ thống giáo dục quốc gia. GVMN là những người mang sứ mệnh cao
cả, đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đưa các bạn nhỏ làm quen, tiếp
cận với kiến thức xã hội bên ngoài. Giáo viên mầm non sẽ giúp cho những
“đứa trẻ” có thể hình thành nên phẩm chất, thế giới quan và kích thích sự
niềm đam mê học tập.
Giáo viên mầm non không chỉ là người chăm lo, dạy dỗ cho các cháu
nhỏ, mà còn là những người đặt nền móng đầu tiên cho bước đường trưởng
thành của một đứa trẻ. Bên cạnh bố mẹ thì GVMN là người để trẻ có thể tin
tưởng, có cảm giác được quan tâm bảo vệ. Không chỉ vậy, các cô là người
dạy trẻ những bài học “vỡ lòng” về cách cư xử lễ phép với người lớn, tôn
trọng mọi người xung quanh và phân biệt được điều tốt, xấu trong cuộc sống.
Một đứa trẻ non nớt sẽ được học những điều đốt đẹp đầu tiên và người xây
dựng nền móng cho những tâm hồn lương thiện ngồi cha mẹ thì khơng ai
khác chính là các cơ giáo mầm non - người mẹ hiền thứ 2 của các con.
Ngồi ra, vai trị của GVMN trong xã hội không chỉ là người dạy học,
chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho các bé mà cịn là người ươm mầm trí tuệ, khai
sáng tài năng. Qua những bài học trên lớp, qua những trò chơi và thời gian
gần gũi với các bé, đồng thời với khả năng khéo léo của mình các cơ sẽ dễ
dàng khám phá được tài năng của trẻ để từ đó giúp gia đình đưa ra những định
hướng tốt nhất cho tương lai của con em họ.
Giáo dục luôn thay đổi nhằm phục vụ sự phát triển của đất nước, do đó
vai trị của người giáo viên cũng phải thay đởi theo sự phát triển của khoa học
kỹ thuật hiện đại, chính vì vậy ngồi kiến thức, GVMN cịn phải có năng lực
sư phạm, đàn, hát, kể chuyện, giao tiếp, làm đồ chơi…; biết thu thập và xử lý
thông tin để tự biến đởi mình thích ứng với sự đởi mới.
9
1.1.2.2. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non
Trẻ mầm non là đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ và giáo dục một
cách phù hợp với chương trình giáo dục mầm non. Nhiệm vụ của giáo viên
mầm non được quy định cụ thể tại Điều 27 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT
ngày 31/12/2020 Ban hành Điều lệ trường mầm non quy định nhiệm vụ của
giáo viên như sau:
(1) Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong
thời gian trẻ em ở nhà trường.
(2) Thực hiện công tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo
chương trình giáo dục mầm non.
(3) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử cơng bằng
và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của
trẻ em; đồn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo
viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.
(4) Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha
mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục
tiêu giáo dục trẻ em.
(5) Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ em.
(6) Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của
pháp luật.
1.1.2.3. Phân loại giáo viên mầm non
Theo quy định tại Điều 3, 4, 5 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT ngày
02/2/2021 quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm,
xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập
được phân thành 3 hạng chức danh nghề nghiệp. Mỗi chức danh nghề nghiệp
sẽ có nhiệm vụ, tiêu chuẩn cụ thể được quy định tại thông tư này. Các loại
chức danh nghề nghiệp của GVMN gồm:
10
- Giáo viên hạng III - Mã số V07.02.26:
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
GVMN hạng III (đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng vào giáo
viên mầm non hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ
ngày được tuyển dụng).
- Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25:
+ Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp
cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục
trở lên;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo
viên mầm non hạng II.
- Giáo viên mầm non hạng I - Mã số V.07.02.24:
+ Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp
cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục
trở lên;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo
viên mầm non hạng I.
1.1.3. Đặc điểm của đội ngũ giáo viên mầm non
Mỗi nghề nghiệp có những đặc điểm khác nhau. GVMN khơng đơn
giản là chăm sóc trẻ trong lớp học, mà ngày nay vai trò của các cơ ngày càng
được nâng cao. Các cơ cịn có vai trò hỗ trợ các bé về mặt nhận thức và tư
duy, đồng thời đánh giá tiềm năng phát triển của trẻ. Vì vậy để có thể hồn
thành tốt nhiệm vụ giáo dục và chăm sóc trẻ, đội ngũ GVMN, bên cạnh
những đặc điểm chung của giáo viên thì GVMN có tính đặc thù, đó là:
- Thứ nhất, đặc điểm lao động của GVMN luôn thể hiện ba chức năng
là chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ thơ, lấy quan hệ tình cảm yêu thương mẹ con làm yếu tố quyết định. Vì thế lịng u trẻ là phẩm chất số một trong nhân
11
cách một GVMN. Trong cơng tác ln hết lịng u thương, tôn trọng trẻ, là
tấm gương hàng ngày đối với chúng, thiết tha, hứng thú với nghề nghiệp. Yêu
quý trẻ nhỏ là yếu tố cốt lõi mà một GVMN cần có. Bởi nếu khơng có tình
u thương thì các cơ rất khó vượt qua những áp lực của cơng việc. Bởi mỗi
trẻ có tính cách và nhu cầu riêng. Khi trẻ cịn nhỏ và chưa có khả năng nhận
thức rõ ràng, trẻ thường hoạt động và có những địi hỏi theo bản năng. Vì vậy
giáo viên cần linh hoạt trong cách đối xử với từng trẻ nhằm giúp các bé hịa
nhập với mơi trường lớp học dễ dàng hơn;
- Thứ hai, kiên nhẫn là một đức tính cần được rèn luyện, GVMN có
tấm lịng nhân hậu, vị tha, cơng bằng, tế nhị và chu đáo với trẻ. Có ý chí cao,
tính tình cởi mở, cứng rắn nhưng lại kiên nhẫn và biết tự kiềm chế. GVMN
phải có khả năng kiềm chế cảm xúc tốt, mỗi giai đoạn của trẻ đều khiến phát
sinh các vấn đề khác nhau mà các cô cần phải hiểu để có những phương pháp
cụ thể. Bởi trẻ lúc này rất hiếu động, chưa có khả năng điều chỉnh cảm xúc
cũng như ngơn ngữ cịn hạn chế, các GVMN sẽ là những người phải học cách
thấu hiểu trẻ để giúp trẻ từng bước nhận thức tốt hơn;
- Thứ ba, giáo viên mầm non góp phần mang thêm tình yêu thương và
giúp trẻ phát triển cả về mặt thể chất và tinh thần. GVMN hiện trung bình làm
việc 12 tiếng mỗi ngày, không kể thời gian soạn giáo án buổi tối ở nhà, làm
đồ chơi vào các ngày nghỉ trong khi trẻ là đối tượng rất đặc thù chưa ý thức
được hành vi nên rất hay nghịch ngợm, tranh giành nhau. Việc thiếu nhận
thức, sự hiếu động và tị mị cao khiến trẻ ln trong tình trạng có thể gặp
nguy hiểm bất kỳ lúc nào. Bởi vậy mà giáo viên thường không thể rời mắt
khỏi bất kỳ hành động nào của trẻ, với trách nhiệm của mình. Cơng việc của
GVMN hết sức vất vả và đối mặt với nhiều rủi ro trong khi đồng lương eo
hẹp, cần có những chính sách đãi ngộ tốt hơn cho giáo viên, giúp giáo viên
yên tâm công tác nghề;
- Thứ tư, giáo viên mầm non cần có kiến thức và những kỹ năng cần
thiết, có năng lực sư phạm riêng biệt như múa, hát, đọc, kể chuyện diễn