Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu đặc điểm phân bố, tái sinh và kỹ thuật nhân giống loài sói rừng (sarcandra glabra (thunb ) nakai) tại vườn quốc gia bidoup núi bà, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.07 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ KHẮC ĐẠO

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, TÁI SINH
VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LỒI SĨI RỪNG
(Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai) TẠI VƯỜN QUỐC GIA
BIDOUP – NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. TRẦN NGỌC HẢI
2. TS. PHÙNG THỊ TUYẾN

Hà Nội, 2023


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tư do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,


kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Khắc Đạo


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tác giả đã
nhận được sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước tiên, tác giả xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến q
thầy, cơ giáo đã giảng dạy trong chương trình học tập của lớp cao học Quản
lý tài nguyên rừng khoá 28, quý thầy, cô công tác tại khoa Đào tạo sau đại
học và quý thầy, cô công tác tại Trường Đại học Lâm nghiệp.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các bạn đồng
nghiệp đang công tác tại VQG Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều
kiện về thời gian và giúp đỡ tác giả cả về vật chất, tinh thần trong quá trình
thực hiện luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ths. Trương Quang
Cường, Ths Lê Hồng Én đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc định danh thực vật.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Trần Ngọc
Hải và TS. Phùng Thị Tuyến đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tác
giả hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dầu đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn này sẽ
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của
q thầy, cơ và các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2023
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Lê Khắc Đạo


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................... vii
DANH LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3
1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 4
1.2.1. Phân loại, đặc điểm sinh thái ........................................................... 4
1.2.2. Phân bố ............................................................................................. 4
1.2.3. Khai thác sử dụng và trồng thử nghiệm ........................................... 4
1.2.4. Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................ 6
1.2.5. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội VQG Bidoup – Núi Bà ............ 9
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 12
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 12
2.1.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................... 12
2.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................ 12
2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 12
2.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 12
2.3.1. Phạm vi về nội dung ....................................................................... 12
2.3.2. Phạm vi về không gian.................................................................... 13
2.3.3. Phạm vi về thời gian ....................................................................... 13

2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 13


iv
2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 13
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 13
2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 18
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 20
3.1. Đặc điểm hình thái lồi, phân bố và đặc điểm về sinh cảnh nơi có Sói
rừng tại VQG BDNB ................................................................................... 20
3.1.1. Đặc điểm về hình thái lồi Sói rừng tại VQG BDNB ..................... 20
3.1.2. Đặc điểm về phân bố ...................................................................... 22
3.1.3. Sinh khối cây Sói rừng tại Khu vực nghiên cứu ............................. 28
3.2. Tình hình khai thác, sử dụng Sói rừng tại VQG BDNB ....................... 29
3.3. Kết quả về thử nghiệm nhân giống Sói rừng tại VQG BDNB ............. 30
3.3.1. Thử nghiệm nhân giống bằng gieo hạt ........................................... 30
3.3.2. Thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp tách hom gốc ............ 33
3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững Sói rừng tại
VQG BDNB ................................................................................................. 38
3.4.1. Nhóm các giải pháp kỹ thuật .......................................................... 38
3.4.2. Nhóm các giải pháp về quản lý, hành chính .................................. 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
[1]
Blt

Cb
Clm
Cmbd
Cmvn
Cn
Cn
Cng
Codc
Ct
Cx
D3c
Dm
DNA
Dnb
EA
G
G%
Gdbd
Gm
Gvn
Hq
Ht
ITB
IUCN
IV%
Kth
Lk
Mo

Nội dung

Thứ tự của tài liệu tham khảo
Bời lời thorel
Chẹo bông
Côm lá mỏng
Cáp mộc Bidoup
Cáp mộc Việt Nam
Cơm nguội
Cơm nến
Cứt ngựa
Cà ổi đấu chẻ
Cơm tầng
Chị xót
Dẻ 3 cạnh
Dun mộc
Phân tử mang thơng tin di truyền
Dung Nam Bộ
Ethyl Acetate
Tổng tiết diện ngang
Tỷ lệ % về tiết diện ngang
Gò đồng Bidoup
Giác mộc
Giổi vân nam
Hồng quang
Hồng tùng
Viện Sinh học Nhiệt đới
Liên Minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài ngun
Thiên nhiên
Chỉ số quan trọng
Kha thụ nhím
Lồi khác

Mỡ


vi

Ký hiệu
N
N%
OTC
PCA
QLBVR
Sdn
SGE
St
T2ld
Tn
Ttr
VQG
VQG BDNB

Nội dung
Mật độ
Tỷ lệ % về mật độ
Ô tiêu chuẩn
Phép phân tích thành phần chính
Quản lý bảo vệ rừng
Súm đồng nai
Dẫn suất chiết từ Sói rừng
Sơn trà
Thơng 2 lá dẹt

Tai nghé
Trâm trắng
Vườn Quốc gia
Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà


vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm nhân giống hữu tính lồi Sối rừng .................... 16
Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm nhân giống lồi Sối rừng bằng tách hom gốc ... 17
Bảng 3.1. Tổng hợp mật độ cây gỗ khu vực phân bố của cây Sói rừng ......... 22
Bảng 3.2. Cấu trúc tổ thành thảm thực vật nơi có phân bố cây Sói rừng khu
vực Klongklanh ............................................................................................... 23
Bảng 3.3. Cấu trúc tổ thành thảm thực vật nơi có phân bố cây Sói rừng khu
vực Giang Ly ................................................................................................... 24
Bảng 3.4. Cấu trúc tổ thành thảm thực vật nơi có phân bố cây Sói rừng khu
vực Hịn Giao .................................................................................................. 24
Bảng 3.5. Tổng hợp mật độ cây Sói rừng tái sinh tại khu vực điều tra .......... 26
Bảng 3.6. Kết quả phân tích đặc điểm đất đai tại khu vực nghiên cứu .......... 27
Bảng 3.7. Kết quả đo đếm sinh khối cây Sói rừng tại các điểm khảo sát ....... 28
Bảng 3.8. Hiểu biết về cơng dụng của Sói rừng tại khu vực nghiên cứu ....... 30
Bảng 3.9. Kết quả thử nghiệm nhân giống bằng gieo hạt ............................... 30
Bảng 3.10. Thí nghiệm nhân giống bằng phương pháp tách hom gốc ........... 33


viii
DANH LỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Cây Sói rừng tại Hịn Giao .............................................................. 20
Hình 3.2. Thu thập dữ liệu tầng cây cao tại Giang Ly .................................... 26
Hình 3.3. Hình cây Sói rừng tại Giang Ly ...................................................... 26

Hình 3.4. Thu mẫu đất phân tích ..................................................................... 28
Hình 3.5. Quả Sói rừng thu hái cho nhân giống ............................................. 31
Hình 3.6. Hại Sói rừng sau khi sơ chế ............................................................ 32
Hình 3.7. Hại Sói rừng nảy mầm sau 25 ngày tại cơng thức HA03 ............... 32
Hình 3.8. Cây mầm sau 1,5 tháng ................................................................... 33
Hình 3.9. Hom gốc sử dụng cho thí nghiệm .................................................. 34
Hình 3.10. Hom gốc được thử nghiệm trên giá thể cát ................................... 35
Hình 3.11. Cây con được tách từ hom gốc và cấy vào bầu sau 3 tháng ......... 35


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (VQG BDNB) nằm trên địa bàn
huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng – vùng lõi của Khu
dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang – có một vị trí địa lý sinh học hết sức
quan trọng. Đây là khu vực chuyển tiếp giữa 3 vùng sinh thái Lâm nghiệp là
Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Hơn nữa, VQG
BDNB còn là khu vực chuyển tiếp giữa vùng thấp ven biển với vùng cao
nguyên, điều này đã tạo cho nơi đây những giá trị đa dạng sinh học đặc
trưng, đại diện cho vùng núi cao nguyên với những kiểu rừng cây lá kim,
rừng hỗn giao cây lá rộng cây lá kim, rừng kín thường xanh chủ yếu cây lá
rộng,... và là một hành lang sinh học cho sự phát triển của các loài động,
thực vật từ vùng núi thấp lên vùng núi trung bình. Vườn được đánh giá là
một trong bốn trung tâm Đa dạng sinh học của Việt Nam. Kết quả tổng hợp
các báo cáo khảo sát đa dạng sinh học và nghiên cứu về đa dạng sinh học
năm 2021, đã ghi nhận khu hệ thực vật có mạch của VQG này lên con số
2.089 loài trên tổng số khoảng 13.000 loài của khu hệ thực vật Việt Nam
thuộc 829 chi, 186 họ khác nhau.
VQG BDNB đặc biệt có nhiều lồi dược liệu có giá trị dưới tán rừng,
trong đó có lồi Sói rừng (Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai), đây là một

trong những tiềm năng phát triển dược liệu dưới tán rừng và cải thiện sinh kế
cho cộng đồng dân cư sống gần rừng. Sói rừng có nhiều cơng dụng như kháng
khuẩn tiêu viêm, khu phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống, chủ trị viêm phổi,
viêm phế quản, viêm ruột thừa cấp tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, lỵ nhiễm
khuẩn, phong thấp đau nhức, địn ngã tổn thương, gãy xương,… Những năm
gần đây, do nhu cầu dược liệu tăng cao, Sói rừng đang bị khai thác quá mức
tại VQG BDNB, khiến cho quần thể bị suy giảm mạnh.


2

Việc xây dựng và áp dụng những giải pháp kỹ thuật lâm sinh cùng với
các giải pháp quản lý phù hợp để bảo vệ loài trong tự nhiên và gây trồng, phát
triển trồng dưới tán rừng là rất cấp thiết để bảo tồn lồi Sói rừng tại VQG
BDNB. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu đặc điểm phân bố, tái sinh và kỹ thuật nhân giống lồi Sói rừng
(Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai) tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà,
tỉnh Lâm Đồng” nhằm cung cấp các thông tin về đặc điểm phân bố, tái sinh
và thử nghiệm kỹ thuật nhân giống của lồi Sói rừng để từ đó đề xuất giải
pháp bảo tồn, phát triển bền vững loài dược liệu quý này.


3
Chương 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Sói rừng có tên gọi khác là Sói láng, Sói nhẵn, tên khoa học chính thức
là Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai, 1930, tên đồng danh là Bladhia glabra
Thunb. 1793; Chloranthus brachystachys Blume, 1829, thuộc họ Hoa sói
(Chloranthaceae). Hiện nay, ghi nhận có phân bố ở Đông Châu Á như: Trung

Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Lào, Cam Pu Chia,
Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Nghiên cứu của W.Y. LI và cộng sự (2006) [16] về dịch chiết từ cây
Sói rừng tại Trung Quốc đã khẳng định: Sói rừng là một loại dược thảo Trung
Quốc với đặc tính chống khối u, chống viêm, chống virus và tăng cường miễn
dịch đặc hiệu. Mặc dù cây Sói rừng đã được sử dụng trên lâm sàng để điều trị
nhiều loại bệnh, các thành phần hoạt tính sinh học phần lớn chưa được biết
đến và giá trị dược tính của nó được nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, đặc
tính chống khối u của dịch chiết từ Sói rừng bằng dung mơi ethyl acetate (EA)
được nghiên cứu bằng cách xác định chất ức chế tăng trưởng in vitro của nó
ảnh hưởng đến một nhóm các dòng tế bào ung thư ở người. Sự ức chế tăng
trưởng của chiết xuất EA đối với các dòng tế bào ung thư có tính chọn lọc,
phản ứng tốt nhất sau 48 giờ điều trị. Các nghiên cứu về lưu lượng tế bào
được minh chứng rằng chiết xuất có thể can thiệp vào q trình sao chép
DNA và do đó nó ức chế chu kỳ tế bào ở pha S (giai đoạn các nhiễm sắt thể
nhân đôi) trong các tế bào bạch cầu, tiếp theo bằng cách phân mảnh DNA và
mất đi sự bất đối xứng của Phospholipid trong màng sinh chất sau 72 giờ điều
trị. Tất cả những phát hiện này gợi ý rằng chiết xuất đã bắt đầu quá trình
Apoptosis để tiêu diệt tế bào bạch cầu. Kết quả từ nghiên cứu tiên phong này
giúp thiết lập một nền tảng khoa học cho nghiên cứu và phát triển trong tương
lai của các thành phần hoạt tính sinh học của chất EA từ cây Sói rừng là chất
chống ung thư hiệu quả.


4
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Phân loại, đặc điểm sinh thái
Tên lồi: Sói rừng có tên gọi khác là Sói láng, Sói nhẵn, tên thảo dược
liên quan: cửu tiết trà, quan âm trà, tiếp cốt mộc, cửu tiết phong, cửu tiết lan,
sơn hồ tiêu, cốt phong tiêu, tiếp cốt trà Tên khoa học Sarcandra glabra

(Thunb.) Nakai, 1930.
Họ Hoa sói (Chloranthaceae)
Đặc điểm nhận biết: Cây Sói rừng có chiều cao 1–2 mét, thân nhẵn, các
mấu hơi phồng. Nhánh cây trịn, khơng có lơng, với các lá mọc đối, phiến dài
hình bầu dục hay hình ngọn giáo, chiều dài 7–20 cm và rộng 2–8 cm với 5-7
cặp gân bên. Mép lá có răng cưa nhọn và thô, kèm với các tuyến. Cuống lá
dài 5–8 mm. Bơng kép, ít nhánh, nhánh ngắn với hoa nhỏ màu trắng khơng có
cuống và có một nhị. Bầu nhụy có hình trứng và khơng có vịi. Cây
ra quả mọng nhỏ, hình gần trịn đường kính 3–4 mm, khi chín có màu đỏ hay
đỏ gạch. Cây ra hoa vào tháng 6–7 và quả chín vào tháng 8–9.
1.2.2. Phân bố
Lồi sói rừng là lồi cây bụi thường xanh, có nguồn gốc ở vùng Đông
Nam Á. Hiện nay cây phân bố ở các Quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung
Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam và Malaysia, tại Việt Nam
cây có thể tìm thấy ở các khu vực Lạng Sơn, Bắc Thái, Hồ Bình, Hà
Tây đến Kon Tum, Lâm Ðồng, mọc hoang ở những vùng núi đất, bìa rừng
và ven đồi, ven suối.
1.2.3. Khai thác sử dụng và trồng thử nghiệm
- Khai thác sử dụng, nghiên cứu
Sói rừng khai thác sủ dụng chủ yếu lấy lá, rễ, hoa để làm thuốc vì Sói
rừng có cơng dụng chữa bệnh rất tốt trong Đông y như: Hoạt huyết giảm đau,
khư phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Trong dân gian, rễ cây được ngâm
rượu, uống chữa đau tức ngực. Lá được sắc uống trị bệnh lao, hoặc giã đắp


5
chữa rắn cắn, ngâm rượu xoa bóp chữa vết thương, mụn nhọt, phong thấp, đau
nhức xương, tồn bộ cây sói rừng cũng được dùng để chữa bệnh động kinh. Ở
Trung Quốc, cây được dùng trị ung thư tuỵ, dạ dày, trực tràng, gan, cuống
họng, viêm não B truyền nhiễm, lỵ trực trùng, viêm ruột thừa cấp.

Năm 1970 tác giả Phạm Hồng Hộ là người đầu tiên mơ tả đặc điểm hình
thái cây Sói rừng, sau đó được nhắc lại vào năm 1991 và 1999. Theo tác giả, hoa
Sói rừng dùng ướp trà, lá có tác dụng phấn khích, trị dập gãy xương, kiết [9].
Đề tài của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng: “Nghiên cứu
ứng dụng Sói rừng để hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư”, thời gian thực
hiện từ 2010 đến 2013. Kết quả nghiên cứu đã xác định được cấu trúc hóa học
của 3 hợp chất trong cây Sói rừng, đó là: Chloranoside A, tertorigenin 7glucoside và 1β; 3β-Dihydroxylup-20(29)-en. Đề tài cũng kết luận Sói rừng
có tác dụng ức chế sự phát triển khối u ở 70% chuột tại liều điều trị 20g/kg
thể trọng và 50 % ở liều điều trị 10g/kg thể trọng và có tác dụng gây kìm hãm
tăng trưởng khối u và suy giảm thể tích khối u trên 42% chuột ở liều điều trị
20g/kg thể trọng và 50% ở liều điều trị 10g/kg thể trọng.
Bùi Văn Trọng và cộng sự (2014) đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số
chất điều hịa sinh trưởng tới sự hình thành rễ của hom cây Sói rừng đã khẳng
định sử dụng NAA ở 1% cho kết quả giâm hom Sói rừng tốt nhất, đạt 86,67%
hom sống và ra rễ, số lượng rễ trung bình là 5,08 rễ/hom, chiều dài rễ trung
bình là 3,68 cm [2].
Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và
ni trồng cây Sói rừng là dược liệu tại tỉnh Lâm Đồng.
Tại Vườn Quốc gia Bidoup- Núi Bà theo kết quả khảo sát và bổ sung
của Trung tâm đa dạng sinh học và Phát triển (CBD) được thực hiện vào năm
2010 thì số lượng lồi được ghi nhận tại đây sau khi cập nhật đã lên đến 1.922
lồi, thuộc 826 chi và 179 họ. Trong đó lồi Sói rừng đang được nhân giống
bằng các biện pháp giâm hom. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi sẽ thử nghiệm


6
tiếp các phương pháp nhân giống như: Gieo hạt và tách hom gốc để cung cấp
thêm các phương pháp nhân giống cho đối tượng nghiên cứu.
1.2.4. Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
VQG Bidoup - Núi Bà nằm trên địa giới hành chính 2 huyện Lạc

Dương và Đam Rơng.
*Tổng diện tích tự nhiên 70.038,745 ha gồm: Phần diện tích đất lâm
nghiệp: 69.322,065 ha (đất có rừng: 65.994,065 ha,đất chưa có rừng: 3.328
ha); Phần diện tích đất khác: 716,68 ha.
* Diện tích các phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
33.582 ha; Phân khu phục hồi sinh thái: 22.854 ha; Phân khu Hành chính Dịch vụ: 8.707,47 ha; VQG Bidoup – Núi Bà còn được giao quản lý thêm
3.991,275ha do Ban quản lý Đankia - Đà Lạt chuyển sang từ ngày 01/4/2011.
* Diện tích vùng đệm: 39.387 ha.
*Vị trí địa lý, hành chính
VQG Bidoup - Núi Bà có tọa độ địa lý:
Từ 12000’04” đến 12052’00” vĩ độ Bắc. Từ 108017’00” đến
108042’00” kinh độ Đơng.
Ranh giới phía Bắc trùng với ranh giới giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Đắk
Lắk; ranh giới phía Đơng trùng với ranh giới hai tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận
và Khánh Hòa; ranh giới phía Tây giáp xã Đưng Knớ thuộc huyện Đam
Rơng; Phía Nam giáp các xã Lát, xã Dạ Sa, xã Đạ Chais (huyện Lạc Dương).
VQG cách thành phố Đà Lạt về phía Bắc 20 km theo đường liên tỉnh 723.
*Địa hình
Trải rộng tồn bộ trên địa hình vùng núi trung bình và núi cao của cao
nguyên Đà Lạt, thuộc phần cuối dãy Trường Sơn Nam trên khu vực có độ cao
biến động từ 700m tới trên 2.200m, độ cao trung bình 1.500m -1.800m, VQG
Bidoup-Núi Bà có địa hình chia cắt phức tạp với nhiều đỉnh núi cao như Hòn
Giao (2.060m), Lang Biang (2.167m), Chư Yên Du (2.051m), Cổng Trời


7
(1.882m),… Đặc biệt, trong đó có đỉnh Bidoup (2.287m) là điểm cao nhất
trong VQG, đồng thời cũng là một trong mười đỉnh núi cao nhất Việt
Nam.Yếu tố địa hình góp phần tạo ra những phong cảnh hấp dẫn đối với hoạt
động du lịch ở khu vực VQG Bidoup - Núi Bà.

*Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: Tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng
Đơng Nam Bộ và Tây Nguyên, nhưng do các yếu tố vị trí địa lý và địa hình
chi phối nên khu vực VQG Bidoup-Núi Bà có chế độ khí hậu mang tính chất
á nhiệt đới. Do tác động của độ cao nên nền nhiệt độ thấp, dao động từ
16,50C - 20,50C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tới -10C, quanh năm mát, ẩm.
Đây là khu vực có nền nhiệt rất thích hợp cho nghỉ mát, nghỉ dưỡng.Số giờ
nắng lớn, tập trung theo mùa là cơ sở thuận lợi cho việc quan sát vẻ đẹp của
phong cảnh tự nhiên trong khu vực nghiên cứu.
- Thủy văn: VQG Bidoup - Núi Bà là thượng nguồn của một số hệ
thống sông lớn, gồm: Sông Đa Dung (Đạ Đờng): Bắt nguồn gần đỉnh núi Chư
Yan Kao (2.006m) thuộc xã Đạ Long (huyện Lạc Dương); Sông Đa Nhim:
Bắt nguồn ở phía Bắc núi Gia Rích (1.923m) thuộc xã Đạ Chais (Lạc Dương).
Sông Đa Nhim đổ vào hồ Đơn Dương; Sông Krong No nằm giữa tỉnh Đăk
Lăk và tỉnh Lâm Đồng.
Mạng lưới sông suối trong vùng đã tạo nên sự chia cắt của địa hình, hình
thành những thác nước, hẽm vực, tạo nên điều kiện rất thuận lợi cho phát triển
các loại hình du lịch tham quan thắng cảnh thác, du lịch thể thao mạo hiểm,…
* Hiện trạng tài nguyên rừng
Các hệ sinh thái điển hình: VQG Bidoup-Núi Bà có hệ sinh thái rừng
rất đa dạng, bao gồm:
(1) Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
Đây là kiểu rừng phổ biến của vùng núi Nam Trường Sơn; có diện tích
22.634 ha, chiếm 34,7% tổng diện tích VQG. Rừng phân bố từ độ cao 1000m
trở lên.


8
Kiểu phụ rừng rêu
Từ độ cao 1.900m trở lên, đỉnh Bidoup, Chư n Du và giơng núi Gia

Rích hình thành một kiểu phụ đặc biệt “kiểu phụ rừng rêu”.
Kiểu phụ rừng lùn
Kiểu rừng lùn chiếm một diện tích hẹp ở trên các đỉnh núi Gia rích, Hịn
Giao, Núi Bà, có độ cao từ 2.100 m trở lên, độ dốc lớn, đất bị bào mịn, có đá lộ
đầu và có gió mạnh.
(2) Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng lá kim ẩm á nhiệt đới
Trạng thái này này có diện tích 14.782 ha chiếm 22,7% tổng diện tích
VQG, xuất hiện ở độ cao trên 1.000 m trên các sườn dốc và phía Đơng núi
Gia Rích, Bidoup, Chư n Du và Cổng Trời.
(3) Rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp.
Rừng thông ở vùng Bidoup–Núi Bà chủ yếu là Thông ba lá (Pinus
kesiya), chúng chiếm ưu thế tuyệt đối, hình thành nên những cánh rừng độc
đáo nhất và rộng lớn nhất trong cả nước. Kiểu rừng này trong VQG có diện
tích là 20.580 ha, chiếm 31,6% diện tích tự nhiên.
(4) Rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng và rừng tre nứa thuần loài.
Trạng thái này chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ 1.427ha, chiếm 2,2%. Chúng
phân bố trên đỉnh núi ở gần trạm Giang Ly và dọc theo nhánh sông Krông Kno
và sông Đak Đom.
(5) Rừng trồng
Rừng trồng trong VQG có diện tích 1.697 ha, chiếm 2,9%, được trồng từ
chương trình phục hồi sinh thái với lồi cây chính là Thơng ba lá (Pinus
kesiya).
Các giá trị đa dạng sinh học: Theo tài liệu điều tra đa dạng sinh học VQG
Bidoup-Núi Bà được thực hiện trong Chương trình hỗ trợ đối tác ngành lâm
nghiệp do Quỹ Bảo tồn Việt Nam tháng 11 năm 2009. Tài nguyên đa dạng
sinh học của VQG Bidoup-Núi Bà bước đầu ghi nhận được: Hệ động, thực


9
vật ở VQG Bidoup - Núi Bà rất đa dạng, phong phú. Kết quả điều tra cho thấy

các loài thú gồm: 10 bộ, 24 họ, 75 loài, lớp chim gồm: 15 bộ, 43 họ và 220
lồi; có 76 lồi lưỡng cư và bị sát; 06 họ và 22 lồi cá; 145 lồi bướm thuộc
10 họ; Có 9 bộ, 43 họ, 71 giống cơn trùng thủy sinh; VQG Bidoup-Núi Bà có
1.561 lồi thực vật có mạch, thuộc 5 ngành, 161 họ và 681 chi,…
1.2.5. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội VQG Bidoup – Núi Bà
* Dân số, dân tộc, lao động
Dân số: VQG Bidoup – Núi Bà nằm trên địa bàn 5 xã và 1 thị trấn của
huyện Lạc Dương là: Xã Lát, Đưng Knớ, Đạ Sar, Đạ Chais, Đạ Nhim,Thị trấn
Lạc Dương và một phần nhỏ xã Đạ Tơng, Đạ Long- huyện Đam Rơng, tỉnh
Lâm Đồng. Tồn bộ các xã đều nằm ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn,
có diện tích lớn và dân cư thưa thớt.
Dân số của khu dân cư VQG Bidoup – Núi Bà được tổng hợp ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Dân số của khu dân cư VQG Bidoup – Núi Bà
STT

Tên của khu dân cư

Dân số ( ước tính )

1

Xã Đa Sar

3.731

2

Xã Đa Nhim

3.226


3

Xã Đa Chais

1.278

4

Xã Lát

4.025

5

Xã Đưng Knớ

1.503

6

TT Lạc Dương

5.040

7

Xã Đạ Tông

6.834


8

Xã Đạ long

3.500

Dân tộc: Trên địa bàn nghiên cứu thì dân tộc K’Ho (gồm bộ tộc người
Cill chủ yếu sống ở các xã: Đạ Chais, Đa Nhim, Đa Sar, Đưng K’nớ và bộ tộc
người Lạch chủ yếu ở xã Lát) là dân tộc bản địa lớn nhất với 2424 hộ, chiếm
87,23%, còn lại là 976 hộ dân tộc Kinh chiếm 12,77%.


10
Lao động: Nguồn lao động là khá lớn (có 8.900 lao động chiếm 62,49%
dân số đang trong tuổi lao động), trong đó, nam là 4.313 người và nữ là 4.587
người), số người ngoài độ tuổi lao động là 5.342 người chiếm 37,51%. Tuy
nhiên hầu hết lao động đều là lao động phổ thông chưa được đào tạo nghề,
công việc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đánh bắt cá, tham gia tổ giao
khốn BVR, làm th theo thời vụ.
Dân trí: Tính đến đầu năm 2011, tại 5 xã có tổng cộng 3.756 học sinh sinh viên, chiếm 26,37% tổng dân số, trong đó cấp 1 là 1.882 học sinh, chiếm
13,21% tổng dân số; cấp 2 là 1.236 học sinh chiếm 8,68% tổng dân số, cấp 3
là 480 học sinh chiếm 3,37% tổng dân số và số sinh viên đang theo học tại các
trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp là 158 người, chiếm
1,11% tổng dân số.
Giới: Phụ nữ chiếm 48,67 % tổng dân số của 5 xã. Phụ nữ người K’Ho
thường sinh rất nhiều con và làm chủ gia đình (theo chế độ mẫu hệ). Họ có
quyền kiểm sốt các nguồn lực của gia đình như đất đai, vật nuôi, tiền bạc. Họ
tham gia vào hầu hết các hoạt động kinh tế bao gồm cả các công việc nặng
nhọc cần nhiều cơ bắp như làm rẫy, lấy củi và họ cũng là người chăm lo con

cái, chăm lo bữa cơm trong gia đình. Trong gia đình, họ thường đóng vai trị
là chủ hộ, nhưng trên thực tế việc quyết định sử dụng mua bán tài sản trong
gia đình lại do người đàn ơng quyết định.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu nhập và tỷ lệ đói nghèo: Nguồn
thu nhập chính của các hộ trong vùng chủ yếu là từ Nông nghiệp (chiếm
khoảng 87% tổng thu nhập), trong đó Cà phê và Ngơ là 02 nguồn thu nhập
chính. Ngồi nguồn thu từ sản xuất nơng nghiệp, nguồn thu từ nhận khoán
bảo vệ rừng cũng là nguồn thu quan trọng của các hộ. Đối với các hộ được chi
trả dich vụ môi trường với mức 290.000 đồng/ha/năm, hàng quý có thể được
nhận tới 3 triệu đồng, thậm chí cịn cao hơn. Đối với các vùng không được chi
trả dịch vụ mơi trường thì ngồi tiền giao khốn bảo vệ rừng theo chính sách
cịn được hỗ trợ thêm 100.000 đồng/ha theo chương trình 30a.


11
Các giá trị văn hóa bản địa: Cộng đồng các dân tộc trên địa bàn chủ yếu
là cư dân bản địa (K’ Ho; …) với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng
cịn lưu giữ: Nghề thủ cơng truyền thống; Các nghi lễ nông nghiệp đặc trưng;
Hoạt động lễ hội đặc thù; Diễn xướng truyền khẩu và âm nhạc dân gian; Một
số nhạc cụ dân gian tiêu biểu. Đặc biệt là nghệ thuật cồng chiêng đã được tổ
chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Các di
tích lịch sử và cơng trình kiến trúc hiện được bảo tồn tại thành phố Đà Lạt và
vùng phụ cận sẽ là những sản phẩm du lịch đặc thù có thể liên kết khai thác
cùng với các tour du lịch tham quan VQG Bidoup - Núi Bà.



×