Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi a6 ở trường mầm non sáng tạo đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu nhựa tái chế theo hướng tiếp cận steam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 25 trang )

0

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ.

Có thể nói rằng đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được đối với
trẻ mầm non. Để thỏa mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể cho trẻ tự
làm đồ chơi. Đồ chơi tự tạo được làm từ nguyên vật liệu nhựa tái chế như: chai,
lọ, hộp, ống hút.. dễ kiếm, đa dạng và cũng dễ làm, sản phẩm lại gần gũi với
hoạt động của trẻ. Chiếc chai nhựa đã qua sử dụng mới thoạt nhìn tưởng như vơ
tri, vơ giác nhưng lại thu hút được sự chú ý của trẻ, mang lại cho trẻ niềm say
mê hứng thú và niềm hứng khởi sáng tạo. Chính vật liệu đơn giản từ nhựa tái
chế này, trẻ có thể tạo ra những đồ chơi có giá trị giúp trẻ phát triển tồn diện.
Bởi đồ chơi tự tạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, thường xuyên đổi mới, phong
phú và đặc biệt sáng tạo. Làm đồ chơi từ nguyên liệu nhựa tái chế cũng nhằm
hạn chế việc xả rác thải nhựa ra mơi trường, góp phần bảo vệ mơi trường khỏi
tình trạng ô nhiễm nhựa.
STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo, do đó, trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này
có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật, nghệ
thuật và tốn học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập
và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn.
Điểm nổi bật của STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào
trong thực tế.
Vậy nên, việc giúp trẻ sáng tạo đồ dùng đồ chơi theo hướng tiếp cận
STEAM rất hay và phù hợp. Bản thân tơi đã có kiến thức, kỹ năng, sáng tạo
trong việc làm đồ dùng đồ chơi. Cũng giúp trẻ tạo ra một số đồ dùng đồ chơi ở
lớp. Tuy nhiên, kế hoạch thực hiện chưa cụ thể, khoa học; cách giúp trẻ sáng tạo
đồ dùng đồ chơi còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, chưa tạo được nhiều cơ hội cho
trẻ sáng tạo, trẻ tham gia hoạt động chưa tích cực, hào hứng.
Với mong muốn giúp trẻ hứng thú, phát huy tốt khả năng sáng tạo trong
việc làm đồ dùng đồ chơi cũng như giúp bản thân tôi trao đổi kinh nghiệm, tham


khảo thêm nguồn phương pháp mới để giáo dục trẻ phát triển tồn diện về mọi
mặt. Tơi đã mạnh dạn tìm tịi, nghiên cứu và áp dụng biện pháp: “Biện pháp


1

giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A6 ở Trường Mầm non ... sáng tạo đồ dùng, đồ
chơi từ nguyên vật liệu nhựa tái chế theo hướng tiếp cận STEAM” vào lớp tôi
đang giảng dạy trong năm học 2022-2023.
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng việc giúp trẻ sáng tạo đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu
nhựa tái chế cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi A6 trong trường mầm non ...
1.1. Ưu điểm
1.1.1. Giáo viên
- Bản thân tôi đã nắm chắc những kiến thức, phương pháp và cách tổ chức
các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Đồng thời u thích tìm tịi, khám phá
những cái mới vừa hiệu quả lại vừa thiết thực trong việc giảng dạy.
- Là một giáo viên trẻ, hoạt bát, nhanh nhẹn, có năng lực về chun mơn,
có khả năng làm đồ dùng, đồ chơi có tính thẩm mỹ và ứng dụng cao.
- Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn và kiến tập các chuyên đề do
phòng giáo dục tổ chức, tham quan học hỏi các trường bạn, nâng cao kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ. Tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng thực
hiện chương trình GDMN bao gồm một số nội dung sửa đổi, bổ sung, đổi mới
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
1.1.2. Trẻ em.
- Trẻ cùng một độ tuổi nên mặt bằng chung của mức độ nhận thức tương
đối đồng đều.
- Đa số trẻ được học qua các lớp dưới, nên trẻ nhanh nhẹn, hiếu động
thích tìm tịi, khám phá với những hoạt động.
1.1.3. Phụ huynh.

- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập và vui chơi của trẻ tại lớp,
thường xuyên tham gia hoạt động cha mẹ học cùng con tại lớp, tại trường.
1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
1.2.1. Giáo viên.
- Việc xây dựng kế hoạch giúp trẻ sáng tạo đồ dùng đồ chơi theo hướng
tiếp cận STEAM chưa cụ thể, khoa học.


2

- Thời gian giúp trẻ sáng tạo đồ dùng đồ chơi sắp xếp chưa hợp lý.
- Cách giúp trẻ sáng tạo đồ dùng đồ chơi còn cứng nhắc, chưa linh hoạt,
chưa tạo được nhiều cơ hội cho trẻ sáng tạo.
- Môi trường hoạt động STEAM dành cho trẻ mới được đầu tư tuy nhiên,
chưa đồng bộ nên việc áp dụng phương pháp giáo dục này cịn có một số các
vướng mắc.
1.2.2. Trẻ em.
- Một số trẻ chưa hứng thú với hoạt động làm đồ dùng đồ chơi. Một số trẻ
lại chưa có kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi.
- Một số trẻ hiếu động không tập trung vào các hoạt động.
- Trẻ cũng đã biết làm một số đồ dùng đồ chơi đơn giản. Tuy nhiên, chưa
có sự sáng tạo, linh hoạt, đồ chơi chưa có tính ứng dụng cao.
1.2.3. Phụ huynh.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm tới các hoạt động của con, mức độ
tương tác thông tin về tình hình của con với giáo viên cịn hạn chế.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm tới phương pháp giáo dục mới, chưa
hiểu được tầm quan trọng của đồ chơi đối với con trẻ.
Từ thực trạng trên tôi tiến hành khảo sát trên trẻ đầu năm học 2022-2023
và có được bảng khảo sát sau:
Bảng khảo sát đầu năm học 2022 – 2023

Trẻ đạt
TT

Nội dung
Số lượng Tỉ lệ (%)

Trẻ chưa đạt
Số
lượng

Tỉ lệ (%)

Trẻ hứng thú, tích cực trong
1

hoạt động làm đồ chơi từ

15/32

46,9%

17/32

53,1%

11/32

34,4%

21/32


65,6%

nguyên liệu nhựa tái chế
2

Trẻ sáng tạo trong việc làm


3

đồ dùng đồ chơi từ nguyên
liệu nhựa tái chế
Qua kết quả khảo sát đầu năm học, tôi thấy trẻ hứng thú, tích cực trong
hoạt động làm đồ chơi từ nhựa tái chế còn thấp, tỉ lệ trẻ biết làm đồ dùng đồ chơi
từ nguyên liệu nhựa tái chế chưa cao. Vì vậy, tơi đã thực hiện biện pháp “Biện
pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A6 ở Trường mầm non ... sáng tạo đồ dùng,
đồ chơi từ chai nhựa theo hướng tiếp cận STEAM” giúp trẻ vừa được chơi,
vừa được học lại có sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Qua đó trẻ
hứng thú, tích cực hơn trong hoạt động làm đồ chơi từ nguyên liệu nhựa tái chế.
Đồng thời kỹ năng của trẻ trong hoạt động này được cải thiện hơn.
2. Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A6 ở Trường Mầm non ... sáng tạo
đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu nhựa tái chế theo hướng tiếp cận
STEAM
2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch sáng tạo đồ dùng đồ chơi từ nguyên
liệu nhựa tái chế.
2.1.1. Nội dung biện pháp.
- Xây dựng kế hoạch giúp trẻ sáng tạo đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu
nhựa tái chế cho từng tháng, cụ thể, khoa học.
2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp.

Ngay từ đầu năm học, tôi mang đến cho trẻ nguyên liệu nhựa tái chế như:
chai, lọ, hộp, ống hút…Cho trẻ nêu ý tưởng sẽ sử dụng làm gì. Trẻ đưa ra ý
tưởng: dùng để chơi bán hàng, chơi đong nước, làm hàng rào, làm con vật, làm
lọ hoa…Cho trẻ chia sẻ cách làm theo vốn hiểu biết của trẻ. Sau đó tơi thống
nhất với trẻ sẽ sáng tạo đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu nhựa tái chế này.
Việc tiếp cận phương pháp STEAM vào việc thiết kế các hoạt động làm
đồ chơi từ nguyên liệu nhựa tái chế cho trẻ địi hỏi tơi phải lựa chọn nội dung
nào có thể giúp trẻ hoạt động theo hướng tiếp cận STEAM. Vì vậy, tơi đã lựa


4

chọn những nội dung giúp trẻ sáng tạo đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu nhựa tái
chế phù hợp với mức độ nhận thức của trẻ và điều kiện thực tế của lớp.
Trong q trình giảng dạy tơi đã xây dựng nội dung và kế hoạch cho trẻ tr
ong mỗi hoạt động theo từng tháng trong năm học theo bảng kế hoạch sau:
Tháng

Chủ đề

Nội dung

Tháng 9

Trường mầm non

Làm đèn lồng, con quay khác biệt

Tháng 10


Gia đình

Làm rối vỏ chai, đồng hồ

Tháng 11

Nghề nghiệp

Làm bàn tay rô bốt, búp bê từ nắp
chai
Làm những con vật ngộ nghĩnh: con

Tháng 12

Động vật

cá, con chim, con bọ dừa, làm cá lớn
nuốt cá bé

Tháng 1

Tết và mùa xuân

Tháng 2

Thực vật

Tháng 3

Giao thông


Tháng 4

Nước - hiện tượng tự nhiên

Tháng 5

Quê hương - Đất nước Bác Hồ

Làm trò chơi ném vòng, trò chơi chữ
cái từ nắp chai
Làm chậu cây cảnh, lọ hoa, làm cây
thông
Làm ô tô chạy bằng bóng bay, làm
thuyền, bè nổi trên mặt nước
Làm dịng chảy của nước, đài phun
nước, làm chong chóng
Làm chng gió, làm đồ chơi học
toán, làm hộp đựng bút

2.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp: Sau khi áp dụng biện pháp này, bản thân tơi
đã có được một kế hoạch cụ thể, khoa học cho việc giúp trẻ ở lớp tôi sáng tạo
đồ chơi từ chai nhựa. Dựa vào bảng kế hoạch này tôi sẽ chủ động chuẩn bị đồ
dùng, nguyên vật liệu cũng như kiến thức, kỹ năng để truyền đạt cho trẻ một
cách chủ động và chu đáo. Điều đó tạo điều kiện cho q trình giúp trẻ sáng
tạo đồ chơi từ chai nhựa diễn ra thuận lợi, mạng lại hiệu quả cao.
2.2. Biện pháp 2: Giúp trẻ sáng tạo đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật
liệu nhựa tái chế theo hướng tiếp cận STEAM.



5

2.2.1. Nội dung biện pháp.
- Sưu tầm nguyên liệu nhựa tái chế với hình dạng, màu sắc phù hợp và vệ
sinh, phơi khô chúng.
- Vận dụng một số hoạt động đơn giản của STEAM phù hợp với đặc điểm
nhận thức của trẻ để giúp trẻ sáng tạo đồ chơi từ nguyên vật liệu nhựa tái chế
theo kế hoạch đã đặt ra.
2.2.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp.
Bản chất của STEAM là tập trung cho trẻ hướng đến các hoạt động trải
nghiệm mang tính thực tiễn, thơng qua các dự án. Tuy nhiên, với mức độ nhận
thức cũng như kinh nghiệm của trẻ chưa được thực hành trải nghiệm nhiều. Vậy
nên, tôi sẽ đưa ra các hoạt động và giúp trẻ sáng tạo đồ dùng đồ chơi từ nguyên
vật liệu nhựa tái chế theo hướng tiếp cận STEAM. Tôi vận dụng STEAM có
chọn lọc sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ và điều kiện thực tế
của lớp tôi.
Việc đầu tiên tôi làm là thu thập nguyên liệu nhựa tái chế với hình dáng,
màu sắc phù hợp sau đó vệ sinh sạch sẽ và phơi khơ. Sau đó giúp trẻ sáng tạo đồ
chơi từ nguyên liệu nhựa tái chế theo hướng tiếp cận STEAM theo kế hoạch đã
xây dựng. Mỗi một đồ dùng đồ chơi lại có cách khơi gợi, sáng tạo khác nhau.
VD1: Tháng 9 - Chủ đề “Trường mầm non” Lồng ghép tết trung thu:
Làm đèn lồng
* Chuẩn bị: Vỏ chai lavie đã được cắt bớt, cốc nhựa, giấy xốp bọc quả,
kéo, hồ dán, màu nước, hình trang trí, băng dính 2 mặt, dây, giấy bóng màu,
đèn phát sáng…
* Tiếp cận các yếu tố của STEAM về:
Khoa học: Cấu tạo (Thân đèn, tay cầm, dây, hình trang trí).
Cơng nghệ: Sử dụng internet, kéo, băng dính.
Kỹ thuật: Thiết kế đèn lồng.
Tốn học: kích thước (cao, rộng), hình, khối.

* Phương pháp, hình thức tở chức:


6

- Cơ cho trẻ xem hình ảnh chiếc đèn lồng và gợi ý trẻ đặt ra câu hỏi: Đèn
lồng làm bằng chất liệu gì? làm thế nào để có ánh sáng? đèn lồng có dạng hình
gì….
- Tưởng tượng: Cơ gợi mở giúp trẻ tưởng tượng và chia sẻ đèn lồng mình sẽ
làm:
+ Con sẽ làm đèn lồng từ chai nhựa. Con buộc dây 2 bên cho đèn và buộc
vào cán đèn. Sau đó gắn đèn trang trí vào bên trong. Phần thân đèn bên ngồi
con khơng trang trí để đèn phát sáng.
+ Con sẽ làm đèn lồng từ cốc chựa, con sẽ bọc giấy xốp bọc quả ở ngoài
cốc làm thân đèn. Tiếp đến con buộc dây 2 bên thân đèn rồi buộc vào cán đèn.
Sau cùng con buộc dây trang trí cho đèn và gắn đèn phát sáng ở bên trong.
+ Con sẽ làm đèn lồng bằng chai nhựa, con sẽ dán giấy bóng màu xung
quanh chai bằng băng dính 2 mặt làm thân đèn. Con trang trí thân đèn bằng hoa
giấy nhỏ. Con buộc dây 2 bên thân đèn và buộc vào cán đèn và gắn đèn phát
sáng vào bên trong. Cuối cùng con treo dây trang trí cho đèn thêm đẹp.
- Lập kế hoạch: Cô và trẻ cùng thảo luận, đưa ra thiết kế đèn lồng và vẽ
trên giấy. Sẽ có 2 loại đèn lồng: Đèn lồng từ cốc nhựa và đèn lồng từ chai nhựa.
- Thực hiện: + Các nhóm lựa chọn nguyên vật liệu và làm đèn lồng theo
thiết kế.
+ Trẻ thực hiện đèn lồng theo bản thiết kế và nguyên liệu đã lựa chọn.
+ Cô quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ và khơi gợi sự suy nghĩ, sáng tạo của trẻ
trong quá trình trẻ thực hiện.
- Chia sẻ: Cô mời 3 - 4 trẻ chia sẻ về đèn lồng mình đã làm. Đèn lồng có
cán khơng? Có chắc chắn khơng? Có phát sáng khơng? Ánh sáng phát ra màu
gì? Vì sao lại phát ra ánh sáng màu như vậy?

- Cách sử dụng: Đèn lồng dùng để trang trí trong lớp, dùng cho trẻ chơi
rước đèn trung thu, dùng trong hoạt động trải nghiệm: Bé vui tết trung thu,…


7

Trẻ làm đèn lồng từ chai nhựa và cốc nhựa

Trẻ rước đèn trung thu
VD2: Tháng 11 - Chủ đề “Nghề nghiệp”: Làm bàn tay robot
* Chuẩn bị: Bìa catton hoặc bìa màu, ống hút, sợi dây, bút chì, băng dính…
* Tiếp cận các yếu tố của STEAM về:
S: Khám phá: - Khám phá đặc điểm, cấu tạo, cơ chế, hoạt động của bàn tay.
- Nguyên nhân, kết quả: Vì một số người tay không hoạt động được nên
chế tạo bàn tay robot để giúp con người làm việc đơn giản.
T: Cơng nghệ: Sử dụng máy tính xem video cấu tạo và cử động của bàn tay.
E: Chế tạo: Quá trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để chế tạo ra bàn tay
robot cử động được.


8

A: Nghệ thuật: Vẽ thiết kế bàn tay robot. Vẽ trang trí bàn tay từ các ngun
vật liệu.
M: Tốn: Đếm, nhận biết số lượng ngón tay, đốt ngón tay trong phạm vi 10
* Phương pháp, hình thức tở chức:
* Khoa học : Khám phá đôi bàn tay
- Cho trẻ giơ hai bàn tay ra và quan sát bàn tay của mình. Hỏi trẻ:
+ Bàn tay có đặc điểm gì? (Bàn tay có 5 ngón tay, trên mỗi ngón tay có các
đốt tay, mỗi ngón có đầu ngón tay)

+ Mỗi bàn tay có mấy ngón tay? (Có 5 ngón tay)
+ Mỗi ngón tay có mấy đốt? (Ngón trỏ có 2 đốt tay, các ngón khác có 3
đốt tay)
- Cơ cho trẻ lấy 1 tay nắm chặt cổ tay bàn tay còn lại, sau đó yêu cầu trẻ cử
động ngón tay khi cổ tay bị nắm chặt để cảm nhận được sự chuyển động của các
dây cơ, các đốt ngón tay. Hỏi trẻ: Khi cử động từng ngón tay các con thấy có
điều gì xảy ra khi nắm chặt cổ tay đó? (Con thấy dây cơ ở cổ tay cử động)
Vì sao bàn tay cử động được? (Vì có dây cơ nối đầu ngón tay và cổ tay)
Cơng nghệ: - Cho trẻ xem video về hoạt động của khớp bàn tay (trong q
trình xem cơ dừng lại giới thiệu cho trẻ cấu tạo xương bàn tay, đếm số đốt
xương ở bàn tay và giới thiệu dây cơ).
- Cô hướng dẫn trẻ cách làm 1 ngón tay cử động được: Đây là ngón trỏ,
trên ngón trỏ có 3 đốt ngón tay. Gập ngón trở thành 3 đoạn, sau đó gắn băng
dính xốp lần lượt vào các đốt ngón tay. Tiếp đó, lấy 3 ống hút màu trắng gắn
từng ống hút lên băng dính. Để ngón tay cử động được, lấy một sợi dây dù luồn
qua các ống hút từ trên xuống dưới. Cuối cùng kéo thử cho trẻ thấy sự cử động
của ngón tay.
*Chế tạo: Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng:
- Con sẽ sử dụng nguyên vật liệu gì để làm bàn tay robot cử động được?
Cô giới thiệu cho trẻ biết 1 số nguyên vật liệu để làm ra bàn tay robot: ống
hút, bút chì bìa cartton, bìa màu, keo sữa, kéo, dây thừng, dây chun để các con
chế tạo bàn tay robot cử động được.


9

- Tìm được nguyên vật liệu để thực hiện dự án rồi các con phải làm gì?
- Có bản vẽ rồi con sẽ làm gì tiếp theo?
- Trong khi chế tạo con cần chú ý yêu cầu gì?
* Thiết kế:

- Cô và trẻ cùng vẽ bản thiết kế về 1 bàn tay robot cử động được. (Kỹ năng
tạo hình: Vẽ nét thẳng, nét cong, nét ngang, nét xiên)
*Chế tạo: Trẻ thực hiện:
- Trẻ lựa chọn nguyên vật liệu làm bàn tay robot cử động được.
- Cô lắng nghe, quan sát trẻ làm và gợi ý cho trẻ nếu trẻ gặp khó khăn.
Tạo hình: Cho trẻ trang trí mơ hình bàn tay robot cử động.
*Chia sẻ: Cho trẻ chia sẻ và đánh giá sản phẩm với các bạn. Hỏi trẻ về bàn
tay robot đã làm: Bàn tay robot của con đã giống mẫu thiết kế chưa? Bàn tay
robot của con được làm bằng chất liệu gì? Bàn tay robot có cử động được khơng?
- Cách sử dụng: Bàn tay robot có thể sử dụng chơi ở góc khám phá, trang
trí ở khu vực sản phẩm sáng tạo của trẻ.


10

Trẻ làm bàn tay robot cử động được
VD3: Tháng 3 - Chủ đề “giao thơng”: Làm ơ tơ có thể di chuyển được
* Chuẩn bị: Vỏ chai lavie hoặc vỏ chai C2, vỏ chai khơng độ, bóng bay,
ống hút, nắp chai, bấm lỗ…
* Tiếp cận các yếu tố của STEAM về:
Khám phá: Khám phá ơ tơ và hiểu vì sao xe đi được.
Công nghệ: Sử dụng internet, ti vi, xem ảnh và video về hình ảnh, hoạt
động của ơ tơ.
Chế tạo: Quá trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để chế tạo ra ơ tơ có
thể di chuyển được.
Nghệ thuật: Di màu và dán hình trịn làm bánh xe ơ tơ.
Tốn học: Ơn nhận biết hình trịn, số lượng 4
* Phương pháp, hình thức tở chức
a. Khám phá – S (Khoa học): Khám phá ô tô
Cô mở bài bằng cách hỏi trẻ đã đi xe ô tô, đã thấy xe ơ tơ bao giờ chưa.

Sau đó cơ cho trẻ làm ơ tơ, khơng cần đặt ra đầu bài gì cả, chỉ là làm xe ô tô từ
trải nghiệm trẻ đã biết về chiếc xe.
Cho trẻ khối gỗ, giấy, lego… hay bất cứ cái gì trong phịng học, bảo trẻ
làm một cái xe ơ tơ (chia 3 nhóm, nhưng mỗi bạn tự làm một cái xe).


11

T: Technology - Công nghệ: Cô cho trẻ xem video về xe ô tô và so sánh
với các xe trẻ khám phá trên video - Xe ô tô của trẻ có gì, thiếu gì:
Đàm thoại: - Các con vừa xem video về cái gì?
- Con thấy ơ tơ có mấy bánh? (Có 4 bánh ạ)
- Ơ tơ chạy ở đâu? Ơ tơ chở gì? (Ơ tơ chạy trên đường, ơ tơ chở hàng hóa)
- Vì sao ơ tơ đi được? Bánh xe có dạng hình gì? (Ơ tơ đi được nhờ có
bánh xe. Bánh xe có dạng hình trịn)
- Vì sao bánh xe lại có hình trịn? (Vì hình trịn lăn được mà bánh xe có
dạng hình trịn)
Các bánh xe thế nào, có bằng nhau khơng hay bánh to bánh nhỏ? (4 bánh
của ơ tơ bằng nhau)
- Ơ tơ các con làm có giống ơ tơ trong video khơng? Nó có đi được
khơng? Vì sao ơ tơ của con đi được/ không đi được?
Vậy: Muốn làm ô tô đi được, chúng mình phải làm như thế nào? (đàm thoại)
Chốt vấn đề: Xe ô tô phải di chuyển được. Vậy để xe di chuyển được xe ơ
tơ phải có 4 bánh và có bánh xe hình trịn.
Chốt đầu bài: Hơm nay lớp mình sẽ làm ơ tơ có thể đi được.
b. Thiết kế, tưởng tượng lên kế hoạch:
* Thiết kế: Trẻ di màu và dán hình trịn làm bánh xe
- Cơ phát bài và trẻ di màu, lấy hình trịn để dán bánh xe ơ tơ.
- Cơ và trẻ cùng tìm hiểu về các nguyên vật liệu (cô để rổ nguyên vật liệu
phía dưới gầm bàn, cơ đưa từng thứ lên bàn để giới thiệu)

E-Chế tạo: Các con sẽ làm xe ô tô bằng nguyên liệu gì?
- Con sẽ lắp xe ô tô như thế nào?
- Con gắn bánh xe ở đâu?
- Làm thế nào để bánh xe không rơi ra ngồi?
- Cơ chuẩn bị thêm trục (Ống hút) để trẻ gắn bánh xe vào trục để ô tô lăn
được. (Làm động cơ: Giáo viên hướng dẫn cho trẻ làm từ buổi hơm trước động
cơ từ bóng bay và ống hút)


12

c. Đánh giá: Giáo viên cho trẻ nói về ơ tơ mà mình vừa làm: Con làm cái
gì? Ơ tơ của con có chạy được khơng? Vì sao nó chạy được?
- Cho xe chạy: Thổi khơng khí vào quả bóng bay qua ống hút. Bóp đầu
ống hút để khơng khí khỏi thốt ra ngồi. Đặt xe lên bề mặt bằng phẳng và
nhẵn. Buông tay khỏi ống hút và quan sát ô tô chạy.
*Cách sử dụng: Xe ô tô chạy được có thể dùng trang trí góc phân vai, tạo
hình, làm xe chở nguyên liệu cho góc xây dựng hoặc chơi ở góc khám phá.


13

Hình ảnh trẻ làm ơ tơ di chuyển được từ chai nhựa
VD4: Tháng 3 - Chủ đề “giao thông”: Làm bè nổi trên mặt nước
* Chuẩn bị: Vỏ chai nước khoáng lavie, chai C2, vỏ sữa chua, vỏ sữa
probi, ống hút, dây, kéo, keo, băng dính, băng dính 2 mặt, sáp màu, giấy, …
* Tiếp cận các yếu tố của STEAM về:
Khoa học: Khám phá và hiểu được cấu tạo của một chiếc bè. Biết vì sao bè
có thể nổi được trên mặt nước.
Công nghệ: Trẻ biết chọn các vật liệu nhẹ, không thấm nước để tạo nên một

chiếc bè. Biết cách làm sao để cho chiếc bè có thể nổi trên nước.
Kỹ thuật: Trẻ biết cách sử dụng các nguyên vật liệu nhựa tái chế như: chai
nhựa, ống hút, băng dính, dây buộc, kéo… để lắp ghép lại tạo nên cái bè.
Nghệ thuật: Khả năng sáng tạo và trang trí, vẽ, tơ màu cho chiếc bè trở nên
sinh động hơn.
Toán: Sắp xếp các vật liệu thành một khối, xác định hình dạng, số lượng.
* Phương pháp, hình thức tở chức
- Cô cho trẻ xem video về chiếc bè: Ai có nhận xét gì về chiếc bè? (Chiếc
bè to, có thân bè phẳng, nổi được trên mặt nước) Vì sao bè nổi được trên mặt
nước? (Vì chiếc bè nhẹ, thân bè rộng và phẳng) …
- Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng: Cô và trẻ cùng thiết kế chiếc bè và
vẽ ra giấy.
+ Nghệ thuật: Lên ý tưởng vẽ hoặc tô màu, cắt dán để thiết kế cho chiếc bè
của mình.


14

+ Chế tạo: Thảo luận cùng chọn nguyên liệu để làm chiếc bè có thể nổi
được trên mặt nước. (Chúng mình sẽ lựa chọn chai nhựa có kích thước bằng
nhau, ống hút có kích thước bằng nhau…)
- Lên ý tưởng về cách làm: Cô khơi gợi để trẻ chia sẻ ý tưởng cách làm.
Con đã có ý tưởng làm chiếc bè của mình như thế nào? Con định làm
thuyền bằng nguyên vật liệu gì? Tại sao con lại chọn nguyên vật liệu đó? Nếu
chọn ngun vật liệu đó thì thuyền của con có nổi được khơng?
+ Con sẽ lựa chọn những chiếc chai nước khống có kích thước bằng nhau,
ghép chúng lại thành 1 khối bằng băng dính. Sau đó con trang trí cho chiếc bè
thêm đẹp. Con lựa chọn ngun vật liệu là chai nước khống vì nó nhẹ có thể
nổi trên mặt nước.
+ Con sẽ làm chiếc bè từ ống hút. Con lựa chọn những chiếc ống hút bằng

nhau, gắn chúng lại bằng băng dính. Con sẽ làm cờ và gắn vào giữa bè. Con biết
là ống hút rất nhẹ nên làm bè có thể nổi được trên mặt nước.
+ Con sẽ làm bè từ vỏ sữa chua. Con tìm vỏ sữa chua giống nhau gắn chúng
lại bằng băng dính 2 mặt. Con bọc lại 1 lượt băng dính 1 mặt cho chắc chắn.
Cuối cùng là trang trí cho chiếc bè thêm đẹp. Vỏ sữa chua nhẹ nên khi gắn với
nhau thành 1 khối nổi được trên mặt nước.
- Trẻ sáng tạo chiếc bè: + Các nhóm lựa chọn nguyên vật liệu và làm bè
theo thiết kế.
+ Trẻ thực hiện làm bè theo bản thiết kế và nguyên liệu đã lựa chọn.
+ Cô quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ và khơi gợi sự suy nghĩ, sáng tạo của trẻ
trong q trình trẻ thực hiện.
- Chia sẻ: Cơ mời 3 - 4 trẻ chia sẻ về chiếc mình đã làm. Chiếc bè làm từ ngun
vật liệu gì? Có chắc chắn khơng? Bè có nổi được trên mặt nước khơng?
- Thử nghiệm: Cho trẻ thả bè vào chậu và đánh giá xem bè có nổi trên mặt
nước hay khơng.
* Cách sử dụng: Bè nổi trên mặt nước có thể sử dụng ở góc xây dựng, góc
nghệ thuật, dùng để chơi ở góc khám phá.


15

Trẻ làm bè từ ống hút

Trẻ làm bè bằng chai nhựa, vỏ sữa chua
VD5. Tháng 4 - Sáng tạo làm đài phun nước: Qua các trò chơi đơn giản
với nước như: lọc nước, đong nước qua lại trong các loại chai đựng có thể tích
khác nhau, đổ nước từ trên cao chảy xuống chỗ thấp hơn, hút nước qua ống
nhựa, vịi, thí nghiệm để tìm ra vật chìm, vật nổi, thảo luận kết quả khám
phá..., trẻ tìm hiểu những khái niệm đơn giản về toán, khoa học, đồng thời sự
phát triển ngơn ngữ cũng được kích thích.



16

Trẻ chơi với nước để tìm hiểu khái niệm đơn giản về toán học
* Chuẩn bị: Chai nhựa, ống hút, dao trổ, cốc nhựa, màu nước, bóng bay,
bút lơng, nước, khăn lau tay…
* Tiếp cận các yếu tố của STEAM về:
Khoa học: Khơng khí từ quả bóng di chuyển xuống chai nước, đẩy nước ở
trong chai ra ngoài theo các lỗ thốt qua ống hút và phun ra ngồi tạo thành đài
phun nước.
Công nghệ: Sử dụng internet, tivi để xem video, hình ảnh đài phun nước.
Kỹ thuật: Trẻ biết cách sử dụng các nguyên vật liệu nhựa tái chế như: chai
nhựa, ống hút để làm đài phun nước.
Nghệ thuật: Trang trí, vẽ, tơ màu cho đài phun nước thêm đẹp.
Tốn: Ơn số lượng 4.
* Phương pháp, hình thức tở chức
- Cơ cho trẻ xem hình ảnh, video về đài phun nước: Đài phun nước có dạng
hình gì? Đài phun nước có những phần nào? Nước được phun qua đâu?
- Tưởng tượng: Cô gợi mở giúp trẻ tưởng tượng và chia sẻ về đài phun nước:
+ Con sẽ làm đài phun nước từ chai nhựa và ống hút. Để nước từ trong chai
phun được ra ngoài cần cho ống hút vào chai. Con sẽ không khoét lỗ mà cho
ống hút vào chai sau đó đổ nước vào. Dưới mỗi ống hút con đặt 4 cốc để hứng
nước.


17

+ Con sẽ sử dụng chai nhựa và ống hút để làm đài phun nước. Con sẽ khoét
lỗ và cho ống hút vào chai. Cho ống hút vào chai qua lỗ đã khoét. Con bẻ cong

ống hút xuống và đặt dưới mỗi ống hút 1 cốc nhựa để đựng nước chảy ra.
- Lập kế hoạch: Cô và trẻ cùng thảo luận, đưa ra thiết kế đài phun nước và
vẽ trên giấy.
- Nghệ thuật: Trang trí cho đài phun nước thêm đẹp bằng màu nước.
- Thực hiện: + Các nhóm lựa chọn nguyên vật liệu và làm đài phun nước theo
thiết kế.
Vì thao tác khoét lỗ ở chai dùng dao khá nguy hiểm nên cô sẽ giúp trẻ
khoét lỗ đối với những trẻ có ý tưởng khoét lỗ trên chai.
+ Trẻ thực hiện làm đài phun nước theo bản thiết kế và nguyên liệu đã lựa chọn.
+ Cô quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ và khơi gợi sự suy nghĩ, sáng tạo của trẻ
trong quá trình trẻ thực hiện.
- Chia sẻ: Cô mời 3 - 4 trẻ chia sẻ về đài phun nước mình đã làm. Đài phun nước
có những phần nào? Liệu đài phun nước có phun được nước khơng?
- Thử nghiệm, đánh giá. Cô hướng dẫn trẻ pha 1 chai nước màu và đổ vào
thân của đài phun nước. Sau đó thổi bóng bay lên và vặn vào để hơi khơng bị
thốt ra. Cơ vẫn giữ tay ở nút thắt bóng bay và lồng miệng của bóng bay vào
miệng chai. Sau đó thả dần tay giữ nút thắt ra cho khơng khí từ bóng bay di
chuyển xuống thân đài phun nước. Các con cùng quan sát xem nước trong thân
đài phun nước có phun được qua ống hút chảy ra cốc không nhé.
+ Nếu đài phun nước không phun được nước. Cô cho trẻ sửa lại.
- Cách sử dụng: Đài phun nước sử dụng chơi ở góc khám phá, trưng bày ở
khu trưng bày sản phẩm sáng tạo của trẻ.
Hình ảnh một số đồ dùng đồ chơi trẻ làm được
từ nguyên vật liệu nhựa tái chế


18

Sảm phẩm con quay khác biệt


Sản phẩm trò chơi với nắp chai

Sản phẩm con vật nắp chai

Sản phẩm những con rối đáng yêu


19

Sản phẩm chậu cây ngộ nghĩnh

Sản phẩm đồ chơi cá lớn nuốt cá bé

Sản phẩm bé chơi với nước



×