Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Tiểu luận môn lịch sử việt nam dấu ấn kinh đô của nước việt trong lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 51 trang )

Tiểu luận môn:
LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN NĂM 1930)

DẤU ẤN KINH ĐÔ CỦA NƯỚC VIỆT
TRONG LỊCH SỬ

1


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU............................................................................................................4
1. Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu...................................................................4
2. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan.....................................................5
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................6
3.1. Mục đích.......................................................................................................6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................6
4.1. Đối tượng......................................................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................6
6. Kết cấu đề tài.....................................................................................................7
B. NỘI DUNG...........................................................................................................7
CHƯƠNG 1: DẤU ẤN KINH ĐÔ CỦA NƯỚC VIỆT TRONG THỜI KỲ
DỰNG NƯỚC.......................................................................................................7
1.1. Nhà nước Văn Lang và kinh đô đầu tiên (khoảng thế kỉ XI TCN đến 208
TCN)....................................................................................................................7
1.2. Nhà nước Âu Lạc và kinh đô Cổ Loa (208-197 TCN).................................8
CHƯƠNG 2:KINH ĐÔ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ BẮC THUỘC......10
2.1. Kinh đô Mê Linh thời Hai Bà Trưng (40-43).............................................10
2.2. Nhà nước Vạn Xuân và kinh đô Long Biên (544 -602)..............................11
2.3. Kinh đô Đại La của Họ Khúc – Dương Đình Nghệ (906 – 938)................12


CHƯƠNG 3:KINH ĐƠ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ PHONG KIẾN.....13
3.1. Nhà Ngơ và kinh đô Cổ Loa (939 - 968)....................................................13
3.2. Nhà Đinh, Tiền Lê, Lý và kinh đô Hoa Lư (968 – 1009)...........................15
3.3. Nhà Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và kinh đô Thăng Long (1010 –
1789)..................................................................................................................19
3.4. Nhà Hồ và kinh đô Tây Đô (1400 – 1407).................................................25
3.5. Nhà Hậu Tần và Kinh đô Mô Độ (1407 – 1413)........................................28
2


3.6. Nhà Hậu Lê – thời Lê Trung Hưng với kinh đô Vạn Lại – An Trường
(1546 - 1593).....................................................................................................29
3.7. Triều Tây Sơn –Thành Hồng đế và kinh đơ Phú Xn (1778-1802)........33
3.8. Nhà Nguyễn và kinh đô Phú Xuân (1802-1945)........................................37
CHƯƠNG 4: THỦ ĐƠ VIỆT NAM HIỆN NAY.............................................41
4.1. Hồn cảnh lịch sử.......................................................................................41
4.3. Kiến trúc.....................................................................................................42
4.4. Nhận xét......................................................................................................43
C. KẾT LUẬN...................................................................................................44
1. Nhận xét.........................................................................................................44
2. Bài học kinh nghiệm......................................................................................44

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến năm 1930, TS. Phạm Thị
Kim Oanh.
2. Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kì lịch sử , Nxb Chính trị quốc gia,
PGS.TS Cao Văn Liên

3. Phóng sự Khám phá trung tâm Hoàng thành Thăng Long, VTV2
4. Thủ đô Việt Nam, wikipedia
5. Phóng sự Qua các miền kinh đô nước Việt, VTC

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Việt Nam là một đất nước nằm ở Ðông Nam châu Á, ven biển Thái Bình
Dương. Từ bao đời nay, cộng đồng các dân tộc Việt Nam sống chung trong một đất
nước mà do yêu cầu khai phá và làm thủy lợi của nền nông nghiệp lúa nước nên
phải cố kết trong một quốc gia - dân tộc thống nhất. Ðộc lập dân tộc gắn liền với
thống nhất quốc gia là một đặc điểm chi phối của lịch sử Việt Nam. Trên lãnh thổ
thống nhất đó, cộng đồng các dân tộc anh em đã sinh sống và phát triển hợp thành
dân tộc Việt Nam thống nhất cùng chung một nền văn hiến lâu đời, bền vững.
Từ khi có lịch sử dân tộc, mở đầu bằng quốc gia Văn Lang, dân tộc ta liên tục
đấu tranh anh dũng kiên cường, bền bỉ, chinh phục thiên nhiên hà khắc, chống sự
xâm lược của kẻ thù từ bên ngoài để tồn tại và phát triển.
4


"Nam quốc sơn hà Nam đế cư" (Sông núi nước Nam, Vua Nam ở). Kinh đô là
nơi nhà vua đóng đơ, là trung tâm chính trị của vương triều, của đất nước. Là nơi
có vị trí chiến lược quan trọng, là đòn sống của mỗi quốc gia. Nếu bị chiếm đóng
kinh đơ thì cũng coi như bị mất nước. Qua bao thời kỳ lịch sử, nước ta có rất nhiều
lần thay đổi kinh đô.
Từ kinh đô Phong Châu của nước Văn Lang do các Vua Hùng đứng đầu, đến
kinh đô Cổ Loa do An Dương Vương xây dựng, kinh đô Mê Linh của Hai Bà
Trưng. Tiếp đó là kinh đô Long Biên của Lý Nam Ðế và Triệu Việt Vương, kinh
đô Vạn Anh - Ðại La thời kỳ chống phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ ba (603 939). Thời kỳ Ngô Quyền giành được độc lập, Cổ Loa lại trở thành kinh đô của đất
nước. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Ðinh Tiên Hoàng đã lập nên nhà nước Ðại Cồ
Việt với kinh đô Hoa Lư độc đáo mang nhiều giá trị lịch sử quý báu. Triều Tiền Lê

cũng đóng đô tại đây.
Mùa thu năm Canh Tuất (1010), Vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa
Lư về Ðại La, đổi tên kinh thành là Thăng Long, đánh dấu một mốc son chói lọi
trong lịch sử dân tộc.
Cùng với sự biến động của lịch sử, của đất nước, nhiều địa danh đã được chọn
làm kinh đô của các vương triều khác nhau như Tây Ðô và Lam Kinh ở Thanh Hóa,
thành Hồng Ðế ở Bình Ðịnh. Ðặc biệt là thành Phú Xuân sau này gọi là Huế được
chọn làm kinh đô dưới thời Tây Sơn (1789 - 1802) và thời Nguyễn (1802 - 1945);
xét về mặt vị trí, thời đó, Phú Xuân (Huế) nằm ở trung tâm đất nước lại có phong
cảnh nên thơ; do vậy, được cả Quang Trung và nhà Nguyễn sau này chọn làm nơi
đóng đô lập quốc.
Hiểu biết về kinh đô nước Việt được xây dựng qua các triều đại phong kiến
cũng chính là hiểu rõ thêm về lịch sử Việt Nam giai đoạn này, bao gồm cả về lịch
sử, văn hóa, kiến trúc. Việc bảo tồn các di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa
5


vật chất nói riêng, trong đó có các cố đô là một trách nhiệm, một nghĩa vụ thiêng
liêng, là niềm tự hào của mỗi người dân đối với tài sản vô giá do tổ tiên đã tốn biết
bao công sức, trí tuệ và tiền của để tạo dựng trong suốt tiến trình lịch sử của dân
tộc. Chính vì vậy chúng em đã chọn đề tài “Dấu ấn Kinh đô nước Việt trong thời kì
lịch sử” để nghiên cứu, tìm hiểu sâu về mỗi triều đại của quốc gia ta, qua đó nâng
cao lòng yêu nước, trách nhiệm của mỗi sinh viên trong nghĩa vụ bảo tồn những di
sản văn hóa, di tích lịch sử là những mốc son mà ơng cha ta đã để lại.
2. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan
Luận văn : Kinh đơ Việt Nam dưới triều Nguyễn
Tiểu luận: Đô thị cổ Việt Nam-Thành Thăng Long
Tài liệu :Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 1930
Những cơng trình trên đã viết về kinh đô nước Việt trong lịch sử được xây
dựng qua các triều đại có giá trị về lịch sử, văn hóa , kiến trúc.

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Tìm hiểu về kinh đơ nước Việt trong lịch sử
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát về quá trình hình thành kinh đơ của nước Việt qua các thời kì lịch
sử, đồng thời phân tích được lý do vì sao vùng đất đó được lựa chọn là nơi đóng đô,
qua đó nêu lên vai trị, ý nghĩa của kinh đơ trong từng giai đoạn lịch sử.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Các kinh đô của nước Việt trong lịch sử

6


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Kinh đô nước Việt trong thời kì lịch sử, từ thời lập nước đầu tiên đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên các nguyên lý,
phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời tuân thủ các nguyên
tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá vấn đề.
Phương pháp chung: Phương pháp lôgic - lịch sử, quy nạp, diễn dịch, phân
tích tổng hợp...
Phương pháp cụ thể: Tác giả sử dụng phương pháp thu thập, nghiên cứu tài
liệu, phân tích, sắp xếp... để làm sáng tỏ vấn đề. Ngoài ra, trong q trình nghiên
cứu, tác giả cịn tiến hành trao đổi, thảo luận với bạn bè, tranh thủ sự giúp đỡ của
thầy cô trong khoa để bổ sung cho tiểu luận.
6. Kết cấu đề tài
Tiểu luận gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội
dung bao gồm 4 chương, 17 tiết.


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: DẤU ẤN KINH ĐÔ CỦA NƯỚC VIỆT TRONG THỜI KỲ
DỰNG NƯỚC
1.1. Nhà nước Văn Lang và kinh đô đầu tiên (khoảng thế kỉ XI TCN đến 208
TCN)
Hoàn cảnh lịch sử: Nhà nước Văn Lang ra đời do nhu cầu trị thủy trên các con
sông lớn do kinh tế chủ yếu là nên nông nghiệp lúa nước, nhu cầu chống lại các
cuộc chiến tranh xâm lược của các triều đại phía Bắc và nhu cầu trao đổi kinh tế
7


văn hóa giữa các bộ lạc; nhu cầu sinh tồn, phát triển đòi hỏi phải thống nhất các địa
phương, các tộc người thành một quốc gia. Từ đó Nhà nước Văn Lang ra đời, chọn
ngã ba sông Bạch Hạc (tương đương với khu vực thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
ngày nay) làm địa điểm xây dựng kinh đô Văn Lang.
Lý do chọn nơi đây làm kinh đô: Đây là nơi hình thành và sinh sống của cư
dân Việt Cổ dọc con sông lớn, với nền nông nghiệp lúa nước là chủ yếu, đất nước
còn sơ khai, với các nền văn hóa rực rỡ, nhà nước của người Việt Cổ ra đời tức là
nơi sông Hồng sau khi nhận thêm nguồn nước sơng Đà lại tiếp tục hồ dịng với
sơng Lơ tạo thành một dịng sơng lớn giống như động mạch chủ của tồn bộ châu
thổ sơng Hồng.
Có thể một phần vì kinh đơ lúc đó cịn hết sức đơn sơ, cũng có thể nhát cuốc
của các nhà khảo cổ học chưa chạm tới, nên cho đến nay chúng ta vẫn chưa có
được tài liệu nào cho phép hình dung cụ thể về quy mô và cấu trúc của kinh đô Văn
Lang.
Nhận xét : Bằng việc đặt ra tên nước và đặt kinh đô riêng , Văn Lang cùng vs
sự trị vì của vua Hùng đã đặt nền móng cho sự hoàn thiện của đất nước cho các
triều đại sau . Khẳng định độc lập chủ quyền lãnh thổ
1.2. Nhà nước Âu Lạc và kinh đơ Cổ Loa (208-197 TCN)
Hồn cảnh lịch sử:Nguy cơ ngoại xâm đe dọa nước Văn Lang và các tộc

người Việt, nhu cầu thống nhất các tộc người Lạc Việt và Âu Việt để có sức mạnh
chống ngoại xâm, phát triển đất nước. Hai bộ tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
vì chung huyết thống, tương đồng về trinh độ kinh tế, giống nhau về phong tục tập
quán là cơ sở cho sự thống nhất. Thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt là Thục Phán được Hùng
Vương thứ 18 nhường ngôi lập ra nhà nước Âu Lạc năm 208 TCN , dời kinh đô về
Cổ Loa

8


Lí do chọn Cổ Loa làm kinh đơ: Cổ Loa nằm ở vị trí đỉnh của tam giác châu
thổ sơng Hồng và là nơi giao thoa quan trọng của đường thuỷ và đường bộ. Từ đây
có thể kiểm soát được vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa . Cổ Loa là 1 khu đất đồi
cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hồng với sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình. Về
đường thuỷ, Cổ Loa nằm ở vị trí vơ cùng thuận lợi, đó là nối liền mạng lưới đường
thuỷ sơng Hồng với sơng Thái Bình. Qua con sơng Hồng, đi ngược lên sông Hồng
là phai Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, xuôi sông Hồng là ra biển lớn, nếu đến phía
Đơng Bắc Bộ thì qua sơng Cầu vào hệ thống sơng Thái Bình đến sơng Thương và
sơng Lục Nam. Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khuê đó là vùng đồng bằng
trù phú, đông đúc.
Vài nét về thành Cổ Loa: Thành Cổ Loa là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào
bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy
của người Việt cổ".
Di tích lịch sử Cổ Loa rộng khoảng 500ha, được vua Thục An Dương Vương
xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc, nay thuộc
huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội. Tương truyền, thành có 9 vịng hình xốy
trơn ốc nên người dân thành xưa còn gọi là thành Ốc. Do sự tàn phá của thời gian
và chiến tranh nên hiện tại thành chỉ còn 3 vòng với những dấu tích xưa, đó là
thành nội, thành trung và thành ngoại. Thành ngoại có chu vi khoảng 8km, được
xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu khoét hào tới đó, đắp thành, xây lũy

liền kề. Các lũy xưa cao từ 4-5m đặc biệt có chỗ cao từ 8-12m. Thành trung có chu
vi khoảng 6,5km, cũng có kết cấu như thành ngoại nhưng diện tích hẹp và kiên cố
hơn.
Thành nội có diện tích khoảng 2km2, là nơi ở của vua An Dương Vương
cùng các cung tần, mỹ nữ và quan lại dưới triều. . Hiện tại vẫn cịn dấu tích của
thành tại huyện Đơng Anh – Hà Nội . Vịng thành trong cùng được gọi là thanh nội
bao bọc tất cả các cơng trình tưởng niệm đó là đề thờ An Dương Vương, đình An
9


Chùa,… chu vi của đường thành nội là 1650m; Ở giữa là thành trung, nơi ở của các
quan đại thần trong triều, chu vi 6500m; vòng thành ngoai cùng là nơi ở của dân
chúng, chu vi 8000m. Trước kia ở các vòng thành có cửa thành: Vòng thành nội có
một cửa hướng Nam; vòng thành trung có 5 cửa được bố trí theo hướng Đơng, Tây,
Nam, Bắc; vịng ngồi có 4 cửa được bố trí theo hình zích zắc hoặc so le cheo góc.
Vì vậy, nếu người ngịai vào đi theo đường thẳng sẽ bị quân lính mai phục. Thành
bố trí rộng về Bắc hẹp về Nam, các cửa thành so le cheo góc để bắt buộc quân địch
phải đi theo đường vịng sẽ mất nhiều thời gian. Chính vì vậy quân Triệu Đà nhiều
lần xâm chiếm đều thất bại do không nắm bắt được sơ đồ của thành Cổ Loa, từ đó
dẫn đến truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy.
Tồn bộ khu di tích thành nội được xây theo thế đất đầu rồng. Các ngơi đền
xây trên gị cao trán rộng, hai giếng hai bên là mắt rồng, cổng tượng trưng là miệng
rồng há ra đớp viên ngọc. Khí hậu ở đây rất mát cho thấy sự định đô, xây dựng kiến
trúc rất kĩ và sáng tạo, hiểu được địa thế của khu vực, được xây ở vị trí cao dốc từ
Bắc xuống Nam, trước mặt là xóm Mít với con sơng Hồng Giang sẽ hút gió từ
phía ngồi vào
Nhận xét : Có phần hoàn chỉnh hơn nhà nước Văn Lang . Việc dời đô từ
Phong Châu về đây đánh dấu 1 giai đoạn phát triển của cư dân người Việt cổ ,
chuyển từ trung du bán sơn địa về định cư ở đồng bằng.
CHƯƠNG 2:KINH ĐÔ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ BẮC THUỘC

2.1. Kinh đô Mê Linh thời Hai Bà Trưng (40-43)
Hồn cảnh lịch sử: Do chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của
nhà Đông Hán đối với người Việt tại Giao Chỉ đương thời , các Lạc tướng người
Việt liên kết với nhau để chống lại nhà Hán. Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc
tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm
39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách.
10


Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, cùng Trưng Nhị mang quân bản
bộ về giữ Hát Giang nay là xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Sau một thời
gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động
khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Hai Bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng
Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, hay cịn gọi là Trưng Vương.
Lí do chọn Mê Linh làm kinh đơ: Vì đây là q hương của Hai Bà Trưng, một
mảnh đất quen thuộc, tập hợp được lực lượng mạnh mẽ, nhân dân theo về. Trong
bối cảnh phương Bắc vây quanh bốn bề, lực lượng quân ta còn yếu, việc chọn
mảnh đất có thể cung cấp được nhân lực và vật lực như huyện Mê Linh là điều rất
quan trọng.
Một vài nét về kinh đô Mê Linh: Di chỉ kinh đô Mê linh nay được xác định
thuộc thôn Hạ Lôi , xã Mê Linh , huyện Mê Linh – Hà Nội. Do sau khi thất bại toàn
bộ di chỉ mê Linh bị Mã Viện tiêu hủy hết và di tích Mê Linh bị xác lập lại nên
hiện tại rất khí để xác định cụ thể vị trí và quy mơ của kinh đơ Mê Linh
Nhận xét: Việc Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, chọn Mê Linh làm đất
đóng đô có ý nghĩa : Khẳng định đất nước ta có chủ quyền, có vua, đem lại quyền
lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân xâm lược , chọn Mê Linh
làm đất đóng đơ thể hiện lịng u q hương, đất nước, đặt đô ở nơi quê nhà.
2.2. Nhà nước Vạn Xuân và kinh đơ Long Biên (544 -602)
Hồn cảnh lịch sử: Năm 505 nước ta chịu ách đô hộ khắc nghiệt của nhà
Lương, nhân dân cực cổ, nhiều cuộc khởi nghĩa nổi ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa

của Lí Bí năm 542.
Sau chiến thắng này nhà Tiền Lý kiểm soát được toàn bộ đất Giao Châu
Đến đầu năm Giáp Tý 544, khởi nghĩa lí bí gianh thắng lợi, tự xưng là Nam
Việt Đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, đóng đô tại Long Biên, đặt tên nước là Vạn
Xuân, có ý mong xã tắc lâu dài đến muôn đời.
11


Vài nét về kinh đô: Về kinh đô Long Biên hiện tại chỉ biết đặt ở cửa song Tô
Lịch bởi đây là trung tâm chính trị của Giao Châu từ khi nhà Ngô lập châu trị, đồng
thời cũng đã khẳng định được sự quan trọng và sự phát triển của vị trí này. Việc
dựng đơ ở đây để cho nhà Lương thấy rằng nơi mạnh nhất về chính trị suốt bao
năm, ngày nay do người Việt làm chủ.
Vài nét về thanh Long Biên: Do yếu tố thời gian nên kinh đô Long Biên hiện
không được xác định quy mô cụ thể và di tích cịn lại
Nhận xét: Về việc lập ra nhà nước Vạn Xuân và đóng đô ở Long Biên nói lên
sự trưởng thành của ý thức dân tộc, lịng tự tin vững chắc ở khả năng tự mình vươn
lên, phát triển một cách độc lập. Đó là sự ngang nhiên phủ định quyền làm "bá chủ
toàn thiên hạ" của hoàng đế phương bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực, và là sự khẳng
định dứt khốt rằng nịi giống Việt phương Nam là một thực thể độc lập, là chủ
nhân của đất nước và nhất quyết giành quyền làm chủ vận mệnh của mình.
2.3. Kinh đơ Đại La của Họ Khúc – Dương Đình Nghệ (906 – 938)
Hồn cảnh lịch sử: Nhân cơ hội An Nam không có viên quan cai trị vì nhà
Đường đang suy sụp, Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng có thế lực lâu đời ở đất Hồng
Châu (Ninh Giang, Hải Dương), đã nhanh chóng đứng ra lãnh đạo nhân dân nổi lên
đánh đuổi bọn đô hộ nhà Đường, chiếm thành Đại La, dựng quyền tự chủ cho đất
nước. Khúc Thừa Dụ cũng tự xưng Tiết Độ sứ
Lí do chọn Đại La làm kinh đơ: Đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng
lại bằng phẳng, dân cư khơng ngập vì lũ lụt, mn vật tốt tươi phong phú. Nếu di
dời kinh đô ra vùng đất rộng lớn và màu mỡ này thì con cháu đời sau sẽ xây dựng

được cuộc sống ấm no hơn. Đại la là trung tâm của nước Việt lúc bấy giờ , tập
trung long mạch của cả nước , hi vọng xã tắc phồn thịnh
Một vài nét về thành Đại La: Theo sử cũ thì La Thành do Cao Biền cho đắp có
chu vi 1.982,5 trượng (≈6,6 km); thành cao 2,6 trượng (≈8,67 m), chân thành rộng
12


2,5 trượng (≈8,33 m), nữ tường bốn mặt cao 5,5 thước (≈1,83 m), với 55 lầu vọng
địch, 6 nơi úng mơn, 3 hào nước, 34 đường đi. Ơng cịn cho đắp đê vịng quanh
ngồi thành dài 2.125,8 trượng (≈7,09 km), đê cao 1,5 trượng (≈5,00 m), chân đê
rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà. Theo truyền thuyết, do
thành xây đi xây lại vẫn bị sụt ở vùng sông Tô Lịch, Cao Biền đã cho trấn yểm tại
đây để làm cho đất vững và chặn dòng long mạch của vùng đất này.
Nhận xét: Tuy rằng có kinh đô riêng nhưng những người đứng đầu cũng chỉ
dám xưng là tiết độ sứ , một chức qua của phương Bắc , kinh đô cũng ảnh hưởng
nhiều của thế lực phương Bắc nên chỉ có thể coi là ổn định tạm thời , khơng hồn
tồn tự chủ.
CHƯƠNG 3:KINH ĐƠ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ PHONG KIẾN
3.1. Nhà Ngơ và kinh đơ Cổ Loa (939 - 968)
Hồn cảnh lịch sử:Sau khi tiêu diệt nhà Tùy, nhà Đường tiếp tục cai trị An
Nam. Đến giữa thế kỷ IX, nhà Đường có biến loạn, một hào trưởng người Hồng
Châu là Khúc Thừa Dụ, năm 905 nổi lên. Khúc Thừa Dụ đánh đuổi quan lại và
binh lính nhà Đường, chiếm giữ phủ thành, xưng Tiết độ sứ. Năm sau, nhà Đường
mất.
Năm 917, Khúc Thừa Mỹ kế nghiệp Khúc Hạo, quy phục nhà Lương, hành
động này làm Nam Hán nổi giận. Vua Nam Hán sai Lý Khắc Chính đem quân
sang, bắt được Khúc Thừa Mỹ, chiếm giữ An Nam.
Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh bại quân Nam Hán, xưng là Tiết độ sứ.
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng của mình là Kiều Cơng Tiễn giết, cướp
quyền, thần phục Nam Hán. Bên ngoài, nhà Nam hán lâm le xâm lược, tinh thế

nguy cấp.
Năm 938, Ngô Quyền, là nha tướng và con rể của Dương Đình Nghệ tập hợp
lực lượng từ Ái Châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Công Tiễn sai sứ sang cầu cứu Nam
13


Hán. Vua Nam Hán sai Hoằng Tháo đem quân sang cứu. Trước tình hình đó, Ngơ
Quyền hạ thành Đại La, giết Công Tiễn rồi bày trận trên sông Bạch Đằng đánh tan
quân Nam Hán.
Sau ngày chiến thắng, vào mùa Xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, đóng đô
ở Cổ Loa.
Lý do chọn Cổ Loa làm kinh đô: Nếu so sánh về mặt địa thế giữa Đại La và
thành Cổ Loa thì Ngơ vương có thể sẽ chọn thành Đại La. Qua nhiều năm đô hộ,
các triều đại phong kiến phương Bắc đều chọn thành Đại La là trung tâm cai trị của
các triều đình Trung Quốc đơ hộ Việt Nam, là trung tâm thương mại sầm uất nhiều
đời chủ yếu của các thương nhân người Hoa nắm giữ bởi qua các triều đại, phong
kiến phương Bắc đều chú trọng xây dựng nơi đây phồn hoa và phát triển, người dân
có cuộc sống thuận lợi hơn những nơi khác. Nhưng Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm
kinh đô mà không chọn Đại La sầm uất vì có hai lý do chính đó là tâm lý tự tôn
dân tộc và ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước từ kinh nghiệm cũ để lại:
Thứ nhất, Ngô Quyền khẳng định sự tiếp nối sự nghiệp dựng nước và giữ
nước từ thời Hùng Vương, An Dương Vương. Khôi phục lại quốc thống sau hơn
ngàn năm trường bị cai trị, khẳng định quyết tâm giữ vững nền độc lập vừa giành
lại được, biểu hiện ý chí đoạn tuyệt với Đại La do phương Bắc khai lập. Đây như
lời kêu gọi, lời hiệu triệu nhân dân trong nước nhớ về nguồn cội, đoàn kết nhân
tâm, cùng chống giặc khôi phục lại lịch sử hàng ngàn năm. Hơn nữa, Cổ Loa tuy là
tòa thành có tuổi đời ngàn năm nhưng vẫn rất kiên cố có thành cao, hào sâu. Đây
còn là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm
soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa vị trí nối liền mạng lưới
đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sơng Thái Bình chi

phối tồn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam. Qua con sơng Hồng,
thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, ngược lên sông Hồng có thể thâm nhập vào vùng
Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, xuôi sông Hồng thuyền có thể ra đến biển, còn muốn
14


đến vùng phía Đơng Bắc bộ thì dùng sơng Cầu để thâm nhập vào hệ thống sơng
Thái Bình đến tận sông Thương và sông Lục Nam.
Thứ hai, Đại La là nơi tụ tập nhiều người phương Bắc, từ các quan lại cai trị
nhiều đời, các nhân sĩ từ phương Bắc sang tránh loạn và các thương nhân. Đây là
đô thị mang nhiều dấu vết cả về tự nhiên và xã hội của phương Bắc, thế lực của họ
ở Đại La không nhỏ. Do đó lực lượng này dễ thực hiện việc tiếp tay làm nội ứng
khi quân phương Bắc trở lại, điển hình là việc Khúc Thừa Mỹ nhanh chóng thất bại
và bị Nam Hán bắt về Phiên Ngung.
Vài nét về thành Cổ Loa: Thời kì nhà Ngơ thành Cổ Loa khơng khác gì nhiều
so với thời kì An Dương Vương, vẫn lấy tòa thành và kết cấu cũ làm trung tâm
kinh tế, chinh trị và xã hội của đất nước.
Nhận xét: Việc Ngô Quyền quyết định bãi bỏ chức Tiết độ sứ của phương
Bắc, mở nước, xưng vương, lập ra triều Ngô, kéo đại quân về đóng tại Cổ Loa thể
hiện sự tiếp nối sự nghiệp dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương, An Dương
Vương, khẳng định quyết tâm giữ nền độc lập dân tộc non trẻ vừa mới giành lại
được. Chúng ta kính cẩn nghiêng mình trước anh linh vị anh hùng dân tộc Ngô
Quyền cùng các tướng lĩnh và nhân dân đã mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài cho
dân tộc với sự tiếp nối rực rỡ của các triều đại Lý-Trần-Lê cho đến thời đại Hồ Chí
Minh. Khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử vô cùng to lớn trong sự
nghiệp trung hưng đất nước của anh hùng dân tộc Ngô Quyền, tôn vinh tinh thần
yêu nước và ý chí độc lập tự chủ, tự cường, khát vọng hịa bình của dân tộc ta
3.2. Nhà Đinh, Tiền Lê, Lý và kinh đơ Hoa Lư (968 – 1009)
Hồn cảnh lịch sử: Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngơi
nhà Ngơ, xưng Dương Bình Vương. Con trưởng của Ngơ Quyền là Ngô Xương

Ngập bỏ trốn. Dương Tam Kha nhận Ngô Xương Văn - con thứ của Ngô Quyền -

15


làm con nuôi. Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha, trở thành Nam
Tấn Vương. Ngô Xương Ngập được đưa về, cũng làm vua, là Thiên Sách Vương.
Năm 954, Ngô Xương Ngập chết. Đến năm 965, Ngô Xương Văn chết, con
Ngơ Xương Ngập là Ngơ Xương Xí nối nghiệp. Nhưng vì thế lực suy yếu nên lui
về giữ đất Bình Kiều. Q tộc nhà Ngơ, các tướng nhà Ngô cùng các thủ lĩnh địa
phương đều nổi dậy chiếm cứ một vùng. Bắt đầu từ đó hình thành thế cục mà sử
sách gọi là loạn 12 sứ quân.
Trong số các lực lượng nổi dậy chống triều đình, nổi lên Đinh Bộ Lĩnh, ơng là
người Hoa Lư, châu Đại Hồng. Cha là Đinh Cơng Trứ, nha tướng của Dương
Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12
sứ quân, thống nhất giang sơn, lên ngơi Hồng đế, lập ra triều đại nhà Đinh và trở
thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Vua Đinh Tiên
Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư quê hương là kinh đô. Kinh đô này
tồn tại 42 năm (968 - 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà
Đinh, nhà Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý.
Lý do chọn Hoa Lư làm kinh đô:Thứ nhất, Đinh Bộ Lĩnh là một vị tướng có
công dẹp tan loạn 12 sứ quân và lập ra nhà Đinh, ông là người động Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình. Đóng đơ tại đây vì đây là q hương của ơng.
Thứ hai, thời gian này đất nước ta chưa ổn định, sau nhiều năm loạn lạc,
không phù hợp đóng đô ở những nơi bằng phẳng rộng lớn, những nơi này chỉ phù
hợp khi đất nước đã ổn định để phát triển lâu dài. Nhận thấy "Hoa Lư là nơi núi
non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau
lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển cả... Nơi đây non sông tráng
lệ, phong thủy hài hịa, xứng đáng chọn để dựng đơ được." Dựa trên địa thế hiểm
trở, tận dụng điều kiện tự nhiên với các vách núi đá vôi và hệ thống sông hồ, các

cánh đồng mênh mông là hào sâu làm thành quách rất thuận lợi về mặt quân sự.
16


Kinh đơ Hoa Lư là một "qn thành" phịng ngự vững chắc, vừa tiết kiệm sức
người và của lại vừa đảm bảo đối phó tối ưu với các thế lực thù địch. Nơi đây
khống chế được cả khu vực sơn cước từ Thanh Hóa đổ ra, sông Đà đổ xuống, thêm
địa thế vừa hùng vừa hiểm có thể cầm cự với Trung Hoa, nếu có cuộc xâm lăng của
phía này tới. Vị trí nằm ở trung tâm đất nước thời bấy giờ (giữa ngã ba khu vực
Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ) để phục vụ mục tiêu mở mang bờ
cõi xuống phương nam sau này. Tạo điều kiên thuận lợi cho nhân dân ta có cuộc
sống độc lập và hịa bình để lao động sản xuất, thế nước hưng thịnh; là cơ sở, nền
tảng để xây dựng và phát triển đất nước, chiến thắng kẻ thù, bảo vệ nền độc lập.
Vài nét về kinh đô Hoa Lư: Kinh đô Hoa Lư lấy núi làm thành, lấy sơng làm
hào, dựa theo địa hình tự nhiên cho đắp 10 đoạn tường thành nối các núi đá, dựng
nên thành Hoa Lư rộng 300ha trải dài trên địa phận các thôn Chi Phong, Yên
Thành, Yên Thượng thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư gồm Thành Ngoại,
Thành Nội và Thành Nam, được bao quanh bởi hàng loạt ni đá vòng cung, cảnh
quan hùng vĩ, khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch,
chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8 – 10 mét. Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha
thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên. Ðây là cung điện chính mà khu
vực đền Ðinh, đền Lê là trung tâm và cũng chính là nơi vua Ðinh Tiên Hoàng cắm
cờ dựng nước. Trước cung điện có núi Mã Yên tương truyền vua Ðinh đã lấy nơi
này làm án.
Kinh thành Hoa Lư xua gồm 2 vòng thành nằm cạnh nhau và một vùng núi kề
sát. 3 vịng tạo thành hình giống số 80 hướng về phía đơng. Theo cách bố trí thời
Đinh Lê các nhà nghiên cứu chia làm 3 vịng thành là thành Đơng, thành Tây và
thành Nam. Tuy nhiên do thành Nam chỉ là vùng căn cứ quân sự hiểm trở, phòng
thủ mặt sau mà nó thường được dân gian gọi riêng là thành Tràng An, 2 vòng thành
kia là nơi đặt cung điện nên còn được gọi là thành Hoa Lư…


17


Cố đơ Hoa Lư có các cơng trình kiến trúc cổ thuộc nhóm kiến trúc đền thờ
trong đó nổi bất nhất là đền thờ vua Đinh và vua Lê
Đền thờ Đinh Tiên Hồng, được dựng trên nền chính điện của kinh đô Hoa
Lư, có mặt bằng kiến trúc dạng “nội cơng ngoại quốc, bên trong chữ “Cơng”, bên
ngồi chữ “Quốc”, đường đi vào lối hình chữ “Vương” với tổng diện tích khoảng 3
mẫu. Đền có ba tượng đồng là Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn, Đinh Hạng Lang và
Đinh Toàn. Các cơng trình đăng đối theo trục đường chính đạo tên gọi phỏng theo
tên gọi của cung điện thời xưa. Ngoài cùng là Ngọ Môn Quan quay ra hướng bắc.
Giữa sân có Long sang bằng đá, hai bên có hai con Nghê bằng đá xanh nguyên
khối. Cạnh đó là Nghi môn ngoại, tiếp đến là Nghi môn nội. Lui vào bên trong,
phía bên phải là Nhà Khải Thánh thờ thân phụ, thân mẫu vua Đinh; bên trái đền là
Nhà Vọng nơi xưa kia các cụ bàn việc tế lễ. Đền có ba tịa: Bái đường, Thêu
hương, Chính cung. Trước đền có núi Mã n làm bình phong, phía sau đền là dãy
núi Dù bao bọc, các kiến trúc thành phần được bố trí đối xứng nhau qua đường
dũng đạo.
Đền thờ Lê Đại Hành cách đền thờ vua Đinh khoảng 300m về phía Bắc được
xây dựng trên nền cung điện xưa. Đền thờ vua Lê Đại Hành, Thái hậu Dương Vân
Nga và vua Lê Ngọa Triều. Đền vua Lê cũng giống đền vua Đinh nhưng khác về
chi tiết. Ngoài cùng là một sập đá rồi đến Nghi Mơn Ngoại, bên trong phía tay phải
là đền Từ Vũ thờ Khổng Tử, trước cửa có hòn non bộ bằng đá xanh nguyên khối
dáng phượng vũ, nhìn từ phía Bắc có dáng sư tử, nhìn từ phía Tây Nam có dáng tứ
linh: Long, Ly, Quy, Phụng. Vào trong là Nghi môn nội, hai bên là hai nhà Vọng,
phía trước hai nhà vọng cũng có hai hòn non bộ dáng phượng vũ và phượng ấp. Sát
hai nhà Vọng có hai nhà Bia. Qua Cột trụ đồng là sân Rồng, giữa sân có sập Long
sang bằng đá. Đền có ba tịa Bái đường thờ Cơng Đồng, Thiêu hương thờ các quan
và cơng thần nhà Lê, Chính cung thờ vua Lê Đại Hành, Hoàng hậu Dương Vân

Nga và vua Lê Ngọa Triều.
18


Hiện nay, Cố đô Hoa Lư là một di sản văn hóa thế giới trong Quần thể Danh
thắng Tràng An được UNESCO công nhận từ năm 2014.
Nhận xét:Với những đóng góp quan trọng trong nông nghiệp và thủ công
nghiệp, kén chọn hiền tài đã nâng vị trí của dân tộc ta đối với các nước lân bang,
đánh dấu chấm hết cho ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên
độc lập dân tộc, thống nhất quốc gia. Cố đơ Hoa Lư có vai trị vơ cùng quan trọng
trong việc giữ vững nền độc lập non trẻ của đất nước ta, với nhà Đinh, Tiền Lê làm
bản lề cho sự hưng thịnh vươn lên mạnh mẽ của chế độ phong kiến Việt Nam thời
Lý-Trần-Lê.
Cố đô Hoa Lư không chỉ có ý nghĩa ở nội tại thời điểm làm kinh đô, mà sau
khi thành cố đô vẫn đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: Sau
khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Hoa Lư tiếp tục giữ vai trò là một căn cứ
quân sự và trung tâm văn hóa của các triều đại nhà Trần, Hậu Lê, nhà Mạc, Tây
Sơn; Nhà Trần sử dụng thành Nam của Cố đô Hoa Lư để làm cứ địa kháng chiến
chống Nguyên Mông. Vua Trần Thái Tông tiếp tục xây dựng ở Hoa Lư hành cung
Vũ Lâm, đền Trần thờ thần Quý Minh và chùa A Nậu. Cung Vũ Lâm là nơi các vua
Trần xuất gia tu hành; Qua triều đại Tây Sơn, Hoa Lư trở thành cứ địa phòng ngự
để đại phá quân Thanh với các địa danh phòng tuyến Tam Điệp, đồn Gián Khẩu và
chùa Bái Đính. Đến triều đại nhà Nguyễn, các vua tiếp tục tơn tạo các di tích Hoa
Lư và xây dựng các lăng mộ, nâng cấp lễ hội Cố đô Hoa Lư.
Ngày nay, cố đô Hoa Lư là điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, tìm
hiểu về lịch sử nước Việt, đóng góp to lớn trong sự phát triển về du lịch và kinh tế
cho đất nước.

19



3.3. Nhà Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và kinh đơ Thăng Long (1010
– 1789)
Hồn cảnh lịch sử:Lý Công Uẩn (974 - 1028) tức Lý Thái Tổ, người châu Cổ
Pháp, lộ Bắc Giang (nay thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Năm
1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối 1009 Lê Long Đĩnh qua đời,
các tăng sư và đại thần đứng đầu là Sư Vạn hạnh, Đào Cam Mộc tôn Lý Công Uẩn
lên ngôi vua, Nhà Lý thành lập. Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lưu về
Thăng Long.
Đến năm 1209, khi trong triều có biến loạn, vua Lý Cao Tông phải chạy lên
Quy Hóa, Thái tử Lý Sảm chạy về Hải Ấp đã được gia đình Trần Lý giúp đỡ.
Hoàng tử Sảm đã kết duyên cùng Trần Thị Dung - con gái của Trần Lý. Họ Trần đã
tập hợp hương binh giúp nhà Lý dẹp loạn, đưa vua Lý trở lại kinh đô. Thế lực nhà
Trần mạnh lên từ ấy.
Tháng 12 năm 1216, Lý Huệ Tông phong Trần Thị Dung làm Hoàng hậu.
Hoàng hậu Trần Thị Dung sinh được hai công chúa: Thuận Thiên và Chiêu Thánh.
Trần Tự Khánh làm Thái úy Phụ chính, anh cả của Hồng hậu là Trần Thừa làm
Nội thị Phán thủ.
Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, mọi việc đều uỷ quyền cho Trần Thủ Độ, khi
ấy là Chỉ huy sứ, quản lĩnh cấm quân. Là người cơ mưu, quyết đoán, Trần Thủ Độ
đã sắp xếp để ép vua Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa Chiêu Thánh. Liền sau
đó, Trần Thủ Độ lại thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng lên 7 tuổi lấy con trai thứ của
Trần Thừa là Trần Cảnh lên 8 tuổi. Một năm sau, vào tháng 12 âm lịch năm 1225,
Trần Thủ Độ ép Chiêu Hồng nhường ngơi cho chồng, nhà Trần bắt đầu nắm
quyền cai trị. Sau khi thay triều đổi chủ, nhà Trần vẫn chọn Thăng Long làm kinh
đô, làm trung tâm kinh tế, chinh trị, xã hội của đất nước.

20




×