Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Thiết lập vườn ươm và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cây giống và trồng khảo nghiệm các mô hình Macadamia tại 3 tỉnh miền Bắc Việt Nam " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.9 KB, 10 trang )

BẢN TIN MACADAMIA VIỆT NAM
Số 1, 2007
Những điều to lớn xuất phát từ những điều nhỏ bé



BÁO CÁO CỦA LÃNH ĐẠO NHÓM PHÍA AUSTRALIA

Chào mừng quý vị đến vớI số đầu tiên của Bản tin Macadamia Việt Nam

Chúc mừng Việt Nam đã ra nhập ngành công nghiệp Macadamia thế giớI trong đó bao gồm các
nước Australia, Hoa Kỳ, Nam Phi, Trung Quốc và một số nước khác. Đây là các quốc gia đang
trồng sản xuất ra những hạt tốt nhất thế giới. Hạt có nguồn gốc từ rừng mưa nhiệt đớI Australia và
vẫ
n chưa biết đến nhiều trên thế giới. Dù cho sự thật như vậy nhưng đây là loạI hạt có vị thơm
ngon nhất và bổ dưỡng nhất mà thế giớI cần đến.

Việc trồng Macadamia ở Việt Nam có khả năng thúc đẩy các giá trị kinh tế, xã hộI và môi trường
của đất nước đồng thờI giúp mở rộng sản phẩm Macadamia từ cây công nghiệp có giá trị cao ra
phạm vi toàn c
ầu.

Macadamia chiếm dướI 2% tỷ trọng thương mạI các loạI hạt trên thế giớI vì vậy cần sản xuất
nhiều thêm nữa nếu thế giớI thu được lợI ích từ chính loạI hạt quan trọng này.

Australia là nước dẫn đầu thế giớI về sản xuất hạnh nhân vớI trên 40.000 tấn và có diện tích trồng
lên tớI 21.000 ha, cao hơn gấp đôi so vớI tạI Hawai và Nam Phi.

Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Australia
đã nhận ra tầm quan trọng của hợp tác phát triển
trong lĩnh vực nông nghiệp liên quan tớI nhiều hoạt động trồng trọt bao gồm cả hoạt động trồng


Macadamia. Dù Việt Nam còn là một nước nghèo nhưng là đốI tác có tiềm năng khi đưa ra những
sáng kiến trong nông nghiệp như trong lĩnh vực cây Macadamia.

Trong chương trình Hợp tác Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (CARD), Chính phủ Australia
và Chính phủ Việt Nam đang hỗ trợ cho dự án nhằm mục
đích giúp Việt Nam trong lĩnh vực phát
triển bền vững ngành công nghiệp Macadamia và kết hợp sự phát triển này vớI sự phát triển của
các nước tham gia khác, đặc biệt là Australia. Cách thức hợp tác phát triển nông nghiệp giá trị cao
sẽ giúp cho nông dân nghèo và những ngườI lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cùng lúc có thể
tạo ra các lợI ích xã hộI và môi trường.




NỘI DUNG

1

Báo cáo của lãnh đạo nhóm phía
Australia


2 – 4


Báo cáo dự án Macadamia


5 – 6


Chuyến thăm quan nghiên cứu
Macadamia tại Trung Quốc



7 – 9

Cập nhật tin tức dự án
• Nguyên liệu đào tạo mới – 6
• Hội thảo tập huấn tại Lạng Sơn – 6
• 3 Vườn ươm Macadamia; FSI, Lạng
Sơn và Ba Vì – 6
• Vườn ươm mới tại Yên Thủy – 7
• Thu hồi tài chính – 7

10

Tài liệu hỗ trợ dự án Macadamia

Báo cáo dự án
Dự án Macadamia cho Việt Nam (037/05/VIE)
– CARD có tên gọi “ Thiết lập vườn ươm và
đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cây giống và
trồng khảo nghiệm các mô hình Macadamia tại
3 tỉnh miền Bắc Việt Nam”

Dự án được hỗ trợ bởi Chương trình Hợp tác
phát triển Nông thôn trong sáng kiến chung của
Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Australia.


Dự án kéo dài 3 năm được bắt đầu từ năm 2006
và được thực hiện bởi Trung Tâm Môi trường,
Du lịch và Phát triển (CETD) và Hiệp hội
Trang trại Lâm nghiệp Á nhiệt đới Australia
(SFFA).

Dự án này đã thiết lập vườn ươm Macadamia
mới và tăng cường năng lực cho 3 vườn ươm
hiện có. Cũng đã có 3 mô hình khảo nghiệm
giống chính của Macadamia được thiết lập,
trong đó khoảng 1 ha của mỗi mô hình dùng
cho thử nghiệm 14 dòng Macadamia phù hợp
tại 3 tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thêm vào đó, dự
án t
ập trung với 3 tổ chức khác đảm trách 16
mô hình khảo nghiệm khác. Hướng dẫn đào tạo
in các khía cạnh của việc nhân giống, ghép cây,
thiết kế và chuẩn bị khu đất, trồng cây, chăm
sóc và quản lý cây trồng tại vườn ươm và các
khu vực khảo nghiệm. Việc này bao gồm cả sự
phân phát đĩa CD, DVD và sự trình diễn bằng
powerpoint cũng như thực hành bồi dưỡng tại 2
buổi Hội thả
o thường niên và đào tạo ngoài
thực địa. 540 kg hạt giống từ Australia và
Trung Quốc đã được cung cấp cho vườn ươm
kèm theo 3,000 cành ghép từ các dòng chọn
lọc và mẫu dụng cụ ghép trong năm 2006.
Thêm 1,000 cành ghép nữa đã được cung cấp
tới các vườn ươm và tháng 3 năm 2007.


Chuyến thăm quan nghiên cứu đến Trung Quốc
được đảm nhận việc bao quát toàn bộ các vườn
ươm chính và một vài trang trại quan trọng ở
miền Nam Trung Qu
ốc. Báo cáo về chuyến đi
bao gồm cả hình ảnh minh họa và đĩa DVD đã
được gửi tới các bên liên quan chính phía Việt
Nam và Australia.

2

3
Một nhóm các chủ trang trại nhỏ đã được lựa
chọn tham gia vào các hoạt động của dự án tại
Lạng Sơn, Ba Vì – Hà Tây và Hòa Bình. Thêm
vào đó, dự án tiếp tục thu hút tất cả các đơn vị
quan trọng trực thuộc chính phủ tham gia vào
ngành Macadamia ở Việt Nam, bao gồm
MARD, FSI, RCFTI, RIFA và RIFV. Một số
các công ty tư nhân cũng được thu hút và ngành
Macadamia như Câu lạc bộ Macadamia của
Việt Nam.
Sự tiến triển đáng k
ể được tạo ra liên quan tới
việc xây dựng được năng lực cho nhân viên kỹ
thuật và nhân viên mở rộng kể từ buổi khai mạc
của dự án vào tháng 1 năm 2006.
Dự án đã tiếp tục trong suốt năm 2006 và 6
tháng đầu năm 2007 bao gồm cả những buổi

họp ở Australia và Việt Nam giữa các thành
viên tham gia thông báo về sự tiến triển và
thông tin chính liên quan tới những tổ chức
tham gia.
Báo cáo cuối cùng củ
a chuyến thăm quan
nghiên cứu Macadamia tại Trung Quốc đã được
soạn thảo thành 2 bản cũng như đĩa DVD, CD
ảnh và các ghi chép kèm theo do nhóm chuyên
gia Việt Nam và Australia thực hiện. Tóm tắt
báo cáo cũng được đưa vào cuốn Bản tin này.
Chuyến thăm của nhóm chuyên gia Australia
được thực hiện 6 tháng một lần. Trong thời gian
đó hơn 1,000 đoạn cành chồi của Australia đã
được cung cấp cho 3 vườn ươm hiện có. Bao
gồm tất cả 10 dòng c
ủa Australia: 246, 344,
741, 814, 816, 842, 849, A4, A16, A38 (đều bắt
nguồn từ Hawai ngoại trừ A4, A16 và A32) đã
được lựa chọn cho các mô hình khảo nghiệm.
Nhóm cũng đã đi thăm vườn ươm của FSI tại
vườn ươm mới Yên Thủy và khu khảo nghiệm.
Tại đây nhóm đã giúp truyền đạt bồi dưỡng đào
tạo và thông tin liên quan đến những khía cạnh
chính của tiến trình. Những vấn đề như việc nảy
mầm của hạt nhập từ Australia và tỷ lệ đâm
chồi thấp của một số dòng đã được chú ý. Đã
quyết định trong tương lai sẽ nhập hạt giống từ
Trung Quốc thay vì hạt giống từ Australia. Tỷ
lệ đâm chồi của các dòng loại A rất thấp và điều

này cũng đã được các vườn ươm xác nhận lại.
Mọi người nh
ất trí cây con từ Australia sẽ được
sử dụng làm chồi ghép trong tương lai. Các giải
pháp để giải quyết những vấn đề liên quan tới
băng dán gốc ghép dùng cho thực vật mới cũng
đã được trình bày. Một vài vườn ươm đã chấp
nhận phương pháp kỹ thuật ghép của Australia
được trình bày trong các buổi huấn luyện.
Những kỹ thuật này cùng với những kỹ thuật
đang sử dụng t
ại Việt Nam và Trung Quốc đã
được trình diễn cho tất cả kỹ thuật viên tham
gia theo dõi. Và một lần nữa điều này giúp nâng
cao trình độ của kỹ thuật viên trở thành những
nhân viên ghép cây được đào tạo tốt hơn.
Những người chưa thử với những kỹ thuật này
cũng đã được khuyến khích tham gia. 3 cộng
tác viên khách mời Trung Quốc đã cung cấp
thêm thông tin đầu vào trong buổi tập huấn này
và quy trình cung cấp thông tin tại Hội thảo Tập
huấn Lạng Sơn. Chi tiết ở phần sau.
Những vườn ươm đang thử theo các công thức
nhân giống và hỗn hợp bầu của Australia được
tuyên dương và khuyến khích lưu giữ các dữ
liệu so sánh. Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy
hỗn hợp mới hoạt động khá tốt.
Điểm sáng cho giai đoạn này là Hội thảo Tập
huấn Macadamia tại Lạng Sơn diễn ra trong 2
ngày với sự tham gia của 44 thành viên. Một

chương trình toàn diện bao gồm các bài trình
bày và các chuyến thực địa. Chương trình bao
gồm các bài thuyết trình của lãnh đạo dự án
phía Việt Nam và Australia, đã cung cấp cái
nhìn tổng quan của tiến trình dự án và những
lĩnh vực chính của sự phát triển dự án.
Kim Wilson, Chủ tịch HĐQT của Gray
Plantations và Phó chủ tịch AMS, đã thực hiện
2 bài thuyết trình bao g
ồm những thông tin cập
nhật của dự án của 3 khu vực trồng khảo
nghiệm chính và các vườn ươm và tổng quan về
Nghiên cứu và Phát triển Macadamia tại
Australia và thế giới gồm những thông tin mới
nhất được trình bày trong Đại hội Macadamia
tại Brazil tháng 8 năm 2006. Bản tin này cũng
chứa đựng cả phần tóm tắt của nội dung trên.
Những cộng sự của dự án đã trình bày những
hoạt
động và thách thức của họ. Tiến sĩ Hải từ
FSI đã trình bày báo cáo trong nghiên cứu về
Macadamia của ông và Tiến sĩ Khả kéo dài hơn
6 năm tại 6 tỉnh của Việt Nam. Phần tóm tắt của
báo cáo này cũng một lần nữa được cung cấp
trong cuốn Bản tin này.
Đang Thi Thuy Thao từ WASI trình bày báo
cáo sơ lược do Tran Vinh chuẩn bị về những
khảo nghiệm của họ tại hội thảo và họ v
ẫn đang
tiếp tục làm việc cùng với dự án. Một vài khía

cạnh của báo cáo này được giới thiệu trong Bản
tin này.

4
Tiến sỹ Trần thay mặt phái đoàn thăm quan
Trung Quốc trình bày báo cáo tổng hợp về
Nghiên cứu và Phát triển tại Quảng Tây, Trung
Quốc. Bài trình bày tập trung vào mô hình khảo
nghiệm 8 dòng để nghiêm cứu chất lượng và
năng suất của NIS. Tiếp theo đó là phần minh
họa bằng hình ảnh về thực tế vườn ươm. Phần
này đã khơi dậy cuộc tranh luận tập trung vào
vấn đề s
ự khác nhau giữa thực tiễn của Trung
Quốc, Australia và Việt Nam. Thăm quan khảo
sát thực địa đã tạo cơ hội cho các thành viên
tham gia được chứng minh và tranh luận sâu
hơn về những kinh nghiệm thực tiễn đa dạng.
Hiện tại, dự án đang làm việc với các tổ chức
đang đảm nhận 16 mô hình khảo nghiệm
Macadamia. Có 3 mô hình khảo nghiệm Giống
chính tại Lạng Sơn, Ba Vì – Hà Tây và Yên
Thủy – Hòa Bình, 8 mô hình khả
o nghiệm của
FSI và 6 mô hình khảo nghiệm của WASI.
Thêm vào đó, Công ty Lương thực Thái Bình
cũng bắt đầu trồng cộng với hơn 8 mô hình
khảo nghiệm giống tại Trung Quốc.





















































































Thăm quan nghiên cứu về
Macadamia tại Trung Quốc

Vào tháng 3 năm 2006, chuyến đi thực tế Trung
Quốc với 11 thành viên là một phần của dự án
Macadamia CARD đã diễn ra. Trong chuyến đi
này đoàn đã xem xét quá trình phát triển của
ngành công nghiệp Macadamia của Trung Quốc
và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Đoàn đã dành 10 ngày ở Trung Quốc để tham

gia vào những chỉ dẫn, trình bày và đi thực địa,
chụp ảnh, quay phim và ghi chép chi tiết.
Chuyến đi với chiều dài trên 5.000 km suốt
miền Nam Trung Quốc kéo dài từ bờ biển phía
đông tới khu vực biên giới tây nam. Chuyến đi
bắt buộc di chuyển bằng xe 4WD, xe buýt, tàu
lửa và máy bay. Một cuốn băng phim DVD và
một đĩa CD ảnh đã được thiết kế để làm sáng tỏ
hơn chuyến đi nghiên cứu này
Tiến sỹ Trần đã cung cấp một bản báo cáo tình
hình nghiên cứu bước đầu về Macadamia. Báo
cáo này hiện có tại văn phòng Trung tâm
CETD.
Giáo sư Hoàng Hoè đã chuẩn bị báo cáo tổng
hợp bằng tiếng Việt. Vì ông có khả năng nói,
viết và đọc tiếng Trung nên ông có thể dịch
sang tiếng Anh trong suốt chuyến đi cho ông
Kim Wilson và Martin Novak, đại diện nhóm
chuyên gia dự án phía Australia.
Chúng tôi muốn khuyến cáo những người đọc
bản báo cáo này cũng nên dựa vào bản báo cáo
bằng tiếng Việt của GS Hoàng Hoè, đó mới là
bản báo cáo tổng hợp. Phần 2 của bản báo cáo
này là bản tóm t
ắt được dịch sang tiếng Anh.
Chúng tôi cũng khuyến cáo người đọc cần dựa
vào các bản phim DVD và các ảnh trong đĩa
CD về chuyến đi thăm để trải qua không khí
của quá trình mở mang Macadamia tại Trung
Quốc và tiếp cận những thông tin thực tế cũng

như thông tin về kỹ thuật mới có. Tất cả những
tài liệu này đều có tại văn phòng CETD tại Hà
Nội cũng như trong báo cáo của GS Hoàng
Hòe.


Thành viên đoàn bao gồm:

- Martin Novak, Chủ tịch SFFA, Giám
đốc Dự án phía Australia
- Kim Wilson, Phó Chủ tịch AMS
Manager Gray Plantations. Tư vấn
dự án
- Hoàng Hòe, Giám đốc Dự án trong
nước, Dự án 037/05/VIE
- Nguyễn Hữu Lộc, Chủ tịch CLB
Macadamia Việt Nam, phiên dịch.
- Nguyễn Công Tạn, Chủ tịch Hiệp hội
Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nguyễn Hữu Quang, Chủ tịch Hội
Lâm Nghiệp Việt Nam.
- Hoàng Phúc, Giám đố
c Công ty
TNHH Long Phượng.
- Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc Công ty
TNHH Á Châu.
- Đặng Văn Xuân, Chủ tịch Uỷ ban
Nhân dân huyện Yên Thuỷ.
- Chen Xenguo, Chuyên gia Trung
Quốc, Viện Nông sản Á nhiệt đới

Quangxi kiêm hướng dẫn viên.

Những khu vực thăm quan chính
Nam Ninh, tỉnh Quảng Châu; Trạm Giang, tỉnh
Quảng Đông, Côn Minh và Cảnh Hồng, tỉnh
Vân Nam và Long Châu, tỉnh Quảng Tây.


5

6
Những địa điểm thăm quan chính
- Công ty GAMac Fusui Quảng Tây,
thành phố Chongzua, quận Fusui, tỉnh
Quảng Tây;
- Viện nghiên cứu cây trồng Á nhiệt đới
Quảng Tây;
- Trung tâm nghiên cứu cây trồng Á nhiệt
đới Quảng Tây;
- Viện nghiên cứu cây trồng Á nhiệt đới
phía Nam Trạm Giang;
- Cục Lâm nghiệp Côn Minh, Vân Nam;
- Viện nghiên cứu cây trồng nhiệt đới
Cảnh Hồng;
- Nông trường quốc doanh Cảnh Hồng;
- Nông trường và v
ườn ươm quốc doanh
Long Châu.

Tóm tắt bài học kinh nghiệm


Quan sát dưới đây vẫn còn một số hạn chế cũng
như khó khăn trong việc phiên dịch giữa tiếng
Việt và tiếng Trung. Những khác biệt vă hóa và
khác nhau trong cách hiểu có thể ảnh hưởng tới
nhận thức vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, mọi
nỗ lực đã được thực hiện để ghi lại thông tin
chính xác sau đây:

Chúng tôi đã đi thăm hầu hết những vườn ươ
m
chính bao gồm trại giống GXMac -
100.000 cây con; Viện nghiên cứu nông
sản Á nhiệt đới Quảng Tây - 50.000 cây
con và gốc ghép; Trạm Giang - 100.000
cây, gốc ghép và giâm hom; Công ty phát
triển Macadamia Vân Nam - 200.000 cây
ghép trưởng thành (được cho là lớn nhất
tại Châu Á). Mỗi cây trị giá từ 12, 15 đến
18 Nhân dân Tệ.
Công ty liên doanh GXMac tại Quảng Châu và
Công ty TNHH Phát triển Macadamia
Vân Nam tại Vân Nam là những công ty
giống cây trồng và vườn ươm lớn nhất ở
Trung Quốc. Cả hai công ty này đều có
đối tác Australia, các nhà đầu tư tư nhân
và sự
tài trợ của nhà nước.
Tỉnh Vân Nam là nơi có khí hậu và đất đai thích
hợp nhất cho cây Macadamia. Đây là nơi

có diện tích trồng lớn nhất với xấp xỉ
3.300 ha.
Những giống tốt nhất tại tất cả các điểm thăm
quan bao gồm 695, 788, OC, 741, 900,
800 và một số giống chọn lọc của Trung
Quốc.
Những giống gồm một số dòng chọn lọc tốt từ

các cây cao lớn, tuy nhiên vẫn có nhiều
giống không được như mong đợi và
những giống nhận dạng nhầm nhãn hiệu
hoặc không chính xác căn cứ trên kiến
thức hiểu biết của Australia.
Vường ươm và nông trường quốc doanh Long
Châu, gần biên giới Lạng Sơn, cũng có
một số giống chọn lọc tốt. Một trong số
chúng đang có mặt trong mô hình khảo
nghiệm của dự án.
Biể
u hiện đại trà căn cứ vào những cây cho
năng suất cao nhất nhưng những cây này
khá ít, ở một số nơi chỉ đạt tới 11 cây. Vì
vậy, đa dạng gien thấp nếu những cây này
trở thành những cây công nghiệp chủ đạo.
Trong nhiều trường hợp nguồn gốc của
những cây mẹ ban đầu nhiều khi cũng
không xác định được rõ ràng.
Chất lượng cây ghép lúc tốt lúc không ở tất c

các vườn ươm. Tỉ lệ thành công 95% tại

vườn ươm không chính xác với những gì
được nhìn thấy. Nói chung, tỉ lệ thành
công tại vườn ươm và tỉ lệ sản xuất dựa
trên mô hình tốt nhất đạt ở mức khá là
trung bình. Những điều này có thể thấy
chính xác hơn trong các bức ảnh chụp
được.
Công thức hỗn hợp bầu cho cây Khuynh diệp
vô tính tại Trung tâm nghiên cứu Lâm
nghiệp (không được ch
ụp hình tại đó) có
thể có hứa hẹn cho việc pha trộn hỗn hợp
bầu cho Macadamia. Công thức này bao
gồm vỏ trấu, mùn cưa hỗn hợp, cát và
phân bón.
Có ít minh chứng về ngành công nghiệp cơ cấu
tốt. Hợp tác giữa các tổ chức thiếu một cơ
cấu quản lí phát triển tốt trong lịch sử
phát triển 20 năm của Macadamia tại
Trung Quốc.





Cập nhật tin tức dự án
Tài liệu tập huấn mới
Tài liệu tập huấn mới bao gồm: cuốn “ Sách
hướng dẫn Vườn ươm Macadamia cho Việt
Nam” 2007 và băng hình “Các Kỹ thuật ghép ở

Australia và Việt Nam” vừa được hoàn thành
vào năm nay. Đây là những tài liệu bổ sung cho
những tài liệu đã được phổ biến năm 2006 (liệt
kê dưới đây)
Cuốn sách hướng dẫn tập trung vào việc nhân
giống các cây ghép Macadamia và bao trùm
những chủ đề như: nuôi dưỡng cây con, các kỹ
thu
ật ghép, thiết kế vườn ươm và lưu giữ số
liệu. Cuốn này cơ bản được dựa trên những kỹ
thuật của Australia đã được kiểm chứng. Những
kỹ thuật này được chấp nhận phù hợp với tình
hình của Việt Nam.

Hội thảo tập huấn tại Lạng Sơn

Hội thảo Lạng Sơn: Tiến sỹ Trần (Trung Quốc), Martin
Novak, GS Hoàng Hòe và Kim Wilson

Hội thảo Tập huấn tại Lạng Sơn là một điểm
mốc của dự án năm 2006. Cần thiết có các nỗ
lực và khả năng của lãnh đạo nhóm Việt Nam
và nhân viên CETD trong việc lập kế hoạch và
thực hiện các hoạt động để đảm bảo cho
chương trình và các phần trình bày một cách
toàn diện và có được sự tham gia tích cực của
tất cả các bên liên quan đáng chú ý và cũng tài
sản to lớn của dự án.
Phần trình bày của tất cả mọi người là sự tham
gia rộng rãi thuận tiện và đạt tiêu chuẩn cao.

Điều này khuyến khích việc theo dõi các kỹ
thuật viên và nhân viên mở rộng nhằm cung cấp
các báo cáo mang tính thông tin và biểu hiện
tính sắc bén bằng mức độ tham gia cao vào tất
cả các buổi họp cả tại hội thảo và ngoài thực
địa. Có sự khác biệt đáng kể về m
ặt này khi so
sánh với sự tham gia trong suốt khóa Tập huấn
Mở đầu diễn ra tại Hà Nội hồi đầu năm. Xem
xét những kinh nghiệm hạn chế và sự phơi bày
các giá trị của ngành công nghiệp Macadamia
đối với lòng tin của họ để họ hưởng ứng một
cách có hiệu quả.
Hội thảo đã được tổ chức trong không khí cởi
mở cho phép mọi thành viên tham gia đề xuất
những vấ
n đề quan tâm, bao gồm sự cần thiết
tăng hỗ trợ cho các mô hình khảo nghiệm, cần
cam kết có nhiều vùng thí điểm ở các tỉnh khác,
cần thiết cải thiện chất lượng hạt giống và cành
ghép, và mong muốn thu hút nhiều chủ trang
trại nhỏ hơn nữa cũng như tạo liên kết mạnh
hơn với các nhóm tư bản thương mại lớn hơn.
Cách thức trình bày các vấ
n đề này cũng đã
được tranh luận và được đưa vào thực hiện.
Toàn bộ các phần trình bày đều có trong biên
bản lưu của Hội thảo được liệt kê trong cuốn
Bản tin này.
3 vườn ươm Macadamia hiện tại: FSI, Lạng

Sơn & Ba Vì và các khu vực khảo nghiệm đa
dạng
Việc thăm quan tiến trình của các vườn ươm và
các khu vực trồng khảo nghiệm đang được
khuyến khích.
Đa phần các thông tin và kỹ
thuật cung cấp cho Khóa tập huấn trước và các
chuyến thăm quan đã được thử qua, bao gồm cả
những dụng cụ và kỹ thuật ghép, kỹ thuật nhân
giống, hỗn hợp bầu và chế độ bón phân.
Rất tốt để xem tiến trình của công trình nghiên
cứu Macadamia của FSI do Tiến sỹ Hải và ông
Kiên trình bày tại hội thảo Tập huấn. Rõ ràng
FSI là cơ quan nghiên cứu Macadamia cơ bả
n
củng cố cho vai trò của dự án cũng như một số
phát triển tư nhân khác. Họ sử dụng chuỗi toàn
diện các nguyên liệu gen từ Australia bao gồm:
Daddow, 246, 294, 344, 816, 849, 856, 741 và
NG8; và 2 giống từ Trung Quốc là OC và
A800.
Ngoài ra cũng còn các cây được ghép từ những
cây mẹ trồng tại Ba Vì năm 1994 bao gồm:
MC1, MC2, MC3, MC4, MC5, MC6, MC7,
MC8, MC9, MC10, MC11, ĐC1 (những cây
được trồng từ hạt giống của Australia), ĐC2
(những cây được trồng từ hạt tại Ba Vì) và Đ
C3
(cây giâm hom tại Ba Vì).


7
Bà Ngo Mai Phuong, ông Nguyen Duc Son,
Nguyen Van Thu, thuộc công ty Hạt giống
Lạng Son, dưới nhiệm kỳ giám đốc Hoang Le
Minh cũng đã có một số nghiên cứu rất tốt cả
trong vườn ươm và trong khảo nghiệm các
giống Macadamia ngoài đồng.
Họ đã thành công trong kỹ thuật giâm hom
khảo nghiệm và nhân giống vô tính khảo
nghiệm. Đây là việc làm rất quan trọng cùng
với những công việc tương tự như của FSI sẽ
giúp ngành công nghiệp Macadamia t
ạo ra được
nhiều cây một cách nhanh chóng và hiệu quả về
mặt chi phí.

Ông Nguyen Cong Duong và Bui Vu Anh thuộc
vườn ươm Ba Vì đã ghép nhân giống và ghép
thành công tất cả các cành ghép nhận từ
Australia. Hiện giờ, các cây này đã đủ trưởng
thành để cho cành ghép. Vườn ươm hiện đang
cung cấp cây cho các khu vực khảo nghiệm và
các khu trồng khác.



Tiến trình của vườn ươm Macadamia mới
tại Yên Thủy
Tiến trình tại vườn ươm mới, thống nhất theo
kế hoạch thiết kế và vượt xa mong muốn của

nhóm chuyên gia Australia. Vườn ươm đang
thực sự chứng tỏ được những kỹ thuật áp dụng
bao gồm nẩy mầm hạt trong cát thoát nước tốt,
hỗn hợp bầu sử dụng ít thổ
nhưỡng, nhiều cát
và chất hữu cơ, túi bầu lớn, vải che sáng hơn và
sử dụng lớp sỏi và nhựa trải dưới các túi bầu.
Vườn ươm mới của công ty Long Phượng đang
thuê người từ địa phương để xây dựng vườn
ươm mới, chuẩn bị khu vực trồng. Hiện đang
thu hút 6 công nhân tham gia vào nhân giống,
chuẩn bị hỗn hợp bầu và chăm sóc cây. Công ty
cũng đ
ã thành công trong việc đệ trình đề
cương lên Quỹ Môi trường Thụy Điển (SEF)
tập trung vào “Môi trường làng nông thôn”. Đối
tượng của dự án bao gồm việc giúp đỡ 20 hộ
gia đình xây dựng nhà vệ sinh sinh thái, trồng
cỏ chất lượng cao trong vườn nhà, xây dựng 2
giếng khoan để cung cấp nước sạch và tổ chức
4 khóa học bồi dưỡng về bảo vệ môi trường cho
tất cả dân cư trong làng. Cho đến gi
ờ, dự án đã
phát triển thành công ngày và ca ngợi dự án
Macadamia.












8

9
Thu hồi tài chính
Mô hình Dự án Tài chính và Phát triển vốn
Macadamia đã được chuẩn bị dựa trên các số
liệu có giá trị hiện có tới thời điểm này. Mô
hình được thực hiện cho 20 ha đồn điền nhằm
tạo ra Giá trị hiện tại ròng (NPV) và Tỷ lệ hoàn
vốn nội tại (IRR) với kế hoạch trong khoảng
thời gian hơn 20 năm. Đây hoàn toàn dựa trên
mô hình đã được phát triển t
ại Australia và
được chấp nhận cho hiện trạng của Việt Nam.
Số liệu được sử dụng trong mô hình được thu
thập từ năm 2005. Những số liệu bổ sung và
một số phân tích đã được những người tham gia
giới thiệu tại Hội thảo Lạng Sơn, tháng 10 năm
2006. Số liệu về năng suất được dựa trên số liệu
của Australia. Xem xét năng suất của Trung
Quốc cung cấp thêm tính hiệu lực nhưng cho
tới khi số liệu năng suất đúng có thể dùng được
cho Việt Nam thì kết quả về số liệu NPV và
IRR cần được đặc biệt xử lý. Không

nên sử
dụng chúng để tạo ra những giả định nghiên
cứu hoặc giả định thương mại nghiêm túc.
Thậm chí dữ liệu đắt giá cần được công bố rộng
rãi và dần được hợp lý hoá khi dự án tiến triển
và ngành công nghiệp non trẻ phát triển ở Việt
Nam. Thậm chí nhiều số liệu có giá trị cần dùng
và hiệu lực hóa dần dần khi dự án triển khai và
ngành công nghiệp non trẻ
đang lớn lên tại Việt
Nam.

















































1

Các tài liệu hỗ trợ của dự án Macadamia có tại văn phòng CETD

Video - DVDs
1. Macadamia ở Việt Nam 2004
2. Macadamia ở Việt Nam 2005
3. Thăm quan nghiên cứu Macadamia tại Trung Quốc 2006 **
4. Macadamia ở Việt Nam – Tháng 3 / 4 năm 2006**
5. Ghép Macadamia ở Australia tháng 3 năm 2006**
6. Macadamias ở Australia – AMS Promotional Video
7. Kỹ thuật ghép ở Australia và Việt Nam

Đĩa CD trình bày ảnh

1. Ghép Macadamia ở Australia – 2006
2. Thăm quan nghiên cứu Macadamia tại Trung Quốc – thang3 / 4 năm 2006
3. Các vườn ươm Macadamia của Australia – 2006
4. Macadamia ở Việt nam – từ 2004 - 2006
5. Hướng dẫn minh họa để nhận dạng cây Macadamia ở Nam Phi do Peter Allan biên soạn.


Các tài liệu tập huấn và bổ trợ

1. Chọn giống và khoảng cách cây. *
2. Bảng 6 dòng và những lựa chọn về khoảng cách cây *
3. Quy trình trồng cây *
4. Quản lý cây con *
5. Nhân giống. *
6. Ghi chép trong chuyến thăm quan nghiên cứu Macadamia tại Truong Quốc – Novak
7. Ghi chép trong chuyến thăm quan nghiên cứu Macadamia tại Truong Quốc - Hoàng Hòe
8. áo cáo chuyế

n thăm quan nghiên cứu Macadamia tại Trung Quốc – Phần 1 Novak, Phần 2
Hoàng Hòe
9. Tiếp tục Hội thảo Tập huấn Macadamia Lạng sơn 2006
10. Tiếp tục Hội thảo Tập huấn Macadamia Ba Vì 2007
11. Sách hướng dẫn Vườn ươm Macadamia cho Việt Nam 2007


Bản tin

Bản tin Macadamia số 1 2007

Ghi chú:
1. * Ghi chú dựa trên Bản dịch Sách hướng dẫn Macadamia của Australia được cung cấp tại
Hội thảo Tập hu
ấn Lạng Sơn tháng10 2006
2. **Tài liệu hỗ trợ tập huấn và tư liệu cung cấp cho các thành viên tham dự của dự án
trong Hội thảo.
3. Tất cả những tài liệu khác được cung cấp tới các thành viên tham dự Hội thảo khai mạc
tại Hà Nội tháng 4 năm 2006 hoặc trực tiếp các buổi tập huấn ngoài thực địa.

×