Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài tập cuối khóa cdnn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.95 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ……….

BÀI KIỂM TRA
KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU
CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

Họ và tên học viên:
Giáo viên trường:
Lớp học:


ĐỀ BÀI:
Câu 1 (5 điểm). Hoạt động giáo dục ở Việt Nam hiện nay hướng đến mục tiêu
gì? Tính chất của nền giáo dục nước ta là gì? Hoạt động giáo dục được thực hiện
theo nguyên lý nào?
Câu 2 (5 điểm).Phân tích đặc điểm năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT.
BÀI LÀM:
Câu 1:
+)Hoạt động giáo dục ở Việt Nam hiện nay hướng đến mục tiêu giáo dục nhằm
phát triển tồn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe,
thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức cơng dân; có lòng yêu
nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Ngày nay sự phát triển của một quốc gia không chỉ dựa trên sự đồng lòng cùng thi
đua tăng gia sản xuất của người dân cả nước mà còn cần sự giao thương, hợp tác
với các quốc gia khác trên toàn thế giới, hay cịn gọi đó là sự hợp tác, hội nhập
quốc tế. Những lợi ích mà hợp tác quốc tế mang lại không chỉ thúc đẩy nền giáo
dục nước nhà mà còn giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh


của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Về khía cạnh
kinh tế, q trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các
quan hệ kinh tế quốc tế khác, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh
tế-xã hội do các doanh nghiệp trong nước được tăng cơ hội tiếp cận thị trường
quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế. Hội nhập quốc tế còn tạo điều kiện
để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng
cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả năng duy trì an ninh, hịa bình và ổn
định để phát triển,…
Nhưng chúng ta vẫn ln giữ vững quan điểm “hịa nhập chứ khơng hịa tan” tức
trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát
triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong q
trình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa
học thuật tiên tiến của nhân loại đó là hịa nhập. Tuy nhiên trong q trình ấy
chúng ta ln biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn
lọc, khơng đánh mất bản sắc riêng của mình, khơng bị đồng hóa bởi các dân tộc
khác đó là khơng hịa tan.


Tính chất, nguyên lý giáo dục
- Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân
tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng.
Sau cách mạng tháng Tám (1945) thành công, nước ta đã trở thành một nước độc
lập. Chính quyền cách mạng non trẻ của nước ta ra đời trong thế “ngàn cân treo sợi
tóc” vừa “thù trong, giặc ngồi” vừa nạn đói hồnh hành, ngân khố cạn kiệt. Với
cương vị là người đứng đầu Chính phủ cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
xem đói nghèo cũng là một thứ giặc nguy hiểm như giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Theo Người“Nước nhà đã giành được độc lập tự do mà dân vẫn cịn đói nghèo cực
khổ thì độc lập tự do khơng có ích gì”. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ

ngày 03/9/1945, Người đã nêu sáu vấn đề cấp bách trong đó cứu đói là một trong
sáu nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Song song với cơng tác lạc qun cứu đói, chính
quyền cách mạng cịn phát động phong trào tăng gia sản xuất để giải quyết nạn đói
tận gốc. Nhiệm vụ chống nạn mù chữ được xếp thứ hai sau nhiệm vụ chống giặc
đói. Lời kêu gọi của Bác về nhiệm vụ chống giặc dốt đã nhanh chóng thấm sâu vào
tâm trí của mọi người dân, làm thức dậy lịng tự tơn dân tộc và thấy rõ trách nhiệm
của mình.
- Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận
gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo
dục xã hội.
Phát triển giáo dục
- Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa
học, cơng nghệ, củng cố quốc phịng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù
hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết
hợp giữa đào tạo và sử dụng.
- Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi
người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập
suốt đời.
Câu 2:Trong nhiều ngành nghề trong xã hội, ít có nghề nào được kính u và tơn
trọng như nghề giáo viên. Giáo viên là những người truyền dạy kiến thức, dạy dỗ
những điều hay lẽ phải cho những mầm non tương lai của đất nước, trọng trách
mà mỗi giáo viên nhận được rất lớn với sự kỳ vọng của gia đình, nhà trường và xã
hội, vì thế đòi hỏi mỗi giáo viên cần trang bị những năng lực và kỹ năng cần thiết.
Nghề giáo viên thật sự rất đặc biệt, khác biệt hoàn toàn với những ngành nghề
khác, sản phẩm của giáo viên là con người, là những con người hoàn thiện về kiến
thức, đạo đức, nhân cách,... chính vì vậy điều cần thiết là mỗi giáo viên cần có
những phẩm chất cao về cả đạo đức lẫn năng lực.



Những phẩm chất cần có của người giáo viên
Có đạo đức nghề nghiệp
Điều trước hết cần phải có đối với một giáo viên là phải có đạo đức nghề nghiệp.
Giáo viên phải giữ thái độ trung hoà, mẫu mực và là tấm gương sáng để học sinh
noi theo. Không thiên vị, xử sự công bằng cho tất cả các học sinh, chuẩn mực trong
nhận xét và đánh giá, đặt mục tiêu và hiệu quả giáo dục làm nhiệm vụ hàng đầu.
Giáo dục tạo môi trường để đào tạo ra những con người có ích cho xã hội, mỗi
giáo viên cần có cái tâm với nghề, khơng nên đặt lợi ích cá nhân lên trên mà bỏ
qua mục đích cốt lõi của giáo dục. Nhiều người thường xem nghề giáo viên như
một nghề để kiếm tiền, nói cách khác họ khơng xem trọng chất lượng giáo dục như
thế nào, miễn là đem lại tiền bạc và lợi ích thì họ sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu mà
không quan tâm cái gọi là “đạo đức nghề nghiệp”. Những trường hợp như vậy rất
đáng lên án, dẫu biết rằng ai ai làm việc cũng vì cơm áo gạo tiền, cũng vì muốn có
cuộc sống tốt hơn nhưng đối với một giáo viên thì phải đặt lợi ích giáo dục làm ưu
tiên hàng đầu, làm việc vì cái tâm và cống hiến hết mình, chắc chắn các bạn sẽ
thành cơng.
Phải là một người “yêu nghề, mến trẻ”
Tuy nói nghề giáo viên cao quý, được cả xã hội tơn trọng nhưng bên cạnh đó là rất
nhiều khó khăn, vất vả phải trải qua, vì vậy chỉ khi bạn là người yêu mến nghề
nghiệp, có tinh thần nhiệt huyết và yêu quý học sinh, coi học sinh là con em ruột
thịt thì mới trở thành giáo viên thực thụ được. Khi các em gặp bất cứ vấn đề gì, dù
là việc học tập hay việc riêng thì bạn phải là chỗ dựa tinh thần tốt nhất cho các em
mỗi khi các em cần; Tôn trọng các em, tương tác để hiểu hơn về tâm tư, tình cảm,
nguyện vọng của các em để cùng trao đổi và giúp các em học sinh có hướng đi
đúng đắn trên con đường tương lai.
Có trách nhiệm
Trong cơng việc, ln nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ
chuyên môn và các công việc khác được cấp trên giao cho. Nhiệm vụ chính của
giáo viên là giảng dạy, trước tiên muốn hồn thành tốt cơng việc phải hồn thành

tốt cơng việc giảng dạy học sinh, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và
cần thiết cho mỗi môn học ở từng cấp học. Không nên từ chối các cơng việc được
nhà trường giao phó, cùng nhà trường thực hiện các công tác chuyên môn để cùng
chung tay phát triển sự nghiệp giáo dục.
Gương mẫu, có ý thức và trách nhiệm với học sinh, nhà trường và xã hội, làm việc
hăng hái, tạo tinh thần sáng tạo. Các bạn không chỉ là người giáo viên truyền đạt tri
thức mà còn là người hướng dẫn, cố vấn, hỗ trợ các em học sinh tìm hiểu và nâng
cao khả năng tự học, tự tìm tịi, khám phá tri thức nhân loại.


Những năng lực cần có của người giáo viên
Trang bị kiến thức vững vàng
Giáo viên cần trang bị kiến thức chuyên môn vững, sâu rộng, chỉ khi am hiểu,
thông tường được một vấn đề nào đó bạn mới tự tin giảng dạy, hướng dẫn cho
người khác. Lưu ý khi giảng dạy cần hướng dẫn kỹ những kiến thức nền tảng cơ
bản để học sinh thật sự hiểu bài trước khi vận dụng quá nhiều, từ những kiến thức
đã học, ứng dụng vào làm bài tập, ứng dụng vào thực tế,...
Không chỉ giảng dạy những kiến thức chuyên môn, giáo viên cịn có trách nhiệm
dạy các em học sinh làm người, dạy về đạo đức, dạy các kỹ năng sống, cách cư xử
nói chuyện, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề,... Đó gọi chung là những kiến thức
về giáo dục.
Những kỹ năng cần có
Ngồi những người có sẵn năng khiếu giảng dạy, thì để trở thành giáo viên người
dạy học cần rèn luyện kỹ năng giảng dạy hay kỹ năng sư phạm của mình, phải có
giọng nói to, rõ ràng, diễn đạt dễ hiểu, khơng bị nói lắp, có tinh thần vững vàng
thoải mái, tự tin làm chủ lớp học,...
Phương pháp truyền đạt là vấn đề khơng ít giáo viên gặp phải, dù họ là giáo viên
đã nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nhưng vẫn gặp phải tình huống học
sinh không hiểu bài, không nắm bắt được hoặc không theo kịp nội dung bài học.
Đối với trường hợp này đòi hỏi giáo viên phải thay đổi cách tiếp cận với học sinh,

đổi mới phương pháp học tập để học sinh dễ nắm được nội dung bài học.
Tự nâng cao năng lực
Bản thân mỗi giáo viên phải luôn nêu cao tinh thần tự học hỏi, trau dồi kiến thức
và kỹ năng chuyên môn để nâng cao năng lực bản thân, cải tiến nội dung và
phương pháp dạy học, chủ động nâng cao tay nghề, học hỏi và tự rèn luyện bản
thân (nâng cao trình độ chun mơn, các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học,...). Lắng
nghe góp ý và rút kinh nghiệm để hồn thành tốt cơng việc hơn, có như vậy mới có
thể đáp ứng được nhu cầu và tinh thần giáo dục thời buổi ngày càng hiện đại.
Duy trì được mơi trường học tập tích cực
Ở mỗi học sinh, học tập luôn là một áp lực đối với các em, giáo viên cần là người
hướng dẫn và tạo cho học sinh của mình khơng khí học tập thoải mái, tích cực
nhất, tạo mơi trường cho các em tự do sáng tạo giúp các em hứng thú trong từng
mơn học thay vì ra lệnh cho chúng học tập; Cùng các em tham gia các hoạt động
của trường, lớp để tạo sự gắn kết, hoà thuận, tinh thần đoàn kết giữa các em học
sinh.


Để làm được điều trên, người “thầy” cần giữ thái độ lạc quan, luôn vui vẻ, tươi
cười đối mặt dù là gặp khó khăn, ln hướng về phía trước, hy vọng những điều tốt
đẹp cho tương lai của cả “thầy” và trò. Đặt ra mục tiêu học tập cụ thể cho từng bài
học cụ thể, hướng các em học sinh đến những mục tiêu chính để các em có hướng
phấn đấu, như vậy sẽ không tạo quá nhiều áp lực như khi các em phải học tập lan
man, khơng có mục tiêu cụ thể rõ ràng.
Để trở thành một giáo viên, các bạn nên tham khảo những năng lực trên đây, đó là
những năng lực cần có của người giáo viên. Các bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng để có
một quyết định đúng đắn cho nghề nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×