Tải bản đầy đủ (.docx) (265 trang)

Đảng lãnh đạo thực hiện các khả năng hoà bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.71 MB, 265 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CÁC KHẢ NĂNG HÒA BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CÁC KHẢ NĂNG HÒA BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)
Ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 9229015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà



2. TS. Phạm Thị Kim Oanh

HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, không
trùng lắp, sao chép của bất cứ ai. Các số liệu, kết luận trong luận án đảm bảo
tính khách quan, trung thực, có nguồn rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Lệ Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................................................................................8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án....................................8
1.2. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã tổng quan và
những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết........................................................35
Chương 2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN KHẢ NĂNG HỒ BÌNH
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN
1954-1967.......................................................................................................38
2.1. Những yếu tố tác động đến nhận thức của Đảng lãnh đạo thực hiện
khả năng hồ bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước...........................38
2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện khả năng hồ bình của Đảng từ

năm 1954 đến năm 1967.................................................................................50
Chương 3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN KHẢ NĂNG HỒ BÌNH
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN
1968-1975.......................................................................................................83
3.1. Bối cảnh tình hình....................................................................................83
3.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng thực hiện khả năng hồ bình giai
đoạn 1968-1975................................................................................................91
Chương 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM TỪ QUÁ TRÌNH ĐẢNG
LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN KHẢ NĂNG HỒ BÌNH TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)........................................115
4.1. Nhận xét.................................................................................................115
4.2. Một số kinh nghiệm...............................................................................140
KẾT LUẬN...................................................................................................158
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............................................................163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................164
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCHTƯ

: Ban Chấp hành Trung ương

BCT

: Bộ Chính trị

DCCH


: Dân chủ Cộng hồ

ĐQ

: Đế quốc

HNTƯ

: Hội nghị Trung ương

LĐVN

: Lao động Việt Nam

MTDTGP

: Mặt trận Dân tộc Giải phóng

TTC

: Tổng tiến cơng

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

“Khơng có gì q hơn độc lập tự do” là lẽ sống của nhân dân Việt
Nam và mục tiêu của độc lập tự do chính là hồ bình, thống nhất Tổ quốc
và tồn vẹn lãnh thổ. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều nỗi đau,
mất mát do chiến tranh, chính vì thế nhân dân Việt Nam luôn cố gắng để
đạt được hồ bình, độc lập, thống nhất mà khơng xảy ra chiến tranh. Chiến
tranh là giải pháp cuối cùng nếu phải chọn lựa. Và mỗi cuộc chiến tranh
xảy ra đều chứa đựng các khả năng kết thúc nhanh hay chậm, bằng biện
pháp chính trị, qn sự hoặc ngoại giao, điều đó phụ thuộc vào nhận thức,
đánh giá tình hình của các bên.
Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7-1954), “ĐQ Mỹ đã
nhảy vào miền Nam thay chân Pháp, hòng chia cắt lâu dài nước ta, âm mưu
biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự, nơi thử nghiệm chính sách
thực dân mới, phịng tuyến ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội tràn
xuống Đông Nam Á” [209, tr.5]. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, nhân dân Việt Nam phải đương đầu với một kẻ thù có tiềm lực kinh tế,
quân sự lớn mạnh và chủ trương chống Cộng đến cùng, đồng thời không thi
hành Hiệp định Giơnevơ. Chính vì thế, đây là cuộc kháng chiến trường kỳ,
gian khổ và ác liệt. Kế thừa những kinh nghiệm quý báu của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng lãnh đạo quân và dân Việt Nam
tiến hành kháng chiến toàn diện, đánh địch bằng ba mũi giáp công, trên cả ba
vùng chiến lược, đặc biệt là kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao
để giành thắng lợi. Trong đó, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh đấu tranh qn sự để
mở ra khả năng hồ bình bằng việc ký Hiệp định Pari và Hiệp định Pari được
ký kết lại mở ra cơ hội kết thúc chiến tranh bằng đòn quân sự.
Nhận thức trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) có
thời cơ, có cơ hội hồ bình, có khả năng hồ bình, tuy nhiên luận án tập trung
tìm hiểu, làm rõ khả năng hồ bình và Đảng lãnh đạo thực hiện khả


năng hồ bình đó như thế nào? Khả năng là tổng thể các tiền đề của hiện thực

mới, là cái có thể xuất hiện và sẽ xảy ra khi có điều kiện thích hợp; khả năng
sinh ra từ hiện thực, gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người và thành
công khi con người nhận thức được xu hướng biến đổi của khách quan để
hiện thực hoá những khả năng đó. Cịn thực hiện là làm cho thành sự thật
bằng việc làm, hành động cụ thể. Khả năng khác với thời cơ và cơ hội; thời
cơ là điều kiện khách quan thuận lợi xuất hiện trong một thời gian ngắn, nếu
không nhận thức, tận dụng được thời cơ và trên cơ sở đó chuẩn bị đầy đủ các
điều kiện chủ quan thì thời cơ sẽ trơi qua; cơ hội là hồn cảnh thuận lợi cụ thể
có được do khách quan đưa lại để có thể thực hiện điều mong muốn, dự định.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Đảng lãnh đạo
thực hiện các khả năng hồ bình trên hai phương diện: thứ nhất là nỗ lực thực
hiện một cách hiệu quả các khả năng do khách quan đem lại, thứ hai là chủ
động làm xuất hiện các khả năng, thông qua hoạt động thực tiễn biến khả
năng thành hiện thực để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, đi đến hồ bình.
Trong q trình lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến, trên cơ sở
phân tích, đánh giá đúng toàn bộ những vấn đề liên quan, nắm bắt được xu
hướng vận động của tình hình trong nước, trong khu vực và trên thế giới, Đảng
đã có những chủ trương, quyết sách kịp thời, chủ động thúc đẩy, tác động để
xuất hiện các khả năng hồ bình có thể thực hiện nhằm đưa cuộc kháng chiến
đến thắng lợi. Khả năng hồ bình là một thực tế tồn tại trong chiến tranh.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khả năng hồ bình xuất hiện ở
một số thời điểm, giai đoạn cụ thể (năm 1954-1955, năm 1967-1968, năm
1972, năm 1975), Đảng đã nhận thức được những khả năng đó, đề ra chủ
trương và chỉ đạo thực hiện để biến khả năng thành hiện thực. Tuy nhiên, do
điều kiện khách quan cũng như chủ quan tác động, việc Đảng lãnh đạo thực
hiện các khả năng hồ bình là vấn đề rất cần được nghiên cứu để làm sáng tỏ
và đúc rút những kinh nghiệm cần thiết đối với sự lãnh đạo của Đảng. Đây là
một nội dung lãnh đạo của Đảng và cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào



thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Song, cho đến nay
chưa có cơng trình luận án nào đề cập cụ thể, có hệ thống đến nội dung quan
trọng này. Khả năng hồ bình trong kháng chiến chống Mỹ là một thực tế
nhưng lãnh đạo để tận dụng được khả năng đó hay khơng lại là một vấn đề
khác. Chính vì thế, luận án tập trung chứng minh, làm rõ nội dung Đảng
lãnh đạo thực hiện các khả năng hồ bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954-1975). Luận án mong muốn góp phần làm sáng tỏ và khẳng định
chủ trương xuyên suốt của Đảng là tìm kiếm các cơ hội, các khả năng hồ
bình nhằm đấu tranh với các quan điểm sai trái, xuyên tạc lịch sử khi cho
rằng Việt Nam bỏ lỡ các cơ hội hoà bình trong chiến tranh hay Việt Nam
hiếu chiến nên đã đẩy đất nước vào các cuộc xung đột gây tổn thất nặng nề
về sinh mạng và vật chất. Trong thực tế diễn biến cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và chống ĐQ Mỹ, Đảng đã không bỏ qua bất cứ cơ hội, khả
năng hồ bình nào, thậm chí có những giai đoạn phải chịu tổn thất khi thực
hiện các khả năng hồ bình. Trong suốt q trình kháng chiến chống Mỹ,
Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nỗ lực tranh thủ thực hiện
các khả năng hồ bình nhằm đẩy lùi nguy cơ chiến tranh và nhanh chóng kết
thúc chiến tranh; đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm
nên thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Đảng lãnh
đạo thực hiện các khả năng hồ bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954-1975), làm đề tài Luận án tiến sĩ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện các khả năng hồ bình trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), từ đó rút ra những kinh
nghiệm để vận dụng vào hiện tại.



2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ bối cảnh, các yếu tố tác động đến quá trình Đảng lãnh đạo
thực hiện các khả năng hồ bình.
- Hệ thống hoá, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về thực hiện
các khả năng hồ bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
- Nhận xét ưu điểm, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu từ
quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện khả năng hồ bình trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình Đảng nhận thức, đề ra chủ trương và chỉ đạo thực hiện các
khả năng hồ bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ những giai đoạn,
thời điểm khả năng hồ bình xuất hiện trên thực tế và Đảng nhận thức, lãnh
đạo thực hiện các khả năng đó ở những giai đoạn, thời điểm 1954-1958,
1967-1968, 1972-1973, 1975 trên hai phương diện: lãnh đạo thực hiện khả
năng hồ bình do điều kiện khách quan đem đến và bằng hoạt động thực tiễn
chủ động thúc đẩy, làm xuất hiện các khả năng hồ bình và lãnh đạo thực hiện
các khả năng hồ bình đó; ưu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm về quá
trình Đảng lãnh đạo thực hiện khả năng hồ bình trong kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954-1975).
- Về không gian: Trong lãnh thổ Việt Nam và các nước có liên quan.
- Về thời gian: Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (21-7-1954)
đến giải phóng miền Nam, kết thúc chiến tranh (30-4-1975).


4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế, về chiến tranh cách mạng, về độc
lập dân tộc, về thời cơ cách mạng, hồ bình và chiến tranh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết
hợp hai phương pháp đó là chủ yếu. Trong đó:
+ Phương pháp lịch sử: Được sử dụng chủ yếu để trình bày tình hình
nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện
khả năng hồ bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975),
qua các giai đoạn 1954-1967, 1968-1975.
+ Phương pháp lôgic: Được sử dụng chủ yếu để khái quát kết quả
nghiên cứu của các công trình đã tổng quan, chỉ ra những vấn đề luận án tiếp
tục nghiên cứu; rút ra nhận xét về ưu điểm, hạn chế và kinh nghiệm từ quá
trình Đảng lãnh đạo thực hiện các khả năng hồ bình.
- Đồng thời với hai phương pháp chủ yếu nêu trên, luận án còn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu khác như tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh,
khảo sát tư liệu và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học lịch sử
Đảng là căn cứ vào các văn bản nghị quyết, chỉ thị của Đảng… để phân tích,
đánh giá và rút ra những nhận xét, kinh nghiệm.
4.3. Nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo
- Các nghị quyết, báo cáo, chỉ thị, điện… của BCHTƯ, BCT, Ban Bí thư,
Quân uỷ Trung ương, Trung ương Cục miền Nam đã được công bố trong Văn
kiện Đảng Toàn tập, Văn kiện Xứ uỷ Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam.
- Các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, và quyết định của các bộ, ban,
ngành liên quan.


- Các bài viết, phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cơng bố trong
Hồ Chí Minh Tồn tập.

- Các tư liệu, tài liệu của các bộ, ngành liên quan được lưu giữ tại Cục
Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm lưu trữ Quốc gia, Bộ Ngoại
giao, Thư viện Quốc gia, Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Thư
viện Học viện Phụ nữ Việt Nam…
- Hồi ký của các nhà lãnh đạo, tướng lĩnh, chính khách, nhân chứng
lịch sử ở trong nước và quốc tế trực tiếp, gián tiếp tham gia vào sự kiện lịch
sử trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
- Các công trình nghiên cứu, tổng kết, các sách; các luận văn, luận án,
bài viết đăng trên các tạp chí khoa học của các cơ quan, nhà khoa học trong
nước và quốc tế có nội dung liên quan đến luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Đóng góp về khoa học
- Góp phần hệ thống hóa tư liệu, trình bày làm rõ chủ trương và sự chỉ
đạo của Đảng về thực hiện các khả năng hịa bình trong kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954-1975).
- Bước đầu nêu lên các nhận xét về ưu điểm, hạn chế và đúc rút một số
kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện khả năng hịa bình trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua đó, làm rõ một trong những vấn đề
quan trọng có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến là Đảng
đã lãnh đạo thực hiện khả năng hịa bình, kết hợp với các lĩnh vực đấu tranh
khác để sớm kết thúc chiến tranh.
- Cung cấp những cứ liệu khoa học góp phần làm sáng tỏ hơn vị trí, vai
trị và những đóng góp to lớn của chủ trương đối ngoại hịa bình, mặt trận
ngoại giao do Đảng lãnh đạo đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954-1975). Góp phần phản bác các quan điểm sai trái, phủ
nhận lịch sử khi cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam đã


bỏ lỡ các cơ hội, khả năng hồ bình khiến đất nước lâm vào tình trạng chiến
tranh kéo dài, bị tổn thất nặng nề về sinh mạng và vật chất.

5.2. Đóng góp thực tiễn
- Luận án là tài liệu giúp các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách
phát triển đất nước nói chung, chính sách đối ngoại nói riêng tham khảo nhằm
tranh thủ mọi khả năng, thời cơ thuận lợi tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực
hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Là tài liệu tham khảo cho cán bộ, giảng viên, học viên và các nhà
khoa học trong nghiên cứu, giảng dạy về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và một số môn học lý luận
chính trị khác.
6. Kết cấu của luận án
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, Nội dung của luận án gồm 4 chương, 8 tiết:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Đảng lãnh đạo thực hiện khả năng hồ bình trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954-1967.
Chương 3: Đảng lãnh đạo thực hiện khả năng hồ bình trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1968-1975.
Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm từ q trình Đảng lãnh đạo thực
hiện khả năng hồ bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu chung về kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954-1975)
Nội dung liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (19541975) đã có rất nhiều cơng trình, bài viết của các cơ quan, tổ chức, các cá
nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu. Cụ thể:
Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học

[3] và Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học [4]
do Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc BCT biên soạn, Nxb Chính trị quốc
gia lần lượt xuất bản năm 1996 và năm 2000. Hai cơng trình đã tổng kết sâu
sắc, toàn diện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về các vấn đề lớn trong 30 năm
chiến tranh cách mạng cũng như trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước. Đặc biệt, các cơng trình đã đề cập cụ thể quá trình Đảng nhận thức về
âm mưu, hành động của ĐQ Mỹ, các khả năng hồ bình và thời cơ xuất hiện
từ 1954 đến 1975; rút ra những thắng lợi, nguyên nhân dẫn đến những thắng
lợi của Việt Nam cũng như nguyên nhân dẫn đến thất bại của Mỹ, từ đó rút ra
những bài học lịch sử trong lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến, tranh thủ các khả
năng hồ bình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuốn Đại thắng mùa xuân 1975 - Sức mạnh của trí tuệ Việt Nam [104]
của hai tác giả Vũ Quang Hiển, Võ Văn Bé, Nxb Chính trị quốc gia, xuất bản
năm 2010, bao gồm 40 bài viết của các tác giả về đại thắng mùa Xuân năm
1975. Cuốn sách gồm ba phần với nội dung cụ thể: Phần thứ nhất, chủ trương
và diễn biến; phần thứ hai, thắng lợi của sức mạnh tổng hợp; phần thứ ba, ý
nghĩa lịch sử, tầm vóc thời đại… đã phản ánh một cách sinh động, có hệ thống
q trình nhận thức, xác định chủ trương, xây dựng kế hoạch chiến lược, triển
khai


tác chiến, huy động sức mạnh toàn dân tộc phục vụ chiến trường,... cho đến
thắng lợi hoàn toàn của cuộc TTC và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Cuốn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập II, 1954-1975 [110] do Hội
đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Nxb Chính trị quốc gia
- Sự Thật, xuất bản năm 2011, đã đề cập và phân tích những cuộc đấu tranh
chính trị của quần chúng nhân dân nhằm bảo về quyền lợi giành được trong
kháng chiến chống thực dân Pháp, địi hồ bình, tự do dân chủ, chống chế độ
độc tài Ngơ Đình Diệm. Cuốn sách phân tích diễn biến quá trình phát triển
cuộc kháng chiến của nhân dân để tạo thành phong trào Đồng khởi, khởi

nghĩa giành chính quyền ở thôn xã dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền
Sài Gịn (tập 1: Đánh và đàm, tập 2: Ký kết và thực thi) [29], do Cục Văn thư
và Lưu trữ Nhà nước - Trung tâm lưu trữ quốc gia II biên soạn, Nxb Chính trị
quốc gia, xuất bản năm 2012. Đây là cơng trình được tập thể các tác giả biên
soạn từ nguồn tài liệu lưu trữ, là những tuyên bố, báo cáo, tường trình, sắc
lệnh, nghị định,... của chính quyền Sài Gịn. Từ đó, cơng trình giúp người đọc
tiếp cận với nguồn sử liệu gốc, có cơ sở so sánh, đối chiếu và làm sáng rõ hơn
nhiều vấn đề, đặc biệt giúp người đọc hiểu rõ hơn về âm mưu của Hoa Kỳ và
chính quyền Sài Gòn trong cuộc đàm phán về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hịa bình ở Việt Nam và về hoạt động phá hoại Hiệp định Paris của chính
quyền Sài Gịn và âm mưu tái can thiệp vào Việt Nam của Hoa Kỳ sau Hiệp
định Paris về Việt Nam năm 1973. Tập 1, với phần 1: Tiến trình đi đến bàn
đàm phán tại Paris và phần 3: Chặng cuối của đàm phán; tập 2, với phần 1:
Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973, phần 2: Thực thi Hiệp định và phần
3: Ngừng chiến, khơng ngừng bắn có nội dung liên quan trực tiếp đến quá
trình Đảng lãnh đạo thực hiện các khả năng hồ bình trong kháng chiến
chống Mỹ mà luận án nghiên cứu.
Cuốn Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã
hội, tiến lên giành những thắng lợi mới (in lần thứ tư) [35] của đồng chí Lê


Duẩn - Bí thư thứ nhất BCHTƯ Đảng LĐVN, Nxb Sự Thật, Hà Nội, in lần
thứ tư năm 1976. Tác giả đã đúc rút và đưa ra những vấn đề mang tính chiến
lược cơ bản của cách mạng Việt Nam trên cơ sở thực tiễn lãnh đạo cách
mạng; những bài học kinh nghiệm quý báu trong lãnh đạo cách mạng của
Đảng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và ĐQ Mỹ xâm lược.
Đây là một tác phẩm quan trọng, có tính chất tổng kết lý luận và thực tiễn rất
cơ bản, đồng thời hướng dẫn toàn Đảng và toàn dân vươn lên đạt những thắng
lợi mới cho sự nghiệp cách mạng. Tác phẩm là nguồn tài liệu tham khảo giúp

nghiên cứu sinh thấy được những vấn đề cơ bản, cấp thiết của việc tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng - người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp và ĐQ Mỹ xâm lược.
Sách Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 - Giá trị lịch sử [107],
do Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn,
Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, xuất bản năm 2014, tập hợp 32 bài viết của
các tác giả với nội dung phong phú, chất lượng, đã góp phần làm sáng tỏ
thêm nhiều vấn đề lịch sử quan trọng liên quan đến cuộc TTC và nổi dậy Mậu
Thân 1968 trên hai nội dung chủ yếu: Một là, khẳng định đường lối cách
mạng đúng đắn và quyết tâm lớn của toàn Đảng, toàn quân, nhân dân miền
Bắc và quần chúng cách mạng tại miền Nam tiến hành cuộc TTC và nổi dậy
Mậu Thân. Đảng chủ trương mở mặt trận đấu tranh ngoại giao, xem đó là
sách lược hỗ trợ cho đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, từng bước
giành thắng lợi quyết định; Hai là, khái quát diễn biến cuộc TTC và nổi dậy
Mậu Thân và vai trò của các lực lượng tham gia, vai trò của hậu phương miền
Bắc và hậu phương tại chỗ. Công trình đã đề cập đến vấn đề Đảng lãnh đạo
thực hiện các khả năng hồ bình mà luận án tập trung nghiên cứu.
Bộ sách gồm 9 tập Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (19541975) [201], [202], [203], [204], [205], [206], [207], [208], [209] do Viện
Lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phịng biên soạn, Nxb Chính trị quốc gia


Sự thật, xuất bản lần thứ ba năm 2015, nghiên cứu, đề cập khá đầy đủ và toàn
diện về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam, cung
cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về: nguyên nhân cuộc chiến tranh;
quá trình Mỹ từng bước chuyển chiến lược chiến tranh; quá trình Đảng lãnh
đạo từng bước đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ (đặc biệt là
những thắng lợi mang tính chất bước ngoặt lịch sử); tính chất, đặc điểm, tầm
vóc và bài học lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (19541975). Với 9 tập sách, người đọc cái nhìn tồn cảnh về lịch sử cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cùng những quan điểm cơ bản về hồ bình và chiến tranh
của cả phía Việt Nam, phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn cũng như các nội

dung, sự kiện lịch sử liên quan.
Tác giả Nguyễn Thị Việt Nga viết Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của Việt Nam, sự lựa chọn lịch sử [150], Nxb Khoa học xã hội, xuất bản năm
2015, bao gồm 5 chương: Chương I: Cội nguồn của chiến tranh; chương II:
Cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm hay là cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam; chương III: Cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1964-1968; chương IV: Cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1969-1973; chương V: Cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1973-1975. Cuốn sách tổng hợp
những nghiên cứu về chiến lược, chiến thuật, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây
là tài liệu nghiên cứu lịch sử hữu ích để các thế hệ hiểu đúng về lịch sử, tự
hào về chân giá trị của cuộc chiến, kế thừa và phát huy ý chí độc lập, tự chủ,
truyền thống anh hùng của cha ông.
Cuốn Lịch sử quân sự Việt Nam (tập 11 - Cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954-1975) [198], tập 12 - Những nhân tố hợp thành sức mạnh
Việt Nam thắng Mỹ) [199] do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn, Nxb
Chính trị quốc gia Sự thật, xuất bản lần thứ hai năm 2019. Trong hai tập này,
tập thể tác giả đã trình bày một cách khái quát, hệ thống 21 năm kháng chiến


chống Mỹ anh dũng, mưu trí, sáng tạo của quân và dân hai miền Nam - Bắc
dưới sự lãnh đạo của Đảng LĐVN đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng
thời phân tích, lý giải, làm rõ những nhân tố cơ bản góp phần vào thắng lợi
cuối cùng, trong đó có quan điểm, chủ trương của Đảng trong việc xác định
đúng đối tượng của cuộc kháng chiến và khả năng tranh thủ hồ bình trong
chiến tranh.
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975) dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu từng lĩnh vực, nội dung cụ thể:

Luận án tiến sĩ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chống chiến lược
V
" iệt Nam hóa chiến tranh"của đế quốc Mỹ từ 1969 đến 1975 [132] của tác giả
Lê Văn Mạnh năm 2007, đã làm rõ âm mưu, thủ đoạn và hành động thâm
độc, xảo quyệt, quy mơ tồn diện, tính chất ngoan cố, phản động, cường độ
quyết liệt trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của ĐQ Mỹ; trình bày
một cách hệ thống sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng trên các mặt trận
đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, binh vận chống lại chiến lược "Việt
Nam hóa chiến tranh" của Mỹ nhằm giành và giữ thế chủ động, tạo thời cơ
giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hồn tồn. Cơng trình đã
góp phần làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của
Đảng, là nguyên nhân hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước.
Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường
chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973 [173] là luận án tiến sĩ của tác
giả Nguyễn Văn Thái bảo vệ năm 2016. Tác giả đã cung cấp một số tư liệu
mới về âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong thời kỳ 1965-1973, đặc biệt là các tư
liệu về kế hoạch mở rộng chiến tranh đánh phá ra miền Bắc và Đông Dương;
Nghiên cứu, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng, qua đó đúc rút
nguyên nhân, kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh
thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam giai đoạn 1965-1973.


Cùng những cơng trình kể trên, cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu,
sách báo, bài viết, tài liệu của các nhà nghiên cứu đã được công bố liên quan
đến nội dung của luận án ở những khía cạnh khác nhau như tập tài liệu tham
khảo Báo cáo Tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ [6] do Ban Tổng kết chiến
tranh B2 thực hiện năm 1984, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam; Tài liệu
mật Bộ Quốc phòng Mỹ về chiến tranh Việt Nam, tập 1 [177] của Thơng tấn

xã Việt Nam năm 1971; Cơng trình Vì sao Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam của Phạm Văn Đồng [78] xuất bản năm 1986 tại Nxb Sự
thật, Hà Nội; Sách Mấy vấn đề chỉ đạo chiến lược trong 30 năm chiến tranh
giải phóng (1945-1975) [194] của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, do Nxb
Quân đội nhân dân, xuất bản năm 1999; Bài viết Nghệ thuật chỉ đạo kết hợp
đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước
[10] đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự năm 2015 của tác giả Nguyễn Văn
Bạo… Và nhiều bài nghiên cứu liên quan đến luận án công bố trên các tạp như:
Tạp chí Lịch sử Đảng; Tạp chí Lịch sử quân sự; Tạp chí Nghiên cứu lịch sử...
Cùng những tài liệu phong phú của các nhà nghiên cứu, các tác giả
ở Việt Nam, nguồn tài liệu viết về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở
Việt Nam từ các tác giả, các nhà nghiên cứu ở nước ngoài cũng hết sức
phong phú, đa dạng.
Cuốn sách Cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam và chiến tranh phá
hoại ở miền Bắc Việt Nam [114] của Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson
năm 1972 (bản dịch và đặt tiêu đề của Thông tấn xã Việt Nam, lưu tại Phịng
Tư liệu và thơng tin, Viện Khoa học Quân sự). Johnson đã sử dụng các tài
liệu riêng, các văn kiện chính thức cùng nhiều bức ảnh, thư về những hoạt
động trong thời gian làm tổng thống. Cuốn sách có 23 phần nội dung, trong
đó 7 phần nội dung viết về Việt Nam đó là: Vững vàng tiến bước: Việt Nam
1963-1964; Thách thức và đối trả: Việt Nam 1964-1965; Đánh bại hành động
xâm lược và tìm kiếm hịa bình: Việt Nam 1965-1967; Việt Nam đề ra một


quyết định: Việt Nam 1967-1968; Sự mở đầu và kết thúc: 31-03-1968; Đây là
điều phải nên làm: Việt Nam 1968-1969; Năm cuối cùng: Những vẫn đề nổi
bật và lịch sử; Bên cạnh đó cịn có những bức thư và văn kiện liên quan đến
Việt Nam. Johnson đã đề cập khá tỉ mỉ về các sự kiện diễn ra từ việc quyết
tâm bảo vệ Nam Việt Nam, đến việc đem quân sang Việt Nam, việc gây ra sự

kiện Vịnh Bắc Bộ, việc đánh phá miền Bắc, tiến hành chiến tranh cục bộ ở
miền Nam, những thất bại của Mỹ, cho đến việc chấm dứt ném bom miền
Bắc, tham dự Hội nghị Paris về Việt Nam v.v...
Thế giới bàn về Việt Nam [212] (Sưu tập chuyên đề, tập 1-2) do Viện
Thông tin khoa học xã hội dịch và xuất bản năm 1976, đã tập hợp các bài viết
của các nhà nghiên cứu nước ngoài viết về chiến tranh Việt Nam sau ngày đất
nước hồn tồn giải phóng với những nội dung viết về sự thất bại không thể
cứu vãn của Mỹ ở Việt Nam; đồng thời vạch trần tội ác, âm mưu của Mỹ
trong chiến tranh Việt Nam; những hậu quả to lớn để lại cho Việt Nam khi
Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự, vũ khí trong chiến tranh; bên cạnh đó các bài
viết cịn ngợi ca tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của nhân dân Việt
Nam; Sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng LĐVN…
Cuốn sách: VietNam - Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày (VietNam: The
ten thousand day war) [133] của tác giả Michael Maclear, Nxb Sự thật tổ
chức dịch và xuất bản năm 1990. Tác giả đã hệ thống hoá các tư liệu là các
bài phỏng vấn những nhân vật chủ chốt trong Chính phủ Mỹ, các nhà lãnh
đạo Việt Nam Cộng hoà để làm sáng tỏ các sự kiện về cuộc chiến. Tác giả đã
trình bày âm mưu của Mỹ nhằm mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam
từ năm 1967; những hậu quả mà Việt Nam phải gánh chịu do chiến tranh của
Mỹ gây ra…
Giải phẫu một cuộc chiến tranh tập 1 [122] và tập 2 [123] của tác giả
Gabriel Kolko, Nxb Quân đội nhân dân, xuất bản năm 1991, gồm 6 chương
nội dung được tác giả trình bày ở hai tập. Tập 1, gồm 4 phần, tác giả luận giải
nguồn gốc của chiến tranh cho đến những năm 1960; Cuộc khủng hoảng


trong chính quyền Nam Việt Nam và sự can thiệp của Mỹ 1961-1965; Chiến
tranh tổng lực, 1965-1967 và sự biến đổi của Nam Việt Nam; Cuộc tiến công
Tết và các sự kiện năm 1968. Tập 2 gồm hai phần, trong đó phần 1 nói về
chiến tranh và ngoại giao (1969-1972); Phần hai viết về cuộc khủng hoảng

của Việt Nam Cộng hòa và sự kết thúc chiến tranh (1973-1975). Với những
tài liệu khai thác được từ Mỹ và từ quá trình trải nghiệm ở các chiến trường
miền Nam, tác giả đã “mổ xẻ” cuộc chiến từ nhiều khía cạnh khác nhau để
đánh giá, nhìn nhận về cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam. Đây là cuốn sách
phản ánh khá đầy đủ các khía cạnh chủ yếu của cuộc chiến tranh, giúp cho
người đọc hiểu rõ hơn về cuộc chiến này.
Từng nhiều năm trực tiếp điều hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam,
nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Mac Namara đã viết cuốn
Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, [134]
Nxb Chính trị quốc gia tổ chức dịch và xuất bản năm 1995. Tác giả cung
cấp nhiều thơng tin về phía Mỹ và cả q trình nhận thức của hai phía về
cuộc chiến tranh ở Việt Nam; Qua đó thừa nhận những sai lầm của Chính
phủ Mỹ khi quyết định đổ quân vào miền Nam Việt Nam; Thẳng thắn chỉ
ra nhiều nguyên nhân gây ra thảm họa của Mỹ ở Việt Nam; Tác giả đã nêu
lên những suy nghĩ về cuộc chiến tranh, qua nhận thức muộn màng: Phải
chăng nước Mỹ đã khôn ngoan khi can thiệp quân sự vào Việt Nam?
Chúng ta đã phạm những sai lầm gì? Những bài học cho hiện tại và tương
lai nước Mỹ từ thất bại cuộc chiến tranh?.., qua đó giúp cho người đọc có
cái nhìn rõ hơn về cuộc chiến tranh Mỹ gây ra ở Việt Nam, về những thất
bại của Mỹ trên chiến trường Việt Nam.
Cuốn sách Sự lừa dối hào nhoáng, John Paul Vann và nước Mỹ ở Việt
Nam [163] của tác giả Neil Sheehan, Nxb Công an nhân dân, xuất bản năm
2003. Cuốn sách gồm 2 tập, 7 phần nội dung (Lao vào cuộc chiến; Lai lịch
cuộc chiến tranh; Trận Ấp Bắc; Đánh cuộc với chế độ; Nguồn gốc của nhân
vật; Hiệp hai; John Vann vẫn ở lại). Được đánh giá là tác phẩm hay nhất viết



×