Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật bị bạo lực gia đình Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Tân Xuân Yên Dũng Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.06 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN:
NGƯỜI KHUYẾT TẬT CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HÀNH
ĐỀ TÀI:“Cơng tác xã hội cá nhân với người khuyết tật
bị bạo lực gia đình” (Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Tân Xuân –
Yên Dũng - Bắc Giang)
Giảng viên
Học viên
Lớp

: PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hà
: Bùi Thị Bích Ngọc
: CTXH 1 – 2012

Hà Nội – 04/2014
MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay xã hội đang phát triển và ngày càng có nhiều thay đổi, sự
biến đổi nhiều mặt về kinh tế, chính trị, xã hội. Từ vi mơ đến vĩ mô, từ cá
nhân đến cộng đồng, từ kinh tế đến chính trị đã làm minh chứng cho điều đó.
Gia đình cũng khơng nằm ngồi phạm này.
Gia đình được coi là tổ ấm của mỗi thành viên sống trong gia đình, có


nhiều gia đình được coi là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng mái ấm
hạnh phúc cho những thành viên đó. Nhưng trong số đó vẫn tồn tại bạo lực
của người thân với những thành viên trong gia đình để lại những ảnh hưởng
về thể chất và tinh thần của nạn nhân của bạo lực gia đình. Thế nhưng tình
trạng này đang ngày một gia tăng dù nó đã bị tồn xã hội lên án.
Tình trạng bạo lực gia đình khơng chỉ diễn ra trong gia đình ở phạm vi
một khu vực nhất định mà nó phổ biến rộng khắp từ thành thị đến nơng thôn,
từ miền xuôi lên miền ngược đối với tất cả các đối tượng từ nhỏ đến lớn, từ
trẻ đến già, kể cả những người lành lặn đến những người bệnh tật, khuyết
tật…dưới nhiều hình thức từ thể xác đến tinh thần - Nó biến sự bình ổn trong
xã hội trở thành gánh nặng cho xã hội.
Những đối tượng thường bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ, người
già… là những đối tượng dễ bị tổn thương. Song bên cạnh đó tình trạng này
cịn xảy ra với những số phận bất hạnh, kém may mắn là những đứa trẻ bị bỏ
2


rơi, bị tật nguyền, những con người còn mang trong mình những khuyết tật
bản thân về tai, mắt, tay, chân… do chiến tranh để lại hay những tai nạn
đáng tiếc xảy ra trong cuộc sống. Họ đều là những nạn nhân của nạn bạo lực
gia đình nhưng khơng dám lên tiếng, khơng phản kháng bởi vì họ cịn khơng
có khả năng tự ni sống bản thân mình, họ cịn phải sống phụ thuộc, phải
dựa dẫm vào những người được coi là thân nhất trong gia đình của mình.
Nhưng điều căn bản nhất là nếu con người bị từ bạo lực gia đình sẽ
ảnh hưởng về mặt tinh thần lẫn thể xác có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển nhân cách và trí tuệ, họ khơng có được sống cuộc sống như người bình
thường. Bản thân những người khuyết tật đang bị mặc cảm, tự ti về bản thân
mình, họ nghĩ mình đang là gánh nặng cho gia đình và xã hội lại bị ảnh
hưởng từ bạo lực gia đình nữa thì khơng những tinh thần của họ lo sợ, khủng
hoảng, mà tâm lý mặc cảm tự ti lại nhân lên ảnh hưởng đến hoạt động sinh

hoạt, học tập…Tuy vậy, những nghiên cứu liên quan và sự can thiệp của xã
hội về vấn đề này cịn hạn chế, vì vậy hoạt động của nhân viên Công tác xã
hội (CTXH) hiện nay mới chỉ đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cấp bách là hỗ
trợ cho những người khuyết tật (NKT) để họ không phải gánh chịu những
nỗi đau mất mát thêm nữa.
Chính vì những lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài “Công tác xã hội
cá nhân với người khuyết tật bị bạo lực gia đình” (Nghiên cứu tại Trung
tâm dạy nghề Tân Xuân - Yên Dũng - Bắc Giang). Bằng cách vận dụng
kiến thức CTXH cá nhân để hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề của mình, hịa
nhập cộng đồng. Cơng tác xã hội thể hiện là một ngành khoa học ứng dụng trực tiếp can thiệp và giải quyết vấn đề cho nhóm yếu thế trong khi đó khơng
có một ngành nào có cách thức can thiệp như ngành Công tác xã hội.

3


NỘI DUNG
TIẾN TRÌNH CƠNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1. Vài nét về hồn cảnh của thân chủ và gia đình
Nhân viên CTXH tiếp cận thân chủ là: Hoàng Thị Th, 17 tuổi
Thân chủ sinh ra trong một gia đình nơng thơn nghèo: Xóm Đơng, Xã
Hịa Bình, huyện n Dũng, tỉnh Bắc Giang
Bố mất sớm, hiện nay gia đình thân chủ gồm có 4 người: mẹ, anh trai,
chị gái và thân chủ. Trước đây Th cứ nghĩ Th là con đẻ của bố mẹ, là em gái
ruột của anh chị nhưng đến lúc lớp 9 bị mẹ đốt sách vở thì em mới biết em là
con nuôi của bố mẹ (bố mẹ đẻ của em bỏ em khi em vừa mới sinh ra). Mẹ
ni Th hồi trước có đi bộ đội, bị ảnh hưởng chất độc da cam nên bây giờ
thỉnh thoảng về mẹ Th có bị ảnh hưởng thần kinh. Sau khi bỏ học vì bị tật bị
bạn bè nhìn ngó chê cười nên Th cũng không muốn xin mẹ đi học tiếp nên
em ở nhà và vào Trung tâm dạy nghề Tân Xuân.

Như vậy, ban đầu tiếp xúc và biết được hồn cảnh của gia đình thân
chủ bị bạo lực gia đình, nhân viên CTXH trong quá trình giải quyết vấn đề
thân chủ có thể căn cứ vào một số thơng tin để tránh can thiệp hoặc can thiệp
trợ giúp thân chủ có hiệu quả hơn.
4


2. Tiếp nhận và đánh giá thân chủ
Bước tiếp cận thân chủ là bước vô cùng quan trọng và là bước can
thiệp đầu tiên trong 5 bước của tiến trình can thiệp. Tiếp cận tốt, nhân viên
CTXH sẽ dễ dàng thực hiện trong các bước tiếp theo.
Nhân viên CTXH tiếp xúc thân chủ trong vai trò là người bạn, với
mục đích là tạo mối quan hệ với thân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình trợ giúp thân chủ.
Mục tiêu trước mắt của nhân viên CTXH khi tiếp xúc thân chủ là: Nói
chuyện được với em. Để nói chuyện được với em nhân viên CTXH không
những sử dụng nhiều kỹ năng mà phải vận dụng các kỹ năng đó phù hợp và
khéo léo. Điều này rất quan trọng vì: ban đầu tiếp xúc với người khuyết tật bị
bạo lực gia đình rất khó khăn, nhân viên CTXH phải khéo léo để có thể nói
chuyện với tư cách là một người bạn. Vì vậy, trong buổi đầu tiếp xúc, nhân
viên CTXH đã sử dụng một số kỹ năng nghề nghiệp để thân chủ tin tưởng và
đồng ý nói chuyện như: kỹ năng giao tiếp không lời (ánh mắt, nét mặt, cử
chỉ, giọng nói…), kỹ năng hỏi và đặt câu hỏi, kỹ năng thấu cảm…ngồi ra
nhân viên CTXH cịn tạo ra bầu khơng khí thân mật cởi mở, thoải mái để lấy
được sự tin tưởng của thân chủ.
Trong 2 tuần đầu, nhân viên CTXH đã bắt đầu thu thập được một số
thơng tin sơ lược về tên, tuổi, điều kiện, hồn cảnh gia đình, các thơng tin về
sở thích ước mơ, nhu cầu của thân chủ và được thân chủ bộc lộ một số vấn
đề tình cảm một cách chính xác:
“Chị khơng hiểu được hồn cảnh của em đâu. Em sinh ra thì khơng

biết mặt bố mẹ đẻ của em, mẹ em giờ là mẹ nuôi của em. Đến hồi em đang
còn học lớp 9, mẹ đốt sách vở của em không cho em học nữa. Mà trước đây
mẹ nuôi em có đi bộ đội nên giờ mẹ thỉnh thoảng thần kinh khơng bình
thường (thỉnh thoảng bị tâm thần) nếu bây giờ mà về nhà có khi mẹ lại đuổi
em ra khỏi nhà, em chán lắm…”
(Em Th- Biên bản PVS số 2)
5


Trong quá trình tiếp cận thân chủ, nhân viên CTXH cũng đã sử dụng
kỹ năng nghề nghiệp như: kỹ năng quan sát, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng khuyết khích làm rõ ý…để một mặt thân chủ bộc lộ ý
kiến, trao đổi thông tin, mặt khác nhân viên CTXH đưa ra những tổng quan
sơ lược và những đánh giá về tâm lý thái độ hành vi suy nghĩ cảm xúc của
thân chủ khuyết tật vận động bị bạo lực gia đình sống ở trung tâm dạy nghề
Tân Xuân.
2.1. Xác định vấn đề thân chủ
Sau 2 tuần tiếp xúc với thân chủ tại Trung tâm dạy nghề Tân Xuân,
được thân chủ nói chuyện, chia sẻ nhân viên CTXH cùng thân chủ xác định
vấn đề đang gặp phải và cần được can thiệp như sau:
Thứ nhất: Thân chủ bị khuyết tật vận động, bị khuyết tật ở chân, đi lại
khó khăn, em mặc cảm tự ti về sự khuyết tật của bản thân mình nhiều khi bi
quan chán nản:
“...Em bị tật ở chân thế này đi lại khó khăn lại bị bạn bè nhìn ngó chê
cười nên em chán không muốn đi học nữa..”
(Em Th- biên bản PVS Số 1).

Thứ hai: Gia đình thân chủ hồn cảnh khó khăn, bố mất, mẹ ốm yếu,
bệnh tật nhưng không nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng hay Nhà nước:
“..Mẹ em đang bị ảnh hưởng chất độc da cam, Bệnh mẹ em ngày càng

nặng chị ạ, nhà em lại khó khăn nên chưa có điều kiện đi khám nhiều, mà
mẹ cũng đi chữa một số nơi rồi nhưng không thấy đỡ… Bây giờ em chỉ mong
nhà trường cũng như trung tâ, cộng đồng cung cấp một số các dịch vụ hỗ
trợ về đi lại và những dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác để giảm bớt những
khó khăn cho em và mẹ...”
(Em Th- biên bản PVS số 2)
Thứ ba: Thân chủ là người khuyết tật vận động, bị ảnh hưởng không
những về mặt tâm lý, tinh thần mà cả mặt thể xác do bạo lực gia đình:

6


“ … Đã có lần mẹ đánh em nặng chị ạ! Có lúc em bị chảy máu, xước
chân xước tay ngồi da là chuyện bình thường, nhưng đã 2 lần mẹ đánh em
mà em phải đi bệnh viện để băng bó tay do mẹ lấy gậy đánh làm em chảy
máu, có khi mẹ cịn dúi đầu em xuống nhà để mẹ vừa chủi vừa đánh làm em
suýt ngất…”
(Em Th-Biên bản PVS số 3)
Như vậy, việc xác định vấn đề thân chủ chính xác hay khơng tùy thuộc
vào sự nắm bắt vấn đề nhanh nhạy của nhân viên CTXH: Bởi thông qua thời
gian tiếp cận, nhân viên CTXH có khả năng tóm lược những nội dung chính
mà thân chủ cung cấp và đưa ra những vấn đề tổng quát để xác định các vấn
đề thân chủ chính xác hơn.
2.2. Thu thập thông tin thân chủ và những vấn đề liên quan
Nhân viên CTXH khi xác định vấn đề và tạo được sự tin cậy của thân
chủ thì tiến hành bước thu thập thông tin, phương pháp sử dụng chủ yếu
trong phần này là phỏng vấn sâu. Để có thể khai thác được những vấn đề cụ
thể của thân chủ, nhân viên CTXH tiến hành thu thập thông tin trong 5 buổi.
Trước khi thu thập thông tin, nhân viên CTXH đã vạch ra những nội
dung cần phỏng vấn, khai thác và thu thập như:

- Hoàn cảnh, điều kiện sống của thân chủ cũng như những thơng tin về
tình hình học tập, tâm lý.
- Mối quan hệ giữa thân chủ và gia đình, về nhận thức của thân chủ.
- Nguyên nhân tình trạng thân chủ bị bạo lực gia đình.
- Mong muốn nguyện vọng của thân chủ.
2.2.1. Hoàn cảnh và điều kiện sống của thân chủ
a) Hồn cảnh gia đình thân chủ
Để hiểu và thu thập thơng tin về hồn cảnh gia đình thân chủ việc tiếp
cận thân chủ và đưa ra những câu hỏi phải phù hợp với tâm trạng thân chủ là
yếu tố cần thiết. Hiểu được điều đó khơng chỉ nhân viên CTXH hiểu được

7


hồn cảnh hiện tại của gia đình thân chủ mà cịn giúp thân chủ có sự tự tin
hơn khi chia sẻ với nhân viên CTXH.
Nhân viên CTXH trong thời gian vừa tiếp xúc với thân chủ kết hợp
phương pháp thu thập thơng tin về hồn cảnh của em và gia đình. Nhưng vì
thân chủ là người khuyết tật vận động đang trong tình trạng bị bạo lực gia
đình nên khi nhân viên CTXH hỏi thì em cố lảng tránh, nhân viên CTXH đã
tìm cách tiếp cận thân chủ một cách khéo léo với thái độ cởi mở để tạo lòng
tin của thân chủ và bước đầu thu thập được thông tin về gia đình em: Hiện
tại gia đình em có 4 người: mẹ, anh, chị và Th, bố nuôi Th cũng mất lúc em
lên hai. Gia đình Th làm ruộng, anh trai lấy vợ cũng làm ruộng, chị gái Th
thì đi làm cơng nhân trong Nam. Vì bị khuyết tật ở chân, hơi khó khăn trong
việc đi lại nên thỉnh thoảng khi nào mùa màng thì Th mới về giúp mẹ, việc
nặng thì Th khơng làm được.
Ngồi những thơng tin cơ bản về các thành viên trong gia đình, nhân
viên CTXH cịn tiếp tục khai thác những thơng tin liên quan đến hồn cảnh
gia đình em Th: Được biết thân chủ đang sống trong một gia đình nơng thơn

nghèo, tình trạng sức khỏe của mẹ thân chủ hiện không được tốt, mẹ của Th
đang cần sự hỗ trợ từ các dịch vụ y tế và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe: “Trước
đây mẹ em có đi bộ đội, bị ảnh hưởng chất độc da cam nên bây giờ thỉnh
thoảng về mẹ em có bị ảnh hưởng tâm thần, thần kinh khơng bình thường,
mẹ em đi chữa nhiều lần rồi mà chưa khỏi, nhiều lúc em về mẹ lại đuổi em
đi…”
(Em Th - Biên bản PVS số 2).
Những thông tin mà nhân viên CTXH thu thập về hồn cảnh thân chủ
khơng chỉ là cơ sở để hiểu được hoàn cảnh của em mà từ đó sử dụng một số
thơng tin liên quan trong quá trình nghiên cứu cũng như khi nhận diện và xác
định vấn đề. Vì vậy thơng tin về hồn cảnh thân chủ được sử dụng là khơng
thể thiếu.
b) Điều kiện sống của thân chủ
8


Tìm hiểu hồn cảnh sống của thân chủ nhân viên CTXH trực tiếp tìm
hiểu cuộc sống của thân chủ ở trung tâm: Cuộc sống của thân chủ tại trung
tâm được sắp xếp theo quy định chung như các em khuyết tật khác: Th học
tập được phân theo lớp và theo thời gian quy định: sáng học văn hóa, chiều
học nghề (nghề thêu, may). Việc ăn uống được phân theo quy định của nhà
trường, mối tháng đóng thêm 60.000 tiền ăn (sáng, trưa và tối..) các vật dụng
sinh hoạt hằng ngày phải tự mua, nhưng Th luôn dè dặt trong chi tiêu vì mỗi
tháng em được gia đình cho rất ít.
Mặt khác về phía gia đình thân chủ: Kinh tế gia đình rất eo hẹp, khơng
có điều kiện khơng chăm lo đầy đủ cho thân chủ về việc học hành và đồ sinh
hoạt, ăn uống, quần áo:
“Ngoài trợ cấp của nhà nước là 240.000 / tháng gia đình chỉ đóng thêm
60 nghìn để thêm vào tiền ăn, mỗi tháng mẹ cho em 50.000 thôi chị ạ, mà ở
đậy em cũng không phải tiêu gì ngồi mấy thứ đồ dùng cá nhân, có tháng

em cịn dư 20 nghìn”.
(Em Th - Bên bản PVS số 3)
Nhìn chung cuộc sống thân chủ trong Trung tâm dạy nghề Tân Xuân
thiếu thốn, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến tâm lý của thân chủ
nhưng đây lại là những thông tin cần thiết nhân viên CTXH có thể hiểu thêm
về điều kiện sống cũng như hồn cảnh của thân chủ.
c) Tình hình học tập của thân chủ
Việc học tập của các em học sinh khuyết tật ở trung tâm dạy nghề Tân
Xuân luôn được các thầy cơ chú trọng và quan tâm. Để biết rõ tình hình học
tập của thân chủ, nhân viên CTXH tiếp xúc trực tiếp với cô Nguyễn Thị S là
giáo viên trực tiếp giảng dạy văn hóa cho Th và được cơ cho biết khá rõ về
tình hình học tập của em hiện nay: “Trước đây việc học tập của Th cũng bình
thường, vì em cũng đã học qua chương trình văn hóa rồi. Nhưng gần đây
trong giờ học em khơng chú ý, nhiều khi đang giảng bài tôi thấy em không
tập trung nên hỏi lại em mà em không biết để trả lời, tơi hỏi mà tâm trí em
9


đang để ở đâu khơng biết nữa, tơi có thấy em hay buồn mà ít nói chuyện với
bạn bè, cũng ít tham gia phát biểu trong các giờ học…”.
Như vậy qua việc trao đổi với cơ giáo dạy văn hóa của Th, nhân viên
CTXH đã biết được tình hình học tập của thân chủ hiện nay là sa sút. Đây
được coi là một phần hậu quả mà thân chủ bị ảnh hưởng trực tiếp từ bạo lực
gia đình. Vì vậy, sự can thiệp kịp thời của nhân viên CTXH để điều chỉnh
tâm lý cũng như suy nghĩ trước mắt cho thân chủ là điều rất cần thiết.
d) Tâm lý thân chủ
Để tìm hiểu vấn đề thân chủ rõ ràng hơn không những nhân viên
CTXH thu thập những thông tin về vấn đề thân chủ đang gặp phải mà phải
hiểu được cảm xúc suy nghĩ, tâm lý của thân chủ biểu hiện về vấn đề đó. Từ
việc quan sát những biểu hiện bên ngoài, nhân viên CTXH quan sát biểu

hiện bên tâm lý bên trong của thân chủ khi thân chủ đối diện với hồn cảnh
của mình. Nhân viên CTXH tiếp xúc, trị chuyện với thân chủ khơng những
hiểu được vấn đề của thân chủ mà còn hiểu rõ tâm lý của một người khuyết
tật vận động bị bạo lực gia đình ln có tâm trạng khủng hoảng, lo sợ, dè dặt
và thiếu tự tin trong giao tiếp: Em có nhiều biểu hiện về tâm lý dễ nhận thấy
như:
- Em tỏ ra lảng tránh khi tôi vừa đến tiếp xúc.
- Em buồn và khóc khi kể về hồn cảnh của mình.
- Em sợ khi nói về, mẹ, gia đình, về nhà.
- Em không chơi với nhiều bạn bè..
2.2.2. Mối quan hệ giữa thân chủ và gia đình
Vì trong gia đình thân chủ, ngồi mẹ thì thân chủ cịn có một anh trai
và một chị gái. Để tìm hiểu thơng tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu vấn
đề thân chủ bị bạo lực gia đình, nhân viên CTXH đã tìm hiểu mối quan hệ
hiện tại giữa thân chủ với gia đình. Nhân viên CTXH đã cố gắng tiếp cận
thân chủ một cách thoải mái để thân chủ chia sẻ về mối quan hệ của mình và
gia đình:
10


Thơng qua 2 buổi vấn đàm, trị chuyện và biết được tình hình thân
chủ, nhân viên CTXH đã tìm hiểu được mối quan hệ giữa thân chủ và gia
đình như sau: Giữa thân chủ và anh chị thì mối quan hệ rất tốt, nhưng giữa
em và mẹ nuôi đang xảy ra mâu thuẫn khá lớn và mâu thuẫn này ảnh hưởng
đến tâm lý cũng như sự hình thành tính cách cá nhân của độ tuổi vị thành
niên như Th. Anh trai Th tuy không phải anh ruột nhưng trong gia đình thì
Th được nhận tình cảm từ anh rất nhiều. Đây được coi là điểm mạnh của
thân chủ mà nhân viên CTXH không thể bỏ qua khi vận dụng trong quá trình
trị liệu cho thân chủ: “Trước đây ở nhà cịn có anh trai, anh trai thương em
lắm chị ạ” (Em Th - Biên bản PVS số 2).

Trong quá trình thu thập thông tin về mối quan hệ giữa thân chủ và gia
đình, nhân viên CTXH đã sử dụng các kỹ năng: phỏng vấn, lắng nghe tích
cực cũng như cách tóm lược vấn đề thân chủ và kỹ năng khuyến khích làm
rõ ý. Vì vậy những thơng tin cần thiết mà nhân viên CTXH thu được tương
đối nhiều:
Thân chủ: Mẹ hay đánh và chửi em nên em không muốn về.
NVCTXH: Em và mẹ xảy ra mâu thuẫn này lâu chưa?Chắc là mẹ có lý do
gì đó mẹ nên mới như vậy đúng không?
Thân chủ: Mấy đợt gần đây chị ạ. Em cũng khơng biết nữa, hình như
càng ngày mẹ càng tỏ ra khó chịu khi thấy mặt em thì phải, Nhiều lúc em
quét nhà còn bẩn tý là mẹ gắt em, mẹ nói em là: bằng ấy tuổi rồi mà qt cái
nhà cũng khơng nên thân, mẹ cịn nói em là người vơ tích sự khơng làm
được trị trống gì..
NVCTXH: Sao em lại nói là hình như? em có thể nói rõ cho chị biết được
khơng?
Thân chủ: Em biết mẹ em hồi trước có đi chiến tranh, bây giờ ảnh hưởng
bởi chất độc nên tinh thần mẹ có bị ảnh hưởng, em cũng kệ, để cho mẹ chửi
xong thì thơi…nhưng nhiều lúc em cũng buồn lắm chị ạ.
11


(Em Th - Biên bản PVS số 2)
Như vậy, việc nhân viên CTXH tìm hiểu mối quan hệ giữa thân chủ và
mẹ, anh trai thân chủ cho thấy rõ ràng hơn mối quan hệ hiện tại của thân chủ
và gia đình: em đang sống trong gia đình mẹ ni, tuy được nhận tình cảm từ
anh trai nhưng tình cảm và trách nhiệm của một người mẹ đối với em còn
thiếu thốn và xảy ra những hành vi tiêu cực. Đây sẽ là những thông tin cần
thiết và là cơ sở để nhân viên CTXH phục vụ cho mục đích lên kế hoạch trị
liệu.
* Nhận thức của thân chủ

Người khuyết tật ln mặc cảm về sự khiếm khuyết của bản thân
mình, vì vậy nhân viên CTXH khi tiếp xúc với nhận thức thân chủ là người
khuyết tật bị bạo lực gia đình hiểu rằng: một mặt thân chủ cảm thấy tự ti về
bản thân mình, ngại giao tiếp và ln trốn tránh thì mặt khác thân chủ cịn bị
chấn thương tâm lý, khủng hoảng tinh thần do ảnh hưởng trực tiếp tình trạng
bạo lực gia đình. Hiểu được điều đó nhân viên CTXH tìm cách tìm hiểu nhận
thức, tâm lý thân chủ tốt hơn. Đó là cách tốt nhất để làm cơ sở đưa ra kế
hoạch trị liệu cho thân chủ.
Trong q trình nói chuyện với Th, tơi biết ở độ tuổi vị thành niên như
Th, em có rất nhiều sự nhạy cảm về nhận thức, Th cũng nói nhiều về suy
nghĩ của mình: “Hơm trước mẹ đánh em, chửi em, em khóc nhiều lắm, em
chỉ muốn vào đây để khỏi phải bị chửi khỏi phải bị đánh... Các bạn khi mỗi
ngày nghỉ họ muốn về nhà cịn em thì lại sợ khi về nhà..” (Em Th - Biên bản
PVS số 2).
Nhưng đặc biệt là ở Th vẫn có tình thương yêu với gia đình và mẹ. Th
là người con hiếu thảo: “Dù mẹ có phần khơng tốt với em nhưng em cũng
không bao giờ quên ơn mẹ đã nuôi lớn em từ khi nhỏ... nếu khơng có bố mẹ
nhận ni em chắc em không sống được đến giờ. Học xong em sẽ vào Nam

12


nếu có cơng ty may nào nhận thì em sẽ xin đi làm công nhân nhà máy” (Em
Th - Biên bản PVS số 3).
Đó cũng là điểm mạnh của thân chủ để nhân viên CTXH có thể sử
dụng trong quá trình can thiệp giải quyết vấn đề thân chủ.
2.2.3. Nguyên nhân tình trạng thân chủ bị bạo lực gia đình
Tìm hiểu và thu thập thơng tin ngun nhân tình trạng thân chủ bị bạo
lực là một trong những cơ sở để nhân viên CTXH căn cứ giải quyết vấn đề
và trị liệu với cách thức can thiệp phù hợp.

Nhân viên CTXH đã sử dụng kỹ năng vấn đàm cũng như kỹ năng thấu
cảm để thu thập những thơng tin đó. Nhân viên CTXH trong thời gian tìm
hiểu nguyên nhân tình trạng thân chủ bị bạo lực đã giành thời gian tham gia
với thân chủ những hoạt động mà Trung tâm tổ chức để tìm hướng tiếp cận
gần gũi hơn với thân chủ, để hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của
thân chủ và kịp thời chia sẻ, lấp đầy những lỗ trống còn thiếu hụt về mặt tinh
thần cho thân chủ. Từ đó thân chủ đã tự tin chia sẻ những thông tin cho nhân
viên CTXH:
“Đến hồi em đang còn học lớp 9, mẹ đốt sách vở của em khơng cho em
học... mẹ có nói với em là học làm gì? con người ta lành lặn học cịn chưa ăn
ai nữa là, mày có giỏi thì đi kiếm ra tiền rồi nuôi sống bản thân đi...”.
Nhiều lúc em đang ở nhà, mẹ đi làm về nhọc rồi bực dọc tự nhiên chửi
em... em cũng biết bệnh mẹ vẫn chưa khỏi, vì điều kiện khó khăn, đi viện tốn
tiền nên mẹ cũng chưa đi chữa được nên có khi do căn bệnh thần kinh nên
mẹ khó chịu rồi lại đổ tội cho em. Với lại em thừa biết là mẹ cứ nghe người
ngồi nói này nói nọ về em, lại cộng với việc em bị tật thế này lại thêm gánh
nặng cho mẹ nữa”…
(Em Th - Biên bản PVS số 2)
Vì hồn cảnh là yếu tố tác động đến suy nghĩ nhận thức mà nhận thức
quyết định hành vi nên nhân viên CTXH tìm hiểu một số vấn đề liên quan
đến thái độ, hành vi và nguyên nhân vấn đề thân chủ đang gặp phải. Song
13


việc thu thập thông tin về nguyên nhân thân chủ bị BLGĐ là yếu tố cần thiết
nhưng chưa đủ để nhân viên CTXH có căn cứ và cơ sở để lên kế hoạch trị
liệu hiệu quả. Chính vì thế, nhân viên CTXH tiếp tục tìm hiểu thơng tin về
những mong muốn hiện tại của Th để phục vụ cho việc chẩn đoán và lên kế
hoạch trị liệu tốt hơn.
2.2.4. Mong muốn nguyện vọng của thân chủ

Đánh giá nhu cầu nguyện vọng của thân chủ dựa vào mơ hình bậc
thang nhu cầu của MasLow: Việc đánh giá nhu cầu của thân chủ là rất quan
trọng, trước hết nhân viên CTXH đưa ra các nhu cầu nói chung, sau đó tiến
hành đánh giá nhu cầu tham gia của thân chủ. Đánh giá các nhu cầu cơ bản
của thân chủ là cơ sở để nhân viên CTXH quyết định có ứng dụng phương
pháp CTXH cá nhân nhằm nâng cao năng lực cho thân chủ. Thông qua quan
sát, phỏng vấn sâu thân chủ cũng như các cán bộ trung tâm và sử dụng lý
thuyết về nhu cầu của Maslow, nhân viên CTXH đã tổng quát được nhu cầu
của thân chủ là người khuyết tật vận động bị bạo lực gia đình như sau:
- Về nhu cầu được yêu thương, tình cảm gia đình và mọi người trong
xã hội: Đây là nhu cầu mà thân chủ đang thiếu hụt, Th luôn cần sự yêu
thương của gia đình, đặc biệt là sự u thương từ chính người mẹ nuôi của
Th. Hiện tại, sự yêu thương, quan tâm giữa mẹ và Th chưa sâu sắc, chưa có
tình yêu thương và gần gũi thực sự, còn xảy ra những hiểu lầm. Trong quá
trình làm việc với thân chủ, nhân viên CTXH thường xuyên được nghe thân
chủ tâm sự, chia sẻ ước muốn có được sự quan tâm, thương yêu và che chở
của cha mẹ: “Em sinh ra và lớn lên khơng nhận được tình cảm của cha mẹ
ruột em, bây giờ mẹ em lại đối xử với em như vậy nên em chỉ muốn mẹ
thương em là được thôi chị ạ!” (Em Th - Biên Bản PVS số 3).
Nhu cầu tình yêu thương của Th nếu chỉ nhìn bên ngồi tưởng chừng
như được đảm bảo song chỉ có em mới hiểu được điều đó và em ln cần
được đám ứng nhu cầu này. Chính vì vậy, việc ứng dụng CTXH cá nhân

14


nhằm mục tiêu thúc đẩy sự yêu thương gắn kết giữa mẹ và em Th là rất cần
thiết.
- Nhu cầu an toàn:
Hiện các chế độ ăn uống, sức khỏe của em được đảm bảo: với tiền trợ

cấp cho Th được chi bởi ngân sách tỉnh, phân chia theo các khoản nhất định:
240.000đ/tháng/người tiền ăn, 8.000đ/ tháng/ người tiền thuốc, ngoài ra cịn
có các khoản riêng để chi cho việc mua sách vở, đồ dùng học tập phụ thuộc
vào gia đình. Tuy những khoản trợ cấp cho thân chủ trong Trung tâm chưa
nhiều nhưng theo đánh giá của chúng tôi, thân chủ được đảm bảo những điều
kiện vật chất tối thiểu để phát triển bình thường
- Nhu cầu tình cảm xã hội:
Nhu cầu đón nhận tình cảm xã hội của thân chủ cịn thiếu thốn ở khía
cạnh là chưa có nhiều sự giao lưu với các tổ chức tình nguyện, đồn hội của
địa phương nói riêng và xã hội nói chung. Do sự kỳ thị, hiểu lầm, xa lánh
của một số học sinh và các bạn khác nên thân chủ bị rào cản trong việc hịa
nhập xã hội (Em đã thơi học khi em học lớp 9 một phần do sự kỳ thị, nhìn
ngó, chê cười của các bạn). Nếu có các hoạt động này sẽ làm tăng sự tự tin
của thân chủ, khiến em cảm thấy được yêu thương và thừa nhận như là một
thành viên xã hội thực thụ. Chính vì thế, đáp ứng nhu cầu tình cảm xã hội
trên khía cạnh nhỏ như tạo cơ hội cho em giao lưu với sinh viên tình nguyện
cũng như các bạn khác ngoài trung tâm là điều cần thiết.
- Nhu cầu được tôn trọng:
Qua tiếp xúc trực tiếp với thân chủ, nhân viên CTXH nhận thấy đây
nhu cầu rất quan trọng của thân chủ nhưng nhu cầu này thân chủ lại bị thiếu
hụt: Thân chủ ở trung tâm tuy được tham gia cùng học tập, hịa đồng cùng
các bạn, song đơi khi em vẫn cịn mặc cảm, tự ti về hồn cảnh và quá khứ
của bản thân mình với các bạn trong lớp học (là những người khơng khuyết
tật sống ngồi trung tâm), hơn nữa thân chủ lại mặc cảm trong mình khi
khơng dược sự tơn trọng trước hết trong chính gia đình là mẹ của mình: “Em
15


về nhà thì mẹ sẽ đánh mắng và đuổi em đi…nên em chỉ muốn mẹ coi em như
trước đây, đừng hắt hủi và đánh mắng em nữa” (Em Th - Biên bản PVS số

2).
- Nhu cầu được hồn thiện mình.
Đây chính là nhu cầu mà nhân viên CTXH mong muốn đáp ứng cho
thân chủ thông qua việc ứng dụng phương pháp CTXH cá nhân và việc sử
dụng kỹ năng “chiếc ghế trống”, về việc kể về tấm gương “Người khuyết tật
vượt qua khó khăn trong cuộc sống”. Thân chủ cần được trang bị những kỹ
năng sống: kỹ năng chia sẻ, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nghị lực vượt qua
hồn cảnh khó khăn của mình. Muốn có được điều này, trước hết nhân viên
CTXH phải nâng cao sự tự tin ở Th. Em có nhu cầu được phát triển, hồn
thiện bản thân mình song do chưa có cơ hội hoặc bản thân em còn thiếu sự
mạnh dạn cũng như thiếu kỹ năng sống: “Nếu mẹ yêu thương em và em có
cơ hội được đi làm, em sẽ kiếm tiền để giúp đỡ mẹ và cố gắng sống tốt hơn
để hồn thiện bản thân mình..” (Em Th - Biên bản PVS số 3).
Như vậy, dựa vào bậc thang nhu cầu của Maslow, nhân viên CTXH đã
tiến hành phân tích đánh giá các nhu cầu của thân chủ khuyết tật vận động bị
bạo lực gia đình. Nhìn chung, nhu cầu về vật chất cơ bản đã được đáp ứng
tương đối, song nhu cầu tình u thương, nhu cầu an tồn, nhu cầu được tơn
trọng và nhu cầu phát triển hồn thiện chưa được đáp ứng đầy đủ, đặc biệt là
nhu cầu về tình u thương là nhu cầu cịn thiếu hụt. Vì vậy, kết quả đánh
giá này là cơ sở quan trọng để tiến hành hoạt động đánh giá nhu cầu của thân
chủ và tiến hành tiến trình CTXH cá nhân nhằm giải quyết vấn đề người
khuyết tật bị bạo lực gia đình với đối tượng cụ thể là thân chủ Th.
2.2.5. Chẩn đoán
Chẩn đoán là bước nhân viên CTXH chẩn đoán những nguyên nhân
hậu quả của thân chủ bị bạo lực gia đình để từ đó có thể xây dựng kế hoạch
trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề của mình.

16



Song trước hết để xác định rõ vấn đề của thân chủ lúc này thì nhân
viên CTXH cùng thân chủ vẽ biểu đồ gia đình và biểu đồ sinh thái:
M


C
hị

Anh

T
h

Hình 1: Biểu đồ gia đình em Th
Kí hiệu mối quan hệ:
Quan hệ xa cách
Kết hôn
Chết
Phụ nữ

Đàn ông
Quan hệ thân thiết
Quan hệ hai chiều

- Vẽ biểu đồ sinh thái:

17


Gia

đình

Bạn


Trung
tâm

Em
H.T.Th

Bệnh
viện,
y tế


quan
pháp
luật

Hàng
xóm
Dịch
vụ hỗ
trợ

Nhân
viên
CTXH


Hình 2: Biểu đồ sinh thái em Th
Kí hiệu:

Không quan hệ
Quan hệ hai chiều
Quan hệ xa cách
Quan hệ một chiều
Quan hệ một chiều xa cách

Nhìn vào biểu đồ nhân viên CTXH có thể thấy rõ được nguyên nhân
mà Th cần được sự giúp đỡ là: Th là người khuyết tật vận động nặng, bản
thân Th cần được sự giúp đỡ từ các dịch vụ hỗ trợ về mặt vật chất cũng như
tinh thần, hơn hết đó là sự giúp đỡ của gia đình và cộng đồng xã hội. Mặt
18


khác do hồn cảnh gia đình, bệnh tật của mẹ ngày càng nặng, Th đang bị ảnh
hưởng do bạo lực gia đình nên tinh thần bị khủng hoảng, lo sợ.
Vì vậy khi làm việc với thân chủ, nhân viên CTXH phải hết sức chú ý
đến những biểu hiện của thân chủ về mặt tâm lý, về suy ngĩ, hành vi để có
cách thức điều chỉnh phù hợp.
Điểm mạnh
Điểm yếu
- Th được hưởng các chính sách ưu - Gia đình Th khó khăn, em hay bị
đãi xã hội, trợ cấp hàng tháng, thẻ mẹ đánh mắng.
bảo hiểm y tế…

- Th bị chấn thương tâm lý, thể xác,

- Th sống ở trung tâm GDDN NTT em buồn chán, mặc cảm, tự ti, ít giao

Nghệ An, được học văn hóa, học tiếp với bạn bè.
nghề và được đáp ứng một phần dịch - Các dịch vụ hỗ trợ tâm lý và trợ
vụ hỗ trợ từ phía Trung tâm.

giúp Th tại trung tâm cịn ít. Thậm

- Trong gia đình Th vẫn được anh và chí chưa có dịch vụ hỗ trợ nào khi
chị thương u.

em bị bạo lực gia đình.

- Th vẫn cịn tình cảm với mẹ, vẫn - Mọi người trong cộng đồng có thái
thương mẹ, và là người con hiếu độ kỳ thị và xa lánh em.
thảo…

- Gia đình có anh trai chị gái hang

- Th là người biết chia sẻ và có ước đều ở xa nên thiếu sự quan tâm và
mơ.

động viên cần thiết đối với 2 mẹ con

- Th hiểu được hồn cảnh của mình, thân chủ.
bản thân em là một người có nghị
lực.
Bảng 1: Bảng đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ
3. Lập kế hoạch
Lên kế hoạch trị liệu là bước vô cùng quan trọng của nhân viên
CTXH, đây là yếu tố trực tiếp quyết định sự thành công trong công tác trị
liệu cho thân chủ. Nhân viên CTXH sau khi xác định vấn đề thân chủ bị bạo


19


lực gia đình phải xác định và xây dựng kế hoạch trị liệu trong vòng 8 tuần.
Lúc này nhân viên CTXH cùng thân chủ lập kế hoạch trợ giúp nhưng lấy
thân chủ làm trung tâm của kế hoạch. Mục đích của việc lập kế hoạch trước
hết là để thân chủ tự nhận định vấn đề của mình, tự thân chủ sẽ đưa ra giải
pháp và thực hiện giải pháp dựa trên sự giúp đỡ của nhân viên CTXH, từ đó
tinh thần thân chủ được cải thiện, vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập
cộng đồng.
Đưa ra các hoạt
động

Mục tiêu

Người tham gia

- Giải tỏa vấn đề tâm lý - Nhân viên

Thời gian
Tuần thứ 3

cho thân chủ, giúp thân CTXH
chủ và gia đình hàn gắn - Thân chủ
1.Tham vấn

mối quan hệ.

- Các thành viên


thông qua các

- Giúp thân chủ cũng trong Gia đình

buổi vãng gia.

như gia đình tìm ra được thân chủ
hướng giải quyết vấn đề

của mình.
2.Can thiệp bằng - Thân chủ tham gia tự - Nhân viên
kỹ năng: “Chiếc

tin, tích cực và vấn đề CTXH

ghế trống” ;

được giải quyết hiệu - Thân chủ

“Mệnh đề tôi”

quả.
- Thân chủ tự cảm nhận - Nhân viên

Tuần thứ 4

Tuần thứ 5

3. Kể cho thân và rút ra cách thức suy CTXH

chủ câu chuyện nghĩ và hành động hợp - Thân chủ
“Người

khuyết lý, thân chủ có nghị lực

tật vượt khó”

hơn
- Trung tâm:Nhờ sự
giúp đỡ của các thầy cơ
giáo : Quan tâm hơn nữa - Gia đình
đến việc học tập của Th. - Cán bộ Trung
20

Tuần thứ 6


4.

Huy

động - Gia đình: Xác định tâm

nguồn lực hỗ trợ những khó khăn của Th, - Thân chủ
từ : -Trung tâm

vận động gia đình để gia - Nhân viên

- Gia đình


đình quan tâm đến Th .

- Bạn bè

CTXH

- Bạn bè: vận động bạn
bè động viên an ủi Th
khi Th gặp khó khăn
hoặc khi Th chia sẻ, cần
sự giúp đỡ của bạn bè.

Bảng 2: Xây dựng bảng kế hoạch trị liệu cho thân chủ
4. Triển khai kế hoạch
Lúc này vai trò của nhân viên CTXH là người định hướng, hỗ trợ và là
người đánh giá phản ánh lại với đối tượng những cái mà thân chủ đã đạt
được. Nhân viên CTXH động viên, khuyến khích thân chủ thực hiện các hoạt
động, nhưng trong những lúc khó khăn nhân viên CTXH vẫn phải đảm bảo
nguyên tắc “không làm thay làm hộ” cho thân chủ. Công tác trị liệu vấn đề
BLGĐ cho thân chủ, nhân viên CTXH không chỉ dựa vào điều kiện hoàn
cảnh, hành vi mà dựa vào nhu cầu cơ bản của thân chủ (đã trình bày như trên
theo thuyết nhu cầu của Maslow) để tác động vào những đối tượng có liên
quan đến gia đình như mẹ, anh trai... để cùng thân chủ thực hiện kế hoạch trị
liệu.
Công tác lên kế hoạch và triển khai kế hoạch luôn thống nhất với
nhau. Phương pháp trị liệu cho thân chủ phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng
sử dụng các cách thức can thiệp có hiệu quả của nhân viên CTXH. Nhân
viên CTXH đã đưa ra cách thức trị liệu riêng dựa vào những kỹ năng nghề
nghiệp đã học để tiến hành can thiệp trực tiếp với đối tượng:


21


Hình 3: Mơ hình can thiệp của nhân viên CTXH


Thực hiện nói chuyện bằng các kỹ năng

a. Kỹ năng sử dụng “chiếc ghế trống”
Sử dụng kỹ năng “chiếc ghế trống” đối với thân chủ bước đầu gặp khó
khăn vì thân chủ chưa tiếp xúc với kỹ năng này nên chưa hiểu như thế nào là
“chiếc ghế trống”. Nhân viên CTXH phải giải thích và hướng dẫn làm thử 2

22


lần thì Th mới hiểu và làm được, song với việc sử dụng kỹ năng này thật sự
đã giúp thân chủ thoải mái và tự tin hơn khi đói diện với vấn đề của mình:
Sau khi nhân viên CTXH để cho thân chủ tự quyết định giải pháp cho
mình là sẽ về nói chuyện với mẹ thì nhân viên CTXH đã gợi ý cho thân chủ
cách thức sử dụng “chiếc ghế trống” để thân chủ có thể tham khảo: “Chị có
cách này rất hay, em hãy coi “chiếc ghế trống” này là mẹ em đang ngồi đối
diện với em, em hãy nói tất cả những điều mà em định nói với mẹ”.
Thân chủ: “Mẹ à, con biết con sinh ra là một bất hạnh rồi, người mẹ đẻ ra
con không nhận con nhưng mẹ vẫn vất vả nuôi con lớn là con may mắn lắm rồi.
Con cũng biết gia đình mình nghèo khổ, sức khỏe mẹ càng ngày càng yếu, con lại
eêm lại gánh nặng cho mẹ nhưng con không hiểu lý do tại sao gần đây mẹ cứ hay
nạt con, đánh con, con sợ phải về nhà mà buồn lắm mẹ à”…
“Con à, đúng là mẹ dạo này mệt mà lại nhọc nữa, mẹ đi ra ngồi thấy họ
nói là mẹ thật ngu ngốc mới nhận nuôi con, con thế này thì suốt đời mẹ chỉ khổ vì

con thơi, con không giúp được chi cho mẹ cả…con cái họ làm ăn thế này thế nọ
xây nhà cao cửa rộng chứ khơng phải như mấy đứa...
“Mẹ đừng nghe người ngồi nói lung tung, mẹ phải hiểu và thương con chứ,
mà mẹ yên tâm, con sẽ học hành chăm chỉ, sau này học xong con sẽ đi vào Nam
kiếm việc làm, con sẽ giúp dỡ mẹ, cịn chuyện mấy hơm nay con xin lỗi đã làm mẹ
phiền lòng, giờ trở đi con khơng cãi lại mẹ như thế nữa…”

Trong q trình trị liệu, việc sử dụng các kỹ năng đó là rất cần thiết, song
bên cạnh đó nhân viên CTXH phải biết sử dụng phù hợp với mục đích, với
vấn đề và kết hợp với mơ hình tiếp cận trong phương pháp CTXH cá nhân
như: Mơ hình cách tiếp cận giải quyết vấn đề (sự lôi cuốn thân chủ cùng
tham gia vào tiến trình giải quyết vấn đề tự nó là một cách trị liệu). Cách tiếp
cận tập trung vào một nhiêm vụ (tập trung vào việc giúp thân chủ đạt được
một mục tiêu cụ thể trong một thời gian định trước). Có như vậy việc trị liệu
cho thân chủ mới mang lại thành công cao.
b. Kỹ năng sử dụng “Mệnh đề tôi”

23


Cũng như kỹ năng sử dụng “chiếc ghế trống”, nhân viên CTXH dựa
vào tình trạng, cảm xúc của thân chủ đang căng thẳng thì hướng cho thân
chủ nói về suy nghĩ của mình trước khi nói về vấn đề đang búc xúc đó, thân
chủ sẽ khơng cảm thấy vấn đề nghiêm trọng quá mức mà thay vào đó là suy
nghĩ tiêu cực được giảm xuống:
“… Chị biết cảm xúc của em lúc này, nhưng em hãy thử đặt mệnh đề
tôi trước để nói về cảm xúc của mình sau đó hãy nói về vấn đề đó của em và
mẹ, em sẽ thấy vấn đề không trầm trọng như em nghĩ đâu”.
Từ đó thân chủ sẽ thay câu mình thường nói:“Mẹ thường xuyên đánh
mắng và xử tệ với em, em buồn và sợ, không dám về nhà”. Bằng câu: “Em

buồn và cảm thấy sợ khi thấy mẹ đánh mắng và chửi em chị ạ”.
Với kỹ năng sử dụng mệnh đề tôi, thân chủ dễ dàng hơn trong việc
tiếp cận. Cách này tuy nhân viên CTXH sử dụng hướng dẫn một lần đối với
thân chủ nhưng trong các buổi trò chuyện và phỏng vấn tiếp theo Th đã vận
dụng để đối diện với vấn đề của mình. Lúc này để mang lại hiệu quả hơn
trong công tác trị liệu, nhân viên CTXH kết hợp với cách tiếp cận mơ hình
can thiệp khi khủng hoảng: Tức là tích cực tác động vào chức năng hoạt
động tâm lý xã hội đang xảy ra của thân chủ trong giai đoạn khủng hoảng.
• Tham vấn tâm lý
Hiểu được hoàn cảnh vấn đề thân chủ nhân viên CTXH đã sử dụng
cách can thiệp với thân chủ bằng cách sử dụng kỹ năng tham vấn. Trong quá
trình trợ giúp tâm lý trong đó, nhân viên CTXH sử dụng kiến thức kỹ năng
chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích
cực với thân chủ nhằm giúp thân chủ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để
thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và tự tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của
mình. Nhân viên CTXH phải hiểu được rằng tham vấn khơng phải như các
loại hình giúp đỡ khác như cố vấn hay tư vấn:
NVCTXH: Em và mẹ xảy ra mâu thuẫn này lâu chưa?
Thân chủ: Mới đây thôi chi ạ, hình như mẹ khơng thương em như trước nữa.
24


NVCTXH: Sao em lại nói là hình như? em có thể nói rõ cho chị biết
được khơng?
Thân chủ: Em cũng không biết nữa, Từ nhỏ mẹ không mâu thuẫn với em
nhiều như thế này đâu chị ạ, gần đây càng ngày mẹ càng tỏ ra khó chịu khi
thấy mặt em thì phải? nhiều lúc em qt nhà cịn bẩn tý là mẹ gắt em mẹ nói
em là: bằng ấy tuổi rồi mà qt cái nhà cũng khơng nên thân.mẹ cịn nói em
là người vơ tích sự khơng làm được trị trống gì..
NVCTXH: Là người mẹ thì họ ln có cách nghĩ riêng và khó khăn của

mình, nhưng em có nghĩ là những lúc nạt em hay mắng em em có biết mẹ
cũng buồn và đau khổ lắm không?
Thân chủ: Đúng là lần trước mẹ đánh em xong, em cũng có cãi lại mẹ
một câu thế là mẹ vào giường mẹ nằm khóc chị a, giờ em và mẹ vẫn đang
cịn giận nhau, mẹ với em vẫn chưa làm hòa với nhau.
NVCTXH: Vậy em có nghĩ ra một cách nào đó để hàn gắn mối quan hệ
với mẹ chưa?
Thân chủ: Mẹ với em mỗi người một nơi thế này chắc không làm hòa
được chị ạ. Em đang định thứ 7 tuần này về quê em sẽ tìm cách xin lỗi
nhưng em sẽ hỏi thẳng với mẹ những điều giữa mẹ và em cho rõ ràng để mẹ
và em tránh khỏi những mâu thuẫn… khơng biết có được khơng nữa..
NVCTXH: Ừh. đó cũng là một cách hay đấy, em hãy thử xem thế nào
nhé!
(Trích: Biên bản PVS số 3 )
Việc giải quyết vấn đề thân chủ bị bạo lực gia đình nhân viên CTXH
khơng chỉ tiến hành trị liệu với chính thân chủ của mình mà việc tiếp cận với
người gây ra bạo lực cho thân chủ là rất cần thiết. Chính vì vậy, nhân viên
CTXH đã tiến hành cuộc vãng gia trực tiếp đến nhà mẹ và anh trai thân chủ:
Nhân viên CTXH đã tiến hành tham vấn với mẹ thân chủ:
NVCTXH: Cháu nghe Th kể về gia đình và gì rất nhiều, Th có nói là
Th rất thương gì, nhưng hình như giữa gì và Th gần đây đang xảy ra mâu
25


×