Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận văn thực trạng sử dụng ma túy và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị methadone tại thành phố hải dương năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THUẬN

H
P

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MA TÚY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE
TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG NĂM 2017

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THUẬN

H
P

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MA TÚY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ


LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE
TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG NĂM 2017

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

H

PGS.TS. Hồ Thị Hiền

HÀ NỘI, 2017

TS. Vũ Đức Bình


LỜI CẢM ƠN
Hồn thành luận văn này, trước tiên tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Hồ Thị Hiền, Giảng viên trường đại học Y tế công cộng, là người thầy
hướng dẫn trực tiếp, truyền đạt kiến thức và tận tình giúp đỡ. Tơi cũng xin được gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Vũ Đức Bình, Phó Giám đốc Trung tâm phịng,
chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dương, là người hướng dẫn và hỗ trợ tôi rất nhiều trong
q trình thực hiện và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo sau đại học của
Trường Đại học Y tế Công cộng, đã luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện

H
P


thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và hồn thiện luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các cán bộ Trung tâm Phòng chống
HIV/AIDS tỉnh Hải dương, đặc biệt là tập thể cán bộ cơ sở điều trị methadone đã
tạo mọi điều kiện, giúp đỡ động viên tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đối tượng tham gia nghiên cứu đã nhiệt tình,

U

tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian điều tra thu thập số liệu tại cơ sở.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình cùng bạn bè và đồng nghiệp thân thiết, những người đã hết lịng ủng hộ,

H

động viên tơi trong suốt q trình học tập và giúp tơi vượt qua những khó khăn để
hồn thành luận văn Thạc sỹ.

Hải Dương, ngày 08 tháng 10 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Thuận


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .....................................................................................v

ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................4
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ............................................................ 4
1.2. Tình hình sử dụng ma túy và nhiễm HIV ................................................................. 5

H
P

1.3. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone .................... 9
1.4. Sử dụng ma túy trong điều trị Methadone ...................................................... 11
1.5. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng ma túy.......................................................... 13
1.6. Khung lý thuyết hành về các yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy ........ 18
1.7. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ................................................................................. 19

U

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 20

H

2.3. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................................. 20
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu..................................................... 20
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 21
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ........................................................................................ 22
2.7. Biến số nghiên cứu................................................................................................... 22
2.8. Chủ đề nghiên cứu định tính ................................................................................... 23
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................................... 23

2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ..................................... 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................25
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................................ 25
3.2. Thực trạng sử dụng ma túy trong quá trình điều trị Methadone ........................... 30
3.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng ma túy ......................................................... 32


ii

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................51
4.1. Thực trạng sử dụng ma túy trong điều trị Methadone ........................................... 51
4.2. Các yếu tố liên quan................................................................................................. 54
KẾT LUẬN ............................................................................................................65
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................67
PHỤ LỤC ...............................................................................................................71
Phụ lục 1. Phiếu phỏng vấn bệnh nhân đang điều trị Methadone ................................ 71
Phụ lục 2: Trích lục hồ sơ bệnh án trong vòng 1 tháng qua ......................................... 77
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu nhân viên y tế .................................................... 79

H
P

Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu bệnh nhân đang điều trị Methadone ................ 81
Phụ lục 5: Các biến số nghiên cứu: ................................................................................ 83
Phụ lục 6: Quy trình thu thập số liệu …………………………………………….88

H

U



iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

ARV

Thuốc điều trị kháng vi rút HIV

ATS
BCS

Các chất kích thích dạng Amphetamin (Amphetamine-type stimulants)
bao gồm Amphetamine, Methamphetamin (METH), ecstacy (thuốc lắc)
Bao cao su

BKT

Bơm kim tiêm

CDTP

Chất dạng thuốc phiện

CSĐT


Cơ sở điều trị

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

GSV

Giám sát viên

HBV

Vi rútt viêm gan B (Hepatitis B Virus)

HCV
HIV
METH

NCMT

Vi rútt viêm gan C (Hepatitis C Virus)
Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
Methamphetamin
Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone
(Methadone Maintenance Therapy)
Nghiện chích ma túy


NCV
QHTD

Nghiên cứu viên
Quan hệ tình dục

SDMT

Sử dụng ma túy

TCMT

Tiêm chích ma túy

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông
Trung tâm giáo dục lao động xã hội

MMT

TTGDLĐXH
TTPC HIV/AIDS
UNAIDS


H
P

U

H

Trung tâm phịng, chống HIV/AIDS
Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (United
Nations Program on HIV/AIDS)

VAAC

Cơ quan phòng chống Ma tuý và Tội phạm của Liên hợp quốc (United
Nations Office on Drug and Crime)
Cục Phòng, chống HIV/AIDS(Vietnam Authority of HIV/AIDS Control)

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

UNODC


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu – xã hội học của đối tượng nghiên cứu ................25
Bảng 3.2. Tuổi lần đầu và thời gian sử dụng CDTP trước điều trị Methadone ......27
Bảng 3.3. Tần suất và hình thức sử dụng ma túy trước điều trị Methadone ...........27

Bảng 3.4: Thời gian và liều điều trị Methadone của ĐTNC ...................................28
Bảng 3.5: Tác dụng phụ khi điều trị Methadone.....................................................29
Bảng 3.6: Tình trạng mắc bệnh kèm theo của ĐTNC .............................................29
Bảng 3.7: Sử dụng ma túy trong quá trình điều trị Methadone ..............................30
Bảng 3.8: Tỷ lệ sử dụng ma túy theo các đặc điểm chung của ĐTNC ...................32

H
P

Bảng 3.9: Tỷ lệ sử dụng ma túy chung theo tiền sử sử dụng ma túy ......................34
Bảng 3.10: Tỷ lệ sử dụng ma túy chung theo kết quả điều trị Methaddone ...........35
Bảng 3.11: Mơ hình hồi quy logistic đa biến tìm hiểu mối liên quan đến sử dụng ma
túy của ĐTNC .........................................................................................................37
Bảng 3.12: Tỷ lệ sử dụng Heroin theo các đặc điểm chung của ĐTNC .................39

U

Bảng 3.13: Tỷ lệ sử dụng Heroin theo tiền sử sử dụng ma túy ..............................40
Bảng 3.14: Tỷ lệ sử dụng Heroin theo kết quả điều trị Methaddone ......................41
Bảng 3.15: Mơ hình hồi quy logistic đa biến tìm hiểu các yếu tố liên quan đến sử

H

dụng Heroin của ĐTNC ..........................................................................................43
Bảng 3.16: Tỷ lệ sử dụng Methamphetamintheo các đặc điểm chung của ĐTNC .44
Bảng 3.17: Tỷ lệ sử dụng Methamphetamintheo tiền sử sử dụng ma túy ..............46
Bảng 3.18: Tỷ lệ sử dụng Methamphetamintheo kết quả điều trị Methaddone ......47
Bảng 3.19: Mơ hình hồi quy logistic đa biến tìm hiểu các yếu tố liên quan đến sử
dụng Methamphetamin của ĐTNC .........................................................................48



v

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Sử dụng ma túy xảy ra khá phổ biến trong nhóm bệnh nhân điều trị
Methadone (trên 30%). Nghiên cứu được thực hiện với hai mục tiêu: Mô tả thực
trạng sử dụng ma túy và xác định một số yếu tố liên quan đến sử dụng ma túy của
bệnh nhân điều trị Methadone tại thành phố Hải Dương năm 2017.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp định tính và định
lượng, được thực hiện từ tháng 10/2016 đến 6/2017 tại cơ sở điều trị Methadone
thành phố Hải Dương trên 248 bệnh nhân được chọn theo phương pháp chọn mẫu
toàn bộ bệnh nhân đang được điều trị từ 3 tháng trở lên. Số liệu định lượng được

H
P

phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Các phương pháp được áp dụng phân tích là
thống kê mơ tả, kiểm định khi bình phương, và mơ hình hồi quy logistic đa biến.
Số liệu định tính được thu thập qua phỏng vấn sâu, các thơng tin được ghi lại tồn
bộ dưới dạng Ms Word và được phân tích theo các chủ đề không sử dụng phần
mềm.

U

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sử dụng ma túy nói chung trong nhóm bệnh
nhân khá cao 37,9%, trong đó khoảng một phần ba bệnh nhân còn sử dụng Heroin
(29,4%), sử dụng Methamphetamin 11,7%, ma túy khác bao gồm thuốc lắc và hồng

H


phiến 5,2%. Các yếu tố liên quan đến sử dụng Heroin bao gồm các yếu tố khơng có
việc làm, có người thân/bạn bè hiện đang sử dụng ma túy, thời gian sử dụng ma túy
trước điều trị Methadone trên 10 năm, tần suất sử dụng Heroin/ngày trước điều trị
Methadone từ 3 lần/ngày trở lên, liều điều trị Methadone dưới 60mg/ngày, thời gian
điều trị Methadone dưới 1 năm, không tuân thủ điều trị. Các yếu tố liên quan đến sử
dụng Methamphetamin bao gồm tuổi lần đầu sử dụng ma túy dưới 25 tuổi, liều điều trị
Methadone trên 60mg/ngày, thời gian điều trị trên 1 năm.


vi

Để giảm tỷ lệ sử dụng Heroin và Methamphetamintrong nhóm bệnh nhân điều trị
Methadone: 1/ Cần tăng cường tư vấn cho bệnh nhân về những ảnh hưởng của sử dụng
Methamphetamine trong điều trị Methadone đặc biệt với những bệnh nhân điều trị với
liều Methadone cao; 2/ Bổ sung test phát hiện Methamphetamine tại cơ sở điều trị
Methadone; 3/ Kê liều Methadone thích hợp với từng giai đoạn điều trị và kết hợp với
can thiệp tư vấn tâm lý đặc biệt đối với những bệnh nhân có thời gian sử dụng ma túy
trước điều trị trên 10 năm, tần suất sử dụng ma túy trước điều trị trên 3 lần/ngày.

H
P

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sử dụng ma túy có ảnh hưởng nghiêm trọng khơng chỉ đến tình trạng sức khỏe
của người sử dụng mà cịn ảnh hưởng đến người thân, gia đình và tồn xã hội. Theo
ước tính của Tổ chức phịng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC),
năm 2015 có khoảng 247 triệu người, tương đương với 5% dân số thế giới trong độ
tuổi từ 15 – 64 đã từng sử dụng ma túy. Trong đó, có đến khoảng 18,3 triệu người sử
dụng cocain; 17,4 triệu người sử dụng thuốc phiện và khoảng 35,7 triệu người sử
dụng các chất kích thích dạng Amphetamine (ATS) tương đương với số người sử
dụng cocain và thuốc phiện gộp lại [41].
Tại Việt Nam, sử dụng heroin và thuốc phiện vẫn là phổ biến nhất. Tuy

H
P

nhiên sử dụng ATS bắt đầu tăng từ năm 2003, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng. Trong đó, Methamphetaminlà loại ATS được
sử dụng phổ biến nhất đứng thứ hai sau heroin. Tỷ lệ NCMT sử dụng ma tuý
Methamphetamintại ba thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng
năm 2013 báo cáo lên đến 81,7% [4]. Dịch HIV tại Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất

U

trong nhóm TCMT, với tỉ lệ lây nhiễm HIV là 9,3% và chiếm 45% số người nhiễm
HIV [3].

Để giảm thiểu tác hại do ma túy gây ra, chương trình điều trị thay thế nghiện

H

các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone (MMT) ở Việt Nam được triển khai thí
điểm vào năm 2008 tại Hải Phịng và thành phố Hồ Chí Minh, điều trị cho 965

người nghiện chích ma túy. Chương trình điều trị Methadone đã chứng tỏ rất có
hiệu lực giúp làm giảm mạnh việc sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm tần suất tiêm
chích, tỉ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm (BKT) và nguy cơ lây truyền HIV, giảm
các hoạt động phạm pháp, xung đột với gia đình, xã hội và tái hòa nhập với cộng
đồng, tăng cường chất lượng cuộc sống [4]. Vì vậy chương trình điều trị Methadone
đã được nhân rộng nhanh chóng trong những năm qua, tính đến cuối năm 2016 có
57/61 tỉnh thành trên cả nước đã triển khai chương trình này cung cấp dịch vụ cho
cho 44.479 người bệnh [3].
Ngoài những kết quả đã đạt được, chương trình điều trị Methadone hiện nay
vẫn cịn có một số kết quả cần quan tâm đó là tỉ lệ bỏ trị cao 25,5% [6]; không tuân


2

thủ điều trị, bỏ liều, sử dụng lại Heroin và đặc biệt hơn là bệnh nhân MMT chuyển
sang sử dụng ma túy Methamphetaminkết hợp với điều trị Methadone có xu hướng
gia tăng [42]. Hơn nữa, một trong những mục tiêu của điều trị Methadone là nhằm
can thiệp giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV, khi bệnh nhân Methadone chuyển sang sử dụng
ma túy đá, nguy cơ cao dẫn đến quan hệ tình dục khơng an tồn ở nhóm này làm
tăng mạnh nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Trong bối cảnh kinh phí dành cho cơng tác phịng, chống HIV/AIDS bị giảm mạnh
do tài trợ quốc tế cắt giảm trong những năm gần đây, nguy cơ lây nhiễm HIV trong
nhóm này sẽ trở thành thách thức trong cơng cuộc phịng chống HIV/AIDS.
Do vậy, để nâng cao hiệu quả điều trị Methadone, tìm hiểu thực trạng sử

H
P

dụng Heroin và ma túy Methamphetamintrong nhóm bệnh nhân MMT chúng tôi
tiến hành nghiên cứu "Thực trạng sử dụng ma túy và một số yếu tố liên quan ở

bệnh nhân điều trị Methadone tại thành phố Hải Dương năm 2017" được thực hiện
nhằm trả lời câu hỏi (1) Thực trạng sử dụng các loại ma tuý trong nhóm bệnh nhân
điều trị Methadone như thế nào? (2) Yếu tố nào là yếu tố có liên quan? Việc phân

U

tích và trả lời các câu hỏi trên là bằng chứng quan trọng trong việc đưa ra một số
giải pháp hiệu quả trong điều trị các chất gây nghiện tại cơ sở điều trị Methadone.

H


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng sử dụng ma túy trong nhóm bệnh nhân điều trị Methadone tại
thành phố Hải Dương năm 2017.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sử dụng ma tuý ở bệnh nhân điều trị
Methadone tại thành phố Hải Dương năm 2017.

H
P

H

U


4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
- Chất ma tuý là các chất gây nghiện được quy định trong các danh mục do
Chính phủ ban hành [2].
- Chất dạng thuốc phiện (opiats, opioid) là tên gọi chung cho nhiều chất như
thuốc phiện, morphine, heroin, methadone, buprenorphine, codein, pethidine,
fentanyle, có biểu hiện lâm sàng tương tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận
tương tự ở não [2].
- Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma tuý và bị lệ thuộc vào các
chất này [2].

H
P

- Hành vi sử dụng ma túy: Hành vi SDMT của bệnh nhân được xác định nếu
bệnh nhân có bất kỳ một trong các điều kiện sau đây trong vòng 1 tháng trước khi
đánh giá: 1) tự báo cáo có SDMT, hoặc 2) dương tính với xét nghiệm nước tiểu các
chất dạng thuốc phiện (CDTP)

- Hội chứng cai là trạng thái phản ứng của cơ thể khi cắt hoặc giảm chất ma

U

tuý đang sử dụng ở những người nghiện ma tuý. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng
cai khác nhau phụ thuộc vào loại ma tuý đang sử dụng [2].

- ATS: Các chất kích thích dạng Amphetamine: Theo UNODC, ATS là một

H


nhóm chất kích thích được tổng hợp từ Amphetamin bao gồm Amphetamine,
Methamphetamin (METH), ecstacy (thuốc lắc) [39].
- Methamphetamin(Crystal Methamphetamin) thực chất là METH ở dạng
tinh thể [38].

- Methadone: là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các
CDTP khác, nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và khơng gây
khối cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần
sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai. Methadone có
độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài [2].
- Chương trình điều trị Methadone gọi tắt là MMT (Methadone Maintenance
Therapy): Chương trình điều trị cho người nghiện các CDTP, thường được thực
hiện tại một phòng khám ngoại trú. Chương trình này sử dụng một loại thuốc dạng


5

thuốc phiện tổng hợp, thường là Methadone hoặc LAAM (Levo-Alpha
AcetylMETHadol), dùng bằng đường uống trong một thời gian dài, đủ liều để ngăn
chặn hội chứng cai, ngăn chặn những tác động của việc sử dụng thuốc phiện bất
hợp pháp, và giảm sự thèm muốn thuốc phiện [2].
1.2. Tình hình sử dụng ma túy và nhiễm HIV
1.2.1. Tình hình sử dụng ma tuý và nhiễm HIV trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sử dụng ma túy trên thế giới
Trong những năm qua, mặc dù các nước trên thế giới đã có nhiều nỗ lực
trong cơng tác phịng, chống ma túy nhưng tệ nạn ma túy và hoạt động của các loại
tội phạm ma túy vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Theo UNODC tính đến hết năm

H
P


2015, tồn thế giới có khoảng 247 triệu người trong độ tuổi từ 15 - 64 sử dụng ma
túy, chiếm khoảng 5% dân số thế giới. Trong các loại ma túy được sử dụng, cần sa
có số người sử dụng nhiều nhất 182,5 triệu người; tiếp đến là các loại ma t tổng
hợp, ước tính có khoảng 35,7 triệu người sử dụng trong năm qua; đứng thứ ba là
nghiện các chất dạng thuốc phiện 33 triệu người; số người sử dụng thuốc lắc là 19,4

U

triệu người và cuối cùng là số người sử dụng cocain18,3 triệu người [41].
Đông Nam Á là nơi chịu liên quan nặng nề nhất bởi ATS nói chung và
Methamphetamine (METH) nói riêng. Việc giảm cầu và cung ma túy tổng hợp đang

H

là thách thức ở khu vực này. METH tiếp tục thống trị thị trường ma túy tổng hợp tại
khu vực Đông và Đông Nam Á. Từ năm 2009 đến năm 2014, số lượng METH bắt
giữ ở Đông và Đông Nam Á gần như tăng gấp bốn lần chủ yếu dưới dạng viên và
dạng tinh thể. METH dạng tinh thể đang trở thành mối quan tâm ngày càng tăng ở
khu vực này. Số người dùng tinh thể Methamphetamine đăng ký điều trị năm 2013
so với năm 2012 ở Philippines khoảng 75% tăng 25%; Trung Quốc chiếm 70% số
tăng hơn 40%; Indonesia chiếm 25%, nhưng so với năm 2012 tăng gần 80% [40].
Sử dụng METH có tác dụng kích thích hoạt động tình dục, làm tăng nguy cơ
chấn thương từ giao hợp kéo dài và không sử dụng Bao cao su (BCS). Thậm chí
cịn đáng lo ngại hơn người sử dụng METH có sự tin tưởng vào đối tác quan hệ tình
dục thường xuyên của họ, cùng với trạng thái ảo giác là những lý do dãn đến tỷ lệ


6


sử dụng bao cao su thấp làm tăng nguy cơ lây truyền HIV và các bệnh truyền nhiễm
lây qua đường tình dục khác cho bạn tình thường xuyên [42].
1.2.1.2. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới
Theo ước tính của Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS
(UNAIDS), đến cuối năm 2016 trên tồn cầu có khoảng 35,3 triệu người nhiễm
HIV, khoảng 0,8% người trưởng thành trong độ tuổi từ 15-49 trên toàn thế giới
sống chung với HIV. Ước tính mỗi năm có khoảng 2 triệu người nhiễm HIV mới
[26]. Số trường hợp tử vong do AIDS trên toàn thế giới giảm đều, từ đỉnh điểm 2,3
triệu người năm 2005 xuống còn khoảng 1,6 triệu năm 2012 (giảm 24%) [25]. Kết
quả trên cho thấy hiệu quả của những nỗ lực triển khai chương trình điều trị ARV,

H
P

chương trình tiếp cận cộng đồng, chương trình bao cao su, chương trình bơm kim
tiêm, đặc biệt là chương trình điều trị Methadone giảm đáng kể tỷ lệ sử dụng Bơm
kim tiêm chung góp phàn giảm mạnh tỷ lệ nhiễm HIV mới trong nhóm tiêm chích
ma túy [20, 25].

1.2.2. Tình hình sử dụng ma túy và nhiễm HIV tại Việt Nam

U

1.2.2.1. Tình hình sử dụng ma túy tại Việt Nam

Nghiện ma tuý tại Việt Nam có chiều hướng giảm nhưng vẫn đang diễn biến
rất phức tạp. Heroin vẫn là loại ma túy được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên việc

H


sử dụng Methamphetamine cũng đang tăng lên nhanh chóng. Theo Bộ Cơng an,
tính đến cuối năm 2016 cả nước có gần 211.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản
lý, tăng hơn 10.600 người (5,3%) so với năm 2015, trong đó số người sử dụng
heroin chiếm tới 72%, tiếp theo là ma túy tổng hợp: 14,5%; thuốc phiện 6%; cần sa:
1,5%; loại khác: 6,0% [5]. Trong số người nghiện thống kê được, nam giới chiếm
96%; nữ giới: 4%; dưới 16 tuổi chiếm 2,2%; từ 16 đến dưới 30 tuổi: 47,8%; từ 30
tuổi trở lên: 50%. Đặc biệt, số lượng người sử dụng ma túy Methamphetaminđang
trở thành vấn đề đáng quan tâm hơn cả và đang gia tăng ở vùng nông thôn [5].
Trong năm 2016, cả nước đã phát hiện, điều tra hơn 19.000 vụ, bắt hơn
31.000 đối tượng tội phạm về ma túy, thu giữ hơn 600kg Heroin, hơn 92 kg thuốc
phiện, 1,6 kg cỏ Mỹ. Ma túy tổng hợp được vận chuyển từ Lào về Việt nam tăng
nhanh chóng gấp 4,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái [5].


7

1.2.2.2. Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên năm 1990 tại thành phố Hồ Chí
Minh, tính đến cuối năm 2015, tồn quốc có 227.154 người nhiễm HIV đang cịn
sống và có trên 86.716 người nhiễm HIV đã tử vong. Trong năm 2015 cả nước xét
nghiệm phát hiện 10.195 trường hợp nhiễm HIV mới, 2.130 người nhiễm HIV tử
vong. Theo ước tính, cả nước hiện có khoảng 254.000 người nhiễm HIV cịn sống,
mỗi năm có khoảng 12.000-14.000 trường hợp nhiễm HIV mới [3]. Trong số những
người mới phát hiện nhiễm HIV năm 2015, nữ chiếm 34,1%, nam chiếm 65,9%, lây

H
P

truyền qua đường tình dục chiếm 50,8%, lây truyền qua đường máu chiếm 36,1%,
mẹ truyền sang con chiếm 2,8%, không rõ chiếm 10,4%. Có thể thấy xu hướng lây

truyền HIV tăng ở nữ giới và tăng qua đường quan hệ tình dục. So sánh số liệu
nhiễm HIV/AIDS, tử vong báo cáo năm 2014, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện
mới giảm 13%, số người nhiễm HIV tử vong giảm 1% [3].

U

Kết quả giám sát trọng điểm năm 2015, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện
chích ma túy là 9,3%, phụ nữ bán dâm 2,7% và MSM là 5,2%. Các yếu tố nguy cơ
lây truyền HIV ở Việt Nam giai đoạn hiện nay vẫn là lây truyền HIV trong nhóm

H

nghiện chích ma túy và từ nhóm nghiện chích ma túy nhiễm HIV sang vợ bạn tình
của họ [3].

1.2.3. Tình hình sử dụng ma túy và nhiễm HIV tại Hải Dương
1.2.3.1. Tình hình sử dụng ma túy tại Hải Dương
Số người nghiện ma túy tại tỉnh Hải Dương có hồ sơ quản lý đến cuối năm
2016 là 3456 người. Trong đó số người đang quản lý tại cộng đồng là 2925 người,
tại trung tâm cai và sau cai là 375 người, tại trại giam là 156 người. Nam giới chiếm
99% số người nghiện đang quản lý (3427 người). Số người nghiện ma túy quản lý
được ở cộng đồng tập trung chủ yếu ở: thành phố Hải Dương (596 người), Kinh
Môn (534 người), Kim Thành (335 người) và Thanh Hà (268 người) [5]. Số người
đang được điều trị Methadone là 823 người [3].


8

Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT tại Hải Dương có xu hướng giảm trong
những năm gần đây nhưng TCMT vẫn là một trong những nguyên nhân chính của

lây nhiễm HIV tại tỉnh: Tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện là người nghiện
chích ma túy tại Hải Dương chiếm 43%, tiếp đến là nhóm đối tượng tình dục khác
giới chiếm 48%[11].
Trong thời gian vừa qua, tỉnh Hải Dương đã có nhiều nỗ lực trong việc giáo
dục, truyền thơng sức khỏe nhằm nâng cao hiểu biết của người dân nói chung và
của các nhóm dân cư có nguy cơ cao nói riêng về HIV/AIDS và các bệnh lây truyền
qua đường tình dục. Đặc biệt là tăng cường đẩy mạnh các chương trình can thiệp
phịng chống lây nhiễm HIV như phát BCS, BKT miễn phí và triển khai điều trị

H
P

thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại 8 huyện/thành phố/thị xã.
Các chương trình này góp phần đáng kể vào việc tăng tỷ lệ sử dụng BCS khi quan
hệ tình, giảm tỷ lệ sử dụng BKT chung trong nhóm TCMT. Một trong những mục
tiêu của chương trình điều trị Methadone nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV qua
đường tiêm chích ma túy.

U

Tuy nhiên, hiện nay có tình trạng bệnh nhân Methadone ngồi sử dụng
Heroin có nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích thì bệnh nhân cịn sử dụng
ma túy tổng hợp trong suốt quá trình điều trị [35, 37, 42]. Ma túy tổng hợp được sử

H

dụng cả bằng đường hút và đường tiêm chích. Do đó đây là vấn đề cần phải được
quan tâm và can thiệp kịp thời, nếu khơng, nguy cơ lây nhiễm HIV tại nhóm này
khá phức tạp không chỉ lây nhiễm qua đường tiêm chích mà cịn tăng cao nguy cơ
lây nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục.

1.2.3.2. Tình hình nhiễm HIV tại Hải Dương
Tính đến cuối năm 2016, lũy tích số người nhiễm HIV trên địa bàn toàn tỉnh
là 4.644 người, số bệnh nhân chuyển AIDS là 2.904 người và đã có 1.607 trường
hợp tử vong do AIDS. Số trường hợp nhiễm HIV còn sống hiện được quản lý tại
Hải Dương là 1.827 người. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn tỉnh theo số báo cáo là 167 người
trên 100.000 dân. Thành phố Hải Dương vẫn là địa phương có số người nhiễm HIV
hiện cịn sống cao nhất tồn tỉnh (472 người), tiếp đến là thị xã Chí Linh (287
người), thứ 3 là huyện Kinh Môn (246 người) [11].


9

Trong năm 2016, toàn tỉnh xét nghiệm phát hiện mới 82 trường hợp nhiễm
HIV, 89 bệnh nhân AIDS; và có 18 người tử vong do AIDS. Đơn vị có số trường
hợp nhiễm HIV mới phát hiện dương tính lớn nhất năm 2016, bao gồm huyện Gia
Lộc 18 người, thị xã Chí Linh 12 người. thành phố. Hải Dương 10 người [11].
Tỷ lệ người nhiễm HIV mới được phát hiện cao nhất ở nhóm tuổi từ 20-39
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 73%, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện là nữ tiếp tục
gia tăng trong năm 2016 [11].
Tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện lây truyền qua đường tình dục ngày
càng gia tăng 54%, lây truyền qua đường máu có xu hướng giảm 45% [11].
1.3. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone

H
P

1.3.1. Chương trình điều trị Methadone tại Việt Nam

Chương trình điều trị Methadone bắt đầu được thí điểm ở Việt Nam từ năm
2008 tại Hải Phịng và thành phố Hồ Chí Minh cung cấp dịch vụ cho 965 người

nghiện chích ma túy và đến tháng 3 năm 2016 mở rộng lên 242 cơ sở điều trị tại
57/61 tỉnh thành cung cấp dịch vụ cho cho 44.479 người bệnh tương đương 54,39

U

% chỉ tiêu Chính phủ đề ra [3, 4].

Theo đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone: Tỷ lệ điều trị duy trì và tuân thủ cao

H

82,3% sau hai năm; Giảm sử dụng ma túy, bệnh nhân còn sử dụng ma túy 19 – 26%
sau khi tham gia điều trị trên 6 tháng; Tăng chất lượng cuộc sống, tỷ lệ phần trăm
bệnh nhân ghi nhận có chất lượng cuộc sống ở mức tốt hoặc rất tốt tăng từ xấp xỉ
16% tại thời điểm bắt đầu lên 55% sau 3 tháng điều trị; giảm nguy cơ lây truyền
HIV, tỷ lệ bệnh nhân tự báo cáo có tiêm chích ma túy giảm từ 87% tại thời điểmbắt
đầu nghiên cứu xuống 50% giữa tháng thứ 6 và tháng thứ 12. Tỷ lệ dùng chung
bơm kim tiêm cũng giảm từ 2% xuống còn 0% trong khoảng thời gian tương ứng.
Việc sử dụng bao cao su cũng tăng trong số những người tham gia nghiên cứu, đặc
biệt khi quan hệ tình dục với mại dâm; Tăng tỷ lệ có việc làm, các bệnh nhân tìm
được cơng việc toàn thời gian tăng từ 42% tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu lên
54% sau 12 tháng. Tỷ lệ này đặc biệt tăng rõ ràng đối với các bệnh nhân có thời
gian điều trị dài hơn [4].


10

1.3.2. Chương trình điều trị Methadone tại Hải Dương
Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng

Methadone được triển khai từ tháng 11/2010 tại Trung tâm Phịng chống HIV/AIDS
tỉnh Hải Dương. Tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh triển khai 8 cơ sở điều trị
Methadone bao gồm thành phố Hải Dương tại TTPC HIV/AIDS, TTYT thị xã Chí
Linh, TTYT huyện Kim Thành, TTYT huyện Kinh Mơn, TTYT huyện Gia Lộc,
TTYT huyện Thanh Miện, TTYT huyện Tứ Kỳ, TTYT huyện Thanh Miện và
TTYT huyện Thanh Hà cung cấp dịch vụ cho 819 người. Từ nay đến năm 2020,
tỉnh Hải Dương tiếp tục mở các cơ sở điều trị mới tại các huyện tiếp theo để phục
vụ nhu cầu cho người TCMT trên địa bàn toàn tỉnh [11].

H
P

1.3.3. Các giai đoạn điều trị Methadone
1.3.3.1.

Đánh giá ban đầu

Sau khi nộp đơn đăng ký, bệnh nhân sẽ được bác sỹ và tư vấn viên y tế đánh
giá toàn diện nhằm kiểm tra sức khoẻ và đánh giá về mặt tâm lý-xã hội. Điều này sẽ
quyết định liệu bệnh nhân có phù hợp để tham gia chương trình điều trị Methadone

U

hay không và xác định liều khởi đầu cho bệnh nhân. Q trình này có thể kéo dài từ
vài ngày đến vài tuần. Trong quá trình này, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ và cung cấp
thơng tin về chương trình điều trị Methadone, và gia đình bệnh nhân cũng được mời

H

để cùng tham gia các buổi tư vấn và cung cấp thơng tin [2].

1.3.3.2.

Giai đoạn dị liều

Trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ bắt đầu từ liều thấp, từ 15 – 30 mg/ngày
(trung bình là 20 mg/ngày) tùy thuộc vào độ dung nạp chất dạng thuốc phiện của
người bệnh. Vì thế, bệnh nhân có thể vẫn gặp các triệu chứng cai do liều Methadone
thấp. Thường sau 3-5 ngày bệnh nhân sẽ cảm thấy được tác dụng của Methadone và
sau khoảng 3 tuần bệnh nhân sẽ cảm thấy quen với Methadone, khi mà cơ thể của
bệnh nhân đã thay đổi phù hợp với liều Methadone dùng hàng ngày [2].
1.3.3.3.

Giai đoạn ổn định

Khi liều Methadone mà bệnh nhân dùng hàng ngày khiến bệnh nhân khơng
cịn hội chứng cai, làm giảm đáng kể sự thèm nhớ ma túy và khơng cịn cảm thấy
phê sướng khi sử dụng lại ma túy, bệnh nhân đã bước vào giai đoạn “ổn định” với


11

liều duy trì phù hợp. Liều điều trị duy trì tùy thuộc từng bệnh nhân, tùy thuộc mức
độ nghiện và điều trị kết hợp các bệnh khác như điều trị Lao, ARV … Liều duy trì
thường từ 60 – 80mg/ngày, liều duy trì thấp nhất 15mg/ngày, liều cao nhất có thể
lên tới 200 – 300mg/ngày đặc biệt là những bệnh nhân đang điều trị ARV kèm theo
do thuốc ARV tương tác với Methadone làm tăng chuyển hóa Methadone, cá biệt
có những người bệnh liều cao hơn 300mg/ngày [2].
1.3.4. Tác dụng phụ của Methadone
Các tác dụng không mong muốn của điều trị Methadone bao gồm: rối loạn
giấc ngủ, nôn và buồn nơn, táo bón, khơ miệng, tăng tiết mồ hơi, giãn mạch và

ngứa, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, chứng vú to ở nam giới, suy giảm tình dục bao

H
P

cả gồm liệt dương, giữ nước và tăng cân [2].

1.4. Sử dụng ma túy trong điều trị Methadone

Mục tiêu của chương trình điều trị Methadone nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm
HIV qua đường tiêm chích ma túy. Nhưng hiện nay có tình trạng bệnh nhân
Methadone ngồi sử dụng heroin cịn sử dụng ma túy tổng hợp trong quá trình điều

U

trị, và tại các cơ sở điều trị mới chỉ trang bị test xét nghiệm phát hiện heroin mà
chưa được trang bị test xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp.

Hơn thế nữa, khi sử dụng Methadone thì heroin mất tác dụng, nhưng lại

H

không làm giảm độ phê của ma túy tổng hợp. Vì thế điều này có thể gợi ý cho thấy
bệnh nhân điều trị Methadone có tác dụng dừng sử dụng heroin, nhưng lại chuyển
sang dùng ma túy mới nổi khác đặc biệt là ma túy Methamphetaminkhông bị mất độ
phê khi kết hợp với Methadone.
Trên thế giới, tỷ lệ sử dụng heroin ở bệnh nhân điều trị Methadone khá phổ
biến với những bệnh nhân điều trị dưới 6 tháng là 67%, từ 6 tháng đến 4,5 năm là
23%, trên 4,5 năm chỉ còn 8% [15]. Tại New Yok vẫn còn 44% bệnh nhân còn sử
dụng heroin trong năm đầu tiên điều trị MMT, và tỷ lệ này sau 3 năm điều trị giảm

xuống còn 24% [30]. Nghiên cứu của Simpson và Sells cho thấy, tỷ lệ sử dụng
heroin của bệnh nhân là 18% [16].
Hiệu quả điều trị MMT nhìn thấy rõ đó là giảm tỷ lệ sử dụng Heroin trong
nhóm bệnh nhân, nhưng một thực tế đáng quan tâm đó là bệnh nhân có xu hướng



×