Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Bài giảng sức khỏe sinh sản: Vô sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.84 KB, 22 trang )

BÀI 6

VÔ SINH


Mục tiêu:


Định nghóa và phân loại được vô sinh.



Trình bày được nguyên nhân gây vô sinh nữ.



Trình bày được nguyên nhân gây vô sinh nam.



Nêu được hướng đề phòng và xử trí vô sinh.


I.   Định nghóa và phân loại vô sinh.
1. Định nghóa.
Một cặp vợ chồng cùng chung sống sau khi kết hôn, sinh hoạt
tình dục bình thường, không áp dụng một biện pháp tránh thai nào
mà vẫn chưa sinh được con. Những trường hợp hư thai trong thời
kỳ này vẫn được xem là vô sinh. Theo định nghóa này, cứ mỗi 6
cặp vợ chồng có một cặp vô sinh.
Trong những cặp vô sinh, người ta thấy rằng 50% do người


vợ, 40% do người chồng, 10% không tìm thấy nguyên nhân.


I.   Định nghóa và phân loại vô sinh (TT).
2.   Phân loại.
2.1.    Theo thời gian.
Vô sinh nguyên phát: Sau khi kết hôn, hoàn toàn không có dấu hiệu
gì của sinh đẻ.
Vô sinh thứ phát: Đã sinh rồi nhưng sau đó không thể sinh được nữa.

2.2.   Theo mức độ nặng nhẹ.
Vô sinh tạm thời: vợ hoặc chồng giảm năng lực sinh con, sau khi chữa trị
thì sinh con bình thường.
Vô sinh vónh viễn: vợ hoặc chồng mất khả năng sinh con.

2.3.   Theo giới.
Do chồng.
Do vợ.
Không rõ nguyên nhaân.


II.   Nguyên nhân vô sinh.
1.   Vô sinh nữ.

1.1. Do vùng dưới đồi:
Vùng dưới đồi là trung tâm điều hòa hoạt động hệ thống nội tiết của
cơ thể. Hoạt động theo cơ chế thần kinh thể dịch và chịu tác động phản hồi
của tuyến đích. Tổn thương tinh thần, thực thể vùng dưới đồi sẽ ảnh hưởng
đến các tuyến nội tiết sinh dục


gây vơ sinh Ngoài ra các rối loạn của các

tuyến đích, các bệnh nội tiết cũng ảnh hưởng tới vùng dưới đồi gây nên
chứng vô sinh.

1.2.  Tuyến yên:
Bệnh thực thể hay rối loạn chức năng tuyến yên, thiếu nội tiết tố FSH
và LH làm tế bào mầm không phát triển thành trứng trưởng thành hoặc
không phóng noãn gây nên vô sinh. Bệnh tuyến yên và vùng dưới đồi
thường kèm theo nhiều biến loạn nội tiết khác.


II.   Nguyên nhân vô sinh (TT).
1.3.  Tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng buồng trứng:
Thiểu năng buồng trứng bẩm sinh: hội chứng Turner thiếu một nhiễm
sắc thể X, nếu thuần hợp tử thì vô sinh vónh viễn.
Buồng trứng đa nang: kinh nguyệt không đều, mập phì, rậm lông.
Khối u buồng trứng: bụng to, đau khi giao hợp, dấu hiệu chèn ép, rối
loạn kinh nguyệt. Khối u ác tính: có dấu hiệu của ác tính.
Viêm buồng trứng: nhiễm trùng, lậu.

1.4.  Vô sinh do vòi trứng:
Viêm dính gây nghẹt vòi.
Dị dạng vòi trứng.
Viêm nhiễm gây nghẹt vòi.
Vết thương cũ gây nghẹt vòi.
Nghẹt vòi do bất thường vùng hạ vị gây chèn ép.


II.   Nguyên nhân vô sinh (TT).

1.5.  Vô sinh suy hoàng thể:
Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, thai được duy trì chủ yếu bởi
nội tiết tố của hoàng thể. Vì lý do nào đó, hoàng thể bị suy thoái hóa, thai
nhi sẽ hư và sảy thai vài ngày sau. Nên nhớ rằng, hoàng thể được duy trì bởi
prolactine của tuyến yên và HCG của nhau thai nếu thụ thai.

1.6.  Vô sinh do tử cung khác thường:
Các dị dạng tử cung bẩm sinh: tử cung đôi, vách ngăn tử cung, tử cung
thoái hóa sớm, lạc nội mạc tử cung.
Viêm nội mạc tử cung, tử cung mỏng.
U xơ tử cung.
Khối u tử cung.
Các chấn thương ở tử cung.
Thay đổi niêm dịch cổ tử cung.


II.   Nguyên nhân vô sinh (TT).
1.7.  Sảy thai gây vô sinh:
Sẩy thai, sẩûy thai liên tiếp, nạo thai có thể gây vô sinh thứ
phát. Các nguyên nhân sảy thai có thể là:
– Thai nhi bất thường về nhiễm sắc thể.
– Mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng, nội tiết, miễn dịch.
– Chức năng hoàng thể kém.
– Tử cung mỏng do sinh đẻ hay nạo thai nhiều lần.
– Cổ tử cung hở.
– Làm việc trong môi trường độc hại hay quá sức.

1.8.  Trở ngại trong quan hệ tình dục:
Khủng hoảng tình dục.
Co giật âm đạo.

Viêm nhiễm nặng âm hộ, âm đạo.

Các chấn thương hoặc dị dạng âm hộ, âm đạo.


II.   Nguyên nhân vô sinh (TT).
2.   Vô sinh nam.

2.1.  Sinh lý học sinh dục nam.
2.1.1. Sự hình thành cơ quan sinh dục:
tuần thứ 9 của thai kỳ, có sự hình thành tinh hoàn, thượng tinh
hoàn và ống dẫn tinh do sự sát nhập tế bào sinh dục với trung phôi thận.
Vì lý do nào đó sự sát nhập không thực hiện được sẽ là nguyên nhân gây
vô sinh vónh viễn ở nam giới. Nội tiết tố Gonadotropin của mẹ kích thích
tế bào kẽ của tinh hoàn phát triển.
Tháng thứ 8 tinh hoàn đã hoàn thành đoạn đường di chuyển từ ổ
bụng xuống định vị tại bìu. Đây là vị trí bình thường để tinh hoàn có thể
sản xuất tinh trùng và các hormon sinh dục nam. Nếu tinh hoàn không
xuống được vị trí này thì vô sinh và có thể gây 1 số bệnh nguy hiểm
khác.


II.   Nguyên nhân vô sinh (TT).
2.1.2. Sự tạo tinh trùng:
Tinh trùng được sản xuất tại tinh hoàn, các yếu tố chủ yếu tác động
vào quá trình này như sau:
– Chất nội tiết:
+ FSH tác động vào tế bào mầm thúc dục tế bào phát triển dần thành
tinh trùng. FSH tác động vào tế bào Sertoli tạo ra dưỡng bào. Sự tiết FSH
phụ thuộc vào vùng dưới đồi và cơ chế phản hồi thần kinh thể dịch. Thiếu

FSH thì sự tạo tinh trùng bị ngưng trệ. Dùng nhiều nội tiết tố nam từ ngoài
đưa vào cơ thể có thể gây ức chế sự tạo tinh trùng.
+ LH tác động vào tế bào Leydic tạo ra testosterone. Nội tiết tố này
giúp phát triển nam tính.
– Dinh dưỡng:
+ Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp cho sự tạo tinh trùng tốt hơn. Đặc
biệt là các chất Arginin, Cystine, Lysin, Alanin, đường fructoza, các loại
vitamin B,C, D, E.
+ Thiếu vitamin E sẽ gây tổn thương tế bào mầm. Thiếu vitamin C tinh
trùng sẽ di động chậm lại.


II.   Nguyên nhân vô sinh (TT).
2.1.2. Sự tạo tinh trùng (TT):
– Các yếu tố ức chế sinh tinh:
+ Vật lý:
Nhiệt độ: 340C tinh trùng hoạt động tốt nhất. 360C tinh trùng suy yếu dần
đến suy kiệt. 420C tinh trùng bị chết.
Làm việc với mt sách tay nhiệt độ có thể đạt 50 0 c
Độ nhớt: thích hợp là 6,5. Độ nhớt tăng làm tinh trùng khó di chuyển.
pH: kiềm làm tinh trùng gia tăng hoạt động, môi trường axit tinh trùng kém
năng động hoặc chết.
+ Dược phẩm: có nhiều loại dược phẩm ảnh hưởng đến sự tạo
tinh trùng: prednisolone, nitrofural, các thuốc chống ung thư, các chất đồng vị
phóng xạ.
+ Các bệnh toàn thân hay tại tinh hoàn: đều ảnh hưởng sự sinh
sản tinh trùng.


II.   Nguyên nhân vô sinh (TT).

2.1.3. Tinh dịch:
Tinh dịch được tạo thành bởi túi tinh và tuyến tiền liệt. Tinh dịch
có màu trắng đục, hơi sệt, có mùi đặc trưng. Khi mới ra ngoài đặc
nhưng sau ít phút tự loãng ra. Bình thường một lần phóng tinh
khoảng 3 – 4ml, lượng này giảm khi nhịp độ phóng tinh quá dày.
Tinh dịch là môi trường nuôi dưỡng tinh trùng, có nhiều dưỡng
chất và muối khoáng. Bình thường tinh dịch có pH kiềm, tỉ trọng
1,024 – 1,040, độ nhớt 6,54. Mọi thay đổi bất thường đều ảnh
hưởng tới chất lượng của tinh trùng và sự sinh sản.


II.   Nguyên nhân vô sinh (TT).
2.1.4. Tinh trùng:
Số lượng: bình thường số lượng tinh trùng có trong 1ml tinh dịch
sau khi phóng tinh khoảng 40 – 50 triệu. Số lượng tốt nhất là 100 triệu.
20 triệu là thiểu năng. 5 triệu là thiểu năng nặng.
Hình thái tinh trùng: tinh trùng có nhiều hình dạng. Điển hình là
quả trám với đuôi dài, cử động rất linh hoạt. Các dạng còn lại gồm có
tinh trùng 2 đầu, 2 đuôi, đầu to, đầu nhỏ, đầu khổng lồ… Để đánh giá
hình thái tinh trùng người ta dùng tinh trùng đồ.
Tính di động của tinh trùng: tinh trùng khỏe mạnh thì cử động rất
linh hoạt. Sự cử động của tinh trùng biểu hiện tinh trùng có chất lượng
tốt. Tuy nhiên, sự di động của tinh trùng còn phụ thuộc vào chất lượng
của tinh dịch, môi trường âm đạo, dịch cổ tử cung và buồng tử cung.
Tinh trùng không di chuyển gặp được trứng thì không thể thụ tinh.


II.   Nguyên nhân vô sinh (TT).
2.2. Nguyên nhân vô sinh nam.
2.2.1. Vô sinh do nguyên nhân từ trục đồi – yên:

– Rối loạn chức năng trục đồi – yên nguyên phát: là loại bệnh
nặng thường làm giảm sinh sản tinh trùng và dục tính nam. Hội chứng
Klinefte do dư nhiễm sắc thể X là một điển hình.
– Rối loạn chức năng trục đồi – yên thứ phát:
+ Rối loạn chức năng tuyến thượng thận.
+ Rối loạn chức năng tuyến giáp.
+ Các bệnh tâm thần.
+ Một số bệnh nội tiết, chuyển hóa, nhiễm trùng.


II.   Nguyên nhân vô sinh (TT).
2.2.2. Vô sinh tại cơ quan sản xuất tinh trùng:
– Dị tật bẩm sinh:
+ Dị tật: tinh hoàn, thừng tinh, ống dẫn tinh, túi tinh.
+ Rối loạn cấu thúc mô học tinh hoàn.
+ Tinh hoàn lạc chỗ.
– Bệnh mắc phải:
+ Rối loạn tuần hoàn tinh hoàn: nang mạch tinh hoàn, nang nước
tinh hoàn.
+ Suy dinh dưỡng tinh hoàn.
+ Nhiễm trùng tinh hoàn: giang mai, lao, lậu, quai bị…
+ Nhiễm độc tinh hoàn: những chất tích tụ sinh học, kim loại nặng,
hóa chất, phóng xạ.
+ Bệnh tự miễn dịch.
+ Các chấn thương ở tinh hoàn, thượng tinh hoàn và ống dẫn tinh.


II.   Nguyên nhân vô sinh (TT).
2.2.3. Vô sinh do trở ngại phóng tinh:
– Phóng tinh bất thường:

+ Xuất tinh sớm.
+ Xuất tinh trễ hay không xuất tinh.
+ Phóng tinh ngược.
+ Các dị vật ở lỗ niệu đạo dưới gây phóng tinh không tới đích.
– Liệt dương: là tình trạng dương vật không cương cứng lên được
khi quan hệ tình dục. Bất kỳ nguyên nhân nào làm máu không dồn vào
thể hang và được giữ lại ở đó một thời gian thì đều gây liệt dương. Liệt
dương chiếm 5% nguyên nhân gây vô sinh nam. Các kích thích từ trung
ương thần kinh và tại chỗ qua cung phản xạ tủy sống điều khiển quá trình
cương dương. Các nguyên nhân liệt dương thường kết hợp nhiều yếu tố rất
phức tạp. Trong đời người nam giới có thể có giai đoạn liệt dương.


II.   Nguyên nhân vô sinh (TT).
2.2.3. Vô sinh do trở ngại phóng tinh (TT):
+ Sinh lý:
Lứa tuổi: càng lớn tuổi càng gia tăng nguy cơ liệt dương.
Mệt mỏi, đói khát.
Một số bệnh như tiểu đường, bệnh tuyến giáp.
Một số loại thuốc, thực phẩm.
+ Tâm lý:
Môi trường: âm thanh, ánh sáng, mùi…
Sự hấp dẫn của bạn tình.
Cảm xúc: lo lắng, buồn, giận, sợ sệt, tội lỗi, xấu hổ…
+ Tổn thương:
Thần kinh tủy sống.
Tổn thương mạch máu thần kinh vùng bẹn.
Tổn thương đau đớn dương vật hoặc dị dạng.



III.   Chẩn đoán vô sinh.
Chẩn đoán vô sinh nói chung khó khăn, phức tạp, tốn nhiều công
sức. Do đó cần sự kiên trì, cẩn thận, cùng lúc khám cả 2 vợ chồng.
Những vấn đề cơ bản cần khai thác:

1. Tiền sử gia đình:
Các bệnh di truyền, tình trạng sinh đẻ, tình trạng bệnh tật, môi
trường làm việc của cha mẹ.

2. Tiền sử bản thân:
– Tình trạng sức khỏe, bệnh tật di truyền và mắc phải. Các
chấn thương.
– Môi trường làm việc.
– Thói quen sinh hoạt, sử dụng thuốc men.
– Tiền sử kinh nguyệt.
– Tiền sử sinh đẻ, nạo phá thai, sảy thai.


III.   Chẩn đoán vô sinh (TT).
3. Đánh giá toàn diện sức khỏe:
Cả hai vợ chồng cần được đánh giá sức khỏe một cách
toàn diện.

4. Đánh giá cấu trúc, chức năng cơ quan sinh
dục:
Cần được khám ở những cơ sở chuyên khoa đáng tin cậy để
nhận định mức độ hoàn thiện cấu trúc, chức năng của cơ quan
sinh dục của cả hai vợ chồng.



IV.  Hướng điều trị vô sinh.
Điều trị vô sinh khó khăn, phức tạp và rất tốn kém. Phải
điều trị kiên trì, toàn diện, từ đơn giản đến phức tạp.
Cùng lúc phải có sự phối hợp cả hai vợ chồng. Có 2
phương pháp chính:

1. Chữa theo nguyên nhân:
Tìm đúng nguyên nhân, chữa đúng nguyên tắc
chuyên môn, giúp sinh đẻ một cách tự nhiên.



×