Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi a6 ứng phó với hỏa hoạn ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 15 trang )

0
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước xảy ra khơng ít vụ cháy thương tâm
khiến các bậc phụ huynh và cộng đồng vô cùng hoang mang. Kể từ đầu năm 2022
đến nay, cả nước đã xảy ra hàng chục vụ cháy lớn nhỏ, trong đó có những vụ cháy
thương tâm gây thiệt hại lớn về người.
Hỏa hoạn ln là sự kiện nóng hổi bởi những nguy hiểm, những thiệt hại do
nó mang lại vơ cùng lớn cả về vật chất và tính mạng con người. Bên cạnh việc trang
bị những kỹ năng phòng chống hỏa hoạn, kỹ năng thoát hiểm cho người lớn, khi có
hỏa hoạn xảy ra thì việc trang bị kiến thức, kỹ năng sinh tồn cho trẻ nhỏ cũng hết sức
quan trọng.
Trẻ mầm non là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân
cách, trẻ cịn non nớt về thể chất và tình cảm, trí tuệ. Trẻ chưa có nhiều kỹ năng sống
chưa biết cách ứng phó với những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống. Đó là
đối tượng rất dễ trở thành những nạn nhân đầu tiên trong vụ hỏa hoạn, bởi các em
chưa biết cách thoát hiểm trong đám cháy.
Do vậy, cần dạy trẻ cách phòng cháy chữa cháy ngay từ khi còn nh́ ỏ, giáo dục
kỹ năng sống để trẻ có những hiểu biết nhất định để phòng tránh rủi ro, nguy hiểm có
thể xảy ra cho trẻ là vấn đề chúng ta cần phải quan tâm dạy trẻ hàng đầu.
Ở lớp tôi giảng dạy, việc dạy trẻ biết cách ứng phó với hỏa hoạn còn chưa thực
tế, chưa xây dựng được nhiều tình huống giả định để trẻ được thực hành trải nghiệm,
việc lập kế hoạch giảng dạy còn chưa khoa học, dễ hiểu đối với trẻ. Hơn nữa, do
nhận thức của trẻ không đồng đều khiến việc giáo dục trẻ ứng phó với hỏa hoạn cịn
nhiều hạn chế.
Câu hỏi lớn đặt ra lúc này: Làm thế nào để trẻ biết tự vệ bản thân khi xảy ra
hỏa hoạn? Là một giáo viên có năng lực tại sao tơi khơng truyền đạt cho trẻ biết cách
ứng phó với hỏa hoạn, dẫn dắt trẻ vào những tình huống để trẻ có kiến thức mà trẻ
chưa được tiếp cận. Đây là điều tôi băn khoăn và trăn trở bấy lâu nay. Chính vì vậy,
tơi đã mạnh dạn đưa ra “Biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 Tuổi A6 ứng phó
với hỏa hoạn ở Trường Mầm non ...” để nghiên cứu và áp dụng vào thực hiện tại
lớp mình phụ trách với mục đích giúp cho trẻ biết cách ứng phó khi có hỏa hoạn xảy


ra phù hợp với năng lực, lứa tuổi của trẻ mầm non. Từ đó sẽ giúp trẻ bình tĩnh và biết


1
cách xử lý tình huống một cách an tồn nhất. Giúp cho giáo viên có thêm biện pháp
giáo dục phát triển tốt kỹ năng xã hội cho trẻ.
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng việc giáo dục trẻ ứng phó với hỏa hoạn tại lớp 5 Tuổi A6
Trường Mầm non ...
1.1. Ưu điểm
1.1.1. Giáo viên
- Bản thân có trình độ trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, nắm chắc
phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ.
- Có kiến thức về phịng cháy chữa cháy, kỹ năng thốt hiểm và kỹ năng sử
dụng các phương tiện phòng cháy chữa cháy.
- Được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, dự giờ, học tập đồng nghiệp
về hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo, các lớp tập huấn về phòng
cháy chữa cháy.
1.1.2. Trẻ em
- Tất cả trẻ trong lớp đều cùng một độ tuổi nên điều kiện phát triển tâm lý
tương đối đồng đều.
- Trẻ trong lớp hoạt bát, nhanh nhẹn, mạnh dạn trả lời câu hỏi của cơ, tích cực
tham gia các hoạt động tại lớp.
- Một số trẻ trong lớp đã có hiểu biết cơ bản về dấu hiệu nhận biết khi có hỏa
hoạn, ứng phó với hỏa hoạn qua tivi, internet.
1.1.3. Phụ huynh
- Đa số phụ huynh trong lớp đều quan tâm tới trẻ, tương tác thơng tin với giáo
viên thường xun, tích cực phối hợp với giáo viên trong các hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ.
1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

1.2.1. Giáo viên
- Việc xây dựng được kế hoạch giáo dục trẻ ứng phó với hỏa hoạn cịn chưa cụ
thể, chưa khoa học.
- Các hoạt động giáo dục trẻ ứng phó với hỏa hoạn cịn nghèo nàn, chưa
tạo được nhiều tình huống cho trẻ trải nghiệm.


2
- Các câu hỏi đưa ra chưa kích thích được sự sáng tạo của trẻ, còn trừu tượng
và xa vời với trẻ.
1.2.2. Trẻ em
- Khả năng tiếp thu, tập trung của trẻ còn hạn chế, chưa nhận thức được đồng
đều, tính tự nguyện chưa cao.
- Đa số trẻ chưa nhận biết được một số dấu hiệu khơng an tồn khi có cháy và
chưa biết làm gì khi có hỏa hoạn xảy ra.
- Trẻ xử lý tình huống cịn hạn chế.
1.2.3. Phụ huynh
- Một số phụ huynh chưa nắm bắt được cách ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con, việc trao đổi thông tin và phối
hợp với giáo viên trong việc cung cấp kỹ năng thoát hiểm cho con.
Từ thực trạng trên tôi tiến hành khảo sát trên trẻ đầu năm học 2022-2023:
Bảng khảo sát đầu năm học 2022–2023
Trẻ đạt
Tổng số
TT
NỘI DUNG
Số
trẻ
Tỉ lệ
lượng

Trẻ nhận biết được một
số dấu hiệu không an
1 tồn và gọi người khác
15
46,8%
giúp đỡ (trong trường
32
hợp có hỏa hoạn)
Trẻ biết ứng phó khi có
2 hỏa hoạn xảy ra (thơng
11
34,4%
qua tình huống giả định)

Trẻ chưa đạt
Số
Tỉ lệ
lượng
17

53,2%

21

65,6%

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy lớp tôi tỉ lệ trẻ đạt ở các nội dung còn thấp từ
34,4% - 46,8%, tỉ lệ trẻ chưa đạt khá cao từ 53,2% - 65,6%. Vì vậy, để cải thiện mức
độ trẻ đạt ở các nội dung, để trẻ biết phó với hỏa hoạn, giữ được an tồn. Tơi đã thực
hiện biện pháp “Biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 Tuổi A6 ứng phó với hỏa

hoạn ở Trường Mầm non ...” tại lớp 5 - 6 tuổi A6, trường Mầm non ... để áp dụng
và thực hiện trong năm học 2022-2023.
2. Biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 Tuổi A6 ứng phó với hỏa hoạn ở
Trường Mầm non ...


3
2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch lồng ghép dạy trẻ ứng phó với hỏa
hoạn khi có hỏa hoạn xảy ra.
2.1.1. Nội dung biện pháp
- Xây dựng kế hoạch lồng ghép dạy trẻ các kỹ năng ứng phó với hỏa hoạn khi
có hỏa hoạn xảy ra vào các hoạt động.
2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp
Từ những kiến thức và kỹ năng đã tìm hiểu về phịng cháy chữa cháy, tôi đã
xây dựng kế hoạch lồng ghép dạy trẻ ứng phó với hỏa hoạn vào trong các lĩnh vực:
giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển tình
cảm kỹ năng xã hội,…vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Đảm bảo từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi của trẻ, phù hợp
với các chủ đề như sau:
TT

Chủ đề

Nộidungthựchiện
Dạy trẻ nhận biết các khu vực của trường, ký hiệu và lối
1 Trường mầm non thoát hiểm trong trường mầm non thơng qua hoạt động trị
chuyện, KPKH.
Dạy trẻ nhận biết một số dấu hiệu khi có hỏa hoạn xảy ra
2
Bản thân

thơng qua hoạt động hoạt động chiều, hoạt động KPKH.
Dạy trẻ chạy thốt nhanh ra khỏi đám cháy, hơ
to, báo cho người lớn khi có cháy và nhớ số điện thoại của
3
Gia đình
các chú cơng an PCCC, cho trẻ thực hành trải nghiệm
thơng qua hoạt động chiều.
Dạy trẻ tránh hít phải khói độc, cho trẻ thực hành trải
4
Nghề nghiệp
nghiệm thơng qua hoạt động rèn kỹ năng
Dạy trẻ dập lửa trên quần áo, cho trẻ thực hành trải
5
Tết - mùa xuân
nghiệm thông qua hoạt động chiều
Diễn tập thực hành các kỹ năng thơng qua các tình huống
6
Giao thơng
giả định
2.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp: Sau khi thực hiện biện pháp trên, tơi đã có kế
hoạch chi tiết. Xác định những nội dung cần giáo dục trẻ ứng phó với hỏa hoạn vào
những chủ đề phù hợp và tổ chức thông qua những hoạt động cụ thể trong chủ đề đó.
Tất cả các nội dung đều phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện của lớp. Từ việc
xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết như vậy đã giúp tôi triển khai thực hiện được dễ
dàng, thuận lợi và có chất lượng hơn.


4
2.2. Biện pháp 2: Dạy trẻ nhận biết dấu hiệu khi có hỏa hoạn xảy ra và
cách ứng phó.

2.2.1. Nội dung biện pháp
- Dạy trẻ nhận biết dấu hiệu khi có hỏa hoạn xảy ra một cách đơn giản nhất
bằng các giác quan của trẻ.
- Dạy trẻ cách có thể xử lý khi gặp hỏa hoạn như: báo cho người lớn khi phát
hiện có hỏa hoạn, tìm cách thốt khỏi đám cháy, gọi điện nhờ sự giúp đỡ, dập lửa
cháy trên quần áo bé đang mặc.
2.2.2. Cách thức thực hiện biện pháp
Việc đầu tiên cần thiết phải làm đó là giúp trẻ nhận biết dấu hiệu khi có hỏa
hoạn xảy ra. Việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời sẽ giúp giảm thiểu tối đa nhất về
người và tài sản do hỏa hoạn mang lại. Tôi hướng dẫn trẻ bằng chính những giác
quan của mình để nhận biết được điều đó thơng qua hoạt động đón trẻ, hoạt động
chiều, hoạt động khám phá khoa học,…
Theo kế hoạch, ở chủ đề “Bản thân” thơng qua hoạt động đón trẻ, hoạt động
khám phá khoa học, tôi dạy trẻ dùng các giác quan để nhận biết dấu hiệu khi có hỏa
hoạn xảy ra.
VD: Trong hoạt động KPKH: Tìm hiểu, khám phá các giác quan trên cơ thể
bé. Khi cho trẻ khám phá từng giác quan, tôi lồng ghép những câu hỏi về dấu hiệu
nhận biết khi có hỏa hoạn.
- Dùng thị giác để quan sát ánh lửa hay khói bốc lên vì đã có lửa thì sẽ có
khói.
- Dùng khứu giác để ngửi mùi của sản phẩm cháy. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến cháy nổ và chúng bắt nguồn từ những sản phẩm cháy khác nhau. Mùi của
các sản phẩm cháy được hình thành do sự cháy khơng hồn tồn của chất cháy tạo
nên. Những đồ vật dễ cháy như rèm cửa, quần áo, gỗ khi cháy sẽ có mùi khét.
- Dùng thính giác để nghe tiếng nổ, tiếng chuông báo động khi có cháy: Dấu
hiệu đầu tiên khi có cháy xảy ra đó là sẽ có tiếng chng báo động.
- Dùng xúc giác để cảm nhận độ nóng ở tay nắm cửa, giúp trẻ phát hiện khu
vực đó có an tồn để thoát hiểm.



5
Ở hoạt động đón trẻ, hoạt động chiều, tơi củng cố lại cho trẻ các dấu hiệu
nhận biết khi có hỏa hoạn xảy ra để trẻ ghi nhớ và khắc sâu. Từ đó, hình thành kiến
thức cơ bản về hỏa hoạn, tạo tiền đề để dạy trẻ ứng phó với hỏa hoạn.
Khi trẻ đã biết nhận ra dấu hiệu của hỏa hoạn tơi tiến hành dạy trẻ cách có
thể xử lý khi gặp hỏa hoạn:
* Dạy trẻ báo cho người lớn khi phát hiện có hỏa hoạn.
- Điều đầu tiên khi dạy trẻ biết ứng phó với hỏa hoạn khi gặp hoả hoạn đó là
báo cho người lớn biết. Bởi trẻ cịn q nhỏ khơng thể tự xử lý đám cháy. Nên khi
thấy có hỏa hoạn trẻ cần tránh xa ra và báo ngay cho người lớn biết. Đồng thời, dạy
trẻ thật bình tĩnh để xử lý tình huống và tìm người giúp đỡ.
Ví dụ: Ở chủ đề gia đình. Trong hoạt động đón trẻ trị chuyện về đồ dùng
trong gia đình. Cơ nêu tình huống: Con đang ở nhà mà phát hiện trong nhà có vật
đang bị cháy, con sẽ làm gì?
- Trẻ đưa ra ý kiến: Con sẽ chạy đi, con sẽ hô cháy, con sẽ đi gọi người lớn
giúp đỡ,…
- Tôi hướng dẫn trẻ phải chạy thật nhanh đi tìm người lớn để báo có cháy
hoặc hơ thật to “Cháy, cháy, cứu” và cho trẻ thực hành. (Video trẻ hơ to báo
cháy…cháy…cứu)
* Dạy trẻ tìm cách thốt khỏi đám cháy.
- Dạy trẻ khi phát hiện tình trạng hỏa hoạn phải tìm cách thốt ra khỏi đám
cháy đó và đi tìm sự giúp đỡ của người lớn. Khơng khí xung quanh đám cháy rất
độc hại. Nếu ở lại đó quá lâu trẻ sẽ bị ngạt thở hoặc có thể nhiễm khí độc. Dạy trẻ
cách nhận biết lối thốt hiểm để trẻ có thể xử lý khi gặp tình huống. Đồng thời
dạy trẻ khi phát hiện đám cháy không đi tìm hoặc mang theo đồ chơi, vật quan
trọng với trẻ. Bởi điều này gây mất thời gian càng khiến trẻ rơi vào tình huống
nguy hiểm hơn.
Ví dụ: Ở hoạt động trị chuyện tơi cho trẻ biết được các khu vực trong
trường, ký hiệu thoát hiểm, lối thoát hiểm bằng cửa, cầu thang. Tơi tiếp tục đặt ra
tình huống cho trẻ chọn câu trả thời theo đáp án:

Khi phát hiện ra có cháy trong lớp con sẽ làm gì?
1) Tìm cách chạy ngay ra cửa và ra ngoài


6
2) Chui vào góc tủ trốn
3) Quay lại lấy đồ chơi
-> Cho trẻ chọn đáp án và khái quát lại: Khi có cháy trẻ phải tìm cách thốt
ra ngồi thật nhanh, khơng quay lại cầm theo đồ gì cả vì đó sẽ làm mất thời gian và
gây khó khăn trong thời gian mình thốt khỏi đám cháy.

Hình ảnh cơ giáo giới thiệu cho trẻ lối thoát hiểm trong trường mầm non
* Dạy trẻ tìm cách thốt khỏi đám cháy:
Khi có đám chảy xảy ra khơng khí xung quanh lúc này rất độc hại. Để tránh
tình trạng này, tơi dạy trẻ dùng khăn ướt hoặc miếng vải để che mũi lại. Bởi cách
này giống như chúng ta lấy tấm màng lọc khơng khí giúp tránh khói độc đi vào cơ
thể. Ngồi ra, tôi dạy trẻ không đứng thẳng người mà cần cúi thấp người càng gần
mặt đất càng tốt để di chuyển ra khỏi khu vực xảy ra cháy. Cách làm này giúp trẻ
hạn chế việc hít khói độc vào trong cơ thể. Hạn chế tình trạng nhiễm khí độc và
nghẹt thở.
+ Ví dụ: Ở chủ đề “Nghề nghiệp”, trong hoạt động rèn kỹ năng với đề tài:
Tìm cách thốt khỏi đám cháy. Tơi tạo tình huống cho trẻ: có khói khét trong
phịng và hỏi trẻ khi có đám cháy rất nhiều khói độc các con cần phải làm gì để
tránh không bị ngạt thở?
-> Con sẽ dùng khăn ướt hoặc miếng vải hoặc gần nhất là dùng áo mình đang
mặc để che kín mũi, tránh hít phải khỏi gây ngạt thở.
+ Khi bịt khăn ướt rồi chúng ta sẽ tìm cách nào để thốt ra khỏi phịng?
-> Phải bị thấp người theo bờ tường và tay giữ khăn che miệng để ra ngồi
vì khói thường ở trên cao, nên khi chúng mình bị dưới thấp sẽ đỡ bị ngạt khói.



7

Hình ảnh trẻ thực hành dùng khăn ẩm che mũi miệng, cúi sát người tránh hít
phải khói độc
* Dạy trẻ gọi điện nhờ sự giúp đỡ:
Đây là yếu tố rất quan trọng khi có hỏa hoạn xảy ra, đó là gọi điện nhờ sự
giúp đỡ. Dạy trẻ ghi nhớ thông tin số điện thoại của các chú cơng an phịng cháy
chữa cháy, gọi theo số 114. Khi trẻ có cách giữ an toàn cho bản thân cần gọi điện
nhờ sự giúp đỡ. Có thể báo cho bố mẹ nếu khơng gọi được sẽ gọi cho hàng xóm,
người thân khác.
Ví dụ: Cô sẽ giới thiệu với trẻ số điện thoại của các cơ cơng an phịng
cháy chữa cháy thơng qua hoạt động học hàng ngày, hoạt động trị chuyện, hoạt
động chiều,…

Hình ảnh số điện thoại đường dây nóng của cơng an PCCC


8

Hình ảnh cơ giới thiệu số điện thoại của các chú công an PCCC
qua các hoạt động
* Dạy trẻ dập lửa cháy trên quần áo bé đang mặc
- Dạy trẻ nằm xuống sàn lăn qua lăn lại để dập tắt lửa hoặc chạy tới nơi có
nước gần nhất để lấy nước dập tắt lửa trên quần áo, trong trường hợp không may
quần áo của trẻ bị bắt lửa. Đồng thời, lúc này khi đồ trên người trẻ ướt cũng giúp
trẻ giảm nguy cơ bị bỏng. Tôi dạy trẻ và cho trẻ luyện tập thông qua hoạt động
chiều ở chủ đề “Tết-mùa xuân”
- Việc dạy trẻ biết dập lửa trên quần áo đang mặc là rất quan trọng. Bởi khi
gặp hỏa hoạn, khơng chỉ trẻ em mà cịn cả người lớn thường rất dễ mất bình tĩnh và

khơng biết cách xử lý tình huống này.

Hình ảnh trẻ lăn trên mặt sàn để dập lửa trên quần áo
2.2.3. Kết quả áp dụng biện pháp: Sau khi thực hiện biện pháp này, trẻ ở lớp
tơi nhận biết được nhanh, chính xác một số trường hợp khơng an tồn và gọi người
giúp đỡ, cụ thể trong trường hợp có hỏa hoạn. Trước khi áp dụng biện pháp, số trẻ


9
đạt ở nội dung này chỉ có 15/32 trẻ đạt 46,8%. Sau khi áp dụng biện pháp, số trẻ đạt
nội dung này là 32/32 trẻ đạt 100%. Tỉ lệ tăng là 53,2%. Hơn thế nữa, trẻ còn được
trang bị đầy đủ kiến thức về cách xử lý khi có hỏa hoạn xảy ra.
2.3. Biện pháp 3: Xây dựng các tình huống giúp trẻ thực hành ứng phó với
hỏa hoạn.
2.3.1. Nội dung biện pháp
- Xây dựng và sáng tạo nhiều tình huống giả định khi có cháy để trẻ được tiếp
cận, được suy nghĩ cách xử lý vấn đề bằng chính những kỹ năng trẻ đã học và quan
sát được trong đời sống hàng ngày.
2.3.2. Cách thức thực hiện biện pháp
- Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hỏa hoạn như: chập điện, nổ bình gas, do
thời tiết, cũng có trường hợp tiềm ẩn không rõ nguyên nhân. Vào bất kỳ thời điểm
nào và tại đâu cũng đều có nguy cơ xảy ra hỏa hoạn. Chính vì vậy, bản thân tơi đã
xây dựng và sáng tạo rất nhiều những tình huống giả định khi có cháy để trẻ được
tiếp cận, được suy nghĩ cách xử lý vấn đề bằng chính những kỹ năng trẻ đã học và
quan sát được trong đời sống hàng ngày.
Tơi xây dựng các tình huống giả định như sau:
- Tình huống 1: Con và các bạn đang vui chơi ở trên lớp, bỗng nhiên con
ngửi thấy mùi rất khét và có khơi bốc ra từ dây điện thì con sẽ làm gì? Khi trẻ phát
hiện ra dấu hiệu khói có mùi khét từ dây điện thì trẻ xử lý tình huống bằng cách hơ
to “cháy…cháy…cứu” và chạy thật nhanh ra ngồi.


Hình ảnh trẻ xử lý tình huống khi ngửi thấy mùi khét trẻ hô cháy và chạy ra ngoài


10
- Tình huống 2: Các bạn đang ngồi học, con phát hiện ra một đám cháy nhỏ ở góc
lớp, việc đầu tiên con cần phải làm là gì? Con cần giúp đỡ cơ giáo việc gì khơng?
Trẻ nhanh chân đi lấy khăn, làm ướt khăn và nhờ cô trợ giúp dập lửa.

Hình ảnh trẻ dùng khăn ướt dập lửa và nhờ sự trợ giúp của cơ

Hình ảnh trẻ dùng khăn ướt để dập lửa
- Tình huống 3 : Con đang ngồi trong lớp thì tiếng cịi báo cháy ở trường kêu vang,
con và các bạn sẽ xử lý tình huống như thế nào? Trẻ sẽ sử dụng những kỹ năng bản


11
thân sẵn có để xử lý tình huống trong lúc nguy hiểm đang gần kề. (Video trẻ nghe
tiếng còi báo cháy trẻ hét to và chạy ra ngoài)
2.3.3. Kết quả của biện pháp: Từ việc sáng tạo, xây dựng các tình huống giả
định khi có hỏa hoạn xảy ra đã giúp trẻ bước đầu làm quen với những tình huống
nguy hiểm bất ngờ. Rèn luyện cho trẻ sự chủ động trong mọi tình huống để trẻ có
thể thật bình tĩnh vận dụng hiểu biết của bản thân để thoát khỏi nguy hiểm một
cách dễ dàng nhất, tránh nguy hại đến bản thân trẻ nhiều nhất. Tỉ lệ trẻ đạt ở nội
dung này trước khi áp dụng biện pháp là 11/32 đạt 34,4%, tỉ lệ rất thấp. Sau khi áp
dụng biện pháp thì tỉ lệ trẻ đạt 31/32 đạt 96,8%, tỉ lệ tăng là 62,4%. Trẻ đã biết tự
bảo vệ chính mình cũng như tự thốt khỏi nguy hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra.
2.4. Biện pháp 4: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh dạy trẻ biết ứng
phó với hỏa hoạn
2.4.1. Nội dung biện pháp

- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh kiến thức về phòng cháy chữa cháy,
biết được tầm quan trọng của việc dạy trẻ biết ứng phó với hỏa hoạn, gương mẫu
trong cách sử dụng các thiết bị điện, bếp ga.
- Phối hợp với phụ huynh dạy trẻ không chơi với những đồ chơi, thiết bị dễ
cháy, kỹ năng thốt hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra.
2.4.2. Cách thức thực hiện biện pháp
- Gia đình đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ,
là một trong những mơi trường giáo dục có tác động mạnh mẽ đối với việc hình
thành phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Giáo dục ở gia đình là cơ sở đầu tiên để giúp
trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy việc giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó phịng chống hỏa
hoạn là việc làm cần thiết khơng chỉ được thực hiện ở trường mầm non mà cần
được giáo dục ngay cả trong gia đình.
- Bởi lẽ nguy cơ xảy ra hỏa hoạn ở mỗi gia đình là rất cao, nhằm giúp trẻ
tránh được hỏa hoạn và ứng phó với hỏa hoạn khi có sự cố xảy ra, cần giáo dục
không cho trẻ chơi với vật dụng dễ cháy, thiết bị điện khơng an tồn. Bố mẹ nên là
người thực hiện gương mẫu sử dụng các thiết bị điện an tồn ngay tại gia đình.
- Tơi tun truyền với bố mẹ những nội dung đã nêu trên thông qua giờ đón
trả trẻ, họp phụ huynh cũng như bảng tuyên truyền của lớp.


12

Hình ảnh tun truyền với phụ huynh kiến thức phịng cháy chữa cháy qua giờ
đón - trả trẻ
- Ngồi ra tơi cịn thường xun trao đổi thơng tin với phụ huynh qua trang
facebook của trường, zalo nhóm lớp gửi những bài tuyên truyền phòng cháy chữa
cháy qua zalo để những phụ huynh ít đi đón con cũng có thể cập nhật được thơng
tin thường xun.

Hình ảnh tun truyền kiến thức phịng cháy chữa cháy qua nhóm zalo của lớp



13
2.5.3. Kết quả của biện pháp: Qua sử dụng biện pháp trên tôi nhận
thấy tất cả các bậc phụ huynh trong lớp đều cập nhật thông tin đầy đủ và thường
xuyên. Phụ huynh đều quan tâm phối hợp với giáo viên củng cố kiến thức cho trẻ
tại nhà giúp trẻ biết ứng phó với hỏa hoạn khi có hỏa hoạn xảy ra. (Video phụ
huynh củng cố kiến thức cho trẻ khi ở nhà)
PHẦN C. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
1. Hiệu quả của biện pháp
1.1. Đối với giáo viên
- Giáo viên có được những kế hoạch để dạy trẻ biết ứng phó với hỏa hoạn một
cách khoa học, có thêm nhiều kiến thức để truyền đạt đến trẻ một cách dễ hiểu nhất
và trẻ được thực hành trải nghiệm thường xuyên.
1.2. Đối với trẻ
- Trẻ nhận biết được dấu hiệu khơng an tồn và gọi người khác giúp đỡ trong
trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
- Trẻ biết tự bảo vệ bản thân, chạy thoát khỏi đám cháy.
- Trẻ biết hơ to báo cho mọi người biết khi có cháy xảy ra.
- Trẻ có ý thức trong việc đảm bảo an tồn như: Khơng chơi bật lửa, chơi đốt
giấy, khơng thị tay vào ổ điện, và khơng được đến gần khu vực nấu ăn.
Quá trình áp dụng giải pháp, tôi đã thu được kết quả khá khả quan. Thể hiện
qua các bảng so sánh kết quả so với đầu năm học như sau:
Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện biện pháp

TT

1

2


NỘI DUNG

Trẻ nhận biết một số
dấu hiệu khơng an tồn
và gọi người khác giúp
đỡ (trong trường hợp có
hỏa hoạn)
Trẻ biết ứng phó khi có
hỏa hoạn xảy ra (thơng
qua tình huống giả định)
1.3. Đối với phụ huynh

Tổn
g số
trẻ

Trước khi áp
dụng biện
pháp
Số
Tỉ lệ
trẻ đạt

Sau khi áp
dụng biện
pháp
Số
Tỉ lệ
trẻ đạt


Tỉ lệ
tăng

15

46,8%

32

100%

53,2%

11

34,4%

31/32

96,8%

62,4%

32


14
- 100% phụ huynh hiểu được sự cần thiết của việc dạy trẻ ứng phó với hỏa
hoạn. Phụ huynh đã có những kiến thức về phịng cháy chữa cháy và quan tâm hơn

tới các hoạt động chăm sóc giáo dục của con. Đồng thời, phụ huynh phối hợp chặt
chẽ với giáo viên củng cố các hoạt động trên lớp. Đặc biệt là giúp trẻ biết ứng phó
với hỏa hoạn.
2. Văn bản, tài liệu tham khảo
STT

Ngày ra văn bản

1

Tên văn bản, tài liệu tham khảo
Chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 51

PHẦN D. CAM KẾT
“Biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 Tuổi A6 ứng phó với hỏa hoạn ở
Trường Mầm non ...” đã được tôi áp dụng có hiệu quả. Biện pháp này có tính khả
thi khi áp dụng cho các lớp mẫu giáo trường mầm non ... và các trường trong tồn
huyện.
Tơi cam kết khơng sao chép hoặc vi phạm bản quyền; không sử dụng biện
pháp đã được đề xuất để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó; các biện
pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về kết quả, sự tiến bộ của trẻ em... là
trung thực.



×