Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Báo cáo thực tập doanh nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH phần mềm FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.66 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-----------------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP
TẠI CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM FPT
NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM

GVHD: Ts.Tên GVHD
Sinh viên: Tên sinh viên
Lớp: KTPMxx

Khóa: Kxx

Hà Nội – Năm 2023


i

LỜI CẢM ƠN
Từ ngày 10/7 đến ngày 19/8 khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại
Học Công Nghiệp Hà Nội Đã phối hợp với Công ty TNHH Phần Mềm FPT tổ
chức đợt thực tập doanh nghiệp cho sinh viên khoa Công nghệ Thông Tin
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội. Đây là chương trình có ý nghĩa rất lớn
đối với sinh viên: giúp cho sinh viên tiếp cận với thực tế làm việc ngồi doanh
nghiệp để có thêm trải nghiệm thực tế áp dụng kiến thức học được trên ghế
nhà trường vào môi trường làm việc, tiếp thu phong cách làm việc chuyên
nghiệp bài bản để có thêm định hướng nghề nghiệp đúng đắn.
Đợt thực tập em đã được dạy cho các tác phong làm việc ngoài doanh
nghiệp và tiếp cận với C# .NET và Angular, postgreSQL. Ngồi ra em cịn
được giới thiệu về công ty, trải nghiệm phong cách làm việc thực tế và văn


hóa của FPT, được trải nghiệm quy trình làm việc chun nghiệp và bảo mật
thơng tin trong doanh nghiệp.
Về phía nhà trường, em xin gửi lời cảm ơn trân thành đến khoa Công
Nghệ Thông Tin đã giới thiệu em đến với Công ty TNHH Phần Mềm FPT và
Thầy Ts.Tên GVHD đã giúp đỡ hướng dẫn em trong suốt q trình em thực
tập tại cơng ty để em có thể hồn thành tốt kỳ thực tập tại doanh nghiệp này.
Về phía Cơng ty TNHH Phần Mềm FPT chúng em xin gửi lời cảm ơn
đến quý công ty đã tạo điều kiện cho chúng em được thực hiện kỳ thực tập tại
công ty đây là một kỳ thực tập vô cùng quan trọng với chúng em để chúng em
có được những kinh nghiệm quý giá về thực tế để khi chúng em tốt nghiệp có
thể hịa nhập với môi trường doanh nghiệp một cách nhanh nhất.
Một lần nữa em xin được chân thành cảm ơn nhà trường cùng các thầy
cô và Công ty TNHH Phần Mềm FPT đã tạo điều kiện cho chúng em có kỳ
thực tập vơ cùng ý nghĩa và quan trọng này.
Em xin chân thành cảm ơn!


ii
MỤC LỤ

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH ẢNH..............................................................................iii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP...............................1
1.1. Giới thiệu chung...................................................................................1
1.2. Sản phẩm và dịch vụ.............................................................................6
1.3. Cơng nghệ và chất lượng......................................................................7
1.4. Văn hóa doanh nghiệp........................................................................13
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI ĐƠN VỊ...........................15
2.1. Nhiệm vụ được giao...........................................................................15
2.2. Giải pháp thực hiện.............................................................................15

2.3. Kế hoạch thực hiện.............................................................................16
2.4. Kết quả thực hiện................................................................................16
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP...........................17
3.1. Nội dung và kết quả thực tập..............................................................17
3.2. Kết quả thực tập..................................................................................22
3.2.1. Các api xử lý chức năng cơ bản.............................................23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................27
NHẬT KÝ THỰC TẬP................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................30


iii
DANH MỤC HÌNH ẢN


iv

Hình 1: Level của CMMI......................................................................10
Hình 2: Cấu trúc project........................................................................22
Hình 3: Entity........................................................................................23
Hình 4: API đăng ký.............................................................................23
Hình 5: API Login.................................................................................24
Hình 6: API Logout...............................................................................24
Hình 7: API xem danh sách phịng ban theo ID...................................25
Hình 8: API thay đổi thơng tin..............................................................25
Hình 9: API thay đổi mật khẩu.............................................................26
Hình 10: API convert image to base 64................................................26

CHƯƠNG 1.
1.1.


TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

Giới thiệu chung
FSOFT (là tên viết tắt của Công ty TNHH Phần mềm FPT) là công ty

phần mềm hàng đầu Việt Nam. FSOFT là một thành viên thuộc Tập đoàn
FPT thành lập ngày 13/1/1999 hoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu
phần mềm của Việt Nam. Với các quy trình chuẩn thế giới về sản xuất phần
mềm, quản lý chất lượng và bảo mật thông tin như: CMMI-5, ISO 9001:
2000, ISO27001: 2005, FPT Software là một cơng ty có quy trình chuẩn hàng
đầu thế giới tại Việt Nam, Hiện tại FPT Software có 6 chi nhánh tại Việt
Nam và các công ty thành viên tại nhiều nước trên thế giới tiêu biểu như: Mỹ,
Úc, Singapore, Ấn Độ, Nhật BẢn, Đức, Malaysia, Indonesia,…
Trong quá trình phát triển FPT Software là một trong những
cơng ty có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực gia công phần mềm,


v
với doanh thu 44.010 tỷ VNĐ và +42.408 nhân viên tại 29 quốc gia(số liệu
năm 2022).
- Tên tiếng Anh: FPT Software
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Trương Gia Bình
- Tổng giám đốc: Nguyễn Văn Khoa
- Nhân sự: +42.408 nhân viên
- Địa chỉ website: www.fptsoftware.com
- Lịch sử phát triển công ty qua từng giai đoạn:
FSOFT được thành lập năm 1988 bởi một nhóm các nhà khoa học trẻ
trong lĩnh vực Vật Lý, Tốn, Cơ, Tin Học ít nhiều đã làm quen với lập trình,
chỉ sau 1 năm, FPT đã thành lập một bộ phận tin học mang tên ISC

(Informatic Service Center). Một trong những dự án phần mềm đầu tiên mà
ISC tham gia là dự án Typo4 xuất khẩu sang Pháp do một Việt kiều ở Pháp về
chủ trì. Tiếp theo đó là hàng loạt giải pháp phần mềm cho các mảng ngân
hàng kế tốn, phịng vé máy bay song song với phân phối thiết bị và dự án
phần cứng. Đến tháng 12 năm 1994, khi đã đủ lớn, ISC được tách thành một
bộ phận chuyên sâu về dự án, phân phối, phần mềm… Bộ phận phần mềm lúc
đó tên là FSS(FPT Software Solutions – tên tiếng Việt là Xí nghiệp Giải pháp
Phần mềm FPT).
Từ năm 1994 đến 1998, FSS tiếp tục phát triển và cung cấp các giải
pháp phần mềm cho các lĩnh vực Ngân hàng, Kế toán, Thuế, Hải quan, Cơng
an.
Một trong những thành tích nổi bật của FSS là xây dựng TTVN – mạng
WAN đầu tiên tại Việt Nam, tạo tiền đề cho Công ty Viễn thông FPT sau
này(FPT Telecom). Trong những năm này, FPT liên tục được PC World Việt
Nam bình chọn là Cơng ty Tin học số 1.


vi
Cuối năm 1998 đầu năm 1999, sau khi chiến lược xuất khẩu phần mềm
được định hình, một nhóm chun gia được tách ra từ FSS để thành lập
FSu1(FPT Strategic Unit #1) như bộ phận chịu trách nhiệm mũi nhọn trong
sứ mệnh Tồn cầu hóa. FSU1 chính là tiền thân của FSOFT sau này. Trong
năm 1999, FSOFT đã thực hiện thành công dự án đầu tiên với khách hàng
Winsoft, Canada, bước đầu xác định cơ cấu tổ chức, lên các chương trình
chuẩn bị cho xuất khẩu.
Năm 2000, FSOFT chuyển trụ sở sang tòa nhà HITC. Ảnh hưởng từ vụ
dotcom, thị trường xuất khẩu phần mềm gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy,
FSOFT đã vượt qua được thử thách và đạt được kết quả quan trọng – ký hợp
đồng OSDC (Offshore Software Development Center) đầu tiên với Harvey
Nash. Đến nay, Harvey Nash vẫn là một trong những khách hàng lớn nhất của

FSOFT.
Năm 2001 được đánh dấu bằng các hợp đồng OSDC với Mỹ và đặc
biệt là OSDC với NTT_IT – khách hàng Nhật Bản đầu tiên của FSOFT. Năm
2001 cũng là năm FSOFT bắt đầu dự án CMM-4 với mục tiêu đạt chứng chỉ
CMM mức 4 trong vòng một năm.
FSOFT đạt CMM mức 4 vào tháng 3 năm 2002, trở thành công ty đầu
tiên của khu vực Đông Nam Á đạt được chứng chỉ này. NĂm 2002 cúng là
năm FSOFT củng cố lại sơ đồ tổ chức, bằng việc lập các Trung tâm sản xuất
và các Phòng chức năng. Cuối năm 2002, lần đầu tiên doanh số của FSOFT
vượt ngưỡng 1 triệu USD .
Năm 2003 đem về cho FSOFT nhiều khách hàng mới của Nhật như
Hitachi, Sanyo, Nisen, IBM Japan. FSOFT thành lập tại thành phố Hồ Chí
Minh. Để chuẩn bị cho thị trường Nhật, một chương trình lớn được triển khai
bao gồm thành lập Trung tâm Đông du Đào tạo tiếng Nhật CNTT, tuyển sinh
viên các Khoa tiếng Nhật và hỗ trợ học bổng cho họ học Aptech, tuyển sinh


vii
viên các trường công nghệ thông tin và đào tạo tập trung tiếng nhật 6 tháng.
NĂm 2003 cũng là năm dự án CMM-5 được khởi động.
Đầu năm 2004, FSOFT trở thành Công ty Cổ phần phần mềm FPT. Trụ
sở tại thành phố Hồ Chí Minh chuyển vè tịa nhà e-town. FSOFT đạt chứng
chỉ CMM mức 5(mức cao nhất) vào tháng 3. Để phục vụ tốt hớn các khách
hàng tại Nhật, văn phòng đại diện của FSOFT tại Tokyo được mở. Năm 2004
cũng là năm gặt hái được nhiều thành công của Công ty Phần mềm FPT, với
doanh số tăng trưởng hơn 200% so với năm 2003.
Năm 2005 là năm đánh dấu bước phát triển của công ty về mọi mắt,
giúp FSOFT khẳng định vị thế công ty phần mềm hàng đầu tại Việt Nam.
Tháng 8 năm 2005 thành lập chi nhánh Đà Nẵng, tháng 11 cũng năm thành
lập Công ty FSOFT JAPAN tại Tokyo, tháng 12 khai chương Trung tâm

Tuyển dụng và Đào tạo tại tòa nhà Simco, Hà Nội. Hết năm 2005 FSOFT
tăng trưởng 114% doanh số, trở thành cơng ty phần mềm đầu tiên tại Việt
Nam có 1000 nhân viên.
Tháng 10 năm 2007, các Trung tâm sản xuất phần mềm được chuyển
đến làm việc tập trung tại tòa nhà FPT tại Phạm Hùng Hà Nội. Cuối năm
2007 doanh số FSOFT đạt 29.6 triệu USD tăng 79% so với doanh số năm
2006 số nhân viên chính thức đạt 2.287 người.
Năm 2008 diễn ra với việc thành lập 4 công ty chi nhánh tại Pháp,
Malaysia, Mỹ, Australia doanh số đạt 42 triệu USD với 2600 nhân viên.
FSOFT có hệ thống khách hàng rộng lớn trên toàn thế giới ở Mỹ châu
Âu, Nhật bản, và các nước châu Á Thái Bình Dương. Trong chiến lược gia
nhập hàng ngũ những nhà cung cấp dịch vụ phần mềm hàng đầu thế giới,
công ty tập trung phát triển nhân lực chất lượng cao – giá trị cốt lõi đóng góp
vào tăng trưởng của cơng ty. Với 80% nhân viên FSOFT thuẩn thục về tiếng
Anh hơn 200 người sử dụng tiếng Nhật, FSOFT không ngừng tìm kiếm và tạo


viii
cơ hội cho tài năng trẻ. Mục tiêu năm 2009. Fsoft sẽ đạt doanh thu 47 triệu
USD với số nhân viên 2600 người.
Năm 2010, Khánh thành Tòa nhà FPT Đà Nẵng, một trong những tòa
nhà hiện đại nhất Việt Nam và cũng là một trong những tịa nhà cơng nghệ
cao lớn nhất tại TP Đà Nẵng với sức chứa 1.200 cán bộ cơng nhân viên của
Tập đồn FPT như một cam kết và đầu tư lâu dài tại Miền Trung. Nhà máy
chuyển đổi ứng dụng Lotus Notes toàn cầu đầu tiên của Microsoft được thành
lập tại FPT Software.
Năm 2011, Khánh thành Trung tâm R&D tịa nhà F-Town tại Khu
Cơng nghệ cao Sài Gòn, Quận 9, TP.HCM. Bắt đầu cung cấp dịch vụ điện
toán đám mây như một dịch vụ cốt lõi.
Năm 2012, Thành lập FPT Germany GmbH tại Frankfurt Đức do ông

Uwe Schlager làm Giám đốc. Được quốc tế công nhận và có trong Global
Services 100 và Software 500. Khởi động dự án phát triển ứng dụng đầu tiên
trên Amazon Web Services với một công ty điện tử hàng đầu của Nhật Bản.
Năm 2013, Đạt doanh thu 100 triệu USD và tiếp cận hơn 5.000 thành
viên. Được Forbes Việt Nam xếp hạng trong “50 công ty niêm yết tốt nhất
Việt Nam”.
Năm 2014, Xếp hạng thứ 57 trong 100 công ty Gia cơng phần mềm
tồn cầu hàng đầu năm 2014 bởi IAOP. Đạt 7000 nhân viên. Mua lại RWE IT
Slovakia và mở rộng phạm vi hoạt động ở Châu Âu. Khai trương thêm 3 văn
phòng tại Việt Nam gồm F-Ville tại Hà Nội, F-Town 2 tại Tp.HCM và FPT
Cần Thơ tại Cần Thơ. Đã thiết lập quan hệ đối tác với các công ty và hiệp hội
công nghệ quan trọng: Đối tác tư vấn nâng cao AWS, Đối tác được chứng
nhận vàng của Microsoft, Đối tác SAP về phát triển ứng dụng di động, Đối
tác tư vấn được ủy quyền của Xamarin, Liên minh TV thông minh, Liên minh
GENIVI, v.v.


ix
Năm 2015, Giữ vị trí dẫn đầu trong 100 cơng ty Gia cơng phần mềm
tồn cầu hàng đầu năm 2015 do IAOP bình chọn. Mở thêm 2 trung tâm phát
triển ở Yangon và Cebu. Được công nhận là đối tác chính của các nhà cung
cấp cơng nghệ lớn trên thế giới về Đám mây và IoT.
Năm 2016, Chào đón nhân viên thứ 10.000. Đạt 3 sao đầy đủ trong top
100 cơng ty Gia cơng phần mềm tồn cầu năm 2016 do IAOP bình chọn. Mở
rộng phạm vi tiếp cận với các văn phòng mới tại Chicago ở Mỹ, Fukuoka ở
Nhật Bản, Thượng Hải ở Trung Quốc và Seoul ở Hàn Quốc. Tập trung phát
triển Dịch vụ số hóa theo chiến lược tiên phong trong xu hướng số hóa thơng
qua phát triển, ứng dụng và chuyển giao.
Năm 2017, Chào đón nhân viên thứ 13.000. Đạt được CMMi Cấp 5
phiên bản 1.3. Khai trương văn phòng thứ 5 tại Mỹ. Được vinh danh là Đối

tác công nghệ AWS của năm. Mở trung tâm R&D tại Okinawa, Nhật Bản.
Năm 2018, Trở thành Đối tác hàng đầu AWS có trụ sở chính tại
ASEAN. Thành lập văn phòng thứ 6 tại Shizuoka, Nhật Bản. Trở thành cổ
đông lớn của Intellinet.
- Tổ chức và nhân lực
FSOFT được tổ chức theo mơ hình 5 lớp Cơng ty – Chi nhánh – Trung
tâm – Phòng sản xuất – Dự án theo nguyên tắc sau:
- ) Công ty là cơ quan cao nhất, điều hành chung. Chức danh điều hành
cao nhất là Tổng giám đốc.
- ) Chi nhánh là các công ty con, thường cso trụ sở riêng về địa lý.
Chức danh Giám đốc.
- ) Trung tâm: Các Trung tâm kinh doanh, chức danh Giám đốc trung
tâm.
- ) Phòng sản xuất: Các đơn vị trực tiếp sản xuất trong mỗi trung tâm.
Chức danh Trưởng phòng.


x
- ) Dự án: đơn vị sản xuất cơ bản. Chức danh Giám đốc dự án, quản lý
dự án.
1.2.

Sản phẩm và dịch vụ
Công ty TNHH Phần mềm FPT là công ty chun về lĩnh vực gia cơng

phần mềm, chính vì thế nên công ty cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan như:
 Xuất khẩu phần mềm
 Giải pháp phần mềm
 Phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin
 Tích hợp hệ thống

 Cung cấp các giải pháp, dịch vụ viễn thông và internet
 Triển khai và tư vấn dịch vụ ẺP
 Phát triển hệ thống nhúng
 Các dịch vụ khách…
Các ngành nghề mà công ty hoạt động cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ là:
 Hàng không
 Ơ tơ
 Tài chính ngân hàng
 Truyền thơng và giải trí
 Chăm sóc sức khỏe
 Logistics
 …v.v…
1.3.

Cơng nghệ và chất lượng
Với mục tiêu đứng trong TOP 50 công ty dịch vụ cơng nghệ thơng tin

tồn cầu vào năm 2030, FPT Software ln hướng tới sáng tạo, tận tâm để có
được sự hài lòng cao nhất từ khách hàng và tạo môi trường làm việc năng
động cho nhân viên.


xi
Cơng ty cam kết mang đến hiệu quả nhanh chóng, sức bật dài hạn với
chi phí tối ưu, giúp mọi doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực chạm đến
những bứt phá về công nghệ.
Dựa trên các công nghệ tiên tiến cốt lõi như Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ
liệu (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud), Siêu tự động hóa (Hyperautomation), Cơng nghệ chuỗi (Blockchain), Cơng ty đã và đang liên tục tăng
tốc xây dựng năng lực tư vấn và triển khai giải pháp công nghệ, dịch vụ

chuyển đổi số trọn gói cho các doanh nghiệp quy mơ lớn trên toàn cầu như:
Airbus, AT&T, Softbank, Schaeffler, Dpdgroup, RWE, NXP, Toppan, Sony,
SCSK ….
Để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng được tốt nhất. FPT
Software đã đạt các tiêu chuẩn quốc tế như:
 CMMI cấp độ 5 phiên bản 2.0
FPT Software là công ty đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng chỉ
CMMI mức 5 phiên bản 2.0, đạt được chứng chỉ này FPT Software có thể đáp
ứng được càng nhiều yêu cầu của các khách hàng quốc tế và gia nhập vào
hàng ngũ những công ty
CMMI(Capability Maturity Model Integration) – mơ hình năng lực
trưởng thành tích hợp là khn khổ cải tiến quy trình dành cho các doanh
nghiệp phần mềm. CMMI được phát triển tại Viện Kỹ Nghệ Phần Mềm của
Mỹ(Viện SEI – nay đổi thành viện CMMI) tại trường địa học Carnegie
Mellon ở Pittsburgh, PA.
Mơ hình CMMI bao gồm 5 mức độ và 22 vừng quy trình quan trọng.
Năm mức độ của CMMI:
1. Mức độ trưởng thành 1 – Initial
Mức độ 1 là bước khởi đầu của CMMI, mọi doanh nghiệp, cơng ty
phần mềm, cá nhân đều có thể đạt được CMMI mức độ này.


xii
Tại mức độ này, các quy trình được xây dựng và triển khai một cách
lộn xộn, môi trường làm việc của doanh nghiệp thường không ổn định. Sự
thành công của các doanh nghiệp ở mức độ 1 phụ thuộc vào năng lực lèo lái,
vận hành tổ chức của ban lãnh đạo và nhân viên chứ không hề phụ thuộc vào
việc sử dụng quy trình.
Sản phẩm và dịch vụ do các doanh nghiệp ở mức độ 1 sản xuất ra vẫn
có thể vận hành được, tuy nhiên những dự án này thường vượt quá ngân sách

và thời gian.
2. Mức độ trưởng thành 2 – Managed
Để đạt được mức độ trưởng thành 2, doanh nghiệp phải đạt được các
mục tiêu chung và cụ thể của các vùng quy trình được yêu cầu tại mức độ
này. Nói cách khác, các dự án của doanh nghiệp phải được đảm bảo đã đáp
ứng tất cả các yêu cầu; quy trình phải được lên kế hoạch từ trước, được thực
hiện, đo lường và kiểm soát một cách chặt chẽ.
Tuân thủ theo các nguyên tắc quy trình của mức độ trưởng thành 2 đảm
bảo rằng các phương pháp thực thi sẽ luôn được lưu trữ trong thời gian doanh
nghiệp gặp quá tải. Với các phương pháp thực thi này, việc thực hiện và quản
lý dự án sẽ luôn tự động tuân theo các kế hoạch được dữ liệu hóa từ trước.
Ở mức độ trưởng thành 2 thì các yêu cầu, quy trình, sản phẩm và dịch
vụ phải được quản lý chặt chẽ. Tình trạng sản phẩm và sự chuyển giao dịch
vụ phải được quản lý với sự thống nhất nội bộ từ trước.
Cần phải thiết lập và chỉnh sửa cam kết (khi cần thiết) với các bên liên
quan. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải liên kết với các bên liên quan để xem
xét và kiểm soát sản phẩm. Nhìn chung, phải đảm bảo rằng sản phẩm và dịch
vụ thỏa mãn yêu cầu, tiêu chuẩn và mục tiêu cụ thể.
3. Mức độ trưởng thành 3 – Defined


xiii
Để đạt được mức độ trưởng thành 3, doanh nghiệp phải đạt được các
mục tiêu chung và cụ thể của các vùng quy trình được yêu cầu tại mức độ 2
và 3.
Tại mức độ này, quy trình phải thật sự đặc trưng, dễ hiểu và được mô tả
rõ ràng trong các tiêu chuẩn, thủ tục, công cụ và phương pháp làm việc của
doanh nghiệp.
Sự khác biệt chủ yếu giữa mức độ 2 và 3 là ở phạm vi của các tiêu
chuẩn, sự mơ tả quy trình và các thủ tục. Tại mức độ trưởng thành 2, các tiêu

chuẩn, mô tả và thủ tục của các quy trình vẫn tồn tại sự khác biệt. Tuy nhiên ở
mức 3, các yếu tố này sẽ phải tuân thủ theo bộ quy trình tiêu chuẩn của một
dự án hoặc của một đơn vị doanh nghiệp. Bộ quy trình tiêu chuẩn này sẽ bao
gồm các quy trình đã được thiết lập ở mức độ 2 và 3. Tóm lại, quy trình được
thực hiện trong các đơn vị của doanh nghiệp phải có sự thống nhất (ngoại trừ
một số khác biệt nhỏ vẫn phù hợp với các nguyên tắc của công ty).
Một điểm khác biệt lớn giữa mức độ 2 và 3 là các quy trình ở mức độ 3
thông thường sẽ được mô tả chi tiết và kiểm soát chặt chẽ hơn nhiều so với
mức độ 2. Tại mức độ 3, quy trình sẽ được quản lý một cách chủ động hơn
qua việc nắm rõ các mối quan hệ tương quan giữa các hoạt động và thước đo
chi tiết giữa quy trình và sản phẩm, dịch vụ của nó.


xiv

Hình 1: Level của CMMI

4. Mức độ trưởng thành 4 – Quantitatively Managed
Tại mức độ này, doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu cụ thể của
các vùng quy trình được yêu cầu tại mức độ 2, 3 và 4; ngồi ra cịn phải đạt
được các mục tiêu chung của mức độ 2 và 3.
Tại mức độ trưởng thành 4, việc lựa chọn các quy trình bổ sung góp
phần đáng kể trong việc thực hiện các quy trình tổng thể. Các quy trình bổ
sung này được kiểm sốt bằng các công cụ thống kê và định lượng.
Các mục tiêu định lượng thiết lập cho việc quản lý chất lượng và quy
trình được sử dụng như một tiêu chí trong việc quản lý quy trình. Cần lưu ý
rằng các mục tiêu định lượng này phải được thiết lập dựa trên nhu cầu của
khách hàng, người sử dụng cuối cùng, của chính doanh nghiệp và các nhân
viên thực hiện quy trình. Ngồi ra, việc đảm bảo chất lượng và thực hiện quy
trình phải được hiểu theo các thuật ngữ thống kê và được quản lý trong suốt

vịng đời của quy trình.
Đối với các quy trình bổ sung này, việc thực hiện quy trình sẽ được đo
lường chi tiết, thu thập và được phân tích thống kê. Những nguyên nhân đặc


xv
biệt gây ra sự thay đổi về quy trình sẽ được nhận diện và khắc phục để tránh
tái phạm cho những lần sau.
Các thông số đo lường quản lý chất lượng và thực hiện quy trình sẽ
được lưu trữ vào kho các biện pháp đo lường nhằm phục vụ cho việc đưa ra
quyết định dựa trên thực tế trong tương lai.
Sự khác biệt rõ rệt giữa mức độ trưởng thành 3 và 4 đó là chất lượng
quy trình có thể dự đoán và kiểm soát được. Tại mức độ trưởng thành 4, chất
lượng quy trình được kiểm sốt bằng cách sử dụng các công cụ định lượng và
thống kê, và có thể được dự đốn một cách định lượng. Tại mức 3, quy trình
chỉ có thể được dự đốn một cách định lượng mà thôi.
5. Mức độ trưởng thành 5 – Optimizing
Để đạt được mức độ 5, doanh nghiệp phải đạt được tất cả các mục tiêu
cụ thể của các vùng quy trình được yêu cầu tại mức độ 2, 3, 4 và 5; ngồi ra
cịn phải đạt được các mục tiêu chung của mức độ 2 và 3.
Tại đây, quy trình được cải tiến liên tục thơng qua việc thấu hiểu một
cách định lượng những nguyên nhân thường gây nên biến quy trình.
Tại mức độ này, các doanh nghiệp tập trung vào chất lượng của các quy
trình được cải tiến liên tục thông qua sự gia tăng cải tiến và sáng tạo trong
cơng nghệ. Ngồi ra, cần thiết lập các mục tiêu liên tục cải tiến quy trình định
lượng cho tổ chức, thường xuyên thay đổi chúng cho phù hợp với các mục
tiêu của công ty hơn. Cũng giống như mức độ 4, các mục tiêu này còn được
sử dụng như là một tiêu chí để quản lý cải tiến quy trình.
Hiệu quả của việc thực hiện cải tiến quy trình sẽ được đo lường và
đánh giá với các mục tiêu liên tục cải tiến quy trình định lượng. Cả quy trình

xác định lẫn bộ quy trình chuẩn của doanh nghiệp đều là đối tượng cho các
hoạt động đo lường sự cải tiến.


xvi
Việc tối ưu hóa các quy trình nhanh gọn, sáng tạo phụ thuộc vào sự
tham gia của đội ngũ nhân viên có thẩm quyền và phải phù hợp với giá trị,
mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng đáp ứng của doanh nghiệp
trước những thay đổi, cơ hội của thị trường sẽ được nâng cao bằng việc tìm
cách tăng tốc và khơng ngừng học hỏi.Việc cải tiến quy trình là trách nhiệm
của tất cả mọi người và là kết quả của chu trình cải tiến liên tục.
Sự khác biệt đáng kể giữa mức độ 4 và 5 đó là sự nhận diện biến quy
trình. Ở mức 4, bộ quy trình được chú trọng thơng qua việc có thể nhận diện
được các nguyên nhân gây nên biến quy trình và dự đoán thống kê các kết
quả. Mặc dù bộ quy trình có thể đưa đến việc dự đốn được kết quả, tuy nhiên
kết quả đôi khi cũng chưa đủ rõ để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đề
ra. Tại mức độ 5, doanh nghiệp chú trọng vào các nguyên nhân phổ biến gây
nên biến quy trình và thay đổi chúng cho phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu
suất của quy trình (vẫn duy trì các dự đốn thống kê) nhằm đạt được mục tiêu
liên tục cải tiến quy trình định lượng.

 ISO 9001:2015
ISO 9001(cách gọi tắt của ISO 9001: 2015 – là phiên bản mới nhất của
tiêu chuẩn ISO 9001) là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do tổ
chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm
2015. Tiêu chuẩn này được sử dụng để đánh giá chứng nhận phù hợp với hệ
thống quản lý của một tổ chức.
 ISO/IEC 20000-1:2011
ISO/IEC 20000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên đặc biệt dành riêng cho
hệ thống quản lý dịch vụ cơng nghệ thơng tin. Nó giúp xác định và quản lý

các quá trình then chốt liên quan đến hoạt động chuyển giao dịch vụ công
nghệ thông tin hiệu quả để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của khách
hàng.


xvii
Tiêu chuẩn dựa trên nền tảng thực tiễn tốt nhất của Thư viện Cơ sở hạ
tầng Công nghệ thông tin (ITIL). ISO/ IEC 20000 giới thiệu một văn hóa dịch
vụ và cung cấp phương pháp luận để chuyển giao dịch vụ nhằm đáp ứng nhu
cầu kinh doanh xác thực và các ưu tiên hàng đầu theo cách có thể kiểm soát.
ISO 20000 áp dụng phương pháp “Lập Kế Hoạch – Triển Khai – Kiểm
Tra – Cải Tiến” (PDCA) cho Hệ Thống Quản Lý Dịch Vụ và các dịch vụ.
 ISO/IEC 27001: 2013
ISO/IEC 27001 là một phần của bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 được
phát triển để xử lý bảo mật thông tin. Tiêu chuẩn này cung cấp một khuôn
khổ để giúp các tổ chức, thuộc bất kỳ quy mô hoặc ngành nào, bảo vệ thơng
tin một cách có hệ thống và hiệu quả về chi phí, thơng qua việc áp dụng Hệ
thống Quản lý An ninh Thông tin.
 A/SPICE cấp độ 3
 Chứng nhận Tuân thủ HIAA
 Chứng chỉ ISO 27001 2013 tại FPT Software tại Ấn Độ
 Chứng chỉ ISO 9001: 2015 tại FPT Software tại Philippines
1.4.

Văn hóa doanh nghiệp
 Stico – Sáng tạo khơng ngừng
FPT có thể vươn lên trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xuất

nhập khẩu phần mềm của Việt Nam là nhờ dựa vào triết lý nền tảng gồm 5
chữ: “Sâu, Sáng, Tuyệt, Thông, Phong,”. 5 chữ này có nghĩa lần lượt là: Sâu

sắc triết lý, sáng suốt trong việc quản lý, chất lượng tuyệt hải, thông suốt lựa
chọn thông tin và phong phú sáng tạo.
Những triết lý sâu sắc thể hiện cho tầm nhìn và cách quản lý người rất
hiệu quả của người đứng đầu doanh nghiệp. Cũng chính vì thế mà các nhân
viên làm việc trong ngôi nhà FPT luôn tự hào về STICO như một nét văn hóa
riêng mà khơng phải doanh nghiệp nào cũng có. FPT cũng là nơi cho ra đời


xviii
những bài hát hết sức ngộ nghĩnh được lưu truyền trong nội bộ. Những bài hát
vui tươi nhưng mang nhiều ý nghĩa và thấm đẫm giá trị triết lý sâu sắc về
quản trị. Nó khơng chỉ thể hiện rằng FPT là môi trường để cho các nhân viên
thỏa sức sáng tạo mà còn cho thấy sự hiện đại của đội ngũ lãnh đạo cơng ty.
 Đề cao tính dân chủ trong công ty
Đối với FPT, mọi ý kiến cá nhân đều được tơn trọng. Khó có tình trạng
xung đột ý tưởng căng thẳng giữa các nhân viên với nhau hay quản lý, lãnh
đạo với nhân viên. Vì những lúc như vậy, văn hóa doanh nghiệp sẽ làm xoa
dịu tình hình và gắn kết tinh thần đồng đội của công ty. Mỗi thành viên FPT
ln mang trong mình ý thức trách nhiệm cao cùng với niềm tự hào doanh
nghiệp và ý chí tập thể vững vàng. Qua đó mới thấy, tại FPT tính dân chủ
được đề cao và xem trọng như thế nào.
 Kết nối và gắn kết bền chặt các thành viên
Có lẽ văn hóa doanh nghiệp của FPT được thể hiện rõ nhất qua các sự
kiện thường niên. Các buổi kick – off, giao lưu hay các trò chơi tập thể đều
được quan tâm, đầu tư đúng mức. Qua các những hoạt động như thế, các
thành viên sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu về nhau nhiều hơn. Khi đó,
sự kết nối và tinh thần tập thể tập thể sẽ được nâng cao một cách triệt để.


xix


CHƯƠNG 2.
2.1.

QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI ĐƠN VỊ

Nhiệm vụ được giao
Trong quá trình thực tập, thực tập sinh tham gia làm việc từ 8h30 –

17h30 từ thứ 2 đến thứ 6 các ngày trong tuần.
 Cài dặt môi trường, IDE, tools cần thiết phục vụ cơng việc trên máy
tính được công ty cấp phát.
 Đọc các tài liệu về Web API .NET
 Study source code.
 Tìm hiểu về nguyên lý SOLID
 Tìm hiểu về Json web token (JWT)
 Tìm hiểu về Culture language, Middleware, Migration, Seed Data,
Unit Of Work in Repository Pattern.
 Generator data csv to database, Generic classes and methods.
 Tìm hiểu và làm việc với DBeaver và postSQl.
 Làm quen với Source Tree.
 Check data trong DB
 Tạo web api đơn giản.
 Thực hiện các assignment trên Jira.
 Đọc tài liệu đặc tả api và viết các test case đối với mỗi api tương
ứng.
 Tìm hiểu về framework Angular.
2.2.

Giải pháp thực hiện

Các giải pháp trong quá trình thực tập:
- Tra cứu internet về vấn đề gặp phải.
- Tìm sự trợ giúp từ các anh chị cùng nơi làm việc.
- Daily report về công việc trong ngày và kế hoạch của ngày hôm sau.



×