Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển và ứng dụng những kỹ thuật mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê và tăng thu nhập cho các hộ nông dân tại các tỉnh miền trung Việt Nam - MS6 " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.6 KB, 13 trang )


Bộ Nông nghiệp và PTNT
Việt Nam

Chính phủ Australia
AusAID


BẢN BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN





009/VIE05
Phát triển và ứng dụng những kỹ thuật mới phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê
và tăng thu nhập cho các hộ nông dân
tại các tỉnh miền trung Việt Nam






MS6 - BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN THỨ 4
1. Thông tin về dự án

Tên Dự án
Phát triển và ứng dụng kỹ thuật mới phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê và tăng thu


nhập cho các hộ nông dân tại các tỉnh miền trung
Việt Nam (009/VIE05)

Tên hoạt động:
Dự án cải thiện hệ thống chăn nuôi dê Australia -
Việt Nam (2006-2009)

Đơn vị phía Việt Nam
Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây (GRRC),
Viện Chăn nuôI, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Cán bộ chủ trì Dự án phía
Việt Nam
PGS. TS. Đinh Văn Bình
Đơn vị phía Australia
Trường Đại học Queensland
Chuyên gia phía Australia
TS. Barry W. Norton
Bắt đầu
Ngày 01 tháng 4 năm 2006
Kết thúc
Ngày 31 tháng 3 năm 2009
Tổng kết
Ngày 31 tháng 3 năm 2009
Giai đoạn viết báo cáo
Ngày 01 tháng 7 đến 01 tháng 12 năm 2006

2. Sơ lược dự án
Chính phủ Việt Nam đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống chăn nuôi
dê thông qua việc thành lập và hỗ trợ cho Trung tâm nghiên cứu thỏ và dê khu vực Sơn

Tây, miền Bắc Việt Nam. Những nghiên cứu của trung tâm thuộc chương trình R&D của
quốc gia và thế giới bước đầu đã được tiến hành thành công ở các nông trường miền Bắc.
Hiện nay các cấp chính quyền địa phương và trung ương đều hi v
ọng có thể đạt được
những bước cải thiện tương tự ở miền Trung và Nam Việt Nam. Mặc dù Việt Nam không
hề thiếu về công nghệ, tuy nhiên việc ứng dụng những công nghệ này và hỗ trợ về vốn
cho các hộ nông dân nhỏ còn rất hạn chế. Theo mục tiêu kế hoạch 3 năm đã đề ra thì
chúng ta cần phải xác định những mặt hạn chế để từ đó nâng cao
được năng suất và chất
lượng những nông trại ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng; đào tạo nguồn
nhân lực cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, những người tham gia dự án và
nông dân địa phương trong công tác chăn nuôi dê và trong việc áp dụng các công nghệ
tương thích mới (cải thiện hệ thống chuồng trại, kiểm soát dịch bệnh, nâng cao chất
lượng và nguồn cung con giống, cho ra đời những con dê đực Bách Thảo có chấ
t lượng
gen tốt. Bằng cách này, chúng ta có thể giảm thiểu được những mặt hạn chế về năng suất
và tăng thêm thu nhập cho những nông trại khu vực này.
Bản báo cáo bán thường niên lần thứ 4 (7-12/2007) đã thể hiện sự tiến bộ trong công tác
thực hiện dự án giai đoạn này. Trong suốt tháng 9, 10 và 12/2007, tất cả các nông trại đã
được tiến hành thanh tra về tiến độ, phương án giải quyết sự c
ố và tiến trình đưa các dự
án vào thực hiện. Dòng F1 được sinh ra từ những con đực giống tốt vừa được giới thiệu
vào tháng 5/2007, sức khoẻ và cân nặng được theo dõi và ghi nhận vào tháng 9 và 12.
Hiệu quả của loại vắc xịn chống bệnh ở dê đang được thử nghiệm và sẽ có kết quả vào
tháng 3 tới. Giai đoạn tới của dự án sẽ tập trung giới thiệu một trong các khâu quan trọ
ng
nhất là kỹ thuật dự trữ và bảo quản cỏ khô. Thông báo xoá nợ cho UQ và GRRC cũng sẽ
được đưa ra.

3.Tóm tắt thực hiện

Bản báo cáo tiếp theo này sẽ trình bày những thông tin liên quan đến tiến độ thực hiện kế
hoạch CARD ở Việt Nam giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 12/2007: “ Cải thiện và bổ sung
những kỹ thuật tương thích mới để hoàn thiện công tác chăn nuôi dê và nâng cao thu
nhập cho các hộ gia định có thu nhập thấp ở khu vực miền Trung Việt Nam.” Trong giai
đoạn này, tiến sĩ Norton đã có chuyến thăm Việt Nam (từ 17/11 đến 6/12/2007) để thanh
tra t
ất cả các nông trường dự án, đánh giá tiến độ và thảo luận các chương trình quản lý
dự án với tiến sĩ Đinh Văn Bình và bác sĩ Nguyễn Thị Mùi, điều phối viên dự án tại Việt
Nam.
Những góp ý từ quá trình quan sát lần này sẽ được ông bổ sung hoàn thiện trong lần thăm
kế tiếp tới các nông trại này vào tháng 12/2007. Tiến độ cải thiện hệ thống chuồng trại và
sức khoẻ
vật nuôi đã được hoàn thành xuất sắc, cùng với tỉ lệ mắc các loại bệnh dịch
giảm đi nhanh chóng. Bên cạnh đó, xuất hiện nhiều sự quan tâm về khả năng chống chịu
của loại vắc xin cho dê tiêm 6 tháng một lần, hiệu quả của loại thuốc này cần thiết phải
được đánh giá lại.
Ở hầu hết các nông trại, việc xây dựng các khu chăn thả
đều được hoàn thành, chỉ trừ một
vài ngoại lệ đáng chú ý. Các bãi cỏ chăn thả không được xây dựng thành công nguyên
nhân chủ yếu xuất phát từ công tác tổ chức kém của nông dân , không làm theo những
hướng dẫn của uỷ ban dự án. Thế hệ những con đực mới Bách Thảo giống tốt đã được
cho ra đời thành công và kết quả của việc cải thiện giống này sẽ được kiểm chứng trong
vòng 6 tháng tới. Công tác tổ chức thu thập và quản lý dữ liệu trên nông trại rất nghèo
nàn với rất nhiều con dê không có thẻ xác định và dữ liệu rất lộn xộn. Một bảng tính mới
đã được thiết kế cho công tác thu thập dữ liệu. Dây chuyền chế biến thịt dê sẽ được thiết
lậ
p trong vòng 6 tháng tới và một uỷ ban cao cấp của Việt Nam sẽ sang thăm Ôxtralia để
học hỏi dây chuyền lò mổ và hệ thống chăn nuôi cừu và dê ở miền Bắc Queensland.

4. Giới thiệu & quá trình

Ngành chăn nuôi dê Việt Nam đã được mở rộng nhanh chóng ở miền Bắc với sự xuất
hiện những công nghệ mới trong việc kiểm soát dịch bệnh, tổ chức cấy giống và giới
thi
ệu chọn lựa con giống nội (Co, Bách Thảo) và nhập ngoại (Boer, Saanen, Jumnapari )
tới người chăn nuôi.
Trung tâm nghiên cứu Thỏ và Dê đã tiến hành những nghiên cứu ban đầu ở Ba Vì, từ đó
mở rộng phát triển sang ngành chế biến thịt dê và sữa. Trong khi thịt dê không phải là
loại thực phẩm chính ở thị trường Việt Nam, lợi nhuận kinh tế mà các nông trại nuôi dê
thu được lại tương đối cao và đang thu hút rất nhiều nông dân chuyể
n sang chăn nuôi dê.
Dê đặc biệt quan trọng đối với những người nông dân nghèo, vì vốn đầu tư ít nhưng lợi
nhuận đem lại cao. Các dự án đề xuất nay đã được tiến hành và đang thu hút vốn tài trợ
của AusAID thông qua chương trình CARD với mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ cho nông dân
nghèo ở các tỉnh miền Trung Việt Nam ( Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng), công
nghệ mới này được phát triển bởi GRRC miền Bắc. Chính tiêu
đề của dự án đã phản ánh
rõ mục tiêu này: “Cải thiện và bổ sung những công nghệ tương thích mới để cải thiện
công tác chăn nuôi dê và nâng cao thu nhập cho những người thu nhập thấp ở khu vực
miền Trung Việt Nam”.
Đây là một chương trình bao gồm đầy đủ các khâu từ khảo sát nông trại tới lên kế hoạch
chiến lược nhằm cải thiện sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng cho dê, cũng như
đào tạo nông
dân nguồn và nguồn nhân lực cho Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc ứng
dụng công nghệ mới. Các hoạt động này sẽ ngày càng được nhân rộng thông qua việc
tiến hành các buổi đàm luận, thảo luận của những nông dân đang ứng dụng mô hình nông
trại trên. Bản báo cáo sau đây sẽ mô tả chi tiết kết quả của việc áp dụng lần đầu tiên dự
án này tại Việt Nam song hành vớ
i các chiến lược cho dự án bổ sung và nâng cao khâu
tổ chức quản lý, cũng như ghi nhận việc thực hiện đúng tiến độ dự án và kế hoạch hành
động trong vòng 6 tháng tới.

Mục tiêu và đầu ra của dự án: Dự án được đề xuất với 07 mục tiêu và được thực hiện
trong vòng 03 năm 2006-2009. Bao gồm:
1. Xác định và phân loại đặc điểm của những hộ mục tiêu
2. Đ
ào tạo và cung cấp thông tin
3. Phát triển xây dựng chuồng trại và cách thức chăm sóc sức khoẻ cho dê.
4. Nâng cao số lượng và chất lượng thức ăn và các loại cỏ khô cho dê
5. Cung cấp dê đực giống Bách Thảo
6. Xác định hiệu quả kinh tế của việc tác động những biện pháp kỹ thuật mới
tới năng suất chăn nuôi dê.
7. Hỗ trợ các phương tiện hình thành xưở
ng chế biến thịt dê cừu quy mô nhỏ
tại Trạm Nghiên cứu Dê-Cừu Ninh Hải, Ninh Thuận
Trong mỗi mục tiêu của dự án đều có một chuỗi các hoạt động gắn liền với những đầu ra
mong muốn, những kế hoạch này được trình bày ở CD phụ lục 1 (Mục 1: Phạm vi thực
hiện) và ở CD phụ lục 2 (Bảng mô tả các sự kiện và Khung Logic dự án), tương tự ở
bảng 3.1 trong bản Đề cương Dự án Cuối cùng đã được CARD thông qua thực hiện.
Ngoại tr
ừ mục tiêu 7, một số phần hoặc là tất cả những mục tiêu trên đã được thực hiện
trong giai đoạn 06 tháng đầu tiên này.
5. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu
Những thông tin cung cấp dưới đây tương tự như được trình bày trong tài liệu dự án và
được xem là phù hợp với những mục tiêu vạch ra như trên.
Tiếp cận chung: Dự án sẽ được triển khai tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm
Đồng, thuộc vùng duyên hải ven biển miền trung Việt Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh
334 km và cách Hà Nội khoảng 1400 km. Người dân địa phương chủ yếu là người dân
tộc Kinh, Chăm, Ê đê và là những người có thu nh
ập thấp nhất Việt Nam (45-65
USD/năm). Hệ thống canh tác nông nghiệp truyền thống bao gồm từ trồng lúa tại các
vùng đồng bằng sông thuộc tỉnh Ninh Thuận, đến hệ hệ thống canh tác vùng cao chủ yếu

là trồng sắn, cây ăn quả, trồng rừng và chăn nuôi. Năm 2004, số lượng đàn dê tại các tỉnh
Ninh Thuận, Bình Thuận, và Lâm Đồng tương ứng là 93.930, 35.275 và 9.309 con. Lao
động chăm sóc dê phần lớn là lao động phụ n
ữ và trẻ em. Thu nhập từ chăn nuôi ước tính
chiếm khoảng 22- 25% trong tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng năm. Có ba
loại hệ thống nông nghiệp (bao gồm vùng thấp với lượng mưa nhiều; vùng cao với lượng
mưa ít và khu vực cao với lượng mưa nhiều) được lựa chọn. Thông qua việc khảo sát mỗi
doanh nghiệp, sẽ kế hoạch lựa chọn ra 27 hộ nông dân (15 hộ tại Ninh Thu
ận, 09 hộ tại
Bình Thuận và 03 hộ tại Lâm Đồng) để triển khai tiếp dự án bằng cách cung cấp những
kỹ thuật mới (xây dựng chuồng trại, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho dê giống) như
đã định. Những hộ nông dân tham gia này cũng sẽ được đào tạo trong khoá đào tạo ngắn
hạn tại TT Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tâyvà sau đó sẽ được các cán bộ Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn tỉnh hướng dẫn thực tế cách áp dụng những kỹ năng quản lý này
ngay tại nông hộ. Tại mỗi tỉnh, 02 hộ nông dân sẽ được lựa chọn làm các hộ mô hình
chăn nuôi dê và được sử dụng làm phương tiện để tham quan, đào tạo các nông dân khác
ngoài dự án. Những hộ nông dân được lựa chọn tham gia dự án là những hộ có kinh
nghiệm trong chăn nuôi dê, có số lượng dê từ 50-100 con và có đủ diện tích để trồng các
loại cây thức ăn theo yêu cầu của dự án. Cách tiếp cận tổng thể các biện pháp kỹ thuật
mới này được ưu tiên hơn là cách tiếp cận từng phần chỉ bằng cách tiến hành can thiệp
riêng lẻ (ví dụ như chỉ tiến hành điều trị bệnh cho dê). Phương pháp tiếp cận này được áp
dụng thành công tại các tỉnh Miền Bắc Việt Nam và mong muốn sẽ cung cấp và nâng cao
nhanh chóng kh
ả năng sản xuất các hệ thống tương tự tại Miền Trung Việt Nam. Một
sáng kiến mới khá quan trọng cho dự án này là hỗ trợ xây dựng xưởng chế biến thịt dê tại
Trạm Nghiên cứu Dê Cừu Ninh Hải, Ninh Thuận.
Sự thiếu hụt về đội ngũ cán bộ và các đơn vị hỗ trợ sẽ được nâng cấp bởi một chương
trình đào tạo toàn diệ
n. Trước hết là tập huấn cho các cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tại TT Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tâyvà tạo điều kiện cho họ liên kết

với những nhà kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây. Sau đó là sử
dụng những cán bộ Sở đã được đào tạo để đào tạo lại cho các cán bộ huyện, các hộ nông
dân tham gia và người dân địa phương thông qua tài liệu viết, các cuộc hội thảo và
chuyến thăm quan mô hình thực tế. Cách tiếp cận này sẽ xây dựng năng lực cho các cộng
tác viên Australia, kỹ thuật viên của TT Nghiên cứư Dê Thỏ Sơn Tây và nông dân, và từ
đó họ làm việc thành các nhóm có tính liên kết kỷ luật với nhau và thúc đẩ
y nhiều hơn
nữa cách tiếp cận tổng thể nhằm nâng cao sản xuất nông nghiệp và vật nuôi ở những
vùng nông thôn nghèo thuộc các tỉnh Miền Trung Việt Nam. Sự đóng góp của phía đối
tác Australia sẽ mở rộng hơn thông qua các hoạt động tham gia của TS. Norton vào các
vấn đề liên quan đến phát triển và áp dụng biện pháp kỹ thuật mới, và sẽ được bổ sung
bằng chuyến thăm quan của 05 kỹ thuật viên Việ
t Nam có thâm niên tới Australia để
thăm quan mô hình chăn nuôi dê, các xưởng chế biến thịt, sữa, cũng như xem các hệ
thống lưu giữ giống cây lấy ngọn lá làm thức ăn cho dê.
Những chương trình đào tạo sẽ có như là mục đích chủ yếu chuẩn bị các nội dung cho sự
truyền đạt tới các hộ nông dân tham gia và các nông dân khác của những biện pháp kỹ
thuật sẵn có và liên hệ thực tế tớ
i mỗi hệ thống nông nghiệp. Những nội dung khuyến
nông hiện có sẵn tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây cho các hộ nông dân
chăn nuôi dê ở các tỉnh miền Bắc sẽ được sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế tại
các hộ chăn nuôi dê tại các tỉnh miền Trung Việt Nam. Trong năm thứ hai, các hộ mô
hình sẽ được sử dụng để đào tạo những hộ nông dân ngoài vùng d
ự án, với cơ hội truyền
bá thông tin về những biện pháp kỹ thuật mới càng rộng càng tốt trong thời gian triển
khai dự án.
Dự án sẽ phụ thuộc vào những giá trị tiếp theo của phương tiện truyền bá xác thực và
người truyền bá thông tin để truy cập lại tới các nông thôn, đặc biệt là một số huyện vùng
sâu vùng xa thuộc tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Sự đánh giá các hộ nông dân tham gia
dự

án có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện đường xá, thời tiết khí hậu, và thời gian của tất
cả các hoạt động sẽ được lên kế hoạch với những hạn chế này trong suy nghĩ. Nó sẽ
được lên kế hoạch để giới thiệu những dê đực giống Bách Thảo để thay thế những con
đang sử dụng. Với những hệ thống phối giống liên t
ục thường xuyên tìm thấy, một khả
năng có thể sảy ra là trong những năm đầu tiên một số lượng ít dê cái không chửa sẽ được
sử dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo bởi những con dê đực được giới thiệu. Một khả năng
khác cũng có thể sảy ra là bệnh ngoài da như Lở mồm long móng có thể được ảnh hưởng
kết quả của điều tra này. Tất c
ả những trở ngại nói trên (và những vấn đề phát sinh khác)
sẽ được đánh giá trong quá trình điều tra, chiến lược thực hiện được sửa đổi để đáp ứng
cho bất kỳ hạn chế nào. Trong khi có những điều được nhận ra rằng thảm hoạ tự nhiên
như bệnh tật, hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn, bão có thể ảnh hưởng đến kết quả c
ủa dự án. Có
rất ít kế hoạch có thể được thực hiện để loại trừ những thiên tai. Sự ủng hộ và tham gia
hoạt động của nông dân trong việc quản lý những con dê được giới thiệu những chương
trình thí nghiệm là cần thiết, và tất cả nông dân sẽ được hướng dẫn và được ủng hộ của
địa phương (làng xã, huyện) và sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc thực
hiệ
n những tất cả các chiến lược theo kế hoạch.
Phương pháp nghiên cứu. Thành phần chính của dự án này là sự xác định những nguồn
sẵn có trong các hộ nông dân được chọn, từ những thông tin này chiến lược quản lý và
can thiệp sẽ được phát triển bởi các cán bộ dự án để chiến thắng được những hạn chế
nhận định thấy để nâng cao khả năng sản xuất. Do đó hoạt động đầu tiên của dự án sẽ là
tiến hành điều tra ở mỗi nông hộ đê được cung cấp những nguồn thông tin như trên, và
sau đó những thông tin này sẽ phản ánh trở lại những lĩnh vực cần được xác định. Nhóm
cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm từ Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và
Australia sẽ v
ạch ra những chiến lược phát triển cho mỗi nông hộ tuỳ thuộc vào hoàn
cảnh của họ. Trong một số trường hợp, một chiến lược phát triển có thể áp dụng cho tất

cả các hộ tham gia dự án (thay thế đực, cải tiến chuồng trại, cung cấp vacxin, thuốc và
hướng dẫn cách sử dụng), trong một số trường hợp khác, một chiến lược có thể chỉ được
áp dụng cho m
ột hộ nông dân (nâng cao thức ăn và các loại thức ăn bổ sung). Điều này
được nhận ra rằng, kinh nghiệm truyền thống về nguồn thức ăn và các biện pháp điều trị
bệnh cần được đánh giá và kết hợp theo những chiều hướng có thể thực hiện được.

5.1 Những hoạt động nổi bật đã hoàn thành

Mục tiêu 1. Xác nhận và phân loại nông trang mục tiêu
Đầu ra 1.1 Thu thập thông tin chung về hệ thống chăn nuôi dê hiện hành
Đầu ra 1.2 Thu thập thông tin chi tiết từ các nông trang đã lựa chọn trong năm thứ
nhất.
Như đã biết, số liệu và thông tin thu thập về 29 nông trang ngoài khu vực dự án mà đã áp
dụng những công nghệ mới sẽ được tổng kết trong năm sau, và đồng thời sẽ được kết hợp
với thông tin về “năng xuất nông trang”,
để từ đó có một bộ tài liệu hoàn hảo khi kết thúc
dự án. Đây sẽ là một bộ tài liệu hữu ích cho việc đánh giá kết quả của việc áp dụng
những tiến bộ kỹ thuật mới đến năng suất lao động và đời sống của người dân tại những
khu vực này. Kết quả đã được khẳng định bởi một nhóm cán bộ dự án Vi
ệt Nam sau khi
tiến hành cuộc phỏng vấn nông dân bất chợt (bao gồm nông dân trong và ngoài dự án)
vào tháng 11/2007. Tuy nhiên, cuộc phỏng vấn này vẫn chưa được báo cáo chi tiết bởi lẽ
dự kiến sẽ được thông báo chi tiết cùng với cuộc khảo sát vào tháng 6/2008. Bản tóm tắt
của cuộc khảo sát này được trình bày chi tiết trong đĩa CD Phụ lục 3. Những hoạt động
còn lại của mục tiêu 1 (Đầu ra 1.3) sẽ được tiến hành vào năm thứ 3 D
ự án và được báo
cáo vào thời điểm thích hợp.

Mục tiêu 2. Đào tạo và phổ biến thông tin

Đầu ra 2.1 Việc đào tạo các cán bộ Sở NN-PTNT đã được báo cáo đầy đủ trong bản báo
cáo định kỳ sáu tháng đầu tiên.
Đầu ra 2.2 Việc chuẩn bị tài liệu hướng dẫn và minh hoạ cho những nông dân tham dự
đã hoàn thành được một phần (xem mục đầu ra 2.5 và 2.7 trong phần dưới) và sẽ được
tiếp tục hoàn thiệ
n
Đầu ra 2.3 Việc đào tạo những nông dân tham áp dụng công nghệ mới hiện vẫn đang
diễn ra, tương ứng trong bản báo cáo tiến độ của từng nông hộ. Phụ lục CD 4 đưa ra
những đánh giá và đề xuất cho mỗi trang trại qua cuộc điều tra tháng 11-2007 của tiến sĩ
Norton và cán bộ Sở NN-PTNT. Ngoài những đánh giá việc áp dụng tại mỗi trang trại,
một số kết luậ
n cũng được đưa ra qua những mục tiêu thích hợp được trình bầy dưới đây
Hoạt động tập huấn chăn nuôi dê được xem như là một hoạt động hữu hiệu trong công tác
nâng cao chăn nuôi dê với các công nghệ nhân giống, cách thức chăn nuôi và quản lý sức
khoẻ cho dê. Tuy nhiên, kiến thức về cách quản lý chăn nuôi dê còn nông cạn, chưa hiểu
biết sâu về việc nâng cao sức khoẻ đàn dê bằng phương pháp tiêm chủng, từ đó số lượng
dê con và dê trưởng thành tăng, đặc biệt hơn nữa là kiến thức về nguồn thức ăn cho dê
trong mùa khô sắp tới. Do đó, cần phải quan tâm hơn nữa vào việc bảo quản nguồn thức
ăn khô nhằm đáp ứng nhu cầu trong 6 tháng tới.
Đầu ra 2.4 Lập báo cáo định kỳ sáu tháng và đánh giá tiến
độ dự án
Hoạt động 2.4.2 và 2.4.4 đã báo cáo toàn bộ trong giai đoạn trước. Bản báo cáo định kỳ
sáu tháng lần thứ tư chủ yếu mô tả toàn bộ tiến trình của hoạt động 2.4.5. Báo cáo cũng
đề cập đến cuộc họp của Ban lãnh đạo tư vấn lần thứ hai được tổ chức tại Phan Thiết,
Bình Thuận ngày 24/11/2007 nhằm họp bàn về tiến trình thực hiện công nghệ
đã được đề
xuất và tình hình giải ngân của UQ và Sở NN-PTNT tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm
2007 (CD phụ lục 5,6,7,8 và 9. Nội dung những cuộc họp được trình bày trong phụ lục 2
và 3)
Đầu ra 2.5: Chuyến đi thực tế và trình diễn phương pháp nâng cao năng suất chăn

nuôi dê tại một số trang trại lựa chọn của các tỉnh. Hoạt động này được hoàn thành
trong giai đoạn trước và được thể hiện trong báo cáo
định kỳ sáu tháng lần thứ ba. Không
có thêm buổi hội thảo nào được chuẩn bị cho giai đoạn này vì giao thông đến các nông
trại rất khó khăn trong mùa mưa. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, các buổi hội thảo sẽ
được tổ chức tại Ninh Thuận và Bình Thuận cho những nông dân ngoài dự án sẽ đề cập ở
phần sau.
Đầu ra 2.6 Chuyến đi đào tạo sang Úc nhằm học hỏi hệ thống và công nghệ chăn nuôi
dê từ đó nhằm nâng cao năng suất dê ở Việt Nam.
Như đã đề cập trong bản báo cáo trước, hoạt động này đã huỷ bỏ bởi những khó khăn
trong khâu tổ chức. Hiện nay, hoạt động này đang được lên kế hoạch nhằm mời một số
cán bộ dự án và Sở NN-PTNT sang Úc vào tháng 8 năm 2008. Chuyến thăm này nhằm
xem xét những xí nghiệp sản xuất dê cừu tại QueensLand và NSW và sẽ c
ố gắng thăm
một lò mổ hiện đại để thấy quy trình và tiến trình giết mổ.
Đầu ra 2.7 Đào tạo quản lý chăn nuôi dê cho những nông dân không tham gia và
nông dân địa phương khác
Như đã nêu trên, 6 cuộc hội thảo đã được tổ chức đào tạo không chỉ cán bộ chính phủ và
cán bộ xã mà còn cả những nông dân ở các địa phương khác quan tâm đến phát triển sản
phẩm dê
Một cuộc hội thả
o khác sẽ được tổ chức vào năm 2008 cho 29 nông dân không tham gia
đã được khảo sát năm 2006, và những nông dân này sẽ được cung cấp những tài nguyên
để bắt đầu phát triển của riêng họ kết hợp với những tư vấn từ cán bộ Sở NN-PNTN địa
phương đã được đào tạo

Mục tiêu 3. Cải thiện chuồng trại và sức khoẻ cho dê
Đầu ra 3.1 Tính đến nay đã thực thi nâng cấp chuồng trạ
i dê tại mỗi trang trại lựa chọn,
nhìn chung các trang trại đều xây dựng và quản lý vệ sinh tốt. (xem báo cáo cuối cùng)

Đầu ra 3.2 Kiểm soát các dịch bệnh nhằm nâng cao sức khoẻ cho dê tại các trang trại
Hoạt động 3.2.1 và 3.2.2 đang diễn ra và cách chữa trị và quản lý dê thường xuyên được
xem xét. Một số góp ý được nêu ra như sau:

Quá trình kiểm soát dịch bệnh. Đáp lại những quan sát trong dự án và cuộc bùng phát
dịch bệnh đầu mùa ở dê ở
miền Nam Việt Nam, chính Phủ Việt Nam đã tăng cường sản
phẩm thương mại vacxin miễn phí cho nông dân (thông qua Sở NN-PTNT) và chấp thuận
cho phép sử dụng trên khắp các tỉnh miền Nam. Đây là kết quả khá thành công của dự án
song một số yêu cầu cảnh báo cần được xem xét.
Cần điều tra tiếp hiệu quả của vacxin bệnh đậu mùa ở dê và tiêm chủng phải được kiểm
tra định kỳ 6 tháng một lần. Thí nghiệm này xác định khả năng miễn dịch được duy trì
trong bao lâu và việc kiểm tra bao gồm cả kiểm tra sản xuất vacxin tại Trung tâm vacxin
vệ sinh (CCVV). Giảm liều lượng sử dụng thường xuyên một số vacxin khác cũng cần
được xem xét





















Bảo quản cỏ khô cho mùa khô sắp tới

Mục tiêu 4. Cải thiện nguồn sẵn có và chất lượng thức ăn chăn nuôi và cỏ khô cho

Đầu ra 4.1 Cung cấp cỏ khô cho một số nông trang tham gia dự án
Hoạt động 4.1.1, 4.1.2, 4.1.3 và 4.1.4 đ
ã thực hiện khâu thiết lập vùng trồng cỏ rộng 0,2
ha bao gồm cỏ và cây họ đậu vào tháng 6-7/2006 trước khi mùa mưa bắt đầu. Một số hộ
đã trồng mới trước mùa mưa năm 2007 đã cho ra những vườn cỏ tốt với diện tích được
mở rộng. Trong thời gian tới, sẽ tập trung vào mở rộng áp dụng công nghệ trồng cỏ, bảo
quản cỏ cho đến mùa khô nă
m sau và có thể là ủ xilô cho mùa mưa tiếp đến.
Trong các cuộc họp trước đây, mỗi nông trang phải được trang bị máy cắt cỏ và trong
thời gian tới, 4 nông trang được trang bị máy cắt cỏ trong bảng dưới đây. Mô hình này an
toàn hơn so với mô hình áp dụng mở ở miền Bắc. Ba máy cắt cỏ được mua ở Hà Nội trở
về Ninh Thuận và một máy được mua ở tại Ninh Thuận. Máy được mua ở Ninh Thuận
được chuy
ển cho anh Hoa, và TS Mui đã thảo luận với anh Hoa cắt nhiều loại cỏ khô
khác nhau. Nếu thấy hoạt động tốt, dự án sẽ mua máy cắt cỏ cho các hộ khác.

Mục tiêu 5. Cung cấp giống dê địa phương và Bách Thảo nhằm phối giống
Lý do chính cho mục tiêu này là trong cuộc khảo sát trước cho thấy đa phần các hộ chăn
nuôi đều phối giống dê gần huyết thống. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều sẻ dụng cùng một
con dê giống trong vòng 5-7 năm. Theo kế hoạch, các con dê giống đã được thay thế
bằng những con dê ít tháng tuổi hơn do dự án cung cấp nhập từ các nông trang phía bắc

để giống dê không bị sử dụng lại. Ngoài những con dê Bách Thảo đượ
c cung cấp, anh
Hoa cũng đã được nhận 1 con dê Boer, anh Hung và anh Long nhận dê Saanen nhập từ
TT Nghiên cứu Ba Vì. Vào thời điểm viết báo cáo, số liệu thu thập vào tháng 12 chưa
được phân tích nên chi tiết sẽ được trình bày trong báo cáo tiếp theo. Hiện chưa có thông
tin về nguồn gốc, cân năng, loài giống của dê đực do dự án cung cấp, song mọi việc diễn
ra có vẻ tốt đẹp. Một con dê bị ong rừng đốt chết, con khác chết chưa biết rõ nguyên nhân
killed in the forest by bee stings (Mr Ta Tu) and another died from unknown causes.

















Anh Hải cùng với con dê giống Bách Thảo mới, tháng 11/2007

Mục tiêu 6. Đánh giá hiệu quả kinh tế các kỹ thuật chăn nuôi dê mới
Đầu ra 6.1. Dữ liệu kinh tế về năng suất nuôi dê
Hoạt động 6.1.1 đã được hoàn thành khâu thu thập thông tin về chi phí và thu nhập của

mỗi hộ nông dân. Tuy nhiên, việc phân tích số liệu sẽ được tiến hành vào thời gian tới và
sẽ được sử dụng làm c
ơ sở để so sánh thu nhập trước và sau khi áp dụng công nghệ chăn
nuôi mới. Hoạt động buôn bán và marketing dê ở Việt Nam là một hoạt động phức tạp và
thông tin sẽ được cụ thể rõ hơn trong cuộc khảo sát diễn ra vào tháng 6/2007.

5.2 Lợi ích cho các nông hộ
Rõ ràng, dự án đã hỗ trợ tối đa cho các hộ chăn nuôi dê tại các tỉnh miền Trung Việt
Nam. Những sự hỗ trợ chủ yếu bao gồm cung cấ
p thuốc và vắc xin giúp giảm thiểu đáng
kể nguy cơ tử vong ở đàn gia súc và giúp người nông dân có thể gây dựng nhanh chóng
những đàn dê mạnh khoẻ phục vụ tốt cho cả hai mục đích bán và phối giống. Tuy nhiên,
hơn 6 tháng qua, giá dê đã liên tục sụt giảm do sự bùng phát dịch bệnh ở dê tại miền Nam
Việt Nam và chỉ mãi tới gần đây, thị trường này mới có dấu hiệu phục hồi. Nh
ững người
nông dân thuộc dự án đã nhanh chóng tận dụng cơ hội này để gây dựng đàn dê cái và
hiện tại đang chờ lợi nhuận từ đàn dê này trong tương lai. Ngoài tiền thu được từ việc bán
dê, Phan Thiết còn biết tận dụng những nguồn phụ thu khác từ việc bán phân bón, hạt
giống và các nguyên liệu trồng cỏ.

5.3 Tăng cường năng lực
Trọng tâm chính của dự án trong năm đầu tiên thực hiện là đào tạo đội ngũ nhân lực của
Sở Nông nghiệp và PTNT tại các t
ỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, và Lâm Đồng đối với
công tác chăn nuôi và quản lý đàn dê. Sang năm thứ hai sẽ tiến hành hướng dẫn người
nông dân ứng dụng các kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất. Các cán bộ thuộc Sở Nông
nghiệp và PTNT tham gia vào tập huấn nhằm nâng cao năng lực trong công tác cải thiện
sức khoẻ và năng suất đàn dê tại những vùng này. Thiết lập các nông trường trình diễn là
nhiệm vụ tr
ọng tâm hàng đầu của khoá đào tạo, nhằm ứng dụng các công nghệ mới vào

phục vụ lậu dài thực tiễn sản xuất chăn nuôi ở nước ta.

5.4 Tính quảng bá
Dự án này đã được biết đến khá nhiều ở miền Nam Việt Nam và đang ngày càng thu hút
thêm nhiều nông dân tiến hành thử nghiệm chăn nuôi dê. Nhóm làm việc Việt Nam hiện
đang được khuyến khích dựng lên các áp phích ở ngoài hoặc trên đường để quảng bá cho
sự hợp tác giữa Việt Nam và Ôxtrailia trong dự án này. Đại sứ Ôxtrailia, thông qua ngài
Simon Cramp, thư ký thứ nhất Đại sứ quán Ôxtralia sẽ tới thăm dự án trong chuyến thăm
tiếp theo tại miền Nam Việt Nam. Một bài viết trên bản tin của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn xuất bản trong ấn phẩm thứ 3 (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) đã thông
báo những thành quả đạt được của dự án nâng cao công tác chăn nuôi dê Việt Nam –
Ôxtraylia.

5.5 Quản lý dự án
Tiến sĩ Mùi và tiến sĩ Bình đã thể hiện khả năng lãnh đạo tuyệt vời và sự hỗ trợ to lớn
cho dự án ở miền Trung Việt Nam. Hội đồng kỹ thuật từ GRRC đã tiến hành khảo sát
việc ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất tại từng nông trường và công tác hướng
dẫn nông dân sủ dụng những công nghệ mới này. GRRC, Bộ NN và PTNT các cán b
ộ xã
huyện và những người nông dân tham gia dự án đã cùng nhau hợp tác rất ăn ý. Mỗi
chuyến thăm của tiến sĩ Norton tới Việt Nam đều được lên kế hoạch để có thể trùng khớp
với giai đoạn thực hiện áp dụng các kỹ thuật công nghiệ mới.
Tiến sĩ Norton đã chuẩn bị một bản báo cáo toàn diện các kết quả và quyết định được tiến
hành trong su
ốt chuyến thăm của mình, được lưu hành nội bộ trong hội đồng dự án. Bản
báo cáo này được hi vọng sẽ cung cấp những thông tin cập nhật về các buổi thảo luận và
các quyết định đưa ra nhằm giảm thiểu tranh luận xung quanh những vấn đề đã được lên
kế hoạch từ trước. Tuy nhiên, khoảng cách và sự khác biệt ngôn ngữ vẫn luôn là những
trở ngại trong quá trình tiếp xúc giữ
a các nhà quản lý Việt Nam và Ôxtraylia. Khoảng

thời gian lãng phí cho việc phiên dịch Việt – Anh, Anh - Việt vẫn luôn là một vấn đề
không có hồi kết. Cuối cùng, dự án đã quyết định sẽ thuê một phiên dịch viên chuyên
nghiệp để có thể tiến hành nhanh chóng quá trình dịch thuật các văn bản, báo cáo quản lý
dự án.

6. Báo cáo các vấn đề liên quan

6.1.Môi trường
Các hoạt động của dự án trải dài trong khu vực rộng lớn, đa dạng hoá về môi sinh, từ
những vùng đất trũng ven biển ẩm ướt nơi thường xuyên phải hứng chịu lũ lụt và dịch
bệnh, cho tới những vùng đất cao khô hạn có thời gian gieo trồng ngắn và gặp khó
khắn trong công tác tưói tiêu. Mỗi một nông trại đều tồn tại những đặc điểm riêng v

kiểu đất, diện tích, độ mặn và bất kỳ vấn đề nào thuộc về môi trường đều chỉ được
giải quyết bằng khả năng tự có của nông trại đó. Ảnh hưởng đáng kể nhất của môi
trường sinh thái là sự bùng phát gần đây dịch bệnh đậu mùa ở đàn dê tại một số vùng
dự án, nhưng như đã nói ở trên chính nhữ
ng yếu tố bất lợi đối với những những
người nông dân nuôi dê này lại thể hiện được mặt tích cực, lợi thế của sự hỗ trợ từ dự
án.

6.2. Vấn đề về giới và xã hội
Không có vấn đề nào về giới và xã hội gây ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án như đã lên
kế hoạch. Có thêm 3 hộ nông dân đã xin rút khỏi d
ự án vì một sô nguyên nhân xã hội và
các lý do khác, tuy nhiên vẫn có 20 hộ nông dân từ 27 hộ ban đầu vẫn đang hoạt động
tích cực. Phụ nữ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hành dự án
trên cả hai phương diện tư cách là người đưa ra ý kiến và người thực hiện sản xuất.

7. Tính thực thi và bền vững


7.1 Các hạn chế và thách thức
Không có một vấn đề nghiêm trọng nào cản trở việc tiến hành dự án như đã lên kế hoạch,
với việc tiếp cận và hợp tác ăn ý với hầu hết các nông trại tham gia, cùng với đó là sự
nhiệt tình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật mới. Đáng chú ý, đây là khoá đào tạo tổ chức
tương đối phức tạp, đòi hỏi s
ự hợp tác làm việc của rất nhiều cá nhân, nhưng tiến sĩ Bình,
tiến sĩ Mùi và đội GRRC cùng nhau đã tiến hành rất thành công và chuyên nghiệp.

7.2 Lựa chọn
Kế hoạch của dự án lần này cho phép đa dạng hoá các giải pháp để tiến tới đạt được
những kết quả như kỳ vọng, sẽ không cần phải thay đổi kế hoạch ban đầu và do vậy đưa
ra quyết
định chọn lựa các phương án thay thế là không cần thiết.

7.3 Tính bền vững
Tính bền vững của các ứng dụng công nghệ mới mà dự án đã giúp đỡ cải thiện sẽ còn
phụ thuộc rất nhiều vào cách người nông dân sử dụng nó trong thực tiễn sản xuất. Dự án
đã đưa ra những nguyên tắc căn bản để cải thiện chất lượng đàn dê như kiểm soát dị
ch
bệnh, tạo dựng nguồn thức ăn quanh năm, nâng cao khả năng quản lý để ngăn ngừa tỉ lệ
bệnh tật và tử vong cao vốn là đặc điểm của ngành chăn nuôi dê ở miền Nam Việt Nam.
Vấn đề này theo gợi ý sẽ được thảo luận thêm ở hội nghị nông dân tại Phan Thiết, nhưng
nó đã không được phía Việt Nam chấp thuận. Cuối năm tới, vi
ệc người nông dân có còn
tiếp tục đầu tư tiến hành áp dụng các công nghệ mới naỳ hay không sẽ càng rõ ràng hơn.

8. Các vấn đề quan trọng tiếp theo:
Các kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của dự án được đưa ra trong khung dự án, sẽ bao
gồm những nhận xét bình luận về thành công của công tác ứng dụng công nghệ mới, tiêm

chủng ngăn ngừa dịch bệnh (đậu mùa ở dê, nhiễm khuẩn ruột, FMD) cho những con dê
mới trong đàn, điều trị chiến lược với ivermectins để kiếm soát nội và ngoại ký sinh
trùng, tiếp tục phát triển các đồng cỏ với khả năng cung cấp nguồn thức ăn quanh năm có
chất lượng cao cho đàn dê.

9. Kết luận:

Trong vòng 6 tháng tới, (từ tháng 1 đến tháng 6/2008), mỗi nông trại trực thuộc dự án sẽ
được thanh tra vào tháng 3 và tháng 6 khi bản báo cáo theo dõi đàn dê lần cuối cùng
được tiến hành. Một chuỗi các cuộc hội đàm sẽ được tổ chức cho những người nông dân
ngoài dự án, và sẽ cung cấp giúp cho họ làm quen với công nghê mới. Cần nhiều nỗ lực
hơn nữa mới có thể ứng dụng những công nghệ mới này vào công tác ủ thức
ăn cho gia
súc dự trữ trong nông trại vì mùa mưa sắp đến. Các công trình xây dựng ở Trung tâm
nghiên cứu dê và cừu Ninh Hải sẽ được hoàn thành trong giai đoạn này, chi phí xây dựng
lấy từ quỹ dùng để mua các thiết bị cơ bản chế biến thịt. Bản báo cáo này sẽ được nộp
ngay sau khi quá trình xây dựng hoàn tất. Hội đồng cấp cao Việt Nam sẽ thăm Ôxtraylia
trong tháng 5 này để xem xét các tổ hợp nông trại nuôi dê và cừu Ôxtraylia và thăm quan
các lò mổ vớ
i công nghệ mổ hàng loạt hiện đại.

Việc tiến hành chuẩn bị các bản hướng dẫn sử dụng ứng dụng các công nghệ mới vào quá
trình chăn nuôi dê của Việt Nam sẽ dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi. Mọi tài liệu cần
thiết đang được chuẩn bị để thuyết trình trước hội nghị vật nuôi Châu Á- Thái Bình
Dương tại Hà Nội vào tháng 8/2008.


×