Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Luận văn thực trạng khả năng cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại 2 trạm y tế tỉnh khánh hòa năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THỊ ĐOAN HẠNH

H
P

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI 2 TRẠM Y TẾ TỈNH KHÁNH HÒA
NĂM 2011

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60720301

H

Hà Nội, 05/2012


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THỊ ĐOAN HẠNH

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ


H
P

KHÁM CHỮA BỆNH TẠI 2 TRẠM Y TẾ TỈNH KHÁNH HÒA
NĂM 2011

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60720301

H

Hướng dẫn khoa học: TS LÊ HỮU THỌ

Hà Nội, 05/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài “Thực trạng khả năng cung cấp và sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh tại 2 trạm y tế của tỉnh Khánh Hòa năm 2011”, đã được hoàn
thành với sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè, người thân.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy, cô trường Đại học Y tế công
cộng Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ts.Lê Hữu Thọ và cô Ths.Lê Bảo Châu đã hướng
dẫn đã tậm tâm đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong việc xây dựng ý tưởng đề tài


H
P

và hướng dẫn, hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.

Cảm ơn Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa đã tạo thuận lợi về thời gian thực
hiện Luận văn trong thời gian học tập; Lãnh đạo Trung tâm y tế thành phố Nha
Trang và huyện Diên Khánh và các Trạm Y tế xã Diên Sơn, phường Phương Sài
đã nhiệt tình hợp tác và hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các anh chị thuộc Văn phòng hợp tác nghiên cứu

U

cộng đồng, Sở Y tế Khánh Hịa đã tích cực hợp tác trong quá trình tổ chức điều
tra, thu thập và xử lý thông tin. Các bạn học viên lớp cao học khóa 14 đã động

H

viên và chia sẽ những kinh nghiệm quý báo trong quá trình học tập và làm Luận
văn.
Trân trọng!

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2012


i

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................ 1
MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU .................................................................. 3

Chương 1........................................................................................................ 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4
1.Vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu .............................. 4
2. Cơ sở lý thuyết về cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế bao gồm dịch vụ khám
chữa bệnh ....................................................................................................... 5
2.1. Các khái niệm .......................................................................................... 5

H
P

2.2. Khung lý thuyết về cung ứng và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh .......... 7
3. Các nghiên cứu về cung cấp và sử dụng dịch vụ KCB tại TYT ................... 8
3.1. Các nghiên cứu nước ngoài...................................................................... 8
3.2. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 9
Chương 2...................................................................................................... 22

U

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 22
1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 22
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 22

H

3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 23
4. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 23
5. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 25
6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................... 25
7. Các biến số nghiên cứu ............................................................................. 26
8. Một số tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu .............................. 26

9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ................................................................ 26
Chương 3...................................................................................................... 27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 27
1. Thực trạng khả năng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của các TYT ...... 27
2. Đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của các trạm y tế ... 31
3. Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại TYT........ 40


ii

4. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế
48
Chương 4...................................................................................................... 51
BÀN LUẬN ................................................................................................. 51
1. Bàn luận về khả năng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của các TYT ..... 51
2. Bàn luận về sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại TYT ...... 57
3. Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
tại trạm y tế .................................................................................................. 61
Chương 5...................................................................................................... 63
KẾT LUẬN .................................................................................................. 63

H
P

Chương 6...................................................................................................... 66
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67
Phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin tại trạm y tế............................................ 71
Phụ lục 2: Hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo TTYT huyện ........................ 82


U

Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tại TYT .................... 84
Phục lục 4: Phiếu phỏng vấn hộ gia đình về sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
tại TYT......................................................................................................... 86

H

Phụ lục 5: Các biến số nghiên cứu ................................................................ 91
Phụ lục 6: Kế hoạch nghiên cứu ..................................................................100
Phụ lục7: Kế hoạch kinh phí nghiên cứu.....................................................104


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bác sĩ

BS

Bảo hiểm y tế

BHYT

Cán bộ y tế

CBYT

Cơ sở vật chất


CSVC

Cơ sở y tế

CSYT

Chăm sóc sức khỏe

CSSK

Dịch vụ y tế

DVYT

H
P

Dược sĩ trung học
Điều tra y tế quốc gia
Hộ gia đình

DSTH

ĐTYTQG
HGĐ

Kỹ thuật viên
Khám chữa bệnh

U


Kinh tế – Xã hội
Nữ hộ sinh

KTV

KCB

KT-XH
NHS

Phòng khám đa khoa khu vực

PKĐKKV

Phỏng vấn sâu

H

PVS

Thảo luận nhóm

TLN

Thơng tư liên tịch

TTLT

Trạm y tế xã, phường


TYT

Trang thiết bị

TTB

Trung tâm y tế

TTYT

Y tế công cộng

YTCC

Y tế thôn, bản

YTTB


iv

TĨM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Củng cố và hồn thiện mạng lưới y tế cơ sở trong đó tăng cường cung cấp và
đảm bảo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) tại trạm y tế xã (TYT) là chủ
trương lớn của Nhà nước đồng thời là chiến lược ưu tiên của tỉnh Khánh Hòa trong
những năm qua. Nhằm cung cấp thông tin đầy đủ và đáng tin cậy cho việc lập kế
hoạch và quản lý dịch vụ khám chữa bệnh của tuyến xã nói riêng và của tồn tỉnh
Khánh Hồ nói chung với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ khám
chữa bệnh, nghiên cứu “Thực trạng khả năng cung cấp và sử dụng dịch vụ khám

chữa bệnh tại 2 trạm y tế của tỉnh Khánh Hòa năm 2011” đã được tiến hành từ
tháng 12/2011 đến 05/2012 nhằm trả lời các câu hỏi: (1) thực trạng khả năng cung

H
P

cấp dịch vụ KCB của các TYT hiện nay như thế nào; (2) các yếu tố nào tác động
đến khả năng cung cấp dịch vụ KCB tại các TYT; (3) lý do người dân sử dụng hoặc
không sử dụng dịch vụ KCB tại tuyến xã. Nghiên cứu được tiến hành tại 2 xã thuộc
2 huyện đại diện cho vùng nơng thơn và thành thị của Khánh Hồ. Đối tượng
nghiên cứu gồm lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện, trưởng trạm y tế xã, các cán bộ y

U

tế công tác tại TYT, đại diện 342 hộ gia đình và người bệnh trong cá hộ gia đình
này. Thiết kế nghiên cứu được sử dụng là mô tả cắt ngang kết hợp phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng.

H

Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 TYT có cơ sở vật chất và nhân lực đạt tiêu
chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tuy nhiên trang thiết bị của cả 2 trạm vẫn
không đạt tiêu chuẩn về số lượng và số loại TTB theo quy định. Số lượng thuốc để
phục vụ công tác KCB tại TYT phường Phương Sài rất thấp so với quy định chỉ có
24 loại trong khi đó TYT xã Diên Sơn số loại thuốc là 147 loại.
Kết quả lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh tại TYT tương tự như các nghiên
cứu khác trong đó người dân ở vùng nơng thơn đến KCB tại TYT cao hơn rất nhiều
so với thành thị (OR=13,2 ; p < 0,001; 95%CI = 4,96-35,3).



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trạm y tế (TYT) xã, phường, thị trấn – gọi chung là TYT thuộc hệ thống y tế
công lập là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên có thể cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu, dịch vụ khám chữa bệnh. Vào những năm cuối của thập kỷ 80 Việt
Nam được coi là một trong những nước đang phát triển có chỉ số sức khỏe khá tốt.
Sau thời kỳ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao
cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển đổi của nền
kinh tế thị trường đã kéo theo những biến đổi của hệ thống y tế. Sự ra đời của viện
phí giúp cho các cơ sở y tế tăng nguồn thu, giảm bớt gánh nặng tài chính cho nhà
nước và tạo điều kiện cho người dân có khả năng chi trả và những trường hợp cần

H
P

thiết có thể tiếp cận các dịch vụ y tế cần thiết. Tuy nhiên, viện phí khơng tránh khỏi
những bất lợi bởi lẽ do có chính sách viện phí, người nghèo sẽ rất khó hoặc khơng
có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cần thiết và nhiều trường hợp người dân đã sa
vào tình trạng nghèo đói hơn do phải bán nhà cửa và tài sản để chữa bệnh. Về phía
cơ sở y tế, đã xảy ra tình trạng q tải ở tuyến trên trong khi khơng sử dụng hết

U

nguồn lực ở tuyến dưới. Chính vì vậy việc khơi phục và nâng cao vai trị của TYT
thơng qua việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân là rất cần thiết.
Theo Luật bảo hiểm y tế, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của người dân là

H


TYT. Do đó các TYT cần có cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực ở các
trạm y tế đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh (KCB) của người dân.
Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở trong đó tăng cường cung cấp và
đảm bảo chất lượng dịch vụ KCB tại TYT là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
đồng thời là ưu tiên của tỉnh Khánh Hòa. Mạng lưới y tế tuyến xã của tỉnh Khánh
Hòa gồm có 137 TYT. Trong những năm qua mạng lưới các TYT đã được đầu tư
khá nhiều như phần lớn các TYT đều đã được xây dựng mới [26], có 115/137 TYT
đã triển khai KCB bằng BHYT. Cung cấp dịch vụ KCB của TYT tỉnh Khánh Hịa
đóng vai trị quan trọng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân đặc biệt là đối với vùng
nông thôn. Năm 2011, số lần KCB tại tuyến xã chiếm khoảng 25% tổng số lần KCB
của toàn tỉnh [21].


2

Bên cạnh những thành tựu đạt được, y tế tuyến xã hiện nay phải đối mặt với
nhiều khó khăn và thách thức. Đầu tiên phải nói đến là nhân lực y tế của tuyến xã
đặc biệt là tỷ lệ bác sĩ làm việc chính thức tại TYT rất thấp chỉ chiếm tỷ lệ 50% các
TYT có bác sĩ do khơng tuyển được bác sĩ về làm việc đồng thời còn gặp tình trạng
bác sĩ nghỉ việc hoặc chuyển cơng tác đi nơi khác. Thêm vào đó cơ sở vật chất đã
được đầu tư tuy nhiên những trang thiết bị y tế để hỗ trợ cơng tác KCB cịn thiếu
thốn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng KCB. Trước tình hình này việc đánh giá
thực trạng, những khó khăn vướng mắc và những yếu tố tác động đến hoạt động
cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của tuyến xã là cần thiết nhằm cung cấp nguồn
thông tin đáng tin cậy cho các quá trình ra quyết định về lập kế hoạch và quản lý

H
P

cho y tế tuyến xã tỉnh Khánh Hòa, nghiên cứu “Thực trạng khả năng cung cấp và

sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại 2 trạm y tế của tỉnh Khánh Hòa năm 2011”
đã được tiến hành từ tháng 12/2011 đến 05/2012. Kết quả nghiên cứu nhằm đề xuất
các chính sách giúp cho hoạt động cung cấp dịch vụ KCB tại TYT xã có chất lượng
và đạt hiệu quả cao hơn đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của

U

nhân dân.

H


3

MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng khả năng cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại
2 trạm y tế tỉnh Khánh Hòa.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1.

Đánh giá thực trạng khả năng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại 2 trạm
y tế thành thị và nơng thơn của tỉnh Khánh Hịa năm 2011.

2.2.

Đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 2

H
P


xã thành thị và nông thơn của tỉnh Khánh Hịa.

H

U


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.Vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là sự chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những
phương pháp và kỹ thuật học thực tiễn, có cơ sở khoa học và được chấp nhận về
mặt xã hội, phổ biến đến tận mọi cá nhân và gia đình trong cộng đồng, qua sự tham
gia tích cực của họ với một chi phí mà cộng đồng và quốc gia có thể đài thọ được ở
bất cứ giai đoạn phát triển nào, trên tinh thần tự lực và tự quyết. Nó là một bộ phận
hợp thành vừa của hệ thống y tế Nhà nước – mà trong đó, nó giữ vai trị trọng tâm
và là tiêu điểm chính – vừa của sự phát triển chung về kinh tế xã hội của cộng đồng.

H
P

Nó là nơi tiếp xúc đầu tiên của người dân với hệ thống y tế, đưa sự chăm sóc sức
khỏe đến càng gần càng tốt nơi người dân sống và lao động, trở thành yếu tố đầu
tiên của một q trình săn sóc sức khỏe lâu dài [30].

Mạng lưới y tế cơ sở (gồm y tế thôn/bản, xã/phường, quận/huyện/thị xã) là
tuyến y tế trực tiếp gần dân, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe


U

cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện cơng bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo,
xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự an tồn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân đối với
chế độ xã hội chủ nghĩa [1].

H

Trạm y tế xã, phường là tuyến đầu tiên trong hệ thống chăm sóc y tế ở Việt
Nam. Mỗi TYT có khoảng 5 – 10 cán bộ y tế do một bác sĩ hoặc một y sỹ phụ trách,
mỗi TYT có một dược tá phụ trách cơng tác dược, một số xã cịn có một lương y
phụ trách cơng tác y dược học cổ truyền. Ngồi ra TYT còn quản lý một mạng lưới
các cán bộ y tế thơn bản đóng vai trị rất quan trọng trong CSSKBĐ cho nhân dân
[8].

TYT thực hiện 11 nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư 08/TTLT năm 1995
trên cơ sở các nội dung Chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm các hoạt động về lập
kế hoạch chăm sóc sức khỏe, quản lý các chỉ số về sức khỏe, hoạt động chuyên môn
của y tế thôn bản và các hoạt động cung cấp dịch vụ CSSK tại TYT, tại cộng đồng
theo các lĩnh vực chuyên ngành về phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, chăm
sóc sức khỏe sinh sản, tuyên truyền giáo dục sức khỏe. Thời điểm hiện nay được


5

quy định là nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho các đối tượng có thẻ Bảo
hiểm y tế. Như vậy TYT vừa thực hiện chức năng KCB vừa thực hiện chức năng về
y tế dự phòng.
Trong nhiều năm qua công tác khám chữa bệnh tại tuyến xã, phường được

thực hiện khá tốt giải quyết được một phần gánh nặng cho tuyến trên và đem lại
hiệu quả cao trong việc đẩy lùi bệnh tật, xóa đói giảm nghèo. Các TYT cũng đã
chuyển dần hoạt động, ngồi cơng tác KCB tại trạm cịn chăm sóc sức khỏe tại gia
đình. Tuy nhiên, hiện nay các TYT đã làm tốt công tác y tế dự phịng, chăm sóc sức
khỏe trẻ em và CSSK sinh sản, nhưng hoạt động KCB của TYT còn yếu và chất
lượng chưa cao. Người bệnh tìm đến trạm y tế với những mục đích khác nhau trong

H
P

đó KCB hoặc mua thuốc chiếm 60%, còn lại chủ yếu là nhận các dịch vụ y tế dự
phòng (24%), hoặc chăm sóc sức khỏe sinh sản (19%). Khu vực thành phố là nơi có
tỷ lệ người dân đến TYT khám chữa bệnh và mua thuốc thấp nhất (28%) [4].
Trang thiết bị tại TYT cịn thiếu thốn khơng đủ để hỗ trợ cho việc công tác
khám chữa bệnh cho người dân làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám chữa

U

bệnh tại TYT. Hiện nay tại TYT xã khám chữa bệnh chủ yếu dựa vào triệu chứng
lâm sàng, thiếu phương tiện và các xét nghiệm cận lâm sàng [4] [12].
Vấn đề cung ứng thuốc để phục vụ hoạt động khám chữa bệnh tại TYT cần

H

được cung cấp kịp thời và mở rộng các chủng loại thuốc để phát huy khả năng
chuyên môn của bác sĩ làm việc tại trạm [12].
2. Cơ sở lý thuyết về cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế bao gồm dịch vụ khám
chữa bệnh

2.1. Các khái niệm


Dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch vụ liên quan tới phịng bệnh, chẩn đốn
và điều trị bệnh hoặc chương trình nâng cao, cải thiện và phục hồi sức khỏe. Chúng
bao gồm các dịch vụ y tế cá nhân và không cá nhân. Dịch vụ y tế là những chức
năng dễ thấy nhất của bất kỳ hệ thống y tế nào, cho cả những người sử dụng nói
riêng và cộng đồng nói chung [35].


6

Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi
cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn
đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận. Chữa bệnh là
việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được và thuốc đã được phép lưu
hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh [20].
Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh là việc người bệnh tiếp cận cơ sở y tế và
được thầy thuốc thăm khám về lâm sàng hoặc kết hợp cận lâm sàng hay thủ thuật
thăm dị khác nhằm mục đích chẩn đốn và điều trị bệnh.
Cung ứng dịch vụ y tế trong đó dịch vụ khám chữa bệnh là hàng đầu được coi
là chức năng chủ yếu của hệ thống y tế, có vai trò chi phối kết quả hoạt động của cả

H
P

hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả, và có chất lượng. Theo Tổ chức Y tế
thế giới, dịch vụ y tế tốt là dịch vụ có hiệu lực, an tồn, có chất lượng, được cung
cấp cho những người cần dùng, tại thời điểm và nơi hợp lý, và giảm thiểu được hao
phí nguồn lực khi cung cấp [35].

Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế trong đó khám chữa bệnh là nhiệm vụ hàng đầu


U

mang hàm ý liệu người ốm và người khỏe có điều kiện tiếp cận những dịch vụ y tế
khi họ cần hay không. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế phụ thuộc vào sự sẵn có dịch
vụ y tế, đặc thù địa lý, văn hóa, khả năng tài chính của cá nhân và cả chất lượng của

H

y tế các tuyến [16] [29]. Việc sử dụng dịch vụ y tế, tư nhân hay công lập phụ thuộc
đặc điểm kinh tế - xã hội, trình độ học vấn, văn hóa, phong tục tập qn, chính sách,
tình trạng bệnh tật của người dân và tính chất của hệ thống y tế [33].


7

2.2. Khung lý thuyết về cung ứng và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
Đầu vào

Sự hài lịng của
người bệnh
Chính sách

Nhân lực

H
P

Tài chính y tế
Hệ thống thơng

tin y tế

Cung cấp
dịch vụ

Sử dụng
dịch vụ

Tiếp cận
và sử
dụng

U

Dược, TTB y
tế, công nghệ

Quản lý và
quản trị

H

Mức độ
bệnh tật
Khoảng cách
địa lý
Y tế tư nhân
Tình trạng
kinh tế
Đặc điểm

văn hóa-xã
hội

Sơ đồ 1: Khung logic về cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh (dựa trên khung cung
ứng dịch vụ của WHO [35], khung hệ thống y tế Việt Nam của Bộ Y tế [10]


8

3. Các nghiên cứu về cung cấp và sử dụng dịch vụ KCB tại TYT
3.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Tại Parkistan, việc tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế phụ thuộc vào các yếu tố
như tình trạng kinh tế xã hội, văn hóa và chính sách. Do đó sử dụng dịch vụ y tế
công hay tư phụ thuộc vào tình trạng nhân khẩu, tầng lớp xã hội, trình độ học vấn,
văn hóa tín ngưỡng, giới tính, mức độ bệnh tật của người dân [33].
Nghiên cứu trên 3 TYT về sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại
vùng Tshwane thuộc tỉnh Gauteng Nam Phi, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối
liên quan giữa sử dụng dịch vụ tại TYT với khoảng cách và thời gian tiếp cận dịch

H
P

vụ. Những bệnh thường gặp của người dân sử dụng dịch vụ tại TYT là tiểu đường,
huyết áp, lao, hen phế quản. Phần lớn bệnh nhân được chăm sóc bởi điều dưỡng, sự
tham gia trong cơng tác khám chữa bệnh của bác sỹ là rất thấp: nhóm người bệnh
trên 45 tuổi được khám và điều trị bởi điều dưỡng (80,2%), chỉ một tỷ lệ thấp
(19,8%) được bác sỹ khám chữa bệnh; 100% trẻ em dưới 5 tuổi được chăm sóc bởi
điều dưỡng; người bệnh thuộc nhóm tuổi 16 – 25 được điều dưỡng chăm sóc với tỷ

U


lệ cao (88,1%), được khám chữa bệnh bởi bác sỹ thấp (11,9%). Kết quả nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng 83% người bệnh hài lịng với dịch vụ y tế. Có đến 90,5% người sử
dụng dịch vụ tại TYT sẽ giới thiệu người thân đến khám chữa bệnh tại TYT trong

H

trường hợp biết rằng người thân của mình bị bệnh [31].
Nghiên cứu đánh giá về hoạt động khám chữa bệnh tại TYT tiến hành ở Trung
Quốc năm 2006, kết quả các TYT này chưa thực hiện tốt chức năng của mình. Các
TYT ít được đầu tư, người dân không tin tưởng và chất lượng dịch vụ tại TYT. Kết
quả phỏng vấn đối với người dân khi được hỏi về các chức năng của TYT chỉ có
66,1% người dân biết TYT có chức năng phịng bệnh, 62,3% người dân biết TYT
có cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, 75,5% người dân biết TYT có chức năng
truyền thơng giáo dục sức khỏe, chỉ có 21,1% người dân biết tại TYT có dịch vụ
khám chữa bệnh. Người dân thích sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện hơn dù tình
trạng bệnh là nặng hay nhẹ [32].


9

3.2. Các nghiên cứu trong nước
3.2.1. Thực trạng về cung cấp dịch vụ KCB và các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng cung cấp dịch vụ KCB của các TYT
Hầu hết các nghiên cứu đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động của TYT xã đều dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của TYT xã đã được ban
hành, sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu tài
liệu sẵn có [8], [4], [5], [23]. Khả năng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại TYT
phụ thuộc vào các nguồn lực đầu vào của TYT quan trọng nhất là cơ sở vật chất,
trang thiết bị, thuốc, tài chính, đội ngũ cán bộ tại TYT.


H
P

3.2.1.1. Tình hình thực hiện chức năng KCB của các TYT

Theo Hoàng Trung Kiên (2009) tại xã Ngũ Hiệp huyện Thanh Trì thành phố
Hà Nội số lượt người bệnh đến khám chữa bệnh tại TYT 6 tháng đầu năm 2009 là
1.560 lượt, số lần khám trung bình/người dân là 0,03. Tỷ lệ người KCB tại TYT có
BHYT là 29,5% [17].

Nghiên cứu đánh giá việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ một số trạm y tế

U

xã khu vực miền núi của Viện chiến lược và Chính sách Bộ Y tế năm 2010 cho thấy
toàn bộ các TYT của 4 tỉnh trong nghiên cứu đều có thực hiện chức năng khám
chữa bệnh. Các TYT ở tỉnh Điện Biên có số lượt KCB trung bình/năm cao nhất với

H

6410 lượt/năm. Mỗi người dân của 4 tỉnh nghiên cứu được khám trung bình 1,2
lần/năm; tỉnh Cao Bằng cao nhất là 1,4 lần và tỉnh Bình Định thấp nhất là 0,9
lần/năm tuy nhiên trong số các xã khảo sát, có xã chỉ có trung bình 0,1 lượt
khám/dân/năm. Trung bình một TYT khám cho 358 lượt người/tháng, trong đó cao
nhất là các TYT ở Điện Biên khám bình quân 534 lượt và thấp nhất ở Cao Bằng là
243 lượt/tháng. Tuy nhiên, việc thực hiện chức năng KCB rất khác nhau giữa các
TYT. Trong cùng một tỉnh Điện Biên, có những TYT khám tới 1229 lượt/tháng
trong khi có trạm chỉ khám được 25 lượt/tháng, tức là có chưa đến 1 người đến
khám tại trạm trong 1 ngày. Trung bình người dân trong các xã khảo sát được khám

1,2 lượt/năm, cao gấp đôi so với quy định của chuẩn quốc gia y tế xã. Kết quả khảo
sát khả năng thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật theo danh mục phân tuyến của Bộ Y


10

tế số 23/2005/QĐ-BYT chỉ có 3 xã của tỉnh Điện Biên tự cho biết có thể thực hiện
được tồn bộ các kỹ thuật so với danh mục, chiếm tỷ lệ 3% các xã khảo sát. Một
vấn đề đáng lưu ý là tỷ lệ các TYT không biết hoặc không nắm được danh mục
phân tuyến kỹ thuật của tỉnh Kon Tum và Cao Bằng chiếm tỷ lệ khá cao 64% và
68% [28].
Theo nghiên cứu đánh giá thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ y tế tại trạm y
tế xã của Bộ Y tế năm 2011 tiến hành tại 5 tỉnh Tun Quang, Nam Định, Khánh
Hịa, Kon Tum và Sóc Trăng, số liệu thu thập cho thấy, tỉnh Kon Tum có số lượt
KCB chung bình qn thấp nhất, chỉ có 9,5 lượt KCB/ngày. Kon Tum là tỉnh thuộc

H
P

vùng Tây Nguyên, điều kiện kinh tế-xã hội cịn nhiều khó khăn, nhận thức cịn hạn
chế, tỷ lệ TYTX có bác sỹ tại 2 huyện nghiên cứu thấp nên chưa người dân đến
KCB tại TYT. Ngược lại, số lượt KCB chung của của Khánh Hịa (31,4 lượt) và
Sóc Trăng (35,6 lượt là khá cao). Tỷ lệ xã thực hiện được dưới 50% số kỹ thuật dao
động từ 66,7% (Khánh Hòa) đến 80% (Kon Tum). Các bệnh được xử lý tại trạm y
tế xã chủ yếu là bệnh nội khoa, liên quan các vấn đề đơn giản liên quan đến hơ hấp

U

(viêm họng), tiêu hóa (tiêu chảy), cám cúm thông thường, sơ cứu ban đầu. Hầu hết
các dịch vụ kỹ thuật khác, hồn tồn có thể thực hiện được (dù trạm có hoặc khơng

có bác sỹ), nhưng đều không triển khai do nhiều nguyên nhân như thiếu thiết bị để

H

thực hiện kỹ thuật, khơng có bệnh nhân, cán bộ TTY khơng làm được, quy trình
chun môn do cấp trên không cho phép TYTX thực hiện [14]
3.2.1.2. Cơ sở vật chất của TYT xã
Theo số liệu của Điều tra Y tế quốc gia 2001 – 2002, nhìn chung cơ sở vật
chất của các TYT của nước ta vẫn chưa được trang bị đầy đủ. Theo kết quả điều tra
chỉ có 57% các cơ sở y tế tuyến xã được xây dựng kiên cố, 69% có điện thường
xuyên, 40% có điện thoại, 46% có nước máy, giếng khoan hay nước mưa, 35% có
nước và dụng cụ rửa tay trong các phịng và 60% có hố xí hợp vệ sinh. Tỷ lệ xã có
cơ sở y tế xây dựng kiên cố có sự chênh lệch giữa các vùng, miền. Ở miền Bắc tốt
hơn so với miền Nam, trong khi Đồng Bằng Sơng Hồng có 84% cơ sở kiên cố,
Đơng Nam Bộ chỉ có 33%, ở miền Nam nhà chủ yếu là loại bán kiên cố [3].


11

Theo báo cáo nghiên cứu đánh giá về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động của TYT của Bộ Y tế năm 2002, nghiên cứu được thực hiện trên 70 xã
của 14 huyện thuộc 7 tỉnh ở 7 vùng sinh thái khác nhau trên cả nước là Đắc Lắc,
Đồng Tháp, Hà Nội, Khánh Hòa, Lai Châu, Thái Bình, Thanh Hóa cho thấy diện
tích trung bình của 1 TYT ở các xã đồng bằng và miền núi khá lớn từ 700 – 1.200
m 2 lớn hơn nhiều so với quy định 500 m2 đối với quy định ở khu vực này, tuy nhiên
diện tích trung bình của 1 TYT ở Hà Nội chỉ đạt 63 m 2 thấp hơn nhiều so với mức
150 m2/1 TYT theo Chuẩn quốc gia về y tế xã quy định cho khu vực thành thị.
Nghiên cứu này cũng đã thống kê số phòng chức năng của TYT. Theo Chuẩn quốc

H

P

gia về y tế xã , 1 TYT phải có 8 – 9 phịng chức năng, tuy nhiên Chuẩn này chỉ đạt
ở Thái Bình (9 phịng) và Thanh Hóa (8 phịng), do điều kiện diện tích chật hẹp nên
số phịng chức năng trung bình của 1 TYT của Hà Nội chỉ đạt 3 phòng/1 TYT [4].
Theo Viện chiến lược và Chính sách Bộ Y tế (2010) cho thấy số TYT là nhà
mái bằng kiên cố chiếm tỷ lệ 55%; TYT là nhà mái ngói chiếm 39%; các TYT là
nhà tạm chiếm tỷ lệ thấp 6%. Theo đánh giá của các trưởng trạm, tình trạng cơ sở

U

vật chất của TYT ở mức tốt chiếm 21%, ở mức chấp nhận được chiếm 41%. Số diện
tích sàn nhà và khuôn viên của TYT rất khác nhau giữa các tỉnh và trong cùng 1

H

2

2

tỉnh. Trung bình 1 TYT có 183 m sàn, 195 m sân và 6,5 phịng làm việc. Tỷ lệ
TYT có từ 1 đến 4 phịng chiếm khoảng 17%. Tỷ lệ TYT có đủ số phịng theo quy
định chỉ chiếm 16,5%. Hầu hết các tỉnh khảo sát đều có tỷ lệ TYT có đủ số phịng
theo quy định ở mức độ rất thấp: thấp nhất là Điện Biên (7,1%), tiếp theo là Cao
Bằng (11,4), sau đó là Kon Tum (13,6%) và Bình Định đạt cao nhất (37,5%) [28].
Tình hình cơ sở vật chất của TYT ở các tỉnh khác có vẻ khả quan hơn tình
hình CSVC của các tỉnh miền núi, theo nghiên cứu đánh giá thực hiện hoạt động
cung cấp dịch vụ y tế tại TYT xã của Bộ Y tế tiến hành năm 2011 được tiến hành tại
5 tỉnh Tuyên Quang, Nam Định, Khánh Hịa, Kontum và Sóc Trăng kết quả cho
thấy tỷ lệ TYT có nhà kiên cố cao nhất ở tỉnh Khánh Hòa (84,7%), thấp nhất tại

Tuyên Quang (12%), tỉnh Tuyên Quang vẫn còn tỷ lệ nhà trạm là nhà tạm khá cao
(38%), tiếp đến là Kontum (25) [14].


12

3.2.1.3. Trang thiết bị của TYT xã
Đối với trang thiết bị y tế, tùy thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ và kiến
thức chuyên môn của cán bộ y tế làm việc tại cơ sở. Ví dụ, ở thành thị bệnh nhân
hay đến bệnh viện để khám bệnh nên TYT xã, phường chủ yếu có trách nhiệm thực
hiện các chương trình y tế dự phịng như khám thai, tiêm chủng, KHHGĐ, do vậy
TTB chỉ cần ở mức cơ bản. Nhưng ngược lại, ở nơng thơn, TYT đóng vai trị quan
trọng trong việc khám chữa bệnh thông thường, đặc biệt ở miền núi, nơi mà trung
tâm y tế huyện rất xa với dân, nên TTB ở TYT cần đầy đủ hơn mới đáp ứng được
nhu cầu [3]. Bộ Y tế đã xây dựng danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu cho TYT

H
P

theo Quyết định số 437/2002/QĐ-BYT năm 2002 [6]. Để tạo điều kiện phát huy
chuyên môn cho bác sĩ, năm 2004 Bộ Y tế ban hành Quyết đinh số 1020/2004/QĐBYT về việc ban hành sửa đổi danh mục trang thiết bị y tế trạm y tế xã có bác sĩ
vào danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám
đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản [7].

Trong những năm qua hầu như các TYT của các tỉnh/thành phố Việt Nam

U

không được Ngân sách trung ương đầu tư nhiều về trang thiết bị, chỉ có sự đầu tư
rãi rác không đồng bộ bằng ngân sách tỉnh tuy nhiên không đáng kể. Thống kê sơ

bộ cho thấy các TYT đều đã có các bộ trang thiết bị cơ bản, tuy nhiên chỉ có 61,4%

H

số TYT xã được điều tra có bộ dụng cụ tiệt khuẩn hoạt động tốt. Một số dụng cụ
cần cho công tác KCB lại khơng đủ tuy nhiên có một số dụng cụ có tại TYT thì
khơng được sử dụng [4].

Theo đánh giá cuối kỳ của Dự án đầu tư 62 TYT tại Khánh Hịa cho thấy có sự
chuyển biến đáng kể của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cung cấp cho người dân so
với trước khi được đầu tư, các TYT được trang bị các TTB tối thiểu cho chuyên
khoa răng hàm mặt – mắt – tai mũi họng hoặc đông y, tuy nhiên hiện tại các TTB
trên vẫn chưa phát huy được tác dụng do thiếu cán bộ. Bên cạnh đó người dân vẫn
có nhu cầu về dịch vụ xét nghiệm thơng thường nhưng dịch vụ này cũng chưa có ở
các TYT xã mới [24].


13

Theo Viện chiến lược và Chính sách BYT (2011), đối với các TTB y tế, tỉnh
Điện Biên có 52% TYT đánh giá TTB y tế ở mức đủ, trong khi đó tỷ lệ TYT ở Bình
Định đánh giá đủ TTB chỉ chiếm 8,3%; có tới 55% số xã ở Kon Tum đánh giá tình
trạng TTB y tế ở mức thiếu. Đối với các TYT xã có bác sĩ, các TTB y tế thiếu
thường là các trang thiết bị thuộc nhóm khám điều trị chung ở tất cả các TYT xã có
bác sĩ được khảo sát đều khơng có máy điện tim, máy siêu âm chẩn đoán loại xách
tay, bộ dụng cụ rửa dạ dày, bàn tiểu phẫu; một số TYT xã thiếu máy khí dung, máy
hút điện, máy châm cứu; TTB thuộc nhóm y học cổ truyền: hầu hết các TYT xã
được khảo sát đều thiếu các TTB về y học cổ truyền. Chỉ một số xã thuộc Bình

H

P

Định được trang bị máy châm cứu, hầu hết các TYT xã đều khơng có tủ đựng thuốc
đơng y, dụng cụ sơ chế thuốc đông y và các TTB khác; Các TTB thuộc nhóm
chun khoa TMH-RHM-Mắt thì hầu hết các TYT xã đều thiếu, chủ yếu chỉ có
bảng thử thị lực, một số TYT xã có thêm loa soi 45 tai, kẹp lấy dị vật mũi, hầu hết
đều thiếu kẹp lấy dị vật trong mắt; Các TTB thuộc nhóm xét nghiệm đều khơng có
ở tất cả các TYT có bác sĩ được khảo sát; TTB thuộc nhóm khám điều trị sản phụ

U

khoa, đỡ đẻ hầu hết có đủ; Dụng cụ diệt khuẩn đủ; Nhóm thiết bị thơng dụng hầu
hết đều thiếu máy bơm và máy phát điện. Đối với các TYT xã khơng có bác sĩ, hầu
hết đều có đủ các dụng cụ cho khám điều trị chung (trừ bộ dụng cụ rửa dạ dày và bộ

H

dụng cụ thử nước tiểu, dụng cụ hàn răng, dụng cụ sơ chế thuốc đông y); hầu hết có
đủ các dụng cụ khám điều trị sản phụ khoa đỡ đẻ, dụng cụ tiệt khuẩn; thiết bị thông
dụng thiếu máy bơm nước và máy phát điện; túi y tế thơn bản và gói đỡ đẻ sạch
được cấp đủ [28].

Tương tự như kết quả khảo sát của Viện chiến lược và Chính sách, theo
nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2011, trang thiết bị y tế tại 100% TYT được điều tra
đều không đủ cả về số lượng và chủng loại. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư,
nhưng một số trang thiết bị cơ bản vẫn chưa đầy đủ như bộ dụng cụ khám răng hàm
mặt, bộ dụng cụ khám tai mũi họng, bộ cụng cụ tiểu phẫu, nồi hấp tiệt trùng. Khi
trang thiết bị không được trang bị đầy đủ sẽ hạn chế hoạt động của các bác sĩ rất
nhiều. Một số địa phương như Sóc Trăng, Khánh Hòa đã bước đầu trang bị TTB




×