BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
ĐINH THỊ NGỌC ÁNH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC
LOÀI KIỀN KIỀN PHÚ QUỐC (HOPEA PIERREI HANCE)
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 8620211
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
NGƯT. PGS. TS. TRẦN NGỌC HẢI
Hà Nội, 2023
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu tránh nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN
Đinh Thị Ngọc Ánh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tác giả đã
nhận được sự động viên khích lệ và sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân.
Luận văn được hoàn thiện tại trường Đại học Lâm nghiệp. Nhân dịp
này tôi xin bày Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu,
Khoa Sau đại học cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và hết lịng giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Vườn Quốc gia Bạch
Mã đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và làm
luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn NGƯT. PGS.TS.Trần Ngọc Hải đã trực
tiếp hướng dẫn tơi thu thập số liệu và hồn thành luận văn. Xin cảm ơn Bộ Khoa
học Công nghệ, chủ trì đề tài và các thành viên nhiệm vụ quỹ gen cấp Quốc gia
về loài Kiền kiền phú quốc đã cho phép sử dụng một số dữ liệu của đề tài.
Sau cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã
luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian 2 năm học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện Luận văn, mặc dù tác giả đã cố gắng hết mình.
Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về thời gian cũng như kinh nghiệm
nghiên cứu nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp q báu của Q thầy, cơ giáo các Nhà
Khoa học học và bạn bè đông nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả
Đinh Thị Ngọc Ánh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 3
1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 3
1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, đặc điểm lâm học, giá trị nguồn
gen và đa đạng di truyền trong họ Dầu (Dipterocarpaceae) và chi
Hopea ........................................................................................................ 3
1.1.2. Nghiên cứu chọn giống, khảo nghiệm giống và bảo tồn gen loài
cây trong họ Dầu....................................................................................... 5
1.1.3. Nghiên cứu về trồng một số loài cây trong họ Dầu ........................ 7
1.2. Tại Việt Nam .......................................................................................... 8
1.2.1. Nghiên cứu về hình thái, phân loại các loài trong họ Dầu và loài
Kiền kiền phú quốc .................................................................................... 8
1.2.2. Đặc điểm lâm học, giá trị nguồn gen loài Kiền kiền phú quốc .... 11
1.2.3. Nghiên cứu về chọn giống và nhân giống..................................... 12
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 18
2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 18
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 18
2.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 18
2.3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 18
iv
2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 18
2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài Kiền kiền phú quốc tại Vườn
Quốc gia Bạch Mã .................................................................................. 19
2.4.2. Nghiên cứu Đặc điểm phân bố và cấu trúc từng nơi có Kiền kiền
phú quốc tại Vườn Quốc gia Bạch Mã ................................................... 19
2.4.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn phát triển bền vững loài Kiền kiền phú
quốc tại Vườn Quốc gia Bạch Mã .......................................................... 19
2.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 19
2.5.1. Phương pháp phỏng vấn ............................................................... 19
2.5.2. Phương pháp điều tra thực địa ..................................................... 20
2.5.3. Phương pháp nghiên cứu chọn cây trội dự tuyển ......................... 26
2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 28
2.5.5. Cách tiếp cận ................................................................................ 28
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................. 31
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 31
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 31
3.1.2. Đặc điểm địa hình ......................................................................... 31
3.1.3. Đặc điểm khí hậu .......................................................................... 32
3.1.4. Thuỷ văn ........................................................................................ 33
3.1.5. Đặc điểm cấu trúc quần thể thực vật Vườn Quốc gia Bạch Mã ... 33
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 35
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 36
4.1. Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học loài Kiền kiến Phú
Quốc tại Vườn Quốc gia Bạch Mã .............................................................. 36
4.2. Đặc điểm phân bố và cấu trúc rừng nơi có lồi Kiền kiền phú quốc tại
Vườn Quốc gia Bạch Mã ............................................................................ 39
4.2.1. Đặc điểm phân bố loài Kiền kiền phú quốc tại địa điểm nghiên
cứu ........................................................................................................... 39
v
4.2.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành nơi có Kiền kiền phú quốc phân bố tại
Vườn Quốc gia Bạch Mã......................................................................... 43
4.3. Chọn cây trội dự tuyển Kiền kiền phú quốc tại Vườn Quốc gia
Bạch Mã ............................................................................................ 57
4.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn loài Kiền kiền phú quốc tại Vườn Quốc Gia
Bạch Mã ...................................................................................................... 62
4.4.1 Bảo tồn tại chỗ ............................................................................... 62
4.4.2. Thử nghiệm nhân giống phục vụ phát triển nguồn gen ................ 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chí phân hạng lựa chọn cây dự tuyển ....................................... 27
Bảng 4.1: Kết quả điều tra phân bố loài Kiền kiền phú quốc theo tuyến ở
Vườn Quốc gia Bạch Mã ...................................................................................... 39
Bảng 4.2: Công thức tổ thành cây gỗ trên các ô điều tra .................................. 44
Bảng 4.3: Một số kết quả đặc trưng mẫu của các ô điều tra ............................. 46
Bảng 4.4: Mức độ ảnh hưởng của các loài đến lâm phần ................................. 50
Bảng 4.5: Nhóm lồi cây bạn của Kiền kiền phú quốc ..................................... 51
Bảng 4.6: Khoảng cách cây và diện tích dinh dưỡng của Kiền kiền phú quốc .. 52
Bảng 4.7: Kết quả các lồi cây tái sinh tham gia vào cơng thức tổ thành....... 53
Bảng 4.8: Mật độ cây tái sinh nơi có Kiền kiền phú quốc phân bố ................. 54
Bảng 4.9: Tái sinh Kiền kiền phú quốc dưới tán cây mẹ .................................. 55
Bảng 4.10: Tổng hợp thông tin về cây trội dự tuyển loài Kiền kiền phú quốc ở
Vườn Quốc gia Bạch Mã ...................................................................................... 57
Bảng 4.11: Kết quả cho điểm các cây trội dự tuyển .......................................... 60
Bảng 4.12: Tỷ lệ sống và sinh trưởng chiều cao (Hvn) tại vườn ươm ............ 65
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tiêu bản chuẩn cành, lá và quả Kiền kiền phú quốc hiện đang được
lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Luân Đôn .............................................. 12
Hình 1.2: Tiêu bản chuẩn lồi Kiền kiền phú quốc (Hopea pierrei Hance
No.1425) .......................................................................................................... 12
Hình 2.1: Học viên điều tra tuyến ................................................................... 30
Hình 2.2: Học viên lập ơ tiêu chuẩn................................................................ 30
Hình 4.1: Cây Kiền kiền phú quốc .................................................................. 36
Hình 4.2: Gỗ Kiền kiền phú quốc (tác giả và nhóm nghiên cứu) ................... 37
Hình 4.3: Hình thái lá (tác giả và nhóm nghiên cứu)...................................... 37
Hình 4.4: hình thái hoa (tác giả và nhóm nghiên cứu).................................... 38
Hình 4.5: hình thái quả (tác giả và nhóm nghiên cứu).................................... 38
Hình 4.6: Sơ đồ phân bố của cây trội Kiền kiền phú quốc dự tuyển tại Vườn
Quốc gia Bạch Mã ........................................................................................... 41
Hình 4.7: Phẫu diện đất (tác giả và nhóm nghiên cứu)................................... 43
Hình 4.8: Sơ đồ phân bố của cây trội Kiền kiền phú quốc dự tuyển tại Vườn
Quốc gia Bạch Mã ........................................................................................... 59
Hình 4.9: Một số hình ảnh cây trội dự tuyển tại địa bàn nghiên cứu ............. 61
Hình 4.10: Ảnh cây giống Kiền kiền phú quốc .............................................. 65
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiền kiền phú quốc (Hopea pierrei Hance) là Cây gỗ lớn thuộc họ Dầu
Dipterocarpaceae bộ Bông Malvales, mọc tự nhiên ở một số tỉnh miền Trung
và miền Nam như: Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk và Kiên Giang, trên thế giới Kiền
kiền phú quốc được phát hiện tại Thái Lan, Campuchia, Malaixia, Indonexia.
Cây mọc thành đám hay rải rác trong kiểu rừng kín, thường xanh, mưa mùa
nhiệt đới ẩm. Thường cùng mọc với Sao đen, Trám càna, Xoài rừng, Dầu rái...
Cây ưa đất đỏ vàng phát triển trên các loại đất axít và kiềm. Rất mẫn cảm với
chất độc hố học làm trụi lá cây, vì vậy rừng Kiền kiền phú quốc bị tàn phá
mạnh trong chiến tranh chống Mỹ. Cây cho nhiều quả, tái sinh bằng hạt tốt.
Kiền kiền phú quốc là cây cây có giá trị cao: Gỗ tốt, cứng, thớ mịn, rất bền
ngồi khơng khí, gỗ khơng bị mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền,
làm cột nhà, khung nhà, ván sàn, vỏ cây dùng làm vách nhà thay gỗ, rất bền.
Do gỗ có giá trị cao nên Kiền kiền phú quốc đang bị khai thác mạnh ở khắp
nơi. Việc dùng cây Kiền kiền phú quốc làm nọc tiêu (cây bám cho dây hồ tiêu)
ở Phú Quốc và Tây Nguyên cũng làm cho rừng Kiền kiền phú quốc bị chặt phá
rất mạnh.
Một số nghiên cứu đã ghi nhận hệ thực vật Vườn Quốc gia Bạch Mã
khá phong phú về thành phần loài và số lượng cá thể so với các nơi khác
trong khu vực Thừa Thiên - Huế. Với thảm thực vật rừng nguyên sinh nhiệt
đới chiếm tới 70% diện tích, được đặc trưng bởi hai kiểu rừng chính: Rừng
kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới thường phân bố ở độ cao trên 900m và
rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới thường phân bố ở độ cao dưới
900m. Các loài thực vật ưu thế của rừng nguyên sinh thuộc họ Dẻ
(Fagaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Chè (Theaceae)... Đáng chú ý là thực
vật ở đây có sự pha trộn thành phần giữa các lồi lá kim và lá rộng, đồng thời
có sự giao lưu của các lồi phân bố ở phía bắc và phía nam. Trong vùng còn
2
có nhiều cây gỗ lớn như Kiền kiền phú quốc với đường kính 0,60 - 0,90m, tạo
tán che kín, đặc trưng cho rừng mưa ẩm nhiệt đới. Thảm thực vật rừng thứ
sinh hầu hết là các cây gỗ nhỏ, cây bụi, dây leo và thảm cỏ, quyết, sim, mua...
Mặc dù vậy, độ che phủ của rừng tái sinh khá cao, nhiều cây gỗ đã vượt lên
và khá lớn (trung bình có đường kính 10 - 30 cm). Nằm trong hệ thống rừng
đặc dụng, Vườn Quốc gia Bạch Mã cũng đang chú ý đến vấn đề bảo vệ và
phát triển tài nguyên rừng, ước tính thảm thực vật tái sinh được phục hồi
trong vòng 20-30 năm trở lại đây. Để quản lý, bảo về và phát triển tài nguyên
rừng trong đó có lồi Kiền kiền phú quốc có hiệu quả cần có nghiên cứu, đánh
giá tài nguyên rừng một cách có hệ thống. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên
cứu chưa nhiềumcho một loài cụ thể. Tại Vườn Quốc gia Bạch Mã nói riêng
Kiền kiền phú quốc vẫn là một trong những đối tượng nghiên cứu cịn khá
mới. Các thơng tin nghiên cứu cịn ít, mới chỉ có một số ít tài liệu sơ lược về
đặc điểm hình thái, sinh học và phân bố và đề xuất giải pháp cho bảo tồn và
phát triển nguồn gen loài cây quý, hiếm.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm
học loài Kiền kiền phú quốc (Hopea pierrei Hance) tại Vườn Quốc gia
Bạch Mã” nhằm góp phần bổ sung và hoàn thiện thêm những cơ sở khoa học
về loài Kiền kiền phú quốc, đây cũng là cơ sở để đề xuất các giải pháp bảo
tồn và phát triển loài này tại khu vực nghiên cứu.
3
Chương 1.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, đặc điểm lâm học, giá trị nguồn
gen và đa đạng di truyền trong họ Dầu (Dipterocarpaceae) và chi Hopea
Symington (1943) trong tài liệu “Forester’s Manual of Dipterocarps” ở
Malaysia có 168 lồi và nhiều hình vẽ với khóa phân loại chia thành 13 nhóm
dựa vào lá, quả, lá kèm, thân và vỏ.
Theo Roy end Nha (1965) các lồi cây họ Dầu có hai số thể nhiễm sắc
cơ bản, đó là n=11 với 2n=22, như Dầu nước (Dipteracarpus alatus) và Sến
mú (Shorea robusta), Sao đen (Hopea adorate) có n=4; 2n=14
De Candolle (1968) nhấn mạnh tầm quan trọng của một số nhị và vị trí
của chúng đối với cánh hoa để phân loại các chi trong họ Dầu.
Một số nghiên cứu về các loài cây họ Dầu ở châu Á như sau: Woon and
Keng (1979) đã mơ tả hình thái nhị của 42 lồi của 13 chi trong họ Dầu ở
Châu Á cho thấy hình dáng và kích thước của các đặc điểm này rất đặc trưng
và có giá trị trong phân loại. Theo Kostermans (1985) các loài cây trong họ
Dầu ở Châu Á thường có 15 nhị xếp thành 2 vịng, 5 nhị vịng trong và 10
nhin ở vịng ngồi. Ashton(1982) đã hồn thành việc nhận xét các loại cây họ
Dầu ở vùng Malesia (bán đảo Malaysia, Java, Sumatra, Sulawasi và
Philippin) ở vùng này có tới 10 chi và 268 lồi, trong đó chi Kiền kiền phú
quốc (Hopea) có tới 84 lồi và được chia thành 2 nhóm phụ là Hopea và
Dryobalanoides.
Cheng – Chiu (1987) ở Trung Quốc có 5 chi với 9 lồi và 2 lồi phụ.
Trong đó chi Hipea có H.chinensis, H. hainamensis, H. mollissima, H.Jianshu
(theo Cheng – Chiu), tên đồng nghĩa là Sao mạng (H.reticulata).
Smitinans et al. (1990) trong cơng trình “Flore du Cambodge du Laos
et du Vietnam” cho biết vùng Đơng Dương có 48 lồi của 6 chi thuộc họ Dầu.
4
Theo Rojo (1994) tại Philippin có 39 lồi trong đó có 22 lồi đặc hữu,
chi Hopea có 10 lồi và chỉ có 1 lồi đặc hữu.
Maruury –Lecon & Curtet (1998) cho rằng phân họ Dầu
(Dipterocarpoideae) là thuần nhất Châu Á, trong khi họ Dầu có 3 phân họ là
Dipterocarpoideae ở Châu Á, Pakaraimaeoideae ở Nam Mỹ và Monooideae ở
Châu Phi và Nam Mỹ. Trong đó Malaysia có 465 lồi và 10 chi; vùng Đơng
Nam Á có 76 lồi và 8 chi; vùng Nam Á có 58 lồi và 9 chi; Trung Quốc có
24 lồi thuộc 5 chi, Châu Phi + Madagaxca 49 lồi thuộc 3 chi và Nam Mỹ có
1 loài, 1 chi.
Theo Rojo (1994) và Maury – Lecon & Curtet (1988) mô tả cây họ Dầu
(Dipterocarpaceae) Châu Á là cây có nhựa, kích thước từ nhỏ đến lớn,
thường có bạnh vè. Lá đơn mọc cách và có lá kèm phát triển để bảo vệ chồi.
Hoa tự chùm viên chùy, cành đài phát triển thành cành quả, bao phấn thường
có hai túi phấn. Đặc trưng giải phẫu là sự có mặt của ống nhựa trong các tia
gỗ xếp theo nhiều hàng. Các đặc điểm hình thái và giải phẫu có liên quan đến
chức năng sinh học và các chức năng này lại gắn với quần xã sinh vật và các
đặc điểm môi trường khi hậu mà chúng chịu ảnh hưởng đến thụ phấn của hoa,
phát tán của quả và sự sống sót của hạt.
Nghiên cứu về đa dạng di truyền: Một số nhà khoa học đã sử dụng
đồng men (Isoenzyme) và các chỉ thị phân tử khác để đánh giá đa dạng di
truyền của từng loài cây họ Dầu riêng biệt, làm cơ sở cho bảo tồn và chọn lọc
tiếp theo. Murawski & Bawa (1994) dựa vào quần thể tự nhiên và 9 locus
đồng men allozyme đã cho thấy là lồi cây họ Dầu đặc hữa của Sri Lanca cí
tên khoa học là Stemaonoporus oblongifolius hiện day trì mực độ đa dạng di
truyển cao bên trong quần thể (Ac=1,67; P= 91,7; He = 0,282). Theo nghiên
cứu của Lê et al. (2000) cho loài Shorea leposule dựa trên 8 quần thể tự nhiên
có phân bố khắp Malaysia và 9 locus đồng men cũng cho thất lồi có mức độ
đa dạng di truyển đặt biệt cao (Aa=2,6; Ac=1,79; He= 0,369)
5
Lee et al. (2001) đã so sánh hai loại chỉ thị RADP và đồng men
Allozyme để đánh giá đa dạng di truyền cho lồi Shorea leprasula và cho thấy
có sự tương đồng. Nhận xét này có ý nghĩa giúp cho khả năng áp dụng trong
nghiên cứu với các loài khác trong họ Dầu.
Các loài họ Dầu (Dipterocarpaceae) là những loài cây gỗ có giá trị
kinh tế cao bởi thân thẳng, gỗ tốt và chiếm lĩnh các sinh cảnh tốt. Khoảng
giữa những năm 80 của thế kỷ trước, chúng chiếm đến 25% thị phần thương
mại gỗ cứng của thế giới, trong đó hơn 80% là Shorea. Bên cạnh đó, nhựa và
các hợp chất của cây họ Dầu cũng có giá trị như resin, oleoresin, lac hoặc
chiết xuất các chất béo có bơ từ quả.
Đề bảo tồn các lồi có mức dộ đa dạng di truyền cao bên trong quần thể
cần phải duy trì một quần thể lớn để duy trì mức độ dị hợp từ cao. Mức độ đa
dạng di truyền cao sẽ là một nguồn gen rất phong phú chọn các chương trình
chọn giống nói chung và chọn cây trội trong khai thác và phát và phát triển
nguồn gen rừng. Trên cơ sở nghiên cứu di truyền, có thể xây dựng giống
trong các quần thể đặt biệt nhằm tránh thu hái giống từ các vùng không đại
diện hoặc không đủ đa dạng cho trồng rừng.
1.1.2. Nghiên cứu chọn giống, khảo nghiệm giống và bảo tồn gen loài cây
trong họ Dầu
Smitinand (1969) nghiên cứu cây họ Dầu ở Thái Lan cho biết chúng
phân bố ở hai loại rừng là thường xanh và rụng lá. Trong đó các lồi trong
cho Dipterocarpus và Shorea chỉ xuất hiện ở loại rừng rụng lá.
Theo Ashton, cây họ Dầu tập trung ở vùng khí hậu nhiệt đới với lượng
mưa bình quân năm > 1000mm và mùa mưa dưới 6 tháng, phần lớn các lồi
khơng phân bố trên độ cao quá 1.000m so với mực nước biển. New Guinea và
Bomeo có sự đặc hữu cao, theo thứ tự là 73% của 15 loài ở New Guinea và
59% của 267 loài ở Bomeo, trong khi bán đảo Malaixia chỉ là 19% của 156
loài. Cá loài phân bố rộng bao gồm các lồi chug cho cả các vùng có khí hậu
6
thay đổi theo mùa như các loài Shorre assimica, Dipterocarpus gracilis,
Dipterocarpus kerrii và Anisoptera costata.
Về ảnh hưởng của điều kiện bảo quản tối ưu cho cây họ Dầu ở
Malaysia (Mok, 1995) cho kết quả nghiên cứu với 27 loài, trong đó có 5 lồi
thuộc chi Hopea: H.ferrea sau 300 ngày ở nhiệt độ 14°C tỷ lệ nảy mầm đạt
40%; H.nervosa sau 350 ngày ở 25°C còn 19%; H. odorata sau 55 ngày ở
10°C còn 10%; H. sublata sau 51 ngày còn 40%. Như vậy, thời gian và nhiệt
độ bảo quản có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ này mầm của hạt giống các loài
trong chi Hopea đã nghiên cứu.
Nongkhan (2002) khi nghiên cứu về thành phần và phân bố các loài cây
họ Dầu (Dipterocarpaceae) tại Khu bảo tồn Cervus eldil, tỉnh Savanakhet,
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đã ghi nhận được 14 loài thuộc 6 chi
trong họ. Trong đó, chi Dầu (Dipterocarpus) có 7 lồi; chi Sến mủ (Shorea)
có 3 lồi; các chi Chị (Parashorea); Sao (Hopea); Táu (Vatica); Vên vên
(Anisoptera) đều có cùng 1 lồi. Trong chi Hopea khơng có lồi Kiền kiền
phú quốc (Hopea pierrei Hance).
Về giá trị bảo tồn: Theo tiêu chí của IUCN, Kiền kiền phú quốc
(Hopea pierrei Hance) được xếp vào nhóm sẽ nguy cấp (Vulerable A2d)
thuộc Danh mục Đỏ - IUCN RED LITS 2020.
Về giá trị sử dụng: Các loài cây trong họ Dầu trong đó có kiềm kiền là
nguồn cung cấp gỗ lớn quan trọng của vùng Đông Nam Á cho nội địa và xuất
khẩu. Gỗ được sử dụng vào xây dựng nhà cửa, đồ đùng, đóng tàu thuyền, tà
vẹt đường sắt, thùng và toa xe. Ngoài ra, nhiều sản phẩm ngoài gỗ được khai
thác sử dụng như nhựa – dầu chai (oleresin), nhựa cứng (cẩm hay hard resin),
camphor, mỡ bơ và tanin. Nhựa được chích từ các lồi trong chi
Dipterocarpus, Shorea, Hopea,..
Trồng rừng: Tại Malaysia theo Nguyễn Hoàng Nghĩa: “Cây họ Dầu
Việt Nam, 2005”, một số loài đã được nghiên cứu phát triển khá rộng rãi
7
thuộc chi Dipterocarpus, Hopea, Shorea... Những loài này đã được nghiên
cứu về vật hậu, mùa hoa quả, khối lượng quả/kg, tỷ lệ nảy mầm của hạt giống
sau khi thu hái, bảo quản. Theo FAO RAPA 1985, số quả trung bình của loài
Hopea odoorata 4225/g, Hopea utilis 225/kg, Hopea paviflora là 2465/kg
Mùa quả chín một số lồi của chi Hopea như Hopea brevipetiolaris
tháng 7 -9; Hopea camarensis tháng 7 – 8; Hopea odorata tháng 5 – 6; Hopea
parvifiilora tháng 5 – 6.
Chưa có nghiên cứu nào về số quả/kg, mùa hoa, mùa quả cũng như ảnh
hưởng của thời gian và nhiệt dộ bảo quản đến tỷ lệ này mầm của hạt giống
loài Kiền kiền phú quốc.
1.1.3. Nghiên cứu về trồng một số loài cây trong họ Dầu
Theo FRIM (Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Malaysia) tại Malaysia đã
thử nghiệm nghiên cứu gây trồng cây họ Dầu từ năm 1900. Đặc biệt từ sau
khi thành lập Viện (1929) đến nay. Giai đoạn từ 1945 – 1950 trồng rừng thứ
sinh phục hồi sau khai thác đã áp dụng Hệ thống quản lý rừng mới (MUS)
cho rừng cây họ Dầu vùng thấp; sau đó đã có những nghiên cứu về trồng theo
rạch cho lồi Drubalanop aromatica và Shorea leprasula. Trồng làm giàu
rừng bằng cây con có bầu và cây bừng ở rừng tự nhiên đã được chấp nhận ở
Kedah, Perak và Selagor. Cũng theo kết quả nghiên cứu của FRIM, đã đánh
giá sinh trưởng của 28 loài trong họ Dầu trong thử nghiệm sau 36 – 45 năm
tuổi, trong đó có lồi Hopea myrtifolia 33 tuổi đạt đường kính 48,9cm; Hopea
ferruginea 33 tuổi đường kính đạt 42,7cm; Hopea latifolia cây 33 tuổi có
đường kính đạt 41,4cm và lồi Hopea sangan cây 40 tuổi đường kính đạt
39,4cm.
Tăng trưởng đường kính bình qn năm của các lồi trong chi Sao từ
0,99 - 1,48cm/năm. Như vậy, với khí hậu nhiệt đới nhiều nắng và nhiều mưa
nên rất thuận lợi cho sinh trưởng của các loài trong họ Dầu và chi Sao ở rừng
tự nhiên và rừng trồng. Malaysia là nước đi đầu và có nhiều kinh nghiệm trong
8
việc phục hồi rừng cây họ Dầu tự nhiên sau khai thác, làm giàu rừng và trồng
rừng mới.
1.2. Tại Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về hình thái, phân loại các lồi trong họ Dầu và loài
Kiền kiền phú quốc
Tại Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về họ Dầu như “Báo
báo tổng quát về họ Dầu Việt Nam” của Thái Văn Trừng năm 1986.
Theo cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” của tác giả Trần Hợp và Nguyễn
Tĩnh năm 1971: Họ quả hai cánh trên thế giới có 22 chi và 400 lồi, ở Việt
Nam có 7 chi và 38 lồi. Tác giả cũng liệt kê và mơ tả tóm tắt về dạng sống,
nơi mọc, mùa hoa quả và cơng dụng của các lồi nói trên. Tác giả cịn liệt kê
được 13 loài thuộc chi Dipterocarpus, 3 loài thuộc chi Anisptera và 9 lồi
thuộc chi Shorea.
Theo
cuốn
“Hình
thái
và phân
loại
thực vật”,
họ
Dầu
(Dipterocarpaceae Blume, 1825) thuộc họ Bơng (Malvales Dummortier,
1829). Họ Dầu có một số đặc điểm chính như sau: Cây gỗ, thường xanh hay
rụng lá, trong thân thường có nhựa dầu, các bộ phận non thường phủ lơng
hình sao hay vẩy nhỏ. Lá đơn, mọc cách, hệ gân lông chim, gân cấp 2 thường
nhiều và song song, mép lá nguyên, lá kèm sớm rụng đôi khi lá kèm bao chồi.
Hoa tự chum hay bơng viên chùy. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đài hợp gốc
đôi khi liền với bầu, sống dai, sau phát triển thành cánh quả. Tràng dời hay
hợp ở gốc, xếp vặn. Nhị 5 – nhiều, rời. Nhụy gồm 3 lá nỗn hợp thành bầu
trên, 3 ơ, mỗi ơ 2 nỗn, đơi khi nhụy phình to ở gốc. Quả kín khơ, 1 hạt,
thường có đài 7 bao quả trong đó 2,3 hoặc 5 cánh đài phát triển thành cánh
quả. Hạt không có nơi nhũ, lá mầm vặn.
Trong cuốn Phân loại thực vật bậc cao của tác giả Võ Văn Chi và
Dương Đức Tiến, năm 1997: Họ Dầu (Dipterocarpaceae) thuộc bộ Chè –
Phân lớp Sổ - Lớp Ngọc Lan.
9
Trong thân của chúng ln có ống tiết nhựa dầu, Lá mọc cách, đơn, lá
kèm rụng sớm. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, đế hoa phẳng hay lồi nhưng cũng
có khi lõm. Đài gịm 5 lá đài rời hay dính lại ở phần dưới thành bao, phần trên
tự do và một số mảnh lớn lên cùng với quả tạo thành cánh. Tràng gồm 5 cánh
hoa, có tiền khai văn hoa, bộ nhị có số lượng thay đổi từ 10 – 15 (10 ở chi
Hopea, 15 ở Pentacme, Vatica) hoặc nhiều hơn (20 – 35 ở Dipterocarpus,
Anisoptera hay hơn nưa ở Shorea). Chi nhị dời hay dính lại với nhau ở dưới,
bầu trên 3 ơ, trong mỗi ơ có 2 nỗn đảo. Đơi khi dính với ống đài làm thành
bầu dưới. Quả nang, có cánh do lá đài lớn lên làm thành: 2 cánh ở
Dipterocarpus, Anisoptera, Hopea, 3 cánh ở Shorea, 5 cánh ở Parashorea.
Hạt thường khơng có nhũ, thủy hạt xoắn lại, ôm lấy rễ mầm.
Nguyễn Tiến Bân (1997) trong cuốn “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các
họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” đã viết về họ Dầu như sau: Cây gỗ, lá đơn mọc
cách, có lá kèm sớm rụng, hoa đều, lưỡng tính, lá đài 5 hợp gốc và ống dài thường
dính với bầu. Cành hoa 5 xếp vặn, nhị nhiều hoặc 10 – 15, đôi khi 5, thường rời
nhau. Bộ nhụy gồm 3 noãn hợp Syncarp (hợp ngun lá nỗn) thành bầu thượng 3
ơ. Rất đặc trưng bởi quả khô không mở, nằm trong đài bền, đồng trưởng thành 2,
3 hoặc 5. Hạt thường không có nội nhũ, lá mầm vặn và ơm lấy rễ mầm.
Theo tác giả Trần Hợp, 2002. Chi Kiền kiền phú quốc (Hopea) còn gọi
là chi Sao ở Việt Nam tất cả các loài trong chi đều là cây gỗ lớn và cho gỗ tốt
và có 11 lồi gồm: Kiền kiền phú quốc (Hopea pierrei), Sao hòn gai (Hopea
chinensis), Sao tim (Hopea cordata), Sao đá (Hopea exalata), Sao xanh
(Hopea ferrea), Sao lá to (Hopea hainanensis), Sao mặt quỷ (Hopea
mollissima), Sao đen (Hopea odorata), Chó chai (Hopea recoppei), Sao mạng
(Hopea ticulata), Kiền kiền phú quốc núi (Hopea siamensis).
Nguyễn Hoàng Hộ (2000), Nghiên cứu “Cây cỏ Việt Nam” của tác giả
đã thống kê, mơ tả tổng số 40 lồi thuộc 6 chi trong đó họ Dầu có phân bố tại
Việt Nam.
10
Hoàng Văn Sâm (2009), “Nghiên cứu hệ thống phân loại và bảo tồn các
loài cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) tại Việt Nam”. Tác giả đã làm rõ
tính đa dạng thành phần loài, chi trong họ Dầu tại Việt Nam. Nghiên cứu hệ
thống phân loại theo quan điểm mới của quốc tế. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã
tiến hành điều tra và phát hiện các loài mới, nghiên cứu sự phân bố, giá trị và
tình trạng bảo tồn các lồi trong họ Dầu có tại Việt Nam. Đã xây dựng bộ cơ
sở dữ liệu bao gồm thông tin, mô tả, hình ảnh và thu thập hệ thống mẫu tiêu
bản để phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu, bảo tồn và phát triển.
Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, phân bố loài Kiền kiền phú quốc
(Hopea pierrei Hance):
Tác giả Trần Hợp (2000) đã mô tả đặc điểm nhận biết, phân bố của các
lồi đó ở Việt Nam, lồi Kiền kiền phú quốc là cây gỗ lớn, cao 25-30m, thân
thẳng và tròn, đường kính 60-70cm, vỏ màu nâu sẫm, nứt dọc sâu, thịt vỏ màu
phớt hồng; quả hình trứng có mũi nhọn. Phân bố ở Quảng Bình, Thừa Thiên
Huế, Nam Bộ và Kiên Giang (Phú Quốc).
Tác
giả
Lê
Mộng
Chân
(2000).
Giới
thiệu
về
họ
Dầu
(Dipterocarpaceae) gồm các loài cây gỗ lớn, thường xanh và rụng lá, hoa
mẫu 5, quả có cánh do cánh đài tạo thành. Quả khô hay quả kiên có 1 hạt. Có
khoảng 15 chi, 580 lồi trên thế giới. Phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu. Việt
Nam có khoảng 6 chi và trên 40 lồi. Tác giả đã mơ tả đặc điểm hình thái,
sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng của 5 loài trong chi Hopea, trong đó có
lồi Kiền kiền phú quốc (Hopea pierrei Hance) nổi bật là đặc điểm gân lá
khơng có tuyến, cánh quả có 7 gân gốc song song.
Trong tài liệu “Tên cây rừng Việt Nam” (2000) của Vụ Khoa học công
nghệ do tác giả Triệu Văn Hùng - chủ biên, đã đề cập tới 16 loài và thứ trong
chi Hopea, trong đó lồi có số thứ tự 2058 là Kiên kiên Phú Quốc (Hopea
pierrei).
11
Viện Điều tra Quy hoạch rừng (2009) đã tái bản cuốn "Vietnam Forest
Trees” trong đó mơ tả hình thái, phân bố và sinh thái các lồi trong chi Hopea
trong đó có Kiền kiền phú quốc (Hopea pierrei Hance) mà nhiều tài liệu gọi
tên tiếng Việt là Kiến kiến Phú Quốc. Về phân bố cho rằng lồi này có ở Kiên
Giang (Phú Quốc), Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đắk Lắk.
1.2.2. Đặc điểm lâm học, giá trị nguồn gen loài Kiền kiền phú quốc
* Đặc điểm lâm học loài Kiền kiền phú quốc:
Theo Mai Văn Phô và Trần Thiện Ân (2003) Kiền kiền phú quốc phân
bố nhiều trong trạng thái rừng giàu ở phía Tây Nam của vườn. Do tình trạng
khai thác nhiều trước đây, hiện nay sự phân bố của chúng còn lại tập trung
nhiều ở sườn núi cao ở các tiểu khu 1203, 1202, 1193 và 1200 là những khu
vực trước đây chưa bị tác động nhiều. Đặc biệt sự tái sinh cây tự nhiên rất
mạnh. Các khu vực còn lại chỉ thấy rải rác cây còn non, hoặc cây còi cọc bị
bệnh và sự tái sinh tự nhiên ở đây cũng kém.
Tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa trong cuốn “Cây họ Dầu Việt Nam”
(2005) đã mô tả đặc điểm chi tiết về hình thái thân, cành, lá, hoa, quả loài
Kiền kiền phú quốc. Về phân bố của loài, tác giả đã đưa ra dẫn liệu khá cụ thể
trong các tỉnh có lồi. Đây là những thơng tin rất hữu ích cho những nghiên
cứu tiếp theo về phân bố của loài.
* Giá trị nguồn gen loài Kiền kiền phú quốc:
Theo Phạm Hoàng Hộ (1990): Kiền kiền phú quốc là cây gỗ nặng,
cứng, mịn, dùng để đóng tàu thuyền, xây dựng.
Trần Hợp (2002) cho biết, Kiền kiền phú quốc có gỗ màu vàng rơm, để
lâu thẫm lại, mô quanh mạch rõ làm thành chuỗi quanh tùy mật độ cao; gỗ
cứng, tỷ trọng 0.878 (15% nước), lực kéo ngang thớ 27kg/cm2; nén dọc thớ
727kg/cm2; oắn 1,951kg/cm2; hệ số co rút 0,46; gỗ có thớ mịn, dễ làm, khơng
bị mối mọt, dễ uốn, chịu được va chạm thường dùng đóng đồ, làm nhà.
12
Sách Đỏ Việt Nam – Phần II Thực vật, 2007: Đã phân hạng bảo tồn
loài Kiền kiền phú quốc thuộc nhóm Nguy cấp (EN Alc,d) đang đứng trước
nguy cơ rất lớn có thể sẽ bị tuyệt chủng ngồi thiên nhiên trong tương lai gần.
Kiền kiền phú quốc cho gỗ lớn, thớ mịn, không bị mối mọt nên rất được ưa
chuộng dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ dùng, đóng tàu thuyền, vỏ cây
còn dùng làm vách nhà, cành ngọn còn làm cọc tiêu,... vỏ làm vách nhà thay
gỗ rất bền.
Kiền kiền phú quốc cho gỗ tốt, thớ mịn, rất bền khi để ngồi khơng khí,
đặc biệt khơng bị mối mọt và rạn nứt nên được dùng trong xây dựng, đóng tàu
thuyền, làm khung nhà, ván sàn (Nguyễn Hồng Nghĩa, 2005).
Việt Nam: Kiền kiền phú quốc đã được xếp hạng đang nguy cấp (EN
A1c, d)
Một số hình ảnh về lồi Kiền kiền phú quốc:
Hình 1.1. Tiêu bản chuẩn cành, lá và
Hình 1.2: Tiêu bản chuẩn lồi
quả Kiền kiền phú quốc hiện đang
Kiền kiền phú quốc (Hopea
được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự
pierrei Hance No.1425)
nhiên Luân Đôn
1.2.3. Nghiên cứu về chọn giống và nhân giống
Nghiên cứu về gây trồng cây họ Dầu ở Việt Nam: Nhà lâm nghiệp
người Pháp Pai Morand ngay từ những năm 1920 đã thử nghiệm trong cây