Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.36 KB, 51 trang )

Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
LỜI MỞ ĐẦU
Tệ nạn mại dâm đang ngày càng có xu hướng gia tăng ở nước ta nhất
là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phức tạp hiện nay. Mại dâm không
chỉ được coi là tệ nạn mà nó còn không phù hợp với đời sống văn hoá và
thuần phong mỹ tục của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói
riêng. Vì vậy những người đi vào con đường mại dâm dù với bất kể lý do gì
thì đều bị xã hội lên án và nhìn với con mắt miệt thị, đây như là một định
kiến của xã hội và rất khó để thay đổi cách nhìn đó của mọi người. Chính
cách nhìn nhận của xã hội như vậy nên con đường tái hoà nhập cộng đồng
của những người từng là đối tượng mại dâm rất khó khăn.
Dù là ai, dù với số phận như thế nào thì khi lựa chọn cho mình con
đường như những người phụ nữ mại dâm họ cũng có những day dứt riêng,
những nỗi niềm riêng mà họ rất khó khăn để có thể chia sẻ với một ai khác.
Khi vào Trung tâm giáo dục Lao động xã hội số II qua thời gian lao động và
rèn luyện hầu hết trong số họ đã nhận ra được sự lầm lỡ của bản thân mình
và ai cũng khát khao được trở lại cộng đồng, làm lại cuộc đời đã một lần
dang dở của mình. Đó là một khao khát chính đáng của thân phận một con
người với tư cách là một thành viên của xã hội.
Qua thời gian thực tế ở Trung tâm tôi có được sự chia sẻ của Bà
Nguyễn Thị Phương - Giám đốc Trung tâm Giáo dục LĐXH số II nơi tôi đi
thực tế Bà cho biết rằng trong những năm gần đây tỷ lệ đối tượng mại dâm
và mại dâm nghiện ma tuý có chiều hướng gia tăng và càng trẻ hoá với
nhiều thành phần. Năm 2007, số đối tượng mại dâm và mại dâm nghiện ma
tuý vào Trung tâm là 251 (độ tuổi dưới 18 chiếm 0,6%, từ 18 đến 20 chiếm
22%).
1
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
Trong 8 tháng đầu năm 2008 là 179 đối tượng (độ tuổi dưới 18 chiếm
10%, từ 18 đến 22 chiếm 32% đây là bộ phận đối tượng có tuổi đời rất trẻ).
Số đối tượng tái phạm bị bắt trở lại trung tâm tỷ lệ ngày càng gia tăng, mức


độ tệ nạn tăng dần từ mại dâm, nghiện ma tuý và "dính" cả HIV.
Điều trăn trở lớn nhất của Bà và cũng chính những người làm việc
trong lĩnh vực này là xã hội hãy dang rộng vòng tay đón những con người đã
từng lầm lỗi, hãy mở rộng tấm lòng để họ được quay về với cuộc sống bình
thường như những người đã biết nhận lỗi.
Và vai trò của ngành Công tác xã hội trong lĩnh vực này là vô cùng
quan trọng, không chỉ hỗ trợ cho các nạn nhân về mặt tâm lý khi tái hoà
nhập cộng đồng mà Nhân viên xã hội còn là người kết nối họ dến những
dịch vụ xã hội trong thời gian đầu họ trở về cộng đồng và đang gặp những
khó khăn nhất định.
Với những lý do trên tôi quyết định chọn “Công tác xã hội với người
mại dâm” làm đề tài cho phần thực hành Công tác xã hội cá nhân của mình.
I. GIỚI THIỆU VỀ GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI SỐ II.
2
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm.
Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2, tiền thân là đoàn 21 thuộc
quân khu thủ đô. Tháng 8/1992, theo Quyết định số 1782/QĐ-UB chuyển
đổi thành trung tâm Bảo trợ Xã hội 2 với nhiệm vụ được giao là chữa bệnh
và phục hồi nhân phẩm cho gái mại dâm.
Trung tâm Giáo dục và Lao động Xã hội số 2 là trung tâm trực thuộc
Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, được đặt ở thôn Phú Yên, xã
Yên Bài, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, cách Hà Nội 50 km. Địa điểm của
trung tâm này cách trung tâm văn hoá của địa phương 20 km, là một khu vực
miền núi xa xôi của huyện Ba Vì, nơi dân cư chủ yếu là người dân tộc
Mường và những người đến định cư trong các khu kinh tế mới, giao thông
rất khó khăn, thông tin liên lạc không có, do đó đời sống của đối tượng và
cán bộ rất khó khăn, thiếu thốn. Trung tâm tiếp nhận địa điểm này vốn trước
đây là doanh trại quân đội của sư đoàn 21 – quân khu thủ đô cho đến tận
tháng 8/1992. Ban đầu trung tâm chỉ có thể tiếp nhận được 200 học viên, từ

năm 2002 trung tâm đã có thể tiếp nhận được 500 học viên.
Trước năm 2001, trung tâm chủ yếu đảm nhiệm việc giáo dục và điều
trị cho các đối tượng mại dâm (đây là 1 trong 3 trung tâm 05 chuyên trách
trong cả nước, 2 trung tâm khác là trung tâm giáo dục dạy nghề cho phụ nữ
Thủ Đức ở thành phố Hồ Chí Minh và trung tâm giáo dục và dạy nghề cho
phụ nữ Thanh Xuân ở Hải Phòng. Học viên do đó chủ yếu là các đối tượng
05 bắt buộc (bao gốm các đối tượng 05 nghiện ma tuý). Năm 2002, để tạo
thuận lợi thực hiện các quyết định 150, 151/TTg, trung tâm này đã được
giao nhiệm vụ chăm sóc, chữa bệnh cho các đối tượng 05 (gồm cả các đối
tượng nghiện ma tuý); cai nghiện và chăm sóc cho các đối tượng 06 bắt buộc
(phụ nữ), cai nghiện và chăm sóc cho các đối tượng 06 tự nguyện.
3
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
Hiện nay, Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2 có nhiệm vụ tiếp
nhận, quản lý, cai nghiện, chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề, tổ chức lao động
sản xuất, chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng cho các đối tượng là người nghiện
ma tuý (cả nam và nữ), gái mại dâm, mại dâm ma tuý nhiễm HIV. Nuôi
dưỡng chữa bệnh cho trẻ mồ côi, bỏ rơi bị nhiễm HIV. Với đối tượng
thường xuyên quản lý tại trung tâm từ 1100 đến 1300 người.
Từ những năm đầu thành lập Trung tâm Bảo trợ Xã hội số 2 có số
lượng đối tượng thường xuyên từ 50 đến 100 người với 25 cán bộ, công
nhân viên, chủ yếu là cán bộ chuyển công tác từ đoàn 21 sang, đa số đã có
tuổi, trình độ chuyên môn chưa phù hợp. Với cơ sở vật chất ban đầu 100%
nhà cấp 4 và các trang thiết bị thô sơ, đất đai hoang hoá, một ít cây lâm
nghiệp do đoàn 21 bàn giao lại.
Đến nay, trung tâm đã có những bước phát triển toàn diện với 125 cán
bộ, công nhân viên có dủ trình độ, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ, trên 20 ha
đất đai được phủ xanh bằng cây ăn quả và rau xanh, nhà ở, khu vui chơi giải
trí, nhà xưởng, chuồng trại chăn nuôi, cảnh quan môi trường xanh sạch

đẹp…Duy trì một môi trường rèn luyện như quân đội, quản lý giáo dục như
nhà trường, chữa bệnh như bệnh viện, tổ chức lao động sản xuất như nông
trường, xí nghiệp. Xứng đáng là một Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội
điển hình phía Bắc.
Với những thành tích đã đạt được trung tâm vinh dự đón nhận huân
chương lao động hạng 3 và cờ thi đua của Chính phủ, bằng khen của Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội và nhiều danh hiệu thi đua khác.
4
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
2. Các hoạt động an sinh xã hội và công tác xã hội tại cơ sở
2.1. Các hoạt động an sinh xã hội.
2.1.1. Công tác nuôi dưỡng trẻ mồ côi có HIV.
Cháu bé sơ sinh bỏ rơi bị nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS được phát
hiện đầu tiên ở bệnh viện nhi Trung ương vào năm 2000. Trong lúc khó có
thể đưa bé vào một cơ sở bảo trợ xã hội nào vì người ta sợ lây nhiễm. Đầu
năm 2001, bé được trung tâm đón nhận về chăm sóc và điều trị. Tháng
8/2001, trung tâm được giao bổ sung nhiệm vụ tiếp nhận nuôi dưỡng và điều
trị chăm sóc trẻ nhiễm HIV bị bỏ rơi, mồ côi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đa số các cháu khi vào trung tâm đều trong tình trạng suy dinh dưỡng
nặng, mắc nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội, tiêu hoá, hô hấp, sẩn ngứa, lở
loét…Sau tiếp nhận các bé vào trung tâm bằng cả tình thương, trách nhiệm
của cán bộ, thầy thuốc và những người mẹ nuôi đồng cảnh tình nguyện, thì
các cháu được chăm sóc, điều trị và phục hồi. (Từ 71 trẻ đến nay, có 14 trẻ
tử vong, 15 trẻ sau 18 tháng xét nghiệm HIV âm tính, chuyển trung tâm nuôi
dưỡng và được nhận nuôi dưỡng tại các gia đình trong nước và quốc tế, hiện
nay còn 40 cháu). Được sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong nước và
quốc tế, các cháu đã được chăm sóc chu đáo về sức khoẻ và dinh dưỡng, tâm
lý, các cháu đã được đi học, được điều trị thuốc kháng vi rút HIV. Sức khoẻ
và tinh thần của các cháu đã tốt lên rất nhiều.
Thực hiện tốt việc này một lúc giải quyết được 2 vấn đề xã hội sâu

sắc, những người phụ nữ nhiễm HIV có việc làm phù hợp, trẻ em nhiễm
HIV được chăm sóc chu đáo. Trung tâm đã tạo dựng một gia đình cho
những người phụ nữ và những em bé bất hạnh.
5
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
2.1.2. Công tác điều trị phục hồi.
Cán bộ trung tâm xác định đúng nhiệm vụ phục vụ bệnh nhân đặc biệt
khó khăn, phức tạp, nguy hiểm.
Khám và điều trị cho: 221.113 lượt; cai cắt cơn cho: 2336 đối tượng.
Điều trị bệnh lậu, giang mai: 586 đối tượng. Điều trị các bệnh xã hội khác:
215737 lượt bệnh nhân. 100% bệnh nhân được điều trị khỏi và ổn định các
bệnh xã hôi, nhiễm trùng cơ hội, phục hồi sức khoẻ, không có sự cố xẩy ra
trong điều trị, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công tác cai cắt cơn và điều
trị phục hồi. Trung tâm làm tốt công tác tư vấn sức khoẻ và tư vấn
HIV/AIDS, đối tượng được chia sẻ yên tâm chữa trị. Nhiều bệnh nhân bị
bệnh nặng không có người thân giúp đỡ, thăm nuôi trung tâm đã chăm sóc
tận tình, quan tâm, giúp đỡ khi ốm đau, khâm liệm, chon cất khi tử vong…
2.1.3. Công tác dạy nghề.
Trong những năm qua trung tâm đã tích cực, chủ động trong công tác
dạy nghề, hướng nghiệp và tạo việc làm phù hợp( may, thêu, cơ khí, nấu ăn,
Tiếng Anh – vi tính văn phòng…).
Năm 2003, dự án tạo việc làm cho phụ nữ nhiễm HIV không nơi
nương tựa do quỹ CANADA tại Việt Nam tài trợ trị giá 266 triệu đồng, dự
án này giải quyết cho 50 lao động là người có HIV.
Từ năm 2005 đến nay,100% số học viên học nghề đạt yêu cầu được
cấp chứng chỉ nghề. Nhiều học viên sau học nghề trở về cộng đồng đã có
được việc làm ổn định.
Tháng 9/2005 đến nay, trung tâm nhận được sự giúp đỡ của Chương
trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP với sự hỗ trợ kinh phí của sứ quán
Phần Lan tại Việt Nam dự án đào tạo Tiếng Anh – tin học văn phòng và

hướng nghiệp cho các học viên nữ đến nay đã kết thúc hai khoá học với 48
học viên đã tốt nghiệp và dự án đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2. Đã có
6
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
một số học viên được bố trí việc làm ngay sau khi từ trung tâm trở về. Đây
là dự án thí điểm mang tính sáng tạo của UNDP giúp đỡ những phụ nữ lầm
lỡ làm lại cuộc đời.
2.1.4. Công tác văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao.
Hoạt động VHVN – TDTT luôn được Trung tâm chú trọng coi đây là
món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tinh thần. Trong những năm
qua phong trào VHVN – TDTT luôn có sự thay đổi, phát triển cả về bề nổi
lẫn chiều sâu tạo ra phong trào thi đua sôi nổi, tạo sân chơi văn hoá lành
mạnh cho hàng nghìn cán bộ và học viên tham gia, nâng cao đời sống tinh
thần, góp phần rền luyện, cải thiện sức khoẻ. Trong 5 năm trở lại đây, từ
năm 2002 – 2006 phong trào VHVN – TDTT của Trung tâm đã gặt hái được
nhiều thành công.
Tháng 6/2006 lần thứ 2 Trung tâm tham dự cuộc thi Ngày sáng tạo
Việt Nam do Ngân hàng thế giới và Bộ Giáo dục đồng tổ chức với dự án
“Giảm kỳ thị để trẻ em HIV được học tập, xoá kỳ thị để trẻ em HIV được
đến trường” đã được Ban tổ chức bình chọn và trao giải thưởng xuất sắc,
giải thưởng cho ý tưởng sang tạo này trị giá 10.000USD.
2.2. Các hoạt động công tác xã hội.
Hoạt động Công tác xã hội được lồng ghép vào các hoạt động của
Trung tâm:
- 100% đối tượng vào Trung tâm được tham gia các chương trình giáo
dục đạo đức, nhân cách, giá trị sống, pháp luật, y tế, sức khỏe, phòng chống
các bệnh truyền nhiễm, tác hại của tệ nạn mại dâm, ma tuý, tổ chức sinh hoạt
các câu lạc bộ các hoạt động, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao văn hoá văn
nghệ, tổ chức nhiều hình thức, hoạt động tuyên truyền đễ nhớ, dễ hiểu, phù
hợp với nhận thức của học viên.

7
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
- Trung tâm đã thành lập các nhóm đồng đẳng để tổ chức các hoạt
động tuyên truyền về tác hại của ma tuý, phòng chống lây nhiễm HIV/
AIDS…nhằm nâng cao nhận thức cho các học viên trong trung tâm.
- Trung tâm có các hoạt động về tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho các học
viên có những khủng hoảng, căng thẳng khi mới bắt đầu vào trung tâm tiếp
xúc với một môi trường hoàn toàn mới nhằm ổn định tâm lý cho các học
viên.
Ngoài ra trung tâm còn có các hoạt động hướng dẫn tư vấn cho gia
đình đối tượng về cai nghiện, chuẩn bị chữa trị, quản lý giáo dục… tạo điều
kiện hỗ trợ cho học viên.
- Trung tâm có những buổi học giáo dục chuyên đề cho các học viên
về pháp luật, rèn luyện kỹ năng sống, các giá trị sống… nhằm trang bị kiến
thức, kỹ năng cho các học viên trước khi họ tái hoà nhập cộng đồng.
- Từ năm 2006 từ dự án “ Giảm kỳ thị để trẻ em HIV được học tập,
xoá kỳ thị để trẻ em HIV được đến trường” Trung tâm đã thành lập nhóm
“Hiểu rồi thương” bao gồm các cán bộ trong Trung tâm kết hợp với Ban
lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể của địa phương nhằm chăm sóc, tiến hành
các hoạt động tuyên truyền vận động người dân nhằm đưa trẻ em nhiễm HIV
tái hoà nhập cộng đồng bằng việc làm cụ thể là cho trẻ nhiễm HIV được học
tập và vui chơi cùng với những trẻ em khác trong thôn dưới cùng một mái
trường.
8
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
II. TIẾN TRÌNH GIÚP ĐỠ.
1. Hoàn cảnh tiếp cận thân chủ.
Sau khi hoàn thành chương trình học về lý thuyết môn Công tác xã
hội, chúng tôi được nhà trường tạo điều kiện đi học tập thực tế để hoàn thiện
phần kỹ năng của mình và áp dụng nó vào môi trường thực tế. Tôi đã chọn

địa điểm thực tế cho mình ở Trung tâm giáo dục Lao động xã hội số II, nơi
có hàng ngàn học viên đang cai nghiện ma tuý, nơi có những cô gái lầm lỡ
đi vào con đường mại dâm nay đến đây mong làm lại cuộc đời. Trung tâm
giáo dục lao động xã hội số II từng được ví là “Nơi cuộc sống hồi sinh”.
Sau một thời gian làm việc ở Trung tâm, chúng tôi được tìm hiểu về
cuộc sống cũng như tâm lý chung của những học viên ở đây, nắm được tình
hình chung thì chúng tôi bắt đầu được các cán bộ trong Trung tâm giới thiệu
để tiếp cận với từng học viên cụ thể đi sâu vào tìm hiểu đời sống tình cảm
cũng như sự rèn luyện của các học viên nơi đây để mong làm lại cuộc đời .
Qua những lần tiếp xúc như vậy tôi cảm nhận được sự trải nghiệm, sự day
dứt của từng số phận nơi đây khi họ lỡ sa chân vào những đam mê khó thoát
khỏi như ma túy, sự tủi nhục, dày vò của các chị khi vướng vào cái nghề
được coi là sự “nhơ nhuốc” của xã hội, sự tuyệt vọng, đau khổ của những
người chẳng may bị nhiễm HIV. Nhưng trên hết tôi cảm nhận thấy rõ nhất là
nghị lực của những con người này khi họ đối diện với chính những sai lầm
của mình đã từng gây ra, là sự kiên trì của ý chí khi họ vượt qua được cám
dỗ của bản thân, là sự đấu tranh không mệt mỏi giữa phần “Thiện” và phần
“Ác” trong chính bản thân mỗi người. Vượt lên trên những điều đó là khát
vọng mong làm lại cuộc đời, mong được xã hội chấp nhận như một người
biết cúi đầu nhận lỗi. Thân chủ của tôi là một con người có số phận như thế
trong hàng ngàn đối tượng nơi đây.
9
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
Với khuôn mặt khá ưa nhìn, một vóc dáng trông khá khỏe mạnh
nhưng điểm làm tôi chú ý trên khuôn mặt ấy chính là đôi mắt của em. Em
cười đùa vui vẻ với mọi người đấy, em tham gia vào tất cả các câu chuyện
mà mọi người khởi xướng đấy nhưng sao trong đôi mắt kia vẫn tôi vẫn nhìn
thấy một nét buồn khó tả, giọng nói kia nghe sao nghèn nghẹn nơi cổ họng.
Tôi cảm nhận dường như nó váng vất một nét ưu tư ma đáng lẽ với tuổi 20
tràn đầy sức sống và niềm yêu đời như em chưa nên có. Phải chăng em có

tâm sự gì rất khó để chia sẻ với mọi người?
Với những ấn tượng như vậy và câu hỏi trên cứ thôi thúc trong đầu
mình qua nhiều lần tiếp xúc tôi quyết định chọn em làm thân chủ cho mình,
mong được chia sẻ với em dù chỉ là rất nhỏ những điều trong cuộc sống để
đôi mắt em thêm tươi, giọng nói em bớt buồn.
2. Giới thiệu sơ lược về thân chủ.
2.1. Hoàn cảnh của thân chủ.
Thay đổi môi trường sống đôi khi nó có ảnh hưởng mang tính quyết
định đến số phận của một con người mà chính bản thân người trong cuộc
không kịp nhận ra sự ảnh hưởng ghê gớm của nó tới cuộc sống của mình
như vậy. Sự ảnh hưởng đó có thể là tiêu cực nhưng cũng có thể là vực thẳm
nếu ta không biết mục đích của sự thay đổi này là gì. Điều này đúng với
trường hợp của thân chủ mà tôi chọn.
Nguyễn Thị An sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thuộc huyên Bình
Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc. An là cô con gái hiếu thảo của bố mẹ, là một người
em biết nghe lời của người anh trai, là một học sinh chăm chỉ với thành tích
học tập khá và là một thành viên nổi trội trong các phong trào bề nổi ở
trường vì có giọng hát hay. Chừng đó yếu tố làm cho gia đình hài lòng về
đứa con ngoan, thầy cô tin tưởng vì cô học trò có năng khiếu. Nhưng những
10
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
chuyện tốt đẹp đó chỉ kéo dài đến ngày An học xong lớp 9 và thi đậu vào
trường THPT ở quê nhà.
Sau hai kỳ thi vất vả, tốt nghiệp bậc trung học cơ sở và thi đậu vào
trung học phổ thông, An xin bố mẹ xuống thành phố Hà Nội vừa chơi vừa
phụ chị con nhà bác họ bán quần áo ở cửa hàng vừa mới khai trương. Bố mẹ
đồng ý cùng với sự háo hức của bản thân muốn khám phá một vùng đất mới,
thoát khỏi lũy tre làng bao năm nay vẫn vậy. Một ngày đầu tháng 7- 2005 cô
bé An khăn gói xuống Hà Nội. Hành trang xuống Hà Nội của An là vài bộ
quần áo ở nhà cùng tâm hồn náo nức của sụ khám phá cái mới mẻ của

“Phố”, của những hàng quần áo đẹp, của những cốc cà phê uống vào vừa
đắng nhưng cũng mang vị ngọt đậm đà đầu lưỡi rất khó quên.
Và dường như một tháng hè bán quần áo cho bà chị họ với An trôi
qua quá nhanh khi mà An chưa kịp thưởng thức hết mùi vị của nơi đông đúc,
sầm uất này. Một tháng, dường như thời gian quá ngắn cho cho những buổi
bát phố trước đây là cùng với chị họ và bạn bè của chị ấy, còn thời gian sau
này là với những người bạn mà cô vừa mới quen.
Những bộ quần áo đẹp, những buổi đi chơi không có sự giám sát của
bố mẹ, những buổi đi hát Karaoke say sưa cùng bạn bè níu giữ bước chân
của cô bé An ở lại Hà Thành một cách mãnh liệt. An bỏ dở con đường học
hành của mình, bỏ lại sau lưng làng quê với lũy tre yên bình với niềm trăn
trở của cha, những giọt nước mắt vừa thương con vừa xót xa của người mẹ.
An bỏ lại trang sách học trò của năm học mới, bỏ lại thầy cô, bè bạn, bỏ lại
quãng thời gian sống thanh bình nơi quê nhà để đến một nơi mới mà chính
cô cũng không biết rằng nơi đó lại là nơi đem đến cho cô nhiều tủi nhục
trong đời.
11
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
Chia sẻ với tôi những tháng ngày đã qua cô gái trẻ 20 tuổi dường như
“già” hơn trong lời nói mang đầy tính trải nghiệm mà không phải ở độ tuổi
đó cô gái nào cũng dễ dàng có được. Tôi không khỏi ngạc nhiên khi em kể
về cuộc sống của em những tháng ngày ở Hà Nội với những quán Bar, vũ
trường, với những đêm “bay” thâu đêm suốt sáng cùng tiếng nhạc inh tai. Từ
những đêm đi chơi như vậy xích em gần lại với ma túy mà đầu tiên chỉ là
những viên thuốc lắc để em nghe nhạc được hay hơn, những điệu nhảy đầy
đam mê hơn. Cứ lún dần vào những cuộc chơi bất tận về đêm làm cho tuổi
16 của em đầy những trò tiêu khiển của giới trẻ thượng lưu ở Hà Thành, em
bắt đầu quen với những “đại gia” trẻ tuổi, là những cậu ấm cô chiêu thích
cuộc sống hưởng thụ. Đam mê này kéo theo đam mê khác làm em ngày càng
xa dần với cuộc sống trước đây của mình mà chính em cũng chưa kịp nhận

ra mình đã đi quá xa như vậy.
Lương của một nhân viên phục vụ quán cà phê sau khi ra ở phòng trọ
của em không đủ cung cấp cho nhũng cuộc chơi đầy cám dỗ của mình vậy là
em tìm đến con đường mại dâm như là một lẽ đương nhiên nó phải thế.
Mười sáu tuổi đầu đi vào con đường mại dâm để phục vụ cho những ý thích
của mình mà lúc đó em chưa hề ý thức được việc làm đó của mình lại dẫn
em đến những tháng ngày đầy dằn vặt và đau khổ như ngày hôm nay.
Càng làm ra nhiều tiền thì hình như em càng có nhu cầu để tiêu tiền ở
chốn phồn hoa này. Em chia sẻ với tôi rằng “giờ làm việc” của em là từ 13h
cho đến 23h, những buổi đi “làm” của em đầy những tiếng nhạc, là sự đòi
hỏi nhiều khi quá đáng của khách nhưng em vẫn phải cắn răng “chiều”
người ta. Đằng sau sự chịu đựng đó là một cuộc sống hưởng thụ trên chính
số tiền em kiếm được bằng thân xác của mình. Mất đi thời thiếu nữ nhưng
em có được điện thoại đẹp, có xe đẹp, và có niềm vui từ những buổi sát phạt
nhau không ngừng nghỉ bên canh bạc đỏ đen. Nhưng rồi những thứ em có
12
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
được cũng lần lượt ra đi theo những đam mê không ngừng nghỉ của em. Em
cười chua chát và nói với tôi rằng giờ em mới tự thấy rằng mình là một
người hư hỏng, xã hội gọi em là loại “gái đú”, đến bây giờ em thực sự cảm
nhận được sự tủi nhục cho danh từ mà mọi người gọi mình như thế. Sự ân
hận muộn màng cho những gì mình đã trải qua.
Có lẽ rằng em sẽ trượt dài trong cuộc sống mà em có như thế nếu
không có một ngày trong một cuộc “bay” đầy đam mê tại vũ trường bị công
an truy quét và đưa về Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số II này. Em bị
đưa về Trung tâm khi chưa hết cơn “phê thuốc”. Tĩnh trí lại em mới cảm
thấy thực sự hoang mang khi ngoảnh lại không còn gì ngoài hai bàn tay
trắng và sụ rũ rượi của thân xác khi vào đến cổng Trung tâm này. Chính từ
đây trong tâm hồn của cô gái trẻ mới bắt đầu có những dằn vặt, có những
đau khổ và có sự tự vấn chính lương tâm mình.

Sau khi vào Trung tâm em đã có khoảng thời gian để nhìn lại khoảng
thời gian 4 năm chìm nổi của mình, vào đến đây cô mới thực sự nhìn thấy
sai lầm của bản thân. Và trong sâu thẳm của tâm hồn mình cô vẫn thiết tha
yêu cuộc sống, vẫn muốn được làm lại từ đầu với sự chân thành và trong
sạch của bản thân.
May mắn cho An khi em có được tình yêu thương từ gia đình, là sự
mong đợi đứa con quay trở về của bố mẹ, là mong em gái mình sẽ làm lại
được cuộc đời của người anh trai. Tình thương yêu đó được biểu hiện bằng
số lần lên thăm của bố mẹ khi cô ở Trung tâm này, điều đó tiếp cho em thêm
sức mạnh và niềm tin vào con đường phía trước của mình và vượt qua được
sự khủng hoảng của bản thân trong những tháng đầu vào Trung tâm.
13
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
2.2. Những kỹ năng đã sử dụng.
Thân chủ mà tôi chọn thuộc vào loại đối tượng rất nhạy cảm. Họ có
tâm lý mặc cảm, tự ti và rất khép mình khi trò chuyện cùng người khác, nhất
là những người “ngoài xã hội” như tôi khi đến trung tâm này nên khi tiếp
cận họ cần phải rất khéo léo để vừa vận dụng kỹ năng vừa thu hút được sự
tham gia của thân chủ vào toàn bộ tiến trình can thiệp của mình.
Phải trải qua một thời gian tiếp xúc và trò chuyện cùng nhau thì An
mới chia sẻ với tôi những điều riêng tư của bản thân mình.
Khi thực hiện bước này thì kỹ năng tạo lập mối quan hệ với thân chủ
là điều hết sức quan trọng, xây dựng được niềm tin nơi thân chủ để họ có thể
thoải mái chia sẻ những điều riêng tư nhất đòi hỏi người nhân viên xã hội
phải thể hiện được sự chân thành và thái độ không lên án của bản thân với
những gì thân chủ đã trải qua trong quá khứ. Làm được điều này đồi hỏi
nhân viên xã hội phải kiên trì thuyết phục và từng bước xây dựng sự tin cậy
nơi thân chủ qua từng buổi tiếp xúc bằng sự đảm bảo về tính bảo mật thông
tin với thân chủ, bằng sự khích lệ nhẹ nhàng trên cơ sở nắm bắt được tâm lý
của thân chủ qua nhiều lần tiếp xúc khác nhau.

Ngoài kỹ năng tạo lập mối quan hệ thì kỹ năng tạo bầu không khí
thoải mái trong khi làm việc với thân chủ cũng đóng một vai trò khá quan
trọng. Diieeuf này giúp cho thân chủ cảm thấy thực sự thoải mái và được tôn
trọng khi trò chuyện với nhân viên xã hội. Một cuộc nói chuyện vui vẻ để họ
không có cảm giác bị dồn ép và những điều họ chia sẻ hoàn toàn là vì chính
bản thân họ chứ không nhằm vào một mục đích nào khác. Khi ý thức và có
được cảm giác như vậy thì An đã hoàn toàn chia sẻ với tôi những điều riêng
tư mà không ngại ngần, không lo sợ những điều mình nói ra sẽ bất lợi hay
làm cô căng thẳng thêm. Bằng thái độ thân thiện và cởi mở chia sẻ nhũng
14
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
trải nghiệm của bản thân về tất cả những lĩnh vực trong cuộc sống đã giúp
tôi và An có những buổi nói chuyện thực sự rất thoải mái và có hiệu qủa.
Kỹ năng tạo bầu không khí vui vẻ này phải được thực hiện trong suốt
tiến trình làm việc với thân chủ.
Kỹ năng lắng nghe tích cực tôi cũng vận dụng thường xuyên trong
bước tiếp cận và tìm hiểu về hoàn cảnh của thân chủ. Lắng nghe có chọn lọc
những thông tin mà thân chủ chia sẻ để giúp cho quá trình tập hợp thông tin
một cách logic và có trình tự.
Không ngắt lời thân chủ nhưng trong cuộc trò chuyện phải có định
hướng để thân chủ tập trung vào nội dung chính của buổi gặp gỡ tránh đi xa
vấn đề trọng tâm. Đây vừa là yêu cầu đồng thời cũng cần có sự khéo léo của
người nhân viên xã hội vì sự e ngại của thân chủ chỉ diễn ra vào những buổi
ban đầu còn những buổi tiếp xúc sau thân chủ có xu hướng nói rất nhiều về
mình. Ví dụ như An những buổi gặp sau này An thường kể về cuộc sống ăn
chơi trước đây của mình một cách thái quá như một sự hồi tưởng về quãng
thời gian đó. Điều này một mặt giúp thân chủ nhìn nhận lại những sai lầm
của mình nhưng đồng thời cũng khơi dậy sự đam mê của cô về những cuộc
chơi trong quá khứ, như vậy sẽ rất nguy hiểm cho tâm lý của thân chủ lúc
này.

Kỹ năng thấu cảm và đồng cảm là hai kỹ năng được vận dụng thường
xuyên trong những cuộc trò chuyện với thân chủ. Thấu cảm với tâm lý
hoang mang khi bị cưỡng chế vào trung tâm để cai nghiện, lao động và rèn
luyện, sự thấu hiểu khi thân chủ chia sẻ những khi phải thích nghi với một
môi trường sinh hoạt hoàn toàn mới, tất cả đều phải thực hiện theo đúng nội
quy và giờ giấc mà trung tâm quy định. Không còn sự tự do như cuộc sống ở
ngoài đối với cô là một thử thách lớn trong những ngày đầu.
15
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
Nhân viên xã hội có thể hiểu được sự thất vọng của chính bản thân
thân chủ khi được giáo dục và nhận ra những mình làm trước đây nó gây ra
hậu quả lớn cho bản thân như vậy. An chia sẻ với tôi rằng vào đây em mới
thực sự nhân ra sai lầm của bản thân nếu cứ tiếp rục cuộc sống như cũ thì em
sẽ không bao giờ nhận ra những hậu quả nghiêm trọng như thế vì trước đây
em cho rằng những việc mình làm là đương nhiên và cô sống như thế thì
không ảnh hưởng đến ai, sống được ngày nào thì phải biết hưởng thụ ngày
đó cho “đáng sống”.
Bằng kỹ năng khích lệ nhân viên xã hội đã khuyến khích thân chủ nói
ra mong muốn của bản thân về cuộc sống tương lai khi hết thời gian rèn
luyện ở Trung tâm tái hòa nhập cộng đồng. Khi nói đến vấn đề này ban đầu
thân chủ rất rụt rè vì em không biết bắt đầu từ đâu nhưng được sự động viên
rất chân thành của nhân viên xã hội thân chủ đã mạnh dạn nói ra suy nghĩ
của mình. Đây là bước can thiệp quan trọng vì nó định hướng cho thân chủ
trong rèn luyện cũng như phấn đấu để chuẩn bị cho cuộc sống sau này của
chính bản thân thân chủ.
Trên đây là những kỹ năng mà nhân viên xã hội đã áp dụng trong tiến
trình can thiệp đẻ khai thác thông tin cũng như tìm hiểu về hoàn cảnh của
thân chủ. Có một điều đáng lưu ý là những kỹ năng này phải được vận dụng
một cách linh hoạt và đan xen nhau chứ không tách rời nhau một cách rõ
ràng được.

16
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
3. Vấn đề thân chủ đang gặp phải.
3.1. Sơ đồ phả hệ của thân chủ.
Chú thích :
: Nam giới.
: Nữ giới.
: Quan hệ thân thiết.
Nhìn vào sơ đồ phả hệ ta thấy rõ được mối quan hệ và sự quan tâm
của gia đình tới An. Mối quan hệ đó được thể hiện như sau: bố mẹ An rất
quan tâm đến con gái của mình. Hàng tháng hai người đều thu xếp công việc
lên thăm An, động viên khích lệ tinh tần An cố gắng rèn luyện và có những
suy nghĩ tích cực để sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình. Gia đình luôn
mở rộng vòng tay đón An trở về trong tình thương yêu và sự quan tâm lo
lắng.
A
n
17
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
Trong một lần thăm nuôi như vậy tôi được sự cho phép của An tôi
có dịp được tiếp xúc với bố mẹ của An. Cả bố và mẹ An chia sẻ với tôi rằng
vượt qua được thời gian khủng hoảng ban đầu khi biết con gái của mình sa
vào con đường lầm lỡ như vậy bây giờ hai bác đã lấy lại được tinh thần chỉ
mong sao bằng tình thương yêu của gia đình, sự rèn luyện của bản thân mà
An sớm nhận ra những lỗi lầm trong quá khứ để làm lại cuộc đời bằng sức
lao động và năng lực của bản thân.
Sự mong mỏi đó của bố mẹ An được thể hiện bằng hành động kiên
trì vượt hàng trăm cây số mỗi tháng một lần đến thăm con để được biết rằng
con mình vẫn khỏe mạnh, và để An biết rằng mọi người không bỏ rơi An mà
vẫn xem An như một người vấp ngã giừ biết đúng đậy để đi tiếp chặng

đường còn dài ở phía trước.
Anh trai của An cũng lo lắng và mong em gái mình sớm được trở lại
với cộng đồng. Sau khi An trở về anh đã hứa với em gái mình là sẽ tạo điều
kiện cho cô làm trong studio ảnh viện áo cưới và trang điểm cô dâu của
mình. Đây vừa là thuận lợi vừa là một nguồn lực rất lớn tạo điều kiện cho
An trong tái hòa nhập cộng đồng.
Có được sự quan tâm của gia đình như vậy là một thuận lợi hết sức
to lớn của An và đây cũng là nguồn động viên tinh thần lớn nhất của em để
em vượt qua quãng thời gian khó khăn này.
18
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
3.2. Sơ đồ sinh thái.

Chú thích :
: Quan hệ một chiều.
: Quan hệ hai chiều.
: Quan hệ rời rạc.
Nhìn vào sơ đò sinh tái ta có thể thấy được các nguồn lực, các mối
quan hệ sẽ hỗ trợ thân chủ khi thân chủ tái hòa nhập cộng đồng. Nhiệm vụ
của nhân viên xã hội là giúp thân chủ tiếp cận được với các dịch vụ trong sơ
đồ sinh thái trên để thân chủ nhận được những sự hỗ trợ cần thiết và cảm
thấy tự tin hơn khi trở lại với cuộc sống bình thường.
Như đã phân tích trong bảng điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ ở trên
khi hết thời gian rèn luyện ở Trung tâm thân chủ nhận được tình thương yêu
19
TC
Gia đình
Trung
tâm giới
thiệu việc

làm
Câu lạc
bộ nhiếp
ảnh
Trung
tâm
tham
vấn
Hàng
xóm
Các
nhóm
đồng
đẳng
Bạn bè
Đoàn
thanh
niên
Gia đình
mở rộng
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
và sự ủng hộ từ gia đình, của bố mẹ và anh trai. Nhưng không phải trong đại
gia đình bao gồm cô, dì, chú bác và họ hàng đều sẵn sàng đón nhận An mà
không có định kiến. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi tâm lý chung của xã
hội là khó mà chấp nhận những người đã từng làm nghề mại dâm như An.
Đi kèm với sự không đồng tình đó của họ hàng thì sự nhìn nhận xa
lánh của hàng xóm cũng là một trở ngại đáng kể cho sự hòa nhập xã hội của
An. Nếu nhân viên xã hội không có các biện pháp can thiệp như tiếp xúc với
người dân ở đây tuyên truyền nâng cao nhận thức cho họ về sự tái hòa nhập
của những người như An là một quyền chính đáng và vận động họ thay đổi

cách nhìn và dang rộng vòng tay đón họ trở về như một nghĩa cử cao đẹp để
họ không cảm thấy lẻ loi và bị xa lánh khi trở về.
Khi trở lại hòa nhập với xã hội sau hai năm rèn luyện ở Trung tâm
cùng với sự thay đổi của bản thân và môi trường xung quanh chắc chắn thân
chủ sẽ có những cú sốc về tâm lý nhất định. Chính vậy việc kết nối họ với
các trung tâm tham vấn là một điều hết sức cần thiết để hỗ trợ tâm lý cho
thân chủ khi cần nhất là gia đoạn đầu thân chủ mới hòa nhập với xã hội.
Thân chủ đã có những định hướng ngay từ đầu là về sẽ theo học nghề
trang điểm cô dâu và chụp ảnh cưới nên nhân viên xã hội cùng gia đình nên
khuyến khích thân chủ gia nhập Câu lạc bộ nhiếp ảnh có ở địa phương để
tăng cường những hoạt động xã hội giúp thân chủ luôn bận rộn và tìm thấy
niềm vui trong những việc làm đó.
Bên cạnh đó việc tham gia các nhóm đồng đẳng cũng là việc làm tích
cực cho thân chủ. Khi tham gia các nhóm này thân chủ sẽ tìm thấy sự đồng
cảm với các thành viên có cùng hoàn cảnh như mình. Qua đó thân chủ có cơ
hội tìm thấy mình trong các thân phận khác trong nhóm đồng thời thân chủ
cũng sẽ tập nhiễm những hành vi ứng xử tích cực của các thành viên trong
nhóm trước những tình huống mà họ gặp trong cuộc sống.
20
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
3.3. Vấn đề thân chủ đang gặp phải.
Sau nhiều lần tiếp xúc và trò chuyện với thân chủ nhân viên xã hội đã
xác định được vấn đề mà thân chủ đang gặp phải là: thân chủ trước đây bi
nghiện ma túy tổng hợp đồng thời là đối tượng của tệ nạn mại dâm, thân chủ
tự tìm đến tệ nạn này một cách tự nguyện để có tiền phục vụ cho nhu cầu ma
túy của mình và những thú vui khác của bản thân như: đến quán Bar, vũ
trường, và những canh bạc đỏ đen thâu đêm suốt sáng.
Trong một lần truy quét của lực lượng công an thân chủ bị cưỡng chế
vào Trung tâm Giáo dục lao dộng xã hội số II để được cai nghiện, học tập và
lao động. Vốn quen với cuộc sống của thế giới bên ngoài nên thời gian đầu

vào Trung tâm thân chủ chưa kịp thích nghi với môi trường mới nên có sự
hẫng hụt về tâm lý. Khi nhận thức được những việc mình đã làm trước đây
thân chủ cảm thấy căm ghét và ghê sợ chính bản thân mình. Thân chủ lo sợ
về sự nhìn nhận của xã hội về thân phận của mình và cảm thấy bế tắc cho
tương lai của mình sau này . Thân chủ cũng chia sẻ rằng ngay như anh trai
của thân chủ là máu mủ ruột rà mà còn tỏ thái độ không chấp nhận thân chủ
vậy thì người ngoài họ sẽ nhìn thân chủ với ánh mắt như thế nào? Từ những
suy nghĩ như vậy dẫn đến những biểu hiện tâm lý tiêu cực ở thân chủ như:
thời gian gần đây An thường xuyên mất ngủ khiến tinh thần rất mệt mỏi,
hoang mang, lo sợ, tự ti, mặc cảm và sống khép mình khi thời gian rèn luyện
ở Trung tâm gần kết thúc (chỉ còn bốn tháng nữa là An kết thúc thời gian cai
nghiện và chữa bệnh bắt buộc tại Trung tâm) để tái hòa nhập cộng đồng trở
về với cuộc sống bình thường.
21
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
Vấn đề của thân chủ được biểu diễn bằng cây vấn đề như sau:
22
Thân chủ hoang mang, lo sợ trước
khi tái hòa nhập cộng đồng
Về mặt
cơ thể
Về mặt
tâm lý
Về gia
đình
Mất
ngủ
Mệt
mỏi
Sức

khỏe
yếu
Hoang
mang,
lo sợ
Ghét
bản
thân
Sợ bố
mẹ lo
lắng
Bi
quan,
chán
nản
Sợ ảnh
gưởng
đén gia
đình
Sợ
anh
trai
định
kiến
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
3.4. Điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống thân chủ.
Qua tiếp xúc với hệ thống thân chủ nhân viên xã hội đã xác định được
điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống thân chủ như sau:
Hệ thống thân
chủ

Điểm mạnh Điểm yếu
1. Thân chủ.
2. Mẹ thân chủ.
- Là người có nhận thức và
khả năng thích ứng với hoàn
cảnh sống nhanh.
- Có kinh nghiệm trong
công việc trang điểm cô dâu
và chụp ảnh đám cưới.
- Có năng khiếu về múa, hát
và các hoạt động bề nổi.
- Là người có tính tình vui
vẻ dễ hòa đồng cùng mọi
người.
- Có trách nhiệm với gia
đình, biết thương bố mẹ.
- Có quyết tâm muốn thay
đổi bản thân để làm lại cuộc
đời.
- Là người có trình độ nhận
thức.
- Thương con.
- Có trách nhiệm với con cái
- Là người có tâm lý
không ổn định đẽ bị bạn
bè lôi kéo, rủ rê.
- Có tính đua đòi: luôn có
suy nghĩ những gì bạn bè
có được thì mình cũng
phải có được bằng mọi

giá. Đây chính là nguyên
nhân chính dẫn đến thất
bại của thân.
- Tâm lý không ổn định:
hoang mang, lo sợ, mặc
cảm, tự ti.
- Tâm lý không ổn định
dễ xúc động.
- Vẫn còn những lo lắng
về dư luận xã hội đối với
con và gia đình.
23
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
3. Bố thân chủ.
4. Anh trai của
thân chủ.
sẵn sàng hỗ trợ về mặt vật
chất và tinh thần cho An.
- Có nghề trang điểm cô dâu
và chụp ảnh cưới.
- Là cán bộ nhà nước, có
trình độ nhận thức.
- Là người quyết đoán.
- Có trách nhiệm và thương
con.
- Là người có trình độ nhận
thức.
- Có nghề chụp ảnh đám
cưới.
- Có studio ảnh viện áo cưới

riêng.
- Có trách nhiệm với gia
đình, thương em gái.
- Tính tình hơi nóng nảy,
dễ nổi nóng nếu có việc gì
căng thẳng.
- Cảm thấy thất bại trong
việc giáo dục con cái.
- Phản đối kịch liệt việc
làm sai trái của em gái.
- Sợ dư luận không hay về
em gái mình.
24
Công tác xã hội cá nhân với người mại dâm
4. Kế hoạch giúp đỡ đối tượng.
Sau khi xác định được vấn đề của thân chủ nhân viên xã hội xác định
mục tiêu tổng quát khi tiến hành trợ giúp thân chủ là: giúp thân chủ ổn định
được tâm lý không còn cảm giác hoang mang, lo sợ, yên tâm với việc học
tập và rèn luyện tại Trung tâm trong thời gian còn lại để chuẩn bị cho mình
những điều kiện tốt nhất để tái hòa nhập cộng đồng, đồng thời giúp thân chủ
lập kế hoạch cho bản thân khi hòa nhập lại với xã hội.
Mục tiêu Hoạt động Người thực
hiện
Thời gian Kết quả mong
đợi
- Tạo lập
được mối
quan hệ với
nhóm đối
tượng thông

qua đó quan
sát và chọn
cho mình
một đối
tượng để
thực hành kỹ
năng.
- Găp gỡ
nhóm đối
tượng tại
Trung tâm.
- Nhóm đối
tượng.
- Cán bộ của
Trung tâm.
- Nhân viên
xã hội.
- 8h – 9h30
21/8/2009.
- Tiếp xúc, tạo
được mối quan
hệ thân thiện
với nhóm đối
tượng.
- Quan sát tất
cả các đối
tượng có mặt
trò chuyện
thân mật để
lựa chọn thân

chủ cho mình.
- Lựa chon
được thân chủ
để tiến hành
thực hành kỹ
năng.
25

×