Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.64 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LỊCH SỬ

BÁO CÁO THỰC HÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI I
Đề tài:
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI
NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Kim Dung Nguyễn Đăng Lưu

Huế, tháng 7/2014
MẪU KẾ HOẠCH THỰC TẬP
Tên sinh viên Nguyễn Đăng Lưu
Cơ sở thực hành Số nhà 14, đường Lý Thường Kiệt,
phường Đông Lương, thành phố Đông
Hà, Quảng Trị
Gíao viên hướng dẫn Lê Thị Kim Dung
Thời gian thực hành Ngày bắt đầu: 24-06-2014
Ngày kết thúc: 27-07-2014
Thời lượng thực hành: 06 ngày
Phát triển cá nhân 1.Nhận diện được điểm mạnh mà bản
thân có trong đợt thực hành:
Bản thân là sinh viên năm nhất trong đợt
thực hành vừa qua.Tuy thời gian ban đầu
mời bắt đầu làm việc với thân chủ còn
hơi rụt rè vì còn thiếu kinh nghiệm
nhưng sau đó bản thân đã lấy được sự tự
tin khi giao tiếp với thân chủ và mọi


người với thái độ vui vẻ, luôn vui tươi,
hòa đồng với thân chủ để thân chủ cảm
thấy không bị mặc cảm; áp dụng được
các kĩ năng vào quá trình thực hành, làm
việc và biết sắp xếp thờ gian hợp lí.
2. Nhận diện những lĩnh vực cho sự
phát triển trong tương lai và những
mục tiêu phát triển chuyên môn, nghề
nghiệp:
Công tác xã hội là một ngành khoa học
đặc thù song nó cũng là một nghề, những
2
công việc của công tác xã hội là hướng
tới và giúp đỡ những người yếu thế trong
xã hội, giúp họ xóa bỏ được những mặc
cảm, những vấn nạn mà họ gặp phải
trong cuộc sống đẻ từ đó họ tái hòa nhập
với cộng đồng.
Là nhân viên công tác xã hội trong tương
lai, bản thân tự thấy rằng mình sẽ phải cố
gắng nhiều hơn nữa để trợ giúp cho
nhiều đối tượng yếu thế khác nhau. Để
làm được điều đó bản thân phải tích cực
nổ lực học tập các kiến thức, bồi bổ, vận
dụng các kĩ năng trong quá trình học tập
vào thực tế. Bản thân đã tìm được đối
tượng đặc thù cho riêng mình đó là người
khuyết tật. Những mục tiêu mà bản thân
đã đặt ra là hướng tới những quyền lợi
của người khuyết tật về cả mặt vật chất

lẫn tinh thần. Tất cả đều hướng đến một
hệ thống an sinh xã hội vững mạnh.
3
MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP
I. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đăng Lưu Lớp : CTXH K37A
Giáo viên hướng dẫn:
Cơ sở thực tập: Số nhà 14, đường Lý Thường Kiệt, phường Đông
Lương, thành phố Đông Hà, Quảng Trị
II. HỒ SƠ CÁ NHÂN – THÂN CHỦ
1.Thông tin cá nhân
Họ và tên: Phạm Hồng Trung Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 04/03/1961
Nơi sinh: Xóm Vĩnh Lạc, xã Hưng Vĩnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh
Nghệ An
Nơi ở hiện tại: Số nhà 14, đường Lý Thường Kiệt, khối 8, phường Lê
Lợi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Trình độ học vấn: 7/10
Trình độ nghề nghiệp: Từng làm xây dựng nhưng nay do tàn tật nên
không làm gì.
Tình trạng sức khỏe thể chất: Sức khỏe yêu. Tàn tật nửa người từ phần
hông xuống chân phải ngồi xe lăn
Tình trạng sức khỏe tinh thần: Mặc cảm, tự ti với bệnh tật của mình.
Tinh thần hay bị giảm sút.
Các vấn đề khác: Nguyên nhân dẫn đến tàn tật là do tai nạn lao động.
2. Thông tin về gia đình, người thân:
Chú ( T ) là người con thứ 2 trong gia đình có 5 anh chị em đều đã lập
gia đình, bố chú mất khi chú còn nhỏ, mẹ chú năm nay đã 78 tuổi, đã già yếu,
chú có vợ và 2 người con, con gái đầu của chú đã đi lấy chồng. Chú sống với
vợ con, mẹ chú và chị cả của chú. Trước đây chú là bộ đội, sau đó trở về và
làm xây dựng, cách đây 12 năm thì chú bị tai nạn lao động khiến chú bị tàn tật

4
nửa người từ phần hông xuống chân. Hiện tại chú phải ngồi xe lăn, mọi sinh
hoạt hằng ngày của chú phải phụ thuộc vào mọi người trong gia đình. Cách
đây 1 năm, con trai út của chú đã mất do bị tai nạn giao thông, đây là một cú
sốc rất lớn cho gia đình chú. Mọi gánh nặng bỗng dưng đè nặng lên vai vợ
chú. Gia đình chú cũng không mấy khá giả, vợ chú chỉ là phụ hồ, cộng thêm ít
sào ruộng ở nhà, đây là nguồn thu nhập chính của gia đình. Dường như khi
con trai chú mất, chú cảm thấy suy sụp, chú ngồi xe lăn một chỗ không giúp
gì được cho gia đình nay lại thêm cú sốc ấy, nỗi đau lại tiếp tục nỗi đau khiến
ngô nhà vốn đã neo người nay lại càng hiu quạnh. Mọi người trong nhà luôn
luôn động viên chú, hàng xóm xung quanh qua nhà chú chơi để an ủi chú, tiếp
thêm sức mạnh để chú sống thật tốt.


5
SƠ ĐỒ PHẢ HỆ CỦA THÂN CHỦ


* Chú thích: : Nam


: Nữ
: Nam đã mất
6
TC
SƠ ĐỒ SINH THÁI



* Chú thích : : Mối quan hệ tốt hai chiều

: Mối quan hệ mờ nhạt

3. Môi trường sống hiện tại
Chú ( T ) năm nay 53 tuổi, khuôn mặt chú gầy gò, xanh xao, tính tình
chú hiền lành, luôn tươi cười với mọi người. Cuộc đời chú đã trải qua những
thăng trầm, biến cố khiến cho con người chú dù có mạnh mẽ đến đâu cũng
phải gục ngã.
Đã hơn 1 năm nay bao trùm lên gia đình chú là không khí đau thương,
tang tóc; từ khi con trai chú mất, chú dường như sụp đổ hoàn toàn, chú đã
phải cố gắng lắm mới gắng gượng đến lúc này.
Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của chú đều phải phụ thuộc vào
những người trong gia đình, Chỉ làm được một số công việc nhẹ nhàng như
cho gà ăn, vì chú bị tai nạn lao động 12 năm trước, chú bị liệt nửa người từ
TC ( Chú
T )
Hai
con
Chính quyền địa
phương
Vợ
Mẹ
Các anh
chị em
Hàng
xóm
Hai
cháu
ngoại
Bố
7

Em rể, Em
dâu
hông xuống chân nên chú đã không còn cảm giác ở phần này nữa. Mọi việc đi
lại phải phụ thuộc vào xe lăn, hầu hết hết chú chẳng đi đâu.
Cuộc sống vất vả và khó khăn chứa đầy trong ngôi nhà nhỏ ấy vẫn cứ
ngày trôi qua. Tuy bên ngoài chú luôn vui vẻ nhưng ẩn sâu trong đôi mắt chú
là những nhọc nhằn, đau khổ, là nỗi buồn sâu thẳm của một người con, người
chồng, người cha khi không làm được gì giúp gia đình mà ngược lại còn tạo
một gánh nặng.
Tuy là chú đã bị tàn tật nhưng chú luôn đối tốt với mọi người xung
quanh, chú mong muốn phụ giúp gia đình để bớt đi gánh nặng. Vì thế mà mọi
người trong nhà đều yêu thương chú, 2 đứa cháu ngoại của chú cũng yêu
thương chú hết mực, hàng xóm, bạn bè đều quý mến chú và gia đình chú, gia
đình tuy nghèo nhưng luôn hòa thuận, quý trọng mọi người xung quanh.
8
III. KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP
Thời gian Nội dung cụ thể và
mục tiêu công việc
thực hiện
Đối tượng tác nghiệp
và địa điểm thực hiện
Ghi chú
8h00
Ngày
25/06/2014
Tìm tới nhà chú để làm
quen và trò chuyện.
Mục đích: Tạo lập mối
quan hệ với thân chủ.
Đối tượng tác nghiệp:

Chú Trung
Địa điểm: Số nhà 14,
đường Lý Thường
Kiệt, phường Đông
Lương, thành phố
Đông Hà, Quảng Trị
8h00
Ngày
29/06/2014
Tới thăm hỏi, trò chuyện
Mục đích: tìm hiểu
thêm hoàn cảnh gia đình
chú.
Đối tượng tác nghiệp:
Chú Trung
Địa điểm: Số nhà 14,
đường Lý Thường
Kiệt, phường Đông
Lương, thành phố
Đông Hà, Quảng Trị
15h00
Ngày
05/07/201
4
Trò chuyện, động viên,
giúp chú làm một số
công việc nhà.
Mục đích: Tìm hiểu
môi trường sống của chú
Đối tượng tác nghiệp:

Chú Trung
Địa điểm: Số nhà 14,
đường Lý Thường
Kiệt, phường Đông
Lương, thành phố
Đông Hà, Quảng Trị
19h00
Ngày
10/07/201
4
Trò chuyện với chú và
các thành viên trong gia
đình.
Mục đích: động viện, tư
Đối tượng tác nghiệp:
Chú Trung
Địa điểm: Số nhà 14,
đường Lý Thường
9
vấn tâm lí và tìm hiểu
mối quan hệ của chú với
các thành viên trong gia
đình.
Kiệt, phường Đông
Lương, thành phố
Đông Hà, Quảng Trị
8h00
Ngày
15/07/2014
Vãng gia, tới nhà hàng

xóm thân cận để thu
thập thông tin và tới địa
phương để tìm hiểu
thêm.
Mục đích: Tìm hiểu
mối quan hệ giữa chú
với hàng xóm và địa
phương.
Đối tượng tác nghiệp:
Chú Trung
Địa điểm: Số nhà 14,
đường Lý Thường
Kiệt, phường Đông
Lương, thành phố
Đông Hà, Quảng Trị
9h30
Ngày
27/07/2014
Đến gặp chính quyền
địa phương.
Mục đích: Tìm sự hỗ
trợ từ địa phương và đưa
ra các phương án để giải
quyết vấn đề mà thân
chủ đan gặp phải.
Đối tượng tác nghiệp:
Chú Trung
Địa điểm: Số nhà 14,
đường Lý Thường
Kiệt, phường Đông

Lương, thành phố
Đông Hà, Quảng Trị
10
IV.TIẾN TRÌNH TRỢ GIÚP
Được thực hiện theo 7 bước:
*Bước 1: Tiếp cận thân chủ ( Chú T )
Khi đã được 1 người bạn giới thiệu và cho biết một số thông tin về thân
chủ. Nhân viên tìm đến nhà thân chủ tại số 14, đường Lý Thường Kiệt,
phường Lê Lợi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An để xác định một vài thông tin
đồng thời thiết lập mối quan hệ với thân chủ. Từ đó dễ dàng hiểu hơn về
những vấn đề thân chủ gặp phải.
Trong buổi đầu tiên tiếp cận với thân chủ, nhân viên đã sử dụng những
kĩ năng đã được học như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng quan
sát. Tuy bước đầu còn hơi vụng về song nhân viên cũng đã tạo lập được mối
quan hệ thân thiện với thân chủ ( chú T ).
*Bước 2: Nhận diện vấn đề
Qúa trình tiếp xúc và làm việc với thân chủ ( Chú T ) nhân viên đã
nhận biết được những vấn đề mà thân chủ đang gặp phải như sau:
- TC gặp phải vấn đề về sức khỏe đó là bị tật nửa người từ phần hông
xuống tới chân do tai nạn lao động cách đây 12 năm nên việc sinh hoạt hằng
ngày gặp không ít khó khăn.
- TC cảm thấy mặc cảm, tự ti về bản thân
- TC còn suy sụp một thời gian dài từ sau khi con trai mất.
- Gia đình TC gặp rất nhiều khó khăn trong hiện tại:
+ Mọi việc trong gia đình đều đè nặng lên vai người vợ.
+ Nguồn thu nhập trong gia đình chỉ dựa vào công việc phụ hồ của
người vợ và mấy sào ruộng
+ Thiếu thốn về mặt vật chất
*Bước 3: Thu thập thông tin
Sau quá trình vãng gia, nhân viên đã thu thập được những thông tin:

- Chú T năm nay 53 tuổi, tính tình hiền lành. Là con thứ hai trong gia
đình có 5 anh chị em. Bố mất khi chú còn nhỏ, mẹ chú năm nay đã 78 tuổi,
11
già yếu lại hay đau ốm. Chú có vợ và hai người con : một trai, một gái. Con
gái đầu của chú đã đi lấy chồng và có hai con; đứa con trai đã mất cách đây
một năm do tai nạn giao thông.
- Trước đây chú là bộ đội, sau đó trở về làm xây dựng. Cách đây 12
năm chú đã gặp phải một tai nạn trong khi lao động khiến chú bị tật nửa
người từ hông xuống chân. Hiện tại chú phải ngồi xe lăn, mọi sinh hoạt hằng
ngày của chú gặp rất nhiều khó khăn.
- Cuộc sống hiện tại của gia đình chủ yếu là trong cậy vào công việc
phụ hồ của vợ và mấy sào ruộng.
- Mối quan hệ giữa chú với mọi người xung quanh rất tốt.
SƠ ĐỒ PHẢ HỆ VÀ SƠ ĐỒ SINH THÁI ( như trên hình vẽ phần 2 )
* Bước 4: Đánh giá, chuẩn đoán
- Những vấn đề thân chủ gặp phải:
+ TC gặp phải vấn đề về sức khỏe đó là bị tật nửa người từ phần hông
xuống chân khiến sinh hoạt hằng ngày gặp không ít khó khăn.
+ TC cảm thấy tự ti và mặc cảm với bệnh tật của mình.
+ Môi trường sống của TC chưa tốt để cải thiện sức khỏe và Sinh hoạt
hằng ngày.
+ Đôi lúc TC cảm thấy buồn và tủi thân vì hoàn cảnh gia đình và sự ra
đi của con trai út.
+ Cuộc sống hiện tại khó khăn, thiếu thốn về vật chất.
- Đánh giá những người có quan hệ với TC
Mọi người trong gia đình cũng như hàng xóm láng giềng có quan hệ rất
tốt với TC. Mọi người luôn an ủi, động viên, chăm sóc tận tình không bỏ mặc
TC. Riêng TC có quan hệ mờ nhạt với bố vì bố đã mất từ rất lâu; Với địa
phương mà TC đang sinh sống, TC ngại tham gia các hoạt động của địa
phương vì bản thân TC còn cảm thấy mặc cảm vì bệnh tật.

- Đánh giá những vấn đề thân chủ cần giải quyết
12
Những vấn đề của TC có ảnh hưởng lớn không chỉ về mặt vật chất mà
còn cả về đời sống tinh thần. Vì thế cần có những giải pháp phù hợp để làm
giảm phần nào sự khó khăn mà TC và gia đình đang gặp phải.
- Đánh giá những giải pháp mà TC đã sử dụng:
Những giải pháp mà thân chủ đã sử dụng chưa mang tính khả thi và
chưa có tổ chức xã hội nào giúp đỡ.
- Đánh giá môi trường sống hiện tại của TC:
Môi trường mà thân chủ đang sống chưa tốt để thân chủ có thể cải thiện
được sức khỏe và đồng thời cuộc sống vật chất còn gặp khó khăn, đời sống
tinh thần chưa ổn định vì cú sốc khi mất đi đứa con trai. Song mọi thành viên
trong gia đình hiểu và chăm sóc cho TC.
- Đánh giá tiềm năng của TC:
+ TC có khát vọng muốn vươn lên, có nhu cầu hòa nhập với cộng đồng.
+ TC có ước mơ, hoài bão, nghĩ đến tương lai
+ Quan tâm, giúp đỡ người khác
- Các nguồn lực hỗ trợ:
+ Người thân trong gia đình quan tâm, chăm lo cho TC.
+ Các cấp chính quyền địa phương
+ Các cơ sở khuyết tật, an sinh xã hội…
*Bước 5: Lên kế hoạch trị liệu
- Xác định mục đích:
+ Gíup TC hòa nhập với cộng đồng, bớt tự ti, mặc cảm
+ Muốn bệnh tật thân chủ thuyên giảm
+ Cải thiện cuộc sống tốt hơn, ít chật vật hơn
- Những giải pháp giúp TC giải quyết vấn đề:
+ Trước mắt, thân chủ cần được chính quyền địa phương hỗ trợ chăm
sóc sức khỏe và khuyến khích hòa nhập với cộng đồng bằng việc tham gia các
hoạt động dành cho người khuyết tật

13
+ Tư vấn tâm lý, an ủi, động viên thân chủ. Đồng thời tư vấn cách
chăm sóc sức khỏe cho bản thân TC cũng như
những người thân trong gia đình để bệnh tình thuyên giảm
+ Tìm hiểu những nhà hảo tâm trong địa phương để hỗ trợ cho gia
đình TC một phần kinh tế để gia đình làm vốn kinh doanh nhỏ tại nhà như
buôn bán tạp hóa…
*Bước 6: Thực hiện kế hoạch:
Theo các mục đích đã đề ra, sắp xếp kế hoạch theo thứ tự ưu tiên:
+ Trước hết, tới thăm nhà, trò chuyện, động viên và tư vấn tâm lí cho TC.
+ Động viên giúp TC có niềm tin hơn vào cuộc sống
+ Tạo điều kiện để TC hòa nhập với cộng đồng
+ Tư vấn chăm sóc sức khỏe
+ Tìm nguồn hỗ trợ từ địa phương và các tổ chức dành cho người
khuyết tật
*Bước 7: Lượng giá, đánh giá:
- Những mục tiêu đề ra đã đạt được:
+ TC đã dần hòa nhập với cộng đồng, địa phương, bớt tự ti và
mặc cảm
+ Đời sống tinh thần được nâng cao, vui vẻ hơn trước khi có sự
quan tâm của hàng xóm, địa phương
+ Được chăm sóc sức khỏe từ địa phương
Những hoạt động đưa đến kết quả như mong muốn. Gia đình, hàng
xóm, chính quyền địa phương đã tham gia vào quá trình trợ giúp này, mức độ
tham gia của họ rất tích cực.
- Trong quá trình đi thực tế cũng gặp không ít những khó khăn, trở
ngại như: còn vụng về trong bước đầu làm quen với TC, cách nói chuyện còn
cứng nên gặp vấn đề trong khai thác thông tin. Nhưng bên cạnh đó đã áp dụng
được các kĩ năng như: kĩ năng vãng gia, kĩ năng quan sát, kĩ năng lắng nghe,
kĩ năng thấu cảm. Đồng thời, nhân viên đã vận dụng tốt các kiến thức đã học

vào giải quyết các vấn đề của TC.
14
V. BÁO CÁO THAM VẤN
*Ngày tham vấn thứ nhất: 8h00 Ngày 25/07/2014
Cơ sở thực tập: Số nhà 14, đường Lý Thường Kiệt, phường Đông
Lương, thành phố Đông Hà, Quảng Trị
Thân chủ: Phạm Hồng Trung
Mục đích tham vấn: tạo lập mối quan hệ với TC
Tường thuật: Sau khi được một người bạn giới thiệu và cho biết những
thông tin sơ qua về TC, nhân viên đã tìm đến nhà TC ( Chú T ) để bước đầu
làm quen và tạo lập mối quan hệ. Vừa vào đến cổng, trước mắt nhân viên là
một căn nhà nhỏ, không khí u ám. TC đang ngồi trên chiếc xe lăn.
NV: Dạ, con chào chú ạ ( Vẻ tươi cười )
TC: ( Ngạc nhiên ) Đứa mô đó hè? Hỏi nhà ai đó con?
NV: Dạ con tới đây để tìm chú ạ. Chú có phải chú Trung không ạ?
Vừa nghe đến đây, chú đổi sắc mặt, có vẻ như chú cảm thấy ngại khi
hỏi đến mình.
Thấy chú lặng đi không nói gì một hồi lâu, NV đã mạnh dạn nói tiếp:
Dạ chú ơi con có thể vào nhà được không ạ?
TC: Ờ ( Vẻ ấp úng ) Con vào đây, ngồi xuống đây uống nước đã. Mà
con tìm chú có việc gì thế?
NV: ( Kéo ghế nhẹ nhàng và ngồi xuống ) Dạ con xin tự giới thiệu con
là Lưu ( nhìn chú vẻ thân thiện ) Con là sinh viên năm nhất ngành Công tác xã
hội trường Khoa học Huế chú ạ. Con được một đứa bạn giới thiệu và cho biết
một số thông tin về chú. Vậy nên con muốn tìm hiểu thêm hoàn cảnh của chú,
những khó khăn mà chú đang gặp phải để phần nào giúp chú vượt qua. Con
mong chú giúp đỡ ạ.
TC: Chú cũng muốn giúp con lắm. Nhưng chú ngại nói về mình lắm
con (Cúi sầm mặt xuống) Con thông cảm cho chú nhé!
15

NV: ( Vẻ bối rối ) Chú à, con cũng không có ý gì đâu, chú đừng ngại,
chú chia sẻ với con. Biết đâu con có thể giúp được gì cho chú. Đi chú nhé
( giọng năn nỉ )
TC: ( suy nghĩ hồi lâu ) Thôi được rồi con đã nói thế thì chú còn biết
sao nữa.
NV: ( Vui vẻ ) Dạ con cảm ơn chú. Mà chú ơi, nhà mình đi đâu hết rồi
chú?
TC: Ừ. Vợ chú thì đi làm, còn mẹ với chị chú thì đi sang nhà họ hàng
trưa mới về.
NV: Vậy con cái chú đi làm ăn xa hết rồi à chú?
TC: ( giọng chùng xuống ) Chú có hai đứa, một chị thì đã đi lấy chồng rồi,
còn con trai chú thì… ( vừa nói hai dòng nước mắt vừa lăn dài trên gò má )
NV lặng đi cũng không kìm nén được nước mắt. Nhưng sợ chú buồn lại
vội vàng lau nước mắt đi, nói: Chú ơi, con xin lỗi đã làm chú buồn, con không
cố ý đâu ạ.
TC: ừ, không sao đâu con ( Vội lau nước mắt )
Biết chú buồn nên NV không hỏi gì thêm mà an ủi động viên chú, rồi
lảng đi hỏi những việc khác.
Trò chuyện hồi lâu, NV xin phép chú để về và hẹn mai lại đến chơi với
chú.
Trong buổi tham vấn đầu tiên tuy chỉ mới tiếp xúc lần đầu nhưng tôi
thấy chú là một người hiền lành, thân thiện, nhưng chú vẫn còn ngại và mặc
cảm với bản thân.
* Ngày tham vấn thứ 2: 8h00 Ngày 29/06/2014
Cơ sở thực tập: Số nhà 14, đường Lý Thường Kiệt, phường Đông
Lương, thành phố Đông Hà, Quảng Trị
Thân chủ: Phạm Hồng Trung
Mục đích tham vấn: Đến thăm, động viên và tìm hiểu sâu hơn tình cảnh
gia đình thân chủ.
16

Lần này đến, chú T đã quen hơn.
NV: Chú Trung ơi. Cháu lại tới thăm chú đây ạ. ( vẻ hớn hở từ ngoài
cổng đi vào)
Chú ngồi trên chiếc xe lăn tiến từ trong nhà ra, trên tay cầm một nắm
thóc.
TC: Đến rồi đó à con. Vào đây ngồi chơi đả. Chú cho mấy con gà ăn
xong rồi chú vào.
NV: Để con vào phụ chú một tay
TC: Thôi, chú làm tí là xong, con cứ ngồi đó uống nước ( Vừa nói chú
vừa xua tay )
NV: Chú đừng ngại, để con phụ chú. ( Nói rồi vội đẩy chú ra trước sân.
Vừa cho gà ăn vừa trò chuyện với chú )
NV: Chú cho con hỏi một số điều nha?
TC: Con hỏi đi
NV: Dạ, chú ơi, chú bị thế lâu chưa?
TC: Cách đây 12 năm rồi con, chú bị khi đang làm việc.
NV: Dạ. Chắc bị như thế công việc hằng ngày khó khăn lắm chú nhỉ?
TC: ừ. Mới đầu chứ không làm được gì cả. Nhưng sau chú cũng làm
được mấy việc nhẹ nhàng.
NV: Vậy chắc vợ chú đi làm thôi à chú?
TC: Ừ. Con thấy đó, chú bị như thế này không làm gì được cả. Chỉ có
vợ chú là đi làm phụ hồ để trang trải cho gia đình ( giọng buồn rầu )
NV: Chắc vợ chú thì làm sao nuôi gia đình?
TC: Thì cũng khó khăn, cuộc sống cũng vất vả. Rồi cộng thêm mấy sào
ruộng để làm kinh tế chính cho gia đình. Chi tiêu ít lại là cũng được thôi mà.
Chú cũng có niềm tin gia đình sẽ đỡ khó khăn nhưng nhìn cuộc sống hiện tại
chú lại buồn.
NV: Con tin là gia đình chú sẽ vượt qua thôi ( nhẹ nhàng động viên chú )
17
TC: ( Chia sẻ tiếp) Con cũng thấy đó, con chú đã mất 1 năm làm chú

suy sụp vì thương con. Nói học xong rồi cũng may mắn có nơi nhận nó làm
việc, ai ngờ lại như thế ( Chú buồn rầu )
NV: Chuyện qua rồi chú cũng bớt đau buồn nha vì chú cần phải mạnh
mẽ để an ủi vợ chú nữa kẻo thấy chú buồn dì lại buồn theo chú đó.
TC: Ừ. Cảm ơn con, chú biết rồi.
NV: Mà cũng đã muộn rồi. Con về lần sau con lại tới.
TC: Uừ. Thôi con về đi kẻo muộn rồi.
NV: Dạ. Con chào chú.
* Ngày tham vấn thứ 3: 15h00 Ngày 05/07/2014
Cơ sở thực tập: số nhà 14, đường Lý Thường Kiệt, khối 8, phường Lê
Lợi- thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Thân chủ: Phạm Hồng Trung
Mục đích tham vấn: Tư vấn tâm lý, sức khỏe và quan sát môi trường
sống hiện tại của thân chủ.
Tường thuật: Hôm nay đến thăm chú rồi phụ chú công việc nhà. Lúc
đầu chú còn ngại. Nhưng năn nỉ một hồi chú cũng đồng ý.
Phụ chú làm công việc nhà, dọn dẹp bếp, nhà cửa, tôi thấy nhà chú đơn
sơ lắm, bụi bặm nhiều, trong nhà không có gì gọi là khá giả làm ảnh hưởng
đến sức khỏe của chú nhiều. Môi trường sống hiện tại của chú không tốt kèm
theo không khí tang thương trong gia đình nên khiến tâm lí chú đôi lúc suy
sụp. Lại thêm mẹ già đau ốm suốt.
*Ngày tham vấn thứ 4: 19h Ngày 10/07/2014
Cơ sở thực tập: Số nhà 14, đường Lý Thường Kiệt, phường Đông
Lương, thành phố Đông Hà, Quảng Trị
Thân chủ: Phạm Hồng Trung
Mục đích tham vấn: Tìm hiểu mối quan hệ của thân chủ với những
người trong gia đình
18
Tường thuật: Đến cũng đúng lúc nhà chú vừa ăn cơm tối, chú và cả nhà
vui vẻ mời vào ăn cơm. Tôi ngồi vào ăn với chú bữa cơm rồi tranh thủ trò

chuyện với vợ chú khi ăn xong ra phụ rửa chén bát.
NV: Dì ơi, làm cả ngày chắc mệt lắm dì hè?
Vợ TC: Ừ con! Mệt lắm. Đôi lúc dì cũng nản nhưng vì thương chú và
lo cho gia đình, dì lại cố gắng làm. Được ngày nào hay ngày đó.
NV: Dạ. Dì nói vậy con thấy dì thương và lo cho chú nhiều. Ngồi ăn
cơm thấy dì gắp đồ ăn cho chú con thấy gia đình thật hạnh phúc.
Vợ TC: ( Cười ) ừ. Tuy khó khăn nhưng dì với chú luôn thương yêu
nhau. Trong nhà ít to tiếng lắm con. Chú hay an ủi dì lúc dì mệt mỏi, động
viên rồi cứ cố gắng làm những việc nhỏ nhặt để đỡ đần cho dì mặc dù sức
khỏe yếu.
NV: Dạ. Vậy quan hệ giữa chú và các con thì thế nào dì?
Vợ TC: Không ai thương mẹ và con cái như chú đâu con. Được cái
mấy đứa con dì cũng thương ba nó rồi chăm lo sức khỏe cho ba. Con gái lớn
tuy lấy chồng xa nhưng biết ba ở nhà lủi thủi cũng siêng dẫn hai đứa cháu
sang chơi với ông.
Dì chia sẻ tiếp:
Từ khi lấy dì tới giờ, dì chưa thấy chú xích mích gì với mẹ và anh em
trong gia đình cả.
NV: Qua trò chuyện với dì, con cũng đã thấy chú là một người giàu
tình cảm và song tốt với mọi người khiến cho ai trong gia đình dù biết chú
bệnh tật như thế vẫn thương yêu, chăm sóc chu đáo cho chú.
Trò chuyện xong cũng đúng lúc đống chén bát cũng đã rửa xong. Tôi
phụ bưng vào cho dì rồi ra xin phép cả nhà ra về.
*Ngày tham vấn thứ 5: 8h Ngày 15/07/2014
Cơ sở thực tập: Số nhà 14, đường Lý Thường Kiệt, phường Đông
Lương, thành phố Đông Hà, Quảng Trị
Thân chủ: Phạm Hồng Trung
19
Mục đích tham vấn: Tới nhà hàng xóm thân cận với nhà TC, đồng thời
đến địa phương để tìm hiểu thêm.

Tường thuật:
- Tìm hiểu hàng xóm
NV: Có ai ở nhà không ạ?
HX: ( Vội chạy ra ) Tìm ai vậy em?
NV: Chị ơi, em là Lưu, sinh viên ngành Công tác xã hội của trường
Khoa học Huế. Em tới mong chị cho em hỏi một số thông tin vê chú T –
hàng xóm nhà chi được không ạ? Vì em đang tìm hiểu để giúp chú giải quyết
một số vấn đề.
HX: ( Chị vui vẻ đồng ý )
NV: Trong xóm chú có hòa đồng không chị?
HX: Chú thì thân thiện, giúp đỡ mọi người nhưng vì mặc cảm nên chú
cũng ít ra ngoài giao lưu.
NV: Vậy chắc ai cũng thương cho hoàn cảnh của chú chị nhỉ?
HX: Ừ. Hàng xóm ở đây biết chú bệnh tật, đứa con trai thì mất nên ai
cũng thương cho hoàn cảnh của chú. Gia đình chú thì nghèo, hàng xóm cũng
thường sang động viên.
NV: Dạ em cảm ơn chị đã dành chút thời gian cho em
HX: Không có gì đâu em.
NV: Dạ vậy em xin phép chị em về, cảm ơn chị nhiều
- Tìm tới phường Đông Lương để hỏi một số thông tin
Vừa tới nơi, tôi may mắn gặp bác phó chủ tịch phường. Khi đã giới
thiệu về mình và mục đích đến để tìm hiểu chú T thì bác vui vẻ nhận lời ngay.
NV: Bác ơi, bác biết chú T ở số 14 đường Lý Thường Kiệt mình không bác?
PCT: Bác biết con. Chú T thì bác còn lạ lùng gì nữa.
NV: Vậy chú T có hay tham gia hoạt động của phường không ạ?
PCT: ít lắm con. Vì chú T tự ti, mặc cảm về bệnh tật nên chú còn ngại,
ít tham gia.
20
NV: Phường mình hay xuống thăm nhà chú không bác?
PCT: Cũng hiếm lắm con. Vì việc phường thì lu bù nên chỉ vào những

ngày lễ thì mới đi thăm được.
NV: Thế phường mình có hay vận động chú tham gia để chú hòa nhập
hơn với phường không vậy bác?
PCT: Phường cũng đã xuống vận động nhưng rồi chú từ chối nên lại
thôi.
NV: Con cảm ơn những thông tin mà bác đã chia sẻ với con. Bây giờ
con xin phép về. Hẹn bác mai đến tiếp được không ạ?
PCT: Được. Mai đúng 8h là bác có mặt ở phường. Con tới rồi chúng ta
trao đổi tiếp.
NV: Chào bác con về.
*Ngày tham vấn thứ 6: 9h30 Ngày 27/07/2014
Cơ sở thực tập: Số nhà 14, đường Lý Thường Kiệt, phường Đông
Lương, thành phố Đông Hà, Quảng Trị
Thân chủ: Phạm Hồng Trung
Mục đích tham vấn: Đến địa phương để tìm kiếm, vận động hỗ trợ TC,
giúp TC vượt qua khó khăn hiện tại
Tường thuật: Vì có buổi tiếp xúc trước với bác PCT nên tôi cũng dễ
dàng trao đổi, đưa ra những giải pháp với phường để giúp đỡ, hỗ trợ
thân chủ như:
- Vận động phường thường xuyên quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho
chú T để bệnh tình chú thuyên giảm.
- Thường xuyên tới thăm nhà chú, trò chuyện an ủi
- Tìm nguồn hỗ trợ từ nhà hảo tâm trong địa phương để tạo cho chú
nguồn vốn, buôn bán tạp hóa nhỏ tại nhà. Tạo them một phần thu nhập cho
gia đình chú
- Khuyến khích địa phương vận độnng chú tham gia các hoạt động do
địa phương tổ chức để chú T hòa nhập với cộng đồng.
21
MẪU NHẬT KÝ PHẢN ÁNH THỰC TẬP
Sinh viên Nguyễn Đăng Lưu

Giáo viên hướng dẫn Lê Thị Kim Dung
Cơ sở thực tập Số nhà 14, đường Lý Thường Kiệt,
phường Đông Lương, thành phố
Đông Hà, Quảng Trị
Thời gian thực hành Ngày bắt đầu: 25/06/2014
Ngày kết thúc: 27/07/2014
1. Trong quá trình tìm hiểu, thu thập
thông tin, em đã áp dụng kiến thức
đã học vào thực tiễn là:
- Sử dụng kĩ năng quan sát
Ví dụ: Tới thăm nhà TC và
phụ giúp TC một số công việc
nhà để biết được một trường
sống hiện tại của TC gặp rất
nhiều khó khăn làm ảnh hưởng
tới sức khỏe và tâm lý của TC.
- Sử dụng kĩ năng thấu cảm
Ví dụ: thông qua cách nói ấp
úng, cử chỉ bối rối của TC để
từ đó thấy được sự mặc cảm
của TC về bệnh tật về bản thân
để rồi an ủi, động viên, tư vấn
tâm lý cho TC.
2. Điểm mạnh và những thiếu sót sai
lầm:
-Ví dụ: điểm mạnh
Hiểu được những vấn TC gặp phải
thông qua việc quan sát, trao đổi với
22
TC để từ đó đưa ra hướng giải quyết

đúng như: khi TC cảm thấy tự ti, mặc
cảm với bản thân, em đã đưa ra giải
pháp khuyến khích địa phương vận
động TC tham gia vào các hoạt động.
Ví dụ: điểm thiếu sót
Trong khi giao tiếp còn mắc phải sai
sót khi đặt những câu hỏi chưa đúng
trọng tâm vấn đề của TC như các câu
hỏi đua ra còn lan man.
3. Kết quả hoạt động của em trong thời
gian vừa qua là giúp TC vượt qua
khó khăn hiện tại, giúp TC đỡ mặc
cảm tự ti để TC dễ dàng hòa nhập
với cộng đồng địa phương.
4. Trong tuần tới, lĩnh vực giúp đỡ
những người khuyết tật khác vào
trong công việc của mình. Bằng việc
nâng cao học tập, rèn luyện các kỹ
năng, kiến thức và thái độ của mình
một cách chuẩn mực nhằm phục vụ
tốt tiến trình giúp đỡ.
23

×