Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ KIM NGỌC

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN
TRONG ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ SƠ THẨM
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN
TRONG ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ SƠ THẨM
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Lê Huỳnh Tấn Duy
Học viên: Hồ Kim Ngọc
Lớp: Cao học luật, khóa 1, KonTum

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Điều kiện áp dụng thủ tục
rút gọn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam” này là cơng trình nghiên cứu của tơi với sự giúp đỡ của giáo viên hướng
dẫn. Các trích dẫn, thơng tin có trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Tác giả luận văn

Hồ Kim Ngọc


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN: “NGƯỜI THỰC
HIỆN HÀNH VI PHẠM TỘI BỊ BẮT QUẢ TANG HOẶC NGƯỜI ĐÓ TỰ
THÚ” - QUY ĐỊNH, THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ................. 7
1.1. Quy định của pháp luật về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn: “Người
thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú”.................... 7
1.2. Thực tiễn áp dụng điều kiện: “Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt
quả tang hoặc người đó tự thú” và kiến nghị hoàn thiện ................................. 12
Kết luận Chƣơng 1 .................................................................................................. 20
CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN: “TỘI PHẠM ĐÃ
THỰC HIỆN LÀ TỘI PHẠM ÍT NGHIÊM TRỌNG” – QUY ĐỊNH, THỰC
TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ................................................................ 22
2.1. Quy định của pháp luật về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn: “Tội phạm
đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng” ......................................................... 22
2.2. Thực tiễn áp dụng điều kiện: “Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít
nghiêm trọng” trong quy định về thủ tục rút gọn ............................................ 24
2.3. Kiến nghị mở rộng quy định về loại tội phạm có thể đƣợc áp dụng thủ
tục rút gọn để giải quyết ..................................................................................... 31

Kết luận Chƣơng 2 .................................................................................................. 36
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồn thiện pháp luật nói chung, là một yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hồn thiện pháp luật về tố tụng hình sự
nói riêng, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm
đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo vệ quyền con người, trong
đó có thủ tục rút gọn. Nghị quyết Trung ương 3 Khoá VIII của Đảng đã chỉ rõ:
“Nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xử lý kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ
ràng”. Tại điểm c Khoản 2 Mục B Nghị quyết số 08–NQ/TW ngày 02/01/2002 của
Bộ Chính trị về: “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”
tiếp tục nhấn mạnh: “Nghiên cứu để quy định và thực hiện thủ tục tố tụng rút gọn
đối với những vụ án đơn giản, phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, hậu quả ít
nghiêm trọng…”. Nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc
hội Khóa XI (ngày 26/11/2003), Quốc hội đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2003; Chương XXXIII của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định về
thủ tục rút gọn gồm 7 Điều: Từ Điều 318 đến Điều 324, bao gồm những quy định
về phạm vi, điều kiện, thẩm quyền, thời hạn và thủ tục áp dụng thủ tục rút gọn trong
điều tra, truy tố, xét xử. Đây là lần đầu tiên thủ tục rút gọn được quy định trong Bộ
luật Tố tụng hình sự, nhằm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án hình sự đơn
giản, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh ph ng, chống tội phạm và thực hiện
nhiệm vụ cải cách tư pháp theo quan điểm chỉ đạo của Đảng.
Tuy nhiên, từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực thi hành cho
đến nay, qua thực tiễn làm cơng tác giải quyết án hình sự, tác giả nhận thấy những
quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về các điều kiện để một vụ án có thể được

điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn đã bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý,
không theo kịp sự biến động của các loại tội phạm và u cầu của cơng tác đấu
tranh phịng, chống tội phạm đặt ra. Vấn đề trên là một trong những nguyên nhân
làm cho cho hiệu quả áp dụng thủ tục rút gọn trong thực tế không cao, nhiệm vụ cải
cách tư pháp cũng như mục đích mà Bộ luật Tố tụng hình sự đề ra chưa đạt được
kết quả như mong muốn.
Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, từ năm 2004 đến
năm 2013, tổng số án thụ lý điều tra trên phạm vi toàn quốc là 674.143 vụ, trong đó


2
số vụ án áp dụng thủ tục rút gọn là 3.954 vụ (chiếm tỷ lệ 0,59%)1. Theo số liệu thống
kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai, từ năm 2010 đến năm 2015, tổng số án
thụ lý điều tra trên địa bàn tỉnh Gia Lai là 7.130 vụ, trong đó số vụ án áp dụng thủ tục
rút gọn là 50 vụ (chiếm tỷ lệ 0,7%)2. Như vậy, việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải
quyết án hình sự chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số án thụ lý điều tra. Thực trạng trên
xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Quy định về thời hạn điều tra đối với vụ án được áp
dụng thủ tục rút gọn gây khó khăn cho Cơ quan điều tra, việc áp dụng thủ tục rút gọn
trong giải quyết án hình sự chưa mang tính bắt buộc, một bộ phận người tiến hành tố
tụng chưa nhận thức đúng về mục đích, sự tiến bộ của thủ tục rút gọn, các cơ quan
tiến hành tố tụng thiếu cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật… Theo tác giả, một
nguyên nhân nữa làm cho tỷ lệ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn thấp, là do các
điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn cịn bó hẹp và đã phát sinh những vấn đề bất hợp lý
trong quá trình áp dụng. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung, sửa đổi một
số nội dung về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn: Bổ sung thêm trường hợp người
thực hiện hành vi phạm tội ra tự thú và sửa đổi quy định người phạm tội có nơi cư trú,
lý lịch rõ ràng. Tuy vậy, theo tác giả thì việc bổ sung, sửa đổi trên cũng chưa giải
quyết được hết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn giải quyết án hình sự, mà vẫn cần
phải được tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung thêm.
Hiện nay, với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế,

hiện thực hoá các tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/5/2005 của
Bộ Chính trị về: "Chiến lược xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020" và Nghị quyết số 49–NQ/TW ngày 02/6/2005
của Bộ Chính trị về: "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020", thì việc nghiên
cứu sửa đổi, bổ sung nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình
sự, nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự của
các cơ quan tiến hành tố tụng phải luôn được quan tâm thực hiện, trong đó có các quy
định về thủ tục rút gọn và điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn. Nhằm nâng cao hiệu quả
của việc áp dụng thủ tục rút gọn, góp phần đáp ứng yêu cầu đấu tranh phịng chống
tội phạm nhanh chóng, kịp thời, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người tham gia
tố tụng, tác giả lựa chọn đề tài: “Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong điều tra,
truy tố, xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận văn
1
2

Bùi Đức Hứa (2014), Thủ tục rút gọn trong điều tra vụ án hình sự, Luận án tiến sĩ luật, tr.2.
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai, Báo cáo tổng kết công tác năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.


3
thạc sĩ luật học. Thơng qua cơng trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn đưa ra sự
nhìn nhận khách quan, toàn diện về những vướng mắc, bất cập trong quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, qua đó đưa ra một số
kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật.
2. T nh h nh nghi n cứu đề tài
Thủ tục rút gọn là thủ tục đặc biệt, lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2003, đánh dấu bước phát triển mới của tố tụng hình sự Việt
Nam. Đây là một thủ tục tố tụng tiến bộ, có nhiều ưu điểm trên cơ sở kế thừa và
phát huy những quy định có từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng h a được thành
lập3. Trước đây, các văn bản dưới luật chỉ hướng dẫn về thủ tục rút ngắn về thời

gian tiến hành tố tụng, mà chưa đơn giản hóa các thủ tục tố tụng4. Chỉ đến khi Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2003 được thơng qua, thì thủ tục rút gọn mới được quy
định chi tiết và đầy đủ hơn.
Sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực thi hành, đã có khá
nhiều các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tiễn quan tâm và tìm hiểu về thủ
tục rút gọn. Có thể chia các cơng trình nghiên cứu này thành ba nhóm lớn sau:
- Nhóm luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học: Luận văn thạc sỹ Luật
học: “Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn
Hiển, năm 2004; Luận văn thạc sỹ Luật học: “Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự
- Lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội” của các giả Vũ
Quang Dũng, năm 2008; Luận án tiến sỹ Luật học: “Hoàn thiện thủ tục rút gọn
trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của
tác giả Nguyễn Văn Quảng, năm 2011; Luận án tiến sỹ Luật học: “Thủ tục rút gọn
trong điều tra vụ án hình sự” của tác giả Bùi Đức Hứa, năm 2014...
- Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên khảo: Sách “Thủ tục rút gọn trong
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, năm 2004 của

3

Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (1946), Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946.
Thủ tướng Chính phủ (1974), Thơng tư số 139 ngày 28/5/1974 hướng dẫn về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử
các vụ án phạm pháp quả tang;
Tòa án nhân dân Tối cao (1974), Thông tư số 10–TATC ngày 08/07/1974 quy định về thủ tục rút ngắn trong
việc điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án hình sự ít quan trọng, phạm pháp quả tang, đơn giản, rõ ràng;
Viện kiểm sát nhan dân Tối cao (1975), Thông tư số 01-TT ngày 28/2/1975 hướng dẫn về nội dung hoạt
động của Kiểm sát viên trong công tác kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút ngắn đối với các vụ án ít nghiêm
trọng, phạm pháp quả tang, đơn giản, rõ ràng.
4



4
tác giả Nguyễn Văn Hiển; “Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam” của trường
Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Cơng an nhân dân, năm 2009; “Bình luận khoa
học Bộ luật hình sự năm 2003”, của PGS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên), Nhà xuất
bản Công an nhân dân, năm 2004…
- Nhóm các bài báo, tạp chí chun ngành luật: “Thủ tục rút gọn trong Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003” của TS. Khuất Văn Nga và ThS. Trần Đại Thắng
(Tạp chí Thơng tin Khoa học pháp lý số 3+4/2004); “Thủ tục rút gọn” của tác giả
Đỗ Văn Chỉnh (Tạp chí Tồ án nhân dân số 11 tháng 6/2004; “Thủ tục rút gọn
trong tố tụng hình sự từ sự quy định của pháp luật tới thực tiễn áp dụng” của
PGS.TS Phạm Hồng Hải (Tạp chí Kiểm sát số 4/2006); “Về thủ tục rút gọn và
những bất cập trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử” của tác giả Lê Quốc Thể
(Tạp chí Tịa án nhân dân số 13 tháng 7/2007); “Những bất cập về thủ tục rút gọn
trong tố tụng hình sự và hướng hồn thiện” của TS. Hồng Thị Minh Sơn (Tạp chí
Luật học số 11/2007); “Giải quyết án hình sự theo thủ tục rút gọn - Thực trạng và
những kiến nghị đề xuất” của tác giả Nguyễn Văn Quảng (Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật số 7/2008); “Một số ý kiến về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự” của
tác giả Trần Quốc Văn (Tạp chí Kiểm sát số 13 tháng 7/2009); “Những vướng mắc
khi áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự và một số kiến nghị” của TS.
Phạm Minh Tuyên (Tạp chí TAND số 1 tháng 1/2011)…
Quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ tiếp cận, kế thừa những kiến thức, kết quả
nghiên cứu nêu trên, nhằm góp phần hồn thiện đề tài của mình. Tuy nhiên, đến nay
vẫn chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên
sâu về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn. Các bài viết, các công trình nghiên cứu
trước đây mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2003 về thủ tục rút gọn nói chung, các vướng mắc khi áp dụng
thủ tục rút gọn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, mà chưa đi sâu nghiên cứu
về các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn cũng như các bất cập, vướng mắc phát sinh
đối với các quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong hoạt động tố tụng.
Ngày 27/11/2015, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sẽ có

hiệu lực vào ngày 01/01/2018. Do vậy, các quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn vẫn chưa được áp dụng vào thực
tiễn, nên chưa có cơng trình nghiên cứu nào đánh giá về hiệu quả áp dụng các quy
định mới này, để so sánh với các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.


5
3. Mục đ ch nghi n cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua các vụ án đã xảy ra trong thực tế
để đánh giá, phân tích những vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật tố
tụng hình sự về các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ
thẩm. Qua đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị hồn thiện quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn và một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả, tính khả thi khi áp dụng thủ tục rút gọn trong việc giải quyết án hình sự.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2015 về hai điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn: “Người
thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú” và “Tội phạm đã
thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng”. Qua đó chỉ ra những vướng mắc, bất cập
của luật cần được nghiên cứu sửa đổi. Những vấn đề khác mặc dù có liên quan đến
thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự như: điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn đối với
giai đoạn xét xử phúc thẩm, phạm vi áp dụng, thẩm quyền áp dụng,... nhưng không
thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu việc các cơ quan tố tụng trên địa bàn
tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Bình Thuận, thành phố Cần Thơ
giải quyết một số vụ án hình sự giai đoạn từ năm 2013 đến 2017, để đánh giá về nội
dung, tính chất vụ án, hình thức giải quyết, qua đó làm rõ đối tượng cần nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghi n cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về chiến lược
cải cách tư pháp.

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích pháp luật, kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu. Phân tích, luận giải các quy
định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, năm 2015 về các điều kiện áp dụng thủ
tục rút gọn và mối quan hệ biện chứng giữa các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu các vụ án điển hình và phương
pháp so sánh: tác giả lựa chọn những vụ án có các nội dung, tình tiết liên quan đến
các điều kiện để được áp dụng thủ tục rút gọn trong quá trình giải quyết, nhưng trên
thực tế đã có vướng mắc, hạn chế khi không thể áp dụng thủ tục rút gọn, làm kéo


6
dài thời gian giải quyết một cách không cần thiết. Đây là phương pháp chủ đạo
trong quá trình thực hiện đề tài.
6. Những đóng góp của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
về các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, trên cơ sở tổng hợp từ các vụ án thực tế
điển hình, luận văn xác định những điểm còn bất cập, hạn chế, chưa sát với thực tế
đấu tranh phòng, chống tội phạm, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp cần
được hoàn thiện.
Luận văn đưa ra những kiến nghị, đề xuất cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện
quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về các điều kiện áp dụng thủ tục rút
gọn, đưa ra một số giải pháp đối với liên Ngành tư pháp Trung ương, liên Ngành tư
pháp cấp huyện, với mục đích phát huy và nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục này
trong thực tiễn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được bố cục như sau:
Chƣơng 1. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn: “Người thực hiện hành vi
phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú” – Quy định, thực tiễn và kiến nghị
hoàn thiện

Chƣơng 2. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn: “Tội phạm đã thực hiện là tội
phạm ít nghiêm trọng” – Quy định, thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện


7
CHƢƠNG 1
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN: “NGƯỜI THỰC HIỆN
HÀNH VI PHẠM TỘI BỊ BẮT QUẢ TANG HOẶC NGƯỜI ĐÓ TỰ THÚ” QUY ĐỊNH, THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
1.1. Quy định của pháp luật về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn:
“Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú”
Thủ tục rút gọn là một trong những thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự.
Thủ tục này có sự rút ngắn về thời gian, đơn giản về cách thức tiến hành, nhằm giải
quyết nhanh chóng vụ án hình sự, góp phần đấu tranh phịng, chống tội phạm kịp
thời, hiệu quả; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân trong tố tụng
hình sự5.
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn là những căn cứ mà Bộ luật Tố tụng hình
sự quy định cần và đủ để có thể áp dụng thủ tục này khi giải quyết vụ án hình sự.
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn là tổng hợp các yếu tố khách quan và chủ quan
quyết định bản chất của một vụ việc phạm tội không thuộc trường hợp phức tạp,
việc điều tra, truy tố, xét xử vụ việc đó khơng khó khăn và mất nhiều thời gian.
Theo quy định tại Điều 319 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, thì thủ tục rút gọn
chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang;
- Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
- Tội phạm được thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
- Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định mở rộng hơn điều kiện áp
dụng thủ tục rút gọn, bổ sung thêm trường hợp người phạm tội “tự thú” về hành vi
phạm tội của mình và cũng phải đáp ứng 03 điều kiện còn lại quy định tại Khoản 1
Điều 456: "Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; Tội phạm đã thực hiện là

tội phạm ít nghiêm trọng; Người phạm tội có nơi cư trú, l lịch rõ ràng". Như vậy,
ngoài bổ sung thêm điều kiện người phạm tội “tự thú”, thì điều luật này cũng đã
sửa đổi cụm từ “có căn cước, lai lịch rõ ràng” bằng cụm từ “có nơi cư trú, l lịch
5

Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Hoàng Thị Minh Sơn (Chủ
biên), tr.527.


8
rõ ràng” ở điều kiện thứ tư; việc sửa đổi này là nhằm thống nhất cách hiểu và áp
dụng vào thực tế của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Các điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự tuy độc lập
với nhau, nhưng lại có mối quan hệ bổ trợ và ràng buộc nhau. Ví dụ: Khơng phải tất
cả các vụ án mà người phạm tội bị bắt quả tang hoặc các vụ án ít nghiêm trọng đều
có thể áp dụng thủ tục rút gọn, vì nhiều vụ án tuy bị bắt quả tang hoặc là tội phạm ít
nghiêm trọng nhưng việc điều tra, thu thập và đánh giá chứng cứ lại rất khó khăn,
phức tạp (các tội phạm về chức vụ, về kinh tế, về môi trường, xâm phạm hoạt động
tư pháp…). Khi xem xét áp dụng thủ tục rút gọn, các cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng cần phân tích, đánh giá từng điều kiện trong mối liên hệ
tổng thể với các điều kiện khác. Khi có đủ các điều kiện trên, thì việc điều tra, truy
tố, xét xử vụ án sẽ không mất nhiều thời gian, mà vẫn đảm bảo tính khách quan,
tồn diện và đầy đủ.
1.1.1. Quy định về điều kiện: “Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả
tang” khi áp dụng thủ tục rút gọn
Theo quy định của pháp luật hình sự, người thực hiện hành vi phạm tội là
người đã thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội, có thể đã gây ra hoặc đe dọa
gây ra thiệt hại cho một hoặc nhiều khách thể được luật hình bảo vệ, có đủ dấu hiệu
phạm vào một (hoặc nhiều) tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự; hành vi
đó cần phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh theo đúng pháp

luật6. Nhằm đảm bảo cho việc xử lý người phạm tội, Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 quy định: Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc đảm bảo cho việc điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với
người phạm tội; các trường hợp bắt người gồm: bắt người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo
để tạm giam… Quy định và áp dụng những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình
sự như nêu trên có ý nghĩa lớn trong việc đấu tranh chống cũng như ph ng ngừa tội
phạm, đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, góp
phần nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm, người phạm tội.

6

Điểm a Khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015.


9
Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội
phạm hoặc ngay sau khi người đó vừa thực xong hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc
bị đuổi bắt. Khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Đối
với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát
hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kì người nào cũng có
quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy
ban nhân dân nơi gần nhất”. Như vậy, sẽ có 03 trường hợp người phạm tội bị bắt
quả tang là:
- Đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và bắt giữ. Trường hợp này được
hiểu là người đang thực hiện những hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm của
một tội phạm cụ thể theo quy định của Bộ luật hình sự, nhưng chưa hồn thành tội
phạm thì bị phát hiện. Đang thực hiện tội phạm có thể là: Đang thực hiện những hành
vi làm cơ sở, tiền đề liền trước hành vi phạm tội, những hành vi này không phải là

hành vi chuẩn bị phạm tội mà đây là những hành vi rất gần, không thể tách ra được
với hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm, nên được coi là hành vi thực hiện
tội phạm. Ví dụ: Do mâu thuẫn nên A muốn bắn chết B. Khi A đã lắp đạn vào súng
và đang ngắm bắn B, thì bị người khác phát hiện; hoặc một người đã thực hiện hành
vi khách quan của tội phạm, nhưng chưa thực hiện được hết các hành vi được mô tả
trong cấu thành tội phạm, hoặc mới thực hiện được một trong số những hành vi quy
định trong cấu thành tội phạm, thì bị phát hiện. Ví dụ: Khi A đang dùng vũ lực cởi
quần áo của B để hiếp dâm B, thì bị người khác phát hiện, bắt giữ. Hành vi đã thực
hiện có thể đã gây ra hoặc chưa gây ra hậu quả đối với người bị hại hoặc xã hội.
- Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và bắt giữ. Trường hợp
này, các hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm đã được thực hiện hết, các
dấu hiệu pháp lý của tội phạm đã thỏa mãn đầy đủ, tội phạm cũng vừa được hoàn
thành, nhưng người thực hiện hành vi chưa kịp xóa dấu vết của tội phạm, đang cất
giấu công cụ, phương tiện phạm tội hoặc đang chuẩn bị bỏ trốn… thì bị phát hiện và
bắt giữ. Trong trường hợp có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm phát hiện ngay,
thì mặc dù khơng có vật chứng để lại cũng là phạm tội quả tang. Ví dụ: A vừa bán
xong cho cho B một gói ma túy, thì cả hai bị phát hiện, bị bắt giữ.
- Đang thực hiện hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và bị
đuổi bắt. Trường hợp này, người đang thực hiện phạm tội hoặc ngay sau khi thực
hiện tội phạm thì bị phát hiện nên chạy trốn và bị đuổi bắt. Để thỏa mãn hình thức


10
bắt quả tang, việc đuổi bắt phải diễn ra ngay sau khi người phạm tội chạy trốn. Địa
điểm bắt được người phạm tội cách xa hay gần hiện trường vụ án không ảnh hưởng
đến việc bắt quả tang. Trường hợp này khác trường hợp bắt người khẩn cấp (Điều
81 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003)7, đó là chuỗi sự việc: Thực hiện tội phạm, bị
phát hiện, chạy trốn, bị đuổi và bị bắt có sự liên tục, khơng bị gián đoạn về thời gian
và về diễn biến sự việc. Ví dụ: A đi xe mơ tơ, vừa cướp giật được dây chuyền của B
và bỏ chạy, B truy hơ rồi cùng với một số người dân gần đó đuổi theo hơn 10km thì

bắt được A.
Đặc điểm của vụ án mà người phạm tội bị bắt quả tang là hành vi phạm tội
của người đó đã rõ ràng, chứng cứ của vụ án được phát hiện và thu giữ đầy đủ ngay
tại thời điểm bắt; người làm chứng, người bị hại, người liên quan (nếu có) đã được
xác định ngay khi người phạm tội bị bắt. Do hành vi phạm tội đã rõ ràng, vật chứng
được thu giữ đầy đủ, nên người phạm tội không thể chối cãi mà buộc phải nhận tội
ngay, tội phạm nhanh chóng được xác định, cơ quan điều tra không phải mất nhiều
thời gian, cơng sức, khơng gặp khó khăn khi điều tra, thu thập chứng cứ, chứng
minh tội phạm. Hành vi của người phạm tội, mục đích của tội phạm đã rõ ràng, nên
các cơ quan tiến hành tố tụng khơng khó khăn trong việc đánh giá chứng cứ hoặc
định tội. Điều kiện “người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang” là điều kiện
đầu tiên để xem xét vụ án có thể được áp dụng thủ tục rút gọn để xử lý hay khơng.
Điều kiện này có mối quan hệ mật thiết với điều kiện tiếp theo: “Sự việc phạm tội
đơn giản, chứng cứ rõ ràng”. Việc Bộ luật Tố tụng hình sự quy định điều kiện
“người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang” để một vụ án hình sự có thể
được xem xét, giải quyết theo thủ tục rút gọn là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, vừa
mang tính ràng buộc, vừa tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết
vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn được dễ dàng, thuận lợi.
1.1.2. Quy định về điều kiện: “Người thực hiện hành vi phạm tội tự thú” khi
áp dụng thủ tục rút gọn
Theo Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân dân
Tối cao giải đáp các vấn đề nghiệp vụ giải thích, tự thú là “tự mình nhận tội và khai
ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội”.
Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình
7

Theo quy định tại Điều 110 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trường hợp này gọi là giữ người trong
trường hợp khẩn cấp.



11
điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà
chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra
những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện. Nếu người phạm tội tự mình
nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình
phạm tội thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ “tự thú” quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật
hình sự năm 1999 đối với người phạm tội. Khái niệm tự thú đã được giải thích chính
thức bởi điểm h Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, “tự thú
là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội
của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện”. Với quy định như
trên, có thể hiểu 02 trường hợp được xem là tự thú, như sau:
- Trường hợp thứ nhất: Một người thực hiện xong hành vi phạm tội và bỏ
trốn; tuy tội phạm mà người đó thực hiện chưa bị ai phát hiện, nhưng người đó tự
nguyện ra trình diện, khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình;
- Trường hợp thứ hai: Một người thực hiện xong hành vi phạm tội và bỏ trốn;
trong thời gian người đó bỏ trốn, tội phạm mà người đó thực hiện đã bị phát hiện,
nhưng chưa ai biết người nào thực hiện tội phạm, thì người đó tự nguyện ra trình
diện, khai báo với cơ quan, tổ chức về việc mình đã thực hiện hành vi phạm tội.
So với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
bổ sung người phạm tội tự thú vào điều kiện thứ nhất để vụ án được áp dụng thủ tục
rút gọn. Điểm a Khoản 1 Điều 456 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về điều kiện áp
dụng thủ tục rút gọn, quy định: “Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang
hoặc người đó tự thú”. Khi người phạm tội tự thú, có nghĩa là họ ra trình diện các cơ
quan chức năng và khai nhận về tội phạm hoặc hành vi phạm tội mà mình đã thực
hiện, cho dù chưa có ai biết về tội phạm hoặc việc người đó phạm tội. Khi ra tự thú,
người thực hiện hành vi phạm tội thường khai nhận trung thực, chi tiết về tội phạm và
hành vi phạm tội, Cơ quan điều tra sẽ không mất nhiều thời gian, công sức để đấu
tranh, chứng minh tội phạm, người phạm tội. Việc Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
bổ sung thêm trường hợp người phạm tội tự thú vào điều kiện thứ nhất áp dụng thủ
tục rút gọn là hoàn toàn phù hợp, thỏa đáng, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống

tội phạm và tinh thần cải cách tư pháp. Tuy vẫn bị ràng buộc bởi các điều kiện khác,
nhưng việc bổ sung này là cần thiết, tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng
mở rộng số vụ án hình sự có thể áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết.


12
1.2. Thực tiễn áp dụng điều kiện: “Người thực hiện hành vi phạm tội bị
bắt quả tang hoặc người đó tự thú” và kiến nghị hoàn thiện
Qua nghiên cứu cũng như thực tiễn làm cơng tác giải quyết án hình sự, tác
giả nhận thấy khơng phải chỉ có trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt
quả tang hoặc người đó tự thú, thì việc xác định tội phạm mới được nhanh chóng,
chính xác. Đã có rất nhiều vụ án mà hành vi phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng,
thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng, việc
xác định tội phạm hồn tồn nhanh chóng, chính xác, nhưng khơng thể áp dụng thủ
tục rút gọn vì khơng phải là trường hợp phạm tội quả tang (hoặc tự thú, theo quy
định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015). Do vậy, tác giả cho rằng việc Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2003 quy định điều kiện người thực hiện hành vi phạm tội bị
bắt quả tang và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung thêm điều kiện người
phạm tội tự thú, thực chất chỉ nhằm khoanh vùng, hạn chế các vụ án được áp dụng
theo thủ tục rút gọn một cách cơ học. Trong khi đó, mục đích của thủ tục rút gọn là
giải quyết nhanh vụ án, kịp thời trừng phạt người phạm tội, sớm khơi phục quyền và
lợi ích hợp pháp cho người bị hại, làm giảm áp lực, giảm sự quá tải của các cơ quan
tố tụng về số lượng án hình sự phải giải quyết theo thủ tục chung. Tuy thời gian tố
tụng ngắn, giản lược một số thủ tục tố tụng, nhưng về nguyên tắc thì các vụ án được
giải quyết theo thủ tục rút gọn vẫn phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật. Do vậy, việc quy định giới hạn các vụ án có tình
tiết người phạm tội bị bắt quả tang và tự thú thì mới được áp dụng thủ tục rút gọn,
sẽ tạo nên rào cản, làm hạn chế số vụ án mà lẽ ra hồn tồn có thể áp dụng thủ tục
rút gọn để giải quyết.
Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc tự thú chỉ là hai trong

nhiều yếu tố để thể hiện hành vi phạm tội của người đó đã rõ ràng, có thể giải quyết
nhanh bằng thủ tục rút gọn. Trong khi đó, với tình hình tội phạm phát triển và ngày
càng tinh vi như hiện nay, thì ngày càng ít hành vi bị bắt quả tang, số đối tượng ra
tự thú trên thực tế cũng không nhiều. Việc bắt quả tang chủ yếu tập trung vào các
hành vi: trộm cắp tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, chống người thi
hành công vụ hoặc các tội phạm về ma túy…, nhưng đại đa số các tội phạm về ma
túy đều khơng phải là tội ít nghiêm trọng. Việc quy định điều kiện người thực hiện
hành vi phạm tội bị bắt quả tang và tự thú là cịn bó hẹp so với thực tiễn, chưa thật


13
sự thúc đẩy việc áp dụng thủ tục rút gọn, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh
phòng chống tội phạm trong tình hình mới.
Như đã nhận định ở phần trên, việc Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bổ
sung tình tiết người phạm tội tự thú vào điều kiện thứ nhất để vụ án được áp dụng
thủ tục rút gọn là hoàn toàn phù hợp và cần thiết, hứa hẹn sẽ mở rộng đáng kể số vụ
án hình sự có thể áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết. Tuy vậy, tác giả cho rằng
việc bổ sung, mở rộng trên vẫn c n hạn chế, khi không quy định trường hợp người
phạm tội đầu thú. Qua nghiên cứu và thực tiễn cho thấy: Để việc giải quyết vụ án
hình sự theo thủ tục rút gọn một cách thuận lợi thì điều kiện về sự việc phạm tội
đơn giản, chứng cứ rõ ràng là điều kiện cốt lõi, có tính chất quyết định. Theo tác giả
Nguyễn Văn Quảng thì: "Những quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong
Luật tố tụng hình sự của các nước trên thế giới cũng có những điểm tương đồng
như Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, thường được áp dụng đối với các vụ án có
chứng cứ đơn giản, rõ ràng, mức hình phạt khơng lớn hoặc các hành vi phạm tội vi
cảnh mà hình phạt đối với các tội ấy là phạt tiền hoặc phạt tù với mức hình phạt
thấp. Nhưng cũng có những điểm khác biệt cơ bản cần nghiên cứu tiếp thu, đó là:
Khơng quy định nhiều điều kiện như Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, mà chỉ tập
trung vào việc quy định các điều kiện thuộc về sự đơn giản, rõ ràng của tội
phạm…"8. Do vậy, để nâng cao hiệu quả, tính tích cực của việc áp dụng thủ tục rút

gọn trong thực tiễn, thì khơng nên bó hẹp điều kiện này ở các vụ án mà người phạm
tội bị bắt quả tang hoặc tự thú, mà hồn tồn có thể mở rộng thêm trường hợp
người phạm tội đầu thú.
Theo Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân dân
Tối cao giải đáp các vấn đề nghiệp vụ, đầu thú là trường hợp: “có người đã biết
mình phạm tội, nhưng biết khơng thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm
quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử l theo quy định của pháp luật… Nếu
có người đã biết hành vi phạm tội của người phạm tội và người phạm tội biết không
thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng Khoản 2
Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho
người phạm tội”. Cịn theo cách giải thích tại điểm i Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố

8

Nguyễn Văn Quảng, “Vấn đề sửa đổi quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm
2003”, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Thông tin khoa học< />

14
tụng hình sự năm 2015 thì đầu thú “là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã
tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội
của mình”. Từ cách quy định như trên, xét ở góc độ pháp lý, tự thú và đầu thú đều
là hành động của người đã thực hiện hành vi phạm tội tự mình đến trình diện và
khai báo tại các cơ quan chức năng, để được xem xét, xử lý theo quy định của pháp
luật. Khi đầu thú và tự thú, người đã thực hiện hành vi phạm tội đều thể hiện sự chủ
động chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi nguy hiểm mà mình đã thực hiện
và họ cũng mong muốn giải quyết vụ việc nhanh chóng. Xét ở góc độ tâm lý, tự thú
và đầu thú đều là hành động có ý thức, xuất phát tự sự ân hận, hối lỗi của người đã
thực hiện tội phạm, nhưng ở mức độ khác nhau.
Theo tinh thần của Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 cũng như
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thì người ra tự thú và ra đầu thú chỉ có một điểm

khác nhau là việc đã có ai biết họ là người đã thực hiện hành vi phạm tội hay chưa.
Tuy nhiên, trong thực tiễn thì việc có ai biết đến hành vi phạm tội của một người
hay chưa, đơi khi nằm ngồi ý thức chủ quan của họ. Có trường hợp người phạm tội
tin chắc chắn rằng người khác khơng thể biết việc mình phạm tội, có đủ điều kiện
để bỏ trốn, nhưng đã ra cơ quan có thẩm quyền trình diện và khai báo. Tuy nhiên,
trước khi người đó ra trình diện, thì sự việc đã bị người khác tình cờ chứng kiến
hoặc phát hiện và đã trình báo cho cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp này, người
ra trình diện chỉ được xem là đầu thú, trong khi xét về mặt bản chất, thì mức độ ăn
năn hối cải và ý chí của người phạm tội khơng khác gì là tự thú.
Theo quy định của pháp luật, thì tự thú và đầu thú đều được xem là tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Việc Bộ luật Tố tụng hình sự phân biệt tình tiết tự
thú, đầu thú là để đánh giá mức độ ý thức tự nguyện của người đã thực hiện hành vi
phạm tội, trên cơ sở đó xem xét áp dụng những chính sách hình sự thỏa đáng (mức
độ ăn năn hối cải, xác định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự…). Do vậy, khi
xem xét một vụ án để áp dụng thủ tục rút gọn, tác giả cho rằng việc phân biệt
trường hợp người phạm tội tự thú hay đầu thú là không cần thiết, chưa sát với thực
tiễn, vẫn tiếp tục bó hẹp đối với nhiều vụ án lẽ ra có thể áp dụng thủ tục rút gọn để
giải quyết. Những vụ án điển hình sau đây sẽ chứng minh cho quan điểm này:
Vụ án thứ nhất: Khoảng 15 giờ 15 phút ngày 15/01/2016, Lâm Tiến Thanh
(sinh năm 1991, trú tổ 1 phường Hội Thương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) đi xe
mô tô biển số 61H7-6918 (là xe mượn của người quen) đến nhà trọ số 133 đường


15
Nguyễn An Ninh, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai để tìm cơ hội trộm cắp tài sản. Tại
phịng trọ số 10, Thanh đã lén lút chiếm đoạt của chị Nguyễn Thị Ngọc Bích (sinh
năm 1992, trú thị trấn Ngơ Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) 01 điện thoại di
động hiệu Sony Xperia C5 và 01 máy tính bảng hiệu Retina (tổng giá trị 7.500.000
đồng), thì bị chị Bích phát hiện. Thanh điều khiển xe mô tô 61H7-6918 bỏ chạy, thì
chị Bích nhìn thấy được biển số xe, nên đến Cơng an phường IaKring trình báo và

cung cấp biển số xe. Khoảng 12 giờ ngày 17/01/2016, khi chị Bích đi trên đường thì
phát hiện Thanh đang điều khiển xe mơ tơ 61H7-6918, nên đuổi theo. Khi chị Bích
đuổi kịp, thì Thanh bỏ lại xe mơ tơ 61H7-6918 chạy thốt; chị Bích mang xe mơ tơ
61H7-6918 đến giao nộp cho Cơng an phường IaKring. Biết việc trộm cắp của mình
đã bị phát hiện, nên ngày 27/4/2016 Thanh đến Công an phường IaKring đầu thú.
Sau đó, Thanh đã bị xét xử về tội: “Trộm cắp tài sản” theo Khoản 1 Điều 138 Bộ
luật hình sự năm 1999. Vụ án này được giải quyết theo thủ tục chung, vì khơng đáp
ứng đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn (người thực hiện hành vi phạm tội không
bị bắt quả tang)9. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thì vụ án
này cũng khơng đáp ứng điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn vì người thực hiện hành
vi phạm tội không tự thú.
Vụ án thứ hai: Khoảng 20 giờ ngày 14/3/2016, tại nhà ông Lưu Văn Quyền
(sinh năm 1979, Tổ 3 phường Chi Lăng, thành Phố Pleiku, tỉnh Gia Lai), do mâu
thuẫn cá nhân nên Nguyễn Thùy Trang (sinh năm 1990, trú xã Ia Băng, huyện Đăk
Đoa, tỉnh Gia Lai) đã dùng tay xô, đẩy làm hư hỏng các tài sản của ông Quyền gồm:
01 tivi hiệu LG loại 42 inch, 01 bàn đá Granit và 01 tấm kính. Sau khi thực hiện
hành vi phạm tội, Trang đã đến Cơng an phường Chi Lăng, thành phố Pleiku trình
diện, khai nhận về hành vi của mình. Qua định giá, tổng giá trị tài sản của ông
Quyền bị thiệt hại là 4.450.000 đồng. Ngày 20/7/2016, Nguyễn Thùy Trang đã bị
xét xử về tội: “Cố làm hư hỏng tài sản” theo Khoản 1 Điều 143 Bộ luật hình sự
năm 1999. Vụ án này được giải quyết theo thủ tục chung, vì không đáp ứng đủ điều
kiện áp dụng thủ tục rút gọn (người thực hiện hành vi phạm tội không bị bắt quả
tang)10. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thì vụ án này cũng
khơng đáp ứng điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn vì người thực hiện hành vi phạm
tội không tự thú.
9

Bản án số: 122/2016/HSST của Tòa án nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, xét xử ngày 17/8/2016.
Bản án số: 101/2016/HSST của Tòa án nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, xét xử ngày 20/7/2016.


10


16
Vụ án thứ ba: Khoảng 11 giờ ngày 11/10/2015, do mâu thuẫn cá nhân trong
việc vay mượn tiền, nên Nguyễn Hùng Vũ (sinh năm 1981, trú phường Lạc Đạo,
thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đã dùng dao Thái Lan gây thương tích cho
bà Trịnh Thị Ngọc Liên (sinh năm 1977, trú phường Phú Thủy, thành phố Phan
Thiết, tỉnh Bình Thuận) với tỷ lệ 06% (có ảnh hưởng thẩm mỹ). Sau khi gây án, Vũ
đến Cơng an phường trình diện và khai nhận về hành vi của mình; Cơng an phường
đã lập biên bản người phạm tội ra đầu thú đối với Vũ. Sau đó, Vũ đã bị xét xử về
tội: “Cố gây thương tích” theo Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999. Vụ
án này được giải quyết theo thủ tục chung, vì khơng đáp ứng đủ điều kiện áp dụng
thủ tục rút gọn (người thực hiện hành vi phạm tội không bị bắt quả tang)11. Theo
quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thì vụ án này cũng khơng đáp ứng
điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn vì người thực hiện hành vi phạm tội không tự thú.
Vụ án thứ tư: Nguyễn Kiều Loan (sinh năm 1983, trú xã H a An, huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) và Trần Hoàng Thân (sinh năm 1985, trú phường
Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ) có quan hệ tình cảm với nhau.
Khoảng hơn 06 giờ ngày 10/4/2014, tại phòng số 107 của Khách sạn Tân Vạn Xuân
(số 149 đường 30/4, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ), sau khi thân mật với
nhau, lợi dụng lúc anh Thân vào phòng tắm, Loan đã trộm cắp của anh Thân 01
điện thoại di động hiệu Nokia Lumia và xe mô tô biển số 65D1-124.65, rồi bỏ trốn;
anh Thân trình báo sự việc đến cơ quan Cơng an. Ngày 30/3/2015, Loan đến Công
an quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đầu thú, khai nhận về hành vi trộm cắp như
nêu trên. Qua định giá, kết luận các tài sản Loan chiếm đoạt của anh Thân có tổng
giá trị 31.621.000 đồng. Sau đó, Loan đã bị xét xử về tội: “Trộm cắp tài sản” theo
Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999. Vụ án này được giải quyết theo thủ
tục chung, vì khơng đáp ứng đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn (người thực hiện
hành vi phạm tội không bị bắt quả tang)12. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình

sự năm 2015, thì vụ án này cũng khơng đáp ứng điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
vì người thực hiện hành vi phạm tội không tự thú.
Vụ án thứ năm: Do mâu thuẫn với bà Nguyễn Thị Hằng (sinh năm 1987, trú
số 759 đường Lê Duẩn, xã Chư Á, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai – là chủ quán cà
11

Bản án số: 122/2016/HSST của Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, xét xử ngày
26/7/2016.
12
Bản án số: 173/2015/HSST của Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, xét xử ngày
24/8/2015.



×