Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

(Tiểu luận) đánh giá thực trạng thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển của việt nam giai đoạn 2011 2020 đề xuất giải pháp thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển của việt nam giai đoạn 2021 2035

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP NHĨM HỌC PHẦN
KẾ HOẠCH HỐ PHÁT TRIỂN 2
Đề : Đánh giá thực trạng thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển
của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Đề xuất giải pháp thực hiện kế
hoạch vốn đầu tư phát triển của Việt Nam giai đoạn 2021-2035
Lớp: Kế hoạch hố phát triển (122)_01
Giảng viên: Th.S Ngơ Quốc Dũng
Thành viên nhóm 7
:
Đào Thị Cẩm Chi (Trưởng nhóm)
:
Nguyễn Hương Giang
:
Nguyễn Hồng Minh
:
Nguyễn Thị Thảo
:
Lê Thị Mai Anh
:
Trần Cẩm Chi

Hà Nội – 11/2022

11190794
11191431
11193419
11194815
11190197


11190869


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 .................. 4
A. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015 ................................................................... 4
1. Kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2011-2015......................................... 4
2. Thuận lợi, khó khăn ...................................................................................... 8
3. Thành tựu và hạn chế .................................................................................... 8
B. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020 ................................................................. 10
1. Kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2016-2020....................................... 10
2. Thuận lợi, khó khăn .................................................................................... 13
3. Thành tựu và hạn chế .................................................................................. 14
CHƯƠNG II. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾ HOẠCH VỐN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025 ................ 15
1. Đánh giá các điều kiện thực hiện kế hoạch................................................. 15
2. Những nhân tố tác động tới thu hút vốn đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn
2021-2025 .......................................................................................................... 16
3. Dự báo xu hướng sử dụng vốn đầu tư......................................................... 18
CHƯƠNG III. XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU KHỐI LƯỢNG VỐN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025 ................................. 23
1. Xác định mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 ................................. 23
2. Đánh giá kế hoạch về chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn
2021-2025 .......................................................................................................... 24
CHƯƠNG IV. ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20212025 .......................................................................................................................... 25

1. Định hướng đảm bảo nguồn vốn đầu tư ..................................................... 25
2. Đề xuất giải pháp thực hiện ........................................................................ 26
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 31
PHỤ LỤC TÍNH TỐN ........................................................................................ 32


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng vốn trong hiện tại, nhằm tạo ra những tài
sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị) tài sản trí tuệ (tri thức, kĩ năng…) gia tăng năng lực
sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Khác với đầu tư dịch chuyển,
là một quá trình đầu tư chỉ làm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị tài sản (ví dụ như
các hoạt động mua lại và sáp nhập, mua bán doanh nghiệp…), đầu tư phát triển lại là
một phương thức đầu tư trực tiếp trong đó q trình đầu tư làm gia tăng giá trị và
năng lực sản xuất, năng lực phục vụ của tài sản. Đầu tư phát triển ln địi hỏi một
lượng vốn lớn trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Vịng quay của vốn rất dài, chi
phí sử dụng vốn lớn là cái giá phải trả cho hoạt động đầu tư phát triển.
Vốn đầu tư phát triển có vai trò quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế,
phát huy tối đa những lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành, tạo khả năng kinh
tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Đối với Việt Nam, thời gian qua chúng
ta đã huy động và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cả trong và ngồi nước. Song
vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế: sử dụng chưa hiệu quả nguồn vốn, sử dụng sau mục
đích gây lãng phí, thất thốt…
Ngày 25/6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.
Một trong những nhiệm vụ được đặt ra là tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại 3 lĩnh vực
trọng tâm, trong đó có cơ cấu lại đầu tư công, đặc biệt là đánh giá lại đầu tư công
trung hạn cho giai đoạn vừa qua. Đồng thời, ngày 29/7/2019, Thủ tướng Chính phủ

cũng đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2021 – 2025 nhằm đảm bảo hệ thống chính sách đầu tư cơng có lộ trình và
nguồn vốn thực hiện. Do vậy, việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư cơng
trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 là điều cần thiết để có những điều chỉnh vốn và chính
sách phù hợp với giai đoạn 2021 – 2025 và 2025 – 2030.
Trong giai đoạn cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cùng sự phát triển mạnh
mẽ từ cuộc cách mạng 4.0 buộc các quốc gia phải đổi mới sáng tạo, hội nhập sâu rộng
dẫn tới cạnh tranh thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới. Vì thế
mà cơng tác thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển mang tính quyết định để đạt
được mục tiêu phát triển kinh tế một cách toàn diện.
Xuất phát từ chủ trương chính sách của Chính phủ, sự quan trọng của vốn đầy tư
phát triển trong phát triển kinh tế và những tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch vốn

1


đầu tư phát triển trung hạn, nhóm đã lựa chọn và nghiên cứu “Đánh giá thực trạng
thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Việt Nam giai đoạn 2011-2020.” Từ đó
rút ra những nội dung mà Việt Nam cần tập trung trong kế hoạch vốn đầu tư phát
triển giai đoạn 2021 – 2030 và đề xuất một giải pháp thực thi để đạt được mục tiêu
phát triển toàn diện kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài đặt mục tiêu nghiên cứu về vốn đầu tư phát triển tại Việt Nam giai đoạn
2011-2020 để đánh giá thực trạng việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư giai và tìm hiểu
một số vấn đề cịn tồn đọng trong cơng tác thực hiện. Từ đó, nghiên cứu đưa ra quan
điểm, nhiệm vụ và định hướng giải pháp khắc phục các tồn đọng đó trong giai đoạn
tiếp theo 2021 – 2030
2.2. Mục tiêu cụ thể
Về nguyên tắc, cần tăng cường sản xuất và tiết kiệm để có vốn đầu tư. Nhưng như

thế cần có thời gian lâu dài. Ngày nay có nguồn lực vốn đầu tư trong nước và vốn
đầu tư nước ngồi, địi hỏi các nước cần có sự vận dụng linh hoạt vốn đầu tư trong
phát triển kinh tế để có sự hiệu quả tối đa.
Với Việt Nam thời gian qua, vốn đầu tư đã trở thành một phần thực sự quan trọng
trong phát triển kinh tế đất nước. Vì thế, từ việc phân tích, đánh giá thực trạng thực
hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, nhóm
nghiên cứu tiến hành dự báo và xác định các chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư phát triển
của Việt nam giai đoạn 2021 – 2025. Qua đó xác định nhiệm vụ và đề xuất một số
giải pháp thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển tại Việt Nam giai đoạn 2021 –
2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng vốn đầu tư phát triển trong phát triển kinh tế tại Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: bao gồm các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Việt Nam
Thời gian: giai đoạn 2011 – 2020, dự báo và đề xuất cho giai đoạn 2021 – 2030
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2


Tài liệu, số liệu được sử dụng trong bài viết này chủ yếu dược kế thừa và tổng
hợp từ các nghiên cứu đã được công bố trên sách báo, tạp chí và các trang thơng tin
điện tử chính thức của các bộ, ban ngành liên quan.
4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu:
- Số liệu trong bài được xử lý bằng phần mềm Excel.
- Phương pháp phân tích tổng hợp để rút ra những đánh giá khách quan và đúng đắn
- Phương pháp phân tích hệ thống để đánh giá cụ thể từng vấn đề đang tốn tại, từ đó
đề xuất giải pháp thực thi.


3


CHƯƠNG I.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020
A. Đánh giá thực trạng thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Việt Nam
giai đoạn 2011-2015
1. Kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2011-2015
1.1. Quy mô vốn đầu tư
Bảng 1.1. Quy mơ vốn đầu tư phát triển tồn xã hội giai đoạn 2011 – 2015
Năm
Vốn đầu tư
(nghìn tỷ đồng)
GDP
(nghìn tỷ đồng)
Tỷ lệ vốn đầu
tư/GDP (%)

2011

2012

2013

2014

2015


Tổng

1160,2

1274,2

1389,0

1560,1

1756,2

7139,7

3539,9

4073,8

4473,7

4937,0

5191,3

22215,7

32,8

31,3


31,0

31,6

33,8

32,1

Nguồn: Tổng cục thống kê

Bảng 1.2. Tình hình đảm bảo vốn đầu tư tồn xã hội giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: % so với GDP

2011

2012

2013

2014

2015

Kế hoạch

40

33,5

30


32

30-32

Thực hiện

32,8

31,3

31

31,6

33,8

So với mục tiêu

Không đạt

Không đạt

Đạt

Không đạt

Đạt

Nguồn: Tổng cục thống kê


Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2011-2015 theo giá hiện hành
đạt 7139,7 nghìn tỷ đồng, bằng 32,1% GDP, trong đó: Năm 2011 đạt 1160,2 nghìn
tỷ đồng, bằng 32,8% GDP; năm 2012 đạt 1274,2 nghìn tỷ đồng, bằng 31,3% GDP;
năm 2013 đạt 1389,0 nghìn tỷ đồng, bằng 31,0 % GDP; năm 2014 đạt 1560,1 nghìn

4


Document continues below
Discover more from:
kinh tế phát triển KTPT01
Đại học Kinh tế Quốc dân
999+ documents

Go to course

Đề Cương Ôn Tập Kinh Tế Vi Mô Lý Thuyết Và Bài Tập
37

kinh tế phát triển

100% (56)

LT KTPT - Tổng hợp lý thuyết KTPT
27

30

kinh tế phát triển


100% (25)

Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Việt Nam hiện
nay đang gia tăng cùng với tăng trưởng kinh tế
kinh tế phát triển

100% (9)

Kinh tế vi mô Chương 3-đã chuyển đổi
12

kinh tế phát triển

100% (7)

Bài tập so sánh các mơ hình mơn Kinh tế phát triển
3

kinh tế phát triển

100% (6)

Kĩ năng giao tiếp xã giao - nhóm 7
18

kinh tế phát triển

100% (5)



tỷ đồng, bằng 31,6% GDP và ước tính năm 2015 đạt 1756,2 nghìn tỷ đồng, bằng
32,1% GDP.
Như vậy, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá hiện hành so với GDP
5 năm 2011-2015 không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là đạt 33,5-35% và thấp hơn tỷ
lệ 39,2% đạt được trong 5 năm 2006-2010, điều này đã ảnh hưởng đến thành quả tăng
trưởng kinh tế giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt bình quân năm là 5,9%, thấp
hơn so với kế hoạch đặt ra là 6,5 - 7%.
1.2. Cơ cấu vốn đầu tư
Bảng 1.3. Quy mơ vốn đầu tư tồn xã hội giai đoạn 2011-2015
Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng số (nghìn tỷ đồng)

1160,2

1274,2 1389,0 1560,1 1756,2

Khu vực Nhà nước


387,6

459,5

493,7

529,4

556,4

Khu vực ngồi Nhà nước

545,7

596,1

655,2

765,3

881,7

Khu vực có vốn đầu tư nước

226,9

218,6

240,1


265,4

318,1

ngồi
Tính tốn dựa trên số liệu thu thập từ Tổng cục thống kê

Bảng 1.4. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: %
Năm

Nhà nước

Khu vực
ngoài nhà
nước

Khu vực có
vốn đầu tư
nước ngồi

Nền kinh tế

2011

33,4

47

19,6


100

2012

36,1

46,8

17,2

100

2013

35,5

47,2

17,3

100

2014

33,9

49,1

17,0


100

2015

31,7

50,2

18,1

100

5


Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015
(Đơn vị: %)
100
90
80

70
60
50
40
30
20
10
0

2011
Kinh tế nhà nước

2012

2013

Kinh tế ngoài nhà nước

2014

2015

Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi

Theo Tổng cục thống kê

Mục tiêu tái cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 là giảm tỷ trọng vốn đầu
tư khu vực nhà nước, tăng tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực ngồi nhà nước (tư nhân,
hộ gia đình) và khu vực có vốn đầu tư từ nước ngồi.
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước có xu hướng
giảm dần, tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồn FDI và khu vực tư nhân tăng lên. Nếu như tỷ
trọng vốn đầu tư khu vực Nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 chiếm trên 50% thì trong
giai đoạn 2011-2015 chỉ cịn khoảng 34%. Trong khi đó, khu vực vốn đầu tư ngoài
nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tăng lên khoảng từ 46-50% và 1718% ờ giai đoạn này.
Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh và chiếm
cao nhất, nguyên nhân chủ yếu là do việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước;
nhiều cơ sở mở rộng sản xuất kinh doanh và thành lập mới.
Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi khơng ổn định
nhưng nhìn chung có xu hướng tăng dần. Trong đó, đáng chú ý, trong bối cảnh nền

kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, vốn FDI giải ngân giai đoạn 20112015 vẫn duy trì ở mức khoảng 10,5-12 tỷ USD (trong đó năm 2015 đã tăng mạnh
lên mức 14,5 tỷ USD).
6


Như vậy, cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng tích cực, thể hiện ở việc giảm
tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội. Với sự chuyển dịch trong
cơ cấu vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011-2015 thì vai trị của vốn đầu tư ngồi Nhà
nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đối với tăng trưởng kinh tế có xu hướng
ngày càng tăng lên.
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Hệ số ICOR chung của nền kinh tế giai đoạn 2011-2015
6.6

6.4

6.2

6

5.8

5.6

5.4

5.2

5

2011

2012

2013

2014

2015

Hệ số ICOR

Nguồn: Niên giám thống kê 2021

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Việt
Nam gần như khơng có sự cải thiện, hay khơng ổn định, điều này có thể thấy được từ
sự sụt giảm của hệ số ICOR từ 6.48 năm 2013 xuống còn 5.87 và 5.56 lần lượt vào
năm 2014 và 2015, thậm chí con số này cịn thấp hơn so với giai đoạn 2001-2005.
Trong giai đoạn này, hệ số ICOR của Việt Nam còn cao, nếu xét theo hiệu quả
sử dụng vốn cho thấy trình độ đầu tư vào sản xuất kinh doanh có tiến triển tuy nhiên
hiệu quả đầu tư còn thấp so với nhiều nền kinh tế trong khu vực. Đối với vốn trong
7


nước, hiệu quả của đồng vốn chưa cao. Việc thu hút và thực hiện vốn FDI ở Việt
Nam đang tồn tại nhiều hạn chế như: Khu vực FDI chưa tạo hiệu ứng lan tỏa về năng
suất, công nghệ như mục tiêu ban đầu…
2. Thuận lợi, khó khăn
2.1. Thuận lợi
Trong lĩnh vực hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế, ngoài tư cách thành viên

của Tổ chức Thương mại thế giới, nước ta đã ký kết 5 Hiệp ước thương mại tự do
song phương, đồng thời tham gia 7 Hiệp định thương mại tự do đa phương. Nước ta
hiện nay đã trở thành đối tác thương mại tự do với 55 nền kinh tế, trong đó có 15/20
nền kinh tế lớn nhất thế giới; đồng thời có quan hệ thương mại với gần 240 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Điều này tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập
kinh tế trong giai đoạn 2011-2015.
Có sự quan tâm theo dõi sát sao từ Trung ương Đảng, Bộ Chính trị khi đã kịp thời
điều chỉnh nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với sự phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015
2.2. Khó khăn
Từ năm 2011, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế phục hồi chậm hơn
dự báo. Khủng hoảng nợ công diễn ra trầm trọng ở nhiều quốc gia kèm theo khủng
hoảng kinh tế ở nhiều nước, trong đó có những nước là đối tác của nước ta phục hồi
chậm. Trong nước, ở giai đoạn 2011-2015, khủng hoảng tài chính và suy thối kinh
tế tồn cầu cũng như lạm phát cao, giá nguyên vật liệu tăng mạnh làm cho những yếu
kém nội tại của nền kinh tế bộc lộ nặng nề hơn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh
tế. Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nặng
nề hơn dự báo ban đầu. Tình hình căng thẳng ở Biển Đông diễn biến phức tạp, đe dọa
nghiêm trọng đến hịa bình, ổn định của nước ta và khu vực.
3. Thành tựu và hạn chế
3.1. Thành tựu
Việc đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế trong những
năm 2011-2015 được thể hiện qua việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Mặc dù kinh tế thế giới chưa ra khỏi khủng hoảng và trì trệ, các nhà đầu tư gặp khó
khăn về nguồn vốn, các nước lại cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,
nhưng trong 5 năm 2011-2015 nước ta vẫn cấp giấy phép cho 7966 dự án, tăng 29,6%
so với 5 năm 2006-2010.
Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 năm đạt trên 59,5 tỷ USD,
tăng 33,4% so với 5 năm 2006-2010. Trong 5 năm 2011-2015 nước ta đã ký kết thêm
được gần 27,0 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi; giải ngân được 24,3 tỷ USD, cao


8


hơn nhiều so với mục tiêu đề ra trong Đề án Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng
vốn ODA là 5 năm 2011-2015 giải ngân 14-16 tỷ USD.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, vốn FDI thực hiện đạt 59,96 tỷ USD, vốn cấp mới và
tăng thêm đạt 96,39 tỷ USD, đều vượt mục tiêu đã đề ra (mục tiêu kế hoạch giai đoạn
2011-2015 là 57,3 - 58 tỷ USD vốn thực hiện, vốn cấp mới và tăng thêm là 86 tỷ
USD) nhờ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực
thuế, phí và hải quan…
Tổng vốn đầu tư tồn xã hội gấp khoảng 1,8 lần so với 5 năm trước, bằng
khoảng 31,2% GDP. Vốn FDI thực hiện đạt 58,2 tỷ USD, tăng 31%. Vốn ODA giải
ngân đạt khoảng 24 tỷ USD, tăng 70,5%.
Tăng trưởng đầu tư của Việt Nam (theo giá so sánh năm 2010) giai đoạn 2011
- 2014 chỉ đạt 3,85%, thấp hơn đáng kể so với giai đoạn trước đó (giai đoạn 2006 2010 đạt 13,42%) do tác động không thuận lợi của kinh tế trong nước và quốc tế.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt khoảng 31,7% GDP, thấp hơn so với mục tiêu
đã được Quốc hội thông qua đầu nhiệm kỳ (là 33,5% đến 35%). Tuy nhiên năm 2015
đã có sự cải thiện, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá hiện hành ước tăng
12%, tương đương 32,6% GDP và vượt kế hoạch đề ra, điều này cho thấy tái cơ cấu
nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả
3.2. Hạn chế
Phương hướng đề ra là phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mơ
hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh, nhưng những năm 2011-2015 mơ hình tăng trưởng chủ yếu vẫn
dựa vào yếu tố vốn với tỷ lệ đóng góp chiếm 51,28% mức tăng tổng sản phẩm trong
nước, cao hơn nhiều so với tỷ lệ đóng góp của các nhân tố tổng hợp (TFP) 28,94%
và đóng góp của lao động 19,78%.
Tỷ trọng vốn đầu tư khu vực Nhà nước trong cơ cấu vốn đầu tư còn cao và
chiếm tỷ trọng cao nhất, trong khi đó tỷ trọng vốn đầu tư khu vực ngồi nhà nước và

nước ngồi dù có sự tăng trưởng nhưng chậm và không ổn định. Điều này cho thấy
mục tiêu giảm tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước, tăng tỷ trọng vốn đầu tư ngoài
nhà nước và nước ngoài là chưa thực hiện được. Như vậy, việc tăng trưởng kinh tế
thấp so với tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm so với yêu cầu đặt ra.
Tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn nhưng lãng phí, thất thốt lớn nên hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư thấp. Hệ số ICOR đã tăng từ 4,88 những năm 2001-2005 lên 6,96
những năm 2006-2010 và 6,91 những năm 2011-2015, tức là để tạo ra một đồng GDP
trong những năm vừa qua đã phải đầu tư 6,91 đồng. So với các nước trong khu vực
đây là hệ số ICOR cao. Vậy nên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nước ta trong giai
đoạn này còn thấp, chậm cải thiện, chưa thực sự gắn với định hướng ưu tiên về sự
phát triển.
9


-

3.3. Nguyên nhân
Đầu tư chủ yếu theo chiều rộng

Đầu tư vẫn tập trung chủ yếu vào việc gia tăng các yếu tố cơ học, các yếu tố tăng
chiều rộng mà chưa chú trọng đúng mức đến đầu tư vào các yếu tố gia tăng chiều sâu,
gia tăng bền vững.
-

Hạn chế trong công tác quy hoạch

Sự yếu kém trong công tác quy hoạch, quyết định đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp và
nhiều cơng trình, dự án bỏ dở gây ra lãng phí, thất thốt nguồn vốn. Điều này do phân
cấp quá rộng và đầu tư phân tán, dẫn đến tình trạng phê duyệt quá đà khả năng cân
đối ngân sách Nhà nước và tiến độ kéo dài, lãng phí nguồn đầu tư và chậm trễ trong

q trình đưa cơng trình vào sử dụng. Một nguyên nhân hiệu quả đầu tư thấp là cơng
tác phân tích dự báo cũng chưa được coi trọng đúng mức, dẫn đến thường xuyên phải
bổ sung, sửa đổi, tạo sự thất thoát.
-

Đầu tư dàn trải

Dù theo lý thuyết, đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm, lấy hiệu quả kinh tế làm hàng
đầu, tuân thủ quy hoạch, nhưng nhiều địa phương vẫn cịn trơng chờ vào “bầu sữa”
ngân sách. Tình trạng đầu tư dàn trải vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để: năm
2011, quy mơ trung bình một dự án đầu tư là 11 tỷ đồng/dự án. Năm 2012 tăng lên là
17 tỷ đồng dự án. Tình trạng đầu tư phong trào, rập khn của nhiều ngành, địa
phương vẫn diễn ra phổ biến và không thực sự chú trọng tới hiệu quả lợi thế so sánh
của địa phương.
-

Cơ chế đầu tư còn nhiều lỗ hổng

Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh
doanh nghiệp vẫn thiếu các văn bản dưới luật và chưa có cơ chế đủ mạnh để kiểm tra,
giám sát và chưa có chế tài xử lý các vấn đề phát sinh, dẫn đến nhiều dự án bị trì hỗn
triển khai nhằm điều chỉnh tăng đồng vốn đầu tư làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Về
phía chính phủ chưa có sự giám sát chặt chẽ với các hoạt động đầu tư, nhất là với
DNNN được gọi là “tự chủ”. Nhiều DNNN vat nợ lớn nhằm mở rộng quy mô đầu tư
đa lĩnh vực, ngành nghề nhưng quản lý kém gây ra thất thoát vốn, kinh doanh thua
lỗ.
B.
Đánh giá thực trạng thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Việt
Nam giai đoạn 2016-2020
1. Kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2016-2020

10


1.1. Quy mô vốn đầu tư
Vốn đầu tư phát triển có vai trị quan trọng đối với các cá nhân/tổ chức đầu tư
và đối với sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội của một quốc gia. Bước vào
thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020, với tình hình thế giới,
khu vực diễn biến phức tạp hơn dự báo, tổng vốn đầu tư trong xã hội đã có rất nhiều
biến động.
Bảng 1.5. Quy mô vốn đầu tư theo giá hiện hành (2016–2020)
Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

1926,8

2186,6

2426,4


2670,5

2803,1

12013,4

6293,9

7009,0

7707,2

8004,4

34653,9

34,7

34,6

34,6

34,8

34,7

Vốn đầu

( nghìn tỷ
đồng)

GDP
(nghìn tỷ
5639,4

đồng)
Tỷ lệ vốn

34,2

đầu tư/
GDP(%)

Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn chung tổng vốn đầu tư phát triển tồn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 có xu
hướng tăng đạt khoảng 12013 nghìn tỷ đồng , bằng 34,7% GDP, đạt mục tiêu bình
quân 5 năm (32%-34%) và cao hơn giai đoạn 2011-2015 (31,7% GDP). Tỷ lệ vốn
đầu tư chiếm trong GDP có xu hướng tăng dần qua các năm từ 34,2% năm 2016 lên
34,8% năm 2020. Cụ thể năm 2016 vốn đầu tư đạt 1926,8 nghìn tỷ đồng bằng 34,2%
GDP; năm 2017 đạt 2186,6 nghìn tỷ đồng, đạt 34,7% GDP; năm 2018 đạt 2426,4
nghìn tỷ đồng đạt 34,6% GDP, năm 2019 đạt 2670,5 nghìn tỷ đồng bằng 34,6% GDP;
năm 2020 đạt 2803,1 nghìn tỷ đồng bằng 34,8% GDP.
1.2. Cơ cấu vốn đầu tư
Bảng 1.6. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020
11


Đơn vị: %
Năm

Kinh tế nhà nước


Kinh tế ngoài nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư
nước ngồi

2016

30,5

51,3

18,2

2017

28,2

53,7

18,2

2018

26

51,6

17,9


2019

24,1

58,3

17,6

2020

26,2

57,3

16,5

Nguồn: Tổng cục thống kê

Cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực, tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước
giảm, phù hợp với định hướng cơ cấu lại đầu tư công và giảm dần sở hữu Nhà nước
tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, nhất là các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm
giữ cổ phần chi phối, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước bỏ vốn
đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật.
Tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước có xu hướng giảm dần, tạo dư địa cho đầu
tư từ nguồn FDI và khu vực tư nhân. Tỷ trọng vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước
12


tăng dần, cao nhất vào năm 2019 với 58,3%. Với sự dịch chuyển tích cực trong cơ
cấu nguồn vốn đầu tư thì vai trị của vốn đầu tư khu vực ngồi nhà nước và khu vực

có vốn đầu tư nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng lên.
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hiệu quả đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 được cải thiện, có dấu hiệu tăng
lên nhanh chóng trong từ 5,76 năm 2019 lên 14,27 năm 2020.
Riêng năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh
doanh của nền kinh tế bị đình trệ, các dự án cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng
chưa phát huy được năng lực nên ICOR năm 2020 đạt 14,27; bình quân giai đoạn
2016-2020 hệ số ICOR đạt 7,04.
Sự cải thiện hiệu quả đầu tư trong giai đoạn này là bởi sự chuyển dịch cơ cấu
nguồn vốn đầu tư theo chiều hướng tích cực với sự gia tăng của tỷ lệ vốn đầu tư từ
khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI. Đồng thời, các chính sách của Nhà nước từ
năm 2014 về tái cơ cấu đầu tư, nâng cao chất lượng đầu tư công đã bắt đầu phát huy
tác dụng tích cực. Tuy nhiên, nếu xét theo hiệu quả sử dụng vốn, so với các nước vào
cùng thời kỳ tăng trưởng nhanh và trình độ cơng nghệ tương đương với Việt Nam thì
cho thấy hiệu quả đầu tư của nước ta vẫn cịn thấp.
2. Thuận lợi, khó khăn
2.1. Thuận lợi

13


Bên cạnh những khó khăn cũng có những thuận lợi nhất định góp phần cải
thiện vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 đó là: Xu hướng kinh tế thế giới phục hồi và
phát triển; liên kết và tự do hoá thương mại vẫn là xu thế chủ đạo nhưng đan xen yếu
tố bảo hộ; tác động mạnh mẽ của phát triển khoa học và công nghệ đến các mặt kinh
tế, văn hố, xã hội. Kinh tế vĩ mơ đã dần ổn định, tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm
trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành phát triển kinh tế - xã hội, niềm tin của cộng

đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên.
2.2. Khó khăn
Trong giai đoạn 2016 - 2020, bối cảnh thế giới và khu vực có những yếu tố
khó khăn, phức tạp hơn so với dự báo, tác động đến phát triển kinh tế trong nước như:
cạnh tranh địa chính trị, địa kinh tế đi đơi với căng thẳng thương mại giữa một số nền
kinh tế lớn; chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy; biến động chính
trị và xung đột xảy ra nhiều nơi; diễn biến căng thẳng ở Biển Đông đe doạ hồ bình,
ổn định và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt,
vào năm 2020, đại dịch Covid-19 chưa từng có trong lịch sử xảy ra trên toàn cầu ảnh
hưởng rất nghiêm trọng, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, hậu quả dự kiến
kéo dài nhiều năm.
3. Thành tựu và hạn chế
3.1. Thành tựu
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2020 tăng 5,7% so với năm 2019, mức
thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến
tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn thực hiện từ
nguồn ngân sách Nhà nước năm 2020 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2020,
đây là kết quả đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư cơng nhằm duy trì đà tăng
trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát tốt tại Việt Nam.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành năm 2020 ước tính đạt
2.164,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm trước và bằng 34,4% GDP (quý IV đạt
719,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5%), bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 729 nghìn tỷ
đồng, chiếm 33,7% tổng vốn và tăng 14,5%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 972,2 nghìn
tỷ đồng, bằng 44,9% và tăng 3,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đạt
463,3 nghìn tỷ đồng, bằng 21,4% và giảm 1,3%.
3.2. Hạn chế
Đối với Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020, tiến trình tái cơ cấu diễn ra
chậm làm cho chất lượng tăng trưởng thấp. Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng nhưng
chưa bảo đảm chất lượng và thiếu tính bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực chưa
cao dẫn đến năng suất lao động thấp làm cho hiệu quả và sức cạnh tranh của toàn nền

kinh tế bị hạn chế.
3.3. Nguyên nhân
14


Thể chế pháp luật về vốn đầu tư tuy đã khá động bộ nhưng vẫn một số tồn tại ảnh
hưởng đến q trình đầu tư
- Cơng tác kế hoạch, dự án đầu tư chưa tốt. Việc lập kế hoạch đầu tư không sát
với khả năng thực hiện dẫn đến phải điều chỉnh kế hoạch trong quá trình thực
hiện.
- Phân bổ vốn đầu tư chưa hợp lý, chưa có “điểm rơi” theo hướng tập trung vào
những ngành hay vùng động lực, những sản phẩm có giá trị kinh tế cao và quy
mô lớn
- Cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý với tỷ lệ đầu tư công, đầu tư từ ngân sách cịn
q cao
- Quản lý q trình đầu tư vốn còn nhiều bất cập.
CHƯƠNG II.
DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025
1. Đánh giá các điều kiện thực hiện kế hoạch
1.1. Dự báo những thuận lợi, khó khan
1.1.1. Về thuận lợi
Trên thế giới ngày nay, hịa bình và phát triển là vấn đề trung tâm của thời
đại và là một nội dung cốt lõi trong chiến lược của mọi quốc gia trên thế giới, với
mong muốn đẩy lùi chiến tranh, thiết lập một thế giới hịa bình, dân chủ và văn
minh. Cách mạng công nghiệp và hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá
trên nhiều lĩnh vực tạo ra nhiều thời cơ giúp các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trong việc hợp tác và thu hút vốn đầu tư, cũng như
tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Trong nước, thế và lực của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới đã lớn mạnh

hơn nhiều cả về quy mơ và sức cạnh tranh; tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ
mô ổn định; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng lên.
1.1.2. Về khó khăn
Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 xây dựng trong bối
cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường như cạnh tranh chiến
lược, cạnh tranh thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, thị trường, công nghệ,
nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng quyết liệt. Ngồi ra, tăng trưởng
kinh tế thế giới có khả năng chậm hơn giai đoạn trước. Ngoài ra, biến đổi khí hậu
ngày càng tăng về cả tác động và cường độ, đặc biệt nhiều loại dịch bệnh diễn ra với
15


diễn biến phức tạp, đặc biệt là đại dịch Covid 19. Phục hồi kinh tế tồn cầu có thể bị
ảnh hưởng bởi một số rủi ro sau:
Thứ nhất, đại dịch có thể tiếp tục lây lan khi triển khai vắc xin chậm trễ hoặc
không đầy đủ. Tất cả các quốc gia, bao gồm những quốc gia đã hứng chịu đợt bùng
phát dịch Covid-19 lớn nhất, vẫn chưa thể đạt mức miễn dịch cộng đồng ảnh hưởng
tới việc thực hiện các dự án đầu tư công và tư. Cụ thể, nhiều dự án bị trì trệ, chậm trễ
do quá trình lưu thơng hàng hóa, giải ngân chậm, nhân lực hạn chế ….
Thứ hai, rủi ro của các cuộc khủng hoảng tài chính gia tăng do gia tăng nợ,
hoạt động của hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng. Hỗ trợ tài chính và vay nợ của khu
vực tư nhân để chống chọi với cú sốc từ dịch Covid-19 đã làm nợ tăng cao. Mặc dù
lãi suất thấp giúp giảm thiểu rủi ro cho một số quốc gia, nhưng mức nợ tăng cao vẫn
làm tăng tính dễ bị tổn thương trước sự thay đổi điều kiện thị trường và làm cho các
cuộc khủng hoảng dễ xảy ra hơn
Thứ ba, nhiều cơng ty có nguy cơ phá sản, khiến người lao động khơng có việc
làm, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tài chính và tăng gánh nặng nợ nần.
Và ở Việt Nam cũng vậy, khơng chỉ đối phó với dịch bệnh, nền kinh tế sẽ phải
đối mặt với nhiều thách thức đến từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế chậm được
khắc phục và cũng như các vấn đề xã hội - môi trường gây áp lực đến phát triển kinh

tế xã hội như chênh lệch giàu nghèo, thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm
nhập mặn….
1.2. Đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025
Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình và kết
quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020, các nghị quyết
của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và dự báo tình hình trong nước, thế giới và khu vực
trong giai đoạn tới tác động, ảnh hưởng đến phát triển Kinh tế - xã hội của đất nước;
từ đó xác định mục tiêu phát triển của kế hoạch 5 năm 2021 -2025 phù hợp với mục
tiêu Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Có thể thấy, trong bản
kế hoạch, nhà nước tập trung nguồn vốn NSNN cho đầu tư cơ sở hạ tầng một cách có
lộ trình thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Các ngồn vốn khác như vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, vốn ODA, vốn của các thành viền kinh tế khác cũng được nhà nước đề
cao tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả.
2. Những nhân tố tác động tới thu hút vốn đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn
2021-2025
2.1. Về điều kiện tự nhiên.

16


Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi giao thương với thế giới, vừa là trung tâm
kết nối của khu vực, vừa là cửa ngõ để thâm nhập các nền kinh tế ở khu vực phía tây
Bán đảo Đơng Dương.
2.2. Về điều kiện kinh tế
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam quý I/2021 ước tính tăng
4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020, dù bị
ảnh hưởng của dịch Covid-19 ở một số địa phương cho thấy sự chỉ đạo, điều hành
quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp,
các ngành, người dân và doanh nghiệp để tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu kép
“vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”.

- Thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam ở nhóm thấp nhất trong
khu vực Đông - Nam Á. Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp lại được hưởng
nhiều ưu đãi về thuế, thị thực.
- Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam phát triển liên tục, việc liên tiếp ký kết các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như: Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến
bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên
minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam- Liên minh châu Âu
(EVIPA)… sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam.
2.3. Về điều kiện chính trị-xã hội
- Việt Nam có một mơi trường chính trị-xã hội ổn định. Với quy mô dân số lớn
và số người gia nhập tầng lớp trung lưu ngày càng tăng; lực lượng lao động trẻ và
có tính cơ động cao; chi phí lao động thấp hơn và giá thuê các khu cơng nghiệp
trung bình cũng thấp hơn 45 đến 50% so với các nước trong khu vực như Thái Lan,
Malaysia, Indonesia.
- Thể chế, luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam dần được hoàn thiện, gắn
với hội nhập, không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu
dài mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu
một cách thuận lợi.
- Ngồi ra thì việc khống chế thành công dịch Covid-19… là điểm cộng lợi thế
để Việt Nam thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI.
2.4. Về phát triển cơ sở hạ tầng
Trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025, cơ sở hạ tầng được
coi là ưu tiên kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực như giao thông và năng lượng. Vì

17



×