Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Bài tập tự học nhóm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa học Sức khỏe Y Cần Thơ CTUMP | KHẢO SÁT MỨC ĐỘ STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN NGÀNH Y KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.23 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỨC KHỎE
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN NGÀNH Y KHOA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2023


1. Lý do chọn chủ đề:
Với sự phát triển chóng mặt của xã hội hiện đại. Con người phải đối
mặt với những biến đổi, những sự kiện diễn ra xung quanh mình, phải thích
nghi với những điều đó trên cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần, đặc
biệt là mặt tinh thần. Đời sống tâm lý của con người phải thay đổi liên tục,
ngày càng trở nên phong phú và đa dạng để thích nghi với mơi trường sống
và làm việc. Do đó, tình trạng stress trong xã hội hiện nay ngày một gia
tăng.
Tình trạng stress ở sinh viên được ghi nhận là đặc biệt trầm trọng
hơn các lĩnh vực khác, đặc biệt là sinh viên khối ngành Y dược. Nhiều
nghiên cứu trên đối tượng học sinh- sinh viên đã chỉ ra rằng ngày càng gia
tăng về tỷ lệ và mức độ stress trong thời kì này cao hơn hẳn các giai đoạn
khác trong cuộc đời[1]. Sinh viên đại học không chỉ đối mặt với những
thách thức liên quan đến cuộc sống độc lập mà cịn cả những khó khăn
trong học tập. Điều này khiến họ dễ bị trầm cảm, lo lắng và căng thẳng,
những tình trạng khá phổ biến [2].
Stress có thể là động lực giúp con người tập trung hơn vào công việc
và đạt được mục tiêu đề ra, tuy nhiên khi công việc quá tải, áp lực lớn kèm
tình trạng stress kéo dài với cường độ mạnh không những gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe [3].
Nguyên nhân sinh viên y khoa dễ mắc stress hơn các sinh viên khối
ngành khác do họ không chỉ học lý thuyết trên lớp mà còn phải thực tập tại


bệnh viện với thời gian dày đặc. Điều này khiến cho sinh viên không tránh
khỏi căng thẳng, mệt mỏi và thiếu ngủ dẫn đến tình trạng sức khỏe kém đi
[4].


Một tỷ lệ đáng kể sinh viên y khoa được phát hiện là bị trầm cảm, lo
lắng và căng thẳng cho thấy một lĩnh vực tâm lý bị bỏ quên của sinh viên
cần được quan tâm khẩn cấp. Các dịch vụ tư vấn cho sinh viên cần phải
được cung cấp và dễ tiếp cận để hạn chế tình trạng này [5].
Tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, hiện tại chưa có nhiều nghiên
cứu về stress trên đối tượng sinh viên ngành Y khoa. Do đó, chúng tơi thực
hiện nghiên cứu “Khảo sát mức độ stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố
liên quan của sinh viên Y Khoa – trường Đại Học Y Dược Cần Thơ” với
hai mục tiêu:
+ Xác định tỷ lệ, mức độ stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên ngành Y
khoa Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023.
+ Xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng này ở sinh viên ngành
Y khoa Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Khảo sát mức độ stress, lo âu, trầm cảm và một số
yếu tố liên quan của sinh viên Y Khoa – trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
năm 2023.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định tỷ lệ stress của sinh viên Y khoa.
+ Khảo sát mức độ stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên Y Khoa – trường
Đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2023.
+ Xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của
sinh viên Y Khoa tại trường Y Dược Cần Thơ năm 2023.



+ Đưa ra một số phương pháp giảm căng thẳng, stress, lo âu, trầm cảm cho
sinh viên khối ngành sức khỏe.
3. Tổng quan tài liệu theo chủ đề nghiên cứu:
3.1. Định nghĩa/khái niệm chủ đề nghiên cứu:
3.1.1. Stress:
Năm 1914 Walter Cannon gọi stress là stress cảm xúc với các biểu
hiện tấn cơng hay bỏ chạy trước các tình huống gây cấn. Còn Hans Selye
đưa ra định nghĩa stress là phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể với
những tình huống căng thẳng nhằm khơi phục lại trạng thái cân bằng, đây
là phản ứng thích nghi của cơ thể.[7] Sau này có rất nhiều nhà khoa học đã
đi sâu nghiên cứu về stress và đưa ra định nghĩa: Stress là tình trạng căng
thẳng tâm thần, do các tác nhân bên ngoài và/hoặc bên trong cơ thể gây ra,
buộc cơ thể phải huy động sự tự vệ để đương đầu với tình huống gây stress.
[7],[11]
Stress được chia làm hai loại: Stress sinh lý là sự đáp ứng của chủ
thể là thích hợp, tạo ra một sự cân bằng mới và stress bệnh lý sự đáp ứng
của chủ thể là không thích hợp, gây mất cân bằng. Dựa vào đặc tính của
stress người ta cũng chia ra làm 2 loại: Stress lạc quan và stress bi quan.
Stress lạc quan là stress đưa đến những thử thách, kích thích, để tạo cho đời
sống thêm phần thú vị nhưng không làm tổn hại đến sức khoẻ. Sự nghỉ
ngơi, để phục hồi sinh lực, chính là một trong những yếu tố chính yếu của
tính chất stress lạc quan. Stress bi quan là stress có liên quan đến việc gây
nên nhiều bệnh chứng cho cơ thể như: nhức đầu, cao huyết áp, đau tim,
nhức mỏi gân thịt, suy nhược thể chất và tinh thần...Khi cơ thể bị đặt trong
tình trạng thử thách dài hạn, hoặc những kích thích ngắn hạn liên tục và
thiếu thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thích đáng sẽ đưa cơ thể đến tình trạng


kiệt sức và tổn hại sức khoẻ. Ngồi ra cịn rất nhiều cách để phân loại
stress. Stress có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Đối với mặt tích cực stress

sẽ làm cho con người thích nghi tốt hơn với những thay đổi khách quan,
giúp hoàn thiện bản thân khi có thể vượt qua những mặt hạn chế của chính
bản thân chúng ta. Tuy nhiên bên cạnh đó nếu stress quá mạnh sẽ làm cơ
thể rối loạn gây ra nhiều bệnh lý.[7]
Biểu hiện: Khi các sinh viên bị stress học đường thường có biểu
hiện trầm, những chuyện mang tính chất rất bình thường cũng khiến các
bạn suy nghĩ và buồn bực không rõ lý do. Hầu hết sinh viên đều mang tâm
lý thể hiện bản thân đều đó dễ dẫn đến việc các bạn sẽ cảm thấy mình là
người thất bại khơng có giá trị khi khơng đạt được mục tiêu. Cảm thấy nỗ
lực nhiều nhưng kết quả ngày càng tệ. Trí nhớ giảm sút, tinh thần khơng
thoải mái khiến các bạn khó tập trung vào giờ học. Tim đập nhanh, hay run
và thường đổ mồ hôi cũng là những biểu hiện của stress. Từ áp lực gia
đình, ganh đua điểm số với bạn bè, kiến thức nhiều khiến các bạn kiệt quệ
về tinh thần và thể lực dẫn đến việc có những suy nghĩ theo hướng tiêu cực
về cuộc sống. Thường khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi cáu giận dữ. Kén ăn
hoặc ăn nhiều hơn bình thường. Ngủ nhiều và cảm giác không muốn dậy để
đến trường.
3.1.2. Lo âu, rối loạn lo âu:
Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên của con người trước những
khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm
cách vượt qua, tồn tại, vươn tới. Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước
một nguy hiểm sắp xảy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để
đương đầu với sự đe dọa. Người lo âu thường có biểu hiện run rẩy, khó thở,
tim đập nhanh, vã mồ hơi,... Lo âu là phản ứng bình thường của con người


khi gặp các tình huống gây stress. Rối loạn lo âu (anxiety disorder) là sự lo
sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vơ lý, lặp lại và kéo
dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Khi lo âu và sợ vẫn tiếp
tục diễn ngay cả khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý.[10] Các

dạng rối loạn lo âu bao gồm rối loạn lo âu lan tỏa (GAD), rối loạn lo âu xã
hội (SAD), rối loạn hoảng sợ, ám ảnh sợ đặc hiệu,...
Biểu hiện: Căng thẳng, lo lắng quá mức là triệu chứng điển hình của
rối loạn lo âu. Căng thẳng kéo dài sẽ gây mất tập trung. Biểu hiện rõ ràng
hơn khi bị rối loạn lo âu là sẽ khơng giữ được bình tĩnh, đứng ngồi khơng
n, đi lại liên tục. Tâm lý sợ hãi, tập trung kém, không để tâm vào bài học.
Tim đập nhanh, mạnh, hít thở khơng sâu, thở gấp, run tay, run chân, môi
khô, đau bụng, ra mồ hôi nhiều, tê buốt tay chân, mệt mỏi, uể oải là các
biểu hiện thường thấy nhất. Khi tinh thần và cảm xúc thay đổi sẽ làm thay
đổi khẩu vị, một số người bị tăng cân khơng kiểm sốt, số khác lại sụt cân
liên tục. Căng thẳng, lo lắng kéo dài, người bệnh sẽ buồn ngủ hoặc thiếu
ngủ.
3.1.3 Trầm cảm:
Trầm cảm điển hình là một rối loạn mang tính chất giai đoạn, tái
phát đặc trưng bởi buồn bã hay bất hạnh dai dẳng, mất hứng thú với các
hoạt động hàng ngày, dễ cáu gắt. Các phân nhóm của trầm cảm được xác
định dựa trên mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, tính chất lan tỏa, suy
giảm chức năng và sự hiện diện hay vắng mặt của các giai đoạn hưng cảm
hoặc hiện tượng loạn thần.[6] Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10
(ICD 10), trầm cảm đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất quan tâm hay thích thú,
giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động, tồn tại trong


khoảng thời gian cần thiết ít nhất là 2 tuần.Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD
- 10 (F32.-):
+ Lần đầu tiên xuất hiện ở bệnh nhân các triệu chứng lâm sàng đặc
trưng, phổ biến và sinh học của trầm cảm.
+ Giai đoạn trầm cảm kéo dài ít nhất 2 tuần.
+ Khơng có đủ các triệu chứng đáp ứng các tiêu chuẩn đối với giai
đoạn hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm (F30) ở bất kỳ thời điểm nào trong đời.

+ Giai đoạn này không gắn với việc sử dụng chất tác động tâm thần
(F10 - F19) hoặc bất cứ rối loạn thực tổn nào (F00 – F09)[11].
Biểu hiện: Những triệu chứng như giảm sự tập trung, giảm tính tự
trọng và lịng tự tin, ý tưởng bị tội và khơng xứng đáng, nhìn vào tương lai
ảm đạm bi quan, ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát cũng là các
triệu chứng phổ biến.[11].Trầm cảm khiến trạng thái tinh thần rơi vào tiêu
cực với một loạt cảm xúc xấu như: đau khổ, chán nản, vơ vọng, khóc lóc
nhiều nhưng khơng rõ lý do, nhạy cảm hơn, dễ buồn chán khi cảm thấy
mình khơng được quan tâm, bị bỏ rơi. Mất tập trung cũng là biểu hiện
thường gặp ở người bị bệnh trầm cảm. Chứng trầm cảm khiến giấc ngủ bị
rối loạn, ngủ nhiều hoặc rất khó đi vào giấc ngủ, thường hay bị thức giấc
vào giữa đêm và khó ngủ lại được. Trầm cảm thường khiến ta ăn nhiều hơn
và cân nặng tăng 1 cách nhanh chóng. Có những ám ảnh về những thiếu
sót, những số điểm, những kỳ thi. Cảm thấy vô vọng về tương lai. Dần tách
biệt với mọi người xung quanh, ít nói, lãnh đạm. Biểu hiện có thể thay đổi
tùy theo độ tuổi, giới tính, nền giáo dục và văn hóa.


3.2. Tổng quan nội dung
3.2.1. Xác định tỷ lệ stress của sinh viên Y khoa:
* So với mặt bằng dân số nói chung:
Sức khỏe nói chung và hạnh phúc của sinh viên y khoa đã trở thành
một vấn đề đáng quan tâm khi yêu cầu của các trường y ngày càng cao hơn.
Lo âu, stress có ở khắp mọi nơi và thúc đẩy mọi người thực hiện hết khả
năng của họ. Tuy nhiên, căng thẳng quá mức hoặc kéo dài dẫn đến sức
khỏe tâm lý và thể chất kém.
Lloyd và cộng sự đã khảo sát 745 sinh viên (tỷ lệ phản hồi 39%) tại
Trường Y khoa Đại học Texas ở Houston vào gần cuối năm học 1981–82
nhận thấy điểm số dưới thang điểm trầm cảm cao hơn so với trường hợp
theo tiêu chuẩn dân số (trung bình 1,61 ± 0,54 đối với sinh viên y khoa so

với trung bình 1,14 ± 0,28 đối với dân số nói chung)[14].
Khoảng 1 phần 3 sinh viên y khoa trên toàn cầu mắc chứng lo âu[22]
, các nhà quản lý và lãnh đạo các trường y nên đi đầu trong việc định
hướng các bệnh tâm thần và thúc đẩy tinh thần tìm kiếm sự giúp đỡ khi
sinh viên y bị trầm cảm, lo lắng hoặc stress. Nghiên cứu sâu hơn là cần
thiết để xác định các yếu tố rủi ro tác động đến tâm lý sinh viên.
*Giữa sinh viên y khoa và không y khoa:
Ở những nghiên cứu trên các quốc gia khác, các tài liệu báo cáo cho
rằng sinh viên y khoa có nhiều vấn đề tâm lý xã hội hơn so với các bạn
cùng lứa tuổi và có tỷ lệ trầm cảm cao hơn so với dân số nói chung.[15] Tỷ
lệ rối loạn tâm lý ở sinh viên y khoa cao hơn so với các đồng nghiệp không
phải là y khoa [14],[23],[12],[13] với tỷ lệ lo lắng toàn cầu ở sinh viên y


khoa là 33,8% (Khoảng tin cậy 95%: 29,2–38,7%)[22]. Một bức tranh toàn
diện về sức khỏe tâm thần (MHP) ở các sinh viên y khoa Brazil đề cập đến
nghiên cứu trên 62.728 sinh viên y khoa, tỷ lệ trầm cảm chung được báo
cáo là 28,0%.
Tám nghiên cứu đã so sánh mức độ phổ biến của sự lo lắng giữa sinh
viên y khoa và sinh viên không phải y khoa(n=8). Tỷ lệ cược tính tốn từ
các nghiên cứu này được thể hiện trong hình sau. OR chung giữa hai nhóm
khơng có ý nghĩa thống kê (OR 0,948, KTC 95%: 0,648–1,39; p = 0,78).
[22]

3.2.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của
sinh viên Y Khoa:
a. Yếu tố cá nhân:
• Tuổi:
Những nghiên cứu gần đây ngày càng chỉ ra ở những sinh viên độ
tuổi lớn hơn thường có nguy cơ trầm cảm, lo âu và stress cao hơn. Bởi lẽ,



tuổi tác luôn là một trong những điều trăn trở của sinh viên ngành Y khi
thời gian đào tạo của ngành này là 6 năm và có thể nhiều hơn để có được
những bằng cấp cao hơn, phục vụ tốt hơn trong cơng việc và đặc biệt là có
được vị trí làm việc tốt hơn. Thời gian đào tạo quá dài khiến tuổi tác của
sinh viên khi ra trường cao hơn rất nhiều so với các bạn ở những ngành đào
tạo khác. Đặc biệt, khi các bạn cùng trang lứa đã có cơng việc ổn định, có
một vị trí vững vàng trong xã hội, thậm chí lập gia đình thì các bạn sinh
viên ngành y lại đang loay hoay với những kiến thức và tìm vị trí làm việc
thích hợp cho mình sau này. Điều này dễ khiến các bạn tự ti về bản thân,
mất phương hướng và tăng cảm giác là gánh nặng cho chính gia đình mình.
Nghiên cứu của Wafaa Yousif Abdel Wahed và cộng sự đã tiến hành
điều tra trên 442 sinh viên y khoa từ năm nhất đến năm tư của trường đại
học Fayoum, Ai cập và cho thấy stress, lo âu ở mức độ cao có mối liên
quan với yếu tố tuổi. Những sinh viên trên 20 tuổi có mức độ stress và lo
âu cao hơn sinh viên dưới 20 tuổi.[24]
• Năm học
Các nghiên cứu đã thực sự chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa năm học
và trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên. Một sinh viên y năm thứ 6 sẽ phải
đối mặt với rất nhiều vấn đề, những trăn trở và áp lực nặng nề hơn so với
sinh viên năm thứ 2. Việc phải hồn thành đầy đủ tín chỉ để tốt nghiệp
đúng hạn, tập trung ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp, và cả những
lo âu khi sắp phải đến với một mơi trường hồn tồn khác khiến cho nhóm
sinh viên này đứng trước vơ vàng áp lực và dễ dẫn đến trầm cảm nặng.
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thụ trên tổng 829 sinh viên từ K50
đến K53 của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra các nhóm yếu tố
đặc điểm cá nhân được xếp hàng thứ 2 trong các nhóm nguyên nhân gây



stress ở sinh viên. Tác nhân năm học, là một trong những tác nhân chủ yếu
đóng vai trị chủ đạo gây nên stress ở sinh viên.[4]
• Giới
Tỷ lệ sinh viên nữ thường có khả năng bị trầm cảm, lo âu và stress
cao hơn so với sinh viên nam. Việc một bạn sinh viên nữ phải học tập rất
nhiều, chi phí học tập cao, tuổi tác khi ra trường đã đến tuổi lập gia đình ở
giới nữ, khiến họ phải đứng trước với những áp lực rất lớn từ gia đình, học
tập và cơng việc của mình.
Nghiên cứu của Đồn Vương Diên Khánh trên sinh viên Y tế công
cộng trường Đại học Y Dược Huế cho thấy tỷ lệ bị stress của sinh viên nữ
cao gấp đôi so với sinh viên nam với OR = 2,3 (KTC:1,10 – 4,83)[1]
Một kết quả nghiên cứu về lo lắng, trầm cảm và chất lượng cuộc
sống của sinh viên y khoa ở Malaysia đã chứng minh rằng phụ nữ có tỷ lệ
tâm lý ổn định thấp hơn đáng kể so với nam giới, họ nhạy cảm hơn với áp
lực và dễ xúc động hơn.[17]
• Tình cảm
Việc phải dành thời gian quá nhiều cho việc học tập, thi cử và đi lâm
sàng khiến nhiều bạn gặp những vấn đề trong chuyện tình cảm đơi lứa. Nếu
đối phương sống và học tập trong lĩnh vực khác, họ sẽ rất khó để hiểu hết
những áp lực mà bạn đang phải đối mặt, điều này dễ dẫn đến mâu thuẫn, từ
đó khiến việc tình cảm khơng thuận lợi, tăng thêm áp lực cho sinh viên
ngành y.
Theo kết quả nghiên cứu của Winitra Kaewpila và các cộng sự tại
Thái Lan, các vấn đề về các mối quan hệ dường như là mối quan tâm lớn


của sinh viên y khoa. Khi sinh viên gặp trục trặc trong mối quan hệ, đặc
biệt đối với người yêu thì có khả năng bắt đầu vào thời kỳ trầm cảm.[18]
• Hành vi, lối sống
Thói quen ăn uống cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến trầm cảm,

đặc biệt là sinh viên y thường xuyên bỏ bữa do học bài, đi trực và thói quen
sử dụng cà phê nhiều, thói quen ngủ cũng dễ dẫn đến việc trầm cảm khi các
bạn thường xuyên đi trực đêm, thức khuya học bài.
Kết quả nghiên cứu của Winitra Kaewpila và các cộng sự tại Thái
Lan cho thấy rằng sinh viên y khoa thường dành ít nhất 8 giờ mỗi ngày, 5
ngày một tuần, trong những năm liền để đi lâm sàng, điều này đã ảnh
hưởng rất lớn đến thói quen ăn uống và thói quen ngủ của các bạn sinh
viên.[20]
b. Yếu tố học tập:
• Kết quả học tập:
Nghiên cứu cắt ngang của Mohamad Saiful Bahri Yusoff và cộng sự
được tiến hành trên 1058 sinh y khoa của trường Đại học Sains Malaysia đã
chỉ ra nhóm liên quan đến học tập bao gồm bài thi, thiếu thời gian ôn tập,
không hiểu được kiến thức giảng dạy,.. là nguyên nhân chính gây nên
stress.[25]
Những sinh viên phải thi lại có nguy cơ bị stress cao gấp 2,56 lần so
với những sinh viên không phải thi lại. [2]
Theo các bạn sinh viên tham gia nghiên cứu [2], học lực cũng là một
yếu tố liên quan đến sự lo âu, stress, trầm cảm của sinh viên, khi học lực
vừa là động lực vừa là áp lực cho các bạn.


• Khối lượng học tập quá lớn:
Chương trình học với khối lượng kiến thức dồi dào, lịch học dày với
những bài kiểm tra liên tục cũng khiến sinh viên dễ rơi vào trầm cảm [20].
Kết quả nghiên cứu định tính của Monica R.Hill và các cộng sự cũng
cho kết quả tương tự khi các sinh viên mắc trầm cảm cho rằng khối lượng
kiến thi ngành y quá nhiều và tốc độ của chương trình học khiến các sinh
viên cảm thấy chơi vơi để theo kịp [18].
• Áp lực đồng trang lứa:

Với đặc thù thời gian học rất dài, hầu hết các trường Đại học khác
học từ 3 năm đến 4 năm nhưng riêng ngành Y khoa thì là 6 năm. Và sau
khi ra trường sẽ phải học thêm 1,2 năm nữa để định hướng rõ ràng hơn. Vì
vậy mà thực tế là bạn bè của sinh viên Y khoa đã ra trường, có cơng việc
ổn định khi mình chưa học xong Đại học.
• Áp lực từ định kiến xã hội:
Ở Việt Nam, nhiều người vẫn hay có thói quen đánh giá người khác
phải toàn diện về mọi mặt từ khi còn là học sinh đến khi trở thành sinh
viên. Tạo nên một áp lực vơ hình khi cho rằng sinh viên Y khoa lĩnh vực
nào cũng rành rọt khiến học sinh bị ám ảnh lu mờ, qn rằng chun mơn
mình là Y khoa. Làm sinh viên Y khoa nghi ngờ năng lực của bản thân và
xao nhãng chun mơn chính.
c. Yếu tố gia đình:
• Thu nhập của gia đình
Những sinh viên sống trong gia đình nghèo thường phải trưởng
thành sớm, phải lo nghĩ, quán xuyến nhiều hơn đến công việc của gia đình,


chi tiêu và sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Điều này có nguy cơ xuất hiện
các dấu hiệu của trầm cảm, lo âu và stress cao hơn sinh ở những gia đình
khá giả.
• Mối quan hệ với gia đình
Mối quan hệ với gia đình là một cấu phần quan trọng trong sự ảnh
hưởng đến sức khỏe tâm thần của sinh viên. Sự gắn kết, chia sẻ, quan tâm
và chăm sóc của bố mẹ là hết sức quan trọng đối với việc phát triển nhân
cách và tâm lý nhất là trong giai đoạn học sinh, sinh viên. Trong giai đoạn
này, các em sẽ đối mặt với nhiều vấn đề, khó khăn mới xuất hiện trong
cuộc sống.
Việc có được sự chia sẻ, hỗ trợ và những lời khuyên bổ ích của gia
đình là một trong yếu tố then chốt trong bảo vệ sức khỏe tâm thần cho sinh

viên, giảm khả năng xuất hiện của trầm cảm, lo âu và stress.
d. Yếu tố khác:
• Mâu thuẫn với các mối quan hệ xung quanh :
Yếu tố về bạn thân là các yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê với
tình trạng stress trong nghiên cứu này. Nhóm sinh viên khơng có bạn thân
bị stress cao gấp 2,76 [3] lần so với nhóm có bạn thân. Sinh viên khơng gặp
khó khăn trong trong hoạt động xã hội mắc stress thấp hơn 70% so với
nhóm gặp khó khăn trong các hoạt động xã hội. Kết quả này cũng được lý
giải thêm trong kết quả nghiên cứu của Lê Thu Huyền và Huỳnh Hồ Ngọc
Quỳnh.
• Mơi trường sống tác động đến sinh viên:
Nơi sống, q qn là yếu tố có liên quan với tình trạng stress.
Những áp lực cuộc sống khi sống xa gia đình, thay đổi điều kiện nhà ở có


tác động đến stress của sinh viên. Sinh viên từ các vùng nông thôn chuyển
về thành phố sống, học tập chịu stress cao gấp 2 lần so với sinh viên sống
tại vùng thành thị (OR = 2,04; 95%CI: 1,02- 4,52). Điều này cũng tương
đồng khi so sánh với nhóm sinh viên trong tỉnh Thừa Thiên Huế và sinh
viên tỉnh khác, khả năng sinh viên tỉnh khác bị stress cao gấp 2,83 lần
(OR=2,83; 95%CI: 1,19 – 6,73) so với sinh viên trong tỉnh. Thay đổi môi
trường sống đặc biệt là ở các vùng nơng thơn, kinh tế khó khăn làm tăng áp
lực cho sinh viên trong thích nghi với mơi trường sống, học tập mới nhất là
đối với sinh viên năm thứ nhất như trong nghiên cứu.[3]
Những sinh viên ở trọ [16]thường xuất hiện các dấu hiệu của trầm
cảm, lo âu và stress cao hơn các sinh viên ở ký túc xá hoặc ở cùng gia đình.
Việc ở trong ký túc xá hay ở cùng gia đình tạo điều kiện cho sinh viên dễ
dàng duy trì các nếp sống, thói quen sinh hoạt đều đặn, lành mạnh. Điều
này sẽ góp phần giúp sinh viên có được một sức khỏe tinh thần đầy đủ,
giảm bớt nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu của trầm cảm, lo âu và stress.

Nghiên cứu của Eisenberg và cộng sự năm 2007 thực hiện trên sinh viên
Mỹ đã cho kết quả sinh viên ở ký túc xá có nguy cơ bị lo âu thấp hơn so
với sinh viên không sống ở ký túc xá (OR=0,41; 95%CI: 0,21 – 0,78).
3.3. Phương pháp giảm căng thẳng, stress, lo âu, trầm cảm cho sinh
viên khối ngành sức khỏe:



Kết bạn và mở rộng mối quan hệ
Khi bước vào môi trường đại học Y Dược, việc có nhiều mối quan

hệ sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình học tập và sinh sống. Thay vì tự
ti, nên cố gắng mở lịng và chủ động trò chuyện với những người xung
quanh. Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản về tên tuổi, quê quán,…
để có thể dễ dàng tạo mối quan hệ, cùng nhau chia sẻ những vấn đề học tập


và kinh nghiệm khi đi thực tập lâm sàng, từ đó mở rộng kiến thức và vượt
qua khó khăn trong việc học rất nhiều, giảm bớt căng thẳng khi gặp vấn đề
khó nan giải.


Loại bỏ mối quan hệ “độc hại”
Stress ở sinh viên cũng có thể bắt nguồn từ các mối quan hệ “độc

hại”. Mối quan hệ “độc hại” là cách gọi các mối quan hệ chỉ mang lại
những cảm xúc tiêu cực và chỉ có bản thân là người nỗ lực, đồng cảm, chia
sẻ,… Trong khi người còn lại không quan tâm hay chú ý đến cảm xúc của
bạn.
Thực tế, dạng mối quan hệ này có thể gặp ở cả bạn bè, đồng nghiệp

và cả mối quan hệ yêu đương. Nếu nhận thấy đối phương có biểu hiện bất
thường, bạn nên chủ động kết thúc để bắt đầu các mối quan hệ lành mạnh
hơn. Việc “thanh lọc” các mối quan hệ “độc hại” sẽ giúp tâm trạng trở nên
nhẹ nhàng và có thể giảm thiểu stress, phiền muộn trong cuộc sống.


Lên kế hoạch học tập khoa học
Khác với khi còn là học sinh, đại học yêu cầu sự chủ động trong học

tập. Do đó, bạn cần phải chủ động trao đổi với giảng viên nếu có vướng
mắc về bài học và tự tìm tịi, nghiên cứu thêm tài liệu để hiểu sâu hơn về
bài giảng.


Chi tiêu hợp lý
Bên cạnh việc học, sinh viên cũng cần học cách quản lý chi tiêu hợp

lý để hạn chế những vấn đề liên quan đến tài chính. Đầu tiên, cần chuẩn bị
số tiền cho những vấn đề cần thiết như tiền trọ, xăng xe, chi phí mua sách,
vở và đồ dùng học tập. Sau đó, cân đối tiền cho các chi tiêu hằng ngày.


Nếu có làm thêm ngồi giờ, bạn cần có khoản tiết kiệm nhỏ để sử
dụng khi có vấn đề phát sinh. Thực tế, việc chủ động về tài chính sẽ giúp
bạn giảm thiểu nhiều vấn đề trong cuộc sống và hạn chế stress đáng kể.


Xây dựng lối sống lành mạnh
Stress, mệt mỏi ở sinh viên có thể bắt nguồn từ lối sống thiếu khoa


học. Thực tế cho thấy, rất nhiều sinh viên có thói quen thức khuya, ít tập
thể dục và ăn uống tạm bợ. Những thói quen này khơng chỉ gia tăng nguy
cơ bị stress mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất.
Ăn uống đầy đủ và quân bình chất dinh dưỡng như chất bột là 55 –
60%, đạm 20%, béo 22%; chú trọng đạm động vật, béo thực vật. Ăn nhiều
rau và trái cây để đảm bảo lượng vitamin và khoáng chất. Uống đủ nước,
khơng để táo bón
Do đó, bên cạnh những biện pháp trên, bạn cũng cần xây dựng lối
sống lành mạnh để hạn chế căng thẳng. Trước tiên, cần phải cân đối thời
gian học tập – làm việc để ngủ đủ giấc, có thời gian nghỉ ngơi và tập thể
dục thể thao. Ngồi ra, cần có chế độ ăn lành mạnh, hạn chế sử dụng rượu
bia, thuốc lá và các món ăn chế biến sẵn.


Tham vấn tâm lý
Nếu khơng thể kiểm sốt stress, bạn nên cân nhắc tham vấn tâm lý.

Hiện nay, một số trường đại học có phịng tư vấn tâm lý để hỗ trợ sinh viên
vượt qua những khó khăn và học cách giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống. Ngồi ra, bạn cũng có thể tìm đến các bệnh viện/ phòng khám nếu
cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu giải quyết các vấn đề tâm lý, Trường Đại học
Y Dược Cần Thơ đã thành lập phòng tham vấn tâm lý đáp ứng nhu cầu về
tư vấn lý cho sinh viên, học viên.


3.4. Các nghiên cứu khác về trầm cảm-lo âu-stress của sinh viên Y
khoa
3.4.1. Tại Việt Nam:
a. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Trong một nghiên cứu về Stress và một số yếu tố liên quan ở sinh

viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021 đã chỉ ra rằng có 78,2%
sinh viên stress, trong đó stress mức độ nhẹ là 35,2%, trung bình là 32,6%,
nặng là 10,5% [8]. Tác giả còn đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tới stress là
năm học (năm 2, năm 3, năm 4); tham gia hoạt động ngoại khố (thể thao,
đọc sách/nghe nhạc, đồn hội) từ 30 phút/ngày trở lên; Cảm thấy nội quy
khó khăn, khó khăn về tài chính, phải học lại một năm. Từ đó, tác giả đưa
ra các lời khuyên cho sinh viên về việc sắp xếp lại lịch học, thời gian ôn tập
hợp lý, tham gia các hoạt động ngoại khố để phịng tránh stress.
Một nghiên cứu khác ở trường Đại học Y Dược Cần Thơ về Tình
hình stress và nhu cầu tư vấn tâm lý năm 2019-2020 cho thấy tỷ lệ stress
của sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ chiếm 69,5%. Trong đó,
stress mức độ nhẹ chiếm 51,5%, vừa chiếm 14,7% và nặng chiếm 3,3%. Tỷ
lệ sinh viên có nhu cầu cần được tư vấn tâm lý chiếm 78,4%. [5]. Nghiên
cứu này phần nào cho thấy, các tư vấn về tâm lý thật sự cần thiết với sinh
viên nhóm ngành khoa học sức khỏe. Tuy nhiên, tác giả cho rằng hoạt động
tư vấn tâm lý cho sinh viên ở các trường đại học tại nước ta hiện nay chưa
thực sự phát triển và quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, cần tiến hành
nhiều hơn những nghiên cứu cụ thể về nhu cầu tư vấn tâm lý để từ đó
hoạch định, tổ chức và thực hiện hoạt động tư vấn một cách hiệu quả nhất


để giúp sinh viên vượt qua stress, nâng cao chất lượng học tập và cuộc
sống.
b. Các trường Đại học Y khác:
Nghiên cứu Thực trạng stress của sinh viên chính quy năm cuối
thuộc các chuyên ngành tại trường đại học Y Dược Thái Nguyên năm 2020
và một số yếu tố liên quan cho thấy tỷ lệ stress của sinh viên là 38,5%,
trong đó mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất (12,8%), tiếp theo là mức độ nhẹ
chiếm tỷ lệ 11,7%, mức độ nặng có tỷ lệ là 10,1%, thấp nhất là mức độ rất
nặng (3,9%). Sinh viên ngành dược có tỷ lệ stress cao nhất (57,3%), sau đó

là sinh viên ngành bác sĩ răng hàm mặt (47,4%), ngành bác sĩ đa khoa và
cử nhân xét nghiệm đều chiếm 37,8%, ngành cử nhân điều dưỡng chiếm
34,3% và thấp nhất là sinh viên ngành bác sĩ y học dự phòng (18,6%) [9].
Tác giả của nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên quan của stress với áp lực
học tập, tình hình tài chính và mối quan hệ của sinh viên với gia đình, bạn
bè. Từ đó đưa ra những khuyến nghị về phía gia đình, nhà trường và sinh
viên nhằm giảm thiểu stress ở sinh viên.
3.4.2. Trên thế giới:
Tại Brazil, nghiên cứu của Mautinho và các cộng sự năm 2017 thực
hiện trên 761 sinh viên Y khoa đã chỉ ra 34.6% sinh viên có triệu chứng
trầm cảm (8.8% ở mức nghiêm trọng hoặc cực kỳ nghiêm trọng), 37.2% có
triệu chứng lo âu (12.2% nghiêm trọng hoặc cực kỳ nghiêm trọng) và
47.1% có triệu chứng stress (17.4% nghiêm trọng hoặc cực kỳ nghiêm
trọng). Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm
cao ở sinh viên Y khoa, ngồi ra cịn chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê đối với các học kỳ khác nhau của chương trình học và một số yếu tố liên


quan như giới tính và tín ngưỡng. Đối với các học kỳ khác nhau, sinh viên
ở học kỳ đầu tiên có xu hướng lo âu nhiều hơn các học kỳ sau đó (ngoại trừ
các sinh viên năm cuối [21]).
Tại Pakistan, một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 315 sinh
viên từ năm 1 – năm 5 đang theo học tại trường Cao đẳng Y khoa Shifa
năm 2021 đã cho thấy 53.3% sinh viên có triệu chứng stress. Ngồi ra
nghiên cứu còn cho thấy 65.7% sinh viên bị stress do kỳ vọng ngày càng
cao của cha mẹ, có mối tương quan thuận (p<0.05) giữa những căng thẳng
mà sinh viên Y khoa phải đối mặt với mối quan hệ của họ với gia đình.
Học tập, thiếu thời gian giải trí hay kỳ vọng cao vào bản thân cũng là một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến stress ở sinh viên Y Khoa. Từ kết
quả nghiên cứu, các tác giả đã nhấn mạnh sự cần thiết phải can thiệp kịp

thời vào vấn đề stress ở sinh viên Y khoa và cũng đã đưa ra một số giải
pháp như đào tạo các cố vấn để tư vấn cho sinh viên những biện pháp đối
phó và kiểm sốt căng thẳng.[19]
3.5. Mơ tả địa điểm, quần thể nghiên cứu:


Địa điểm: Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ có sứ mạng đào tạo nguồn nhân

lực y tế trình độ đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học, ứng dụng và
chuyển giao cơng nghệ; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân
dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Giá trị cốt lõi: Trách
nhiệm – Chất lượng – Phát triển – Hội nhập. Trải qua quá trình xây dựng
và phát triển, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã không ngừng củng cố
và vươn lên thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao phó,
nhân dân tín nhiệm trong cơng tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và khám
chữa bệnh. Hiện nay Trường đã có 6 khoa đào tạo, 56 bộ môn, liên bộ môn



×