Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

11202309 tran tuan linh de an kinh te dau tu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 95 trang )

lOMoARcPSD|35941388

11202309 TRẦN TUẤN LINH ĐỀ ÁN KINH TẾ ĐẦU TƯ
Dự báo kinh tế xã hội (Đại học Kinh tế Quốc dân)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
---o0o---

ĐỀ ÁN
MÔN HỌC KINH TẾ ĐẦU TƯ
ĐỀ TÀI:
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2018 – 2022

Họ và tên sinh viên

: Trần Tuấn Linh

Mã sinh viên

: 11202309

Lớp


: Kinh tế đầu tư 62B

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Phan Thị Thu Hiền

HÀ NỘI – 2023

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI
CÁC ĐỊA PHƯƠNG .................................................................................................3
1.1. Khái niệm và vai trò của đầu tư phát triển kinh tế ........................................3
1.1.1. Khái niệm đầu tư phát triển ...............................................................................3
1.1.2. Vai trò của đầu tư phát triển tại các địa phương ...............................................4
1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển ........................................................................5
1.3. Nguồn vốn hoạt động đầu tư phát triển của địa phương ............................... 6
1.3.1. Nguồn vốn trong nước ......................................................................................6
1.3.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ...........................................................................7
1.4. Nội dung đầu tư phát triển kinh tế tại các địa phương ..................................8
1.4.1. Đầu tư theo các ngành kinh tế ...........................................................................8
1.4.2. Đầu tư theo địa bàn ...........................................................................................8

1.4.3. Đầu tư theo chương trình dự án ........................................................................8
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển tại địa phương ......................8
1.5.1. Các nhân tố chủ quan ........................................................................................9
1.5.2. Các nhân tố khách quan ..................................................................................10
1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển tại địa phương .... 12
1.6.1. Kết quả đầu tư phát triển tại địa phương .........................................................12
1.6.2. Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương ...........................................14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH HẢI
DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2018 – 2022 ........................................................................17
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư
phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương ...................................................17
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 17
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................18
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn tồn tại trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải
Dương ........................................................................................................................20
2.2. Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 - 2022.... 22
2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển ..................................................23

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

2.2.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển............................................................................25
2.2.3. Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương phân theo ngành kinh tế giai đoạn
2018 - 2022 ...............................................................................................................34
2.2.4. Đầu tư phát triển kinh tế theo địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 - 2022....... 41
2.2.5. Đầu tư phát triển kinh tế theo dự án trọng điểm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018
- 2022.........................................................................................................................43
2.2.6. Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương

giai đoạn 2018 - 2022 ................................................................................................ 53
2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2018 – 2022 .............................................................................................. 56
2.3.1. Kết quả và hiệu quả đầu tư ..............................................................................56
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân ......................................................................64
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2030 ................68
3.1 Quan điểm và định hướng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải
Dương đến năm 2030 .............................................................................................. 68
3.1.1 Định hướng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2030 . 68
3.1.2 Kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2030 ..... 70
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải
Dương đến năm 2030 .............................................................................................. 71
3.2.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư .......................................................................71
3.2.2. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố............................................................................................ 74
3.2.3. Giải pháp về công tác quản lý đầu tư .............................................................. 76
3.2.4. Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ .............................................78
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................... 80
3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước .............................................................................80
3.3.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh và các Sở, Ban ngành liên quan. ....................81
3.3.3. Kiến nghị đối với chủ đầu tư, nhà thầu thi công .............................................81
KẾT LUẬN ..............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................85

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Thuật ngữ viết tắt

Thuật ngữ viết đầy đủ

1

BOT

2

BT

3

BTO

4

CNH - HĐH

5

ĐTNN

6

FDI


7

GDP

Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội

8

KCN

Khu công nghiệp

10

PCI

11

PPP

12

UBND

Ủy ban nhân dân

13

HĐND


Hội đồng nhân dân

14

USD

Đồng đô la Mỹ

15

VNĐ

Việt Nam đồng

16

GPMB

17



18

KT-XH

Build - Operation – Transfer: Hình thức Xây dựng Kinh doanh - Chuyển giao
Build – Transfer: Hình thức Xây dựng - Chuyển giao
Build - Transfer – Operation: Hình thức Đầu tư Chuyển giao - Kinh doanh

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
Đầu tư nước ngồi
Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước
ngoài

Provincial Competitiveness Index: Chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh
Public Private Partnerships: Hình thức đầu tư đối tác
cơng tư

Giải phóng mặt bằng
Lao động
Kinh tế - xã hội

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

19

TP

Thành phố

20

DN

Doanh nghiệp


21

NLTS

22

CN

Công nghiệp

23

DV

Dịch vụ

Nông, lâm, thủy sản

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018
– 2022 ......................................................................................................24
Bảng 2.2: Đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn giai đoạn 2018 – 2022 ...............26
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn 2018 - 2022 .......................27

Bảng 2.4: Vốn nhà nước cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018
- 2022 .......................................................................................................29
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn nhà nước cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai
đoạn 2018 - 2022 .....................................................................................30
Bảng 2.6: Vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2018 - 2022..................................................................31
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển kinh tế
tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 - 2022 ...................................................32
Bảng 2.8: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 – 2022 .......33
Bảng 2.9: Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế phân theo ngành kinh tế tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2018 – 2022 .............................................................................34
Bảng 2.10: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế phân theo ngành kinh tế tỉnh
Hải Dương giai đoạn 2018 – 2022 ..........................................................34
Bảng 2.11: Tốc độ phát triển nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế phân theo ngành
kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 – 2022 .......................................35
Bảng 2.12: Vốn đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2018 – 2022 .................................................................36
Bảng 2.14: Vốn ĐTPT dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 – 2022 .....39
Bảng 2.15: Vốn ĐTPT theo các nhóm ngành DV chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2018 – 2022 .............................................................................40
Bảng 2.16: Tình hình đầu tư phát triển theo địa bàn thuộc tỉnh Hải Dương giai đoạn
2018 – 2022 ............................................................................................. 41
Bảng 2.17: Một số dự án đầu tư công được triển khai trên địa bàn tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2018 - 2022 ..............................................................................43
Bảng 2.18: Các dự án sử dụng vốn ngoài nhà nước tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2018 - 2022..................................................................47
Bảng 2.19: Các dự án sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2018 - 2022..................................................................50

Downloaded by Ph??ng ??ng ()



lOMoARcPSD|35941388

Bảng 2.20: Quy mô GRDP theo ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn
2018 - 2022.............................................................................................. 57
Bảng 2.21: Cơ cấu kinh tế theo ngành tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 - 2022 ........59
Bảng 2.22: Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 2022 .........................................................................................................60
Bảng 2.23: Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 - 2021 .......61
Bảng 2.24: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư trên địa tỉnh Hải Dương giai đoạn
2018 – 2022 ............................................................................................. 62
Bảng 2.25: Số lao động được giải quyết việc làm trên vốn đầu tư phát triển của tỉnh
Hải Dương giai đoạn 2018 - 2022 ........................................................... 63
Bảng 2.26: Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 20182022 .........................................................................................................63

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 2.1: Tình hình thực hiện tổng vốn đầu tư phát triển tỉnh Hải Dương giai đoạn
2018 – 2022 ............................................................................................. 24
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn huy động giai đoạn 2018 –
2022 .........................................................................................................28
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu vốn khu vực nhà nước cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2018 - 2022 ..............................................................................30
Sơ đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 - 2022 ........58
Sơ đồ 2.5: Xếp hạng PCI theo thời gian tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 - 2021 .....61


Hình 2.1: Bản đồ các cụm, KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2022 ...............38

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp bách của đề tài
Hiện nay, đầu tư phát triển là hoạt động thiết yếu với sự phát triển kinh tế của
tỉnh. Phát triển kinh tế ở các tỉnh, TP có ý nghĩa giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế, gia
tăng thu nhập, giải quyết việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống của
các thành viên trong xã hội. Đầu tư phát triển khơng chỉ mang đến lợi ích cho riêng
địa phương đó mà cịn mang góp phần thúc đẩy kinh tế vùng cũng như tình hình kinh
tế chung của cả đất nước.
Hải Dương là một trong những tỉnh nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm
miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Đây là trung tâm kinh tế năng động
và là đầu tàu kinh tế quan trọng của miền Bắc và cả nước. Trong những năm gần đây,
nhờ tiềm năng sẵn có cùng chủ trương đúng đắn, sáng tạo, môi trường đầu tư và năng
lực cạnh tranh của tỉnh khơng ngừng được cải thiện, tỉnh đã có những bước phát triển
vượt bậc về KT-XH và được xem là một trong những tỉnh có tiềm lực và dư địa phát
triển kinh tế lớn. Theo phân tích của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội, điểm
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Hải Dương bứt tốc ngoạn mục 34 bậc, vươn
lên vị trí thứ 13/63 các tỉnh, TP cả nước.
Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, tỉnh Hải Dương hiện vẫn cịn gặp rất nhiều
khó khăn về kinh tế, cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, dịch vụ và
thương mại kém phát triển. Trong khi đó việc phân bổ, quản lý sử dụng nguồn vốn c
của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, đã làm giảm đi đáng kể hiệu quả của nguồn vốn đầu

tư phát triển trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của tỉnh. Xuất phát từ thực
trạng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, em đã lựa chọn đề tài “Đầu tư phát
triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 - 2022” với mục đích đánh
giá được thực trạng đầu tư trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2018 - 2022, nghiên cứu
các kết quả và hiệu quả đầu tư cũng như các hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động
đầu tư phát triển kinh tế. Từ đó, em có thể đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục
những hạn chế và tăng cường hiệu quả cho hoạt động đầu tư phát triển trong thời gian
tới, gắn với chủ trương nhà nước đề ra, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tồn
diện cho địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về đầu tư phát triển kinh tế, trong đó xác
định rõ vai trò của đầu tư với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, nội dung, các yếu
tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư để vận dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh Hải
Dương.

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

2
Phân tích các thực trạng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương,
đánh giá những ưu nhược điểm, làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất
những giải pháp cho đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề tập trung vào những nội dung cơ bản của
hoạt động đầu tư phát triển, giải pháp đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải
Dương.
Phạm vi nghiên cứu:

-

Về mặt lý luận: chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát
triển, các lý thuyết về đầu tư phát triển, các lý thuyết về đầu tư phát triển kinh
tế.

-

Về mặt thực tiễn: phân tích, đánh giá về thực trạng đầu tư phát triển kinh tế
tỉnh Hải Dương, đưa ra giải pháp về đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương
trong thời gian tới.

4. Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được thể hiện qua kết cấu
03 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển kinh tế tại các địa phương
Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai
đoạn 2018 - 2022
Chương III: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh
tế tỉnh Hải Dương đến năm 2030

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Khái niệm và vai trò của đầu tư phát triển kinh tế

1.1.1. Khái niệm đầu tư phát triển
“Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sử dụng vốn trong
hiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật chất và trí tuệ mới, năng lực sản xuất mới và
duy trì những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển”.
“Đầu tư phát triển là một phương thức đầu tư trực tiếp, trong đó, q trình đầu
tư làm gia tăng giá trị và năng lực sản xuất, năng lực phục vụ của tài sản. Thông qua
hành vi đầu tư này, năng lực sản xuất và năng lực phục vụ của nền kinh tế cũng gia
tăng”.
“Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn
lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao
gồm cả tiền vốn, đất đai, LĐ, máy móc, thiết bị, tài nguyên. Như vậy, khi xem xét lựa
chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính đúng
tính đủ các nguồn lực tham gia”.
“Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn
thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Trên quan điểm phân công LĐ xã hội,
có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ. Trên
góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia thành hai nhóm chính:
cơng trình vì mục tiêu lợi nhuận và cơng trình phi lợi nhuận. Trên góc độ xem xét
mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thành: loại được khuyến khích đầu tư, loại
khơng được khuyến khích đầu tư và loại cấm đầu tư. Từ góc độ tài sản đối tượng
được chia thành: những tài sản vật chất (tài sản thực) và tài sản vơ hình”.
“Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất, tài sản trí tuệ
và tài sản vơ hình. Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực
sản xuất của xã hội. Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết
quả KT-XH thu được với chi phí chi ra để đạt được kết quả đó. Kết quả và hiệu quả
đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ đầu tư và xã hội, đảm
bảo kết hợp hài hòa giữa các loại lợi ích, phát huy vai trị chủ động sáng tạo của đầu
tư, vai trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Thực tế,
có những khoản đầu tư tuy khơng trực tiếp tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động
cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tư cho y tế, giáo dục, xóa đói giảm

nghèo,…nhưng lại rất quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống và vì mục tiêu
phát triển, do đó, cũng được xem là đầu tư phát triển”.

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

4
Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình, diễn ra trong thời kỳ dài và tồn tại
vấn đề “độ trễ thời gian”. Độ trễ thời gian là sự không trùng hợp giữa thời gian đầu
tư và thời gian vận hành các kết quả đầu tư. Đầu tư hiện tại nhưng kết quả đầu tư
thường thu được trong tương lai. Đặc điểm này của đầu tư cần được quán triệt khi
đánh giá kết quả, chi phí và hiệu quả đầu tư phát triển.
1.1.2. Vai trò của đầu tư phát triển tại các địa phương
Hoạt động đầu tư phát triển tại các địa phương có một số vai trị chính bao gồm:
Thứ nhất, đầu tư phát triển giúp thực hiện các mục tiêu cụ thể của kế hoạch và
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ. Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương trong từng thời kì có ý nghĩa quyết định đến mức độ và
thứ tự ưu tiên chi ngân sách cho đầu tư phát triển. Từ đó, các cấp lãnh đạo sẽ đánh
giá tình hình phát triển của TP theo từng giai đoạn để đưa ra những phương án điều
chỉnh hợp lý, cũng như đề ra kế hoạch cho đầu tư phát triển địa phương trong tương
lai.
Thứ hai, đầu tư phát triển tại địa phương giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng
thu nhập tồn dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của thành viên
trong xã hội. Vốn đầu tư phát triển được sử dụng hợp lý sẽ tác động tích cực tới nhiều
mặt của kinh tế địa phương, thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực địa phương có
lợi thế từ đó giúp hiệu quả tăng trưởng kinh tế được nâng cao. Các DN trong và ngoài
nước đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, trụ sở làm việc tại địa phương và tuyển dụng
LĐ sẽ giúp giải quyết được tình trạng thất nghiệp, nâng cao mức lương của người

LĐ. Vốn đầu tư phát triển cũng sẽ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng tại địa phương như sửa
chữa đường xá, xây mới các cơng trình cơng cộng từ đó giúp cải thiện đời sống của
dân cư địa phương.
Thứ ba, đầu tư phát triển góp phần quan trọng trong việc hình thành và điều
chỉnh cơ cấu nền kinh tế, thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng cao, bền vững
của nền kinh tế quốc dân. Đầu tư vốn vào ngành nào, quy mơ vốn đầu tư từng ngành
nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp,…đều ảnh hưởng đến khả năng
phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề để phát
triển các ngành mới do đó ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mỗi địa
phương đều có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau từ
đó địi hỏi phải có cơ cấu đầu tư phát triển kinh tế phù hợp để tận dụng được những
lợi thế vốn có.
Thứ tư, đầu tư phát triển giúp tăng năng lực khoa học công nghệ, thực hiện mục
tiêu Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Cơng nghệ có được có thể qua nhập khẩu từ

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

5
bên ngoài hoặc tự nghiên cứu và ứng dụng. Vốn đầu tư phát triển có thể được địa
phương cũng như các DN tận dụng để nhập khẩu thiết bị, linh kiện, mua bằng sáng
chế hoặc thực hiện liên doanh. Với hoạt động tự nghiên cứu, vốn đầu tư sẽ được dùng
nhằm nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học,
nâng cao chất lượng yếu tố nguồn nhân lực, tổ chức. Dù nhập hay tự nghiên cứu để
có cơng nghệ đều địi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, điều đó yêu cầu địa phương phải có
những quyết định để lựa chọn những cơng nghệ phù hợp nhất nhằm thực hiện mục
tiêu Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Thứ năm, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực địa phương. Trong bối cảnh nền

kinh tế hội nhập sâu rộng và sự phát triển của công nghệ, việc đầu tư phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa rất quan trọng trong thu hút vốn đầu tư, đặc biệt
là trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao khi địi LĐ có chun mơn cao. Vốn đầu
tư dành cho phát triển các trường học địa phương, các trung tâm dạy nghề sẽ giúp
người LĐ cải thiện về cả kỹ năng chuyên môn, tác phong làm việc để thích ứng với
thị trường LĐ ngày càng cạnh tranh.
Thứ sáu, đầu tư phát triển giúp địa phương hội nhập kinh tế quốc gia, quốc tế
trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh. Đầu tư phát triển sẽ giúp địa phương thay đổi
nhiều mặt trong cấu trúc kinh tế theo định hướng của từng vùng dựa trên những tiềm
năng vốn có. Đầu tư phát triển cũng giúp địa phương cải thiện nhiều mặt trong kinh
tế địa phương, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển để có thể bắt kịp khơng chỉ
với địa phương khác mà cịn với các quốc gia trên thế giới.
1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển
Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
“Hoạt động đầu tư phát triển thường có u cầu rất lớn về quy mơ tiền vốn, vật
tư và lao động. Vốn đầu tư với quy mơ lớn địi hỏi mỗi địa phương cần có chính sách,
quy hoạch và kế hoạch đầu tư phù hợp cũng như giải pháp huy động vốn hợp lý. Tổng
vốn đầu tư phải được quản lý chặt chẽ và giải ngân đúng theo tiến độ đầu tư, chú
trọng đầu tư trọng điểm”.
“Thời kỳ đầu tư kéo dài. Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi cơng thực hiện dự án
đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều cơng trình đầu tư phát triển
có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt
quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, các cấp quản lý và
chủ đầu tư ở địa phương cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực
tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục cơng trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế
hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản”.

Downloaded by Ph??ng ??ng ()



lOMoARcPSD|35941388

6
“Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài. Thời gian vận hành các kết quả
đầu tư tính từ khi đưa cơng trình vào hoạt động cho đến hết thời gian sử dụng và đào
thải cơng trình. Để dự án có thể vận hành hiệu quả, các nhà đầu tư cần có những tính
tốn hợp lý tới các yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương khi tiến
hành hoạt động đầu tư”.
“Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các cơng trình xây dựng
thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng lên, do đó quá trình thực
hiện đầu tư cũng như thời kỳ và vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của
các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Do đó, chủ đầu tư phải nghiên cứu
những yếu tố đặc trưng của địa phương để cơng trình xây dựng có thể hồn thành
đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng cũng như vận hành đạt kết quả tốt nhất”.
“Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư
kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài… nên mức độ rủi ro
của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của
mỗi dự án, DN, chủ đầu tư và các cấp có thẩm quyền ở địa phương cần phối hợp tốt
để đánh giá và xây dựng các biện pháp phịng chống những rủi ro có thể xảy ra nhằm
đạt được những mục tiêu đã đề ra khi thực hiện dự án”.
1.3. Nguồn vốn hoạt động đầu tư phát triển của địa phương
Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá
trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là
thuật ngữ để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế
đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội. Nguồn vốn đầu tư phát triển của
địa phương đến từ các nguồn: Nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn ngoài nhà nước,
nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
1.3.1. Nguồn vốn trong nước
1.3.1.1. Nguồn vốn nhà nước
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn

vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh
nghiệp nhà nước:
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Nguồn vốn này bao gồm vốn từ ngân sách
Trung ương và ngân sách địa phương. Đây chính là nguồn chi của ngân sách địa
phương cho đầu tư. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ.

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

7
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: có tác dụng tích cực trong việc
giảm đáng kể việc bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đợn
vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là
người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn.
- Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Được xác định là thành phần
chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng
vốn khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách cơng bằng thì
khu vực kinh tế Nhà nước với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng
một vai trị chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.
1.3.1.2. Nguồn vốn ngoài nhà nước
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích
luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã.
- Doanh nghiệp dân doanh (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, hợp tác xã) đã, đang và sẽ đi vào hoạt động, phần đóng góp của các
doanh nghiệp này cũng sẽ đóng góp đáng kể vào tổng quy mơ vốn của tồn xã hội.

- Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình: Cùng
với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm
năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích luỹ tryuền thống. Nhìn tổng
quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng,
ngoại tệ, tiền mặt. Quy mô của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình độ phát
triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mơ và tỷ
lệ tiết kiệm thấp); Tập quán tiêu dùng của dân cư; Chính sách động viên của Nhà
nước thơng qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp với xã hội.
1.3.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư nước ngồi bao gồm tồn bộ phần tích lũy của cá nhân, các
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngồi có thể huy động vào q
trình đầu tư phát triển của nước sở tại.
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dịng
lưu chuyển vốn quốc tế. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước
phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thứ ba đặc biệt quan
tâm. Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu
và điều kiện thực hiện riêng, khơng hồn tồn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển
vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngồi chính như sau: Tài trợ phát triển vốn
chính thức (ODF). Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các
hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF;
Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại; Đầu tư trực tiếp nước ngoài.; Nguồn

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

8
huy động qua thị trường vốn quốc tế.
1.4. Nội dung đầu tư phát triển kinh tế tại các địa phương

Tùy theo những cách tiếp cận khác nhau, đầu tư phát triển kinh tế tại các địa
phương bao gồm các nội dung:
1.4.1. Đầu tư theo các ngành kinh tế
Đầu tư phát triển theo các ngành kinh tế tại mỗi địa phương được chia theo các
nhóm ngành: Nơng, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp – xây dựng; Dịch vụ. Phụ
thuộc vào các đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội sẽ có những phương án
đầu tư khác nhau để phát huy được thế mạnh của địa phương trong đầu tư phát triển
các ngành kinh tế. Các cấp lãnh đạo cần có những chủ trương phù hợp để định hướng
đầu tư vào các ngành kinh tế mà địa phương có tiềm năng phát triển. Đồng thời, cần
có các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư theo mục tiêu đã đề ra để có thể đạt
hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
1.4.2. Đầu tư theo địa bàn
Đầu tư phát triển theo các địa bàn là việc phân bổ vốn đầu tư tới những địa bàn
khác nhau thuộc địa phương quản lý. Mục tiêu chung là cân đối nguồn vốn đầu tư để
phát triển đồng đều, không để tình trạng mất cân bằng trong đầu tư phát triển giữa
các địa bàn trong địa phương. Theo đó, mỗi địa phương cần có quy hoạch rõ ràng
trong đầu tư phát triển kinh tế theo vùng để có thể tận dụng được hết quỹ đất sở hữu
cũng như khai thác tối đa các lợi thế so sánh của từng địa bàn. Các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và các nhà đầu tư cần phối hợp với nhau để thực hiện dự án đầu tư ở
các địa điểm phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế theo từng địa bàn, phục vụ
mục tiêu chung mà địa phương đã đặt ra.
1.4.3. Đầu tư theo chương trình dự án
Đầu tư phát triển theo các dự án tại địa phương là hoạt động thực hiện đầu tư
theo các dự án đã được chính quyền địa phương cấp phép đầu tư. Các dự án được
phép đầu tư phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung mà địa phương
đã đặt ra và phù hợp với quy hoạch chung của địa phương. Các dự án đầu tư trên địa
bàn sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua sản xuất hàng hóa, tuyển dụng LĐ
địa phương, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và từ đó cải thiện mức sống của người
dân địa phương. Đồng thời, các dự án đầu tư hiệu quả cũng sẽ là tiền đề để thu hút
các nhà đầu tư mới tới với địa phương trong những giai đoạn tiếp theo.

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển tại địa phương
Hoạt động đầu tư phát triển tại mỗi địa phương sẽ chịu ảnh hưởng bởi cả các
yếu tố chủ quan của địa phương và các nhân tố khách quan của quốc gia:

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

9
1.5.1. Các nhân tố chủ quan
1.5.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý kinh tế của vùng là nhân tố đầu tiên cần được xem xét khi xây
dựng kế hoạch đầu tư phát triển. Nếu vùng có vị trí địa lý ở đầu mối giao thông, đầu
mối giao lưu kinh tế quốc tế sẽ là lợi thế cạnh tranh trong trong phát triển kinh tế nói
chung và cơng nghiệp nói riêng. Vị trí địa lý thuận lợi cho phép khai thác tối đa các
nguồn lực và lợi thế so sánh vùng.
1.5.1.2. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới hoạt động đầu tư phát triển kinh tế tại
mỗi địa phương. Các điều kiện về địa hình, khí hậu, nguồn nước là tiền đề để đưa ra
các kế hoạch đầu tư, xây dựng các cơng trình nhằm mục đích phát triển kinh tế. Nguồn
tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên đất đai, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài
nguyên khoáng sản là cơ sở vật chất để hoạt động đầu tư phát triển phát huy hiệu quả.
Khi đặt các nhà máy, cơ sở sản xuất thường được phân bổ gần đầu mối giao thông,
gần nguồn nguyên liệu, nguồn nước để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
1.5.1.3. Đặc điểm xã hội
Các đặc điểm về xã hội có vai trị quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển
tại mỗi địa phương:
Về dân cư: số lượng dân cư trong độ tuổi LĐ ở mức cao chính là nguồn nhân

lực cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế. Nhiều ngành công nghiệp cần nhiều công
nhân như dệt may, thực phẩm thường phân bố ở những vùng nơi có đơng dân nhiều
người LĐ. Nơi nào có nguồn LĐ dồi dào thì ở đó khả năng để phân bổ và phát triển
các ngành kinh tế càng cao.
Về thu nhập và chất lượng sống: thu nhập trong khu vực dân cư cao là tiền để
tạo nên thị trường tiêu thụ có sức mua cao, thuận lợi cho phát triển các ngành dịch
vụ, hàng tiêu dùng và du lịch. Chất lượng sống được cải thiện giúp người dân tăng
niềm tin với chính sách và đường lối phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời là
nhân tố giúp tạo thêm và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao tới địa phương
làm việc. Nguồn nhân lực này sẽ giúp địa phương thu hút thêm nguồn đầu tư phát
triển kinh tế trong nhiều ngành, lĩnh vực trọng tâm.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội: Cơ sở hạ tầng ở đây mang tính xúc tác cho
hoạt động đầu tư, tạo điều kiện cho KT-XH phát triển. Những quốc gia có cơ sở hạ
tầng phát triển sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư tích cực đầu tư sản xuất, làm tăng chi cho
đầu tư.

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

10
1.5.1.4. Điều kiện kinh tế địa phương
Các điều kiện về kinh tế của các địa phương có ảnh hưởng lớn tới hoạt động
đầu tư phát triển bảo gồm:
Tốc độ tăng trưởng: “Động thái và xu thế tăng trưởng kinh tế của một địa
phương có thể ảnh hưởng đến tình hình đầu tư và phát triển một ngành, một lĩnh vực
và sau đó là kết quả và hiệu quả của một dự án đầu tư cụ thể. Chẳng hạn, trong bối
cảnh nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và có triển vọng duy trì trong thời
gian dài thì cơ hội đầu tư của các dự án trong lĩnh vực công nghệ mới, các dự án cung

cấp hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao sẽ có nhiều khả năng thành công. Nhưng
khi nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái, tốc độ tăng trưởng chậm thì đối vói các
dự án sản xuất cung cấp hàng hóa xa xỉ và lâu bền sẽ khổ thành cơng hơn”.
Môi trường đầu tư: “Môi trường đầu tư phản ánh những nhân tố đặc trưng của
địa điểm, từ đó tạo thành các cơ hội và động lực cho DN đầu tư hiệu quả , tạo việc
làm và phát triển”. Nó như một chất xúc tác ban đầu cho quyết định của nhà đầu tư.
Sự cải thiện môi trường đầu tư có quyết định vơ cùng quan trọng đối với chi đầu tư
và nền kinh tế địa phương. Nếu môi trường đầu tư thuận lợi có thể tăng chi đầu tư và
tổng đầu tư của tồn xã hội. Trong mơi trường đầu tư địa phương có các yếu tố như:
chính quyền địa phương, cơ sở hạ tầng, hệ thống chính sách của địa phương về khuyến
khích và thu hút đầu tư.
Tình hình ngân sách địa phương: Mức ngân sách thâm hụt ở mức cao có thể
dẫn đến địa phương phải đi vay nhiều hơn, dẫn tới ảnh hưởng đến uy tín của địa
phương trong việc tiếp nhận vốn đầu tư. Tình hình này cũng cho thấy cơng tác quản
lý chi tiêu đầu tư ở địa phương đang không hiệu quả và các nhà đầu tư có thể xem xét
đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới dự án được họ đầu tư.
1.5.2. Các nhân tố khách quan
Bên cạnh những nhân tố chủ quan của địa phương, hoạt động đầu tư phát triển
ở địa phương sẽ chịu tác động bởi một số yếu tố chung của nền kinh tế:
Lãi suất: “Lãi suất ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn và sau đó là hiệu quả
đầu tư. Nếu lãi suất cao hơn, sẽ có ít dự án thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả và ngược lại
lãi suất thấp hơn chi phí sử dụng vốn sẽ thấp hơn và có nhiều dự án thỏa mãn tiêu
chuẩn hiệu quả hơn”.
Tỷ lệ lạm phát: “Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng lớn đến ổn định môi trường kinh
tế vĩ mô và có thể ảnh hưởng đến ý định và hành động của nhà đầu tư. Lạm phát có
thể là rủi ro tiềm tàng làm suy giảm hiệu quả đầu tư”.
Tình hình ngoại thương và các định chế có liên quan (tình hình xuất nhập

Downloaded by Ph??ng ??ng ()



lOMoARcPSD|35941388

11
khẩu, chính sách tỷ giá hối đối, thuế nhập khẩu…) đặc biệt quan trọng đối với các
dự án sản xuất hàng xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu, máy móc. VD: Chính sách duy
trì giá trị dịng nội tệ ở mức q cao thì sẽ khơng khuyến khích các dự án sản xuất
hàng xuất khẩu, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước.
Tình hình thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách ở mức cao có thể dẫn đến
chính phủ phải đi vay nhiều hơn, điều này ảnh hưởng tới mức lãi suất cơ bản của nền
kinh tế và sau đó là chi phí sử dụng vốn và hiệu quả đầu tư.
Hệ thống kinh tế và các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước: Cần phải
nghiên cứu cơ cấu tổ chức hệ thống kinh tế theo ngành, theo quan hệ sở hữu, theo
vùng lãnh thổ để làm cơ sở đánh giá trình độ và lợi thế so sánh của dự án đầu tư.
Trong một chừng mực nhất định, khía cạnh này có thể ảnh hưởng đến kết quả và hiệu
quả đầu tư.
Mơi trường chính trị: Là nhân tố vơ cùng quan trọng của mơi trường đầu tư.
Chính trị ổn định sẽ tạo ra sự ổn định trong KT-XH và giảm thiểu rủi ro của nhà đầu
tư. Từ đó khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện hoạt động của mình,đặc biệt
đối với nhà đầu tư nước ngồi, ổn định chính trị là một yếu tố hàng đầu trong việc
quyết định đầu tư vào một quốc gia khác.
Mơi trường luật pháp: Q trình đầu tư liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động
trong một thời gian dài, nên một môi trường pháp lý ổn định và có hiệu lực là một
yếu tố quan trọng để quản lý và thực hiện đầu tư có hiệu quả. Mơi trường này bao
gồm các chính sách, quy định, luật cần thiết đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn,
chồng chéo nhau và có hiệu lực cao. Những chính sách cụ thể ảnh hưởng tới chi tiêu
đầu tư là:
- Chính sách sở hữu: mục đích là kiểm sốt các hoạt động của các nhà đầu tư,
khống chế một mức vốn sở hữu đối với từng nhà đầu tư.
- Chính sách thuế: bao gồm các nội dung liên quan đến các loại thuế, mức thuế,

thời gian miễn giảm thuế, thời gian khấu hao và các điều kiện ưu đãi đầu tư khác.
- Chính sách lệ phí: quy định về các khoản tiền phải nộp như phí dịch vị cấp
giấy phép, dịch vụ cơ sở hạ tầng.
- Chính sách quản lý ngoại hối: bao gồm các quy định về mở tài khoản ngoại tệ,
tỷ giá hối đối, chuyển ngoại tệ ra nước ngồi. Những quy định này có ảnh hưởng lớn
tới nhà đầu tư nước ngoài.
- Quản lý hoạt động đầu tư: trong quá trình hình thành và triển khai dự án đầu
tư,chủ đầu tư phải chịu sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền từ khâu cấp giấy
phép,thẩm định dự án đến quản lý thực hiện dự án.

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

12
- Ngồi những chính sách trên cịn có những chính sách khác mà như đầu tư cần
xem xét khi đưa ra quyết định đầu tư như: Chính sách cơng nghệ, chính sách bảo vệ
mơi trường, chính sách về LĐ, tiền lương, chính sách về việc sử dụng các nguồn tài
nguyên…
1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển tại địa phương
1.6.1. Kết quả đầu tư phát triển tại địa phương
Kết quả đầu tư phát triển tại các địa phương được thể hiện qua một số chỉ tiêu
bao gồm:
1.6.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tác động của đầu tư tới sự tăng trưởng của nền kinh tế đã được nghiên cứu
với nhiều mơ hình khác nhau. Mơ hình Robert Solow (1956) cho rằng: “việc tăng
vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh
hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt ở trạng thái dừng”; Mơ hình Sung Sang Park
cho rằng: “nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con

người”; “Theo mơ hình Tân cổ điển, thì nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào
cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L)”. “Theo quan điểm
tăng trưởng của trường phái kinh tế học vĩ mô Keynes, với mơ hình tiêu biểu là mơ
hình Harrod-Domar thì: nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K)
đưa vào sản xuất tăng lên”.
Tác động của đầu tư tới sự tăng trưởng của kinh tế được thể hiện qua hoạt
động thực tiễn: “mức gia tăng sản lượng của nền kinh tế phụ thuộc vào sự gia tăng
quy mô vốn đầu tư. Việc gia tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý
là những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân
tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH,
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…do đó, nâng cao chất lượng tăng trưởng
kinh tế. Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng được mơ hình hố qua cơng thức”:
𝑉ố𝑛 đầ𝑢 𝑡ư
𝐼𝐶𝑂𝑅
Trong đó: “Hệ số ICOR là tỷ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia
𝑀ứ𝑐 𝑔𝑖𝑎 𝑡ă𝑛𝑔 𝐺𝐷𝑃 =

tăng sản lượng, hay là suất đầu tư cần thiết để tạo ra một sản lượng tăng thêm”. Hệ
số ICOR được tính tốn như sau:
𝐼𝐶𝑂𝑅 =

𝑉ố𝑛 đầ𝑢 𝑡ư 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡ℎê𝑚 Đầ𝑢 𝑡ư 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
=
𝐺𝐷𝑃 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡ℎê𝑚
𝐺𝐷𝑃 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡ℎê𝑚

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388


13
Nếu đem chia cả tử và mẫu số cho GDP, ta có:
𝐼𝐶𝑂𝑅 =

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑣ố𝑛 đầ𝑢 𝑡ư/𝐺𝐷𝑃
𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑡ế

Như vậy, nếu hệ số ICOR không đổi, mức tăng trưởng kinh tế GDP hoàn toàn
phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư.

Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương được
thể hiện qua sự gia tăng của một số chỉ tiêu, cụ thể:
-

GDP địa phương
Đầu tư phát triển tác động tới nhiều mặt trong hoạt động sản xuất qua đó tác

động tới GDP của địa phương. Tổng sản phẩm trên địa bàn là một thống kê đo lường
quy mô nền kinh tế của khu vực. Nó là tiêu chí phản ánh giá trị mới tăng thêm của
các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được tạo ra tại khu vực trên địa bàn tỉnh/ TP hoặc
thường trú kéo dài trong khoảng thời gian 6 tháng hoặc 1 năm. Hoạt động đầu tư phát
triển nếu được thực hiện hiệu quả sẽ góp phần làm tăng GDP của địa phương cũng
như của quốc gia.
-

Tốc độ tăng trưởng GDP địa phương
Cùng với tác động tới GDP địa phương, đầu tư phát triển cũng ảnh hưởng tới

tốc độ tăng trưởng GDP thông qua tác động tới hoạt động sản xuất của nền kinh tế

địa phương. Tốc độ tăng trưởng GDP của địa phương đo lường tăng trưởng kinh tế
liên quan đến tổng sản phẩm quốc nội của địa phương theo từng thời kỳ, được điều
chỉnh theo lạm phát và được biểu thị theo nghĩa thực, trái ngược với khái niệm danh
nghĩa. Tốc độ tăng trưởng này được tính bằng tỷ lệ phần trăm, cho thấy tốc độ thay
đổi GDP của một địa phương thông thường từ một năm đến năm tiếp theo.
-

Thu nhập bình quân đầu người của địa phương
Hoạt động đầu tư phát triển sẽ giúp địa phương thu hút được nguồn vốn từ

nhiều các DN trong và ngồi nước hình thành các cơ sở sản xuất kinh doanh, nâng
cao chất lượng công việc qua đó tác động tới thu nhập bình qn của người dân địa
phương. Thu nhập bình quân đầu người của địa phương là chỉ tiêu kinh tế - xã hội
quan trọng phản ánh “mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư”. Chỉ
tiêu này dùng để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở
cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xóa đói, giảm
nghèo. Thu nhập bình qn đầu người được tính tốn dựa trên cơ sở cuộc khảo sát
mức sống dân cư hộ gia đình do Tổng cục Thống kê điều tra định kỳ 2 năm/lần.
1.6.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
“Cơ cấu kinh tế được hiểu là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

14
kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại về cả số và chất lượng
giữa các bộ phận với nhau”.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận

khác nhau của kinh tế địa phương, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương diễn ra
khi có sự phát triển khơng cân đối về quy mơ, tốc độ giữa các ngành, vùng của kinh
tế địa phương. Các cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế của một địa phương thường gồm:


Cơ cấu ngành kinh tế



Cơ cấu vùng kinh tế



Cơ cấu thành phần kinh tế
“Đầu tư tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực tế là sự

tác động đó chủ yếu tới cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Nền kinh tế địa
phương có mục tiêu tăng trưởng, khi có sự đầu tư đúng hướng sẽ góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật và chiến lược phát triển xã hội của địa
phương trong từng thời kỳ, từ đó tạo ra sự cân bằng mới trên phạm vi nền kinh tế của
địa phương đó, giữa các ngành các vùng vừa phát huy được yếu tố nội lực kết hợp
với coi trọng yếu tố ngoại lực”.
1.6.1.3. Năng lực cạnh tranh của địa phương
Đầu tư phát triển có tác động tới nhiều mặt trong tình hình phát triển kinh tế
của địa phương từ đó giúp gia tăng năng lực cạnh tranh của địa phương. Năng lực
cạnh tranh của các địa phương được đánh giá qua chỉ số PCI(Provincial
Competitiveness Index) – Chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế,
mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính
của chính quyền các tỉnh, TP của Việt Nam do phịng Thương mại và Cơng nghiệp
Việt Nam (VCCI) thực hiện. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là nguồn thơng tin

tham khảo hữu ích cho lãnh đạo các tỉnh, TP nói riêng, cũng như các nhà hoạch định
chính sách nói cung, có thể xác định những điểm nghẽn trong điều hành chính sách
cũng như lựa chọn những giải pháp phù hợp để thực hiện những cải cách điều hành
kinh tế một cách hiệu quả nhất.
1.6.2. Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương
1.6.2.1. Hiệu quả kinh tế
Các chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt
động đầu tư ở cấp độ địa phương:
-

Mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác

dụng trong kỳ nghiên cứu ( ký hiệu HIV(GO))
“Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị sản

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

15
xuất với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa
phương, vùng và tồn bộ nền kinh tế”.
𝐻𝐼𝑉(𝐺𝑂) =

∆𝐺𝑂
𝐼𝑣𝑃𝐻𝑇𝐷

Trong đó: ∆GO là “Giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa
phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế”.


IvPHTD là “Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, đại

phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế”.
Công thức này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên
cứu đã tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng của giá trị sản xuất trong kỳ nghiên
cứu cho các ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế.
-

Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tư phát

huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu ( ký hiệu HIV(GDP))
“Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của tổng sản
phẩm quốc nội với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của
vùng, địa phương hoặc nền kinh tế”.
𝐻𝐼𝑉(𝐺𝑂) =

∆𝐺𝐷𝑃
𝐼𝑣𝑃𝐻𝑇𝐷

Công thức cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu
đã tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ nghiên
cứu cho các địa phương. Trong đó: ∆GDP là "mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong
kỳ nghiên cứu của vùng, địa phương hoặc của nền kinh tế”.
-

“Suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm 1 đơn vị tổng sản phẩm quốc

nội (tính cho từng địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế) hoặc 1 đơn vị giá
trị tăng thêm (tính cho từng ngành)”

𝐼𝑣
∆𝐺𝐷𝑃
“Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đơn vị tổng sản phẩm quốc nội tăng thêm
𝐼𝐶𝑂𝑅 =

hoặc 1 đơn vị giá trị gia tăng thêm cần bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư”.

“Nếu xét trên góc độ sử dụng nguồn lực đầu vào là vốn và đầu ra là mức tăng
trưởng thì hệ số ICOR phản ánh đúng hiệu quả của việc sử dụng vốn. Tuy nhiên, sử
dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả đầu tư thì có những hạn chế như chưa tính đến
độ trễ thời gian trong đầu tư, chưa xem xét đến ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào
khác như lao động, đất đai, công nghệ,…và ảnh hưởng của các yếu tố ngoại ứng.
Chính vì vậy, khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển ở phạm

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


lOMoARcPSD|35941388

16
vi ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế trong các thời kỳ hoạt động phải
xem xét trong điều kiện nhất định khi các điều kiện liên quan đến việc gia tăng sản
lượng không đổi”.
1.6.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội
Hoạt động đầu tư phát triển ở cấp địa phương tác động tới mặt xã hội thể hiện
ở các chỉ tiêu cơ bản như sau:
“Số lao động có việc làm do đầu tư và số lao động có việc làm tính trên một
đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu”.
“Mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ và mức
giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ tính trên một đơn vị

vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu”.
“Các tác động khác như: chỉ tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho
người dân, cải thiện chất lượng hàng tiêu dùng và cơ cấu hàng tiêu dùng của xã hội,
cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện môi trường sinh thái, phát triển giáo dục, y tế,
văn hóa và sức khỏe”.

Downloaded by Ph??ng ??ng ()


×