Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.85 MB, 103 trang )

00
I

X

--- pv,

LV.000807


1
00
hz ___ o
c
> o

o- i!^ 1

B > "
ôcũ>
B 1
Ì3

r

riIỊ MAI THAO

?c VIỆN

NGÂN
TÀM THƠNG TI



H Ả N Ộ I -2 0 0 8


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
1

««

*?*

r Ị í #1% *Ị»

H O À N G T H Ị M A I TH Ả O

Đ Á N H
C Ủ A

C Á C

N G Â N

T R O N G

G IÁ


N Ă N G

H À N G

T IẾ N

Lực

T H Ư Ơ N G

T R ÌN H

C Ạ N H

T R A N H

M Ạ I c ổ

H Ộ I N H Ậ P K IN H

P H Ầ N
T Ế

Q U Ố C

C h u y ên n g àn h :

T à i c h ín h N g â n h à n g

M ã số:


6 0 3 1 .1 2

N gư ờ i h

h ụ ư : T S . T ô K im

|TRUNgTAM THONG TIN-ThT
ưviện

T H Ự VIỆN

S Ố : . l . V . . . 8 . . Q . Ỉ . .............
L U Ậ N

V Ã N

T H Ạ C

s ĩ K IN H

HÀ NỘI - 2008

T Ê

V IỆ T

N gọc

N A M


T Ế


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã
nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung
thực và chua đuợc ai công bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.

H ồn g Thị M a i Thảo


M Ụ C LỤ C
D a n h m ụ c c h ữ v iế t tá t
M ụ c lụ c

C hương 1

P h ần m ở đầu

1

N ă n g lự c c ạ n h t r a n h c ủ a h ệ th ố n g n g â n h à n g th ư ơ n g m ạ i v à ả n h

3

h ư ở n g c ủ a q u á tr ì n h h ộ i n h ậ p k in h tê q u ố c tê

1.1.


Khái niệm và chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh của NHTM

3

1.1.1.

Khái niệm, đặc điểm kinh doanh của NHTM

3

1.1.2.

Khái niệm năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đo lường năng lực
cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại

7

1.2.

Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Cơ hội và thách
thức đối với các NHTM Việt Nam

16

1.2.1.

Tồn cầu hố và đặc điểm của nền kinh tế toán cầu hoá

16


1.2.2.

Bản chất và đặc trưng cơ bản của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực
ngân hàng

17

1.2.3.

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của
Việt Nam

18

1.2.4.

Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Cơ hội và thách
thức đôi với các NHTM Việt Nam

23

1.3.

Sự khác biệt giữa các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của
NHTM trước và sau hội nhập

28

C hương 2


Đ ánh

g iá

năng

lự c

cạnh

tra n h

của

các

N H T M C P

V iệ t N a m

30

tr o n g tiế n tr ìn h h ộ i n h ậ p k in h tế q u ố c tế

2.1.

Cơ cấu và đặc điểm của hệ thống NHTM Việt Nam

31


2.1.1.

Cơ cấu của hệ thống NHTM Việt Nam

31

2.1.2.

Đặc điểm của hệ thống NHTM Việt Nam

31

2.2.

Đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMCP Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

32

2.2.1.

Năng lực tài chính

32

2.2.2.

Mức độ đa dạng về sản phẩm dịch vụ cung cấp và chất lượng sản
phẩm dịch vụ của các NHTMCP Việt Nam


41

2.2.3.

Trình độ quản lý, cơ cấu tổ chức và mạng lưới phân phối sản phẩm

45


dịch vụ của các NHTM CP Việt Nam
2.2.4.

Nguồn nhân lực của các NHTMCP Việt Nam

48

2.2.5.

Trình độ cơng nghệ ngân hàng của các NHTMCP Việt Nam

51

2.2.6.

Thị phần trong nước của các NHTMCP Việt Nam trong các lĩnh vực
hoạt động kinh doanh chính

54


2.2.7.

Hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

59

2.3.

Đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt nam

61

2.3.1.

Lợi thế và những mặt đã đạt được

62

2.3.2.

Hạn chế

63

C hương 3

C ác

g iả i


pháp

nhằm

cải

th iệ n

năng

lự c

cạnh

tra n h

của

các

66

N H T M C P V iệ t N a m tr o n g tiế n tr ìn h h ộ i n h ậ p k in h t ế q u ố c tế

3.1.

Đinh hướng của NHNN về phát triển hệ thống NHTM Việt nam
trong tiến trình hội nhập

66


3.2.

Các giải pháp nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của các NHTMCP
Việt Nam

67

3.2.1.

Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể và dài hạn của các NHTMCP
Việt Nam trên cơ sở điều tra, nghiên cứu thị trường một cách khoa
học, toàn diện và chi tiết

67

3.2.2.

Tăng cường năng lực tài chính

69

3.2.3.

Đa dạng hố danh mục và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
cung cấp

71

3.2.4.


Nâng cao trình độ quản lý điều hành, hồn thiện và họp lý hoá cơ
cấu tổ chức và mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ

73

3.2.5.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

76

3.2.6.

Nâng cao trình độ cơng nghệ ngân hàng

81

3.3.

Kiến nghị

83

3.3.1.

Đẩy mạnh cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống các quy phạm
pháp luật điều chỉnh hoạt động tài chính, ngân hàng

83


3.3.2.

Tiếp tục thực hiện cải cách hệ thống NHTMNN, xoá bỏ dần bao cấp,
bảo hộ đối với các NHTM trong nước, tạo môi trường hoạt động
kinh doanh minh bạch, lành mạnh, bình đẳng hơn cho hệ thống
NHTM Việt Nam

84

3.3.3.

Nâng cao năng lực quản lý vĩ mô và vai trò giám sát của Ngân hàng

86


Nhà nướcViệt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực
tài chính, ngân hàng
Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin và thị
trường tài chính tiền tệ
K ế t lu ậ n
D a n h m ụ c tà i liệ u th a m

khảo


DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT

Ngân hàng nhà nước:


NHNN

Ngân hàng thương mại:

NHTM

Ngân hàng thương mại cổ phần:

NHTMCP

Điểm chấp nhận thanh toán thẻ:

POS

Máy rút tiền tự động:

ATM

Doanh nghiệp nhà nước:

DNNN


DANH MỤC BẢNG BlỂư
Các bảng

Mục

Nội dung


Trang

lục
Bảng 2.1

2.2.1 Tinh hình vốn điều lệ của 15 NHTMCP đến T9/2007

Bảng 2.2

2.2.1

10 NHTM có vốn điều lệ lớn nhất khu vực châu Á đến hết
năm 2006

Bảng 2.3

2.2.1

39

2.2.1 Tỉ trọng dư nợ cho vay các DNNN trên tổng dư nợ của các
NHTM nhà nước giai đoạn 2003-2005

Bảng 2.10

38

2.2.1 Tỷ lệ nợ xấu của 1 số NHTMCP trong giai đoạn 20042006


Bảng 2.9

38

2.2.1 Tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM trong khu vực Đông
Nam Á năm 2006

Bảng 2.8

37

2.2.1 Tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM trong khu vực Châu Á
năm 2006

Bảng 2.7

37

2.2.1 Tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM nhà nước trong giai
đoạn 2002-2006

Bảng 2.6

34

2.2.1 Tỷ lệ an toàn vốn của 1 số NHTMCP trong giai đoạn
2002-2006

Bảng 2.5


34

10NHTM có vốn điều lệ lớn nhất khu vực Đơng Nam Á
tính đến hết năm 2006

Bảng 2.4

33

40

2.2.6 Thị phần huy động vốn và cho vay của các nhóm ngân
hàng trên thị trường Việt nam vào năm 2003 và vào tháng

55

9/2007
Bảng 2.11

2.2.7 Tình hình lợi nhuận và khả năng sinh lời của các NHTM
nhà nước năm 2005 và 2006

Bảng 2.12

60

2.2.7 Tình hình lợi nhuận và khả năng sinh lời của các
NHTMCP năm 2005 và 2006

60



1

PHẦN M Ở ĐẦU
Những thành tựu mà nền kinh tế Việt Nam đạt được trong những năm vừa
qua có sự đóng góp khơng nhỏ của ngành ngân hàng vốn được coi là huyết mạch, là
thước đo trạng thái của nền kinh tế. Với vị trí, vai trị quan trọng như vậy, trong tiến
trình mở cửa, hội nhập chung của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ XXI, ngành
ngân hàng, trong đó đặc biệt là các NHTMCP khơng thể đứng ngồi cuộc mà phải
giữ vai trị tiên phong trong cơng cuộc phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.
I. T ín h c ấ p th iế t c ủ a đ ề tà i:

Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đang tạo ra nhiều cơ hội
nhưng khơng ít những khó khăn, thách thức cho các NHTM CP Việt Nam trong việc
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khẳng định năng lực cạnh tranh trên thị
trường ngân hàng trong và ngồi nước. Chính vì vậy, việc đánh giá và phân tích thực
trạng về năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó
đưa ra các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam trong
tiến trình hội nhập quốc tế lĩnh vực tài chính, ngân hàng là một vấn đề hết sức cấp
thiết và mang nhiều ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì lý do đó,
tác giả quyết đinh chọn đề tài “ Đ
th ư ơ n g m ạ i c ổ p h ầ n V iệ t N a m

á n h g iá n ă n g lự c c ạ n h t r a n h c ủ a c á c n g â n h à n g

tr o n g tiế n tr ìn h h ộ i n h ậ p k in h tế q u ố c tế “

làm đề


tài nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp.
II . M u c đ íc h n g h iê n c ứ u :

Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMCP từ đó đánh giá năng
lực cạnh tranh của hệ thống NHTMCP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chỉ ra những mặt được cũng như những mặt còn hạn chế trong năng lực cạnh
tranh của các NHTMCP, từ đó đưa ra giải pháp nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh.
III. Đ ố i tu ơ n g v à p h a m

v i n g h iê n c ứ u ;

Nghiên cứu về nền kinh tế hội nhập và những cơ hội thách thức đối với nền
tài chính Việt nam.
Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMCP so với
NHTM nhà nước và các NH nước ngoài.


2

IV . P h ư ơ n g p h á p n g h iê n c ứ u :

Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân
tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp logic biện chứng. Phương pháp
thu thập thông tin.
V . K ế t c ấ u c ủ a lu â n v ă n ;

Luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM và ảnh hưởng của quá
trình hội nhập kinh tế Quốc tế
- Chương 2: Đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của các NHTMCP

Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chương 3: Các giải pháp nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của các
NHTM CP Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.


3

C H Ư Ơ N G 1
N ă n g lự c c ạ n h tr a n h
v à ả n h
1 .1 K h á i n i ệ m

c ủ a h ệ th ố n g n g â n h à n g th ư ơ n g m ạ i

h ư ở n g c ủ a q u á trìn h

h ộ i n h ậ p k in h tế q u ố c tế

v à c h ỉ tiê u đ o lư ờ n g n ă n g lự c c ạ n h t r a n h c ủ a N H T M

1 .1 .1 K h á i n i ệ m , đ ặ c đ i ể m k i n h d o a n h c ủ a N H T M

l . l . l . l . K h á i n iệm v ề N H T M

Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình ngân hàng ra đời sớm nhất xét
về mặt lịch sử ở các nước phương Tây. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các
chức năng, vai trò, đối tượng và phạm vi hoạt động kinh doanh của các NHTM ngày
càng trở nên đa dạng và phức tạp, do vậy mà ở các nước có rất nhiều quan niệm
khác nhau về NHTM. Tuy nhiên các nhà kinh tế học và luật gia ở các nước khác
nhau đều thừa nhận ở điểm chung là khái niệm NHTM được dùng để chỉ tổ chức

làm chức năng thu nhận tiền gửi của công chúng và đem s ố tiền đó cho người khác
vay đ ể kiềm lời.

Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 đã định nghĩa về NHTM thông qua định
nghĩa “ngân hàng” và “hoạt động ngân hàng”. Theo đó:

- N gân

h à n g là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động

ngân hàng và các h o ạ t động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục

tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát
triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình
ngân hàng khác.

- H oạt động

ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng

với nội dung thường xu yên là nhận tiền gửi, sử dụng s ố tiền này đ ể cấp tín dụng và
cung ứng các d ịch vụ thanh tốn.

Trong nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của NHTM, khái niệm NHTM đã được đề cập trong điều 1 như
sau: “N gân h à n g thương m ại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các h o ạ t đ ộ n g kinh doanh khác có liên quan vì m ục tiêu lợi nhuận góp phần
thực hiện các m ụ c tiêu kinh t ế của N hà nước".



4

Như vậy Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Nghị định 49 đã bao quát
được đầy đủ nội hàm và bản chất của NHTM. v ề tư cách và tính chất loại hình
doanh nghiệp, cả Luật các tổ chức tín dụng 1997 và Nghị định 49 đều coi NHTM là
tổ chức hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng chứ không chỉ là tổ chức
kinh doanh tiền tệ đơn thuần.
Khái niệm NHTM theo quan niệm của pháp luật hay của các nhà kinh tế ở
các quốc gia khác nhau khơng hồn tồn giống nhau mặc dù có những điểm tương
đồng. Theo luật của Pháp thì “N gân hàng thương m ại là m ộ t x í nghiệp hay bất kỳ
m ột cơ sở nào thường xu yê n nhận tiền gửi từ công chúng dưới hình thức ký thác hay
hình thức nào khác cấc khoản tiền m à họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết
khấu, tín thác hay dịch vụ tài chính". Tuy nhiên các đinh nghĩa trên xét về thực chất

vẫn chưa thực sự là những khái niệm rộng, bao quát được tồn bộ hình thức, nội
dung, tính chất, đối tượng, phạm vi hoạt động của NHTM.
Nhà kinh tế học người Mỹ Peter Rose đă đưa ra một định nghĩa tương đối đầy
đủ về NHTM. Theo ông, “N g â n hàng thương m ại là m ộ t tổ chức tài chính cung cấp
m ộ t danh m ục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc b iệt là tín dụng, tiết kiệm và
dịch vụ thanh tốn, và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ m ột tổ
chức kinh doanh nào trong nền kỉnh tê" (N guồn: [2]).

Cho dù các đinh nghĩa về NHTM ở mỗi quốc gia có khác nhau, nhưng nhìn
chung lại chúng ta thấy rằng bản chất của NHTM đó là: Hoạt động ngân hàng là
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là
nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh
tốn, và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác vì mục tiêu lợi nhuận, và sự phát
triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy hoạt động ngân hàng rất đa dạng và
phong phú về mặt nghiệp vụ cũng như các sản phẩm dịch vụ mà họ cung cấp, đổng
thời hoạt động ngân hàng có tính chất bao trùm mang tính chất quyết định đến tồn

bộ hoạt động của nền kinh t ế .
1.1.1.2. Đ ặc điểm kinh doanh của N H T M

Với tư cách là một trung gian tài chính, các NHTM giữ vai trị huyết mạch
trong nền kinh tế và là thước đo trạng thái phát triển của nền kinh tế, chiếm vị trí


5

quan trọng bậc nhất về quy mô vốn, tài sản và nội dung các nghiệp vụ. Nghiệp vụ
kinh doanh của NHTM đa dạng và phong phú nhưng nhìn chung nó có một số đặc
điểm cơ bản sau đây:
M ộ t là các NHTM khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, một mặt các

NHTM huy động và tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời từ trong dân cư, từ
các thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên nguồn vốn, mặt khác trên cơ sở nguồn
vốn huy động đã hình thành, các NHTM cho vay lại các doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế, các cá nhân - những người có nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh hoặc
tiêu dùng. Như vậy với chức năng này, NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho
vay. “Vay để cho vay” chính là một trong những phương thức kinh doanh của
NHTM, nhằm làm cầu nối giữa những người có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa dùng
đến nhưng vẫn muốn đồng tiền sinh lời với những người cần vốn để đầu tư sản xuất
kinh doanh hay tiêu dùng mua sắm.
Chúng ta thấy rằng thực chất của NHTM là kinh doanh bằng tiền của người
khác, vốn của các NHTM chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong hoạt động kinh doanh
của họ. Do vậy chỉ khi các NHTM hoạt động thực sự có hiệu quả các NHTM mói
có khả năng hoàn trả cả gốc và lãi các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi đã huy động.
H a i là, hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động có tính rủi ro cao, như

rủi ro tín dụng khi cung cấp các dịch vụ tín dụng cho khách hàng, ngân hàng hồn

tồn có khả năng mất vốn khi khách hàng làm ăn không hiệu quả, không trả được
nợ, hoặc khi bị khách hàng lừa đảo, thực hiện chức năng trung gian tín dụng ngân
hàng sẽ gặp rủi ro về lãi suất khi thị trường có sự biến động về lãi suất, trong quá
trình hoạt động bao giờ các ngân hàng cũng có khe hở về kỳ hạn, các khoản huy
động và các khoản cho vay thường có độ lệch nhất định về kỳ hạn. Ngồi ra ngân
hàng có thể gặp rủi ro về thanh khoản khi không cân đối được luồng tiền, có thể dẫn
tới mất khả năng chi trả trong một thời điểm nhất định. Rủi ro về tỷ giá khi cung cấp
các dịch vụ ngoại hối, rủi ro về chính sách của nhà nước khi có sự thay đổi chính
sách liên quan đến bất kỳ 1 lĩnh vực nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh
doanh ngân hàng, và hàng loạt các rủi ro khác mà ngân hàng có thể gặp phải trong
q trình hoạt động kinh doanh của mình.


6

Tất cả các rủi ro mà ngân hàng gặp phải đều có thể làm cho ngân hàng mất
vốn, hoặc giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
B a là hoạt động kinh doanh ngân hàng có tính chất hệ thống cao, vì khi thực

hiện chức năng thanh tốn các NHTM không chỉ dừng lại ở việc cung ứng các dịch
vụ trung gian thanh tốn, mà cịn ở việc quản lý các phương tiện thanh toán. Khi tiến
hành dịch vụ trung gian thanh tốn, bằng các nghiệp vụ của mình, các NHTM đã tạo
ra các cơng cụ lưu thơng tín dụng như thương phiếu, séc, thẻ thanh toán,... và độc
quyền quản lý các cơng cụ này, thơng qua đó tiết kiệm cho xã hội một lượng chi phí
lưu thơng đáng kể và góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển vốn,
sản xuất và lưu thông hàng hố, như vậy hoạt động của mỗi ngân hàng có liên hệ
chặt chẽ đến hoạt động của các ngân hàng khác.
vậy chỉ một ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh sẽ làm
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cả hệ thống ngân hàng. Sự đổ vỡ của 1 ngân
hàng có thể kéo theo sự đổ vỡ của cả hệ thống.

B ôn là hoạt động kinh doanh ngân hàng có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới

tồn bộ nền kinh tế bởi vì ngồi chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh
tốn các NHTM cịn cung cấp các dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác. Các dịch vụ
tài chính mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng như dịch vụ tư vấn tài
chính, tư vấn đầu tư, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khốn,
mơi giới mua bán và lưu ký chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, và các nghiệp
vụ phái sinh cho nền kinh tế...Hơn thế nữa, cùng vói sự phát triển của nền kinh tế và
nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, các NHTM không ngừng cung cấp
thêm các dịch vụ mới như dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ quản lý mua bán
nợ, dịch vụ quản lý tài sản, dịch vụ kinh doanh địa ốc, các dịch vụ ngân hàng hiện
đại như MobileBanking, IntemetBanking, E-Banking,... Chính vì vậy chất lượng của
các dịch vụ ngân hàng ảnh hưởng rất lớn và mang tính chất quyết định tới hoạt động
của nền kinh tế.


7

1 .1 .2 .

K h á i n iệ m

năng

lự c c ạ n h

tra n h

v à c á c c h ỉ ti ê u đ o lư ờ n g n ă n g lự c c ạ n h


tr a n h c ủ a h ệ th ố n g n g â n h à n g th ư ơ n g m ạ i.

1.1.2.1. K h á i niệm n ăn g lực cạnh tran h

Điểm lại lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lịch sử có thể thấy
hai trường phái tiêu biểu: trường phái cổ điển và trường phái hiện đại. Trường phái
cổ điển với các đại biểu như A.Smith, John Stuart Mill, Darwin và C.Mác đã có
những đóng góp nhất định trong lý thuyết cạnh tranh sau này. Trường phái hiện đại
với hệ thống lý thuyết đồ sộ với ba quan điểm tiếp cận: tiếp cận theo tổ chức ngành
với đại diện là trường phái Chicago và Harvard, tiếp cận tâm lý với đại diện là
Meuger, Mises, Chumpeter, Hayek thuộc trường phái Viên, tiếp cận “cạnh tranh
hoàn hảo” phát triển lý thuyết của Tân cổ điển.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (và cả NHTM) được biểu hiện bằng
tiềm năng về tài chính, quản trị điều hành, chất lượng đội ngũ, chất lượng và hiệu
quả hoạt động, tốc độ đổi mới về công nghệ và sản phẩm...Những yếu tố tác động
đến lợi thế cạnh tranh của các NHTM thường là: Sự thống nhất về tư tưởng nội bộ
ngân hàng, từ đó hình thành phong cách lao động của ngân hàng, biết lơi kéo khách
hàng về ngân hàng mình, năng lực quản trị điều hành để tạo khả năng sinh lời của
vốn đầu tư, đồng thời giảm thiểu tối đa rủi ro trong kinh doanh, mức độ đầu tư cao
cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ và trình độ quản lý tiên tiến làm
cho năng suất và chất lượng dịch vụ tốt, đa dạng hoá và thường xuyên nâng cao chất
lượng sản phẩm dịch vụ, kỹ năng thay đổi, thích ứng cũng như kinh nghiệm thương
trường và cuối cùng là uy tín, thương hiệu của ngân hàng.
Tóm lại ta có thể hiểu : “ N ă n g lực cạnh tranh của các N H T M là các chỉ tiêu
tổng hợp p h ả n ánh kh ả năng tự duy trì lâu dài m ộ t cách có ỷ ch í trên thị trường, trên
cơ sở thiết lập m ối quan h ệ bền vững với khách hàng đ ể đ ạ t được m ột s ố lượng lợi
nhuận n h ấ t định, đồng thời đó cũng là khả năng đối p h ó m ộ t cách thành cơng các
sức ép của các lực lượng cạnh tranh'” (Nguồn[52 ]).

Năng lực cạnh tranh là tài sản riêng của mỗi NHTM. Vì vậy yếu tố tạo nên

năng lực cạnh tranh phải là các yếu tố thuộc môi trường bên trong, là các nguồn lực
khác nhau mà mỗi ngân hàng đang sở hữu.


8

1.1.2.2. C ác c h ỉ tiêu đo lường năn g lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh của các NHTM không chỉ đơn thuần thể hiện ở những
con số, những chỉ tiêu về nguồn lực và kết quả kinh doanh mà cịn được biểu thị
thơng qua cách thức tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh, các chiến lược kinh
doanh hiện tại và trong dài hạn, các tác động về mặt kinh tế, tài chính và xã hội
cũng như tiềm năng, triển vọng phát triển trong tương lai. Do đó việc nghiên cứu để
đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu cụ thể, có trọng tâm để đánh giá thực trạng năng
lực cạnh tranh của các NHTM là rất cần thiết. Trong khuôn khổ của luận văn tốt
nghiệp, hệ thống chỉ tiêu được xây dựng để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh
của các NHTM Việt Nam bao gồm các yếu tố sau đây:
*N ăn g lực tài chính

Năng lực tài chính của một NHTM thể hiện sức mạnh của ngân hàng đó tại
một thời điểm nhất định. Việc đánh giá thực trạng về năng lực tài chính của các
NHTM trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp dựa trên Hệ thống đánh
giá ngân hàng CAMELS của Hoa Kỳ, theo đó thực trạng về năng lực tài chính được
thể hiện qua các chỉ tiêu chính sau:
- Quy mô vốn (Capital):
Quy mô vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của NHTMCP là thước đo sức mạnh
tài chính nội tại của ngân hàng đó, là “tấm đệm” để đảm bảo cho ngân hàng đó có
khả năng hoạt động kinh doanh ổn định, tăng trưởng bền vững, tốc độ tăng quy mô
về vốn phản ánh phần nào tốc độ tăng trưởng ưong hoạt động kinh doanh. Vốn chủ
sở hữu của một NHTMCP càng lớn thì khả năng chống đỡ các cú sốc trong môi

trường kinh doanh càng cao. Với quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé như hiện nay, các
NHTMCP Việt Nam không chỉ phải đối mặt với sự gia tăng rủi ro trong hoạt động
ngân hàng trong tiến trình hội nhập quốc tế, mà cịn gặp cản trở rất lổn trong q
trình mở rộng quy mơ kinh doanh cũng như đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng,
bởi vì các ngân hàng chỉ có thể sử dụng vốn tự có để mở rộng quy mơ kinh doanh và
phát triển cơng nghệ.
- Mức độ an tồn vốn (Capital Adequacy Ratio):
Một chỉ tiêu quan trọng khác để đánh giá thực trạng tài chính của các NHTM


9

trong q trình hoạt động kinh doanh chính là mức độ an toàn vốn.
Mức độ an toàn vốn được thể hiện ở Hệ số an toàn vốn CAR (Capital
Adequacy Ratio), nói lên khả năng chống đỡ và hoạt động an toàn của ngân hàng
trước các rủi ro biến động về vốn. Hệ số CAR theo uỷ ban giám sát ngân hàng
BASEL được tính bằng tỉ lệ Vốn chủ sở hữu/Tài sản “có” rủi ro, trong đó Vốn chủ
sở hữu bao gồm Vốn điều lệ và các quỹ, còn tài sản “có” rủi ro bao gồm tài sản nội
bảng và ngoại bảng được điều chỉnh theo hệ số rủi ro tương ứng. Có 2 loại hệ số
CAR tương ứng với 2 cách tính Vốn chủ sở hữu, tuy nhiên thơng thường người ta
nghiên cứu hệ số CAR loại n, tức là hệ số CAR trong đó Vốn chủ sở hữu bao gồm
vốn cơ sở (gồm điều lệ và các quỹ bổ sung vốn điều lệ) và các nguồn vốn bổ sung
(các quỹ dự phịng, các cơng cụ nợ lưỡng tính,...). Trong phạm vi bài viết, hệ số
CAR được hiểu là hệ số CAR loại n. Theo Uỷ ban giám sát ngân hàng BASEL, để
đảm bảo an toàn trong hoạt động, các NHTM phải đạt được hệ số CAR loại

n tối

thiểu 8%. Đây cũng là quy đinh bắt buộc đối với tất cả các NHTM CP Việt Nam
theo Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN của

NHNN ngày 19/4/2005 về việc ban hành “Quy đinh về các tỷ lệ đảm bảo an toàn
trong hoạt động của các tổ chức túi dụng”. Hệ số này đã cho ta thấy nếu quy mô vốn
chủ sở hữu càng nhỏ, tài sản “có” rủi ro càng lớn thì các ngân hàng càng hoạt động
mất an tồn. Nếu các NHTMCP có quy mơ vốn tự có khơng lớn mà vẫn mở rộng
hoạt động của mình khơng hợp lý đến mức làm cho tỉ lệ này thấp hơn 8% thì rủi ro
mà các ngân hàng này có thể gặp trong hoạt động kinh doanh là rất lớn.
* C h ấ t lượng tài sản có (A sset quality):
Tài sản “có” của một NHTM bao gồm các khoản tiền mặt, tiền gửi tại NHNN
và các tổ chức tín dụng khác, các khoản cho vay các tổ chức và cá nhân trong và
ngoài nước, các khoản đầu tư vào chứng khốn, các khoản góp vốn liên doanh, mua
cổ phần và các tài sản “có” khác, trong đó các khoản cho vay các tổ chức và cá nhân
trong và ngoài nước thường chiếm tỉ trọng chủ yếu. Do đó, chất lượng tài sản “có”
được phản ánh rõ nhất qua chất lượng các khoản tín dụng (gồm tỉ lệ nợ xấu trên tổng
dư nợ, cơ cấu dư nợ theo nhóm khách hàng). Chỉ tiêu này cho biết mức độ hoạt động
kinh doanh hiệu quả và bền vững của một NHTM.


10

Chất lượng tài sản “có” phản ánh khả năng phát triển bền vững của một
NHTM và trình độ quản lý tài sản của ngân hàng đó. Chất lượng tài sản “có’ thể
hiện rõ nhất qua chất lượng tín dụng với các chỉ tiêu cụ thể như tỉ lệ nợ quá hạn, nợ
xấu trên tổng dư nợ và cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng. Theo thơng lệ
quốc tế và quy định hiện nay của NHNN (Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN) tỉ lệ
nợ xấu trên tổng dư nợ phải dưới 5%.
*M ức độ đa d ạ n g v ề sản p h ẩ m dịch vụ cung cấp và ch ất lượng sản p h ẩ m dịch vụ

Khi đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM trong tiến trình
hội nhập kinh tế hiện nay khơng thể bỏ qua một yếu tố rất quan trọng, đó là mức độ
đa dạng về sản phẩm dịch vụ cung cấp. Các NHTM Việt Nam, cũng giống như các

NHTM trên thế giới, là các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành. Bên canh những
hoạt động truyền thống thì cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, các ngân
hàng cũng không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho nhu cầu
ngày một đa dạng hơn của khác hàng, đồng thời phân tán rủi ro trong kinh doanh, ở
các nước phát triển, các sản phẩm dịch vụ mới ngày càng đa dạng hơn và tỉ trọng thu
nhập đem lại từ các sản phẩm dịch vụ mới đó tính trên tổng thu nhập ngày một lớn
hơn cho các NHTM. Như vậy, sự đa dạng về danh mục sản phẩm dịch vụ cung cấp
vừa tạo ra sự phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu, vừa giúp cho các NHTM phát
huy lợi thế nhờ quy mô. Tuy nhiên, mức độ đa dạng sản phẩm dịch vụ chỉ có hiệu
quả và họp lý trong tương quan với quy mô và chất lượng các nguồn lực hiện có và
nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường mà ngân hàng đó hoạt động kinh doanh,
nếu khơng việc cung cấp q nhiều sản phẩm dịch vụ so với mức cần thiết sẽ khiến
cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng kém hiệu quả do dàn trải không hợp lý các
nguồn lực và gia tăng độ rủi ro.
Theo đánh giá của ông C.Michael Armstrong, Tổng giám đốc điều hành Tập
đồn tài chính-ngân hàng CitiGroup (Hoa Kỳ), trong bối cảnh lĩnh vực dịch vụ ngân
hàng phát triển sâu rộng như hiện nay, một NHTM đa doanh được coi là có danh
mục sản phẩm dịch vụ đa dạng khi ngân hàng đó có khả năng cung cấp cho khách
hàng trên 1.000 loại sản phẩm dịch vụ và thu nhập từ các hoạt động dịch vụ ngân
hàng chiếm không dưới 30% tổng thu nhập trong năm của ngân hàng đó. Thậm chí


11

hiện nay đối với một số tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu thế giới như HSBC,
Bank of America, BNP Paribas,... họ có khả năng cung cấp trên 6.000 loại sản phẩm
dịch vụ, và thu nhập từ dịch vụ chiếm tỉ trọng trên dưới 50% hoặc cũng có khi lên
tới 60% tổng thu nhập như Citibank (Nguồn: [4 2 ]-[4 5 ], [4 8 ]).
Bên cạnh sự đa dạng các sản phẩm dịch vụ cung cấp, xét về mặt Marketing
chất lượng các sản phẩm dịch vụ là yếu tố quyết định sự thành công trong hoạt động

kinh doanh của mọi doanh nghiệp nói chung và của các NHTM nói riêng. Chất
lượng sản phẩm dịch vụ của một NHTM thể hiện ở phương thức cung cấp sản phẩm
dịch vụ, mức độ đơn giản hoá và tiện lợi trong giao dịch, tốc độ thực hiện giao dịch,
thái độ phục vụ và chăm sóc khách hàng của đội ngũ nhân viên để duy trì sự trung
thành của khách hàng,...
* C ơ câu t ổ chức, trìn h độ quẩn lý và hệ th ốn g m ạn g lưới p h â n p h ố i sẩn ph ẩm
dịch vụ

Trong một môi trường kinh doanh hiện đại như ngày nay, thực trạng cơ cấu
tổ chức của một NHTM là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ thành công
và hợp lý về mặt tổ chức và phân bổ các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng đó. Mỗi ngân hàng có phạm vi hoạt động kinh doanh rất sâu và rộng, bởi
vậy đòi hỏi một hệ thống tổ chức nhiêu cấp gồm nhiều phòng ban chức năng, bộ
phận chuyên môn,... đa dạng nhưng không quá cồng kềnh và rườm rà. Cơ cấu tổ
chức họp lý, khoa học và chặt chẽ sẽ giúp ngân hàng phối hợp và phát huy tối đa sức
manh tổng họp của toàn hệ thống mà khơng lãng phí các nguồn lực. Hiệu quả của cơ
cấu tổ chức không chỉ thể hiện ở số lượng phịng ban chức năng, bộ phận chun
mơn, đơn vị trực thuộc có phù hợp với quy mơ và phạm vi hoạt động kinh doanh hay
khơng, mà cịn phụ thuộc vào sự phân cơng, phân cấp giữa các phịng ban bộ phận
và mức độ phối hợp giữa chúng có hiệu quả hay không trong việc triển khai các
chiến lược kinh doanh, các hoạt động nghiệp vụ hàng ngày để đạt được mục tiêu
chung.
Ngồi cơ cấu tổ chức, thực trạng trình độ quản lý điều hành của hội đồng
quản trị và ban giám đốc của một ngân hàng cũng ảnh hưởng vơ cùng lớn tới năng
lực cạnh tranh. Mỗi một chính sách, quyết định chiến lược của đội ngũ quản lý điều


12

hành đều có thể quyết định sự thành cơng hay thất bại của cả một hệ thống, làm cho

ngân hàng đó mạnh lên hay yếu đi. Ngành ngân hàng là ngành địi hỏi đội ngũ cán
bộ quản lý có trình độ quản lý cao, phạm vi hiểu biết sâu rộng, phong cách điều
hành phải mềm dẻo và linh hoạt nhưng khơng kém phần cứng rắn và quyết đốn.
Hệ thống chi nhánh phân phối sản phẩm dịch vụ là một yếu tố vô cùng quan
trọng, đặc biệt với các NHTM thường có quy mơ và phạm vi địa lý hoạt động rất
rộng. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay,
việc hình thành và phát triển một mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ rộng rãi và
được phân bố hợp lý vừa góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh, vừa là một vũ khí
vơ cùng quan trọng của các NHTM trong nước để chống lại sự xâm nhập và mở
rộng thị trường của các NHTM nước ngồi vốn có ưu thế vượt trội gần như tồn
diện, khi mà lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ được mở cửa cho các nhà đầu tư nước
ngoài trong thời gian tới. Hiệu quả của mạng lưới chi nhánh phân phối sản phẩm
dịch vụ của một NHTM thể hiện cụ thể qua số lượng chi nhánh, sở giao dịch theo
phạm vi địa lý cũng như tính hợp lý trong phân bố mạng lưới ở các vùng, miền và
vấn đề quản lý, giám sát hoạt động của chúng.
* N gu ồn nh ân lực
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mọi
doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng. Ngành ngân hàng là một ngành
địi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao cả về trình độ kiến thức, kỹ năng nghiệp
vụ và kinh nghiệm. Nguồn nhân lực của một ngân hàng là nguồn lực cơ bản, có khả
năng kết nối với các nguồn lực khác để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong hoạt động
kinh doanh, đồng thời cũng là cái gốc của mọi cải tiến. Thực trạng về chất lượng, số
lượng nguồn nhân lực của một NHTM phản ánh rõ nét năng lực cạnh tranh của ngân
hàng đó có mang tính bền vững lâu dài hay khơng, thể hiện ở một số yếu tố như:
thực trạng hiệu quả chính sách tuyển dụng đào tạo người lao động và cơ chế thù lao
đối với người lao động, trình độ kiến thức và trình độ thành thạo nghiệp vụ, tác
phong và tinh thần làm việc trong môi trường công việc, mức độ cam kết gắn bó với
doanh nghiệp của người lao động.
Ngành ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc thù của nền kinh tế bởi hoạt



13

động kinh doanh của nó khơng chỉ giới hạn trong phạm vi lĩnh vực tài chính, tiền tệ
mà có liên quan và tác động sâu rộng tới tất cả các ngành kinh tế khác. Chính bởi
vậy, các nghiệp vụ của một NHTM thường rất đa dạng, phong phú, đòi hỏi đội ngũ
can bộ nhân viên phải có trình độ kiến thức cao khơng chỉ đơn thuần trong lĩnh vưc
tài chính ngân hàng, bên cạnh kỹ năng nghiệp vụ thuần thục và giàu kinh nghiệm.
Để có thể sở hữu một nguồn nhân lực chất lượng cao như vậy, các NHTMCP phải có
một chiến lược phát triển nguồn nhân lực khơn ngoan và hiệu quả, thể hiện ngay từ
chính sách tuyển dụng, đào tạo, trả lương và đãi ngộ hợp lý.
Khi xem xét chỉ tiêu này chúng ta phải đánh giá toàn diện trên tất cả các mặt
như: Trình độ chun mơn của cán bộ nhân viên, ý thức kỷ luật lao động, kinh
nghiêm công tác, chất lượng của công tác tuyển dụng...
* Trình độ cơn g n gh ệ n gân hàn g
Đầu tư đổi mới cơng nghệ, hiện đại hố hoạt động ngân hàng là vấn đề tối
quan trọng đối với các NHTM Việt Nam hiện nay trong việc nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh. Theo tính tốn và kinh nghiêm của các NHTM phát triển trên thế
giới, công nghệ ngân hàng hiện đại có thể giúp các ngân hàng tiết kiệm từ 60% đến
80% chi phí hoạt động ngân hàng (Nguồn: [41 ]).
Đối với hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng, cơng nghệ ngày càng
đóng vai trị quan trọng hơn và trở thành nguồn lực to lớn thúc đẩy hoạt động của
mỗi NHTM. Hiện nay, công nghệ ngân hàng luôn luôn là lĩnh vực công nghệ cao
nhất và phát triển nhanh nhất trong số các ngành kinh tế. Do đó, thực trạng trình độ
cơng nghệ của mỗi một NHTM trong quá trình phát triển là một nhân tố quan trọng
phản ánh khả năng cạnh tranh của ngân hàng đó về chiều sâu. Cơng nghệ ngân
hàng khơng chỉ bao gồm các cơng nghệ mang tính chất tác nghiệp như hệ thống
thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán buôn, hệ thống ngân hàng bán lẻ, các
loại thẻ, các loại máy rút tiền tự động ATM,... mà còn bao gồm các công nghê quản
lý giám sát (như hệ thống thông tin quản lý, hệ thống báo cáo rủi ro) và các phần

mềm ứng dụng tiện ích (TelephoneBanking, MobileBanking, IntemetBanking, EBanking,...). Đánh giá thực trạng phát triển của công nghệ của các NHTM cũng
không chỉ giới hạn ở thực trạng số lượng, chất lượng công nghệ hiện tại mà còn phải


14

xem xét mức độ đầu tư cho phát triển công nghệ và tiềm năng phát triển công nghệ
trong tương lai của ngân hàng đó cả về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế.
* Thị p h ầ n tro n g nước tron g các lĩnh vực h o ạ t động kinh doanh chính
Đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM, ngoài việc được đánh giá qua
thực trạng năng lực của các nguồn lực, các yếu tố nội tại của các ngân hàng đó như
thực trạng năng lực tài chính, mức độ đa dạng hố sản phẩm dịch vụ cung cấp và
chất lượng sản phẩm dịch vụ, nguồn nhân lực, cơng nghệ, cơ cấu tổ chức, trình độ
quản lý còn thể hiện qua những chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh và thị phần trên các
phân đoạn thị trường mà ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ. Trong khuôn khổ
của luận văn tốt nghiệp, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh trên tồn bộ các khía
cạnh hoạt động của các NHTM Việt Nam là rất khó khăn và phức tạp, mặt khác
trong tình hình hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay, nhìn
chung các sản phẩm dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp vẫn chưa thực sự đa dạng
phong phú, các hoạt động kinh doanh truyền thống như hoạt động tín dụng, huy
động vốn, kinh doanh ngoại tệ,... vẫn đóng vai trị chủ đạo và đem lại phần lớn trong
tổng thu nhập. Chính vì những lý do trên, việc đánh giá khả năng cạnh tranh và
chiếm lĩnh thị phần của các NHTM Việt Nam giới hạn trong các hoạt động kinh
doanh chủ yếu cũng phản ánh tương đối chính xác thực trạng năng lực canh tranh
của các NHTM Việt Nam hiện nay. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu
được xem xét bao gồm: Hoạt động huy động vốn, Hoạt động tín dụng, Hoạt động
thanh tốn quốc tế và chi trả kiều hối, Hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Hoạt động
thẻ.
* H iệu q u ả kin h doanh
Thước đo cuối cùng và chính xác nói lên khả năng cạnh tranh của các NHTM

chính là kết quả hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định của ngân hàng
đó. Kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện qua một số chỉ tiêu cụ thể như lợi
nhuận trước thuế, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấu lợi nhuận (cho biết tổng lợi
nhuận hoạt động kinh doanh được hình thành từ hoạt động nào và tỉ trọng là bao
nhiêu). Kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định
là một chỉ tiêu rất quan trọng vì nó phản ánh tương đối rõ nét, chính xác tình hình


15

hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả hay khơng, khả năng cạnh tranh
của Ngân hàng đó như thế nào. Kết quả kinh doanh được đo lường qua các chỉ tiêu
sau:
- Lợi nhuận trước thuế.
- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời như tỉ suất sinh lời của tổng tài sản
ROA (Return on Asset) được tính bằng tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và Tỉ suất
sinh lời của Vốn chủ sở hữu ROE được tính bằng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu.
- Lợi nhuận trước thuế trên mỗi nhân viên.
Lợi nhuận trước thuế phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng về mặt số tuyệt đối, còn hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
được đo lường chính xác hơn thơng qua các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lòi ROE và
ROA, và tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi nhân viên. Tỷ lệ này càng cao phản ánh tình hình
hoạt động của Ngân hàng càng tốt và hiệu quả.
*Các c h ỉ tiêu kh ác

Ngoài các chỉ tiêu trên chúng ta có thể xem xét một số chỉ tiêu liên quan đến
khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại như:
- Mức độ ổn định thanh khoản: Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng của các
ngân hàng, nó phản ảnh khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng tại

các thời điểm khác nhau, đặc biệt khi thị trường có sự biến động. Để vững vàng
trong cạnh tranh, các NHTM phải chuẩn bị thật tốt về thanh khoản, tính tốn dịng
tiền hợp lý đồng thời cơ cấu lại tài sản có sao cho những tài sản có tính thanh khoản
cao, có khả năng chuyển thành tiền một cách dễ dàng chiếm 1 tỷ lệ nhất định trong
tổng tài sản. Các tài sản này có tỷ lệ sinh lời không cao nhưng mức độ rủi ro thấp.
Các ngân hàng phải xây dựng 1 cơ cấu tài sản có họp lý, cân bằng giữa an tồn, hiệu
quả và phát triển bền vững.
- Giá vốn bình quân: Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của
NHTM, giá vốn bình quân càng thấp thì hiệu quả hoạt động càng cao cao. Để có
được điều đó các NHTM phải có cơ cấu tài sản nợ hợp lý, cân đối giữa nguồn vốn
huy động ngắn hạn lãi suất thấp và vốn dài hạn lãi suất cao, giữa vốn huy động và


16

vốn tự có. Ngồi ra để hạ giá vốn bình qn càng NHTM cịn phải cắt giảm chi phí
quản lý và các chi phí hành chính khác.
1 .2

H ội n hập

k i n h t ế q u ố c t ế t r o n g L ĩn h v ự c n g â n h à n g : C ơ h ộ i v à t h á c h t h ứ c

đôi với các N H T M

V iệ t N a m

1 .2 .1 . T o à n c ầ u h o á v à đ ặ c đ iể m

c ủ a n ề n k in h tế to à n c ầ u h o á


Theo Thomas Friedman thì tồn cầu hố cho phép con người, hàng hố,
thơng tin và các dòng vốn lưu chuyển xuyên biên giới với một qui mơ chưa từng
thấy, từ đó kiến tạo nên diện mạo mới của những con người tự do và những quốc gia
thịnh vượng. Còn đối với Namoi Klien thì tồn cầu hố là một thế lực ghê gớm
nhưng mờ ám, bị thao túng bởi các tập đoàn quốc tế, có khả năng xố nhồ ranh giới
giữa các quốc gia, san bằng các nền văn hoá , triệt tiêu vai trò của nhà nước- quốc
gia và thủ tiêu các tiến trình dân chủ.
Tuy nhiên tồn cầu hố được đinh nghĩa một cách khách quan nhất là sự phụ
thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại
có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, cơng nghệ, mơi trường, văn hố hay xã hội.
Tồn cầu hố kinh tế làm gia tăng sự liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp
của các nước, nhưng đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnh tranh
với nhau ngày càng gay gắt. Tuy nhiên tồn cầu hố hồn tồn khơng phải là mơi
trường cạnh tranh mà cả hai bên cùng có lợi, mà nó thường gây ra hiệu ứng hai mặt.
Có những khu vực, những nước, những doanh nghiệp giàu lên nhanh chóng nhờ tồn
cầu hố, nhưng ngược lại có những nước, những doanh nghiệp bị thất bại hoặc bị
đẩy ra khỏi dòng chảy sôi động của thương mại và đầu tư quốc tế. Ngày nay muốn
được hưởng lợi và giảm thiểu rủi ro trong cạnh tranh quốc tế thì vấn đề cốt lõi là
phải tăng cường thực lực kinh tế và chủ động hội nhập
Nền kinh tế tồn cầu hố có một số đặc điểm cơ bản sau:
-

Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao, tồn cầu hố địi hỏi các quyết

định kinh tế dù được đưa ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đều phải tính tới các yếu
tố quốc tế, sự dịch chuyển hàng hoá, dịch vụ và nguồn vốn đầu tư giữa các nước gia
tăng ngày càng nhanh



17

-

Tồn cầu hố làm gia tăng sự liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp của các

nước, nhưng đồng thời buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau ngày càng gay
gắt.
-

Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngồi bởi vì

động lực của tồn cầu hố chính là lợi ích mà các quốc gia tham dự có thể thu được
nhờ sự mở rộng thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc
mở rộng này là hoàn toàn phù hợp với công nghệ đang thay đổi, tạo điều kiện cho
việc khuyếch trương các hoạt động sản xuất và tiếp thị trên khắp thế giới.
-

Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ

như internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại.
-

Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế

-

Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế

-


Phát triển hạ tầng viễn thông tồn cầu

-

Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế

-

Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia

-

Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý

các giao dịch quốc tế bởi vì lúc này vai trị của các quốc gia là rất mờ nhạt, tát cả
các quyết định củ mỗi quốc gia đề mang tính quốc tế rất cao.
-

Tăng cường số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu.
Với những đặc trưng cơ bản trên của nên kinh tế khi hội nhập, ngành ngân

hàng với từng bước đi của mình có những đặc trưng riêng và có những ảnh hưởng
nhất định khi hội nhập kinh tế quốc tế
1 .2 .2 .

B ả n c h ấ t v à đ ặ c tr ư n g c ủ a h ộ i n h ậ p q u ố c tế tr o n g lĩn h v ự c tà i c h ín h n g â n

hàng


1.2.2.1. B ản ch ất

Thực chất của quá trình hội nhập là sự phát triển khối lượng các dòng thương
mại, tài chính và đầu tư quốc tế cùng với việc tăng cường các mối liên quan qua lại
lẫn nhau, khi sự phát triển mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế được xác định không
phải do sự tác động của các nhân tố ở từng vùng, từng quốc gia riêng lẻ mà là của
tồn thế giới nói chung.


×