Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

(Tiểu luận) báo cáo chuyến đi thực tế môn lịch sử ngoại giao và chính sách đốingoại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.18 MB, 48 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
----------------------

BÁO CÁO CHUYẾN ĐI THỰC TẾ

MÔN: LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI VIỆT NAM

SINH VIÊN: LÊ THÙY PHƯƠNG
MÃ SV: 2156100047
LỚP HÀNH CHÍNH: THƠNG TIN ĐỐI NGOẠI K41


2

Hà Nội, tháng 9 năm 2022


1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 2
NỘI DUNG THU HOẠCH................................................................................................................... 4
Ngày 1 (16/09/2022): Hà Nội – Nam Đàn – Cửa Lò.......................................................4
Ngày 2 (17/09/2022): Cửa Lò – Nhà lưu niệm Nguyễn Du – Ngã Ba Đồng Lộc – Làng
Sen, Làng Hoàng Trù – Cửa Lò.............................................................................................................5
Ngày 3 (18/09/2022): Cửa Lò – Đền Bà Triệu – Hoa Lư – Hà Nội.............................23
1. Đền Bà Triệu................................................................................................................23
2.



Đền vua Đinh...........................................................................................................27

3.

Đền vua Lê...............................................................................................................31

KẾT LUẬN...............................................................................................................................................37


2

MỞ ĐẦU
Một trong những lý do khiến tôi trở thành một thành viên của khoa Quan hệ
quốc tế nói chung cũng như chuyên ngành Thông tin đối ngoại của Học viện
Báo chí và Tun truyền nói riêng là việc có cơ hội được làm việc trong một
môi trường năng động, nhiệt huyết cùng những chuyến đi thực tế đầy những
kỉ niệm đáng nhớ. Và trong kì học vừa rồi, khoa Quan hệ quốc tế chúng tơi đã
có một chuyến đi thực tế cùng nhau dưới sự giúp đỡ và tham gia nhiệt tình
của các thầy cơ trong khoa cũng như toàn thể sinh viên K40 và K41. Trong
lần đi thực tế này, chúng tơi có cơ hội ghé thăm mảnh đất miền Trung đầy
nắng và gió, khác xa hồn tồn so với cuộc sống xô bồ ở Hà Nội. Kiến thức
của chúng tôi lại được mở rộng thêm khi đặt chân đến những địa danh nổi
tiếng nơi đây như ngã ba Đồng Lộc, nhà lưu niệm Nguyễn Du, quảng trường
Hồ Chí Minh, đền Bà Triệu, đền vua Đinh – vua Lê. Mỗi điểm đến đều để lại
trong lịng chúng tơi một khung bậc cảm xúc khác nhau, lúc vui cười hớn hở,
lúc lắng đọng rung rung khi hồi tưởng về lịch sử đấu tranh hào hùng của dân
tộc. Chuyến đi ba ngày hai đêm trôi qua rất nhanh, dù cảm thấy có chút buồn
nhưng những hình ảnh, những câu chuyện và con người nơi đây đã đọng lại
rất nhiều trong lịng tơi. Qủa thật đây là một chuyến đi vơ cùng ý nghĩa, qua

chuyến đi này, chúng tơi đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn, đồng thời
gắn kết tình bạn, tình đồng đội giữa các thành viên trong lớp.


3

NỘI DUNG THU HOẠCH
NGÀY 1 (16/09/2022): H À NỘI – NAM ĐÀN – CỬA LỊ
-

17h15 lớp chúng tơi có mặt tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để điểm
danh

-

17h30 xe chúng tôi bắt đầu lăn bánh di chuyển đến Nghệ An
Vì lớp chúng tơi khỏi hành khá muộn so với các lớp khác nên thời gian
xuất phát có bị chậm hơn và khơng thể hồn thành kịp chuyến đi ngày 1 như
dự kiến ban đầu

-

19h: đồn chúng tơi dừng chân tại một nhà hàng ở Hà Nội dùng bữa tối

-

20h: xe tiếp tục lăn bánh, di chuyển đến Ninh Bình
Dù quãng đường di chuyển khá xa - gần 6 tiếng đồng hồ nhưng chúng tôi
vẫn không hề cảm thấy mệt mỏi mà thay vào đó là cảm giác hào hứng, hồi hộp
khi được đặt chân đến một vùng đất mới. Trong q trình xe lăn bánh, chúng

tơi được anh hướng dẫn viên cung cấp những kiến thức cơ bản về những địa
điểm mà chúng tôi sẽ đến sắp tới, cùng với đó là những câu chuyện thú vị được
chia sẻ bởi những thành viên trong lớp khi giới thiệu về quê hương của họ. “Đi
một ngày đàng, học một sàng khôn”, ngay cả khi chúng tôi không thể trực tiếp
đến những địa điểm này thì chúng tơi vẫn có thể hình dung được những đặc
sản, những địa danh, những phong tục – tập qn,... của nơi đó thơng qua lời
kể, lời giới thiệu của chính những người con sinh ra từ đó.
Sau 2 trạm dừng chân của chuyến đi thì cuối cùng chúng tơi cũng đã tới
Cửa Lị vào khoảng 23h. Khách sạn mà chúng tôi nghỉ ngơi tại đây là Khách
sạn Thái An. Chúng tôi vào khách sạn, nhận phịng của mình và nhanh chóng
di chuyển lên phịng, nghỉ ngơi và chuẩn bị cho chuyến hành trình ngày mai.


4

NGÀY 2 (17/09/2022): CỬA LÒ – NHÀ LƯU NHIỆM NGUYỄN DU –
NGÃ BA ĐỒNG LỘC – LÀNG SEN, LÀNG HOÀNG TRÙ – CỬA LỊ
- 6h: chúng tơi ăn sáng tại nhà hàng của khách sạn
- 7h15: đồn chúng tơi xuất phát đi tuyến Ngã ba Đồng Lộc – Khu tưởng niệm
Đại thi hào Nguyễn Du, sau đó về ăn trưa tại nhà hàng khách sạn Mường
Thanh, thành phố Vinh
Địa điểm đầu tiên chúng tôi đặt chân đến trong chuyến đi ngày hôm nay là
Ngã ba Đồng Lộc. Dù chúng tôi đến từ khá sớm nhưng vẫn cảm nhận được
ánh nắng chói chang của vùng đất này. Khơng khí nghiêm trang dễ dàng cảm
nhận được qua khung cảnh, dòng người tham quan, sự im lặng khiến chúng
tôi tự giác nghiêm túc, khơng ai nói ai, mỗi người tự chỉnh trang trang phục,
yên lặng đi theo dòng người vào trong một căn phịng lớn nghe thuyết trình
Thơng qua lời giới thiệu của người hướng dẫn viên và qua những kiến
thức mà tôi đã tìm hiểu, Ngã ba Đồng Lộc là di tích lịch sử gắn liền với việc
10 nữ thanh niên xung phong thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam tử trận

trong chiến tranh Việt Nam trong một trận oanh tạc của Không lực Hoa Kỳ tại
đây. Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường mịn Hồ Chí Minh xun qua dãy
Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà
Tĩnh, thuộc địa phận thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc. Đây là một trong
những điểm giao thông quan trong trong chiến tranh, cho nên quân đội Mỹ đã
tập trung nhiều máy bay thả bom nhằm cắt đứt đường tiếp tế của đồng bào và
nhân dân miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Tại mảnh đất này, bom


Document continues below
Discover more
from: hệ quốc tế
Quan
QHQT01
Học viện Báo chí v…
220 documents

Go to course

Đề cương QHQT 22

qhqt
Quan hệ
quốc tế

100% (5)

ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ
12


HỌC - Ôn tập thi hế…
Quan hệ
quốc tế

100% (4)

Câu-hỏi-ôn-tập10

Lsqhqt
Quan hệ
quốc tế

100% (4)

ĐỀ CƯƠNG QUAN
14

HỆ QUỐC TẾ ĐẠI…
Quan hệ
quốc tế

100% (4)

ĐỀ CƯƠNG QHQT
27

Quan hệ
quốc tế

100% (2)



CHỨC NĂNG TƯ
5

34

TƯỞNG CỦA BÁO…

chồng lên bom, hố bom chồng lên hố bom, mỗi mét vuông
ở đây
Quan
hệ phải gánh
chịu 3 quả bom tấn; khơng một bóng cây, ngọn cỏ nào quốc
có thể tế
mọc nổi.

83% (6)

Hướng dẫn viên kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về 10 cô gái ngã ba
Đồng Lộc của tiểu đội 4 vô cùng quả cảm, hiên ngang. Tiểu đội 4 gồm 10 cô
gái trẻ, tuổi từ 17 đến 22 canh giữ giao điểm này; công việc chính của các cơ
là đào đất, bê đá, san lấp hố bom, làm đường tránh, nhiều lúc các chị còn tình
nguyện mặc áo trắng, cầm tay nhau làm cọc tiêu để cho các đoàn xe đi vào
mặt trận được an tồn. Cơng việc chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Thế nhưng,
những chiến sỹ thanh niên xung phong ở đây rất lạc quan, tin tưởng, họ tin
tưởng rằng một ngày kia đất nước sẽ độc lập, sẽ hoàn toàn được giải phóng.
“… Ở đây vui lắm mẹ ạ! Ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm
đường. Ban ngày chúng đem bom giết cá để chúng con cải thiện, bom đạn của
chúng có thể làm rung chuyển núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển trái

tim của chúng con...” A trưởng Võ Thị Tần viết thư gửi mẹ ngày 19/7/1968.
Trưa ngày 24 tháng 7 năm 1968, như mọi ngày 10 cô gái ra làm nhiệm vụ.
16h30', trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom rơi
xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Tất cả đã hy sinh khi
tuổi đời còn rất trẻ, tất cả chưa ai lập gia đình.


6

Sau đó, chúng tơi được xem một thước phim ngắn tái hiện lại khung cảnh
ngã ba Đồng Lộc. Có xem mới biết, hóa ra mảnh đất mọc đầy cỏ xanh mà
chúng tôi vừa đi qua đã từng là một chiến trường đầy thảm khốc với đầy
những hố bom.

Lời kể của anh hướng dẫn viên và đoạn phim ngắn về Ngã ba Đồng Lộc
đã đưa chúng tơi trở về hồi niệm 40 năm chiến tranh về trước, chiến trường
như hiện ra với những kỷ vật đơn sơ phục vụ chiến đấu: lá thư tay, chiếc lược;
lọn tóc A trưởng Võ Thị Tần kết hình số 8 rất đẹp trao người yêu với lời nhắn
nhủ “sau ngày chiến thắng chúng mình sẽ nên duyên vợ chồng”...
Điều mà khiến tôi ấn tượng nhất trong phần thuyết trình của ngườ hướng
dẫn đó là bài thơ gọi tìm cơ gái Đồng Lộc bị chơn vùi dưới hố bom
“Tiểu đội đã xếp mộ hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu khơng về tập hợp
Chín bạn đã quay quần đủ hết
Nhỏ - Xuân – Hà – Hường – Hợi – Rạng – Xuân – Xanh


7

Atrưởng Võ Thị Tần điểm danh

Chỉ thiếu mình em

Cúc ơi! Em ở đâu?
Đất nâu lạnh lắm
Da em xanh
Áo em thì mỏng
Cúc ơi! Em ở đâu?...”

Sau đó, chúng tơi di chuyển làm lễ tại nhà tưởng niệm tưởng niệm liệt sĩ
T.N.X.P tồn quốc. Dưới ánh nắng chói chang miền Trung, lắng nghe bài tế
các liệt sĩ, từng người trong chúng tôi đều rưng rưng nước mắt, với nén tâm
nhang và bông hoa cúc trắng trên tay, chúng tơi thành kính dâng lên các chị
để tưởng nhớ 10 bông hoa tuổi mới mười tám, đôi mươi, lứa tuổi đẹp nhất của
cuộc đời… Giữa đại ngàn đầy nắng, hương bồ kết thoảng đưa như mùi hương
tóc các chị vẫn cịn vấn vương đâu đây trong gió.


8

Tạm biệt Đồng Lộc, tạm biệt các chị, tạm biệt cây bồ kết, tạm biệt hố bom
chơi vơi trên đồi thơng lộng gió, ai trong đồn chúng tơi cũng có cảm giác
lâng lâng khó tả, sống mũi cay cay. Chúng tơi thầm hứa với lịng mình, với
các anh, các chị đã hy sinh anh dũng, đã ngã xuống cho màu xanh bình n
của Tổ quốc hơm nay, sẽ tiếp tục sự nghiệp dựng xây đất nước để thể hiện sự
tri ân cho những hy sinh to lớn của các anh chị năm xưa
Sau khi làm lễ tại nhà tưởng niệm tưởng niệm liệt sĩ T.N.X.P tồn quốc,
chúng tơi tiếp tục di chuyển đến khu tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Tại
đây, chúng tơi có một bức chụp ảnh tập thể trên mảnh đất linh thiêng này, sau
đó chúng tơi tiếp tục được nghe cô hướng dẫn viên – cháu gái đời thứu 10 của
Đại thi hào Nguyễn Du thuyết trình về khu tưởng niệm và cuộc đời của

Nguyễn Du.


9

Với giọng nói đầy tự hào và vơ cùng truyền cảm, cô hướng dẫn viên xứ
Nghệ đã khái lược cho chúng tôi về cuộc đời của cố Đại thi hào Nguyễn Du.


10

Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở làng
Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình
q tộc, có cha là Nguyễn Nghiễm, từng giữ chức Tể tướng dưới triều Lê –
Trịnh. Với tài năng thiên bẩm được ni dưỡng từ nhỏ của mình, cụ đã có
những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà với các tác phẩm thơ chữ
Hán (Thanh Hien thi tập, Nam Trung tạp ngâm,…) và thơ chữ Nôm (Đoạn
trường tân thanh, Văn tế thập loại chúng sinh,…)

Khu di tích Nguyễn Du nằm trong quần thể di tích dịng họ Nguyễn ở
Tiên Điền. Quần thể này bao gồm nhiều di tích như đền thờ Đại vương sĩ
Nguyễn Huệ; đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng; đàn tế Nguyễn
Quỳnh; hai ngôi nhà Tư Văn; khu mộ Đại thi hào Nguyễn Du; bảo tang
Nguyễn Du và nhà thờ Nguyễn Du.
Nổi bật tại khu di tích là bức tượng cụ Nguyễn Du được đúc bằng đồng
với chiều cao 4m, khăn đóng áo dài, tay cầm bút lông


11


Sau khi nghe xong phần thuyết trình, chúng tơi được tự do thăm quan
khn viên khu di tích và ghé thăm khu tưởng niệm Nguyễn Du với nhà tiếp
khách và bảo tàng. Tôi vô cùng bất ngờ khi biết nới đây lưu giữ hơn 1000
hiện vật, tư liệu về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền như các bản
Kiều Nơm cổ, nghiên mực, chén uống trà, móc treo mũ áo


12

Đặc biệt tại khu trưng bày sách có hơn 500 ấn phẩm nghiên cứu về sự
nghiệp của Nguyễn Du và 47 bản sưu tập truyện Kiều bằng chữ Hán và chữ
Nơm được số hóa từ bản truyện Kiều năm 1866.
Bên trong khu tưởng niệm còn được đặt 2 bức đại tự, phía trên có đề chữ
“Hồng Sơn phế tổ”, có nghĩa là dòng dõi nổi tiếng dưới chân núi Hồng và
phía dưới là “Thiên mơn tái đăng”, có nghĩa lên cửa trời

Hiện vật khiến tơi ấn tượng nhất đó là Cuốn độc bản Truyện Kiều lớn
nhất, nặng nhất do nhà thư pháp Nguyệt Đình thực hiện, trên khổ giấy kích
thước 1,2mx1,6m, nặng 75kg, được viết bằng chữ quốc ngữ và Truyện Kiều
thư pháp dài nhất với 325,4m trưng bày tại Trung tâm Bảo tàng Nguyễn Du.
Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi chứng kiến tận mắt một cuốn sách
khổng lồ như vậy.


13


14

Đầu giờ chiều, chúng tôi tiếp tục di chuyển đi thăm và chụp ảnh lưu niệm

tại Làng Sen và Làng Hồng Trù, sau đó trở về Cửa Lị nghỉ ngơi, thư giãn,
tắm biển.
Mặc dù đã thấm mệt sau nửa ngày di chuyển qua nhiều địa điểm nhưng
chúng tôi vẫn rất háo hức khi nghe đến địa điểm tiếp theo này. Đây chính là
địa điểm mà tơi mong chờ nhất trong chuyến đi này, đó là q Bác.
Chúng tơi được về thăm quê ngoại – làng Hoàng Trù và quê nội – làng
Sen của Bác. Chúng tơi đến làng Hồng Trù đầu tiên bởi đây là nơi đã nuôi
lớn Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi mà Người nhận là “nhà”.

Tại đây, chúng tôi được nghe cô hướng dẫn viên xứ Nghệ vơ cùng dễ
thương trình bày về những di tích có trong làng và những câu chuyện của
Bác.


15

Làng Hoàng Trù cách làng Sen khoảng 2 km, cùng thuộc xã Kim Liên
(huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 15 km. Nơi
đây có cụm di tích Hồng Trù rộng 3.500 m², gồm: ngơi nhà của cụ Hồng
Đường - ơng ngoại của Bác Hồ, ngơi nhà thờ chi nhánh họ Hồng Xn, ngơi
nhà của ơng Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan - thân sinh Bác Hồ. Q
ngoại Hồng Trù chính là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời, là nơi gắn bó
với Bác từ lúc lọt lòng đến khi lên 5 tuổi. Vào dịp Tết Mậu Dần 1878, cụ
Hoàng Đường trên đường đi chúc Tết gặp một chú bé ngồi trên lưng trâu mải
mê đọc sách. Chú bé đó tên là Nguyễn Sinh Sắc, vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ từ
năm 4 tuổi. Cảm thương hoàn cảnh và quý trọng đức hiếu học, cụ Hoàng
Đường đã xin phép họ Nguyễn Sinh đưa Nguyễn Sinh Sắc về ni, cho ăn
học. Khi đó Nguyễn Sinh Sắc tròn 15 tuổi. Được sự dạy bảo của cụ Hồng
Đường, Nguyễn Sinh Sắc càng học càng thơng minh, nổi tiếng khắp vùng.
Năm Nguyễn Sinh Sắc tròn 18 tuổi, hai cụ chọn ông làm con rể cho con gái

đầu lịng Hồng Thị Loan. Năm 1883, hai người thành hơn, ra ở riêng trong
ngôi nhà nhỏ 3 gian mới dựng. Ngơi nhà là nơi chứng kiến người học trị
Nguyễn Sinh Sắc miệt mài đèn sách, chứng kiến sự tần tảo, thủy chung của
người vợ và sự ra đời của những người con. Tại kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ
1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ cử nhân trường Nghệ, năm 1895, vào kinh đô
Huế để ôn luyện và đưa cả vợ con theo. Khoa thi Hội Tân Sửu năm 1901 đã
đến, được sự động viên của cụ Kép và cũng để trọn tình vẹn nghĩa với người
vợ quá cố của mình ở Huế, ông Sắc đã quyết định vào Huế để dự kì thi Hội và
ơng đã đỗ Phó bảng. Nhà vua đã cho về vinh quy bái tổ tại quê nhà. Theo
phong tục xưa, vinh quy bái tổ không ở quê vợ mà về quê mình để bái tạ tổ
tiên cho nên cha con ông Sắc đã tạm biệt quê ngoại Hoàng Trù để về sống tại
Làng Sen quê nội. Nhưng về quê nội, Bác cũng chỉ gắn bó được có 5 năm.
Năm lên 16 tuổi, Bác theo cha và anh trai vào Huế lần thứ hai. Lần ra đi ấy,
Bác bơn ba tìm đường cứu nước. Mãi cho tới khi có dịp trở về thăm q ngoại
Hồng Trù này, Bác đã trở thành cụ già 71 tuổi rồi. Đứng lặng người trong
ngơi nhà nhỏ ba gian, Bác nói với bà con rằng: “Đây là nhà của Bác”. Bác đã


16

đi rất nhiều nơi, ở rất nhiều ngôi nhà nhưng dừng chân trước ngơi nhà nhỏ,
Bác nói rằng đây mới là nhà của Bác. Nhìn những kỉ vât vẫn cịn nguyên vẹn
như xưa, Bác xúc động vô cùng. Bác thăm lại chiếc khung cửi nơi mẹ từng
dệt vải bao đêm, thăm lại cái võng, chiếc giường nhỏ nơi 3 chị em Bác cất
tiếng khóc chào đời. Và giây phút xúc động nhất là đôi bàn tay của cụ già 71
tuổi cứ run run lần theo mép giường gỗ. Một lát sau Bác nén xúc động, quay
ra nói với mọi người rằng: “các cô các chú thật khéo giữ. Chiếc giường gỗ
ngày xưa của mẹ mà nay vẫn còn”. Bác hỏi rằng: “Nhà thờ được xây tường,
lợp ngói từ bao giờ?” Sau đó khi quay trở ra nhìn thấy cây mít vẫn cịn, Bác
bảo rằng: “Chà, cây mít ngày xưa mà nay vẫn còn. Cây này quả sai, nhiều

múi, cùi mỏng nhưng mà rất ngọt.” Tuy nhiên thì đầu năm 2020, cây mít đã bị
lão hóa và chết đi. Khu di tích Kim Liên đã cho xử lí và trưng bày gốc mít
bên cạnh nhà thờ để du khách có thể về tham quan và chiêm ngưỡng. Cây mít
này có từ thời của Bác Hồ lúc mới sinh ra. Cịn ngơi nhà lớn năm gian là nhà
của ông bà ngoại Bác Hồ, ngày đó thì gia đình bên ngoại nhà Bác là một gia
đình nhà nho khá giả: cụ ơng là Hoàng Xuân Đường, làm nghề dạy học; cụ bà
là Nguyễn Thị Kép làm ruộng, có thêm nghề trồng dâu ni tằm, dệt vải.
Khu di tích Hồng Trù với ngơi nhà nhỏ ba gian là nơi cất tiếng khóc chào
đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp
đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh
chị em. Cũng chính tại nơi đây, Người đã nhận được tình yêu thương của
những người thân, của quê hương, được chứng kiến sự dạy dỗ tận tình của
ơng ngoại với cha mình. Những giá trị tinh thần ấy là khởi nguồn cho một
khát vọng lớn lao, để cậu bé Nguyễn Sinh Cung trở thành Chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa của đất nước
Việt Nam và của nhân loại.
Sau khi làm lễ và chụp ảnh lưu niệm, chụp tôi đi bộ di chuyển đến làng
Sen – quê nội của Bác.


17

Làng Sen là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống trong những năm tháng
niên thiếu của mình. Dưới mái nhà tranh của quê nội, tình thương yêu của gia
đình, họ tộc và bà con xóm giềng đã ni dưỡng trong Bác một tình yêu với
Đất nước và con người Việt Nam. Không biết từ bao giờ, ngôi làng nhỏ bé
đơn sơ ấy đã trở thành cái nôi để hun đúc lên tên tuổi của vị lãnh tụ vĩ đại của
dân tộc Việt Nam – Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngơi nhà lá 5 gian được dân làng Sen quê nội Hồ Chí Minh đã được dựng
lên từ quỹ cơng của dân làng để mừng ông Nguyễn Sinh Sắc, cha của Hồ Chí

Minh, khi ơng đỗ phó bảng khoa thi Hội năm 1901. Cụ Nguyễn Sinh Sắc
dành hai gian để đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và để tiếp khách. Bàn thờ
được làm bằng liếp tre nứa trên trải chiếu nhỏ để bát hương, cây nến và bài vị
bằng gỗ giản dị. Gian thứ tư là nơi nghỉ của Sắc với bộ phản gỗ kê bên cửa sổ
chính, bên cạnh có chiếc án thư nơi để ơng dạy các con học chữ và đây cũng
là nơi vào các buổi tối ông thường mời bà con ngồi quây quần uống nước trà
xanh.
Các kỷ vật trong ngơi nhà hiện cịn được giữ lại hầu như nguyên vẹn: hai
bộ phản gỗ là nơi nghỉ của Phó bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà


18

Thanh (tên hiệu Bạch Liên) con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ
đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen. Ngôi nhà 5 gian
lợp mái tranh đơn sơ, giản dị của gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân
phụ của Bác Hồ bắt đầu hiện ra sau lũy tre rợp bóng xanh mát. Phía trước nhà
có 2 sân nhỏ và 1 thửa vườn con con được vây quanh bằng hàng râm bụt.
Ngôi nhà được dựng bằng tre và gỗ, lợp mái tranh mộc mạc và đơn sơ. Ngơi
nhà có tổng cộng 5 gian: Hai gian phía ngồi là nơi đặt bàn thờ và tiếp khách
- từng là chỗ đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, gian
thứ ba là chỗ ở của bà Nguyễn Thị Thanh – người chị cả của Bác, hai gian
còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của gia đình. Trong đó gian thứ tư có kê bộ
phản gần cửa sổ để cụ Phó bảng nằm đọc sách, gian thứ năm cũng chỉ kê vỏn
vẹn 1 bộ phản - là nơi nghỉ ngơi của ông Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn
Sinh Cung (Bác Hồ). Kế bên nhà là nhà ngang sử dụng làm bếp.
Dù đậu Phó bảng nhưng những vật dụng trong nhà vẫn hết sức giản dị
gồm tấm phản gỗ để nằm, chiếc chõng tre, chum sành đựng nước và cái chạn
bát bằng tre… Hầu hết những đồ vật này đều do dân làng tặng, những kỷ vật
này vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Có thể nói, ngơi nhà của gia đình Bác

nhỏ bé, đơn sơ nhưng lại tiêu biểu những nếp nhà ở làng quê nông thôn Việt
Nam thuở trước, mang đến cho du khách những cảm xúc lâng lâng và nỗi
niềm khó tả. Ngơi nhà này đã gắn bó với một thời kì đầy ý nghĩa và quan
trọng của Bác từ cuối năm 1901 đến giữa những năm 1906, nơi đây chứng
kiến quá trình học tập, trưởng thành của Người; là nơi khơi gợi, vun đắp
những cảm xúc đầu tiên về lòng yêu nước và những nhận thức về thời cuộc
của Bác. Hai ngôi nhà tranh ở quê nội Bác khá rộng, nhưng về đây gia đình
Bác chỉ cịn có bốn bố con. Mẹ Bác Hồ - bà Hoàng Thị Loan đã mất ở Huế.
Vốn là người trọng ơn nghĩa nên việc đầu tiên ông Nguyễn Sinh Sắc làm là
đặt bàn thờ ở nơi trang trọng nhất, tại gian nhà thứ hai, để thờ riêng hương
hồn của vợ, mẹ hiền của các con.


19

Ông Nguyễn Sinh Sắc sau khi đỗ đạt đã từ chối con đường làm quan, về
quê dạy học và bốc thuốc, làm những việc có lợi cho dân và giúp dân thật
nhiều. Đạo lý và tính cách sống đáng kính trọng này sớm đã ảnh hưởng sâu
sắc đến tâm hồn và nhân cách của những người con thơ. Bác Hồ từ nhỏ đã
được học với nhiều thầy nổi tiếng ở làng quê, làm liên lạc cho các sĩ phu yêu
nước. Cũng chính trong căn nhà này đã chứng kiến được nhiều nhà nho đến
đây để bình văn thơ, hội họp, có ngày kín đáo bàn luận việc nước. Bác là
người con nhỏ hầu cha mình thuốc nước mỗi khi nhà có khách. Là một đứa
trẻ có nhiều tư chất thơng minh, mẫn cảm, Bác sớm đã lắng nghe và hiều
được nỗi băn khoăn, trăn trở của các bậc cha chú giãi bày trước vận mệnh của
nước nhà. Để rồi, tình u q hương đất nước, ý chí giải phóng dân tộc của
Bác đã sớm hình thành và nhen nhóm ở làng Sen, là khởi điểm để sau này
Bác nghĩ đến việc tìm ra con đường cứu nước.
Ơng Nguyễn Sinh Sắc, qua thời gian đã sống và gắn bó với dân nghèo của
mảnh đất xứ Nghệ, chia ngọt sẻ bùi với dân, cơm khoai không đủ no, dẫu

rằng học vị của ông là cao nhất làng. Phải đến mùa hè năm 1906, khi triều
đình Huế gọi ơng về làm quan, khơng cịn cách nào từ chối nữa, ơng mới vào
triều nhậm chức. Năm ấy, Bác Hồ 16 tuổi, đã theo cha vào Huế lần thứ hai,
đây được xem là thời cơ thuận lợi nhất để Bác chuẩn bị đi tìm đường cứu
nước. Cha của Bác chia tay xóm làng, và cũng từ đó chưa một lần tái ngộ về
quê. Sau 50 năm xa cách quê nhà, Bác Hồ đã trở về thăm quê làng Sen hai lần
vào năm 1957 và 1961.


20

Chúng tôi đi tham quan đến địa điểm ở làng Sen.
Dạo quanh làng, chúng tơi bắt gặp những hình ảnh vơ cùng bình dị như
đơi bờ tre rì rào trong gió, bụi râm bụt đung đưa, hàng hoa cau, hoa bưởi


21

thơm ngát, xung quanh làng được trồng rất nhiều sen trong hồ. Cứ đến mùa
sen, ngôi làng Bác như được ủ hương thơm tươi mát làm động lòng du khách


22

Giếng Cốc, cây đa - khung cảnh vô cùng quen thuộc của những ngôi làng
Việt thời xưa, đưa ta về với sự bình yên và mộc mạc nhất

Sau hàng tre xanh ngát, chúng tôi đến với ngôi nhà đơn sơ với 5 gian lợp
mái của gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của chủ tịch Hồ
Chí Minh. Ngồi nhà được dựng lên từ năm Tân Sửu 1901. Ngôi nhà được bao

bọc bởi hàng rào hoa râm bụt, phía trước có hai khoảng sân và một mảnh
vườn nhỏ. Toàn bộ căn nhà được dựng bằng tre và gỗ nên vô cùng mộc mạc
và đơn sơ. Trong nhà có những vật dụng giản dị như bao căn nhà bình dân
Việt Nam khác, như chiếc chõng tre, phản gỗ, chạn bát, chum sành đựng
nước,... Tất cả những món đồ kỷ vật này, cho đến nay vẫn được gìn giữ
nguyên vẹn


×