Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung VN - MS10 " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.16 KB, 48 trang )


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN (CARD)

027/05VIE
Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh
kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung VN
MS10: Báo cáo đánh giá dự án
Phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế, xã hội và đánh
giá tỷ lệ chấp nhận các kỹ thuật trong nuôi ngao của các
nông hộ ở Miền Trung Việt Nam


Nguyễn Xuân Sức
1
, Đinh Văn Thành
1
, Chu Chí Thiết
2
, và Martin S Kumar
3

1
Trung Tâm tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ thuỷ sản
Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh, Việt Nam
2
Phân Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Bắc Trung Bộ
Cửa Lò - Nghệ An, Việt Nam
3
Viện nghiên cứu và phát triển Nam Úc


PO Box 120, Henley Beach, South Australia 5022
- 3/2010 -
Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

2
I. GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Ngành thuỷ sản Việt Nam phát triển nhanh trong vòng 20 năm vừa qua kể từ khi có chính
sách đổi mới của nhà nước về chuyển sang nền kinh tế thị trường của nước ta. Đầu tư nước
ngoài và tự do thương mại đã giúp tăng trưởng đáng kể về kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm
thuỷ sản, với mức tăng khoảng tám lần giữa các năm từ 1990 đến 2002. Đ
ây là kết quả của sự
thay đổi về chính sách và cách thức quản lý cũng như sự nhìn nhận đối với các công ty tư
nhân (Dũng, 2003). Nam 2002, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đứng hàng ba về giá trị với trên
2 tỷ đô la, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và đóng góp 11% vào thu nhập quốc gia (Bộ
Thuỷ sản, 2003). Ứớc tính có khoảng 3,4 triệu người (gần 4% dân số) có thu nhập trực tiếp từ
hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản (FAO, 2001). Tuy nhiên, trên thực tế sinh kế của
người dân phụ thuộc vào nghề thuỷ sản con cao hơn nhiều.

Nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh trong hai thạp niên gần đây và đã đóng góp trên 40%
sản lượng thuỷ sản xuất khẩu. Nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam hiện tại chủ yếu là nuôi trồng
quy mo nhỏ gia đình với suất đầu tư
và yêu cầu còn thấp (Dũng, 2003). Tăng trưởng về giá trị
và đa dạng về chủng loại thuỷ sản xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực đến người nuôi thuỷ sản ở
Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của dịch bệnh đặc biệt là hệ thống nuôi tôm dẫn tới sự
thụt giẩm về sản lượng thuỷ sản nuôi trồng. Trong bối cảnh đó, việ
c mở rộng diện tích và đa
dạng hoá đối tượng nuôi là cần thiết nhằm tăng sản lượng cũng như giá trị hàng hoá. Trong
khuôn khổ chiến lượng phát triển ngành, sản lượng các đối tượng nhiễm thể hàng năm đạt 50

ngàn tấn đến năm 2010 (Chiến lược phát triển của Bộ Thuỷ sản, 2006)

Nhuyễn thể đang được xem là đối tượng nuôi hứa hẹn cho sản lượ
ng đáng kể với chi phí đầu
tư thấp. Trong đó nuôi ngao được xem là hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên,
hiện nay nuôi ngao đang gạp phải trở ngại lớn về vấn đề con giống chủ yếu được khai thác tự
nhiên. Sản xuất giống nhân tạo và phát triển các hệ thống nuôi ngao bền vững con chưa được
đánh giá đúng mức. Nông dân chủ yếu nuôi ngao bãi triều. Ở một số
tỉnh miền Bắc và Bắc
Trung bộ, nuôi ngao ở các bãi biển cạn ven bờ đã mang lại hiệu quả thu nhận cho các nông
hộ nghèo. Được sự trợ giúp tài chính của chính phủ Việt Nam và Cơ quan phát triển quốc tế
của chính phủ Úc, dự án “phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế
cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam” đã được triển khai.

Báo cáo này là sản phẩm đầ
u ra của dự án nói trên. Mục đích của nghiên cứu này nhằm phân
tích các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, đánh giá về kỹ thuật cũng như ảnh hưởng của nuôi ngao đối
với các hoạt động liên quan và ngược lại. Tỷ lệ chấp nhận các khâu kỹ thuật do dự án đề xuất
của các nông hộ được tập huấn cũng được trình bày trong báo cáo này. Ngoài ra, báo cão
cũng so sánh kết quả với báo cáo điều tra ban đầu c
ủa dự án đối với những số liệu sẵn có và
phù hợp.


Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng về kỹ thuật, kinh tế và xã hội cũng
như đánh giá tỷ lệ chấp nhận các chỉ tiêu kỹ thuật nuôi ngao của các nông hộ ở 6 tỉnh Bắc
Trung Bộ Việt Nam
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• So sánh quá trình sản xuất nuôi ngao giữa các hộ trình diễn, các hộ được tập huấn với
nghiên cứu điều tra ban đầu khi thực hiện dự án.
• Đánh giá ảnh hưởng về mặt kinh tế, xã hội của nghề nuôi ngao ở cấp độ nông hộ ở 6
tỉnh vùng dự án.
• Đánh giá tỷ lệ chấp nhận các chỉ tiêu kỹ thuật được tập huấn của các nông hộ nuôi bãi
triều và nuôi trong ao của các nông hộ vùng dự án.
1.3 Lời cảm ơn

Các tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các tổ chức và cá nhân có tên sau đây đã giúp đỡ chứng tôi
trong quá trình thực hiện nghiên cứu này;


Chương trình hợp tác nông nghiệp và phát triển nông thôn (CARD), cơ quan cung
cấp tài chính thực hiện nghiên cứu này.


Chi cục thuỷ sản và Trung tâm khuyến nông-ngư các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, đã cung cấp các số liệu sẵn có
phục vụ nghiên cứu này.


Các nông hộ nuôi ngao trình diễn thuộc dự án, các hộ nuôi ngao khác trong vùng, đã
cung cấp số liệu thông qua đợt phỏng vấn cho nghiên cứu này
Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án


4
Danh sách các bảng

Bảng 1: Thông tin về tuổi, giói tính và học vấn của người trả lời phỏng vấn 9
Bảng 2: Nhân khẩu và giới tính 9
Bảng 3: Số lao động gia đình và lao động tham gia nuôi ngao vùng nghiên cứu 10
Bảng 4: Thông tin về nghề nghiệp của các nông hộ trong vùng nghiên cứu 11
Bảng 5: Số năm kinh nghiệm nuôi ngao của các nông hộ 11
Bảng 6: Tỷ lệ tham gia tập huấn, đánh giá chất lượng và tỷ lệ áp dụng kỹ thuật 12
Bả
ng 7: Loại hình và diện tích đất sở hữu của các nông hộ vùng nghiên cứu 13
Bảng 8: Nguồn gốc vùng nuôi và hiện trạng nguồn nước nuôi ngao vùng nghiên cứu 13
Bảng 9: Diện tích nuôi ngao và độ sâu mục nước do ảnh hưởng của thuỷ triều 14
Bảng 10: Nguồn ngao giống của các nông hộ vùng nghiên cứu 15
Bảng 11: Kích cỡ ngao giống và mật độ thả 16
Bảng 12: Cỡ ngao thu hoạch và năng suất ngao nuôi 16
Bảng 13: Cách thức bán sản phẩn và l
ượng ngao tiêu thụ gia đình 17
Bảng 14: Chi phí tu sửa ao/bãi nuôi, rào chắn/tháp canh, thả giống, trông coi/bảo vệ và
thuế/lệ phí sử dụng đất 19
Bảng 15: Chi phí ngao giống, phân bón và vôi 20
Bảng 16: Chi phí thuê nhân công và thu hoạch 21
Bảng 17: Tổng chi, tổng thu, lợi nhuận và tỷ suất sinh lọi trong nuôi ngao 22
Bảng 18: Nguồn vốn, lượng vốn vay và lãi suất tiền vay 23
Bảng 19: Các nguồn thu nhập của nông hộ nuôi ngao 24
Bảng 20:
Ảnh hưởng của nuôi ngao đến các vấn đề xã hội
(%) 25
Bảng 21:
Ảnh hưởng của nuôi ngao đến các hoạt động sản xuất khác

(%) 26
Bảng 22:
Ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất khác đến nuôi ngao
(%) 27
Bảng 23:
Ảnh hưởng của nuôi ngao đến các vấn đề môi trường
(%) 27
Bảng 24:
Ảnh hưởng của môi trường đến phát triển nuôi ngao
(%) 28
Bảng 25:
Các khó khăn trong phát triển nuôi ngao
(%) 29
Bảng 26: Tỷ lệ chấp nhận các chỉ tiêu về ao nuôi 30
Bảng 27: Tỷ lệ chấp nhận các chỉ tiêu về chuẩn bị ao nuôi 30
Bảng 28: Tỷ lệ chấp nhận các chỉ tiêu về thả giống 30
Bảng 29: Tỷ lệ chấp nhận các chỉ tiêu về tạo tảo và quản lý ao nuôi 31
Bảng 30: Tỷ lệ chấp nhận các chỉ tiêu về thu hoạch và bảo quản sản phẩm…………………30
Bảng 31: Tỷ lệ chấp nhận các chỉ tiêu về chọn bãi nuôi……………… ………………… 32
Bảng 32: Tỷ lệ chấp nhận các chỉ tiêu về chuẩn bị bãi nuôi…………………………………33
Bảng 33: Tỷ lệ chấp nhận các chỉ tiêu về thả giống………………………………………….33
Bảng 34: Tỷ lệ chấp nhận các chỉ tiêu theo dõi và quản lý ………………………………….34
Bảng 35: Tỷ lệ chấp nhận các chỉ tiêu về thu hoạch và bảo quản sản phẩm…………………34

Danh sách các hình
Hình 1: Bản đồ Việt Nam chỉ ra các tỉnh vùng nghiên cứu………………………………… 7
Hình 2: Sơ đồ thể hiện các kênh cung cấp nguồn ngao giống cho các hộ nuôi ngao thịt……15
Hình 3: Sơ đồ thể hiện kênh cung cấp nguồn ngao thương phẩm đến người tiêu dùng .……18
Hình 4: Tỷ lệ phần trăm các loại chi phí nuôi ngao bãi triều ………………………………21
Hình 5: Tỷ lệ phần trăm các loại chi phí nuôi ngao trong ao………………………… ……21


Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

5
Nội dung

I. GIỚI THIỆU 2
1.1 Giới thiệu 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung
3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
3
1.3 Lời cảm ơn 3
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 Địa điểm nghiên cứu 7
2.2 Thu thập số liệu 7
2.3 Phân tích số liệu 8
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 8
3.1. Thông tin nông hộ 8
3.1.1 Thông tin về người trả lời phỏng vấn
8
3.1.2 Thông tin về nông hộ
9
3.1.2.1 Nhân khẩu 9
3.1.2.2 Lao động 10
3.1.2.3 Nghề nghiệp của nông hộ 10
3.1.2.4 Kinh nghiệm nuôi ngao của các nông hộ 11
3.1.2.4 Tham gia tập huấn về kỹ thuật nuôi ngao của các nông hộ 11

3.1.2.5. Diện tích đất, mặt nước sở hữu 12
3.2 Hoạt động nuôi ngao 13
3.2.1 Các chỉ số về kỹ thuật trong nuôi ngao nông hộ
13
3.2.1.1 Điều kiện bãi triều và ao nuôi ngao 13
3.2.1.2 Diện tích nuôi ngao 14
3.2.1.3 Nguồn giống 14
3.2.1.4 Cỡ giống và mật độ thả 15
3.2.1.5 Kích cỡ thu hoạch và năng suất ngao nuôi 16
3.2.1.6. Hình thức bán ngao và tiêu thụ gia đình 17
3.2.2. Các chỉ tiêu kinh tế trong nuôi ngao
18
3.2.2.1. Chi phí chuẩn bị ao/bãi nuôi ngao 18
3.2.2.2. Chi phí con giống, phân bón và vôi 19
3.2.2.3. Chi phí thuê nhân công và thu hoạch 20
3.2.2.4. Tổng chi, tổng thu, lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi 22
3.2.2.5. Nguồn vốn và lãi suất tiền vay 23
3.2.2.6. Nguồn thu nhập gia đình 23
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ nuôi ngao 25
3.3.1 Ảnh hưởng của nuôi ngao đến các vấn đề xã hội
25
3.3.2 Ảnh hưởng của nuôi ngao đến các hoạt động sản xuất khác
26
3.3.3 Ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất khác đến nuôi ngao
26
3.3. Ảnh hưởng của nuôi ngao đến các vấn đề môi trường
27
Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án


6
3.3. Ảnh hưởng của môi trường đến phát triển nuôi ngao
28
3.3.6 Các khó khăn trong phát triển nuôi ngao
28
3.4. Tỷ lệ chấp nhận kỹ thuật được tập huấn của nhóm hộ nuôi ao 29
3.4.1 Chọn ao nuôi
29
3.4.2 Chuẩn bị ao nuôi
30
3.4.3 Thả giống
30
3.4.4 Tạo tảo làn thức ăn cho ngao và quản lý ao nuôi
31
3.4.5 Thu hoạch và bảo quản
31
3.5 Tỷ lệ chấp nhận kỹ thuật được tập huấn của các hộ nuôi ngao bãi triều 32
3.5.1 Chọn bãi nuôi
32
3.5.2 Chuẩn bị bãi nuôi
32
3.5.3 Thả giống
33
3.5.4 Theo dõi và quản lý
33
3.5.6 Thu hoạch và bảo quản
34
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN 34
V. KẾT LUẬN 36
VI. KIẾN NGHỊ 36

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Phụ lục A: 38
Phụ lục B: 43
Phụ lục C 47
Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

7
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại sáu tỉnh miền trung Việt nam, nơi dự án triểm khai bao
gồm: Thanh Hoá, Ngọê An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (Hình. 1)




















Hình 1: Bản đồ Việt Nam chỉ ra các tỉnh vùng nghiên cứu

2.2 Thu thập số liệu
Số liệu được thu thập thông qua hai bộ câu hỏi tiêu chuẩn hoá được chuẩn bị sẵn. Bộ câu hỏi
thứ nhất được sử dụng thu thập các số liệu liên quan đến kỹ thuật nuôi, các số liệu kinh tế-xã
hội của các nông hộ nuôi ngao ở 6 tỉnh nghiên cứu. Hai loại hình nuôi ngao được điều tra
phỏng vấn là nuôi ngao trong ao và nuôi ngao bãi triều. Thông tin cơ bản được thu thập bao
gồm 5 nhóm chính sau: các thông tin về nông hộ, về di
ện tích đất, mặt nước canh tác của
nông hộ, thông tin về tình hình nuôi ngao, thông tin các nguồn thu nhập của nông hộ và các
yếu tố ảnh hưởng cũng như bị ảnh hưởng trong quá trình sản xuất nuôi ngao của nông dân.
were collected by using two semi-structured standardized questionnaires. The first clam

Bộ câu hỏi thứ 2 được dùng điều tra các số liệu liên quan đến tỷ lệ chấp nhận các khâu kỹ
thuật nuôi ngao của các hộ mô hình và các nông hộ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật của d

án. Bộ câu hỏi này dùng cho cả 2 nhóm hộ nuôi ngao trong ao và nuôi ngao bãi triều. Cấu
trúc bộ câu hỏi này gồm 2 phần. Phần 1 nhằm thu thập thông tin số liệu của các nông hộ nuôi

Thanh Hoa

N g h e
An


H a

Tinh




Q
uan
g


Binh

Q
uan
g


T
ri

Travel rout during
20- 25
August
2005 for the project developmentand
stakeholder/ beneficiary analysis

Thanh Hoá
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Quảng Trị
Thừa Thiên-Huế
CÁC TỈNH DỰ ÁN

Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

8
ngao trong ao gồm 7 nhóm thông tin gồm: điều kiện ao nuôi, chuẩn bị ao, chọn giống và thả
giống, sản xuất tảo và quản lý ao nuôi, thu hoạch và bảo quản sản phẩm, lập kế hoạch sản
xuất, ghi chép số liệu và phân tích kinh tế của nông hộ. Phần 2 được dùng thu thập số liệu các
nông hộ nuôi ngao vùng bãi triều và cũng bao gồm 7 nhóm số liệu tương tự như phần nông
hộ nuôi ngao trong ao, chỉ có khác
ở phần theo dõi và quản lý vùng nuôi (trong khi nuôi trong
ao, nội dung này là nuôi tảo và quản lý ao nuôi).

2.3 Phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập được hiệu chỉnh, đánh giá, và bổ sung. Số liệu cũng được phân loại
phân tích dựa trên cơ sở loại hình nuôi gồm nuôi ngao trong ao và nuôi ngao bãi triều ở các
tỉnh thuộc vùng thực hiện dự án. Số liệu phân tích bằng phần mềm EXCEL trên máy tính cá
nhân. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng. Các số liệu tính toán gồm số trung bình,
cao nhất, thấp nhất, tỷ lệ phần trăm nhằm mô t
ả các hệ thống nuôi ngao cũng như đánh giá tỷ
lệ chấp nhận các khâu kỹ thuật của các nông hộ nuôi ngao trong vùng dự án.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Phần này được chia ra 5 phần cơ bản sau: thông tin chung về nông hộ (Phần 3.1); thông tin về
hoạt động nuôi ngao (Phần 3.2); các yếu tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng của nghề nuôi ngao
(Phần 3.3); tỷ lệ chấp nhận các khâu kỹ thuật của nhóm nuôi tôm trong ao (Phần 3.4); và tỷ lệ
chấp nhận các khâu kỹ thuật của nhóm nuôi ao bãi triều (Phần 3.5). Số liệu trong báo cáo này
cũng được so sánh với số liệu có trong báo cáo điều tra ban
đầu của dự án, tuy nhiên chỉ
những số liệu sẵn có và phù hợp mới được dẫn liệu so sánh.


3.1. Thông tin nông hộ
3.1.1 Thông tin về người trả lời phỏng vấn
Các thông tiên liên quan đến người tham gia trả lời phỏng vấn như tuổi, giới tinhư, học vấn
của các nông hộ nuôi ngao được trình bày ở Bảng 1. Độ tuổi của người trả lời phỏng vấn của
nhóm nuôi ngao trong ao và bãi triều thuộc nhiều nhóm tuổi khác nhau. Trung bình chung
cho toàn vùng là 47,9 tuổi và dao động trong khoảng 28 đến 56 tuổi. So với báo cáo điều tra
ban đầu thì không có sự sai khác đáng kể về tuổi trung bình của người tham gia trả lời ph
ỏng
vấn (bình quân 45,2 tuổi trong báo cáo điều tra). Cũng không có khác biệt đáng kể về tuổi
trung bình giữa hai nhóm hộ nuôi ngao trong ao và nuôi ngao bãi triều (tuổi trung bình lần
lượt là 48,2 và 47,7)

Nam giới chiếm tỷ lệ chính trong số những người tham gia trả lời phỏng vấn ở cả 2 nhóm
nuôi ao và nuôi bãi triều (95,9% và 94,2%). Chỉ có 4,7% số người trả lời phỏng vấn là nữ và
dao động từ 4,1% (nhóm nuôi bãi triều) tới 5,8% (ở nhóm nuôi ngao trong ao).


Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

9
Ở vùng nghiên cứu, tất cả những người tham gia trả lời phỏng vấn đầu biết chữ. Có tới 57,9%
số người được phỏng vấn hoàn thành chương trình học cấp 2, trong đó nhóm tuôi ngao bãi
triều là 59,8% và nhóm nuôi ngao trong ao là 55,1%. Tính chung cho toàn vùng nghiên cứu
có 34,2% số ngưòi trả lời phỏng vấn có trình độ học vấn cấp 3 và dao động từ 33,1% ở nhóm
nuôi bãi triều tới 38,1% ở nhóm nuôi trong ao. Các mức học vấn khác như cấp 1 hay trung
học chuyên nghi
ệp chiếm tỷ lệ không đáng kể
Bảng 1: Thông tin về tuổi, giói tính và học vấn của người trả lời phỏng vấn
Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung

Trung bình
48,2 47,7 47,9
Thấp nhất
32,0 28,0 28,0
Tuổi (năm)
Cao nhất
54,0 56,0 56,0
Nam
95,9 94,2 95,3
Giới tính (%)
Nữ
4,1 5,8 4,7
Cấp 1
6,5 5,5 6,3
Cấp 2
59,8 55,1 57,9
Cấp 3
33,1 38,1 34,2
Trung học CN
2,6 1,2 1,6
Đại học
0,0 0,0 0,0
Học vấn (%)
Không biết chữ
0,0 0,0 0,0


3.1.2 Thông tin về nông hộ
3.1.2.1 Nhân khẩu
Số liệu về nhân khẩu và giới tính của các thành viên trong gia đình được bày ở Bảng 2. Trung

bình nhân khẩu là 5,6 người/nông hộ. Số nhân khẩu ở nhóm hộ nuôi bài triều và nhóm nuôi
trong ao không khác nhau nhiều (lần lượt là 5,4 và 4,9 khẩu/hộ). Về giới tính, trung bình toàn
vùng nghiên cứu, mỗi mông hộ có 2,7 nam và 2,9 nữ.
Bảng 2: Nhân khẩu và giới tính
Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung
Trung bình
5,4 5,9 5,6
Thấp nhất
2,0 3,0 2,0
Số khẩu (người)
Cao nhất
6,0 7,0 7,0
Trung bình
2,5 2,8 2,7
Thấp nhất
1,0 2,0 1,0
Nam giới (người)
Cao nhất
4,0 4,0 4,0
Trung bình
2,9 3,1 2,9
Thấp nhất
1,0 3,0 1,0
Nữ giới (người)
Cao nhất
3,0 4,0 4,0
Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

10

3.1.2.2 Lao động
Thông tin về lao động gia đình và lao động tham gia nuôi trồng thuỷ sản được trình bày ở
Bảng 3. Không có sự khác biệt đáng kể về số lao động cũng như giới tính của lao động gia
đình ở 2 nhóm nuôi ngao ngao bãi triều và nuôi ngao trong ao. Bình quân chung cho 6 tỉnh
vùng dự án, số lao động trung bình là 3,4 lao động/hộ, trong đó số lao động là nam và nữ lần
lượt là 2,2 và 1,2 người.

Đối với lao động nuôi ngao, nhóm nuôi ngao bãi triều có số lao động tham gia nuôi ngao
nhiều hơ
n so với nhóm nuôi ngao trong ao (2,8 so với 1,8 lao động). Trung bình chung cho
toàn vùng nghiên cứu, số lao động tham gia nuôi ngao là 2,3 người/hộ và dao động trong
khoảng 1 và 4 lao động/hộ. Số lao động trung bình nàu thấp hơn so với số liệu trong báo cáo
điều tra ban đầu (trung bình 2,7 lao động/hộ). Ở giai đoạn điều tra ban đầu chỉ có hoạt động
nuôi ngao bãi triều ở vùng nghiên cứu, như vậy có thể thấy số lao động nuôi ngao của nhóm
bãi triều trong nghiên cứu này là tương đương với k
ết quả điều tra ban đầu (2,8 so với 2,7 lao
động/nông hộ)
Bảng 3: Số lao động gia đình và lao động tham gia nuôi ngao vùng nghiên cứu
Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung
Trung bình
3,3 3,6 3,4
Thấp nhất
1,0 1,0 1,0
Tổng số lao động
(người)
Cao nhất
4,0 5,0 5,0
Trung bình
2,1 2,3 2,2
Thấp nhất

1,0 1,0 1,0
Lao động nam
(người)
Cao nhất
4,0 3,0 4,0
Trung bình
1,2 1,3 1,2
Thấp nhất
1,0 1,0 1,0
Lao động nữ
(người)
Cao nhất
3,0 3,0 3,0
Trung bình
2,8 1,8 2,3
Thấp nhất
1,0 1,0 1,0
Lao động nuôi
ngao (người)
Cao nhất
4,0 3,0 4,0


3.1.2.3 Nghề nghiệp của nông hộ
Bảng 4 trình bày các thông tin về nghề nghiệp của các nông hộ trong vùng nghiên cứu. Hai
nghề chính được xác định là nuôi trồng thuỷ sản và nông nghiệp. Nuôi trồng thuỷ sản được
đa số nông hộ xác nhận là nghề chính của gia đình với tỷ lệ 95,2% số hộ được phỏng vấn. Chỉ
có 4,8% số hộ cho rằng nghề chính của họ là sản xuất nông nghiệp. Giữ
a hai nhóm hộ nuôi
ngao bãi triều và nuôi ngao trong ao không có sự sai khác đáng kể về số hộ cho rằng nghề

chính là nuôi trồng thuỷ sản (lần lượt là 97,0% và 91,5%), đối với nghề chính là làm nông
nghiệp giữa hai nhóm hộ này cũng không sai khác nhau nhiều (3% so với 6,5% số hộ).
Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

11
Có tới 6 hoạt động được xác đình là nghề phụ của các nông hộ điều tra, bao gồm nuôi trồng
thuỷ sản, nông nghiệp, khai thác thuỷ sản, chế biến thuỷ sản, buôn bán/dịch vụ và làm thuê.
Nuôi trồng thuỷ sản là nghề phụ chiếm tỷ lệ rất thấp ở cả 2 nhóm nuôi ngao bãi triều và nuôi
ao trong ao, chỉ chiếm 4,8% số hộ. Các hoạt nghề phụ khác chiếm tỷ lệ thay đổ
i từ 2,4% đến
21,7%. Nhiều nông hộ không có nghề phụ nào.
Bảng 4: Thông tin về nghề nghiệp của các nông hộ trong vùng nghiên cứu
Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung
Nuôi trồng thuỷ sản
97,0 91,5 95,2
Nghề chính
(%)
Nông nghiệp
3,0 6,5 4,8
Nuôi trồng thuỷ sản
3,0 6,5 4,8
Nông nghiệp
18,5 21,7 19,6
Khai thác thuỷ sản 13,6 16,1 15,2
Chế biến thuỷ sản 17,0 18,3 18,0
Buôn bán/dịch vụ 15,7 11,6 13,1
Nghề phụ
(%)
Làm thuê 0,0 5,8 2,4


3.1.2.4 Kinh nghiệm nuôi ngao của các nông hộ
Kinh nghiệm nuôi ngao của các nông hộ điều tra trong vùng nghiên cứu được thể hiện tại
Bảng 5. Tính cho toàn vùng nghiên cứu, số năm kinh nghiệm trung bình của các nông hộ
nuôi ngao là 4,7 năm với khoảng biến động lớn từ 1 tới 10 năm. Các nông hộ nhóm nuôi
ngao bãi triều có số năm kinh nghiệm nhiều hơn hản so với nhóm nuôi ngao trong ao (6,5 so
với 1,7 năm). Sự biến động về số năm kinh nghiệm nuôi c
ủa 2 nhóm này cung khác nhau
đáng kể, cụ thể là nhóm nuôi bãi triều có khoảng biến động từ 2 đến 10 năm, trong khi đó
nhóm nuôi ngao trong ao có khoảng biến động tự 1 tới 2,5 năm. Báo cáo điều tra ban đầu cho
thấy số năm kinh nghiệm nuôi trung bình là 7,3 năm cao hơn so với nghiên cứu ngày. Điều
này có thể giải thích thông qua việc tăng nhanh các nông hộ nuôi ngao trong những năm gần
đây ở vùng nghiên cứu
Bảng 5: Số năm kinh nghiệm nuôi ngao của các nông hộ

Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung
Trung bình 6,5 1,7 4,6
Thấp nhất 2,0 1,0 1,0
Kinh nghiệm
nuôi ngao
(năm)
Cao nhất 10,0 2,5 10,0

3.1.2.4 Tham gia tập huấn về kỹ thuật nuôi ngao của các nông hộ
Thông tin về tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi ngao, chất lượng tập huấn và tỷ lệ áp dụng kỹ
thuật tập huấn được trình bày ở Bảng 6. Trung bình chung có 84,2% số nông hộ tham gia các
lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi ngao. Tỷ lệ phần trăm số nông hộ nhóm nuôi ngao trong ao
tham gia các lớp tập huấn cao hơn so với nhóm nuôi ngao bãi triều (lần lượ
t là 95,3% so với
Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia

Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

12
75,4%). So sánh với số liệu điều tra ban đầu, tỷ lệ phần trăm số hộ tham gia tập huấn nuôi
ngao là không sai khác đáng kể (89,3% số hộ được tập huấn trong báo cáo điều tra ban đầu).
Hầu hết các nông hộ tham gia các lớp tập huấn cho rằng chất lượng của các lớp tập huấn là
tốt (chiếm 83,5% số hộ). Tỷ lệ số hộ nhóm nuôi ngao trong ao trả lời chấ
t lượng tập huấn tốt
cao hơn so với nhóm nuôi ngao bãi triều (86,3% so với 76,2%). Có 13,5% số hộ hài lòng với
chất lượng tập huấn, tỷ lệ này biến động từ 12,5% (nhóm nuôi ao) tới 20,2% (nhóm nuôi bãi
triều). Số ít nông hộ cho rằng chất lượng tập huấn là chưa tốt (chiếm 1,2%), số ít khác không
có câu trả lời (chiếm 1,8% số hộ điều tra)
Có tới 96,4% số hộ tham gia tập huấn áp dụng các kỹ thuậ
t được tập huấn vào quá trình sản
xuất của họ. Tất cả các hộ nhóm nuôi ngao trong ao đều áp dụng kỹ thuật được tập huấn
trong khi đó có 95,2% số hộ nhóm nuôi bãi triều xác nhận điều này. Như vậy, tỷ lệ áp dụng
các kỹ thuật được tập huấn là rất cao.
Bảng 6: Tỷ lệ tham gia tập huấn, đánh giá chất lượng và tỷ lệ áp dụng kỹ thuật
Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung

75,4 95,3 84,2
Tham gia tập
huấn (%)
Không
24,6 4,7 15,3
Tốt
76,2 86,3 83,5
Hài lòng
20,2 12,5 13,5
Không tốt

1,2 0,0 1,2
Chất lượng
tập huấn (%)
Không trả lời
2,4 1,2 1,8

95,2 100,0 96,4
Áp dụng kỹ
thuật (%)
Không
4,8 0,0 3,6

3.1.2.5. Diện tích đất, mặt nước sở hữu
Diện tích đất, mặt nước sở hữu của các nông hộ vùng nghiên cứu trình bày trong Bảng 7.
Trung bình diện tích đất sở hữu vùng nghiên cứu là 2 ha/nông hộ, trong đó diện tích nuôi
trồng thuỷ sản chiếm tỷ lệ lớn nhất (1,53 ha/ nông hộ), với sự biến động lớn giữa các hộ từ
0,25 ha đến 15,72 ha. Nhóm nuôi ngao bãi triều có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớ
n hơn
nhóm nuôi ngao trong ao. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của nhóm nuôi ngao trung bình đạt
1,75 ha/hộ và dao động trong khoảng 0,45 ha đến 15,72 ha. Trong khi đó nhóm nuôi ngao
trong ao có diện tích nuôi trồng thuỷ sản trung bình là 1,12 ha và khoảng biến động là 0,25 ha
đến 4,2 ha. Số liệu trong báo cáo điều tra ban đầu cho thấy bình quân mỗi hộ sở hữu 3,81 ha
cho nuôi trồng thuỷ sản. Con số ngày cao hơn nhiều so với nhóm hộ nuôi bãi triều trong
nghiên cứu này. Điều này cho thấy trong những năm gần đây có nhiề
u hộ tham gia nuôi ngao
bãi triều trong bối cảnh diện tích bãi triều thuận lợi cho nuôi ngao ngày càng thu hẹp.
Bảng 7 cho thấy trung bình diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 0,27 ha/hộ với
khoảng biến động 0,05 đến 0,53 ha. Nhóm nuôi ao có nhiều đất sản xuất nông nghiệp hơn so
Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án


13
với nhóm nuôi bãi triều (0,33 ha so với 0,14 ha/hộ). Các loại đất khác như đất vườn, đất ở
trung bình đạt 0,2 ha/hộ và dao động từ 0,18 đến 0,21 ha/hộ.
Bảng 7: Loại hình và diện tích đất sở hữu của các nông hộ vùng nghiên cứu
Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung
Trung bình 1,75 1,12 1,53
Thấp nhất 0,45 0,25 0,25
Diện tích nuôi
trồng thuỷ sản
(ha)
Cao nhất 15,72 4,20 15,72
Trung bình 0,14 0,33 0,27
Thấp nhất 0,05 0,14 0,05
Diện tich đất
nông nghiệp
(ha)
Cao nhất 0,25 0,53 0,53
Trung bình 0,21 0,18 0,20
Thấp nhất 0,05 0,04 0,04
Đất khác (ha)
Cao nhất 0,50 0,35 0,50

3.2 Hoạt động nuôi ngao
3.2.1 Các chỉ số về kỹ thuật trong nuôi ngao nông hộ
3.2.1.1 Điều kiện bãi triều và ao nuôi ngao
Thông tin về nguồn gốc diện tích nuôi và hiện trạng nguồn nước nuôi ngao của các nông hộ
trong vùng nghiên cứu thể hiện ở Bảng 8. Phần lớn diện tích nuôi ngao có nguồn gốc từ đất
chưa sử dụng, chiếm 91,3% số hộ điều tra. Tất cả các hộ nuôi ngao vùng bãi triều đều tận
dụng vùng bãi chua chưa được sử dụng trước đó để nuôi ngao, trong khi

đó con số này ở
nhóm nuôi ngao trong ao là 78,5%, số còn lại chuyển đổi từ diện tích đất nông nghiệp sang
nuôi ngao.

Có 83,6% số hộ điều tra cho rằng nguồn nước sử dụng trong nuôi ngao hiện tại là không bị ô
nhiễm. Số liệu này ở nhóm nuôi bãi triều và nhóm nuôi ao lần lượt alf 88% và 82%. Tính
chung cho toàn vùng nghiên cứu, có 16,4% số hộ nhận thấy người nước bị ô nhiễm. Tuy
nhiền nguồn ô nhiễm ở đây được xác định là từ sả
n xuất nông nghiệp hoặc từ các hoạt động
khác của nông hộ. Nghiên cứu này không đi sâu phân tích các ô nhiễm hoá chất từ sản xuất
công nghiệp.
Bảng 8: Nguồn gốc vùng nuôi và hiện trạng nguồn nước nuôi ngao vùng nghiên cứu
Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung
Đất nông nghiệp 0,0 21,5 8,7
Nguồn gốc
ao nuôi (%)
Đất chưa sử dụng 100,0 78,5 91,3
Ô nhiễm 12,0 18,0 16,4
Nguồn nước
(%)
Không ô nhiễm 88,0 82,0 83,6

Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

14
3.2.1.2 Diện tích nuôi ngao
Bảng 9 trình bày diện tích nuôi ngao trong ao và diện tích nuôi ngao bãi triều của các nông hộ
các tỉnh nghiên cứu. Tính chung cho cả 2 nhóm hộ, diện tích nuôi ngao trung bình là 1,05
ha/hộ với khoảng biến động lớn từ 0,04 đến 7,5 ha. Diện tích nuôi ngao bãi triều lớn hơn

đáng kể so với diện tích nuôi ngao trong ao (bình quân lần lượt là 1,45 ha và 0,56 ha/hộ)

Độ vùng bãi triều hoàn toàn phụ thuộc vào mức nước lên xuống của thuỷ triều. Trong nghiên
cứu này mức nước bãi nuôi nao dao động từ 0 đế
n 2,5 m và cho giá trị trung bình là 1,56 m.
Trong khi đó độ sâu của các ao nuôi ngao trung bình đạt 0,52 m, với khoảng biến động từ 0
đến 1 m. Đây là mức nước ảnh hưởng của thuỷ triều, mức nước trong ao thường được duy trì
trong khoảng 0,8 đến 1 m.
Bảng 9: Diện tích nuôi ngao và độ sâu mục nước do ảnh hưởng của thuỷ triều
Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung
Trung bình 1,45 0,56 1,05
Thấp nhất 0,45 0,04 0,04
Diện tích (ha)
Cao nhất 7,50 0,70 7,50
Trung bình 1,56 0,52 0,90
Thấp nhất 0,00 0,00 0,00
Độ sâu thuỷ
triều (m)
Cao nhất 2,50 1,00 2,50


3.2.1.3 Nguồn giống
Ngao giống các nông hộ trong nghiên cứu này sử dụng chủ yếu từ 2 nguồn: (i) từ tự nhiên,
(ii) từ trại sản xuất. Số liệu về nguồn giống được trình bày tại bảng 10. Hình 2 thể hiện các
kênh cung cấp ngao giống trong vùng nghiên cứu. Ngao giống từ trai sản xuất nhân tạo mới
có cách đay 16 tháng xuất phát từ Phân Viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ với trang thiết
bị củ
a dự án. Sau đó 4 trại được thực nghiệm sản xuất với tổng năng lực khoảng 18-20 triệu
ngao bột, bao gồm:
(i) Trung tâm sản xuất giống hải sản Hoằng Thanh (tỉnh Thanh Hoá);

(ii) Trại sản xuất giống hải sản Hải Tuấn (tỉnh Ninh Bình);
(iii) Trại sản xuất giống hải sản Vạn Xuân (thành phố Hồ Chí Minh); và
(iv) Phân Viện nghiên cứu NTTS Bắ
c Trung Bộ (ARSINC)

Vì thế nguồn giống từ các trại này mới có từ 16 tháng trở lại đây. Các trại sản xuất này hiện
tại chưa sản xuất hết công suất. Cần mất 1 đến 2 năm nữa thì các trại này mới phát huy được
hết công suất. Hy vọng, cùng với kế hoạch sản xuất các trại này sẽ phát huy 100% công suất
trong vòng vài năm tới nhằm cung cấp nhiều giống hơn
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người nuôi ngao

Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

15





















Hình 2: Sơ đồ thể hiện các kênh cung cấp nguồn ngao giống cho các hộ nuôi ngao thịt

Bảng 10: Nguồn ngao giống của các nông hộ vùng nghiên cứu
Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung
Khai thác tự nhiên 15,7 0,0 8,9
Khai thác tự
nhiên (%)
Từ trung gian 84,3 97,0 91,1
Trại nhà nước 0,0 3,0 1,2
Từ trại sản
xuất (%)
Trại tư nhân 0,0 0,0 0,0

3.2.1.4 Cỡ giống và mật độ thả
Bảng 11 thể hiện số liệu về cỡ ngao giống và mật độ ngao thả nuôi trong các hệ thống nuôi
khác nhau vùng nghiên cứu. Giữa 2 nhóm hộ nuôi ngao trong ao và nuôi ngao bãi triều có sự
khác biệt đáng kể về cỡ giống ngao thả. Kích cỡ ngao giống của nhóm nông hộ nuôi ngao
trong ao lớn hơn nhiều so với nhóm nuôi ngao bãi triều (lần lượt là 185,3 và 785,7 con/kg).
Tính chung cho cả 2 nhóm, cỡ ngao giống trung bình đạt 561,5 con/kg với khoảng bi
ến động
lớn từ 1000 con/kg đến 240 con/kg. Như vậy cỡ ngao giống thả của nhóm nuôi ngao trong ao
ở nghiên cứu ngày là tương đương với cỡ ngao thả trong báo cáo điều tra ban đầu. Tuy nhiên,
cỡ ngao giống của nhóm nuôi ngao bãi triều lại nhỏ hon đáng kể so với báo cáo điều tra ban
đầu của dự án.

Nguồn giống khai
thác tự nhiên (99 %)
Nguồn giống từ trại
sản xuất (1 %)
Người bán buôn
(
91 %
)

Người khai thác
g
iốn
g
(
8 %
)
Người bán lẻ
Người nuôi
Kênh này đang
được phát triển
1675
1%
0% 8%
Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

16

Mật độ ngao thả tính chung cho toàn vùng nghiên cứu là 95,6 con/ m
2

, với khoảng dao động
khá lớn từ 25 con/m
2
đến 150 con/m
2
. Nuôi ngao trong ao có mật độ thả thấp hơn nhiều so
với nuôi ngao bãi triều (lần lượt là 68,8 và 102,6 con/m
2
). Mật độ thả phụ thuộc vào kích cỡ
ngao giống và điều kiện nuôi, nuôi ngao bãi triều thả giống có kích cỡ nhỏ và thức ăn cho
ngao nuôi vùng bãi triều dường như phong phú hơn so voi nuôi ngao trong ao. Số liệu trong
báo cáo ban đầu cho thấy mật độ thả bình quân là 4.050, 9 con/m
2
, số liệu này cao hơn nhiều
so với mật độ ngao thả trong báo cáo hiện tại. Điếu này có thể được giải thích là mật độ ngao
thả trong báo cáo điều tra ban đầu được tính chung cho cả các hộ nuôi ngao thịt và ương ngao
giống (ương giống thường có mật độ thả rất lớn lên tới vài vạn con/m
2
), trong khi đó, nghiên
cứu này chỉ quan tâm tới các nông hộ nuôi ngao thịt.
Bảng 11: Kích cỡ ngao giống và mật độ thả
Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung
Trung bình 785,7 285,3 561,5
Thấp nhất 320,0 240,0 240,0
Cỡ giống thả
(con/kg)
Cao nhất 1.000,0 450,0 1.000,0
Trung bình 102,6 68,8 95,6
Thấp nhất 50,0 25,0 25,0
Mật độ thả

(con/m
2
)
Cao nhất 150,0 85,0 150,0


3.2.1.5 Kích cỡ thu hoạch và năng suất ngao nuôi
Thông tin về cỡ ngao thu hoạt và năng suất nuôi được trình bày trong bảng 12. Cỡ ngao thu
hoạch trung bình tính cho toàn vùng nghiên cứu là 52 con/kg, dao động trong khoảng từ 35
con/kg đến 60 con/kg. Không thấy có sự khác biệt đáng về kích cỡ ngao thu hoạch trong báo
cáo ngày và báo cáo điều tra ban đầu (lần lượt là 52 con/kg và 50 con/kg). Bảng 12 cho thấy
cỡ ngao thu hoạch của nhóm nông hộ nuôi trong ao lớn hơn so với nhóm nuôi ngao bãi triều
(lần lượt là 48,7 con/kg so với 53,1 con/kg).
Bảng 12: Cỡ ngao thu hoạ
ch và năng suất ngao nuôi
Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung
Trung bình 53,1 48,7 51,9
Thấp nhất 40,0 35,0 35,0
Cỡ thu hoạch
(con/kg)
Cao nhất 60,0 55,0 60,0
Trung bình 13.028,2 8.138,6 11.260,4
Thấp nhất 6.876,0 4.250,0 4.250,0
Năng suất
(kg/ha)
Cao nhất 41.380,0 15.560,0 41.380,0


Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án


17
Về năng suất, bình quan chung cho toàn vùng nghiên cứu, năng suất ngao nuôi đạt xấp xỉ
11,3 tấn/ha, với khoảng biến động lớn từ 4,2 tấn/ha đến 41,4 tấn/ha. Năng suất ngao của hai
nhóm nông hộ nuôi ngao trong ao và nuôi ngao bãi triều cũng có sự khác biệt đấng kể (8,1
tấn/ha so với 13 tấn/ha). Số liệu trong báo cáo điều tra ban đầu cho thấy năng suất ngao nuôi
trung bình đạt 12,7 tấn/ha. Như vậy, so với nghiên cứu này, năng su
ất ngao nuôi của các nông
hộ nuôi ngao bãi triều cao hơn chút ít so với báo cáo ban đầu, trong khi đó năng suất ngao
nuôi trong ao lại thấp hơn.

3.2.1.6. Hình thức bán ngao và tiêu thụ gia đình
Bảng 13 cho thấy hầu hết sản lượng ngao nuôi vùng nghiên cứu được bán buôn tới người tiêu
dùng hay nhà máy chế biến (chiếm 79,1% số hộ nuôi) và không khác biệt nhiều so với báo
cáo điều tra ban đầu (chiếm 82,6% số nông hộ). Giữa 2 nhóm hộ nuôi ngao bãi triều và nuôi
ngao trong ao cũng khong thấy có sai khác đáng kể
về tỷ lệ sản lượng ngao bán theo hình
thức bán buôn (82,3% so với 74,6% số hộ). Lượng ngao bán theo hình thức bán lẻ ở 2 nhóm
nông hộ nuôi bãi triều và nuôi trong ao chiếm tỷ lệ thấp (lần lượt là 6,7% và 10,1% số hộ). Tỷ
lệ phần trăm nông hộ bán ngao theo cả 2 hình thức bán buôn và bán lẻ chiếm 12% và dao
động trong khoảng 11% (ở nhóm nuôi ngao bãi triều) và 15,3% (ở nhóm nuôi ao)
Về lượng ngao tiêu dùng gia đình, tính chung cho toàn vùng nghiên cứu, lượng tiêu dùng gia
đình trung bình là 113,3 kg/hộ, với khoảng biến động t
ừ 40 kg/hộ đến 180 kg/hộ. Các hộ nuôi
ngao bãi triều tiêu dùng nhiều ngao hơn so với các hộ nuôi ao (121,8 kg/hộ so với 97,4
kg/hộ). Lượng ngao dùng trong gia đình trong báo cáo này so với báo cáo điều tra ban đầu là
thấp hơn không đáng kể (113,3 kg/hộ so với 128 kg/hộ).
Bảng 13: Cách thức bán sản phẩn và lượng ngao tiêu thụ gia đình
Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung
Bán buôn 82,3 74,6 79,1

Bán lẻ 6,7 10,1 8,8
Cách thức bán
sản phẩm (%)
Cả hai 11,0 15,3 12,1
Trung bình 121,8 97,4 113,3
Thấp nhất 60,0 40,0 40,0
Tiêu thụ gia
đình
(kg/hộ/năm)
Cao nhất 180,0 120,0 180,0












Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

18
















Hình 3: Sơ đồ thể hiện kênh cung cấp nguồn ngao thương phẩm đến người tiêu dùng

3.2.2. Các chỉ tiêu kinh tế trong nuôi ngao
3.2.2.1. Chi phí chuẩn bị ao/bãi nuôi ngao
Bảng 14 trình bày chi phí về tu sửa ao/bãi nuôi, chi phí rào chắn, tháp canh, chi phí thả ngao
giống, chi phí trông coi, bảo vệ và chi phí thuế, lệ phí sử dụng đất vùng nghiên cứu. Tính
chung cho toàn vùng nghiên cứu, chi phí tu sửa ao/bãi nuôi trung bình 2,5 triệu đồng/ha, với
khoảng biến động từ 0,6 đến 3,5 triệu đồng/ha. Chi phí này chiếm 3,3% tổng chi phí. Chi phí
chuẩn bị bãi nuôi và ao nuôi lần lượt chiếm 2,9% và 5,1% tương đương 2,3 và 2,9 triệu
đồng/ha.

Về chi phí trông coi bảo vệ ao, bãi nuôi ngao, trung bình là 1 triệu đồng/ha, tương đương
1,3% t
ổng chi phí, biến động trong khoảng 1% đến 1,6%. Chi phí thả giống trung bình là 5,8
triệu đồng/ha chiếm 7,6% so với tổng chi phí và dao động từ 1,5 đến 8,5 triệu đồng/ha.
Không có sai khác đáng kể về tỷ lệ phần trăm chi phí thả giống giữa 2 nhóm hộ nuôi ngao bãi
triều và nuôi ngao trong ao (lần lượt là 7,8% và 7,4%)

Trong coi, bảo vệ là hoạt động quan trọng trong nuôi ngao, chi phí cho hoạt động này trung

bình là 5,8 triệu đồng/ha (chiếm 7,7% tổng chi) và dao động từ 0,8 đến 11,5 triệu đồng/ha.
Gi
ữa 2 nhóm nông hộ nuôi ao và nuôi bãi triều có sự chênh lệch đáng kể về chi phí bảo vệ
vùng nuôi ngao, nhóm nuôi ngao bãi triều chi phí 8,6 triệu đồng/ha trong khi đó nhóm nuôi
Người bán buôn
(
80 %
)
Người nuôi
(Nuôi bãi triều và nuôi ao)
Người bán dạo
(
5 %
)
Người bán lẻ
(
10 %
)

Người tiêu dùng
5%
Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

19
trong ao chi phí chỉ là là 2,3 triệu đồng/ha. Nếu tính % so với tổng chi phí, tỷ lệ chi phí bảo
vệ của 2 nhóm này lần lượt là 10,5% và 4,1%

Từ bảng 14 cho thấy chi phí về thuế hoặc lệ phí sử dụng đất/mặt nước nuôi ngao truong bình
là 2,9 triệu đồng/ha chiếm 3,7% tổng chi phí. Chi phí này giữa 2 nhóm hộ nuôi bãi triều và

nuôi trong ao không khác biệt đáng kể về tỷ lệ % so với tổng chi phí (3,9% và 3,3%), tuy
nhiên về giá trị lại có sự sai khác rõ rệt (3,2 so với 1,8 tri
ệu đồng/ha)
Bảng 14: Chi phí tu sửa ao/bãi nuôi, rào chắn/tháp canh, thả giống, trông coi/bảo vệ và
thuế/lệ phí sử dụng đất
Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung
Trung bình 2.365,9
(2,9)
2.893,8
(5,1)
2.506,4
(3,3)
Thấp nhất 653,3 925,5 653,3
Chi phí tu sửa
vùng nuôi (.000’
đồng/ha)
Cao nhất 3.510,4 3.282,1 3.510,4
Trung bình 1.346,6
(1,6)
549,0
(1,0)
1.003,5
(1,3)
Thấp nhất 500,0 0,0 0,0
Chi phí rào
chắn và tháp
canh
(.000’đồng/ha)
Cao nhất 2.800,0 1.216,7 2.800,0
Trung bình 6.148,9

(7,8)
4.215,1
(7,4)
5.782,9
(7,6)
Thấp nhất 2.518,0 1.546,5 1.546,5
Chi phí công thả
giống
(.000’đồng/ha)
Cao nhất 8.517,5 5.584,0 8.517,5
Trung bình 8.670,5
(10,5)
2.312,1
(4,1)
5.813,2
(7,7)
Thấp nhất 6.358,0 832,5 832,5
Chi phí bảo vệ
trông coi
(.000’ đồng/ha)
Cao nhất 11.549,8 2.826,3 11.549,8
Trung bình 3.267,7
(3,9)
1.854,5
(3,3)
2.958,4
(3,7)
Thấp nhất 1.200,0 1.500,0 1.200,0
Chi phí thuế, lệ
phí (.000’

đồng/ha)
Cao nhất 7.000,0 5.400,0 7.000,0
Ghi chú:
số liệu trong dấu ngoặc đơn ( ) chỉ % so với tổng chi phí

3.2.2.2. Chi phí con giống, phân bón và vôi
Bảng 15 thể hiện chi phí con giống, phân bón và vôi trong sản xuất ngao ở các tỉnh nghiên
cứu. Chi phí chiếm tỷ trọng đáng kể nhất trong nuôi ngao là chi phí mua con giống. Chi phí
ngao giống bình quân chung cho toàn vùng nghiên cứu xấp xỉ đạt 45,5 triệu đồng/ha, với
khoảng biến động lớn từ 15,1 đến 74,2 triệu đồng/ha, chi phí ngao giống chiếm tới 63,1%
trên tổng chi chí. Nhóm nông hộ nuôi ngao bãi triều đầu tư tiền mua con giống cao hơn so với
nhóm nuôi ngao trong ao (51,5 so với 37,5 triệu/ha). Ng
ược lại, nếu xét về tỷ lệ phần trăm so
Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

20
với tổng chi phí thì nhóm nuôi ngao trong ao chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm nuôi ngao bãi triều
(lần lượt là 66,6% và 62,3% so với tổng chi)

Từ bảng 15 cho thấy nuôi ngao bãi triều không sử dụng phân bón và vôi vì thế chi phí các
loại đầu vào này bằng 0. Tuy nhiên, đối với nuôi ngao trong ao, chi phí phân bón trung bình
là 2,2 triệu đồng/ha, chiếm 3,8% tổng chi phí và chi phí cho vôi bón/dolomite là 2,1 triệu/ha,
chiếm 3,5% tổng chi. Có sự khác biệt này là do nuôi ngao trong ao cần sử dụng các loại vật
liệu này nhằm duy trì hàm lượng tảo làm thức ăn tự nhiên cho ngao trong ao
Bảng 15: Chi phí ngao gi
ống, phân bón và vôi
Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung
Trung bình 51.489,1
(62,3)

37.545,6
(66,6)
45.558,7
(63,1)
Thấp nhất 26.448,5 15.115,5 15.115,5
Chi phí con
giống (.000’
đồng/ha)
Cao nhất 74.281,0 62.050,6 74.281,0
Trung bình 0,0
(0,0)
2.164,0
(3,8)
1.461,7
(1,9)
Thấp nhất 0,0 210,0 0,0
Chi phí phân
bón (.000’
đồng/ha)
Cao nhất 0,0 4.517,3 4.517,3
Trung bình 0,0
(0,0)
2.014,5
(3,5)
1.402,4
(1,8)
Thấp nhất 0,0 510,0 0,0
Chi phí vôi và
dolomite (.000’
đồng/ha)

Cao nhất 0,0 4.206,0 4.206,0
Ghi chú:
số liệu trong dấu ngoặc đơn ( ) chỉ % so với tổng chi phí

3.2.2.3. Chi phí thuê nhân công và thu hoạch
Chi phí nhân công và công thu hoạch ngao được trình bày tại bảng 16. Bình quân chung cho
toàn vùng nghiên cứu, chi phí công lao động thuê cho sản xuất ngao là 3,1 triệu đồng/ha,
chiếm 4,1% tổng chi. Khoảng biến động về giá trị của chi phí công lao động khá lớn từ 0,6
đến 6,4 triệu đồng/ha. Nhóm nuôi ngao bãi triều chi phí thuê công lao động cao gấp g 2 lần so
với nhóm nuôi ngao trong ao 4,3 so với 2,2 triệu đồng/ha)

Chi phí thu hoạch ngao chiếm vị trí thứ 2 trong tổng chi phí sản xuất ngao, khoảng 7,8% tổng
chi, với giá trị trung bình là 5,6 triệu đồng/ha, biế
n động trong khoảng 1,6 đến 11,5 triệu/ha.
Chi phí thu hoạch của nhóm nông hộ nuôi ngao bãi triều cao hơn đáng kể so với nhóm hộ
nuôi ngao trong ao (7,1 so với 3,4 triệu đồng/ha).





Phõn vin nghiờn cu NTTS Bc Trung B Vit Nam Vin nghiờn cu v phỏt trin Nam Australia
Bỏo cỏo giai on ỏnh giỏ d ỏn

21
Bng 16: Chi phớ thuờ nhõn cụng v thu hoch
Ch tiờu Nuụi bói triu Nuụi trong ao Tớnh chung
Trung bỡnh 4.365,2
(5,3)
2.214,6

(3,9)
3.112,0
(4,1)
Thp nht 1.270,0 626,8 626,8
Chi phớ cụng
lao ng thuờ
(.000 ng/ha)
Cao nht 6,468,5 3.550,5 6.468,5
Trung bỡnh 7.153,6
(8,6)
3.427,7
(6,1)
5.629,7
(7,8)
Thp nht 4.518,2 1.635,6 1.635,6
Chi phớ thu
hoch (.000
ng/ha)
Cao nht 11.505,8 5.728,4 11.505,8
Ghi chỳ:
s liu trong du ngoc n ( ) ch % so vi tng chi phớ
Rào chắn và tháp
canh 1,6%
Côn
g
thả
g
iốn
g


7,8%
Chuẩn b

ao nuôi
2,9%
Thu hoạch 8,6%
Lao động thuê 5,3% Trôn
g
coi, bảo vệ
10,5%
Thuế, lệ phí 3,9%
Giống 62,3%

Hình 4: Tỷ lệ phần trăm các loại chi phí nuôi ngao bãi triều

Chuẩn bị ao nuôi
5,1%
Rào chắn và tháp
canh
1,0%
Công thả giống
7,4%
Trông coi, bảo vệ
4,1%
Thuế, lệ phí
3,3%
Thu hoạch
5,1%
Phân bón
3,8%

Vôi và dolomite
3,5%
Lao động thuê
3,9%
Giống
66,6%

Hình 5: Tỷ lệ phần trăm các loại chi phí nuôi ngao trong ao
Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

22
3.2.2.4. Tổng chi, tổng thu, lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi
Bảng 17 trình bày tổng chi, tổng thu, lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi (BCR) trong nuôi ngao ở 6
tỉnh vùng nghiên cứu. Về chi phí sản xuất, trung bình mỗi ha nuôi ngao cần đầu tư 75,2 triệu
đồng/ha, biến động trong khoảng từ 28,2 tới 109,5 triệu đồng/ha. Tổng chi phí sản xuất của
nhóm nuôi ngao bãi triều cao hơn hẳn so với nhóm nuôi ngao trong ao (82,6 so với 56,3 triệu
đồng/ha). Cũng cần lư
u ý rằng trong nghiên cứu này công lao động gia đình chưa được tính
toán vào chi phí sản xuất. Tổng chi phí sản xuất nuôi ngao trong nghiên cứu này cao hơn so
với tổng chi phí sản xuất trong báo cáo điều tra ban đầu (66,9 triệu đồng/ha). Đây có thể là do
sự tăng đầu tư sản xuất của các nông hộ và sự tăng giá các loại vật liệu đầu vào, đặc biệt là
giá ngao giống.
Về tổng thu nhập, bình quân chung cho toàn vùng nghiên cứu tổng thu nhập trong nuôi ngao
đạ
t 129,6 triệu đồng/ha, khoảng dao động từ 32,2 đến 189,0 triệu đồng/ha. Sự khác nhau về
tổng thu nhập giữa nhóm nuôi bãi triều và nuôi trong ao là đáng kể, nhóm nuôi ngao bãi triều
cho thu nhập cao gấp 1,5 lần so với nhóm nuôi ngao trong ao. (148,4 so với 90,7 triệu
đồng/ha). Số liệu tính toán cho thấy tổng thu nhập trong báo cáo điều tra ban đầu đạt 121,6
triệu đồng/ha. Như vậy, ở thời điểm điều tra ban đầu, thu nhập nuôi ngao của nông dân thấp

hơn so v
ới kết quả trong nghiên cứu này. Sự tăng trưởng về thu nhập có thể có sự đóng góp
do kiến thức nuôi ngao của các nông hộ đã tăng lên. Đây cũng là đóng góp đáng kể của dự án
về tăng năng suất trong nuôi ngao bãi triều và giới thiệu các kỹ thuật mới trong nuôi ngao
trong ao.
Bảng 17: Tổng chi, tổng thu, lợi nhuận và tỷ suất sinh lọi trong nuôi ngao
Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung
Trung bình 82.637,6 56.342,9 75.228,9
Thấp nhất 43.278,0 28.230,8 28.230,8
Tổng chi phí
(.000’ đồng/ha)
Cao nhất 109.567,5 73.248,0 109.567,5
Trung bình 148.438,8 90.750,9 129.668,9
Thấp nhất 83.291,6 32.201,7 32.201,7
Tổng thu
(.000’ đồng/ha)
Cao nhất 189.003,1 123.210,5 189.003,1
Trung bình 65.801,2 34.408,0 51.012,4
Thấp nhất 36.412,0 16.549,0 16.549,0
Lợi nhuận
(.000’ đồng/ha)
Cao nhất 97.130,3 61.017,8 97.130,3
Trung bình 1,79 1,61 1,72
Thấp nhất 1,38 1,30 1,30
Tỷ suất sinh
lợi (BCR)
Cao nhất 2,15 1,92 2,15
Theo số liệu tính toán, lợi nhuận trung bình của vùng nuôi đạt 51,0 triệu đồng/ha, với khoảng
biến động khá lớn từ 16,5 đến 97,1 triệu đồng/ha. Lợi nhuận của nhóm nông hộ nuôi ngao bãi
triều cao hơn gần gấp đôi so với nhóm nuôi ngao trong ao (65,8 so với 34,4 triệu đồng/ha).

Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

23
So với kết quả điều tra ban đầu, lợi nhuận của nhóm nuôi ngao bãi triều trong nghiên cứu này
cao hơn.
Tỷ suất sinh lợi (BCR) là một chỉ số quan trọng nhằm đánh giá ảnh hưởng về mặt kinh tế
trong nuôi ngao. Tỷ suất sinh lợi được tính bằng tỷ số giữa giá trị của tổng thu so với tổng chi
phí. Bảng 17 trình bày kết quả về BCR của các nhóm nuôi ngao bãi triều và nuôi trong ao và
toàn khu vực. Bình quân chung cho vùng nghiên cứ
u, BCR đạt 1,72, điều này cho thấy nông
dân nuôi ngao cứ đầu tư 1 đồng thu cho thu nhập 1,72 đồng hay cho lợi tức 0,72 đồng. So
sánh giữa các nhóm hộ, BCR của nhóm nuôi ngao bãi triều cao hơn BCR của nhóm nuôi nga
trong ao (1,79 so với 1,61). Giá trị cao nhất và thấp nhất về BCR cùng khác nhau đáng kể
trong khoảng 1,3 và 2,15
3.2.2.5. Nguồn vốn và lãi suất tiền vay
Nguồn vốn, lượng tiền đi vay và lãi suất tiền vay được trình bày tại bảng 18. Có 68,5% số hộ
điều tra cho biết ngu
ồn vốn sản xuất cuat họ dựa vào cả 2 nguồn là tự có và đi vay. Tỷ lệ %
số hộ trả lời nguồn vốn hoặc tự có hoặc hoàn toàn đi vay là tương đương nhau (15,9 và
15,6% số hộ). So sánh về nguồn vốn giữa các nhóm nuôi ngao bãi triều, nuôi ngao trong ao
và toàn vùng không có sự khác đáng kể.

Bảng 18 cho thấy lượng vốn đi vay dùng trong nuôi ngao trung bình là 19 triệu đồng/hộ, dao
động từ 3 đến 60 triệu. Nông dân nuôi ngao bãi triều vay nhiều v
ốn hơn so với nông dân nuôi
ngao trong ao (21,6 so với 15,2 triệu đồng/hộ). Về lãi suất tiền vay trung bình là 0,8%/tháng
với khoảng biến động từ 0,5 đến 1,2%/tháng. Không thấy có khác biệt về lãi suất tiền vay
giữa các nhóm nông hộ.
Bảng 18: Nguồn vốn, lượng vốn vay và lãi suất tiền vay.

Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung
On-farm 12,8 18,4 15,9
Borrowed 16,9 14,2 15,6
Nguồn vốn
(%)
Both 70,3 67,4 68,5
Trung bình 21.680,0 15.254,8 18.965,6
Thấp nhất 5.000,0 3.000,0 3.000,0
Số vốn vay
(000’ đồng/hộ)
Cao nhất 60.000,0 25.000,0 60.000,0
Trung bình 0,8 0,7 0,8
Thấp nhất 0,5 0,5 0,5
Lãi suất
(%/tháng)
Cao nhất 1,2 1,0 1,2

3.2.2.6. Nguồn thu nhập gia đình

Bảng 19 thể hiện số liệu về các nguồn thu nhập của các nông hộ vùng nghiên cứu. Bình
quân chung cho toàn vùng, thu nhập mỗi nông hộ đạt 180,5 triệu đồng/năm. Nhóm nuôi
ngao bãi triều có tổng thu nhập cao hơn so với nhóm còn lại (248,5 triệu/hộ so với 91,6 triệu
Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

24
đồng/hộ)

Nuôi ngao là nghề chính của các hộ nông dân vùng nghiên cứu và cũng cho thu nhập cao
nhất so với các hoạt động sản xuất khác, chiếm 78,9% tổng thu nhập và dao động trong

khoảng 56,4% đến 87,6%. Nuôi trồng các loài thuỷ sản khác đóng góp vị trí thứ hai trong
tổng thu của nông hộ, chiếm 13,4%. Thu nhập từ các hoạt động khavs như trồng lúa, làm
vườn, chăn nuôi, khai thác thuỷ sản, chế biến, làm thuê, lương và thương mại chiếm tỷ trọng
không đáng kể trong tổng thu của nông hộ (dưới 2%)

Một số hoạt động có ở nhóm hộ nuôi ngao trong ao nhưng không có ở nhóm hộ nuôi ngao
bãi triều. Chẳng hạn, trồng lúa, làm vườn, chăn nuôi hay làm thuê chỉ thấy ở nhóm nông hộ
nuôi ngao trong ao.
Bảng 19: Các nguồn thu nhập của nông hộ nuôi ngao
Chỉ tiêu Nuôi bãi triều Nuôi trong ao Tính chung
Giá trị (000’ đồng) 215.236,3 51.653,6 142.542,7
Nuôi ngao
Phần trăm (*) 87,6 56,4 78,9
Giá trị (000’ đồng) 26.142,5 21.806,7 24.172,6
Nuôi thuỷ sản
khác
Phần trăm (*) 10,5 23,8 13,4
Giá trị (000’ đồng) 0,0 2.478,8 2.694,5
Trồng lúa
Phần trăm (*) 0,0 3,5 1,6
Giá trị (000’ đồng) 0,0 1.124,1 457,8
Làm vườn
Phần trăm (*) 0,0 1,2 0,3
Giá trị (000’ đồng) 0,0 2.581,0 1.204,1
Chăn nuôi
Phần trăm (*) 0,0 2,8 0,7
Giá trị (000’ đồng) 2.147,2 2.562,4 2.253,5
Khai thác thuỷ
sản
Phần trăm (*) 0,9 2,7 1,3

Giá trị (000’ đồng) 916,4 1.790,7 1.314,3
Chế biến thuỷ
sản
Phần trăm (*) 0,4 1,9 0,7
Giá trị (000’ đồng) 0,0 1.205,6 501,3
Làm thuê

Phần trăm (*) 0,0 1,3 0,4
Giá trị (000’ đồng) 803,8 1.254,1 1.064,6
Lương
Phần trăm (*) 0,0 1,3 0,6
Giá trị (000’ đồng) 2.216,2 3.108,4 2.694,5
Buôn bán
Phần trăm (*) 0,9 3,3 1,4
Giá trị (000’ đồng) 1.035,4 2.015,6 1.617,9
Khác
Phần trăm (*) 0,4 2,2 0,9
Giá trị (000’ đồng) 248.497,8 91.581,0 180.517,8
Tổng thu nhập
Phần trăm (*) 100,0 100,0 100,0
Ghi chú (*): % so với tổng thu nhập của nông hộ

Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ Việt Nam Viện nghiên cứu và phát triển Nam Australia
Báo cáo giai đoạn Đánh giá dự án

25
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ nuôi ngao
Phần này phân tích các yếu tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng trong quá trình nuôi ngao của 2
nhóm nuôi ngao bãi triều và nuôi ngao trong ao của các nông hộ. Số liệu trình bày từ bảng 20
đến 26 là tỷ lệ phần trăm của các hộ với tổng số hộ phỏng vấn là 120 ở nhóm nuôi ngao bãi

triều và 80 ở nhóm nuôi ngao trong ao. Số liệu được xếp loại trong khoảng từ 1 đến 3 trong
đó 1 là ảnh hưởng cao nhất và 3 là ảnh hưởng thấp nhất.
3.3.1 Ảnh hưởng của nuôi ngao đến các vấn đề xã hội
Kết quả phân tích ảnh hưởng của nuôi ngao đến các yếu tố xã hội được trình bày tại bảng 20,
với 5 yếu tố tích cực và 4 yếu tố tiêu cựu. Ảnh hưởng tích cực nhất của nuôi ngao bãi triều là
tăng thu nhập cải thiện đời sống cho các nông hộ nuôi ngao (100 số hộ xác nhận điều này), kế
đến là tăng việc làm và cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong khi đó, ảnh h
ưởng tích cực
nhất của nhóm nuôi ngao trong ao là gia tăng việc làm (81% số hộ), tiếp đến là tăng thu nhập
cho nông dân địa phương và cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn.
Mặt khác, yếu tố tiêu cực nhất trong nuôi ngao của nhóm nuôi bãi triều là gia tăng mâu thuẫn
xã hội và mâu thuẫn sử dụng đất (31% số hộ). Hạn chế phát triển các hoạt động sản xuất khác
và giảm các ngành nghề truyền thống ở
địa phương cũng là những hạn chế trong nuôi ngao
của nhóm này. Đối với nhóm nuôi ngao trong ao, có 27% số hộ cho rằng mặt tiêu cực của
nuôi ngao là làm giảm sự phát triển của một số hoạt động sản xuất khác, tiếp đến là làm tăng
các mâu thuẫn trong sử dụng đất và giảm các ngành nghề truyền thống
Bảng 20:
Ảnh hưởng của nuôi ngao đến các vấn đề xã hội
(%)
Xếp loại
Nuôi bãi triều Nuôi trong ao
Ảnh hưởng
1 2 3 1 2 3
Tăng lao động
92 4 4 81 12 7
Tăng thu nhập cho người nông dân
100 0 0 72 18 10
Phát triển cơ sở hạ tầng địa phương
84 12 4 68 23 9

Liên quan tới sự phát triển các nghề khác
71 12 17 55 38 7
Tích cực
Khác
26 39 35 33 17 50
Hạn chế phát triển các sản xuất khác
16 32 52 27 41 32
Gia tăng mâu thuẫn về việc sử dụng đất
31 23 46 24 37 39
Giảm ngành nghề truyền thống
12 25 63 12 24 64
Tiêu cực
Khác
0 26 74 8 36 56

×