Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển và ứng dụng những kỹ thuật mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê và tăng thu nhập cho các hộ nông dân tại các tỉnh miền trung Việt Nam - MS 4 " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 29 trang )


1

Bộ Nông nghiệp và PTNT
Việt Nam

Chính phủ Australia
AusAID


BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN CARD


009/VIE05

Phát triển và ứng dụng những kỹ thuật mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả trong chăn nuôi dê và tăng thu nhập cho các hộ nông dân
tại các tỉnh miền trung Việt Nam




MS 4: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ






Ngày 8 tháng 3 năm 2007




2


Nội dung

1. Đặt vấn đề 4
2. Phương pháp sử dụng 5
3. Kết quả điều tra 5
3.1. Đặc điểm kinh tế xã hôi của các hộ điều tra 5
3.1.1. Hộ nông dân tham gia trongquà trình điều tra 5
3.1.2. Hệ thống sản xuất nông nghiệp tại Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng 6
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hôi 8
3.2. Hiện trạng chăn nuôi dê tại các hộ điề
u tra 11
3.2.1. Cơ cấu đàn dê tại các hộ điều tra 11
3.2.2. Cơ cấu giống dê và chương trình quản lý giống 13
3.2.3. Năng suất chăn nuôi dê 14
3.2.4. Nguồn thức ăn và phương thức nuôi dưỡng 14
3.2.5. Chuồng trại và bệnh dê …………………… …………………………………… 14
3.2.6. Chế biến sản phẩm và thị trường chăn nuôi dê 26
4. Cây vấn đề và xếp hạng khó nhăn trong chăn nuôi dê 27
5. Kết Luận 29



Phụ lục CD

CD Phụ lục 1. Bộ câu hỏi điều tra

CD Appendix 2. Danh sách các hộ điều tra và ảnh chụp
CD Appendix 3. Dữ liệu điều tra gốc
CD Appendix 4. Khung logic của dự án (CARD 009 VIE05)
CD Appendix 5. Báo cáo tiến độ của dự án CARD (MS4 – Báo cáo kết quả điều tra hiện
trạng chăn nuôi dê)


3
1. Thông tin của dự án
Tên Dự án
Phát triển và ứng dụng kỹ thuật mới phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê và
tăng thu nhập cho các hộ nông dân tại các tỉnh
miền trung Việt Nam (009/VIE05)
Tên hoạt động:
Dự án cải thiện hệ thống chăn nuôi dê Australia -
Việt Nam (2006-2009)

Đơn vị phía Việt Nam
Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây (GRRC),
Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn

Cán bộ chủ trì Dự án phía
Việt Nam
PGS. TS. Đinh Văn Bình
Đơn vị phía Australia
Trường Đại học Queensland
Chuyên gia phía Australia
TS. Barry W. Norton

Bắt đầu
1/4/2006
Kết thúc
31/3/2009
Tổng kết
31/3/2009
Giai đoạn viết báo cáo
1/7 đến 31/12/ 2006
2. Cơ quan liên hệ
Tại Australia: Giám đốc dự án
Dr. Barry W. Norton
Chức vụ: Chuyên gia nghiên cứu danh dự
Tel.: 61733651102 61732890260 (AH) Fax: 61732890103
Tổ chức: Trường Đại học Queensland Email:
Cơ quan quản lý
Mr Kerry Johnston Tel.: 61733657493
Chức vụ: Phòng quản lý nghiên cứu Fax: 61733654455
Trườngd Đại học Queensland, Email:

Tại Việt Nam: Giám đốc dự án
Tiến sỹ Đinh Văn Bình Telephone: 8434838341
Chức vụ: Giám Đốc Trung Tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây
Fax: 8434838889 Email:


4
Đặt vấn đề
Năm 2006 sản phẩm của ngành nông nghiệp chiếm 25% trong tổng giá trị GDP quốc
gia trong đó giá trị sản phẩm ngành trồng trọt chiếm 77% và ngành chăn nuôi chiếm
33%. Tăng giá trị chăn nuôi lên 30% trong tổng giá trị sản phẩm của ngành nông

nghiệp là một mấu chốt quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Chính
phủ. Chính phủ Việt nam đã và đang kiên quyêt thực hiện việc thúc đẩy kế hoạch
phát triển kinh tế và giảm đói nghèo. Từ những năm cuối 1980 đến 1990 sự thay đổi
một số chính sách phù hợp đã tạo ra được những thành quả kinh tế nổi bật, Việt Nam
đã trở thành quốc gia dẫn đầu trong việc thay đổi chính sách thúc đẩy sự phát triển
kinh tế và giảm tỷ lệ nghèo đói trong cả nước và chính sách giảm nghèo đói vẫn tiếp
tục được thực hiện trong 10 nă
m tiếp theo

Tăng sản phẩm chăn nuôi là một trong những thành phần ảnh hưởng trực tiếp có ý
nghĩa đến chất lượng cuộc sống của người nông dân nông thôn. Điều này đã được
khẳng định và chỉ ra trong tất cả các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh,
huyện, Chăn nuôi cung cấp sức kéo trong việc làm đất, sức kéo trong việc vận chuyển
và phân bón cho cây trồng. T
ăng sản phẩm chăn nuôi nông hộ có thể là một động lực
vững chắc trong việc giảm đói nghèo và an toàn lương thực cũng như gia tăng được
sinh kế cho vùng nông thôn đặc biệt là nông hộ nghèo

ở Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng chăn nuôi là nguồn dự trữ tiền mặt của nông
dân nhất là nông dân nghèo. Lượng thu nhập tiền mặt từ sản phẩm chăn nuôi thường
chiếm từ 30-33% trong tổng thu nh
ập của các hộ nghèo vùng trung du và miền núi và
chăn nuôi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đa dạng hoá sản phẩm nông
nghiệp và gia tăng giá trị sản phẩm trên một ha diện tích đất cao hơn một số trường
hợp sản xuất trồng trọt. Sản phẩm chăn nuôi đặc biệt trên khía cạnh nông nghiệp mặc
dù mang đặc điểm chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng vẫn có cơ hộ
i thu nhập giá trị cao hơn tính
trên một ha đất sản xuất. Trong bối cảnh gia tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm chăn
nuôi trong nước và quốc tế đang tạo ra một cơ hội tốt cho sự phát triển ngành. Sự phát
triển ngành chăn nuôi có thể tạo ra cơ hội tăng công ăn việc làm cho các vùng nông

thôn và góp phần tăng thu hập, giảm nghèo cho nông hộ. Sự phát triển chăn nuôi tạo
ra cơ hộ
i vững chắc trong hệ thống sản xuất nông nghiệp đa dạng hoá ở cả 2 khía cạnh
tăng nguồn tiêu thụ hàng ngày và tăng nguồn thu nhập

Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng là các tỉnh có vị trí địa lý nằm tại vùng duyên
hải ven biển trung bộ của Việt Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 334 km và Hà Nội
1400 km. Người dân trong vùng chủ yếu là thuộc dân tộc Kinh, Chăm, Êđê và là
những hộ dân có thu nhập thấp nhất Việt Nam. Hệ
thống canh tác truyền thống chủ
yếu trong vùng là trồng các loại cây lương thực như sắn, lúa, các cây lấy củ, cây ăn
quả, trồng rừng và chăn nuôi. Chăn nuôI là một trong hnững hoạt động chính của các
hộ nông dân, chiếm tỷ lệ 22 đến 25% tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trong
vùng này. Tuy nhiên, chăn nuôi các loại gia súc nhai lại nhỏ tại Ninh Thuận, Bình
Thuận và Lâm Đồng vẫn còn bị giới hạn, và nó đượ
c xác định đó là mục tiêu chiến
lược cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại mỗi tỉnh. Nâng cao sức khoẻ thông qua
việc điều trị bệnh tật, cải thiện khả năng sản xuất chăn nuôi bằng việc nâng cao dinh
dưỡng và tăng thu nhập cho nông hộ từ chăn nuôi dê và các sản phẩm của chúng (thịt,
sữa, phân) đã và đang được dự án CARD tài trợ. Mục tiêu sự
đánh giá tình hình chăn
nuôi dê là nhằm xác định tình trạng kinh tế của những nông hộ được chọn tham gia
vào dự án tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng trước khi chuyển giao
ứng dụng những kỹ thuật mới trong phát triển chăn nuôi dê, đào tạo và phổ biến thông

5
tin để nâng cao những biện pháp quản lý cho các nông hộ trong vùng. Dữ liệu điều tra
sẽ được sử dụng như là thước đo tự nhiên và rộng rãi cho tất cả khía cạnh về sự gia
tăng năng suất chăn nuôi dê và một sự so sánh được làm với các hộ không tham ra
vào dự án và được thực hiện lặp lại trong năm thứ 3 thực hiện dự án


1. Phương pháp điều tra

Quá trình điều tra được thực hiện tại các xã đã được lựa chọn cùng với cán bộ địa
phương. Việc thu thập thông tin dựa trên cơ sở Bộ câu hỏi đã được soạn thảo sẵn
trong đó tập trung vào các lĩnh vực chính: (i) Thông tin cơ bản của nông hộ, (ii) Điều
kiện kinh tế xã hội, (iii) đánh gía thị trường, (iv) quan điểm của nong dân về các yếu
tố
ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi dê và các đề xuất của họ cho giai đoạn tiếp
hoặc các hoạt động mới, (v) nguyên nhân của việc tăng và giảm năng suất chăn nuôi
dê và (vi) mối lien kết giữa các hoạt động khuyến nông, hoạt động tín dụng và các
dịch vụ khác trong chăn nuôi dê, (vii) thu nhập từ sản xuất nong nghiệp (chăn
nuôi/trồng trọt). Quá trình điều tra được thực hi
ện trên 57 hộ chăn nuôi dê tại 14 xã
thong qua phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên
Nhằm phân tích các điểm hạn chế trong chăn nuôi dê tại mỗi vùng chăn nuôi khác
nhau trong các hệ thong sản xuất khác nhau tại các tỉnh.
1. Phương pháp điều tra được thực hiện và các mục tiêu then chốt được bao trùm
trong Bảng hỏi: (i) Phỏng vấn chính thức, phỏng vấn nhóm nông dân và quan
sát thôn bản
2. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và điều tra có sự tham gia c
ủa
nông dân (PRA) của McCracken và cs (1988), Chambers (1992) and ILED
(1994) đã được áp để nắm bắt những hiểu biết của nông dân về lĩnh vực chăn
nuôi, đặc biệt là chăn nuôi dê. Phương pháp RRA và PRA chú trọng vào việc
thảo luận nhóm, vẽ biểu đồ và tập trung chủ yếu vào hành vi, cách ứng xử và
sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm thảo luận (McCracken
et al., 1988 and Chambers, 1992). Người cung cấp thông tin then chốt thường
là những người có uy tín trong thôn, người của hội ph
ụ nữ hoặc hội nông dân,

được phỏng vấn để khai thác các thông chung như lịch sử phát triển, phân bố
và cơ sở hạ tầng của địa phương. Những mối quan hệ cũng như là hiểu biết
của người cung cấp thông tin then chốt đã đóng vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình đánh giá. Nhóm các cán bộ khoa học đã cố gắng hết sức để thu
thập được những thông tin cho đ
ánh giá của họ.
Phương pháp sử dụng chủ yếu trong quá trình điều tra nông hộ là thảo luận nhóm và
phỏng vấn chính thức các hộ chăn nuôi dê. Bên cạnh đó việc thu thập thông tin thứ
cấp từ các báo cáo về hoạt động khuyến nông, các báo cáo về phát triển kinh tế xã hội
từ các cấp tỉnh, huyện xã và thôn bản

2. Kết quả điều tra
3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ nông dân tham gia phỏng vấn
3.1.1. Tên và địa chỉ các hộ chăn nuôi dê


6
Danh sách các hộ tham gia phỏng vấn
Hộ nông dân trong dự án CARD Hộ nông dân ngoài dự án CARD

Họ tên hộ
Địa chỉ
(Thôn, xã, huyện)
Họ tên hộ
Địa chỉ
(Thôn, xã, huyện)
NINH THUẬN
1
Sử KhắcThanh
An Hóa, Xuân Hải, Ninh Hải

Dương Minh
Kiền Kiền, Lợi Hải, Ninh Hải
2
Nguyễn Hữu Đức
An Hóa, Xuân Hải, Ninh Hải
Hàn Thị Ninh
Hữu Đức, Phước Hữu , Ninh Phước
3
Nguyễn Banh
An Hóa, Xuân Hải, Ninh Hải
Miêu Việt Tuyến
Văn Lâm, Phước Nam, Ninh Phước
4
Trần Long
Bình Quý, Phước Dân, Ninh Phước
Kiều Thị Vân
Van Lam, Phuoc Nam, Ninh Phuoc
5
Nguyễn Ngọc Minh
Bình Quý, Phước Dân, Ninh Phước
Bùi Dinh
Van Lam, Phuoc Nam, Ninh Phuoc
6
Đỗ Thanh Dũng
Bình Quý, Phước Dân, Ninh Phước
Nguyễn Văn Hùng
Cà Đú, Khánh Hải, Ninh Hải
7
Lê Thị Tâm
La Chứ, Phước Hữu, Ninh Phước

Nguyễn Kim Hương
Cà Đú, Khánh Hải, Ninh Hải
8
Trần Đ. MễTây Cơ
La Chứ, Phước Hữu, Ninh Phước
Nguyễ Qưới
Cà Đú, Khánh Hải, Ninh Hải
9
Hồ Trung Hiếu
La Chứ, Phước Hữu, Ninh Phước
Lê Trọng Viên
Thanh Sơn, Xuân Hải, Ninh Hai
10
Nôn QuốcHùng
Suối Giêng, Công Hải, Thuận Bắc
Thái Bá Trung
Thanh Sơn, Xuân Hải, Ninh Hai
11
Lê Văn Hóa
Suối Giêng, Công Hải, Thuận Bắc
Tài Đại Rinh
Phuoc Nhơn, Xuân Hai, Ninh Hải
12
Trần Tuấn Hải
Hiệp Kiết, Công Hải, Thuận Bắc
Trần Quang Sơn
An Đạt, Xuân aari, Ninh Hải
13
Đặng Ngọc Triệu
Hiệp Kiết, Công Hải, Thuận Bắc

Lê Xuân Thân
Bình Qúy, Phước Dân, Ninh Phước
14
Chàm Lé Lân
Ba Râu 2, Hiệp Kiết, Thuận Bắc
Lê Văn Ngơi
La Chứ, Phước Hữu, Ninh Phước
15
Jeak Sinh
Ba Râu 2, Hiệp Kiết, Thuận Bắc
Nguyễn Văn Nhi
La Chứ, Phước Hữu, Ninh Phước
BÌNH THUẬN
1
Nguyễn Văn Chinh
Bình Sơn, Bình Tân, Bắc Bình
Đặng Vũ Đại
Phú Thái, Hàm Trí, H.T. Bắc
2
Trần Mẫn
Bình Nghĩa, Bình Tân, Bắc Bình
Phan Trúc Lâm
Phú Thái, Hàm Trí, H.T. Bắc
3
Đặng Minh Thành
Bình Sơn, Bình Tân, Bắc Bình
Vũ Như Hiền
Phú Thái, Hàm Trí, H.T. Bắc
4
Lê Văn Ngọc

Phú Hoà, Hàm Trí, H.T. Bắc
Lê Hữu Thọ
Vĩnh Sơn, Vĩnh Hảo, Tuy Phong
5
Nguyễn Văn Hiếu
Phú Thái, Hàm Trí, H.T. Bắc
Trần Văn Lang
Vĩnh Sơn, Vĩnh Hảo, Tuy Phong
6
Trần Xuân Lung
Phú Hoà, Hàm Trí, H.T. Bắc
Nguyễn Ngọc Trụ
Vĩnh Sơn, Vĩnh Hảo, Tuy Phong
7
Trần Tấn Tài
Vĩnh Sơn, Vĩnh Hảo, Tuy Phong
Lê Trung
Thái Hoà, Hồng Thái, Bắc Bình
8
Tạ Tư
Vĩnh Sơn, Vĩnh Hảo, Tuy Phong
Nguyễn Thị Liễu
Thái Hoà, Hồng Thái, Bắc Bình
9
Trần Văn Phúc
Vĩnh Sơn, Vĩnh Hảo, Tuy Phong
Nguyễn Văn Thanh
Thái Hoà, Hồng Thái, Bắc Bình
LÂM ĐỒNG
1

Hoàng Xuân Lung
Soop, Đà Loan, Đức Trọng
Thanh Bình
Khu 1, Liên Nghĩa, Đức Trọng
2
Nguyễ Văn Cường
Tà Nhiên, Tà Năng, Đức Trọng
Tiâfn Văn Hóa
Nam Đa Nhim, Đà Loan, Đức Trọng
3
Bunai
Thôn 5, Tà Năng, Đức Trọng
Ya Ba
Soop, Đà Loan, Đức Trọng
4


Ya Thao
Soop, Đà Loan, Đức Trọng
5
Ya Biang
Soop, Đà Loan, Đức Trọng

3.1.2. Hệ thống sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, lâm Đồng

Số liệu Bảng 1 cho thấy đất trồng trọt của các hộ dân tham gia phỏng vấn không đồng
đều giữa các xã, huyện, và các tỉnh và việc sử dụng ruộng đất trong sản xuất là rất
khác nhau. Tuỳ thuộc vào đối tượng cây trồng ở mỗi gia đình mà năng suất của cây
trồng lương thực khác nhau. Năng suất các loại cây trồng (tính theo diện tích của các
hộ) trong năm phản ánh sự

đầu tư trong sản xuất và loại đất sử dụng mà người nông
dân đang sử dụng. Hầu hết những hộ có đủ và thừa lương thực để sử dụng là các hộ

7
có loại đất cấy được 2 vụ lúa/năm và thường là những mảnh đất mầu mỡ, thuận tiện
và đặc biệt là những hộ có đầu tư cho sản xuất. Mức đầu tư cho sản xuất cao thường
thấy ở các nông hộ có mức kinh tế khá giả, do đó năng suất cây trồng cũng cao.
Diện tích đất trồng cỏ cho chăn nuôi gia súc không phụ thuộc vào cỡ đ
àn gia súc của
nông hộ mà phụ thuộc vào điều kiện của từng hộ nông dân ở cả 3 khu vực điều tra.
Hầu hết các hộ chăn nuôi đã trồng cỏ cho chăn nuôi và đã cho thu nhập cao từ chăn
nuôi

Bảng 1. Diện tích đất nông nghiệp trung bình (m
2
) và NS các cây trồng NN (kg/ha)
Hộ nông dân trong dự án CARD Hộ nông dân ngoài dự án CARD
Chỉ tiêu
Ninh Thuận Bình Thuận Lâm Đồng Ninh Thuận Bình Thuận Lâm Đồng
1. Lúa
Diện tích 5785 3225 2875 2458 800 4840
Năng suất 8139 1887 1375 1591 542 4304
2. Nho
Diện tích 0 0 0 438 642 0
Năng suất 0 0 0 808 1257 0
3. Đậu đỗ các loại
Diện tích 375 0 1250 375 0 0
Năng suất 0 0 0 0 0 0
4. Cỏ trồng
Diện tích 1818 2775 590 771 3135 3160

Năng suất 20842 25375 5750 9108 34828 37000
5. Cây trồng khác (diện
tích)
15700 5125 19360 2837 7142 6000

Hệ thống sản xuất nông nghiệp

Trồng nho và chăn nuôi dê cừu tại Ninh Thuận

8
Trồng Thanh Long và chăn nuôi dê cừu tại Bình Thuận

Trồng cà phê và chăn nuôi dê Tại Lâm Đồng

3.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội của các hộ tham gia phỏng vấn

Bảng 2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của các hộ phỏng vấn
Hộ nông dân trong dự án
CARD
Hộ nông dân ngoài dự án
CARD
Chỉ tiêu
Ninh
Thuận
Bình
Thuận
Lâm
Đồng
Ninh
Thuận

Bình
Thuận
Lâm
Đồng
1. Đặc điểm tôn giáo của chủ hộ (%)
Không 93 100 33 100 100 100
Đạo Thiên Chúa 07 0 67 0 0 0
2. Đặc điểm giới tính của chủ hộ (%)
Nam giới 93 100 100 87 78 100
Phụ nữ 7 0 0 13 22 0
3.Trình độ văn hoá của chủ hộ (%)
Không biết đọc không biết viết 7 16.5 0 0 0 20
Biết đọc, biết viết một chút 13 0 33 27 22 20
Học hết Cấp 1 67 55 33 53 44 20
Học hết Cấp 2 13 22 34 20 34 40
Học kỹ thuật, trung cấp, đại học 0 16.5 0 0 0 0
4. Mức độ giầu nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo, % 73 89 100 100 100 40
Tỷ lệ hộ trung bình, % 27 11 0 0 0 60
5. Số nhân khẩu trong gia đình
5.1. Người lớn

Nam giới
1.46 1.22 1.0 1.8 1.78 1.2
Nữ giới
1.33 1.55 1.33 1.6 1.22 1.0
5.2. Trẻ em (<18 tuổi)

Nam giới
1.2 1.0 0.6 1.86 0.88 1.8

Nữ giới
0.8 0.55 0.67 1.47 0.55 0.8
5.3. Lực lượng lao động trong gia đình
Lao động chính 2.1 1.66 3.0 2.7 2.33 2.2

Đặc điểm của các hộ nông dân đã tham gia phỏng vấn, hầu hết chủ hộ của các hộ dân
được phỏng vấn đều là nam giới vơí trình độ phổ cập văn hoá khá thấp (từ lớp 2/10-
5/10) theo hệ thống giáo dục của Việt Nam. Điều kiện sống của hầu hết các hộ đều là
ở mức trung bình, các hộ nghèo thường là những hộ thuộc dân tộc thiể
u số và những
hộ ít lao động hoặc lao động già cả. Lao động chính trong gia đình chủ yếu dựa vào
những người trưởng thành như cha và mẹ, trẻ em chỉ đóng vai trò là những lao động
phụ. Phần lớn các chủ hộ chăn nuôi dê cừu đều là nam giới, phụ nữ là chủ hộ chỉ
trong điều kiện chồng chết sớm hoặc ốm đau không lao động nặng được (
Bảng 2)

9
Bảng 3. Chỉ ra mức độ thuê lao động của các hộ nông dân được phỏng vấn cho thấy
việc thuê lao động phần lớn tập trung tại các hộ nông dân chăn nuôi với quy mô lớn,
số lượng đàn gia súc nhiều, đặc biệt hộ Ông Lung ở Lâm Đồng. Số hộ thuê 1 lao động
chăn dê cừu chiếm đa số ngoại trừ các hộ chăn nuôi nghèo.
Những hộ sản xuất cây ă
n quả như cây nho, cà phê và một số cây ăn quả khác với
diện tích khoảng trên 500 m
2
, lao động ở đây chủ yếu là được thuê theo thời vụ công
việc.
Kết quả khảo sát cũng đã chỉ ra rằng, mức độ chi tiêu giữa các hộ nông dân cho cuộc
sống hàng ngày cũng có sự chênh lệch rất lớn và đa số các hộ dân thuộc dân tộc tiểu
số có mức sống thấp hơn từ 80000đ đến 150000đ/người/tháng. Qua kết quả thu thập

đươc đã cho th
ấy, lương thực sử dụng cho cuộc sống hàng ngày ở hầu hết các hộ tham
gia phỏng vấn đều được đảm bảo là đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân cho
biết rằng lượng lúa gạo thực tế họ trồng được không đủ đáp ứng cho việc tiêu dùng
hàng ngày của gia đình, vì không có đất trồng lúa nước hoặc đất chỉ trồng được 1 vụ
lúa/ năm, do đ
ó họ phải mua thêm bằng nguồn tiền khác.

Số lượng các hộ chăn nuôi thiếu lương thực 3 tháng trong năm tại các tỉnh Ninh
Thuận là 26,6%, Bình Thuận: 23,6% và Lâm Đồng là 13,3%. Số hộ chăn nuôi lựa
chọn cho phỏng vấn phần lớn là những hộ được xếp hạng nghèo và trung bình vì mục
tiêu của dự án là bước đầu tập trung hỗ trợ cho 27 hộ trong số 57 hộ nong dân tham ra
điều tra

Bảng 3. Tình hình sử dụng lao động và an toàn lương thực của các hộ tham gia phỏng vấn
Hộ nông dân trong dự án CARD Hộ nông dân ngoài dự án CARD
Chỉ tiêu
Ninh
Thuận
Bình
Thuận
Lâm
Đồng
Ninh
Thuận
Bình
Thuận
Lâm
Đồng
1. An ninh lương thực trong năm (%)

Đủ ăn trong 12 tháng 60.1 22.2 66.7 53.3 66.6 40
Dư thừa lúa gạo trong 12 tháng 13.3 44.2 0 41.1 22.2 60
Thiếu ăn trong 3 tháng/năm 26.6 23.6 13.3 6.6 11.2 0
2. Thuê lao động, % lao đông/năm
Không phải thuê 26.7 11.1 66.7 100 22.2 60
1 40 22.2 0 0 55.6 40
2 13.4 11.1 0 0 22.2 0
3 6.7 0 0 0 0 0
4 6.5 0 0 0 0 0
5 0 11.1 33.3 0 0 0
7 0 11.1 0 0 0 0
Thuê theo thời vụ 6.7 22.2 0 0 0 0
3. Sử dụng các nguồn thực phẩm trong gia đình
Mua sữa (lít/tháng) 7 3 7 4 2 3
Mua thịt bò, kg/tháng 2 2 4 2 2 5
Mua thịt dê, kg/tháng 0 0 0 1 1 0
Mua thịt cừu, kg/tháng 0 0 0 1 0 0
Mua thịt lợn, kg/tháng 7 12 7 9 15 9
Mua thịt gia cầm, kg/tháng 4 4 6 5 3 3
Mua cá các loại, kg/tháng 19 19 10 8 17 9
Tổng số tiền chi tiêu lương thực,
thực phẩm trong tháng Đồng/tháng
980.000 994.400 1.223.300 1.436.600 1.088.800 702.000



10
Bảng 4. Thu nhập và chi phí sản xuất của các hộ tham gia phỏng vấn
Hộ nông dân trong dự án CARD
Hộ nông dân ngoài dự án

CARD
Chỉ tiêu
Ninh
Thuận
Bình
Thuận
Lâm
Đồng
Ninh
Thuận
Bình
Thuận
Lâm
Đồng
Các nguồn thu nhập, triệu đ/năm
Từ cây trồng nông nghiệp
6.93 16.6 33.86 17.5 6.81 3.80
Từ vườn cây, vườn tạp 10.3 19.97 28.0 1.5 0.0 11.4
Từ vườn cây ăn quả 2.34 6.88 12.67 0.0 3 0.0
Từ chăn nuôi bò 1.96 13.0 0.0 0.0 3.5 1.0
Từ chăn nuôi dê 14.8 16.92 22.0 17.9 5.50 6.0
Từ chăn nuôi cừu 0.33 0.0 0.0 21.0 0.0 0.0
Từ chăn nuôi lợn 7.1 0.22 0.0 0.0 0.0 9.0
Từ chăn nuôi gia cầm
0.013 0.056 0.0 0.0 0.0 0.0
Từ nguồn bán phân 1.19 1.71 0.0 0.47 0.0 0.0
Từ nguồn nông nghiệp khác 4.53 7.88 5.0 1.06 3.0 0.0
Từ nguồn phi nông nghiệp 6.22 0.078 0.0 0.0 2.03 7.32
Tổng thu nhập, triệu đ/năm
55.52 83.66 101.53 59.55 23.84 38.52

Tỷ lệ thu nhập từ trồng trọt/tổng thu, (%)
14.1 29.3 54.5 31.9 52.6 76.8
Tỷ lệ thu nhập từ chăn nuôi/tổng thu, (%) 72.1 41.5 33.4 43.4 42.0 17.5
Tỷ lệ thu nhập từ nguồn khác, (%) 13.5 29.2 12.2 24.7 5.3 5.7
Các nguồn chi phí: triệu đ/năm
Từ cây trồng nông nghiệp
3.17 10.89 8.95 4.64 5.87 2.80
Từ vườn cây ăn quả
5.067 4.95 11.0 0.65 4.5 8.2
Từ chăn nuôi bò
9.98 9.5 0.0 0.0 1.7 1.0
Từ chăn nuôi dê
21.8 16.1 19 6.21 4.5 6.0
Từ chăn nuôi cừu
3.0 0.0 0.0 1.75 0.0 0.0
Từ chăn nuôi lợn
0.20 0.26 0.83 0.0 0.0 7.0
Từ chăn nuôi gia cầm 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
Từ nguồn nông nghiệp khác
0.2 1.93 2.3 3.91 0.0 0.2
Từ nguồn phi nông nghiệp
20.96 19.38 11 23.07 20 14.2
Tổng chi phí, triệu đ/năm
64.4 64.1 53.1 40 36.6 39.4
Tỷ lệ chi phí cho trồng trọt/tổng thu, (%) 9.6 14.8 32.8 17.4 33.4 34.4
Tỷ lệ chi phí cho chăn nuôi/tổng thu, (%) 19.2 20.3 31.9 29.1 28.3 30.9
Tỷ lệ chi phí cho nguồn khác, (%) 71.2 64.9 35.3 53.5 38.3 34.7
Thu nhập thuần, triệu đồng/năm
-8.9 19.52 48.41 39.66 3.95 -0.88


Kết quả ở Bảng 4 cho thấy thực tế phần thu nhập và chi phí của các nông hộ chăn
nuôi dê cừu. Nguồn thu chủ yếu của các hộ dân phỏng vấn là từ chăn nuôi mà đối
tượng là các gia súc là dê, cừu, bò. Nguồn thu từ trồng trọt chiếm phần thấp hơn trong
tổng thu nhập của các nông hộ. Tuy nhiên có một vấn đề khó khăn đối với các nông
hộ chăn nuôi là chi phí mua con giống và vẫn
đề tiêu thụ sản phẩm đang là một khó
khăn nặng nề. Trước khi dự án tiến hành điều tra, các nông hộ đã đầu tư rất nhiều tiền
bạc cho việc mua con giống, do giá con giống cao (bình quân 1 con dê nái trung bình
khoảng 5 triệu đồng/con), Nhưng tại thời điểm điều tra, giá dê giống đã bị hạ xuống
một cách đột ngột chỉ còn 700.000 – 800.000đ/con. Sự trượt giá trên khiến nhiề
u hộ
nông dân chăn nuôi dê bị thua lỗ nghiêm trọng, do đó dẫn đến tình trạng người dân
không thiết tha với chăn nuôi dê nữa. Ngoài ra do chưa có thị trường tiêu thụ sản
phẩm thật ổn định, việc mua bán các sản phẩm chăn nuôi trên vẫn qua tư thương nên
người dân cũng bị thiệt hại nhiều trong việc bán sản phẩm.



11
3.2. Hiện trạng ngành chăn nuôi dê tại các hộ tham gia phỏng vấn

3.2.1. Cơ cấu đàn và quản lý dê đực giống

Dê là một trong 5 động vật quan trọng tại các vùng khảo sát. Sự phân bố đàn dê phụ
thuộc rất lớn vào tập tục cổ truyền và địa lý sinh thái. Đàn dê tập trung nhiều nhất tìm
ra tại Ninh Thuận (107.420 con) tiếp theo là tại Bình Thuận (53 540 con) và số lượng
thấp hơn là tỉnh Lâm Đồng (11 581 con). Nhìn chung trên vùng khô cằn, khí hậu khắc
nghiệt, thảm thực vật nghèo và đất trống đồi trọc thì dê có khả năng chịu đựng kham
khổ hơn trâu và bò. Giống dê chủ yếu ở cả 3 tỉnh khảo sát là giống Bách Thảo, giống
dê đã từng thích ứng với điều kiện miền Trung từ bao đời nay, giống có khả năng chịu

đựng được cả trong những điều kiện nghèo về dinh dưỡng và nghèo về quản lý. Theo
số liệu khảo sát (cân, đo vòng ngực) cho thấy giống dê Bách Thảo có trọng lượng cơ
thể
nhỏ khoảng 32-37kg cho dê cái và đực trưởng thành nhưng rất nổi tiếng là giống
có tỷ lệ sinh sản cao (1,8 lứa/năm) và số con/lứa cao hơn các giống khác đang có mặt
tại Việt Nam.

Bảng 5. Cơ cấu giống, đàn và quay vòng chăn nuôi dê trong các hộ phỏng vấn
Hộ nông dân trong dự án
CARD
Hộ nông dân ngoài dự án
CARD
Chỉ tiêu
Ninh
Thuận
Bình
Thuận
Lâm
Đồng
Ninh
Thuận
Bình
Thuận
Lâm
Đồng
Giống dê (%)
Bách Thảo 86 100 33 93 100 0
Bách thảo*Cỏ 14 0 67 7 0 100
Cơ cấu đàn, con
Dê cái đang nuôi con 30 35 17 53 35 12

Đực giống 0.85 1.4 1 1.35 1.13 1
Dê cái con 9.5 10 6 11 3.2 0.8
Dê đực con 3 11 4 6 1 1
Dê cái hậu bị/chửa 9 18 21 15 2 3
Quay vòng đàn dê
Số lượng bán hàng năm (%) 15.2 16.5 21.4 12.3 17.8 36.4
Số lượng giết mổ tại các hộ/năm, % 0 0 1 0 0 0
Số lượng mua tăng đàn tại các hộ/năm, % 2 2.4 2 0 0 0
Tỷ lệ chết toàn đàn, %/năm 10.8 8.5 14.4 14.0 10.4 7.2

Tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, giống dê Bách Thảo chiếm từ 86-100%. Tại
Lâm Đồng giống dê Bách Thảo chỉ chiếm khoảng 33%, còn lại là giống dê lai giữa dê
Bách Thảo và dê Cỏ.
Cỡ đàn dê không giống nhau tại các vùng khảo sát. Tại Lâm Đồng cỡ đàn dê trung
bình biến động từ 10-50 con/hộ. Tại các vùng núi, trung du thuộc tỉnh Ninh Thuận,
Bình Thuận nhiều hộ nông dân có cỡ đàn từ 70 đến 300 con. Nhìn chung các hộ chăn
nuôi nghèo cỡ
đàn chỉ có từ 9-20 con và nông hộ khá giả hơn hoặc giầu có hơn
thường nuôi với cỡ đàn 50-100 con.

Cơ cấu đàn dê chỉ ra trong Bảng 5 cho thấy: tương tự như chăn nuôi cừu, tại hầu hết
100% các hộ chỉ tập trung vào chăn nuôi dê theo hướng sinh sản, có nghĩa là hầu hết
các con cái sinh ra trong đàn được giữ lại làm giống và tăng đàn. Chỉ có một số dê
đực con
được nuôi để bán thịt.



12
Bảng 6 . Cơ cấu đàn dê và chương trình quản lý giống dê tại các hộ điều tra

Cơ cấu đàn
Tên hộ điều tra
Giống
Cái
sinh
sản,
Con
Đực
giống
, Con

cái
sinh
trg,
Con

đực
sinh
trg,
Con
Dê con
theo
mẹ,
Con
Số
lượng
bán ,
%
/năm
Tỷ lệ

chết,
% /năm
Tổng
đàn/
hộ,
Con
Hộ chăn nuôi điều tra không tham gia dự án
Ninh Thuận
Dương Minh BT 30 1 10 5 11 14.9 3.0
67
Hàn Thị Ninh
BT
40 2 10 5 20 16.3 0.0
92
Miêu Việt Tuyến
BT
5 0 0 2 0 12.5 0.0
8
Kiều Thị Vân
BT
31 1 8 4 6 9.1 7.3
55
Bùi Dinh
BT
10 1 3 1 1 0.0 31.3
16
Nguyễn V. Hung
BT
54 2 15 6 15 5.2 4.1
97

Ng. Kim Hương
BT
28 1 7 2 6 15.4 0.0
52
Nguyễ Qưới
BT
25 1 4 1 8 15.2 4.3
46
Lê Trọng Viên Bt*Co 10 0 4 1 3 18.2 4.5
22
Tại Đại Dinh
BT
15 1 4 2 5 12.9 0.0
31
Trần Quang Sơn
BT
45 1 11 6 14 17.2 2.2
93
Lê Xuân Thân
BT
53 1 14 6 10 17.6 0.0
102
Lê văn Ngơi
BT
140 2 24 15 40 12.6 0.8
253
Nguyễn Văn Nhi
BT
234 4 34 21 56 10.3 2.3
389

Thái Bá Trung
BT
26 1 8 7 11 7.0 0.0
57
Bình Thuận
Đặng Vũ Đại
BT
30 1 9 4 3 0.0
47
Phan Trúc Lâm
BT
90 2 10 5 8 8.0 2.4
125
Vũ Như Hiền
BT
15 1 0 0 0 30.4 21.7
23
Lê Hữu Thọ
BT
43 1 3 0 3 24.2 7.6
66
Trần Văn Lang
BT
27 1 2 0 0 21.1
38
Nguyễn Ngọc Trụ
BT
20 1 3 1 2 18.2
33
Lê Trung

BT
35 1 3 2 0 16.3
49
Nguyễn Thị Liễu
BT
25 1 4 0 0 25.0 10.0
40
Nguyễn V. Thanh
BT
27 1 1 0 0 17.1
35
Lâm Đồng
Thanh Bình Bt*Co 30 1 0 0 8 29.1
55
Trần Văn Hoá
Bt*Co
22 1 0 5 0 22.2 5.6
36
Ya Ba
Bt*Co
5 1 4 1 0 42.1 10.5
19
Ya Thao
Bt*Co
3 1 0 0 3 53.3 6.7
15
Ya Biang
Bt*Co
4 1 0 0 6 35.3 5.9
17

Hộ chăn nuôi điều tra tham gia trong dự án
Ninh Thuận
Sử Khắc Thanh
BT
35 1 13 2 17 30.6 2.0
98
Nguyễn Hữu Đức
BT
30 1 0 0 15 13.2 17.0
53
Nguyễn Banh
BT
30 0 8 2 16 8.2 19.7
61
Trương Long
BT
31 1 18 0 18 18.1 4.8
83
Nguyễn Ng. Minh
BT
44 1 17 4 4 17.6 10.6
85
Đỗ Thành Dũng
BT
21 1 10 5 10 17.5 15.8
57

13
Lê Thi Tâm
BT

18 1 10 11 0 27.3 0.0
55
Trần Đ MễTâyCơ
BT
52 1 12 4 10 0.0 0.0
79
Hồ Trung Hiếu
BT
50 1 35 0 - 21.8 4.5
110
Nông Quốc Hùng
BT
50 1 8 7 14 9.1 12.5
88
Lê Văn Hoá
BT
22 1 8 4 5 33.3 5.0
60
Trần Tuấn Hải
BT
30 1 4 5 10 0.0 20.0
50
Đặng Ngọc Triệu
BT
43 1 2 2 12 18.9 8.1
74
Chàm Le Lan
BT
5 0 0 1 2 0.0 0.0
8

Jeak Sinh
BT
8 1 1 0 4 12.5 12.5
16
Bình Thuận
Nguyễn V. Chinh
BT
32 8 40 20 0 16.7 0.0
120
Trần Mẫn
BT
8 1 4 3 4 0.0 0.0
20
Đặng Minh Thành
BT
32 1 0 0 34.0 0.0
50
Lê Văn Ngọc
BT
50 2 10 12 22 36.4 3.3
151
Nguyễn Văn Hiếu
BT
20 1 9 11 12 32.1 0.0
78
Trần Xuân Lung
BT
28 1 0 15 6.4 0.0
47
Trần Tấn Tài

BT
52 1 15 16 40 0.0 4.0
124
Tạ Tư
BT
45 2 12 11 16 14.9 17.8
101
Trần Văn Phúc
BT
120 2 42 0 8.4 22.3
179
LAM DONG
Hoàng X. Lung BT 25 1 8 7 30 29.7 0.0
101
Ng. Văn Cường Bt*Co 22 2 6 3 26 34.4 3.3
90
Bunai Co 5 0 4 3 8 0.0 10.0
20

Trong Bảng 6 kết quả chỉ ra rằng giống dê Bách thảo là giống chủ đạo của tất cả các
hộ chăn nuôi dê trong cả 3 tỉnh điều tra và chỉ có một số rất it giống dê lai giữa dê
Bách Thảo và giống dê Cỏ. Nhìn chung trong toàn bộ hiện trạng đàn, hiện tượng đồng
huyết giống được nhận thấy khá rõ và đây là nguyên nhân chính gây ra năng suất thấp
của đàn dê, như
ng một vấn đề khó khăn cho công tác điều tra là không thể tách biệt
được nguyên nhân giảm năng suất từ khí cạnh thiếu dinh dưỡng và mức độ nhiễm
bệnh cao của các đàn hay là nguyên nhân chính là đồng huyết. Tuy nhiên cần phải
khẳng định răng giống dê đực mới cần được hỗ trợ thay thế cho các con cũ trong toàn
đàn dê của các hộ trong năm 2007


3.2.2. Giống và công tác quản lý giống
Công tác chọn lọc và quả
n lý dê đực giống không được chú trọng nhiều trong tất cả
các hộ khảo sát và chính quyền địa phương. Tất cả các hộ nông dân chăn nuôi dê chỉ
nuôi giữ 1-2 dê đực phối giống cho 40-80 con dê cái. Không có sự đảo dê đực sau 1-2
năm theo định kỳ. Hiện tượng đồng huyết ở các đàn dê trong các hộ chăn nuôi là khá
phổ biến, do trong một hộ chăn nuôi chỉ sử dụng 1 hoặc 2 đực cho việc phối giống t

3-4 năm liền. Khi hỏi ý kiến về vấn đề này, một số hộ dân cho rằng, dê đực giống của
họ vẫn còn rất tốt, và họ vẫn muốn sử dụng chúng thêm 2 năm nữa. Hơn nữa việc
chăn thả đàn dê cùng trong bãi chăn tại địa phương dẫn đến hiện tượng phối giống tự
do, không quản lý được dê con, dê chửa chính vì vậy mà tỷ lệ
chế trong toàn đàn con
rất cao và tỷ lệ xảy thai là rất phổ biến. Bảng 7 là số liệu chứng minh cho thấy rõ vấn
đề này là các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đàn dê Bách Thảo được nuôi tại các hộ điều
tra đều thấp hơn rất nhiều so với nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây
bằng việc áp dụng các kỹ thuật mới. Cụ thể: khối lượ
ng sơ sinh, khối lượng cai sữa,

14
khối lượng đẻ lứa đầu của dê mẹ đều rất thấp, ngoài ra tỷ lệ chết đàn dê con mới
sinh, thậm chí dê cái sinh sản cũng như dê đực chết là khá cao.

3.2.3. Năng suất chăn nuôi dê
Cũng như chăn nuôi trâu bò và cừu, hệ thống quản lý gia súc sinh sản rất kém trong
tất cả các hộ điều tra. Đối với giống dê sinh sản hướng lấy thịt dê đực và dê cái đượ
c
nhốt chung trong đàn và không có sự theo dõi phối giống hang ngày, Điều này dẫn
đến tỷ lệ dê con chết khá cao trong tất cả các hộ điều tra và rõ rang là nguyên nhân
đồng huyết nặng gây ra.

Dê thịt được bán khi đạt được 1 hoặc hơn 1 năm tuổi khi người chăn nuôi cần có tiền
mặt để mua phân bón cho cây trồng, sửa sang nhà cửa, thuốc men cho sức khoẻ và các
vật dụng cần thiết khác. Giá dê bán rất biến động hàng năm và ph
ụ thuộc nhiều vào
khối lượng cơ thể sống (tuổi), phụ thuộc vào khu vực trong vùng và thời gian trong
năm. Một dê cái sinh sản có thể bán được 1-1,5 triệu đồng. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm
từ dê cũng được gia tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên thu nhập thuần của
người chăn nuôi vẫn bị thấp hơn nhiều so với sản xuất bởi vì năng suất dê quá thấ
p
khi mà thức ăn cho dê quá nghèo dinh dưỡng. Chính quyền các tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận và Lâm Đồng đã đưa ra vấn đề ưu tiên hang đầu cho việc phát triển chăn nuôi
dê cho tất cả các huyện. Tăng cường công tác quản lý giống, tập trung vào kỹ thuật
nuôi dưỡng và chiến lược phát triển nguồn thức ăn là vấn đề cần thiết cho chăn nuôi

.

Bảng 7. Một số chỉ tiêu năng suất chăn nuôi dê tại các hộ tham gia phỏng vấn
Hộ nông dân trong dự án CARD
Hộ nông dân ngoài dự án
CARD
Chỉ tiêu
Ninh
Thuận
Bình
Thuận
Lâm
Đồng
Ninh
Thuận
Bình

Thuận
Lâm
Đồng
1. Chỉ tiêu sinh sản
Số dê đẻ, %/tổng đàn
23 32 10 38 26 27
Số dê đang chửa, %/tổng đàn
20 19 10 26 16 16
Số dê con theo mẹ, %/tổng đàn
25 34 53 63 3 0.4
Khối lượng sơ sinh (kg)
2 2.2 1.4 2.2 1.7 1.9
Tuổi dê khi cai sữa (ngày)
98.5 105.8 105 97 95.5 95
Số dê con cai sữa, %/tổng đàn
5 15.6 2.5 39.5 4.5 3.2
Khối lượng dê khi cai sữa, (kg)
12.3 13.1 9 10.6 9.8 10.2
Tuổi đẻ lần đầu (tháng)
12 12.5 13.5 15 10 11.4
Khối lượng cơ thể mẹ phối giống lần
đầu (kg)
22.6 26.3 19 26.1 22.3 23.8
2. Tỷ lệ dê con chết sau khi sinh, %
Dê đực con 4.07 6.16 2.00 2.28 8.12 5.77
Dê cái con 16.69 13.54 7.00 2.82 13.21 21.15


15
Bảng 8. Chi phí và thu nhập từ chăn nuôi dê tính theo cỡ đàn tại các hộ tham điều tra

Hộ nông dân trong dự án
CARD
Hộ nông dân ngoài dự án
CARD
Chỉ tiêu
Ninh
Thuận
Bình
Thuận
Lâm
Đồng
Ninh
Thuận
Bình
Thuận
Lâm
Đồng
Cỡ đàn < 50 con
Thu nhập từ các nguồn, triệu đồng/năm
Bán dê giống 0.0 2.0 0.0 4.0 0.0 4.4
Bán dê thịt 0.8 6.0 5.8 5.9 2.7 12.0
Bán phân 0.5 1.3 1.1 1.1 0.8 1.6
Tổng thu 1.3 9.3 6.9 11.0 3.5 18.0
Các khoản chi phí, triệu đồng/năm
Mua giống 0.0 12.0 6.0 0.9 0.0 9.2
Mua thức ăn 0.3 3.8 1.2 0.5 0.5 1.8
Chi lao động 1.8 7.5 4.5 2.8 2.0 4.3
Thuốc thú y 0.3 0.5 0.6 0.5 0.2 0.2
Dụng cụ, chuồng trại 0.3 1.5 1.0 0.3 0.2 2.5
Tổng chi 2.7 25.2 13.3 5.0 2.9 18.0

Vốn tồn lại (dê mẹ)
Giá trị, (triệu đồng)
6.3 20 8.25 12.91 22.2 12.1
Tỷ lệ vốn tồn/tổng thu, (%) 82.9 68.4 54.5 54.0 86.4 40.2
Cân đối thu chi, (triệu đồng)
-1.4 -16.0 -6.4 6.0 0.6 0.0
Tỷ lệ chi về giống/tổng chi phí (%) 0.00 47.62 45.28 17.86 0.00 51.11
Tỷ lệ chi cho thức ăn/ tổng chi phí (%) 11.28 14.88 8.68 9.92 17.24 10.00
Cỡ đàn từ 50 – 80 con
Thu nhập từ các nguồn, triệu đồng/năm
Bán dê giống 5.5 - - 5.0 2.0 -
Bán dê thịt 10.0 - - 8.5 4.2 -
Bán phân 1.8 - - 2.1 1.2 -
Tổng thu 17.3 -
-
15.6 7.4 -
Các khoản chi phí, triệu đồng/năm
Mua giống 6.0 - - 0.0 0.0 -
Mua thức ăn 2.5 - - 0.7 0.5 -
Chi lao động 5.0 - - 4.0 4.2 -
Thuốc thú y 0.9
- -
0.5 0.4
-
Dụng cụ, chuồng trại 0.3 - - 0.3 0.0 -
Tổng chi 14.7
- -
5.5 5.1
-
Vốn tồn lại (dê mẹ)

Giá trị, (triệu đồng)
30.5 - - 29.8 35.05 -
Tỷ lệ vốn tồn/tổng thu, (%) 63.8 - - 65.6 82.6 -
Cân đối thu chi, (triệu đồng)
2.6 - - 10.2 2.3 -
Tỷ lệ chi về giống/tổng chi phí (%) 40.82 - - - - -
Tỷ lệ chi cho thức ăn/ tổng chi phí (%) 17.0 - - 12.8 9.8 -
Cỡ đàn trên > 80 con
Thu nhập từ các nguồn, triệu đồng/năm
Bán dê giống 10.0 17.0 30.0 10.0 0.0 -
Bán dê thịt 14.0 22.0 25.6 15.0 3.5 -
Bán phân 1.8 2.5 3.5 2.1 2.1 -
Tổng thu 25.8 41.5 59.1 27.1 5.6 -
Các khoản chi phí, triệu đồng/năm
Mua giống 30.8 9.5 25.0 0.0 0.0 -
Mua thức ăn 5.0 3.7 4.5 1.8 0.5 -

16
Chi lao động 8.6 8.5 10.5 5.2 4.5 -
Thuốc thú y 1.4 0.9 1.1 0.7 0.2
-
Dụng cụ, chuồng trại 2.2 0.5 2.7 0.5 0.3 -
Tổng chi 48.1 23.1 43.8 8.2 5.5
-
Vốn tồn lại (dê mẹ)
Giá trị, (triệu đồng)
43.6 60 28.9 89.6 77.5 -
Tỷ lệ vốn tồn/tổng thu, (%) 62.82 59.11 32.84 76.78 93.26 -
Cân đối thu chi, (triệu đồng)
-22.3 18.4 15.4 19.0 0.1 -

Tỷ lệ chi về giống/tổng chi phí (%) 64.10 41.14 57.14 0.00 0.00 -
Tỷ lệ chi cho thức ăn/ tổng chi phí (%) 10.41 15.98 10.29 22.09 9.09 -
Trung bình cho các cỡ đàn
Thu nhập từ các nguồn, triệu đồng/năm
Bán dê giống 5.2 6.3 10.0 6.3 0.7 1.5
Bán dê thịt 8.3 9.3 10.5 9.8 3.5 4.0
Bán phân 1.4 1.3 1.5 1.8 1.4 0.5
Tổng thu 14.8 16.9 22.0 17.9 5.5 6.0
Các khoản chi phí, triệu đồng/năm
Mua giống 12.3 7.2 10.3 0.3 0.0 3.1
Mua thức ăn 2.6 2.5 1.9 1.0 0.5 0.6
Chi lao động 5.1 5.3 5.0 4.0 3.6 1.4
Thuốc thú y 0.9 0.5 0.6 0.6 0.3 0.1
Dụng cụ, chuồng trại 0.9 0.7 1.2 0.3 0.2 0.8
Tổng chi 21.8 16.1 19.0 6.2 4.5 6.0
Vốn tồn lại (dê mẹ)
Giá trị, (triệu đồng)
26.8 26.7 12.4 44.1 44.9 4.0
Tỷ lệ vốn tồn/tổng thu, (%) 64.42 61.19 36.02 71.13 89.09 40.20
Cân đối thu chi, (triệu đồng)
-7.0 0.8 3.0 11.7 1.0 0.0
Tỷ lệ chi về giống/tổng chi phí (%) 56.26 44.52 54.39 4.83 0.00 51.11
Tỷ lệ chi cho thức ăn/ tổng chi phí (%) 11.92 15.41 9.91 16.09 11.11 10.00

Nhìn chung số liệu Bảng 8 cho thấy mức thu nhập và chi phí biến động rất rõ theo cỡ
đàn dê nuôi của các nông hộ. Các hộ nuôi dê với cỡ đàn < 50 con đều có xu hướng
giữ lại cho tăng đàn nên điểm hoà vốn thường bị âm. Điểm hoà vốn an toàn nhất tìm
ra được các hộ chăn nuôi với cỡ đàn trên 50 đến 80 con. Tuy nhiên do ảnh hưởng của
một giai đoạn “khủng hoảng dê cái” t
ừ 2000-2005 giá dê giống vọt lên khá cao (4-5

triệu đồng/con). Các hộ mua thêm và tích trữ dê cái hy vọng có lợi nhuận cao (tỷ lệ
chi phí cho mua giống đều rất cao ở hầu hết các hộ chăn nuôi). Nhưng đến cuối năm
2005 đầu năm 2006 giá dê cái giống hạ xuống đột ngột có thể nói là trở tay không kịp
(1-2 triệu/con) dẫn đến tình trạng dê giống không bán được và giá trị còn lại thất hơn
rất nhiều so với thời
điểm đầu tư. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của
người chăn nuôi dê. Thêm vào đó tỷ lệ đầu tư cho thức ăn trong tổng chi phí rất thấp
chỉ chiếm từ 11-17%, cá biệt có nơi đầu tư đến 22%. Điều này chăc chắn ảnh hưởng
đến chất lượng đàn dê và năng suất chăn nuôi


17
3.2.4. Nguồn thức ăn và hệ thống nuôi dưỡng dê tại các hộ tham gia phỏng vấn


Bãi chăn thả dê tại Lâm Đồng trong mùa khô




Bãi chăn thả dê tại Bình Thuận trong mùa khô



Bãi chăn thả dê tại Ninh Thuận trong mùa mưa



18



Bãi chăn thả dê tại Ninh Thuận trong mùa khô

Bảng 9 cho thấy tình hình thức ăn và hệ thống cây thức ăn được sử dụng để phục vụ
cho chăn nuôi dê. Theo tập quán chăn nuôi dê từ lâu đời nay là nuôi theo phương thức
chăn thả, các hộ nông dân tham gia phỏng vấn phần lớn là chọn phương pháp nuôi dê
chăn thả trên rừng và các bãi chăn tự nhiên. Ở một số nông hộ, dê cũng đã được bổ
sung thêm một số lượng thức ă
n là cỏ voi, loại cỏ này tuy có sinh khối lớn nhưng lại
nghèo chất dinh dưỡng. Với việc chăn nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên, cũng
như việc cho ăn bổ sung như trên sẽ không đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần
thiết nhất cho dê phát triển. Sự thiếu hụt dinh dưỡng cho đàn dê tại các hộ dân được
phỏng vấn càng thể hiện trầm trọng h
ơn trong mùa khô khi mà nguồn cỏ tự nhiên bị
cạn kiệt. Do đó việc trồng thêm các loại cây thức ăn để có thể bổ sung lượng thiếu hụt
cho dê trong cả hai mùa, cũng như việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho dê bằng
cách cân đối tỷ lệ thức ăn giữa cỏ hoà thảo (cỏ guinea, ruzi ) và họ đậu (keo dậu,
stylo ) trong khẩu phần ăn hàng ngày là một việc làm cần thiết.

Bảng 9. Nguồn thưc ăn và hệ thống nuôi dưỡng
Hộ nông dân trong dự án
CARD
Hộ nông dân ngoài dự án
CARD
Chỉ tiêu
Ninh
Thuận
Bình
Thuận
Lâm

Đồng
Ninh
Thuận
Bình
Thuận
Lâm
Đồng
1. Bổ sung thức ăn sau chăn thả, % số hộ
Cỏ voi/sorghum ngọt 93 100 67 100 89 20
Rau muống 60 55.6 33 0 0 0
Dây khoai lang 20 44 67 0 0 0
Ngọn lá sắn 13 44 0 0 0 0
Phụ phẩm mông nghiệp 80 77.8 67 0 0 0
Không bổ sung 0 0 33 0 11 80
2. Hệ thong nuôi dưỡng
2.1. Kiểu chăn thả, %
Chăn thả trên rừng 53 55.6 100 100 100 100
Chăn thả tại cánh đồng lúa 33 11.4 0 0 0 0
Chăn thả trong vường nhà quản lý 1 33 0 0 0 0
Nuôi nhốt 13 0 0 0 0 0
2.2. Thời gian chăn thả, giờ/ngày
5 6 8 7.5 7.7 8.2

Biểu đồ 1 chỉ ra một tỷ lệ chung về khả năng cung cấp thức ăn theo các tháng trong
năm cho ngành chăn nuôi dê cừu tại 3 vùng khảo sát. Nhìn chung sự thiếu hụt thức ăn
trong các tháng mùa khô đang là một thách thức rất lớn cho người chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi dê cũng không loại trừ. Số liệu kiểm tra khối lượng dàn dê qua
mùa khô cho thấy chỉ được 47% số lượng dê giữ nguyên được khối lượng c
ơ thể qua


19
mùa khô ở các hộ có thức ăn bổ sung tốt, còn lại là 53 % số lượng dê của 3 tỉnh đều bị
giảm trọng sau 5-6 tháng mùa khô (từ 1-6 kg/con). Như vậy một số lượng thức ăn và
công lao động khá lớn luôn phải chi phí để bù vào sự giảm trong này. Kết quả đã dẫn
đến hiệu quả chăn nuôi dê còn thấp so với ý nghĩa kinh tế của ngành

Biểu đồ 1. Tỷ lệ cung cấp thức ăn cho dê theo mùa vụ (chung cho 3 tỉnh)





















3.2.5. Chuồng trại và bệnh dê


Hiện trạng về chuồng trại chăn nuôi dê của các hộ khảo sát tại 3 tỉnh thể hiện qua các
bức ảnh gắn kèm. Vì đăc điểm chăn nuôi là lệ thuộc vào tự nhiên là chính cho nên
chồng trại vệ sinh còn rất nhiều bất cập:
 Chuồng trại quá hẹp so với mật độ đàn gia súc, không có ô chuồng cho dê con
mới sinh, cho nên dê con sinh ra chỉ
vài ngày đã đi theo mẹ ra tận bãi chăn (2-
10 km) chính vì vậy tỷ lệ chết khá cao, năng suất rất thấp
 Thành chuồng và sàn chuồng được làm bằng nguyên liệu địa phương (tre, nứa,
gỗ tạp), không đúng kích thước và kỹ thuật, không có hàng rào xung quanh
nền chứa phân để ngăn dê con tiếp súc với phân, nước tiểu. Nền chứa phân
không có hố thu gom hàng ngày, không dọn vệ sinh định kỳ, lượng phân và
nước tiểu tồn
đọng lâu ngày thanh những lớp dày gây ô nhiểm khá nặng. Đó là
nguyên nhân dê bị gãy chân, kẹt cổ, viêm phổi, cảm cúm và ký sinh trùng sảy
ra ở hầu hết các hộ chăn nuôi

Thức ăn sẵn có theo mùa vụ
0 50 100 150
1
4
7
10
1
Tháng trong nă
m
T

lệ cun
g
cấp hàn

g
thán
g


20
Trạng thái chuồng trại tại các hộ điều tra




Ông Jeak Sinh (Ninh Thuận) Ông Hùng (Ninh Thuận)



Ông Mẫn (Bình Thuận) Ông Đài (Bình Thuận)


Ông Bunai (Lâm Đồng) Ông Ya Ba (Lâm Đồng)



21

Thành chuồng dê



Ông Hoa (Ninh Thuận) Ông Minh (Ninh Thuận)




Ông Thanh (Bình Thuận)

Ông Trụ (Bình Thuận)


Ông Cường (Lâm Đồng)

Ông Ya Thao (Lâm Đồng)



22

Sàn chuồng dê



Ông Đức (Ninh Thuận) Ông Định (Ninh Thuận)


Ông Chinh (Bình Thuận)

Ông Hiền (Bình Thuận)


Ông Cường (Lâm Đồng) Ông Ya Biang (Lâm Đồng)




23

Nền chuồng dê



Ông Lâm (Bình Thuận) Ông Thọ (Bình Thuận)



Ông Hùng (Ninh Thuận) Ông Ngợi (Ninh Thuận)



Ông Bunai (Lâm Đồng) Ông Hoa (Lâm Đồng)


Tình trạng nhiễm các loại bệnh và tỷ lệ chết của dê

Qua số liệu điều tra được tại các hộ dân cho thấy, đàn dê được nuôi ở các nông hộ vẫn
chưa được áp dụng triệt để các biện pháp vệ sinh phòng trừ dịch bệnh. Chuồng trại
xây dựng tạm bợ không đúng tiêu chuẩn cũng như chưa được dọn dẹp vệ sinh định

24
kỳ. Dê chủ yếu mắc các bệnh như viêm loét miệng truyền nhiễm, viêm ruột hoại tử,
sán lá gan, tụ huyết trùng và mới nhất là bệnh đậu dê. Tỷ lệ điều trị khỏi các bệnh
cho dê chưa cao, có những bệnh đàn dê chết gần 100% như là bệnh viêm ruột hoại tử,
sán lá gan. Những bệnh: Chướng hơi dạ cỏ, bệnh Ỉa chảy của dê đàn dê chă
n thả tự do

đã thấy ở 60-70 số hộ khảo sát bởi vì vào những tháng chuyển mùa (tháng 4, 5) khô
sang mùa mưa và tháng giữa mùa mưa khi cỏ non xanh nhiều hoặc cỏ chứa nhiều
nước mưa. Đây là những bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được khi mà người chăn
nuôi hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh.
Đàn dê ở tất cả các hộ nông dân được phỏng vẫn cũng như trong vùng đều không tiêm
vaccine phòng bệnh, hơn thế nữa ng
ười dân cũng chưa biết rằng hiện tại đã có những
loại Vaccine đặc chủng điều trị các bệnh trên. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải hỗ
trợ bà con nông dân bằng việc đưa các loại Vaccine phòng bệnh vào sử dụng định kỳ
trong chăn nuôi dê, cũng như việc xúc tiến nghiên cứu, chế tạo và áp dụng rộng rãi
các loại vaccine phòng trừ các bệnh mớ
i xuất hiện như bênh Đậu dê.


Bệnh đau mắt đỏ (Bình Thuận) Bệnh viêm loét miệng (Ninh Thuận)


. Bênh tụ huyết trùng (Ninh Thuận) Bệnh sán lá gan (Ninh THuận)


25
Bảng 10. Tình trạng nhiễm các loại bệnh và tỷ lệ chết của dê tại các hộ điều tra
Hộ nông dân trong dự án
CARD
Hộ nông dân ngoài dự án
CARD
Chỉ tiêu
Ninh
Thuận
Bình

Thuận
Lâm
Đồng
Ninh
Thuận
Bình
Thuận
Lâm
Đồng
1. Bệnh chướng hơi dạ cỏ
1.1. Sảy ra trên dê trưởng thành

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê nhiễm bệnh, % 20 77.8 66.7 33 66.7 60
Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê chết do bệnh, % 0 22.2 0 0 0 0
1.2. Sảy ra trên dê con, sinh trưởng

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê nhiễm bệnh, % 7 33 33 26.7 55.6 60
Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê chết do bệnh, % 6 11 30 7 12 40
1.3. Phương pháp điều trị của các hộ
Không can thiệp, cho uống đầu ăn, xoa dầu y tế, cho uống
nước gừng, Doeneo-tylo.
2. Diarrheal
1.1. Sảy ra trên dê trưởng thành

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê nhiễm bệnh, % 66.7 55.6 64 40 66.6 60
Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê chết do bệnh, % 7 11 0 7 0 0
1.2. Sảy ra trên dê con, sinh trưởng

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê nhiễm bệnh, % 60 77.8 64 26.7 66.7 40
Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê chết do bệnh, % 30 22 0 7 0 20

1.3. Phương pháp điều trị của các hộ
Điều trị bằng: Streptomycin+ Penicillin; uống nước
chanh+muối, Không can thiệp để dê tự hỏi
3. Pasteurellosis
1.1. Sảy ra trên dê trưởng thành

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê nhiễm bệnh, % 33 32.3 30.3 20 77.8 20
Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê chết do bệnh, % 7 0 0 7 0 0
1.2. Sảy ra trên dê con, sinh trưởng

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê nhiễm bệnh, % 0 33.3 0 13 33.3 20
Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê chết do bệnh, % 0 0 0 7 11 0
1.3. Phương pháp điều trị của các hộ
Giúp đỡ của cán bộ thú y và tiêm phòng
4. Exmouth disease
1.1. Sảy ra trên dê trưởng thành

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê nhiễm bệnh, % 26.7 33.3 33.2 40 44.4 40
Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê chết do bệnh, % 0 0 0 0 0 0
1.2. Sảy ra trên dê con, sinh trưởng

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê nhiễm bệnh, % 13.3 22.2 0 46.6 77.8 40
Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê chết do bệnh, % 0 0 0 7 0 0
1.3. Phương pháp điều trị của các hộ
Rửa bằng nước chanh quả, bôi Permanganate cleaning;
thuốc của người, bôi Penicillin; Penicillin + Streptomycin
5. Pneumonia
1.1. Sảy ra trên dê trưởng thành

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê nhiễm bệnh, % 33 44.4 33 40 44.4 60

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê chết do bệnh, % 7 0 13 13 0 0
1.2. Sảy ra trên dê con, sinh trưởng

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê nhiễm bệnh, % 0 33.3 33 13 55.6 40
Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê chết do bệnh, % 0 0 15 0 0 0
1.3. Phương pháp điều trị của các hộ
Gọi Thú y giúp: Penicillin + step; Streptomycin
6. Đau mắt đỏ
1.1. Sảy ra trên dê trưởng thành

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê nhiễm bệnh, % 26.7 44.4 66.5 26.8 66.7 40
Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê chết do bệnh, % 0 0 0 0 0 0
1.2. Sảy ra trên dê con, sinh trưởng

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê nhiễm bệnh, % 13.3 22.2 33 20 55.6 40
Tỷ lệ hộ chăn nuôi có dàn dê chết do bệnh, % 0 0 0 0 0 0
1.3. Phương pháp điều trị của các hộ
Rửa nước muối; Nhỏ thuốc Penicillin; thuốc của người

×