Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nâng cao năng lực giao tiếp – hợp tác cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 19 trang )

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT-ĐÔ LƯƠNG 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO NĂNG LỰC GIAO TIẾP-HỢP TÁC CHO HỌC SINH
THƠNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA
Ở TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 2

LĨNH VỰC:

KỸ NĂNG SỐNG

Tác giả:

Nguyễn Thị Loan

Tổ :

Ngữ Văn

Năm học: 2022 – 2023

1


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang


PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1. Lý do chọn đề tài

2

2. Mục tiêu nghiên cứu

2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

4.1. Đối tượng nghiên cứu

2

4.2. Phạm vi nghiên cứu

2

5. Phương pháp nghiên cứu


2

6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài

3

PHẦN 2: NỘI DUNG

5

1. Cơ sở lý luận

5

1.1.Một số khái niệm

5

1.2. Giới thiệu về hoạt động ngoại khóa trong mơi trường giáo dục

6

1.3. Khái quát về năng lực giao tiếp hợp tác của học sinh THPT

9

2. Cơ sở thực tiễn

11


2.1. Thực trạng việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường
hiện nay

11

2.2. Những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại
trường phổ thơng

13

3. Cách thức tổ chức một số hoạt động ngoại khóa nâng cao năng lực
giao tiếp -hợp tác cho học sinh THPT ở Trường THPT Đô Lương 2

20

3.1. Tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ theo chủ điểm

20

3.2. Tổ chức các Gameshow

24

3.3. Tổ chức hoạt động các CLB

27
2


3.4. Tổ chức hoạt động tham quan, dã ngoại


30

3.5. Tổ chức các hình thức sân khấu hóa

32

3.6. Tổ chức hoạt động đọc sách báo

36

4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đã đề xuất.

36

4.1.Mục đích khảo sát.

36

4.2.Nội dung và phương pháp khảo sát

36

5. Thực nghiệm sư phạm

40

5.1. Thực nghiệm

40


5.2. Kết luận thực nghiệm

43

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

45

1. Kết luận

45

2. Ý nghĩa của đề tài

45

3.Hướng phát triển của đề tài

45

4. Đề xuất, kiến nghị

45
TÀI LIỆU THAM KHẢO

47

3



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
Nội dung
Trung Học Phổ Thông

Viết tắt
THPT

Học Sinh

HS

Giáo viên

GV

Giáodục đào tạo

GDĐT

Năng lực tự học

NLTH

Khoa học kĩ thuật

KHKT

Điểm trung bình


ĐTB

Số lượng

SL

Lớp học đảo ngược

LHĐN

Dạy học dự án

DHDA

Công nghệ thông tin

CNTT

4


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh,
trong các nhà trường ngoài việc giảng dạy các bộ mơn văn hóa, học tập các kiến
thức về khoa học, xã hội, lịch sử trên lớp, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện
về đạo đức, kỹ năng giao tiếp, hợp tác sống với bạn bè, thầy cô và cộng đồng, kỹ
năng ứng xử. Trong “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 20092020” (Dự thảo lần thứ 14) nêu rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con
người Việt Nam phát triển tồn diện góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của
đất nước trong bối cảnh tồn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và Đào tạo phải góp phần tạo nên một
thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực”.
Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con
người. Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã
hội cần phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho học sinh để học sinh phát triển thành những con người năng động,
sáng tạo, mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. Một trong những yếu tố tác động đến
chất lượng giáo dục của nhà trường của nhà trường phổ thông là hoạt động ngoại
khóa trong nhà trường.
Trong giáo dục hiện nay, hoạt động ngoại khóa ln đóng một vai trị quan
trọng. Trong xu thế đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ giáo dục đã ban
hành nhiều chỉ thị, văn bản liên quan đến việc đẩy mạnh các hoạt động ngồi giờ
lên lớp, hoạt động ngoại khóa để phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết cho
học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng. Song song với các hoạt động
chính khóa, hoạt động ngoại khóa ln giữ vai trò quan trọng, ý nghĩa sâu sắc, bổ
sung và nâng cao chất lượng của chính hoạt động chính khóa.
Tuy nhiên hiện nay các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thơng
vẫn được tiến hành chưa đồng bộ, hình thức hoạt động còn đơn điệu, nhiều hoạt
động tốn kém kinh phí nhưng hiệu quả mang lại thấp. Áp lực học tập từ chính khóa
rất lớn khiến các em học sinh THPT khơng cịn thời gian để tham gia hoạt động
ngoại khóa. Nhiều học sinh bị ngăn cản tham gia các hoạt động ngoại khóa từ phía
phụ huynh bởi lo sợ ảnh hưởng đến chất lượng học tập chính khóa. Nhiều hoạt
động ngoại khóa tổ chức rất hình thức, chưa chú trọng phát triển các năng lực,
phẩm chất cần thiết cho học sinh.
Năng lực giao tiếp và hợp tác là một trong những năng lực chung bắt buộc
cần hình thành cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể. Giáo
dục văn hóa giao tiếp và tinh thần hợp tác cho học sinh luôn là một trong những
nội dung quan trọng của chương trình mới, là nhiệm vụ cấp thiết của trường học và
1



là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện đại. Hoạt
động ngoại khóa có vai trị tích cực trong việc phát triển năng lực giao tiếp hợp tác
cho học sinh THPT . Tuy nhiên cần phải có định hướng định hướng các hoạt động
ngoại khóa ấy một cách đúng đắn, rõ ràng và đạt hiệu quả.
Chính từ những lý do trên, tơi đã chọn đề tài của mình là “Nâng cao năng
lực giao tiếp – hợp tác cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa
ở trường THPT Đơ Lương 2”
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức ngoại khóa tại các trường THPT hiện nay.
- Các hình thức tổ chức ngoại khóa để nâng cao năng lực giao tiếp – hợp tác
của học sinh THPT.
- Đánh giá hiệu quả thực hiện các hoạt động ngoại khóa trong việc phát triển
năng lực giao tiếp – hợp tác cho HS THPT ở Trường THPT Đô Lương 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu khái quát chung về các hoạt động ngoại khóa hiện nay
- Thực trạng, những khó khăn, thuận lợi khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa
hiện nay trong trường THPT nói chung và trường THPT Đơ Lương 2 nói riêng.
- Thực hiện các hình thức ngoại khóa để phát triển năng lực giao tiếp – hợp
tác cho HS THPT trường THPT Đô Lương 2.
4. Đối tượng,phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hình thức hoạt động ngoại khóa trong trường THPT Đơ Lương 2.
- Năng lực giao tiếp – hợp tác của học sinh THPT Đô Lương 2.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về
năng lực giao tiếp – hợp tác của HS và giải pháp tác động để nâng cao năng lực
giao tiếp – hợp tác cho HS THPT Đô Lương 2.
- Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho HS Trường

THPT Đô Lương 2, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện trong năm học 2021 – 2022 và năm
học 2022 – 2023.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
2


Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái qt hố…các
thơng tin, tài liệu về khái niệm hoạt động ngoại khóa, ý nghĩa và sự cần thiết phải
tổ chức các hoạt động ngoại khóa hiện nay.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra bằng bảng hỏi: Phát phiếu điều tra thực trạng việc tổ chức các hoạt
động ngoại khóa hiện nay trong trường phổ thơng. Bảng hỏi đánh giá thái độ của
học sinh THPT sau khi tham gia các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ
thơng.
Phương pháp thống kê tốn học: sử dụng để tính tốn các tham số đặc trưng,
so sánh kết quả thực nghiệm.
Phương pháp quan sát: Quan sát sự tích cực hay chưa tích cực của HS khi
tham gia các hoạt động ngoại khóa để đánh giá cho chính xác hiệu quả từng hoạt
động.
Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn giáo viên và học sinh trong
quá trình tiến hành tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Những khó khăn, thuận lợi
của GV khi tiến hành tổ chức ngoại khóa, những mong muốn của học sinh khi
tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trường.
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu sáng kiến này, tơi sẽ có thể giúp các em học sinh có những
hoạt động ngoại khóa bổ ích bên cạnh chương trình học trên lớp vốn nhiều áp lực.
Qua nghiên cứu, tôi cũng sẽ đưa ra được các cách thức tổ chức các hoạt động ngoại

khóa nhằm thúc đẩy tính chủ động, tích cực của học sinh trong việc giao tiếp, hợp
tác, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động, khơng cịn xấu hổ, ngại
ngùng khi giao tiếp và biết đoàn kết, hợp tác khi tham gia ngoại khóa.
Đề tài của tơi muốn hướng tới một mơi trường giáo dục thân thiện, tích cực,
muốn biến trường học không phải chỉ là nơi để học sinh lĩnh hội tri thức mà còn là
nơi học sinh được kết bạn, được giao lưu, được tâm sự, vừa học vừa chơi để mỗi
ngày đến trường với học sinh là những ngày vui.
- Về lý luận:
Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về năng lực giao tiếp – hợp tác của HS.
Trong đó bao gồm hệ thống các khái niệm liên quan đến năng lực giao tiếp – hợp
tác của HS THPT. Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực giao tiếp – hợp tác của
HS trong môi trường các hoạt động trải nghiệm.
- Về thực tiễn:
+ Đề tài đã góp phần đánh giá được thực trạng năng lực giao tiếp – hợp tác
của HS thông qua các hoạt động trải nghiệm của HS THPT Đô Lương 2.
3


+ Đề tài đã khảo sát đưa ra được những nguyên nhân dẫn đến thực trạng
năng lực giao tiếp – hợp tác của HS trường THPT Đô Lương 2.
+ Đề tài đã đưa ra được một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực giao
tiếp – hợp tác cho HS thông qua các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT Đô
Lương 2.
+ Các giải pháp được đề xuất trong sáng kiến khơng chỉ góp phần nâng cao
năng lực giao tiếp – hợp tác của HS cho HS trường THPT Đơ Lương 2 mà cịn áp
dụng cho các trường THPT trên địa bàn và các trường có điều kiện tương tự.

4



PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1.Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa nói chung là khái niệm chỉ hoạt động giáo dục ngồi
giờ học chính thức dựa trên tính chất tự nguyện của người tham gia. Có thể là một
buổi thảo luận, là sinh hoạt các câu lạc bộ thể thao, văn học, hóa học, tốn học,
ngoại ngữ…
Hoạt động ngoại khóa có thể coi như một hình thức để đánh giá học sinh theo
quan điểm phát triển tồn diện và càng có ý nghĩa hơn nếu các hoạt động ngoại
khố có tác động trở lại, giúp học sinh có thêm hứng thú, niềm vui trong học tập,
rèn luyện đạo đức. Chất lượng học tập sẽ cao, kích thích được hứng thú học tập,
nhu cầu, khả năng độc lập, tích cực tư duy của học sinh.
Hoạt động ngoại khóa, được tổ chức một cách khôn ngoan trong một cơ sở
giáo dục, giúp xã hội hóa thế hệ trẻ, tăng động cơ học tập của học sinh nói chung
hoặc góp phần phát triển hứng thú đối với một môn học cụ thể, phát triển tính cá
nhân, tính độc lập, thúc đẩy sự tự nhận thức của bản thân. cá nhân.
Hoạt động ngoại khóa khác với tiết học ở các hình thức mới nhằm nắm vững
kiến thức, kỹ năng, tâm lý hướng tới sự sáng tạo của học sinh và tham gia tích cực
vào quá trình giáo dục, đồng hóa có năng suất mà khơng cần ghi nhớ tài liệu và
tuân thủ kỷ luật nghiêm minh.
1.1.1.2. Mơi trường giáo dục
Mơi trường là tồn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội hiện hữu, bao xung quanh
và có ảnh hưởng lớn lao đến đời sống con người.
Môi trường giáo dục nhà trường là tập hợp các yếu tố về vật chất và tâm lý, xã
hội có tác động trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng quá trình dạy học và giáo dục
nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Thông qua môi trường nhà
trường, mỗi học sinh được bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, kiến thức khoa học, kỹ
năng thực hành cần thiết để họ hoàn thiện bản thân và phù hợp với yêu cầu của xã

hội. So với gia đình, nhà trường là môi trường rộng lớn hơn, phong phú và hấp dẫn
hơn đối với thế hệ trẻ. Trong nhà trường, học sinh được giao lưu với thầy cô, bạn
bè, được tham gia vào các hoạt động mang tính xã hội. Mơi trường nhà trường có
ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tình cảm và hành vi của học sinh cũng như ảnh
hưởng đến hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Môi trường giáo dục nhà trường là tập hợp các yếu tố. Mơi trường đó bao
gồm: yếu tố vật chất và yếu tố tâm lý, xã hội. Các yếu tố vật chất như sự sắp xếp, bố
5


trí khơng gian trong trường học; các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ
quá trình sư phạm. Trường học khơng chỉ có mơi trường vật chất mà là một không
gian tâm lý chất đầy vốn sống của giáo viên và học sinh, ln có sự tương tác giao
tiếp sư phạm.
1.1.1.3. Nguyên tắc của hoạt động ngoại khóa
Đảm bảo tính mục đích và tính kế hoạch: các hoạt động ngoại khóa phải được
lên kế hoạch, chỉ rõ mục đích, nội dung, hình thức và thời gian thực hiện.
Đảm bảo tính thích hợp và hiệu quả: kế hoạch hoạt động phải vừa sức và đủ
điều kiện để thực hiện thống nhất giữa nội dung ngoại khóa và chương trình nội
khóa.
Đảm bảo sự thống nhất của u cầu của giáo viên với sự tự nguyện, chủ động
và hứng thú, nhu cầu học hỏi của học sinh. Tự nó sẽ là nguồn lực để động viên học
sinh tích cực tham gia.
Nội dung hoạt động ngoại khóa phải linh hoạt, phong phú, cân đối giữa các
loại hình hoạt động: tập thể, nhóm, cá nhân.
Huy động được sự giúp đỡ của nhà trường, đoàn thể, địa phương và hội phụ
huynh học sinh. Có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của ban giám hiệu và thầy cơ, có
sự hỗ trợ về kinh phí tổ chức.
1.2. Giới thiệu về hoạt động ngoại khóa trong mơi trường giáo dục
1.2.2. Nội dung, mục đích, hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa

1.2.2.1. Nội dung của hoạt động ngoại khóa
Nội dung của hoạt động ngoại khóa là trải nghiệm xã hội thích nghi, các khía
cạnh khác nhau của cuộc sống con người được trải nghiệm một cách tình cảm và
hiện thực hóa trong kinh nghiệm bản thân của trẻ.
Tính cụ thể của nội dung hoạt động ngoại khóa được đặc trưng bởi các yếu tố
về khía cạnh cảm xúc để tác động giáo dục hiệu quả, hấp dẫn cảm xúc của học
sinh.
Trong nội dung của các hoạt động ngoại khóa, khía cạnh thực hành của kiến
thức có tầm quan trọng quyết định, tức là nội dung của các hoạt động ngoại khóa
chủ yếu nhằm nâng cao nhiều loại kỹ năng và năng lực như: các kỹ năng học tập
được nâng cao, kỹ năng làm việc độc lập được phát triển khi tìm kiếm thơng tin, tổ
chức các hoạt động ngoại khóa khác nhau, kỹ năng giao tiếp, khả năng hợp tác và
khả năng tuân thủ các chuẩn mực đạo đức.
- Hoạt động ngoại khóa có các nội dung sau:

6


Ở câu hỏi về mong muốn của các em, qua khảo sát 100% học sinh đều có
nhu cầu được phát triển nâng cao năng lực giao tiếp-hợp tác thông qua tổ chức các
hoạt động ngoại khóa.
- Nhận xét chung:
+Về phía giáo viên: Xác định được tầm quan trọng của các hoạt động ngoại
khóa trong việc nâng cao năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh. Đồng thời cũng
thấy được những khó khăn khách quan, chủ quan: Các hoạt động ngoại khóa chưa
đa dạng, chủ yếu là sinh hoạt theo chủ đề dưới cờ và cịn gặp nhiều khó khăn trong
khi thực hiện như thời gian, thời lượng và nhất là về không gian để tổ chức các
chuyến tham quan.Từ đó giáo viên cần phải khắc phục, thay đổi và điều chỉnh để
đáp ứng yêu cầu của chương trình và địi hỏi của học sinh.
+Về phía học sinh: Các em đều nhận thức được tầm quan trọng của việc

phát triển năng lực giao tiếp- hợp tác của bản thân thông qua các hoạt động ngoại
khóa; thấy được sự cần thiết và mong muốn tiếp cận nhiều hơn các hoạt động
ngoại khóa từ phía nhà trường và giáo viên.
3. Cách thức tổ chức một số hoạt động ngoại khóa nâng cao năng lực giao
tiếp -hợp tác cho học sinh THPT ở Trường THPT Đơ Lương 2
Các kế hoạch, chương trình hoạt động ngoại khóa ( phụ lục 1)
3.1. Tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ theo chủ điểm
Trong các hoạt động của Đoàn thanh niên, Ban chấp hành đoàn phải thường
xuyên quan tâm bồi dưỡng cho học sinh, đoàn viên thanh niên những tình cảm cao
đẹp trong sạch, lành mạnh, những hành vi đạo đức trong sáng phù hợp với các giá
trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc với các khẩu hiệu: “mình vì mọi người, mọi
20


người vì mình”; “thương người như thể thương thân”;“quên mình vì nghĩa
lớn”…theo từng chủ điểm của tuần, tháng, học kỳ và cả năm học.
Ban chấp hành đoàn trường tổ chức một số chương trình ngoại khóa nhằm
tun truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm với xã hội cho học sinh, giúp học sinh
trả lời được cho mình câu hỏi: cần phải có trách nhiệm với ai? Có trách nhiệm như
thế nào?. Cụ thể như một số buổi sinh hoạt dưới cờ theo chủ điểm sau:
Ngoại khóa tìm hiểu về pháp luật: Khi hiểu về luật cũng là lúc học sinh có ý
thức thực hiện đúng trách nhiệm của một người công dân là chấp hành nghiêm
chỉnh pháp luật của nhà nước. Đặc biệt các thầy cô trong ban chấp hành Đoàn
trường giải đáp tất cả những thắc mắc của học sinh xung quanh việc thực hiện
pháp luật. Sau buổi tuyên truyền, nhà trường đã cho từng học sinh ký cam kết
không vi phạm pháp luật, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bạn với xã
hội.
Ngoại khóa An tồn giao thông: Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật giao thông đường bộ, nhằm xây dựng nếp sống văn hố giao thơng trong học
sinh hiện nay là điều hết sức cần thiết để giúp cho các em học sinh tiếp cận, tìm

hiểu về Luật giao thơng đường bộ, đồng thời thực hiện tốt khi tham gia giao thơng,
góp phần hạn chế tai nạn giao thơng.

Ảnh: Ngoại khóa:Thanh niên với văn hóa giao thơng
Ngoại khóa “Phịng, chống bạo lực học đường: Một khảo sát sơ bộ của Đoàn
trường THPT trong học sinh cho thấy, tất cả các em đều có những hiểu biết cơ bản
về tình trạng bạo lực gia đình nhưng nhận thức chưa đầy đủ. Bởi vậy hoạt động
ngoại khóa này rất bổ ích để trang bị thêm những kiến thức cho các em học sinh
trong phòng, chống vấn nạn bạo lực gia đình...

21


Ảnh: Ngoại khóa “Phịng, chống bạo lực học đường”
Ngoại khóa “Sức khỏe sinh sản vị thành niên”: Để việc giáo dục giới tính
cho học sinh THPT đạt hiệu quả, thời gian qua, trường THPT Đơ Lương II đã tích
cực đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền lồng ghép trong các bài giảng,
thông qua các hội thi, hoạt động ngoại khóa… Qua đó, góp phần nâng cao nhận
thức về giới cho học sinh.

Ảnh: Ngoại khóa “Sức khỏe sinh sản vị thành niên
Ngoại khóa “Tình bạn, tình u tuổi học trị: Với mục tiêu nâng cao hiểu
biết và có quan niệm đúng đắn trong quan hệ tình bạn, tình yêu, cách cư xử đúng
mực giữa các mối quan hệ trong gia đình và trường lớp, góp phần định hướng
tương lai cho chính bản thân các em học sinh, cho gia đình và xã hội

22


Ảnh: Ngoại khóa “Tình bạn, tình u tuổi học trị”

Ngoại khóa tuyên truyền về kiến thức xã hội: là chuỗi những hoạt động
nhằm tuyên truyền cho học sinh hiểu biết thêm về các vấn đề xã hội như “Truyền
thơng bình đẳng giới cho học sinh”, “Tuyên truyền và thực tập phương án phịng
cháy chữa cháy”, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm cho học sinh trong việc thực
hiện các vấn đề chung của xã hội.Sau buổi tuyên truyền, nhà trường đã cho từng
học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật, nhằm nâng cao tinh thần trách
nhiệm của các bạn với xã hội.

Hình ảnh học sinh tham gia thực tập phương án phòng cháy chữa cháy ở trường
Tuyên truyền về lịch sử dân tộc:Những buổi nói chuyện về lịch sử đấu tranh,
lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam, hay lịch sử về những người anh hùng của dân
tộc đã thực sự để lại trong lòng mỗi giáo viên, học sinh những ấn tượng sâu sắc.

23


Ảnh: Giáo dục truyền thống ngày thành lập QĐNDVN 22/12/2022
Đặc biệt trong thời buổi tuổi trẻ rất dễ quên đi những trang sử vẻ vang của
dân tộc và những mất mát hi sinh của thế hệ đi trước thì những buổi ôn lại kỉ niệm
giản dị vậy thôi cũng đủ để hâm nóng lên tình u, niềm tự hào và ý thức trách
nhiệm của mỗi cá nhân đối với quê hương, đất nước thân yêu.
Tuyên truyền về truyền thống văn hóa địa phương cũng là cách giáo dục
cho học sinh tình u q hương đất nước, từ đó nhắc nhở học sinh về ý thức trách
nhiệm trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống.
3.2. Tổ chức các Gameshow
3.2.1. Gameshow là gì
Trị chơi truyền hình hay được gọi ngắn gọn là “gameshow” là một dạng hoạt
động văn hóa, giải trí với mục đích kích thích sự thông minh, sáng tạo của khán giả
hoặc truyền tải thơng điệp tích cực trong cuộc sống. Gameshow được hình thành
sau khi truyền hình trở thành một phương tiện truyền thơng dành cho cơng chúng.

Đa số các trị chơi truyền hình được thực hiện tại trường quay của đài truyền hình
hoặc trong một diện tích nhỏ nhưng phải phù hợp với hoạt động thu hình. Chính vì
vậy, số lượng người chơi khơng lớn.
3.2.2. Các hình thức tổ chức gameshow
Để tổ chức gameshow một chương trình trị chơi thực tế với mục đích đem lại
tính giải trí, hài hước cho người xem. Và mỗi gameshow là một kịch bản mang
tính sáng tạo thể hiện được ý tưởng của người viết muốn truyền đạt đến người chơi
qua từng chương trình. Vì vậy trước hết, chúng ta phải hiểu được hình thức tổ chức
gameshow
Tổ chức gameshow sân khấu: Đây là một hình thức gameshow mang tính tập
thể. Mọi người đều cùng tham gia kể cả trên sân khấu hay bên dưới hội trường.
24


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI
KHĨA CỦA ĐỒN TRƯỜNG THPT ĐƠ LƯƠNG II NĂM HỌC
2021 – 2022, 2022 -2023
CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHĨA
Chủ đề “ TUỔI 18 – SỐNG CỐNG HIẾN, SỐNG ƯỚC MƠ”
1. Hình thức tổ chức
- Mỗi lớp chọn cử 3 người tham gia thành 1 đội chơi. Các lớp tự chuẩn bị biển lớp
mình đặt trên bàn ( Biển đẹp, có thể có tên gọi phù hợp với khẩu hiệu của lớp VD:
Lớp 12A3 – nơi niềm tin tỏa sáng….)
- Các lớp trải qua 4 phần thi như sau:
+ Chào hỏi: Mỗi đội chuẩn bị phần chào hỏi trong vòng 1 phút, 01 thành viên giới
thiệu về tập thể lớp mình và các thành viên trong đội chơi ( Giới thiệu rõ ràng, rành
mạch và phải luyện tập trước) – 20 điểm
+ Tuổi 18 – chinh phục thử thách: Mỗi đội trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm liên quan
đến kiến thức các môn học. 30 điểm

+ Tuổi 18 - chung sức: cả 7 đội sẽ tham gia một trò chơi tập thể. 20 điểm
+ Tuổi 18 – sống ước mơ và cống hiến: Các đội được giao 02 chủ đề để viết thuyết
trình và học trước. Đội bốc thăm được vào chủ đề nào sẽ thuyết trình chủ đề đó
trong vịng 3 phút. 30 điểm
- Giữa các phần sẽ có văn nghệ xen kẽ.
2. Phân công nhiệm vụ các lớp
- 12A1: chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm phần thi thứ 2
- 12A2: chuẩn bị quà cho các đội chơi. Có sự phân biệt giữa đội giải nhất, nhì, ba...
- 12A3: chuẩn bị maket ( liên hệ cô Nga)
- 12C3: phụ trách tồn bộ kê dọn khánh tiết từ chiều hơm trước ( Thầy Trung, thầy
Hiệp phụ trách giúp đỡ các em kê dọn ra nhà thể chất)
- 12C1: Phụ trách văn nghệ
- 12C2: Phụ trách trò chơi giữa các đội ( Phần chung sức), đôn đốc các lớp phần
chuẩn bị chào hỏi và thuyết trình.
- 12C4: Viết chương trình, lời dẫn, kịch bản, lựa chọn người dẫn chương trình (
Thắng 12A1 – Phương Anh 12C3)
3. Thời gian dự kiến: Sáng ngày 20/9/2021 ( Thứ 2)
Phần chơi

Thời gian

Văn nghệ mở đầu

07h05 – 07h10

Văn nghệ giữa

07h35 – 07h40

Chào hỏi

Tài năng

Chung sức

Thuyết trình

Ghi chú

07h10 – 07h20
07h20 – 07h35
07h40 – 07h55
07h55 – 08h20

48


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
“GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN”
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng về hiểu biết, chăm sóc SKSS
VTN và thực hiện các hành vi an toàn cho ĐVTN trong Nhà trường, bao gồm các
vấn đề liên quan đến đặc điểm tâm sinh lý tuổi vị thành niên, giới tính, tình bạn –
tình u, tình dục, tình dục an tồn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục,
HIV/AIDS… qua đó đề ra các biện pháp nhằm chăm sóc và bảo vệ SKSS VTN
cho các em.
Đồng thời, phát huy vai trị của đồn viên thanh niên trong việc cùng xã hội
tuyên truyền về tình trạng quan hệ tình dục trước hơn nhân, có thai ngồi ý muốn,
phá thai khơng an tồn, tảo hơn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và
phịng chống HIV/AIDS, bất bình đẳng giới, xâm hại tình dục trẻ em, … đối với

cộng đồng đặc biệt là Đoàn viên-Thanh niên trong Nhà trường
2. Yêu cầu
Công tác tuyên truyền đạt được hiệu quả thiết thực, mang tính giáo dục cao,
chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết cho buổi hoạt động ngoại khóa.
Giáo viên chủ nhiệm chỉ đạo học sinh đi đúng thời gian, đảm bảo trang phục
để tham gia ngoại khóa đầy đủ.
II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC
1. Thời gian tổ chức : Từ 7h00 đến 8h30 phút, thứ 2 ngày 18/10/2021
2. Địa điểm tổ chức: Tại sân trường THPT Đô Lương 2
3. Thành phần: BGH, giáo viên CN, Học sinh toàn trường
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
STT
1
2
3

4
5

NỘI DUNG
Ổn định tổ chức. Chào cờ
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại
biểu
Đọc bài tuyên truyền về tầm
quan trọng của sức khoẻ sinh
sản vị thành niên tới sự phát
triển của các em sau này
Tư vấn thắc mắc của các em
HS về sức khoẻ sinh sản vị
thành niên

Các câu hỏi nhanh về sức
khoẻ sinh sản vị thành niên
BTV dành cho HS

NGƯỜI THỰC HIỆN
Đ/c Hiệp
Đ/c Nhung

THỜI GIAN
07h00 -07h10
07h10 – 07h15

Đ/c Nhung

07h15 – 07h25

Đ/c Thủy- Trung tâm y tế 07h25 – 08h15
huyện
Đ/c Nhung - đ/c Loan

08h15 – 08h30

Trên đây là kế họach tổng thể tổ chức ngoại khóa “Giáo dục sức khỏe sinh sản vị
thành niên” năm học 2021– 2022, đề nghị các bộ phận được phân công thực hiện
nhiệm vụ đảm bảo về mặt thời gian, nội dung và chất lượng chương trình.

49


KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA KỈ NIỆM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM
20/10/1930 – 20/10/2022
I. MỤC ĐÍCH U CẦU
Thơng qua các hoạt động kỷ niệm nhằm ôn lại những truyền thống vẻ vang và
phẩm chất tốt đẹp của Phụ nữ Việt Nam. Giúp đoàn viên thanh niên trong trường
nhận thức sâu sắc hơn về vai trị, vị trí của phụ nữ thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Tạo một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong giáo viên và học sinh, khuyến
khích cán bộ, giáo viên và học sinh phát huy hơn nữa tài năng của mình để hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2022 - 2023
II. NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM HOẠT ĐỘNG
1. Thời gian: Tiết 1+2 ngày 17/10 ( Sáng thứ 2)
2. Địa điểm: Sân trường THPT Đô Lương 2
3. Nội dung
STT
1

Nội dung

Văn nghệ mở đầu ( 1 nhảy, 1 hát)

Thời gian

07h05 – 07h20

Người phụ trách

CLB văn nghệ nhà
trường


2

Đọc diễn văn ngày 20/10. Tặng 07h20 – 07h30

3

Đối thoại nhanh với HS về mẹ, về 07h30 – 07h45

Cô Loan

Văn nghệ ( 1 tiết mục múa, 1 tiết 07h45 – 08h00

CLB văn nghệ

Thi trả lời nhanh những câu hỏi 08h00 – 08h25

Cô Loan

Tổng kết, đưa ra định hướng cho 08h25 – 08h30

Thầy Hiệp

4
5
6

hoa chúc mừng giáo viên nữ và
học sinh nữ

người phụ nữ VN

mục hát)

về người phụ nữ Việt Nam qua
các thời kì

đồn viên thanh niên

Thầy Hiệp

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Trọng: duyệt văn nghệ, trang phục văn nghệ và quản lý HS lúc chuẩn bị tiết
mục, tránh gây mất trật tự.
50


- Thầy Trung: Chuẩn bị loa đài, khánh tiết. Loa lấy trong nhà thể chất ra từ
chiều chủ nhật, sang thứ 2 đến sớm chuẩn bị mic, mua pin mic mới.
- Cô Loan: Chuẩn bị nội dung câu hỏi giao lưu và trả lời nhanh, quà cho HS.
- Thủy: Chuẩn bị hoa cho thầy Hiệp tặng, phát quà cho HS khi giao lưu.
- Sơn: Quản lý Mic khi giao lưu và HS trả lời.
- Duyên: Chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ của GV để giao lưu
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Sử dụng nguồn kinh phí của đồn thanh niên.
Trên đây là kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10 của đồn trường THPT Đơ Lương. Đề nghị các đồng
chí có tên triển khai thực hiện , đúng thời gian quy định.

51




×