Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 78 trang )

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: Nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1 Tổng quan về cho vay của NHTM
1.1.1 Khái niệm về cho vay
1.1.2 Phân loại cho vay
1.1.2.1 Dựa vào thời hạn cho vay
1.1.2.2 Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng
1.1.2.3 Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay
1.2.2.4 Dựa vào phương thức cho vay
1.2.2.5 Dựa vào mục đích cho vay
1.1.3 Quy trình nghiệp vụ cho vay………………………………………………10
1.2 Nợ xấu của NHTM………………………………………………………… 12
1.2.1 Khái niệm về nợ xấu……………………………………………………………12
1.2.2 Cách thức đo lường nợ xấu……………………………………………… 13
1.2.2.1 Đo lường theo phương pháp định lượng………………………………… 13
1.2.2.2 Đo lường theo phương pháp định tính…………………………………… 14
1.2.3 Nguyên nhân nợ xấu………………………………………………………16
1.2.3.1 Nguyên nhân chủ quan……………………………………………………….16
1.2.3.2 Mô hình PESTLE trong vấn đề nợ xấu…………………………………….19
1.2.4 Hệ quả…………………………………………………………………………… 21
1.2.4.1 Ảnh hưởng đối với ngân hàng……………………………………………….22
1.2.4.2 Ảnh hưởng đến khách hàng………………………………………………….22
1.2.4.3 Ảnh hưởng đối với nền kinh tế………………………………………………23
1.2.5 Các dấu hiệu nhận biết nguy cơ nợ xấu……………………………………… 23
1.3 Các biện pháp hạn chế nợ xấu……………………………………………… 25
1.3.1 Biện pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh………………………………… 25
1.3.2 Biện pháp xử lý nợ xấu……………………………………………………26
Chương 2: Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp


và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân………………… 29
2.1 Khái quát về Agribank Thanh Xuân………………………………………………29
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển……………………………………………… 29
2.1.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank Thanh Xuân………………………………30
SV: Đặng Thị Nhiên MSV:
07D19287
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Thanh Xuân…………….32
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn…………………………………………………… 32
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng………………………………………………………… 36
2.1.3.3 Hoạt động khác……………………………………………………………… 38
2.1.3.4 Kết quả hoạt động của chi nhánh Thanh Xuân………………………… 40
2.2 Thực trạng nợ xấu tại Agribank Thanh Xuân………………………………… 41
2.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay tại Agribank Thanh Xuân……………… 41
2.2.2 Phân tích tình trạng nợ xấu tại Agribank Thanh Xuân………………… 46
2.3 Công tác hạn chế nợ xấu tại Agribank Thanh Xuân…………………………….54
2.3.1 Công tác phòng ngừa nợ xấu……………………………………………………54
2.3.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu…………………………………………………… 55
2.4 Đánh giá về nợ xấu tại Agribank Thanh Xuân………………………………… 56
2.4.1 Kết quả đạt được………………………………………………………… 57
2.4.2 Những hạn chế chủ yếu…………………………………………………………59
Chương 3: Giải pháp tăng cường hạn chế
nợ xấu tại Chi nhánh Thanh Xuân……………………………………63
3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của CN Thanh Xuân trong thời gian
tới……………………………………………………………………………… 63
3.2 Một số giải pháp tăng cường hạn chế nợ xấu tại Agribank Thanh
Xuân………………………………………………………………………………63
3.2.1 Giải pháp phòng ngừa nợ xấu…………………………………………… 63
3.2.2 Các giải pháp xử lý nợ xấu……………………………………………… 67

3.3 Một số kiến nghị…………………………………………………………… 69
3.3.1 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam………………………………… 69
3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan thực thi pháp luật…………………………………70
3.3.3 Kiến nghị với NHNN…………………………………………………………….71
3.3.4 Kiến nghị với Chính phủ………………………………………………… 72
KẾT LUẬN……………………………………………………………………….74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………75
SV: Đặng Thị Nhiên MSV:
07D19287
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CIC Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
CIH Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam
CMND
Chứng minh nhân dân
CN
Chi nhánh
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
EUR Đồng tiền chung châu Âu
GTCG Giấy tờ có giá
GTGT Giá trị gia tăng
HĐQT Hội đồng quản trị
ICBC Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
L/C Thư tín dụng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHTM Ngân hàng thương mại
QLN & KTTS Quản lý nợ và khai thác tài sản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSBĐ Tài sản bảo đảm
TW Trung ương
USD Đồng đô la Mỹ
VNĐ Đồng Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XLRR Xử lý rủi ro
SV: Đặng Thị Nhiên MSV:
07D19287
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Phân loại nợ theo xếp hạng tín dụng 15
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn theo đối tượng tại CN Thanh Xuân 33
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn theo loại tiền vay và đối tượng tại
CN Thanh Xuân
34
Bảng 2.3 Nguồn vốn huy động qua phát hành giấy tờ có giá 36
Bảng 2.4 Tình hình bảo lãnh tại Agribank Thanh Xuân 37
Bảng 2.5 Số lượng thẻ phát hành tại chi nhánh Thanh Xuân 38
Bảng 2.6 Kết quả thu từ kinh doanh dịch vụ của CN Thanh Xuân 39
Bảng 2.7 Số món mở L/C tại chi nhánh Thanh Xuân 40
Bảng 2.8 Kết quả kinh doanh tại chi nhánh Thanh Xuân 41
Bảng 2.9 Tình hình cho vay phân theo thời hạn tại CN Thanh Xuân 42
Bảng 2.10 Tình hình cho vay phân theo TSBĐ tại CN Thanh Xuân 46
Bảng 2.11 Tình hình nợ xấu tại chi nhánh Thanh Xuân 47
Bảng 2.12 Phân loại nợ xấu theo phương pháp định lượng tại chi

nhánh Thanh Xuân
48
Bảng 2.13 Phân loại nợ xấu theo thời hạn vay tại CN Thanh Xuân 49
Bảng 2.14 Phân loại nợ xấu theo đối tượng vay tại CN Thanh Xuân 50
Bảng 2.15 Phân loại nợ xấu theo mục đích vay tại CN Thanh Xuân 51
Bảng 2.16 Số lượng khách hàng nợ xấu tại chi nhánh Thanh Xuân 52
Bảng 2.17 Tỷ lệ nợ xấu tại một số chi nhánh của Agribank trên địa bàn
Hà Nội
57
Bảng 2.18 Tình hình trích lập dự phòng và thu hồi nợ xấu đã XLRR
tại chi nhánh Thanh Xuân
58
SV: Đặng Thị Nhiên MSV:
07D19287
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1 Tình hình cho vay theo loại tiền vay tại CN Thanh Xuân 43
Biểu đồ 2.2 Tình hình cho vay theo mục đích vay tại CN Thanh
Xuân
44
Biểu đồ 2.3 Tình hình cho vay theo đối tượng vay tại CN Thanh
Xuân
45
Biểu đồ 2.4 Số lượng khách hàng doanh nghiệp của CN Thanh Xuân 45
Biểu đồ 2.5 Tình hình dư nợ nhóm 2 tại Agribank Thanh Xuân 60
Sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Mô tả quy trình cho vay 10

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thanh Xuân 32

SV: Đặng Thị Nhiên MSV:
07D19287
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
LỜI MỞ ĐẦU
Qua hơn hai mươi năm thực hiện đổi mới và hội nhập, đặc biệt là từ khi chính
thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vị thế Việt Nam trên trường
quốc tế ngày càng được nâng cao. Trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt
Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng phải đón nhận nhiều thử thách, tính cạnh tranh
tăng, đòi hỏi nền kinh tế nước ta phải có những đổi mới mang tính toàn diện.
Trong đó, tài chính - ngân hàng được coi là một trong những lĩnh vực được quan
tâm nhất. Các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn, theo đó
họ được hưởng quy chế đối xử quốc gia, tức là cơ bản được bình đẳng trong hoạt
động như các ngân hàng trong nước. Đây là một thách thức lớn cho các NHTM
của nước ta. Không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, chúng ta phải
đối mặt với tình hình kinh tế hết sức khó khăn từ lúc gia nhập WTO. Trong hai
năm 2009, 2010 nền kinh tế biến động liên tục: lạm phát tăng cao, khủng hoảng
kinh tế thế giới, rồi đến suy thoái kinh tế toàn cầu. Ảnh hưởng xấu từ sự biến động
này, các tổ chức cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn
trong việc sử dụng vốn, và nguy cơ gia tăng nợ xấu tại các NHTM là khó tránh
khỏi.
Trong quá trình thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Xuân, em nhận
thấy vấn đề nợ xấu đang được các cán bộ tại đây quan tâm. Cùng với việc thu thập
các tài liệu về vấn đề này, em còn được cung cấp đầy đủ số liệu và thông tin về
tình hình nợ xấu tại chi nhánh trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy em đã quyết
định chọn đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp của mình là:
“Hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi
nhánh Thanh Xuân ”

Nội dung bài luận văn tốt nghiệp của em tập trung chủ yếu vào 3 chương:
Chương 1 : Nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Chương 2 : Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn
chi nhánh Thanh Xuân
Chương 3 : Giải pháp tăng cường hạn chế nợ xấu trong hoạt động cho vay
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
1
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
tại chi nhánh Thanh Xuân
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
2
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
Chương 1:
NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về cho vay của NHTM
1.1.1 Khái niệm về cho vay
Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam về
quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì: “Cho vay là một
hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với
nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi ”.
Còn theo luật các tổ chức tín dụng năm 2011 số 47/2011/QH12 đưa ra khái niệm
về cho vay như sau: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao
hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác
định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc
và lãi”.

Thời gian nhất định ở đây chính là thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay là khoảng
thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả
hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức
tín dụng và khách hàng.
1.1.2 Phân loại cho vay
1.1.2.1 Dựa vào thời hạn cho vay
Theo tiêu thức này, hoạt động cho vay có thể phân loại thành các loại sau:
• Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm, thường nhằm tài
trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
• Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, nhằm
tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.
• Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, thường nhằm mục
đích là để tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
3
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
1.1.2.2 Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng
Theo tiêu thức này, ta có thể phân loại cho vay thành 2 loại sau:
• Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm
cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách
hàng vay vốn để quyết định cho vay.
• Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền
vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
1.1.2.3 Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay
Hoạt động cho vay được phân loại theo tiêu thức này như sau:
• Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi
đáo hạn.
• Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.
• Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy khả

năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
1.1.2.4 Dựa vào phương thức cho vay
Theo tiêu thức này, cho vay có thể chia thành các loại sau:
• Cho vay từng lần là loại cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân
hàng làm thủ tục vay vốn cần thiết và kỳ hợp đồng tín dụng.
• Cho vay theo hạn mức tín dụng là loại cho vay mà khách hàng và ngân
hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn
nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
• Cho vay theo hạn mức thấu chi là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa
thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của
khách hàng.
1.1.2.5 Dựa vào mục đích cho vay
Theo tiêu thức này, cho vay có thể chia thành các loại sau:
• Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp;
• Cho vay tiêu dùng các nhân;
• Cho vay mua bán bất động sản;
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
4
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
• Cho vay sản xuất nông nghiệp;
• Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu…
1.1.3 Quy trình nghiệp vụ cho vay
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
5
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
Sơ đồ 1.1: Mô tả quy trình cho vay
Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – TS. Nguyễn Minh Kiều
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287

Lập hồ sơ:
- Giấy đề nghị vay
- Hồ sơ pháp lý
- Phương án/Dự án
Khách hàng:
Cung cấp các tài
liệu và thông tin
Tổ chức phân tích và
thẩm định:
- Pháp lý
- Bảo đảm nợ vay
Kết quả ghi nhận:
- Biên bản, báo cáo
- Tờ trình
- Giấy tờ về bảo đảm nợ
Thu thập thông
tin qua phỏng
vấn, viếng thăm,
trao đổi
Quyết định cho vay:
- Hội đồng phán quyết
- Cá nhân phán quyết
Từ chối Giấy báo
lý do
Chấp thuận
Giải ngân:
- Chuyển tiền vào tài khoản khách hàng
- Trả cho nhà cung cấp
Hợp đồng tín dụng:
- Đàm phán

- Ký kết HĐ tín dụng
- Ký kết HĐ khác
Tổ chức giám sát:
- Nhân viên kế toán
- Nhân viên tín dụng
- Thanh tra, kiểm soát viên
Thu nợ cả gốc và lãi
Đầy đủ và đúng hạn
Thanh lý HĐTD mặc
nhiên
Giám sát
cho vay
Vi phạm
hợp đồng
Không đủ,
Không đúng hạn
Biện pháp: Cảnh cáo, Tăng
cường kiểm soát, Ngừng
giải ngân, Tái xét cho vay
Không đủ,
Không đúng hạn
Xử lý:
- Tòa án
- Cơ quan thẩm quyền
Thanh lý hợp đồng
tín dụng bắt buộc
Cập nhật thông
tin thị trường,
chính trị,
khung pháp lý

Nhân viên tín dụng:
- Tiếp xúc, hướng dẫn
- Phỏng vấn khách
hàng
6
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
Trong mỗi loại hình cho vay, thủ tục có vài điều khác nhau nhưng về quy trình
thì đều được tiến hành theo thứ tự các bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Khách hàng cung cấp các thông tin mà cán bộ tín dụng yêu cầu và làm thủ tục
hồ sơ xin vay vốn bao gồm: giấy đề nghị vay vốn; hồ sơ pháp lý liên quan đến
khách hàng và khoản vay: năng lực pháp lý và năng lục hành vi của khách hàng,
tính pháp lý của TSBĐ,…; phương án / dự án vay vốn.
Bước 2: Phân tích, thẩm định các điều kiện vay vốn
Cán bộ tín dụng phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử
dụng vốn vay, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi thông
qua các chỉ tiêu đưa ra để đánh giá khách hàng vay vốn của ngân hàng.
Bước 3: Quyết định cho vay
Ngân hàng sau khi phân tích, thẩm định khoản vay sẽ đưa ra quyết định cho
vay hay từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Nếu ngân hàng từ chối
cho vay thì phải có giấy thông báo lý do cho khách hàng biết. Nếu đồng ý cho vay,
ngân hàng và khách hàng sẽ đàm phán về số tiền, thời hạn, phương thức cho vay
sau đó ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch
bảo đảm.
Bước 4: Giải ngân khoản vay
Ngân hàng thực hiện phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức cho vay đã
cam kết trong hợp đồng. Hình thức giải ngân của ngân hàng sẽ là trao tiền trực tiếp
cho khách hàng, hoặc chuyển tiền vào tài khoản khách hàng (nếu khách hàng có
tài khoản mở tại ngân hàng), hoặc là trung gian thanh toán tiền hàng của khách

hàng cho nhà cung cấp.
Bước 5: Kiểm tra, giám sát khoản vay
Bước này nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã
cam kết, kiểm soát các rủi ro phát sinh, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai
phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu nợ sau này. Thành viên tham gia vào quá
trình giám sát khoản vay gồm: nhân viên kế toán; nhân viên tín dụng; thanh tra,
kiểm soát viên của chính ngân hàng đó.
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
7
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi và xử lý những phát sinh
Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo những điều khoản đã cam kết
trong hợp đồng tín dụng. Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng
trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn
để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ.
Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ
trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng thủ tục thanh lý hợp đồng tín
dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu trữ hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho
lưu trữ. Trong trường hợp ngân hàng giám sát và phát hiện thấy khách hàng vi
phạm những cam kết ghi trong hợp đồng tín dụng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng
đến khả năng thu hồi nợ sau này, ngân hàng có thể đề nghị và tiến hành thanh lý
hợp đồng tín dụng bắt buộc.
1.2 Nợ xấu của NHTM
1.2.1 Khái niệm về nợ xấu
Cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho một ngân hàng, nhưng bên
cạnh đó nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nợ xấu là một trong những rủi ro mà ngân
hàng phải đối mặt. Vậy thế nào là nợ xấu ?
Trong các sách giáo khoa tài chính, từ điển chuyên ngành, người ta đưa ra định

nghĩa về nợ xấu như sau: “ Nợ xấu ( bad debt ) là các khoản nợ hầu như không có
khả năng được thanh toán và bắt buộc phải xử lý bằng bút toán xóa nợ “.
Quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF ) cho rằng: “ Một khoản được coi là
không sinh lời ( nợ xấu ) khi tiền lãi và tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên hoặc
tại thời điểm ít nhất 90 ngày của khoản thanh toán lãi đã được tái cơ cấu hay gia
hạn nợ hoặc khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ
việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ “.
Theo Phòng Thống kê - Liên hợp quốc thì: “ Về cơ bản một khoản nợ được coi
là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả
từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận;
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
8
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn
để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ ”.
Còn theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam
định nghĩa nợ xấu như sau: “ Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm
3 ( dưới chuẩn ), nhóm 4 ( nghi ngờ ) và nhóm 5 ( có khả năng mất vốn ) ”.
Nhìn chung, các định nghĩa này đều xác định nợ xấu dựa trên 2 yếu tố là: khoản
nợ quá hạn trên 90 ngày và khả nảng trả nợ đáng lo ngại.
Công thức tính tỷ lệ nợ xấu:
Số tiền nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100%
Tổng dư nợ
Công thức này phản ánh: nếu tỷ lệ này ở mức cao thì chất lượng cho vay của
ngân hàng chưa được tốt và ngược lại. Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu an toàn cho phép
theo thông lệ quốc tế là 5%.
1.2.2 Cách thức đo lường nợ xấu
Cách thức đo lường nợ xấu là việc chúng ta đi phân loại nợ xấu theo tiêu thức

nào: định tính hay định lượng. Hiện nay, hầu hết các NHTM tại Việt Nam, việc đo
lường này dựa vào Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số
18/2007/QĐ-NHNN.
1.2.2.1 Đo lường theo phương pháp định lượng
Theo phương pháp này, nợ xấu được phân loại như sau:
+ Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn ) bao gồm:
• Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điều b
Khoản này;
• Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng
trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
• Các khoản nợ được phân loại vào nhóm theo quy định tại Khoản 3 điều
này.
+ Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ ) bao gồm:
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
9
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
• Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
• Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều
này.
+ Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn ) bao gồm:
• Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
theo hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn

trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá
hạn hoặc đã quá hạn;
• Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
• Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều
này.
Hiện nay, hầu như các NHTM tại nước ta phân loại nợ theo phương pháp này.
Song phân loại nợ định lượng đơn thuần dựa trên dữ liệu khoản nợ tại thời điểm
đánh giá và chủ yếu dựa vào thời gian quá hạn, số lần cơ cấu của khoản nợ nên kết
quả phân loại phản ánh chưa sát vớ mức độ rủi ro của khoản nợ.
1.2.2.2 Đo lường theo phương pháp định tính
- Theo điều 6 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt
Nam, nợ xấu được tính từ nhóm 3 và được đo lường như sau:
• Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín
dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các
khoản vay này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một
phần nợ gốc và lãi.
• Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng
đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
10
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
• Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức
tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
- Ngoài ra, một số NHTM phân loại nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có
nghĩa: định kỳ ngân hàng đánh giá xếp hạng khách hàng vay vốn, cho điểm từ đó
phân loại nợ để có thể quản trị rủi ro hiệu quả. Hiện nay tại Việt Nam, mới chỉ có
BIDV, Vietcombank áp dụng cách phân loại này.
Bảng 1.1: Phân loại nợ theo xếp hạng tín dụng

Điểm
Xếp
hạng
Ý nghĩa
Phân
loại nợ
Từ 59-65 B
Khách hàng có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ so với
khách hàng xếp hạng BB. Song hiện thời khách hàng vẫn
có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh,
tài chính và kinh tế nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến khả
năng và thiện chí trả nợ của khách hàng.
Dưới
tiêu
chuẩn
Từ 53-59 CCC
Khách hàng hiện đang bị suy giảm khả năng trả nợ. Khả
năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào mức độ thuận lợi
của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong
trường hợp, khi có các yếu tố bất lợi xảy ra thì khách hàng
có nhiều khả không trả được nợ.
Từ 44-53
CC
Hiện thời khách hàng đang bị suy giảm nhiều khả năng trả
nợ.
Từ 35-44 C
Khách hàng đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có
các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng
vẫn đang được duy trì.
Nghi

ngờ
Từ 0-35
D
Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự
xảy ra. Trường hợp với những khách hàng mà việc mất khả
năng trả nợ mới chỉ là dự kiến thì không xếp hạng D.
Có khả
năng
mất
vốn
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – Ngân hàng BIDV
Ở Việt Nam, việc phân loại nợ theo phương pháp này chưa được phổ biến do
theo phương pháp này, nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng, dẫn đến trích lập dự
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
11
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
phòng tăng lên, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và còn dẫn đến nhiều tác động
tiêu cực khác.
1.2.3 Nguyên nhân nợ xấu
1.2.3.1 Nguyên nhân chủ quan
* Về phía khách hàng:
- Do trình độ quản lý, dự đoán các vấn đề kinh doanh của khách hàng còn yếu kém
dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ.
Nhiều nhà quản trị, khi nhận được khoản tiền vay, họ đẩy mạnh quy mô kinh
doanh, trong khi tư duy quản lý của họ còn quá hạn chế, họ thiếu tính toán đến
những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng, khắc phục khó khăn
trong kinh doanh. Hoặc trong công tác quản lý của khách hàng phát sinh các mâu
thuẫn khiến hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ, sản xuất bị đình đốn. Những điều

này đã làm cho các phương án kinh doanh đầy khả thi bị phá sản mà lẽ ra nó phải
thành công trên thực tế.
- Do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, chủ định lừa đảo cán bộ ngân
hàng, thiếu thiện chí trong việc trả nợ
Việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích được coi là suy giảm đạo đức
trên thị trường cho vay. Khách hàng khi vay đều có phương án kinh doanh cụ thể,
khả thi, nhưng khi nhận được vốn vay, họ có thể có động cơ tham gia vào những
hoạt động không mong muốn nếu xét theo quan điểm của người cho vay. Trong
những tình huống như vậy, có nhiều khả năng khách hàng vay sẽ đầu tư vào các
dự án đầu tư có mức rủi ro cao – tức là các dự án đem lại lợi nhuận cao cho người
đi vay nếu thành công. Song mức rủi ro cao lại là nguyên nhân làm cho khách
hàng vay chịu nguy cơ vỡ nợ. Ví dụ: Khách hàng A khi được ngân hàng cấp tín
dụng với mục đích là mở rộng việc buôn bán hàng gia dụng, đã sử dụng vốn vay
vào đầu tư chứng khoán, mong thu được lợi nhuận cao trong thời gian ngắn.
Nhưng khi giá chứng khoán sụt giảm mạnh, việc thu hồi vốn là rất khó, việc trả nợ
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
12
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
của khách hàng rơi vào bế tắc. Ngoài ra, có những khách hàng cố ý lừa đảo, chiếm
đoạt tài sản ngân hàng; hay chây ỳ trong việc trả nợ nhằm hy vọng có thể quỵt nợ,
hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
- Do tình hình tài chính của khách hàng yếu kém, thiếu minh bạch
Để thuận lợi trong việc vay vốn, khách hàng sẽ có xu hướng biến đổi số liệu,
thông tin gây bất lợi cho quá trình đi vay của mình. Thậm chí còn có doanh nghiệp
sử dụng đồng thời hai hệ thống kế toán, một luôn lỗ hay lợi nhuận rất thấp để đối
phó với cơ quan thuế và một rất đẹp đẽ khi đặt quan hệ giao dịch với ngân hàng.
Khi được cấp tín dụng, do quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ hơn nhiều so với giấy
tờ, quản lý thì yếu kém đã gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng.
* Về phía ngân hàng:

- Công tác điều hành quản trị còn bộc lộ các mặt yếu kém.
Nhiều nhà quản trị chưa được đào tạo một cách cơ bản, chưa đủ khả năng để điều
hành ngân hàng nên khả năng lập kế hoạch, khả năng ứng phó với những thay đổi
của môi trường xung quanh của họ còn hạn chế. Điều này đồng nghĩa với việc các
chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu mà họ
đề ra thì chưa hoàn thiện và bộc lộ nhiều sai sót. Cụ thể: họ chưa thể đưa ra được
chiến lược chấp nhận nợ xấu đáp ứng các mục tiêu về: chất lượng tín dụng, thu
nhập, tăng trưởng và phải luôn tính đến các khía cạnh chu kỳ của nền kinh tế và sự
dịch chuyển trong cơ cấu, chất lượng của toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng. Đồng
thời, mô hình quản lý rủi ro mà họ đưa ra không phù hợp, gây khó khăn khi thực
hiện, thì có thể càng làm gia tăng rủi ro.
- Cán bộ tín dụng hạn chế về năng lực nên mắc phải sai lầm, thiếu sót trong các
khâu của quá trình cho vay.
Trong các khâu đánh giá, thẩm định, xét duyệt khi cho vay, theo dõi quá trình sử
dụng vốn… vì hạn chế về năng lực mà một số cán bộ tín dụng bị khách hàng qua
mặt, cố tình lừa đảo, gây nên những khoản thất thoát tín dụng.
Phần lớn thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập được chủ yếu là từ hồ sơ vay
vốn, các bảng báo cáo tài chính, sổ sách kế toán do khách hàng cung cấp. Mà hầu
hết các số liệu trên giấy tờ đều thiếu chính xác, không phản ánh kịp thời và đầy đủ
tình hình kinh doanh của khách hàng. Điều này làm cho cán bộ ngân hàng thiếu
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
13
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
thông tin, nhận định sai năng lực tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách và
sẽ đưa ra các nhận định sai lầm về khách hàng vay vốn.
- Cán bộ tín dụng không có trách nhiệm với công việc, suy đồi về đạo đức.
Có những cán bộ tín dụng không phải do trình độ yếu kém mà do thiếu trách
nhiệm trong công việc đã bỏ qua một hoặc một số quy trình trong nghiệp vụ cho
vay như: giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ, không kiểm tra tình trạng khoản

vay thường xuyên, Hiện nay, tại nhiều ngân hàng, cán bộ tín dụng thường có
thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi
lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Điều này tạo điều
kiện để khách hàng dùng tiền vay sai mục đích và nợ xấu có thể phát sinh do việc
sử dụng vốn vay không hiệu quả.
Ngoài ra, một số cán bộ tín dụng tha hóa về đạo đức, vì tư lợi cá nhân đã cấu kết
với khách hàng làm hồ sơ giả, nâng giá trị TSBĐ lên quá cao so với thực tế để rút
tiền ngân hàng.
Năm 2005, ở Trung Quốc xảy ra một vụ lừa đảo ngân hàng được coi là lớn nhất
từ trước tới nay tại đất nước này và đã gây ra một khoản nợ xấu lớn vẫn chưa thu
hồi được hết. Feng Mingchang – Chủ tịch hội đồng quản trị công ty sản xuất đồ gỗ
trang trí Huaguang, để có vốn mở rộng hoạt động, đã làm giả hồ sơ tài chính, vay
tổng cộng 7,4 tỷ nhân dân tệ ( tương đương 894 triệu USD) từ chi nhánh Nanhai
của Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (ICBC). Để việc vay tiền
được thông qua dễ dàng, Feng đã mở một “ chiến dịch “ hối lộ dưới nhiều hình
thức khác nhau đối với các cán bộ, quan chức ngành ngân hàng và chính phủ. Các
quan chức biến chất này sau khi nhận tiền đã giúp Feng làm giả hồ sơ, giấy tờ thế
chấp tài sản hoặc bằng đất giả mạo. Nhận được tiền vay, Feng vung tiền khắp nơi
và hoạt động kinh doanh có nhiều mờ ám. Vụ việc bị phanh phui khi Cơ quan
Kiểm toán Quốc gia phát hiện nhiều chi nhánh của ICBC có những khoản nợ xấu
khổng lồ. (Nguồn: Trung quốc: Vụ lừa đảo ngân hàng lớn nhất
từ trước tới nay)
- Ngân hàng chưa chú ý tới sự đa dạng của các danh mục cho vay
Chẳng hạn do cạnh tranh lãi suất khiến ngân hàng tăng lãi suất huy động làm cho
lãi suất cho vay tăng theo. Kết quả là, các dự án có mức rủi ro thấp bị đánh bật ra,
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
14
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
chỉ các dự án có suất sinh lời cao kèm theo rủi ro cao mới vay được vốn ngân

hàng. Tình hình này khiến cho danh mục cho vay của ngân hàng thiếu đa dạng hóa
mà chỉ tập trung vào các dự án rủi ro cao. Khi mà rủi ro này xảy ra, ngân hàng có
thể phải đối mặt với vấn đề nợ xấu gia tăng.
- Do tư tưởng chạy theo thành tích, ngân hàng tăng dư nợ ồ ạt, không căn cứ trong
khi chất lượng thì hạn chế, khi đó việc kiểm soát các khoản vay sẽ rất khó, và rủi
ro xẩy ra.
- Do lỏng lẻo trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Việc
không thường xuyên kiểm tra chất lượng tín dụng, hay kiểm tra mang tính chất
hình thức, ngân hàng sẽ không đánh giá được mức độ rủi ro, không tìm ra các
nguyên nhân để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
1.2.3.2 Mô hình PESTLE trong vấn đề nợ xấu
Mô hình PESTLE đưa ra 6 yếu tố Political ( Chính trị ), Economic ( Kinh tế ),
Social ( Xã hội ), Technological ( Công nghệ ), Legal ( Pháp luật ), Envimomental
( Môi trường ) có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, đây là các yếu tố bên
ngoài của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu các tác động của nó đem lại
như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa vào các tác động sẽ đưa ra các
chính sách, hoạt động kinh doanh cho phù hợp với điều kiện hiện tại. Nguyên
nhân khách quan phát sinh nợ xấu tại các NHTM cũng được giải thích thông qua
mô hình này.
- Political ( Chính trị ):
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh
thổ, các yếu tố chính trị có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất
cứ ngành nào.
• Sự bình ổn: Chúng ta đi xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính
trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Một quốc gia có sự bình ổn càng cao
trong thể chế pháp luật sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, ngược lại nếu thường xuyên xảy ra xung đột, có mối quan hệ xấu đi
với các quốc gia đặc biệt sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh.
Ví dụ: Một công ty được ngân hàng cấp tín dụng để sản xuất, cung cấp hàng gia
dụng sang Irac, nhưng do tình hình chính trị bên đó biến động, công ty không thể

SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
15
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
liên lạc được với người mua, làm hàng tồn kho tăng khó thanh lý, không thu hồi
được vốn, ngân hàng khi đó phải đối mặt với khoản nợ xấu có thể phát sinh.
• Các chính sách: chính sách về thuế xuất khẩu, nhập khẩu,thuế thu nhập,…;
hay các chính sách thương mại, phát triển kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng tới
doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Các chính sách này có thể tạo thuận
lợi nhưng cũng có thể tạo ra thách thức cho doanh nghiệp.
Trường hợp của ngành thép vào năm 2009 là một điển hình.
Đầu năm 2009, khi giá phôi thép có dấu hiệu tăng lên, nhiều doanh nghiệp đã dự
đoán giá tăng tiếp và nhập nhiều phôi dự trữ. Nhưng do kinh tế khó khăn và các
chính sách cắt giảm đầu tư của Chính phủ, làm cho nhu cầu tiêu thụ trong nước
giảm, thép ế ẩm đúng vào lúc giá phôi thế giới tăng cao và doanh nghiệp bắt đầu
xuất ngược phôi thép ra nước ngoài để kiếm lãi. Lo ngại xuất khẩu phôi thép sẽ
khiến làm giảm nguồn phôi dự trữ trong nước, khiến cho giá thép trong nước có
thể tiếp tục tăng lên khi nhu cầu tiêu dùng quay trở lại mà giá phôi thép được dự
đoán là không ngừng tăng. Nhận định đó đã khiến Bộ Tài chính và Bộ Công
thương đã thống nhất cao, liên tục tăng thuế xuất khẩu phôi thép lên đến mức cao
nhất 20%. Nhưng đúng lúc thuế lên cao nhất thì giá phôi thế giới bắt đầu giảm
mạnh, doanh nghiệp đứng trước khả năng thua lỗ nặng nề và ráo riết đề nghị giảm
thuế nhanh nhưng các bước giảm thuế lại được thực hiện khá chậm chạp so với tốc
độ giảm giá thế giới. Hậu quả là doanh nghiệp không xuất khẩu được phôi thép và
kinh doanh thua lỗ. (Nguồn: : Rủi ro từ chính sách thuế)
- Economic ( Kinh tế ):
Các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn, và sự can thiệp của chính phủ tới
nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các ngành nghề, đời
sống của người dân. Các yếu tố: lãi suất, lạm phát,…; hay các chính sách kinh tế
của chính phủ như luật tiền lương, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ,

…; hay triển vọng kinh tế trong tương lai: tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP,
… sẽ tác động tới nền kinh tế. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng xấu tới toàn nền
kinh tế, gây khó khăn cho người tiêu dùng và nhà sản xuất, kinh doanh.
Ảnh hưởng từ cuộc khủng khoảng kinh tế Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu
vừa qua tới Việt Nam là một ví dụ. Các doanh nghiệp rơi vào bế tắc trong việc vay
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
16
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
vốn và sử dụng vốn, làm cho hoạt động kinh doanh của họ ngừng trệ, không lối
thoát. Hay như giá vàng tăng cao, rất nhiều ngân hàng phải đối mặt với vấn đề
khách hàng không hoàn trả các khoản vay bằng vàng được đầy đủ.
- Social ( Xã hội ):
Mỗi một quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa - xã hội đặc
trưng, những yếu tố này là đặ điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Một
nhà kinh doanh cần nắm bắt được điều đó, để có thể đưa ra các chiến lược kinh
doanh phù hợp với từng nhóm khách hàng nếu không họ sẽ thất bại.
- Technological ( Công nghệ ):
Yếu tố công nghệ cũng có thể ảnh hưởng tới vấn đề nợ xấu của ngân hàng. Hiện
nay, quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng đồng
nghĩa với việc tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khi đó các khách hàng
của ngân hàng phải đối mặt với quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Nếu
không đứng vững thì nguy cơ thua lỗ của họ là rất cao, ảnh hưởng đến việc trả nợ
cho ngân hàng. Một khách hàng muốn đứng vững trong môi trường như vậy, công
nghệ của họ cũng cần phải đổi mới. Nếu công nghệ lạc hậu, hoạt động sản xuất
kinh doanh của họ sẽ không được mở rộng, chậm phát triển, chi phí bỏ ra sẽ cao,
… và họ sẽ bị đào thải ra ngoài thị trường bất cứ lúc nào.
- Legal ( Pháp luật ):
Sự thay đổi về pháp luật có thể sẽ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của các pháp nhân kinh tế. Không chỉ pháp luật trong nước mà

pháp luật nước sở tại cũng tác động tới hoạt động của doanh nghiệp.
Ví dụ: Một công ty xuất nhập khẩu Đà Nẵng khi xuất khẩu một lô hàng mây tre
đan sang Australia mà không biết quy định về pháp lý là hàng hóa phải được hun
trùng trước khi đưa vào cảng Australia. Kết quả là toàn bộ lô hàng không được
chấp nhận và bị bắt hủy tại chỗ. Thiệt hại ở đây không chỉ đối với hàng hóa mà
doanh nghiệp còn phải chịu toàn bộ chi phí hủy lô hàng. Chi phí này lớn hơn giá
trị lô hàng. (Nguồn: : Ảnh hưởng của
môi trường pháp lý trong kinh doanh quốc tế )
- Envimomental ( Môi trường ):
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
17
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
Mức độ ô nhiễm, thiên tai, dịch bệnh xảy ra cũng sẽ tác động đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.
Ví dụ: Khi đầu tư vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phương án kinh doanh
đưa ra rất khả thi, nhưng vì lũ lụt, dịch bệnh mà có khi mất trắng, không thể trả nợ
ngân hàng. Hay cũng có những trường hợp người đi vay bị chết, ngân hàng không
thể thu hồi nợ; hay bị bệnh nặng đi chữa trị ở nước ngoài nên không thể trả nợ
đúng hạn.
1.2.4 Hệ quả
Nợ xấu phát sinh sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới ngân hàng, khách hàng vay, hơn thế
nữa là ảnh hưởng tới nền kinh tế.
1.2.4.1 Ảnh hưởng đối với ngân hàng
- Lợi nhuận của ngân hàng bị giảm
Cho vay là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Nợ xấu có thể làm ngân hàng mất
một khoản lợi nhuận từ những khoản vay này mang lại, đồng thời ngân hàng phải
tăng trích lập dự phòng rủi ro và tăng chi phí bù đắp những tổn thất do nợ xấu, dẫn
đến lợi nhuận của ngân hàng giảm.
- Giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng

Một ngân hàng dùng vốn vay của những người chủ nợ của mình (những người
gửi tiền vào ngân hàng) đem cho vay mà không thu hồi được nợ, ngân hàng phải
đối mặt với việc không có tiền trả cho khách hàng đến rút vốn.
- Ngân hàng bị giảm uy tín
Nợ xấu tăng, tức là chất lượng tín dụng của ngân hàng càng giảm, khả năng
thanh toán giảm, sẽ mất tín nhiệm ngân hàng đối với khách hàng đến rút tiền. Và
cũng không ai muốn gửi tiền vào vào một ngân hàng mà ngân hàng đó có tỷ lệ nợ
quá hạn, tỷ lệ nợ xấu quá cao, vượt cả mức cho phép, chất lượng tín dụng không
tốt.
- Nợ xấu quá cao, ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ phá sản
Không phải chỉ có các ngân hàng nhỏ khi gặp phải vấn đề này sẽ bị phá sản mà
ngay cả các ngân hàng lớn cũng vậy. Như trường hợp của Washington Mutual
Bank, trước khi phá sản, đây là NHTM lớn thứ sáu nước Mỹ nhưng do không trụ
nổi với sức nặng của những khoản nợ xấu kếch sù liên quan đến thị trường cho
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
18
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
vay, ngân hàng này đã kệ đơn xin phá sản. Đây cũng là vụ sụp đổ ngân hàng lớn
nhất trong lịch sử với số tài sản “ bốc hơi “ lên tới 307 tỷ đôla.
(Nguồn: : Mười hai vụ phá sản ngân hàng tồi tệ nhất lịch sử)
1.2.4.2 Ảnh hưởng đến khách hàng
- Gia tăng chi phí của khách hàng
Khách hàng có nợ xấu với ngân hàng, khoản vay của họ phải chịu lãi suất bằng
150% lãi suất vay, làm tăng gánh nặng trả nợ và tăng chi phí của khách hàng.
- Khách hàng sẽ bị giảm uy tín
Khi khách hàng tiếp tục vay tại ngân hàng hay đi vay tại ngân hàng khác, thì
khoản nợ xấu trước đó thường sẽ bị ngân hàng đánh giá là do yếu kém trong việc
quản lý và sử dụng vốn, nếu nợ xấu cao thì khách hàng khó có thể duy trì mối
quan hệ lâu dài với ngân hàng.

- Nợ xấu làm giảm tốc độ chu chuyển vốn
Hầu hết các hoạt động giao dịch của khách hàng đều thông qua ngân hàng và các
hoạt động sản xuất kinh doanh thì dựa vào vốn vay từ ngân hàng, nợ xấu làm uy
tín của khách hàng với ngân hàng bị giảm. Chính vì vậy, ngân hàng phải thận
trọng khi đưa ra quyết định cho vay, thời gian quyết định cho vay cũng lâu hơn,
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Và ngân hàng có
thể đưa ra một hạn mức tín dụng với khách hàng, hạn mức này thấp hơn so với
mức mà khách hàng cần. Những điều này đều làm giảm tốc độ chu chuyển vốn
của khách hàng.
1.2.4.3 Ảnh hưởng đối với nền kinh tế
- Hoạt động sản xuất trong nền kinh tế bị đình trệ
Nợ xấu xuất hiện, ngân hàng khó thu hồi lại vốn, chi phí cho các khoản nợ xấu
gia tăng, ngân hàng sẽ giảm cho vay, khi đó những nơi cần vốn để sản xuất kinh
doanh sẽ bị ảnh hưởng, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị chậm lại, có khi
bị phá sản, sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế.
- Tăng sức ép lạm phát
Nợ xấu tăng quá cao, vốn của ngân hàng ứ đọng nhiều trong các khoản nợ xấu,
tiền trong lưu thông giảm, gây ra sức ép tăng cung tiền, dẫn đến lạm phát tăng.
- Gây khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng và khủng hoảng kinh tế
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
19
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS.Phạm Thanh Bình
Nợ xấu gia tăng nếu không xử lý kịp thời, ngân hàng sẽ bị thua lỗ, và có thể dẫn
đến phá sản. Mà hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh tế dây chuyền, một ngân
hàng phá sản có thể gây ảnh hưởng tới các ngân hàng cấp cao hơn, hoặc tới các tổ
chức tín dụng, hay ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán, kéo theo sự rối loạn
trong hệ thống tài chính (tùy vào quy mô của ngân hàng),…Như vào những năm
1970, các NHTM nước ngoài cho các nước kém phát triển vay hàng trăm tỷ đôla.
Đến những năm 1980,các khoản cho vay này trở nên khó thu hồi, gây khủng

hoảng nợ, các NHTM bị thua lỗ rất lớn.
1.2.5 Các dấu hiệu nhận biết nguy cơ nợ xấu
- Sự thay đổi bất lợi của môi trường kinh doanh như khủng hoảng, suy thoái kinh
tế, lạm phát tăng cao, thiên tai, địch họa xẩy ra ở mức độ nghiêm trọng. Các dấu
hiệu này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay, việc
khắc phục là rất khó khăn, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm.
- Ngân hàng không nhận được các báo cáo tài chính từ người vay một cách kịp
thời. Khi nhìn vào các báo cáo tài chính, ngân hàng sẽ phát hiện ra các dấu hiệu
cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của người đi vay không đạt hiệu quả. Việc
yêu cầu nộp báo cáo tài chính bất ngờ khiến người vay phải lo thay đổi số liệu để
làm giảm mức độ kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn, điều đó dẫn đến việc
người vay giao nộp báo cáo không kịp thời.
- Người vay thay đổi thái độ với ngân hàng/cán bộ ngân hàng, đặc biệt là khi họ
tạo cảm giác thiếu tính hợp tác. Người vay không muốn ngân hàng khai thác quá
sâu do việc làm ăn không tốt, nếu ngân hàng biết, vốn vay của họ sẽ bị ảnh hưởng,
làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
- Các cán bộ ngân hàng có thể nhận biết thông qua việc kiểm tra các báo cáo, tài
liệu thu thập được về tình hình hoạt động của khách hàng như: Doanh số bán hàng
giảm, lợi nhuận giảm, xuất hiện các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh: điều này
thể hiện rõ nhất sự kém hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách
hàng vay vốn; hàng tồn kho có dấu hiệu kém chất lượng, số lượng tăng: cho thấy
hàng hóa của người vay khó tiêu thụ để thu hồi vốn do chất lượng kém không đáp
ứng được nhu cầu người tiêu dùng; hay xuất hiện các điều kiện xin gia hạn nợ: có
nghĩa người vay xác định không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng có thể do trục
SV: Đặng Thị Nhiên MSV: 07D19287
20

×