Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Chương 7 quản trị vốn kinh doanh doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.39 KB, 53 trang )

Chương

7

QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP
(BUSINESS CAPITAL MANAGEMENT
IN THE CORPORATE)

CHƯƠNG 7. QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

Mục tiêu: Sau khi học chương này, người học có thể:
Mục tiêu tổng quan
Mục tiêu cụ thể
Nội dung chương
G7: Hiểu cấu trúc
vốn kinh doanh trong
doanh nghiệp bao
gồm vốn cố định và
vốn lưu động để làm
cơ sở cho quản trị
vốn kinh doanh
nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.

Quản trị vốn cố định.
O7.1: Hiểu những khái niệm
vốn kinh doanh trong doanh
nghiệp, phân loại vốn kinh
doanh.


O7.2: Hiểu được khái niệm
phân loại về vốn cố định.
Giải thích được hao mịn
TSCĐ và tính được kháu hao
TSCĐ bằng các phương
pháp. Giải thích được hệ
thống chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả sử dụng vốn cố định; và
hiểu được các biện pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng
VCĐ. Lập được kế hoạch
khấu hao TSCĐ tại DN.
O7.3: Hiểu được khái niệm,
phân loại về VLĐ. Giải thích
mơ hình tài trựo VLĐ. Giải
thích, tính được hệ thống
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
sử dụng VLĐ và hiểu được
các biện pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng VLĐ. Tính nhu
cầu VLĐ theo các phương
pháp và lập được nhu cầu
VLĐ tại DN.

Quản trị vốn lưu
động trong doanh
nghiệp.


 Vốn kinh doanh là gì?

Vốn kinh doanh là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động SXKD
của một doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đầu tư mua sắm các yếu tố đầu
vào để thực hiện hoạt động SXKD của doanh nghiệp như nguyên vật liệu,
máy móc thiết bị, nhà xưởng,…
Doanh nghiệp tạo lập được nguồn vốn, chuyển toàn bộ số vốn này
sang đầu tư tạo thành tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định và
tài sản lưu động. Biểu hiện bằng tiền tệ của tài sản doanh nghiệp gọi là vốn
kinh doanh của doanh nghiệp gồm vốn cố định và vốn lưu động. Việc quản
trị vốn cố định và vốn lưu động tốt giúp công ty nâng cao hiệu quả SXKD.
Sau đây, ta sẽ lần lượt trình bày về vấn đề quản trị vốn cố định và
vốn lưu động
7.1. Quản trị vốn cố định
7.1.1. Khái niệm
Vốn cố định là giá trị bằng tiền của TSCĐ hay khoản tiền doanh
nghiệp đầu tư cho TSCĐ. Trong đó, TSCĐ là những tài sản có hình thái
vật chất cụ thể hoặc tồn tại dưới hình thái giá trị thực hiện một số chức
năng nhất định trong q trình SXKD, có giá trị lớn từ 30 triệu đồng trở
lên (được quy định theo từng thời kỳ) và có thời gian sử dụng trên 1 năm.
TSCĐ khơng thay đổi hình thái vật chất ban đầu trong quá trình sản
xuất và giá trị của TSCĐ được dịch chuyển dần vào giá trị của sản phẩm
thơng qua chi phí khấu hao.
7.1.2. Phân loại tài sản cố định
Việc phân loại TSCĐ giúp cho doanh nghiệp áp dụng các phương
pháp thích hợp trong quản trị từng loại TSCĐ, từ đó nâng cao hiệu quả
quản trị TSCĐ.
Có nhiều cách khác nhau để phân loại TSCĐ dựa vào (4) tiêu chí
khác nhau.
Dựa vào hình thái của TSCĐ (2 loại)



Tài sản cố định hữu hình: Tồn tại dưới hình thái vật chất như: nhà
xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý, ruộng đất,
… có thời gian sử dụng trên 1 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
Tài sản cố định vơ hình: Bao gồm các khoản chi phí mà doanh
nghiệp đã đầu tư cho hoạt động SXKD nhưng khơng hình thành TSCĐ
hữu hình, có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên 1
năm như: quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn
hiệu hàng hóa, giấy phép, phần mềm,…
Dựa vào mục đích sử dụng của TSCĐ (4 loại)
- Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh
- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc
phòng.
- Tài sản cố định chờ xử lý.
- Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất hộ cho Nhà nước.
Dựa vào hình thức sở hữu của TSCĐ (2 loại)
- Tài sản cố định tự có.
- Tài sản cố định đi thuê.
Dựa vào nguồn vốn hình thành (2 loại)
- Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu.
- Tài sản cố định hình thành từ các khoản nợ phải trả.
7.1.3. Khái niệm hao mòn và khấu hao tài sản cố định
7.1.3.1. Hao mòn tài sản cố định
Trong quá trình hoạt động SXKD, tài sản cố định bị hao mịn hữu
hình và vơ hình làm cho giá trị của TSCĐ giảm dần.
Hao mịn hữu hình: là loại hao mịn do q trình sử dụng TSCĐ và
sự tác động của môi trường tự nhiên làm cho TSCĐ giảm dần về giá trị và
giá trị sử dụng.


Hao mịn vơ hình: là loại hao mịn do sự tiến bộ của khoa học kỹ

thuật đã chế tạo ra các máy móc thiết bị mới hiện đại hơn làm cho TSCĐ
của doanh nghiệp bị giảm giá trị hay bị lỗi thời.
7.1.3.2. Khấu hao tài sản cố định
Là chuyển phần giá trị hao mòn của TSCĐ trong kỳ sản xuất kinh
doanh vào giá thành sản phẩm để khi sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp được tiêu thụ thì phần giá trị hao mịn được hồn lại để tái đầu tư
vào TSCĐ mới. Vì vậy việc lựa chọn p/ p khấu hao, thời gian khấu hao và
mức khấu hao hàng năm có ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh
nghiệp.
7.1.4. Các phương pháp khấu hao TSCĐ
Ở Việt Nam thường sử dụng 5 phương pháp sau: Phương pháp khấu
hao theo đường thẳng; Phương pháp khấu hao gia tốc; Phương pháp khấu
hao số dư giảm dần; Phương pháp khấu hao theo sản lượng; Phương pháp
khấu hao giảm dần kết hợp với khấu hao bình qn.
Xác định ngun giá của TSCĐ
Khi tính khấu hao TSCĐ cần xác định chính xác nguyên giá của
từng loại TSCĐ. Nguyên giá A của TSCĐ, được xác định bằng cơng thức

A = P– D + C1
Trong đó:
- P: Giá mua ghi trên hóa đơn
- D : Chiết khấu khi mua TSCĐ
- C1: Chi phí vận chuyển, lắp đặt và chạy thử lần đầu.
7.1.4.1. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Là p/p phân bổ đều mức khấu hao cho các năm, được xác định bằng
công thức

K

=


A

Hoặc

K

=


A

n



n

n

Trong đó:
-

K: Mức khấu hao hàng năm

-

A: Nguyên giá TS

-


n: Thời gian sử dụng của TSCĐ.

-



n

: Giá trị còn lại (hoặc thanh lý) sau n năm khấu hao.

7.1.4.2. Phương pháp khấu hao gia tốc
Khấu hao gia tốc là p/p khấu hao cho phép thu hồi vốn cố định
nhanh, được áp dụng hiệu quả cho các TSCĐ có tốc độ hao mịn vơ hình
nhanh. Để thực hiện p/p này các doanh nghiệp thường tiến hành các bước
sau:
Bước 1: Phân chia các TSCĐ của doanh nghiệp thành các nhóm có
thời gian khấu hao khác nhau, thơng thường
-

Nhóm TSCĐ có thời gian khấu hao 3 năm

-

Nhóm TSCĐ có thời gian khấu hao 5 năm

-

Nhóm TSCĐ có thời gian khấu hao 7 năm


-

Nhóm TSCĐ có thời gian khấu hao 10 năm

-

Nhóm TSCĐ có thời gian khấu hao 15 năm
Bước 2: Tính mức khấu hao cho từng năm thứ i theo công thức
tổng quát
Ki

=

A

(n-i) + 1
(1 + 2 +3) + …+n

x

Trong đó:
(1 + 2 +3) + …+n

=

n(n+1)
2


Khấu hao lũy kế sau k năm (Bạn đọc dễ dàng chứng minh được

công thức dưới đây bằng p/p quy nạp toán học).
Sk = K1 + K2 +…+ Kk ( k  n)
`=>

Sk =

A 
n
  n  1 k 
i 

k



 i 
i 1

i 1

Lưu ý
Khấu hao lũy kế sau n năm bằng nguyên giá TSCĐ, tức là: Sn = A
(Bạn đọc kiểm tra lại điều này bằng cách cho k = n và thay vào công thức
trên).
Giá trị thanh lý (còn lại ) sau n năm bằng 0, tức là:



n


=0

Ví dụ: Một tài sản cố định có ngun giá là 150.000.000 đồng, thời
gian sử dụng là 10 năm, thì mức khấu hao trong 10 năm được cho trong
bảng dưới đây:
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5

150tr x (10/55) = 27.272.272 đ
150tr x (9/55) = 24.545.454 đ
150tr x (8/55) = 21.818.182 đ
150tr x (7/55) = 19.090.909 đ
150tr x (6/55) = 16.363.636 đ

Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Năm 10

150tr x (5/55) = 13.636.364 đ
150tr x (4/55) = 10.909.091 đ
150tr x (3/55) = 8.181.818 đ
150tr x (2/55) = 5.454.545 đ
150tr x (1/55) = 2.727.272 đ

7.1.4.3. Phương pháp khấu hao số dư giảm dần

Là p/p khấu hao mà mức khấu hao được tính bằng một tỷ lệ với giá
trị còn lại của TSCĐ tại năm tính khấu hao.
Mức khấu hao
năm thứ i

=

(Giá trị cịn lại của
TSCĐ ở năm i)

x

Tỷ lệ khấu
hao

Trong đó:
r = Tỷ lệ khấu hao = ( Tỷ lệ khấu hao theo p/p đường thẳng ) x 2
Lưu ý: Hệ số điều chỉnh của tỷ lệ khấu hao r hiện nay được Bộ tài
chính quy định như sau:
Số năm tính khấu hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh (r)

(*)


t  4 năm
4 năm < t  6 năm
t > 6 năm


1,5
2,0
2,5

Tuy nhiên, thơng thường ta tính r như cơng thức (*) ở trên.
Ví dụ: Một tài sản cố định có nguyên giá là 150.000.000 đ, thời gian
sử dụng là 10 năm, tỷ lệ khấu hao theo p/p đường thẳng là 10%, thì mức
khấu hao hàng năm được tính như sau:
Mức khấu hao năm 1 = 150.000.000 x 20% = 30.000.000 đ
Mức khấu hao năm 2 = (150.000.000 – 30.000.000) x 20% = 24.000.000 đ
Mức khấu hao năm 3 = ( 120.000.000 – 24.000.000) x 20% = 19.200.000 đ
Bổ sung cơng thức tốn học áp dụng để tính khấu hao theo P/P
số dư giảm dần
Gọi A là nguyên giá tài sản cố định. Nếu tỷ lệ khấu hao nhanh hàng

K

năm khơng đổi r trong n năm thì mức khấu hao
xác định theo công thức

K

i

= A. r (1 r )

i

vào năm thứ i được


i 1

(a)

Tổng giá trị khấu hao sau n năm (Khấu hao lũy kế sau n năm)
Sn

(1 r )
=A.[1-

n

(b)

]

Giá trị còn lại (thanh lý) của TSCĐ sau n năm:
Δn

(1 r )
= A.

n

(c)

Giải lại ví dụ trên – Bảng tính khấu hao 10 năm theo p/p SDGD
5

Năm 1


150 x 0,2 = 30 trđ

Năm 6

0,8 = 9,8304 trđ
150 x 0,2 x

Năm 2

150 x 0,2 x 0,8 = 24 trđ

Năm 7

0,8
150 x 0,2 x

6

= 7,86432 trđ


Năm 3

0,8
150 x 0,2 x

2

Năm 8


=19,2 trđ

0,8
150 x 0,2 x

3

Năm 4
Năm 5

150 x 0,2 x

0,8 = 15,36 trđ

0,8
150 x 0,2 x

7

= 6,291456 trđ

8

Năm 9

4

150 x 0,2 x


0,8 = 5,0331648 trđ
9

=12,288 trđ

Năm 10

0,8 = 4,02653184 trđ
150 x 0,2 x

∑=

133,8938726 trđ

Giá trị còn lại của TSCĐ sau 10 khấu hao là

(1 r )
Δ = A.

n

10

= 150 x 0,8

= 150 x 0,107374182 = 16,10612736 triệu đồng

= 16.106.127 đồng
7.1.4.4. Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Với p/p này, nguyên giá của tài sản cố định được phân bổ căn cứ trên

sản lượng thực tế của TSCĐ. Mức khấu hao trong từng thời kỳ được xác
định theo mức khấu hao trên một đơn vị sản phẩm và sản lượng thực tế của
thời kỳ đó. Mức khấu hao trên một đơn vị sản phẩm được tính dựa trên
nguyên giá TSCĐ và sản lượng theo công suất thiết kế.
Ví dụ: Một TSCĐ có ngun giá là 450 triệu đồng với sản lượng
theo công suất thiết kế là 2.400.000 m3. Mức khấu hao trên một đơn vị sản
phẩm là 450.000.000/2.400.000 = 187,5 đồng/m3.
Giải
Ta có bảng tính khấu hao căn cứ theo sản lượng hàng tháng như sau:
Tháng

Sản lượng thực tế
theo tháng (m3)

Mức trích khấu hao theo
tháng (đồng)

1

14.000

14.000 x 187,5 = 2.625.000

2

15.000

15.000 x 187,5 = 2.812.500

3


18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000

4

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

5

15.000

15.000 x 187,5 = 2.812.500


6

14.000

14.000 x 187,5 = 2.625.000

7

15.000

15.000 x 187,5 = 2.812.500


8

14.000

14.000 x 187,5 = 2.625.000

9

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

10

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

11

18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000

12

18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000


Tổng cộng cả năm

35.437.500 đ

7.1.4.5. Phương pháp khấu hao giảm dần kết hợp với khấu hao bình
quân
Hai hoặc ba năm cuối của thời kỳ khấu hao theo phương pháp số dư
giảm dần thường sẽ được chia đều mức khấu hao cho mỗi năm nhằm thu
hồi hoàn toàn vốn của TSCĐ.
7.1.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ
Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ giúp cho
doanh nghiệp đánh giá được thực trạng quản trị TSCĐ trong hoạt động
SXKD, từ đó có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ gồm có: hiệu quả sử
dụng TSCĐ, hiệu suất sử dụng vốn cố định, tỷ suất lợi nhuận trên TSCĐ
và hàm lượng TSCĐ (4).
7.1.5.1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định được đầu tư tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu
quả sử dụng tài sản cố định càng tốt của doanh nghiệp đó.


Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Doanh thu thuần
Tài sản cố định (bình quân)

=


7.1.5.2. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định được đầu tư tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn cố định càng tốt của doanh nghiệp đó.
Hiệu suất sử dụng VCĐ

Doanh thu thuần
Vốn cố định (bình quân)

=

7.1.5.3. Tỷ suất lợi nhuận trên TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng TSCĐ được đầu tư tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử
dụng tài sản cố định càng tốt của doanh nghiệp đó.
Tỷ suất lợi nhuận
trên TSCĐ

=

Lợi nhuận rịng
Tài sản cố định (bình quân)

x 100%

7.1.5.4. Hàm lượng TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu cần đầu tư bao nhiêu
đồng TSCĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố
định càng tốt của doanh nghiệp.
Hàm lượng tài sản cố định


=

Tài sản cố định
Doanh thu thuần

7.1.6. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ giúp cho doanh nghiệp nâng cao
hiệu quả SXKD. Vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm đến các biện pháp để
nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ như sau:
Đối với hệ thống nhà xưởng, bến bãi, văn phịng và các cơng trình
xây dựng nếu chưa hoàn thành cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, khi đã
hoàn thành và đưa vào sử dụng phải khai thác tối đa diện tích sử dụng một
cách hợp lý.
Đối với dây chuyền máy móc thiết bị, phương tiện và dụng cụ lao
động khi mua mới cần thẩm định kỹ lưỡng để mua với giá hợp lý, có cơng
suất máy móc phù hợp với quy mơ của doanh nghiệp. Khi đã mua các


TSCĐ thì phải nhanh chóng đưa vào sử dụng, trong q trình sử dụng phải
khai thác tối đa cơng suất của các máy móc thiết bị và thanh lý nhanh
chóng các tài sản cố định khơng cần dùng.
Bố trí vị trí của các máy móc thiết bị một cách khoa học, hồn
thiện quy trình và các thủ tục sản xuất, nâng cao trình độ của đội ngũ kỹ sư
và tay nghề của công nhân, nghiên cứu và và áp dụng các biện pháp kỹ
thuật mới, cải tiến các chức năng của máy móc thiết bị theo hướng đạt
được các tiêu chuẩn sản xuất quốc tế… nhằm nâng cao năng suất lao động,
khai thác hiệu quả cơng suất của máy móc thiết bị hiện có.
Bên cạnh việc đưa các TSCĐ vào sử dụng nhanh, cần tăng cường
độ sử dụng máy móc thiết bị bằng cách tăng ca làm việc, giảm số giờ

ngưng làm việc của máy móc thiết bị.
Có kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị, dự trữ các phụ tùng thay
thế để giảm số lượng các máy móc bị hư hỏng; sửa chữa kịp thời các máy
móc thiết bị bị hư hỏng, khôi phục chức năng và giảm thời gian ngưng làm
việc do máy móc thiết bị bị hư hỏng.
7.2. Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp
7.2.1. Khái niệm, thành phần và mơ hình ln chuyển vốn lưu động
7.2.1.1. Khái niệm
Bảng cân đối kế tốn của cơng ty cung cấp các thông tin về cơ cấu
đầu tư vào tài sản và cấu trúc tài chính. Tuy nhiên, một cơ cấu thích hợp
được duy trì phải phù hợp với mục tiêu của công ty và nhất là phải tùy
thuộc vào điều kiện cụ thể của từng công ty. Trên thực tế, vốn lưu động có
ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì nó đảm bảo cho
quá trình sản xuất được diễn ra một cách bình thường. Hay nói cách khác,
đối với các doanh nghiệp sự thành công hay thất bại là rất phụ thuộc vào
việc quản lý vốn lưu động.
Vốn lưu động được hiểu đơn giản đó là nguồn vốn của doanh nghiệp
để đầu tư vào các loại tài sản lưu động (còn gọi là tài sản ngắn hạn).
Tài sản lưu động là các loại tài sản có thời hạn sử dụng ngắn trong
khoản một năm, bao gồm: tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn, tồn kho và
các khoản phải thu.


Đặc điểm cơ bản nhất của vốn lưu động là nó ln chuyển tồn bộ
giá trị ngay trong một lần vào giá trị hàng hóa và hồn thành một vịng
tuần hoàn sau một chu kỳ SXKD.
7.2.1.2. Thành phần của của vốn lưu động
Bao gồm tài sản lưu động và nợ ngắn hạn.
Tài sản lưu động: Khoản phải thu, hàng tồn kho, tiền mặt và
chứng khoán ngắn hạn.

 Khoản phải thu
Thành phần quan trọng nhất của TSLĐ đó là khoản phải thu
(Accounts receivable). Khoản phải thu được hình thành bởi khách hàng
chưa thanh tốn các hóa đơn mua hàng, hay cịn gọi là tín dụng thương
mại (Trade credit). Hay nói cách khác, khoản phải thu là số tiền mà khách
hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Những khoản
này là tài sản của doanh nghiệp và doanh nghiệp kỳ vọng sẽ thu hồi được
trong một khoản thời gian gần nhất và nó phụ thuộc rất nhiều vào chính
sách tín dụng của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp thường chuộng phương thức bán hàng thu ngay
bằng tiền mặt nhưng vì yếu tố cạnh tranh nên buộc các doanh nghiệp bán
hàng theo phương thức tín dụng. Khi đó hàng hóa được xuất kho, giá trị
tồn kho giảm nhưng khoản phải thu tăng lên. Chính vì thế mà doanh
nghiệp phải theo dõi rất chặt chẽ các khoản phải thu này. Có thể nói hầu
hết các doanh nghiệp đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ
khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức khơng thể kiểm sốt nổi.
Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận
và rủi ro.
Nếu khơng bán chịu thì doanh nghiệp mất cơ hội bán hàng và từ đó
mất đi lợi nhuận. Đây là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng khơng
muốn.
Tuy nhiên, nếu bán chịu q nhiều thì chi phí cho khoản phải thu
tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó địi và rủi ro khơng thu hồi
được nợ cũng gia tăng.


Vì vậy, các doanh nghiệp cần có chính sách bán hàng theo phương
thức tín dụng một cách phù hợp. Do đó, mục tiêu của quản trị các khoản
phải thu là làm sao thời gian thu các khoản phải thu là càng ngắn
càng tốt mà không làm giảm doanh thu.

Quản trị khoản phải thu bắt đầu bằng quyết định doanh nghiệp có
chấp thuận bán hàng tín dụng hay khơng. Khoản phải thu của doanh
nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền
kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm và chính sách tín dụng.
Trong các yếu tố này, chính sách tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến khoản
phải thu và ta sẽ trình bày nó ở phần sau chương 7 này.
 Hàng tồn kho (Inventory)
Là thành phần khác không kém phần quan trọng trong TSLĐ. Tồn
kho bao gồm: Nguyên vật liệu, sản phẩm dỡ dang, bán thành phẩm, thành
phẩm (bao gồm: thành phẩm đang trong quá trình sản xuất và thành phẩm
đang chờ xuất kho), hàng gửi đi bán.
Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải duy trì một lượng
tồn kho nhất định. Bởi vì nó giúp cơng ty chủ động hơn trong quá trình sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, mặt trái của tồn kho là làm phát sinh
các khoản chi phí liên quan đến tồn kho như: chi phí kho bãi, bảo quản và
cả chi phí cơ hội do kẹt vốn đầu tư hàng tồn kho. Do đó, quản trị tồn kho
cần lưu ý xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn của việc duy trì tồn
kho.
 Tiền mặt và chứng khốn ngắn hạn
Tài sản lưu động cịn lại đó là tiền mặt và các chứng khoán ngắn
hạn (Cash and Marketable Securities). Tiền mặt bao gồm cả các hóa đơn
thanh tốn của khách hàng nhưng phần lớn là dưới hình thức tiền gửi tại
ngân hàng. Các chứng khoán ngắn hạn hầu hết của doanh nghiệp là thương
phiếu – Commercial bill (hối phiếu – Bill of Exchange, kỳ phiếu –
Promissory note).
Quản trị tiền mặt là một vấn đề không đơn giản. Khi công ty để lại
một lượng tiền mặt lớn tại quỹ thì cũng có những thuận lợi nhất định và nó
làm giảm rủi ro trong việc thiếu hụt tiền mặt và đồng thời cũng làm giảm
áp lực vay ngắn hạn. Tuy nhiên, tiền mặt là tài sản không sinh lợi. Nhưng
một trường hợp khác, chi phí nắm giữ tiền mặt lại cao hơn mức lãi khi tiền



mặt được sử dụng để đầu tư. Do đó, mục tiêu của quản trị tiền mặt là phải
xác định lượng tiền mặt tối ưu (Optimal cash balance).
 Nợ ngắn hạn
Bao gồm các khoản nợ phát sinh hoặc không phát sinh lãi có thời
gian đáo hạn dưới một năm, như: Khoản phải trả (gồm: phải trả cho người
bán, thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, phải trả cho công nhân
viên) các khoản nợ ngắn hạn ngân hàng và một phần nợ dài hạn đến hạn
phải trả.
 Vốn lưu động thuần (Net Working Capital)
TSLĐ thường được tài trợ từ nguồn vay ngắn hạn và vay dài hạn.
Tuy nhiên, việc tài trợ bằng vốn vay dài hạn thì chi phí lại cao hơn so với
việc tài sản lưu động được tài trợ bằng vốn vay ngắn hạn. Trong trường
hợp, doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho TSLĐ khi đó
chênh lệch giữa TSLĐ và nợ ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thuần.
Công thức:

Vốn lưu động thuần = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn

Mặc dù nhu cầu VLĐ là khác nhau đối với từng doanh nghiệp, vì nó
phụ thuộc vào quy mơ hoạt động của doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất
kinh doanh, nguồn tín dụng sẵn có,… Nhưng về cơ bản, mục tiêu của
quản trị VLĐ là nhằm cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro.
Lợi nhuận của cơng ty có được bằng cách lấy doanh thu trừ đi các
chi phí sử dụng tài sản trong đó bao gồm cả TSLĐ và TSCĐ trong q
trình SXKD.
Rủi ro ở đây chính là vấn đề cơng ty có khả năng thanh tốn được
các khoản nợ khi đáo hạn hay không, nếu không hậu quả sẽ dẫn cơng ty
đến tình trạng vỡ nợ.

Chính vì thế, bất kỳ sự thay đổi nào trong TSLĐ và nợ ngắn hạn đều
làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận.
Ví dụ: Tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của công ty Thiên Phú năm
2018.
(ĐVT: trđ)
Tài sản lưu động
+ Tiền mặt
+ Chứng khoán ngắn hạn

114
89

Nợ ngắn hạn
+ Vay ngắn hạn ngân hàng
+ Khoản phải trả

203
303


+ Khoản phải thu
+ Tồn kho
Tổng TSLĐ
=>

481
669
1.353

+ Thuế thu nhập phải trả

45
+ Nợ dài hạn đến hạn phải trả
495
Tổng nợ ngắn hạn:
1.046

VLĐ thuần = 1.353 – 1.046 = 306 trđ

7.2.1.3. Mơ hình ln chuyển vốn lưu động
Tại thời điểm bắt đầu của q trình sản xuất ta có khoản mục vốn
bằng tiền.
Tiền sẽ được sử dụng để mua NVL cần cho sản xuất sản phẩm, vốn
tiền mặt lúc này đã được chuyển sang hình thức vốn NVL nằm trong khâu
dự trữ.
NVL được đưa vào quá trình sản xuất, lúc này vốn nguyên liệu được
chuyển sang hình thức sản phẩm dỡ dang và thành phẩm trong khâu sản
xuất.
Khi sản phẩm được hồn thành và xuất bán thì vốn dưới hình thức
dự trữ được chuyển thành vốn dưới hình thức các khoản phải thu.
Và cuối cùng khi khách hàng thanh toán tiền cho cơng ty, số tiền thu
được sẽ hồn trả số vốn ban đầu đưa vào sản xuất, kết thúc một chu kỳ sản
xuất. Dưới đây là mơ hình chu kỳ hoạt động sản xuất giản đơn:

i ền m
T
ặ t
h ảiK th
p
u
oả n


N gu
yliệ ên
u
Th
àn h
h ẩm
p


Các thành phần của VLĐ luôn thay đổi theo chu kỳ sản xuất, nhưng
tổng vốn lưu động là cố định. Đó là lý do tại sao thường sử dụng vốn lưu
động thuần để đo lường tài sản lưu động và nợ ngắn hạn.
Sơ đồ dưới đây mô tả 4 yếu tố chính khi bắt đầu chu kỳ hoạt động
sản xuất và ảnh hưởng đến vốn lưu động của doanh nghiệp.
Sơ đồ Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động

Thời gian tồn kho

Thời gian thanh
toán KPTrả

Mua
NVL

Thanh toán tiền
mua NVL

Thời gian thu các
KPThu


Chu kỳ ln chuyển VLĐ

Bán hàng
hóa

Thu
KPThu

Cơng ty bắt đầu chu kỳ bằng việc mua NVL nhưng cơng ty chưa
thanh tốn tiền hàng.. Khoảng thời gian từ lúc công ty mua hàng đến khi
cơng ty thanh tốn tiền hàng gọi là thời gian thanh tốn các khoản phải trả
(Account payable period).
Sau đó công ty tiến hành sản xuất tạo ra thành phẩm tồn kho (thành
phẩm chờ xuất kho). Khi đó, khoảng thời gian hàng hóa nằm trong kho
đên khi cơng ty bán được hàng gọi là thời gian tồn kho (Inventory period).


Cuối cùng, khoảng thời gian từ khi khách hàng nhận hàng đến khi
khách hàng thanh toán gọi là thời gian thu các khoản phải thu (Account
receivable period).
Nói cách khác, sơ đồ trên mô tả chu kỳ lưân chuyển vốn lưu động
(Cash conversion cycle). Có thể hiểu một cách đơn giản chu kỳ luân
chuyển vốn lưu động là khoản thời gian tính từ khi mua NVL cho đến khi
thu được tiền từ các khoản phải thu của doanh nghiệp.
Cơng thức tính
Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động
CKLCVLĐ = TGTK + TGTKPTHU - TGTTKPTRA
Nếu thời gian sản xuất càng dài thì địi hỏi doanh nghiệp phải có
lượng dự trữ lớn. Tương tự, khách hàng càng chậm thanh tốn bao nhiêu

thì giá trị khoản phải thu càng lớn bấy nhiêu. Mặt khác, nếu doanh nghiệp
có thể trì hỗn thanh tốn tiền mua NVL thì doanh nghiệp có thể giảm bớt
được nhu cầu lượng tiền mặt cần. Hay nói cách khác, khoản phải trả làm
giảm vốn lưu động thuần.
Thời gian tồn kho
Là thời gian trung bình NVL hoặc thành phẩm được lưu kho (nằm
trong kho).
Thời gian tồn kho

=

Giá trị tồn kho trung bình
Giá vốn hàng bán/360

Thời gian thu các khoản phải thu
Là thời gian trung bình cần thiết để các khoản phải thu của doanh
nghiệp chuyển thành tiền mặt. Thời gian thu các khoản phải thu cịn được
gọi là kỳ thu tiền bình qn (DSO).
DSO

=

Giá trị khoản phải thu trung bình
Doanh thu tín dụng/360

Thời gian thanh toán các khoản phải trả
Là thời gian trung bình được tính từ khi mua NVL cho đến khi
doanh nghiệp thanh tốn các hóa đơn NVL này.



Thời gian thanh toán các
khoản phải trả

Giá trị khoản phải trả trung bình
Giá vốn hàng bán/360

=

Ví dụ: Có số liệu của cơng ty ABC như sau
(ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục tính
Tồn kho
Các khoản phải thu
Các khoản phải trả

Đầu kỳ
350
450
256

Cuối kỳ
400
400
300

Bình quân
375
425
278


Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo thu nhập) thể hiện: Doanh thu
4.000 trđ và giá vốn hàng bán chiếm 81,25% doanh thu. Lấy năm 360
ngày. Hãy tính chu kỳ luân chuyển vốn lưu động của công ty? (ĐVT: trđ)
Giải
- Giá vốn hàng bán : 4.000 x 0,8125 = 3.250
- Thời gian tốn kho: tTK = (375 x 360) / 3.250 = 41,54 ngày
- Thời gian thu các khoản phải thu:
DSO = (425 x 360) / 4.000 = 38,25 ngày
- Thời gian thanh toán các khoản phải trả:
tKPTrả = (278 x 360)/3.250 = 30,79 ngày
- Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động= 41,54 + 38,25 – 30,79 = 49 ngày


Bài tập tương tự sinh viên tự làm
Có số liệu của cơng ty ABC như sau
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục tính
Tồn kho
Các khoản phải thu
Các khoản phải trả

Đầu kỳ
500
100
250

Cuối kỳ
600
120
290


Báo cáo kết quả kinh doanh (Báo cáo thu nhập) thể hiện: Doanh thu
4.950 trđ và giá vốn hàng bán chiếm 84,85% doanh thu. Lấy năm 360
ngày. Hãy tính chu kỳ luân chuyển vốn lưu động của công ty. Nếu khoản
phải thu bình quân tăng lên 180,125 trđ và đồng thời tồn kho bình qn
giảm xuống cịn 408,8 trđ thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chu kỳ luân
chuyển vốn lưu động? ĐS: Chu kỳ luân chuyển VLĐ là 32 ngày; Chu kỳ
luân chuyển VLĐ giảm 5 ngày.
7.2.2. Phân loại tài sản lưu động
Để phân loại tài sản lưu động doanh nghiệp có thể dựa vào tiêu chí
hình thái của tài sản lưu động hoặc nguồn hình thành tài sản lưu động.
7.2.2.1. Dựa vào hình thái của tài sản lưu động
Tài sản lưu động vật tư hàng hóa bao gồm như: hàng mua đang đi
trên đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành
phẩm tồn kho, hàng gửi đi bán.
Tài sản lưu động dưới hình thái tiền tệ như: tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, các khoản
tạm ứng, chi phí trả trước.
7.2.2.2. Dựa vào nguồn hình thành
Tài sản lưu động từ nguồn vốn chủ sở hữu: hình thành từ nguồn
vốn do cổ đơng đóng góp, doanh nghiệp đầu tư, lợi nhuận giữ lại, vốn liên
doanh, phát hành cổ phiếu.
Tài sản lưu động từ nguồn vốn vay: hình thành từ nguồn vốn vay
ngắn hạn, vay dài hạn, phát hành trái phiếu công ty và các khoản nợ khác.


7.2.3. Xác định nhu cầu vốn lưu động
7.2.3.1. Vai trò của công tác xác định nhu cầu vốn lưu động
Vốn lưu động đóng vai trị quan trọng trong hoạt động SXKD của
doanh nghiệp và tùy theo tình hình SXKD của doanh nghiệp tại từng thời

điểm mà cần đến một lượng vốn lưu động nhất định. Nếu thiếu vốn lưu
động có thể làm gián đoạn sản xuất, còn dư thừa vốn lưu động sẽ gây ra
tình trạng tồn đọng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, từ đó làm
giảm hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định nhu cầu vốn
lưu động trước mỗi kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết. Xác định
nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp đóng các vai trị chủ yếu như sau:
Đảm bảo đủ lượng vốn lưu động, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa
vốn lưu động cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đảm bảo quá trình
sản xuất của doanh nghiệp tiếp diễn liên tục.
Hình thành các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho
doanh nghiệp nhanh và ổn định.
Đảm bảo việc sử dụng vốn lưu động hiệu quả và tiết kiệm là cơ sở để
đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
7.2.3.2. Các nguyên tắc xác định nhu cầu vốn lưu động
Khi xác định nhu cầu vốn lưu động, doanh nghiệp cần quan tâm đến
các nguyên tắc sau:
Nhu cầu vốn lưu động phải xuất phát từ nhu cầu sản xuất, đảm bảo
đủ vốn lưu động cho sản xuất vì nhu cầu này phụ thuộc vào tình hình
SXKD của doanh nghiệp tại mỗi thời kỳ xác định.
Thực hiện tiết kiệm vốn lưu động, giảm lượng vốn lưu động dư thừa,
đảm bảo sử dụng lượng vốn lưu động ở mức tối ưu cho sản xuất kinh
doanh bằng cách thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động,
thời gian luân chuyển của vốn lưu động và các giai đoạn luân chuyển của
vốn lưu động để có biện pháp tiết kiệm vốn lưu động cho doanh nghiệp.
Xác định nhu cầu vốn lưu động phải dựa trên các kế hoạch về tiêu
thụ sản phẩm, kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí, kế hoạch thu mua
nguyên vật liệu. Các kế hoạch này liên quan đến lượng thu chi tiền mặt,




×