Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh hà nội,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.64 MB, 103 trang )

LV.001947


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT
• NAM

B ộ• GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO



HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGƠ THỊ THƯ HÀ

HỌC VIỆN NGĂN HẢNG
kh o a SAI' ĐA) Mí

GIAI PHÀP QUÁN TRỊ RÚI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG
THƯ 0NG MẠI CỎ PHẢN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HÀ NỘI

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
M ã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC s ĩ KINH TÉ

Ngưòi hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN •THƯ VIỆN



SỐ:.....................................

HÀ N Ộ I-2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu
sai tơi xin hồn tồn chịu mọi trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Ngô Thị Thu Hà

năm 2015


MUC
• LUC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ KHOA HỌC VÈ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
ĐĨI VỚI CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................... 4
1.1. RỦI RO TRONG CHO VAY TRƯNG VÀ DÀI H Ạ N ............................. 4
1.1.1. Tống quan về cho vay trung và dài hạn..................................................... 4

1.1.2. Rủi ro trong cho vay trung và dài h ạn ........................................................9
1.1.3. Sự cần thiết phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay trung và dài hạn. 12
1.2. NĂNG L ự c QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG
VÀ DÀI HẠN.......................................................................................................... 13
1.2.1. Khái niệm và các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
trung và dài h ạ n ......................................................................................................13
1.2.2. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài h ạn .. 15
1.2.3. Các chỉ tiêu thể hiện năng lực quản trị rủi ro trong cho vay trung và dài
hạn....................................................................................................................

27

1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản trị rủi ro tín dụng đổi với cho vay
trung và dài h ạ n ..................................................................................................... 31
1.3. KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT N A M .........33
1.3.1. Kinh nghiệm của các nước về quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vay
trung và dài h ạ n ..................................................................................................... 33
1.3.2. Bài học cho Việt Nam về quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vay trung
và dài h ạn ................................................................................................................ 3 5
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 36
CHƯƠNG 2: TH ựC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘ I.............. 37


2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI
CHÚNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ N Ộ I............................................... 37
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Thương mại cổ phần
Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà N ội.........................................................37
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của ngân hàng Thương mại cổ

phần Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà N ội.............................................. 38
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của PVcomBank Hà Nội 2011-2013 39

2.2. NĂNG L ự c QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY
TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI
CHÚNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ N Ộ I............................................... 44
2.2.1. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng và cơng tác tổ chức quản trị rủi ro
tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng Thương mại cổ phần
Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà N ội.........................................................44
2.2.2. Tình hình thực hiện các nội dung quản trị rủi ro trong cho vay trung và
dài hạn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh
Hà N ội..................................................................................................................... 48
2.2.3. Năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà N ội.59

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG L ự c QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ
N Ộ I.........................................................................

62

2.3.1. Những kết quả đạt đ ư ợ c............................................................................ 62
2.3.2. Những hạn chế.............................................................................................64
2.3.3. Nguyên nhân................................................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 70


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỎ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI............... 71
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGẦN HÀNG THƯƠNG MẠI CỒ PHẦN ĐẠI
CHÚNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI VỀ CƠNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG THỜI GIAN T Ớ I.............................................71
3.1.1. Định hướng chung...................................................................................... 71
3.1.2. Định hướng trong hoạt động quản trị rủi ro trong cho vay trung và dài
hạn............................................................................................................................ 72
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG L ự c QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI............. 74
3.2.1. Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát khoản vay...............................74
3.2.2. Hồn thiện công tác thẩm định..................................................................75
3.2.3. Giải pháp đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn..... 76
3.2.4. Trích lập dự phịng và bù đắp rủi ro tín dụng đúng, đủ theo quy định .77
3.2.5. Hồn thiện hệ thống thơng tin quản trị rủi ro tín dụng trung dài hạn ...78
3.2.6. Thực hiện các biện pháp phân tán rủi r o ................................................. 80
3.2.7. Nâng cao chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo.....................................82
3.2.8. Nâng cao hiệu quả việc quản lý rủi ro theo danh m ục........................... 82
3.2.9. Nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên kinh doanh.......................... 83
3.3.

KIẾN N G H Ị.................................................................................................84

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính p h ủ ..................................................................... 84
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước...................................................86
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Thưong mại cổ phần Đại chúng Việt Nam..89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 93
KẾT LUẬN............................................................................................................94



DANH MỤC CHỮ VIÉT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
TMCP
PVcomBank
PVcomBank Hà Nội

DIỄN GIẢI
Thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam Chi nhánh Hà Nội

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

CBTD

Cán bộ tín dụng

TVDH

Trung và dài hạn

CIC

Trung tâm thơng tin tín dụng


HĐQT

Hội đồng quản trị

TNHH

Tránh nhiệm hữu hạn

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

XLN

Xử lý nợ


DANH MỤC BẢNG BIỂU, s ơ ĐỒ
Bảng 1.1: Hệ thống ký hiệu xếp hạng công cụ nợ dài hạn của Moody’s ....... 21
Bảng 2.1: Dư nợ qua các n ă m .............................................................................40
Bảng 2.2 Tình hình huy động v ốn....................................................................... 41
Bảng 2.3 Tình hình hoạt động dịch v ụ ............................................................... 42
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh..............................................................................43
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách
hàng cá nh ân ..........................................................................................................51
Bảng 2.6: Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng nội b ộ ..................................... 52
Bảng 2.7: Thời điểm đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp..................... 52
Bảng 2.8: Phân loại khoản vay theo tổng điểm kết hợp..................................54
Bảng 2.9: Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng qua các năm.............................. 57

Bảng 2.10: Nợ quá hạn và nợ x ấ u ....................................................................... 61
Bảng 2.11: Bảng sử dụng quỹ dự phòng rủi r o ................................................. 62
Biểu đồ 2.1: Dư nợ qua các n ă m ........................................................................ 40
Biểu đồ 2.2: Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng qua các n ă m ........................ 57
Biểu đồ 2.3: Nợ quá hạn và nợ x ấ u .................................................................... 61
Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức của PVcomBank Hà N ộ i..................................... 39
Sơ đồ 2.2: Quy trình xử lý n ợ ..............................................................................58


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nen kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh và mạnh, các
dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: đường xá, nhà ở, nhà máy ... diễn ra ở khắp cả
nước. Bên cạnh đó, với diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính nền
kinh tế Việt Nam cũng đã và đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nghiêm
trọng: tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh, lạm phát leo thang, các cơng ty phá sản...
Trước tình hình đó, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp tích cực đưa nước ta
thốt khỏi tình trạng trên như: gói hồ trợ mua nhà thu nhập thấp, các gói kích
cầu, hỗ trợ đầu tư xây nhà thu nhập thấp... thông qua hình thức cho vay trung và
dài hạn để hướng tới sự ổn định tài chính lâu dài. Trong bối cảnh đó, sự tồn tại
của một hệ thống Ngân hàng thương mại có vai trị hết sức quan trọng trong việc
điều tiết vốn trung dài hạn cho các dự án và góp phần thực hiện các chính sách
ổn định kinh tế của Chính phủ.
Đối với các Ngân hàng thương mại, cho vay trung và dài hạn là hoạt động
chiếm tỉ trọng lớn, phát triển được khách hàng truyền thống, bán chéo được nhiều
sản phẩm dịch vụ ngân hàng và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên
hoạt động cho vay trung và dài hạn lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, quản trị rủi ro
tín dụng trong cho vay trung và dài hạn là một trong nhưng nội dung quan trọng

trong quản trị của Ngân hàng thương mại hiện nay.
Đối với Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam là đơn vị mới được hợp
nhất từ hai tổ chức là Cơng ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng
TMCP Phương Tây thì cơng tác quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề rất cấp bách.
Hai tổ chức tín dụng với hai mơ hình quản trị rủi ro tín dụng khác nhau giờ họp
nhât thì việc tìm ra một mơ hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với
PVcomBank là rất cần thiết để đảm bảo hoạt động của tổ chức được liên tục,
giảm thiểu rủi ro trong kinh danh và từng bước khác phục nợ xấu phát sinh trong
thời gian qua, từ đó tạo tiền đề để PVcomBank phát triển.


2

Trước tình hình đó, trên cơ sở lý luận được học tập tại trường và thực tiễn
thu được trong quá trình làm việc tại NHTMCP Đại chúng Việt Nam - Chi
nhánh Hà Nội, tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong
cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam - Chi
nhánh Hà Nội ” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giải quyết ba vấn đề cơ bản:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng đổi với cho
vay trung và dài hạn.
- Phân tích, đánh giá thực ừạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và
dài hạn tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội.
- Trên có sở phân tích những rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay
trung và dài hạn, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhàm quản trị rủi ro
tín dụng đổi với cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt
Nam - Chi nhánh Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay

trung và dài hạn và thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vay
trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
- v ề không gian: Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt
Nam - Chi nhánh Hà Nội
- v ề thời gian: thực hiện nghiên cứu năng lực quản trị rủi ro của Ngân hàng
TMCP Đại chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2010
đến năm 2013.
- v ề nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung vào nâng cao năng lực quản trị
rủi ro của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội.


3

4. Phưong pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, xử lý số liệu; phương pháp so sánh, phân tích, tổng
hợp, đối chiếu, thống kê; lấy ý kiến nhận định của cán bộ tín dụng và quan sát
thực tế. Các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu ngành được sử dụng trong phân tích và
đánh giá.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng đối
với cho vay trung và dài hạn, quản trị rủi ro tín dụng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng đối với
cho vay trung và dài hạn, công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vay trung
và dài hạn.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro
tín dụng đối với hoạt động cho vay trung và dài hạn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ
viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết

cấu theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng đối với
cho vay trung và dài hạn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vay trung và dài
hạn tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội.


4

CHUÔNG 1
CO SỚ KHOA HỌC VÈ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
ĐĨI VỚI CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. RỦI RO TRONG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN
1.1.1. Tổng quan về cho vay trung và dài hạn
1.1.1.1. Khái niệm về cho vay trung và dài hạn
Theo định nghĩa, cho vay trung và dài hạn là hoạt động tài chính cho
khách hàng vay vốn trung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án phát triển sản
xuất kinh doanh, phục vụ đòi sống
Tùy theo ở từng quốc gia, từng thời kỳ mà có những quy định khác nhau
về cho vay trung và dài hạn. Ớ Việt Nam, thời hạn cho vay được xác định phù
hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng
và tính chất nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng. Hiện nay, thời hạn cho vay
trung và dài hạn được xác định là những khoản cho vay trên một năm: các khoản
vay có thời hạn trên một năm đến năm năm là vay trung hạn, trên năm năm là dài
hạn. Nguồn vốn vay trung và dài hạn ngân hàng là nguồn vốn quan trọng đê đáp
ứng các nhu cầu sau: đầu tư tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên, trả
các khoản nợ hiện hữu, đầu tư vào các dự án dài hạn, thành lập doanh nghiệp

mới hoặc mua lại các doanh nghiệp đang hoạt động [2]
1.1.1.2. Vai trị của tín dụng trung và dài hạn
• Đối vói các khách hàng
Tín dụng trung và dài hạn là nguồn tài trọ giúp khách hàng có điều kiện
mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư tài sản cố định, mở rộng thị trưòng, giúp khách
hàng tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp,
doanh nghiệp nào muốn mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường hoạt động
đều cần phải có nguồn vốn lớn và trong thời gian dài. Đây là điều mà không phải


5

doanh nghiệp nào cũng làm được với nguồn vốn tự có của mình. Do vậy, nhu
cầu vốn trung dài hạn của doanh nghiệp là rất lớn. Có nhiều cách để một doanh
nghiệp huy động nguồn vốn trung dài hạn như: vay ngân hàng, phát hành cổ
phiếu... Nhưng với những lợi thế đặc thù, tín dụng trung dài hạn ngân hàng là
hình thức được các doanh nghiệp ưu tiên chọn lựa.
Tín dụng trung và dài hạn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới
công nghệ, thay đổi cơ cẩu sản xuất. Nền kinh tế đang biến đổi từng ngày cùng
với sự phát triển của khoa học công nghệ, ứ n g dụng khoa học kỹ thuật trong sản
xuất ngày càng mở rộng, giảm giá thành, nâng năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Tín dụng trung dài hạn sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi
với tình hình thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
Tín dụng trung và dài hạn là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp trong việc
thỏa mãn và chớp cơ hội kinh doanh. Cơ hội kinh doanh xuất hiện trên thị trường
nhưng khơng phải lúc nào doanh nghiệp cũng có đủ vốn để chớp lấy những cơ
hội đó. Tín dụng trung dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được điều này.
Khi doanh nghiệp đi vay vốn tại Ngân hàng sẽ có thể được điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ, tránh được các chi phí phát hành, lệ phí bảo hiểm, phí đăng ký... Việc trả nợ
cũng được xây dựng theo một sự phân chia ổn định và họp lý để doanh nghiệp

có thể chủ động tìm kiếm các nguồn trả nợ một cách dễ dàng.
• Đối với nền kinh tế
Tín dụng trung và dài hạn thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung vốn, điều
hòa lượng cung cầu về vốn trong nền kinh tế, giúp nền kinh tế phát triển theo
chiều sâu. Ngân hàng có chức năng chủ yếu là trung gian tài chính, tập trung các
nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và cho vay đổi với các đối tượng có nhu cầu.
Ngân hàng là kênh truyền dẫn vốn hiệu quả từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn,
nó giúp cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung hoạt động liền
mạch, hiệu quả. Thơng qua cho vay trung và dài hạn mà xây dựng được cơ sở hạ
tầng, đổi mới khoa học công nghệ, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, đầu


6

tư phát triến kinh tế, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh q trình chu
chuyển tiền tệ.
Tín dụng trung và dài hạn có vai trị quan trọng trong q trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn. Chuyên dịch cơ
cấu kinh tế, phát triên các ngành công nghiệp mũi nhọn là chủ trưong chung của
Đảng và Nhà nước. Tín dụng trung và dài hạn góp phần phát triên khoa học cơng
nghệ, tạo cơng ăn việc làm, phát triển lực lượng lao động, giúp nền kinh tế tăng
trưởng ơn định.
Tín dụng trung và dài hạn tạo điều kiện phát triên các quan hệ kinh tế đối
ngoại. Tín dụng trung và dài hạn đã trở thành một trong những phương tiện nối
liền kinh tế các nước với nhau thơng qua các hình thức: tín dụng tài trợ xuất
nhập khấu, tín dụng hỗ trợ phát trien, cho vay viện trợ.
• Đối với hoạt động ngân hàng
Tín dụng trung và dài hạn mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NHTM, nâng cao
năng lực cạnh tranh của các NHTM. Các khoản tín dụng trung dài hạn có đặc điếm:
số lượng lớn, lãi suất cao, thời gian cho vay dài, do vậy nó là hoạt động có tính chiến

lược của ngân hàng, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.
Tín dụng trung và dài hạn giúp tạo ra và duy trì khách hàng của ngân hàng
trong tương lai. Ngân hàng là ngành có mơi trường cạnh tranh gay gắt. Điều đó
bắt buộc mỗi NHTM phải khơng ngừng vận động, đa dạng hóa hoạt động cho
vay, đa dạng hóa khách hàng nếu muốn đứng vũng trên thị trường trước sự cạnh
tranh của các ngân hàng khác. Tín dụng trung dài hạn chính là một cơng cụ hiệu
quả đê lơi kéo khách hàng mới về phía mình và giữ chân được các khách hàng
truyền thống.
Tín dụng trung và dài hạn còn là cách thức khả thi đê giải quyết nguồn
vốn huy động còn dư thừa tại mỗi ngân hàng.
1.1.1.3. Đặc diêm của tín dụng trung và dài hạn
• Rủi ro cao


7

Tín dụng trung dài hạn thường có thịi gian kéo dài, quy mơ tín dụng lớn,
nguy cơ rủi ro cao vì nền kinh tế ln biến động. Sự biến động này có thể tích
cực hoặc tiêu cực mà chúng ta khơng thể biết trước được. Do đó mà một khoản
vay dài hạn thường đem lại nhiều rủi ro hơn là một khoản vay ngắn hạn vì thời
gian càng dài thì xác suất xảy ra nhiều biến động càng lớn.
• Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án
Cho vay trung và dài hạn với thời gian dài, độ rủi ro cao hơn so với cho
vay ngắn hạn. Đe giảm bót rủi ro ngồi việc quy định cho vay phải có tài sản bảo
đảm, ngân hàng cho vay cịn quy định khách hàng phải có vốn chủ sở hữu tham
gia vào dự án. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dư án cao hay thấp tùy thuộc
vào mức độ rủi ro và hiệu quả của dự án. Dự án có rủi ro càng cao thì tỷ lệ vốn
chủ sở hữu tham gia vào dự án càng lớn và ngược lại dự án có mức rủi ro thấp tỷ
lệ vốn chủ sở hữu thao gia vào dự án có thế ít hơn.
• Lợi nhuận từ khoản cho vay trung và dài hạn lớn

Lãi suất cho vay trung và dài hạn thường lớn hơn lãi suất cho vay ngắn
hạn. Vì độ rủi ro cao hơn, thời gian thu hồi vốn lâu hơn nên lãi suất cao đê bù
đắp rủi ro có thể xảy ra.
• Vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm
Khoản tín dụng trung và dài hạn có thời gian hồn vốn chậm. Nguồn trả
tiền vay chủ yếu được lấy từ quỹ khấu hao và một phần lợi nhuận của dự án
mang lại. Vì thế, khách hàng chỉ có thể hồn tra khoản vay có quy mô lớn thành
nhiều lần khác nhau - thời gian cho vay kéo dài trong nhiều năm.
1.1.1.4. Các phương thức cho vay trung và dài hạn
Cho vay trung và dài hạn có một sổ hình thức chính là: Cho vay theo dự
án đầu tư, cho vay kỳ hạn và tín dụng tuần hồn.
• Cho vay theo dự án đầu tư
Đây là hình thức cho vay trung dài hạn chủ yếu của các ngân hàng thương
mại Việt Nam hiện nay. Dự án đầu tư là tập họp những đề xuất dựa trên cơ sở


8

căn cứ khoa học và thực tiễn về việc bỏ vốn đế cải tạo đổi mới kỹ thuật và công
nghệ những đối tưọng là tài sản cố định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số
lượng hoặc nâng cao chât lượng của sản phâm hàng hóa hay dịch vụ trong
khoảng thời gian nhất định. Dự án do doanh nghiệp đưa ra và sau khi được các
cấp có thẩm quyền xét duyệt về các chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tể, xã hội sẽ được gửi
tới ngân hàng đê đáp ứng nhu cầu vay vốn của dự án. Dựa vào lĩnh vực tài trợ
mà ta chia ra làm hai hình thức phơ biến: Hình thức tín dụng trung dài hạn nhằm
cải tạo, khôi phục, mở rộng, thay thế tài sản cố định và hình thức tín dụng trung
dài hạn nhằm đe đầu tư xây dựng theo dự án mới, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng
khoa học công nghệ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó,
nêu chia theo hình thức cho vay, ta có thế chia tín dụng theo dự án thành 2 loại
cho vay đồng tài trợ và cho vay trực tiếp.

Cho vay đồng tài trợ: là q trình cho vay của một nhóm tổ chức tín dụng (từ
2 tổ chức tín dụng trở lên) cho một dự án, do một tổ chức tín dụng làm đầu mối,
phôi họp với các bên đồng tài trọ đê thực hiện, nhằm phân tái rủi ro của các tổ chức
tín dụng. Hình thức này được áp dụng trong trường họp các dự án đầu tư đòi hỏi
một khoản vốn lớn mà các ngân hàng riêng lẻ không đáp ứng được hết (vì ngân
hàng thường chỉ được phép đầu tư vốn tới một mức độ nhất định so với tổng nguồn
vốn của mình và khơng được đầu tư q nhiều vốn vào một khách hàng để đảm bảo
an toàn vốn cho Ngân hàng) hoặc đối với một vài dự án Ngân hàng có thể đáp ứng
tồn bộ vốn nhưng rủi ro quá lớn ngân hàng không muốn đảm nhận hết. Việc cho
vay đông tài trợ này sẽ giúp ngân hàng phân tán được rủi ro.
Cho vay trực tiếp theo dự án: Ngân hàng tiến hành mọi hoạt động và tự
chịu trách nhiệm với từng dự án đầu tư của khách hàng mà họ đã tài trợ vốn.
• Cho vay kỳ hạn
Cho vay kỳ hạn thường dùng tài trợ cho các mục đích chung của doanh
nghiệp, bao gồm tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên, mua sắm các bất
động sản phục vụ sản xuất kinh doanh, các thiết bị sản xuất, tài trợ cho nhu cầu


9

vổn cho việc liên doanh, liên kết trong kinh doanh và thanh toán các khoản nợ...
Khách hàng thường thanh toán tiền vay theo các định kỳ bằng nhau và số tiền
phải trả kỳ cuối thường lớn hơn so với số tiền thanh tốn ở các kỳ hạn trước đó.
Đối với các khoản vay kỳ hạn, có nhiều lúc khách hàng được yêu cầu phải
duy trì ở ngân hàng một số tiền nhất định, thường dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn,
trong tổng số tiền được vay, được gọi là số dư tiền gửi bù trừ. Đối với ngân hàng, sổ
dư tiền gửi bù trừ mà khách hàng phải duy trì có một số tác dụng:
-Giảm chi phí thu hồi vốn của ngân hàng
-Là nguồn cho vay đối với các khoản vay mới
-Có tính chất như một khoản phí cam kết

-Giúp hạn chế rủi ro cho ngân hàng
• Tín dụng tuần hồn
Tín dụng tuần hồn là một hình thức cho vay, trong đó ngân hàng cam kết
chính thức dành cho khách hàng một hạn mức tín dụng trong một thời gian nhất
định. Cam kết này có thể dài từ một đến ba năm, thậm chí năm năm, song thời
hạn của khế ước nợ trong thời hạn được cam kết thường ngắn, nếu khách hàng
thực hiện tốt các điều khoản của họp đồng tín dụng thì cam kết hạn mức sẽ được
tiếp tục.
Tín dụng tuần hồn thường được dùng tài trợ cho nhu cầu tăng trưởng tài
sản lưu động hoặc thay thế cho các khoản nợ ngắn hạn tới kỳ hạn thanh tốn. Tín
dụng tuần hồn được sử dụng khi ngân hàng chưa thể xác định được phần tài sản
lưu động thưòng xuyên cua doanh nghiệp. Đen khi bộ phận này đã được xác
định thì thưịng hạn mức của tín dụng tuần hoàn sẽ được điều chỉnh và chuyển
sang cho vay kỳ hạn.
1.1.2. Rủi ro trong cho vay trung và dài hạn
1.1.2.1. Khái niệm rủi ro trong cho vay trung và (lài hạn
Rủi ro là nhũng biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến tổn thất về
tài sản ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm


10

một khoản chi phí để có thể hồn thành một nghiệp vụ tài chính nhất định.
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh
đem lại lợi nhuận chủ yếu nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Các
thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trong tổng rủi ro
hoạt động ngân hàng. Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi
nhuận với rủi ro chấp nhận được là bản chất của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là một
trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng kinh doanh ngân hàng. Theo NHNN: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn

thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng thực hiện
hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Theo đó có thể
thấy rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn là khoản lỗ tiềm tàng được tạo ra
khi cấp 'tín dụng trung và dài hạn cho khách hàng. Cụ thể hơn, là khả năng khách
hàng không trả được nợ cho ngân hàng xét trên hai khía cạnh: số lượng và thời gian.
1.1.2.2. Phăn loại rủi ro trong cho vay trung và dài hạn
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn.
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng trong cho vay trung và
dài hạn được chia thành các loại sau: rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục
• Rủi ro giao dịch: có ngun nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá
trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch gồm:
Rủi ro lựa chọn: rủi ro có liên quan đến q trình đánh giá và phân tích tín
dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng
Rủi ro bảo đảm: rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như mức cho
vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo...
Rủi ro nghiệp vụ: rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử
lý các khoản vay có vấn đề.
• Rủi ro danh mục: là rủi ro có nguyên nhân phát sinh do những hạn chế
trong quản lý doanh mục cho vay của ngân hàng, rủi do danh mục bao gồm:


11

Rủi ro nội tại: xuất phát từ đặc điêm hoạt động và sử dụng vốn của khách
hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế.
Rủi ro tập trung: phát sinh do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào
một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lỷ nhất
định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
1.1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay trung và dài hạn

• Nguyên nhân khách quan:
Những ngun nhân từ mơi trường bên ngồi mang tính bất khả kháng mà
ngân hàng khơng thê kiêm sốt được:
- Rủi ro do mội trường kinh tế vĩ mơ: chính sách kinh tế thường xuyên thay
đôi trong thời gian ngắn làm cho ngân hàng khơng kịp thích nghi; rủi ro khi nền
kinh tế rơi vào suy thoái các ngân hàng gặp nhiều rủi ro khi cho vay các lĩnh vực
sản xuất hàng hóa tiêu dùng cao cấp có độ bền cao như ô tô, tủ lạnh, các khoản
vay bât động sản... bởi thời kỳ này người tiêu dùng thường cắt giảm chi tiêu.
- Rủi ro do môi trường pháp lý: hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
chưa đồng bộ, hoạt động thanh tra giám sát của NHNN, hệ thống thơng tin quản
lý lạc hậu, cịn nhiều bất cập...
- Ngun nhân từ phía khách hàng:
Đối với khách hàng vay là tổ chức: sử dụng vốn sai mục đích, khơng có
thiện chí trong việc trả nợ vay: năng lực quản trị và điều hành kinh doanh yếu
kém; tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch.
Đối với khách hàng cá nhân: hoạt động kinh doanh không thuận lợi hoặc gặp
khó khăn về kinh tế, khả năng quản lý trong kinh doanh yếu kém. Nguồn trả nợ
từ thu nhập bị mất hoặc suy giảm do mất việc, chuyến sang công việc khác...
các nhân gặp những sự cố bất thường trong cuộc sống phải sử dụng số tiền lớn
làm khả náng trả nợ giảm. Khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, sử dụng vốn
khơng đúng mục đích.
• Ngun nhân chủ quan


12

- Chính sách tín dụng của ngân hàng khơng hợp lý với sự biến động của thị
trường sẽ làm tăng số lượng khách hàng hoạt động không hiệu quả cũng như việc
theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà coi nhẹ mục tiêu bảo đảm an toàn cho ngân hàng.
- Ngân hàng thu thập thơng tin khơng đầy đủ, thiếu chính xác khiến cho

việc thẩm định, phân tích, đánh giá sai lệch về chất lượng khách hàng dẫn đến
những quyết định cho vay và đầu tư khơng họp lý.
- Quy trình thẩm định, đo lường rủi ro trong cho vay trung và dài hạn, q
trình kiểm sốt sau cho vay và thu hồi nợ khơng hiệu quả, cịn nhiều lồ hơng
trong quy trình có thế bị khách hàng lợi dụng đê chiếm dụng vốn ngân hàng sử
dụng sai mục đích.
- Đánh giá khơng chính xác về khả năng thu hồi được gôc và lãi vay từ tài
sản bảo đảm hoặc định giá tài sản bảo đảm khơng chính xác hay khơng thực hiện
đầy đủ các thủ tục hoặc không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của bảo
đảm. Khi đó ngân hàng sẽ không thể dùng tài sản bảo đảo để bù đắp tốn thất từ
khoản vay.
- Năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng (CBTD) cũng ảnh
hưởng tới rủi ro trong cho vay trung và dài hạn mà ngân hàng có thê gặp phải
như: CBTD nghiệp vụ yếu kém, vì tư lợi mà CBTD khơng tn thủ theo quy
trình cho vay, chính sách cho vay, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
- Cạnh tranh giữa các tô chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, chạy theo
quy mô doanh sổ, lợi nhuận, mà sẵn sàng bỏ qua các nguyên tắc, điều kiện, yêu
cầu trong việc cấp tín dụng, không chú ý đến chất lượng khoản vay.
- Ngân hàng thiếu hoặc bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro đổi với các
doanh mục cho vay và đưa ra các dự báo khơng hiệu quả.
1.1.3. Sự cần thiết phịng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay trung và dài hạn
• Lọi nhuận ngân hàng giảm: Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng khơng thu
hồi được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhung ngân hàng vẫn phải trả gốc lãi
tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho các ngân hàng mất cân đối trong thu


13

chi, vịng quay tín dụng giảm làm hiệu quả kinh doanh giảm.
• Thương hiệu, uy tín của ngân hàng bị ảnh hưởng: Neu một khoản vay

nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn của mình
để trả cho người gửi tiền, nếu ngân hàng khônư đủ vốn để chi trả sẽ bị mất khả
năng thanh tốn, có thê dần đến nguy cơ rủi ro thanh khoản. Ngân hàng phải thu
hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm
và có thể bị phá sản.
• Quyền lợi của khách hàng không đảm bảo: khi ngân hàng gặp rủi ro thanh
khoản, nưuy cơ người gửi tiền tiết kiệm không rút được tiền hoặc không rút được đủ
tiền theo nhu cầu làm ảnh hưởng đến khả năng tài chính của khách hàng.
• Rủi ro tín dụng gây mat on định nền kinh tế: khi hệ thống ngân hàng bị
ảnh hưởng, hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưỏng đến tồn bộ nền kinh tế có
thê làm tăng lạm phát, giảm sức mua, tăng thất nghiệp, mat on định xã hội.
1.2. NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG
VÀ DÀI HẠN
1.2.1. Khái niệm và các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
trung và dài hạn
1.2.1.1 Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn
Rủi ro tín dụng là một hiện tượng tiềm ẩn và khơng phải bao giò' cũng xảy
ra khi ngân hàng cho khách hàng vay vốn, nhưng trong nhiều trường hợp, do
tính lặp lại của rủi ro nên người ta có thể nhận biết được quy luật của nó. Chính
vì điều này mà ngân hàng có the tìm ra những biện pháp quản lý nhằm hạn chế
khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.
Từ quan điểm trên có thê nói quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng là thơng
qua một hệ thống các công cụ tác động tới rủi ro trong hoạt động tín dụng
ngân hàng nhằm tỉm ra nguyên nhân và sử lý các tình huống xảy ra rủi ro tín
dụng với mục tiêu giảm thiếu rủi ro gây ra [4], [5]
Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn là quá trình xây


14


dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và cho vay trung dài
hạn nhàm hạn chế và giảm thấp nợ xấu trong cho vay trung dài hạn, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
1.2.1.2 Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn
Nhận thấy sự quan trọng của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho
vay nói chung và cho vay trung dài hạn nói riêng, Ưy ban Basel đã đua ra các
nguyên tắc về xử lý nợ xấu mà thực chất là các nguyên tắc trong quản lý rủi ro
tín dụng nhàm đảm bảo tính hiệu quả và an tồn trong hoạt động cấp tín dụng.
Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung co bản sau:
• Thiết lập một mơi trường tín dụng thích hợp
- Phê duyệt và xem xét chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ và xem xét
những vấn đề như: mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời.
- Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng. Xây dựng các chính sách tín
dụng. Xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh
mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiếm sốt rủi ro tín dụng.
- Xác định và quản lý rủi ro trong tất cả các sản phẩm và các hoạt động. Đảm
bảo rằng tất cả các sản phấm và hoạt động mới đều trải qua tât cả các thủ tục, các
quy trình kiểm sốt thích họp và được phê duyệt đầy đủ.
• Tn thủ quy trình cấp tín dụng hợp lý
- Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có những hiểu biết về người vay, mục
tiêu, cơ cấu tín dụng và nguồn thanh tốn.
- Thiết lập hạn mức tín dụng tống quát cho tùng khách hàng riêng lẻ, nhóm các
khách hàng vay có liên quan với nhau, trong và ngồi bảng cân đối kể tốn.
- Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín
dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.
- Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch thương mại thông
thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân liên


15


quan, làm giám bớt rủi ro cho vay đôi với các bên liên quan.
• Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm sốt tín dụng có hiệu quả
- Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đây đủ đơi với các danh
mục tín dụng.
- Có hệ thống kiểm sốt đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản mục tín
dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dự phịng rủi ro tín dụng.
- Xây dụng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ thống đánh giá
cần phải nhất quán với các hoạt động của ngân hàng.
- Hệ thống thơng tin và kỹ thuật phân tích giúp Ban quản lý đánh giá rủi ro
tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế tốn, cung cấp thơng
tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việc phát hiện các
rủi ro.
- Có hệ thống nhằm kiểm sốt đối với cơ cấu tổng thể của danh mục tín dụng,
chất luợng của danh mục tín dụng.
- Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong
tương lại trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá danh mục tín dụng.
• Đảm bảo quy trình kiểm sốt đầy đủ đối với rủi ro tín dụng
- Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục. cần thông báo kết
quả đánh giá cho Hội đồng quản trị và Ban quản lý câp cao.
- Quy trình cấp tín dụng cần được theo dõi đầy đủ, cụ thế. Việc cấp tín
dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm sốt
nội bộ.Nnhững vi phạm về các chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được
báo cáo kịp thời.
- Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề.
1.2.2. Nội dung của quản trị rủi ro trong cho vay trung và dài hạn
Nội dung chính của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trung dài hạn sẽ gồm
có bốn bước là: Nhận diện rủi ro tín dụng; đo lường rủi ro tín dụng; kiếm soát rủi ro



16

tín dụng; tài trợ rủi ro tín dụng. Các hoạt động này được thực hiện liên tiếp nhau tạo
thành một quá trình chặt chẽ, khâu trước sẽ định hướng cho khâu sau.
1.2.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng trung dài hạn
Nhận diện rủi ro tín dụng là q trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất
kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những
biện pháp theo dõi nhanh chóng, chun nghiệp sẽ giúp giảm tơn thất đến mức
thấp nhất. Những dấu hiệu cảnh báo giúp ngân hàng nhận biết và có giải pháp xử
lý sớm các vấn đề một cách hiệu quá. Các dấu hiệu nhận biết RRTD: Dấu hiệu
từ phía khách hàng, dấu hiệu từ mơi trưịng kinh tế xã h ộ i,.
• Dấu hiệu từ phía khách hàng
Những biểu hiện cho thấy khoản vay có vấn đề gồm:
- Khách hàng thanh tốn gốc hoặc lãi khơng đúng kỳ hạn đã cam kết, đề
nghị gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ.
- Có sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, xuất
hiện những thay đổi bất thường khơng giải thích được về tổng giá trị lưu chuyển
tiền gửi thanh toán.
- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản giảm sút so với định
giá ban đầu khi cho vay, tài sản đảm bảo có dấu hiệu đã bán hoặc cho người
khác th hoặc khơng cịn tồn tại.
- Khách hàng trông chờ vào các nguồn thu bất thường khơng từ hoạt động
sản xuất kinh doanh chính hoặc từ hoạt động trong phương án vay vốn để đáp
ứng nghĩa vụ thanh tốn.
• Dấu hiệu từ mơi trường kinh tể xã hội
- Sự biến động của môi trường kinh tế xã hội hoặc các nhân tố khách quan
khác có tác động tiêu cực đến khách hàng làm cho khả năng thanh toán cho ngân
hàng bị suy giảm hoặc mất khả năng thanh toán như thiên tai, chiến tranh, dịch
bệnh... hoặc những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mơ như chính sách thuế,



17

xuất nhập khẩu... nằm ngồi sự kiểm sốt của ngân hàng và khách hàng. Khi các
yếu tố trên xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Thường dẫn đến khả năng trả nợ bị ảnh hưởng. Ngân hàng cần có phương án
khắc phục khi các yểu tố đó xảy ra.
1.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng trung dài hạn
Đo lường rủi ro tín dụng trung dài hạn là việc xây dựng mơ hình thích họp
để lượng hoá mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức
độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng.
Các mơ hình đo lường rủi ro tín dụng được phân theo hai hướng: Mơ hình định
tính và mơ hình định lượng.
• Mơ hình định tính
- Tiêu chuẩn chất lượng 6C
Tư cách người vay (character): cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người
xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí trả nợ khi đến hạn, cần xem xét
mục đích vay của khách hàng có phù họp với chính sách tín dụng hiện hành của
ngân hàng hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách
hàng cũ, cịn với khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác...
Năng lực của người vay (capacity): cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng
người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp
đồng tín dụng. Ví dụ, ở hầu hết các nước đều quy định người dưới 18 tuổi không
đủ tư cách pháp lý để ký kết họp đồng tín dụng. Tương tự, cán bộ tín dụng phải
chắc chắn rằng người đại diện cho cơng ty ký kết họp đồng tín dụng phải là
người được ủy quyền hợp pháp của công ty.
Thu nhập của người vay (cash): Tiêu chí thu nhập của người vay tập trung
vào câu hỏi: người vay có khả năng tạo ra tiền để trả nợ hay khơng?
Người vay có 3 khả năng đế tạo ra tiền:
+ Luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập

HỌC VIỆN NGÁN HÀNG
TRUNG ĩ Âm thơng tin •THƯ VIỆN

I

số:........ ỵ , . J 9 â ± .

...


×