Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Quản trị vận hành NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ MÁY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DAIKIN AIR CONDITIONING VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


BÀI TIỂU LUẬN NHÓM
KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ VẬN HÀNH
CHỦ ĐỀ: NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ
MẶT BẰNG NHÀ MÁY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DAIKIN AIR CONDITIONING VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: 1. ĐÀO NGUYỄN NGUYÊN PHƯƠNG – 2121012660
2. LÊ XUÂN HUẤN – 2121007088
3. HỨA THỊ THÁI THẢO – 2121011899

Lớp học phần: 2331101082810
Giảng viên: TS. PHẠM HỒNG HẢI


TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 2023

2


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM

i


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT................3


1.1. Tổng quan về bố trí mặt bằng sản xuất................................................................3
1.1.1. Khái niệm.....................................................................................................3
1.1.2. Ý nghĩa.........................................................................................................3
1.1.3. Các yếu tố tác động đến bố trí mặt bằng sản xuất.........................................4
1.1.4. Nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất.............................................................5
1.2. Các phương pháp bố trí mặt bằng sản xuất..........................................................7
1.2.1. Bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm.......................................................7
1.2.2. Bố trí mặt bằng sản xuất theo q trình sản xuất..........................................7
1.2.3. Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định..................................................8
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ MÁY TẠI CƠNG TY CỔ
PHẦN DAIKIN AIR CONDITIONING VIỆT NAM..................................................10
2.1. Tổng quan về Cổ phần Daikin Air Conditioning Việt Nam..............................10
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................10
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh..............................................................................10
2.2. Các yếu tố tác động đến bố trí mặt bằng nhà máy của Công ty Cổ phần Daikin
Air Conditioning Việt Nam......................................................................................11
2.3. Phương pháp bố trí mặt bằng nhà máy tại Cơng ty Cổ phần Daikin Air
Conditioning Việt Nam............................................................................................12
2.3.1. Vị trí bố trí mặt bằng nhà máy....................................................................12
ii


2.3.2. Bố trí các khu vực sản xuất.........................................................................13
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC
BỐ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ MÁY TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN DAIKIN AIR
CONDITIONING VIỆT NAM....................................................................................20
3.1. Ưu điểm.............................................................................................................20
3.2. Đề xuất biện pháp cho cơng tác bố trí mặt bằng nhà máy tại Công ty Cổ phần
Daikin Air Conditioning Việt Nam..........................................................................21
PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................................23

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................vii

iii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Nhà máy sản xuất Daikin Việt Nam. (Nguồn: daikin.com.vn).........................13
Hình 2.3. Cơng nghệ làm lạnh của Daikin. (Nguồn: dieuhoadaikin.vip)..........................14
Hình 2.2. Khu vực trưng bày sản phẩm của nhà máy Daikin Việt Nam. (Nguồn:
cafebiz.vn)........................................................................................................................ 14
Hình 2.4. Mơ phỏng dây chuyền sản xuất dạng mô-đun của nhà máy Daikin Việt Nam. 15
Hình 2.5. Dây chuyền mơ-đun tự động hóa của nhà máy Daikin Việt Nam. (Nguồn:
daikin.com.vn).................................................................................................................16
Hình 2.6. Xe tự hành AGV của nhà máy Daikin Việt Nam (Nguồn: vnanet.vn)..............17
Hình 2.7. Màn hình hệ thống IoT trong nhà máy (Nguồn: cafebiz.vn).............................18

iv


BẢNG VIẾT TẮT

ST
T
1

Ký hiệu chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


IoT

Internet of Things

v


LỜI CẢM ƠN

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Trường Đại học Tài
chính - Marketing, Khoa Quản trị Kinh doanh và Giảng viên TS. Phạm Hồng Hải vì đã
cung cấp cho nhóm em những kiến thức bổ ích và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế
trong quá trình học tập.
Nhờ sự hỗ trợ và tận tâm của các thầy cơ, nhóm em đã hoàn thành bài tiểu luận một
cách hoàn chỉnh nhất. Bài tiểu luận này đã giúp nhóm chúng em nâng cao khả năng phân
tích, nghiên cứu và trình bày vấn đề một cách khoa học và chun nghiệp.
Nhóm em xin kính chúc Trường Đại học Tài chính - Marketing, Khoa Quản trị Kinh
doanh và Giảng viên TS. Phạm Hồng Hải ngày càng phát triển và thành công hơn nữa
trong sứ mệnh đào tạo và nghiên cứu. Nhóm em mong được tiếp tục hợp tác và học hỏi từ
các thầy cô trong tương lai.

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp sản xuất phải đối mặt với
nhiều thách thức và cạnh tranh, để nâng cao hiệu quả và năng suất, các doanh nghiệp cần
áp dụng các phương pháp quan trị vận hành hiện đại và khoa học. Một trong những
phương pháp quan trọng là bố trí mặt bằng nhà máy.

Có nhiều phương pháp bố trí mặt bằng khác nhau, phù hợp với từng loại hình sản
xuất và ngành công nghiệp. Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ nghiên cứu các
phương pháp bố trí mặt bằng nhà máy tại công ty Cổ phần Daikin Air Conditioning Việt
Nam.
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu các phương pháp bố trí mặt bằng nhà máy tại doanh nghiệp là đề tài có
tính cấp thiết và thực tiễn cao, góp phần giải quyết các vấn đề mà cơng ty đang gặp phải
trong quá trình sản xuất và kinh doanh như chi phí cao, thời gian dài, năng lượng bị lãng
phí và an tồn lao động kém. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các phương pháp bố trí mặt
bằng cịn giúp áp dụng các phương pháp bố trí nhà máy hiện đại và khoa học hơn, tối đa
hố khơng gian nhà máy, tăng cường hiệu quả và năng suất sản xuất tại công ty Cổ phần
Daikin Air Conditioning Việt Nam.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Phân tích yếu tố tác động đến bố trí mặt bằng nhà máy của cơng ty Cổ phần
Daikin Air Conditioning Việt Nam

-

Đánh giá hiện trạng bố trí mặt nhà máy của cơng ty Daikin Air Conditioning Việt
Nam

-

Đề xuất các giải pháp cải tiến để tăng cường hiệu quả và năng suất công ty

4. BỐ CỤC
-


PHẦN MỞ ĐẦU
1


-

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT

-

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ MÁY TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN DAIKIN AIR CONDITIONING VIỆT NAM

-

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

-

PHẦN KẾT LUẬN

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT
1.1. Tổng quan về bố trí mặt bằng sản xuất
1.1.1. Khái niệm
Bố trí mặt bằng sản xuất là lập một bản thiết kế sơ đồ mặt bằng nhà máy sao cho việc
sắp xếp các tiện nghi vật chất và con người tối ưu nhất cho sản xuất. Việc bố trí mặt bằng
sản xuất trong doanh nghiệp chính là các công việc mà doanh nghiệp phải thực hiện như

hoạch định, sắp xếp, xây dựng không gian của các máy móc và trang thiết bị có liên quan
tại các khu vực làm việc cùng các bộ phận phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm thành
phẩm.
Việc bố trí sao cho thuận tiện và khoa học đang là vấn đề được nhiều tổ chức, nhà
máy quan tâm. Việc bố trí khơng chỉ là xây mới mà còn đề cập đến việc thay đổi bố trí
mặt bằng hiện tại sao cho hiệu quả hơn
Mặt bằng tối ưu trong sản xuất: Mặt bằng sản xuất là một trong những cấu thành
quan trọng của nhà máy. Một mặt bằng sản xuất sẽ thường bao gồm các hệ thống nhà
xưởng, máy móc,... Một mặt bằng tối ưu cần đạt được những yêu cầu sau: Đảm bảo thuận
tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm trong sản xuất; được đặt ở trong vị
trí thuận lợi có tường bao ngăn cách các khu vực với nhau; phù hợp trong việc vận hành
trang thiết bị và cơng nghệ, cơng suất; đảm bảo an tồn cho người lao động bao gồm
thoải mái, thoáng mát, đầy đủ phương tiện làm việc
1.1.2. Ý nghĩa
Việc bố trí mặt bằng sản xuất mang lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất, doanh nghiệp
với các ý nghĩa như:
-

Chi phí: Giảm thời gian chờ, nâng cao sản lượng, tiết kiệm năng lượng,
giảm di chuyển của nguyên vật liệu.
3


-

Hiệu quả của hoạt động: Tận dụng khả năng người máy, phối hợp tốt giữa
các bộ phận.

-


Thích ứng tốt trong việc thay đổi sản phẩm/dịch vụ: Việc điều chỉnh ít nhất
khí sản phẩm thay đổi.

-

Chất lượng: Thao tác cơng nhân thuận lợi hơn, quy trình chuẩn hơn.

-

Người lao động: Thoải mái hơn, thao tác chính xác hơn, an tồn hơn.

-

Sự lưu chuyển của nguyên vật liệu: Hạn chế tối đa sự di chuyển của nguyên
vật liệu giữa các trạm làm việc.

-

Điểm ứ đọng: Tăng cường máy hoặc công nhân ở những trạm làm việc bị ứ
đọng điểm mà phân bố gây tác động tới hiệu suất hoạt động của dây chuyền
sản xuất.

-

An toàn cho người lao động: Điều kiện làm việc thoải mái, tầm quan sát
của công nhân là lớn nhất, giảm thiểu tai nạn do sự di chuyển nguyên vật
liệu.

-


Việc chọn lựa thiết bị: Phù hợp giữa các trạm để tránh điểm ứ đọng.

-

Tính linh hoạt của hệ thống: Dễ thay đổi mặt bằng cũng như trang thiết bị
khi điều kiện sản xuất thay đổi.

1.1.3. Các yếu tố tác động đến bố trí mặt bằng sản xuất
Một số yếu tố chính tác động đến việc bố trí mặt bằng mạnh mẽ như: Sản phẩm (kích
thước, loại sản phẩm); khối lượng và tốc độ sản xuất; chất lượng; thiết bị; loại hình sản
xuất; nhà xưởng; địa điểm nhà máy; con người; sơ đồ vận chuyển vật tư.
Chi phí sản xuất bị tăng lên nếu việc bố trí mặt bằng yêu cầu bắt buộc tăng lượng dự
trữ, ảnh hưởng dự đoán khơng đủ hàng dự trữ. Việc bố trí mặt bằng ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất thông qua tác động của nó lên việc sử dụng nguyên liệu, thời gian và trên
hết là khơng gian được sử dụng. Tính linh hoạt sản xuất nói đến khả năng điều chỉnh các
phương pháp sản xuất, việc thiết kế sản phẩm, sản lượng hoặc chủng loại sản phẩm hoặc
loại hình dịch vụ. Các hình thức bố trí khác nhau tạo điều kiện đảm bảo sự nhất quán cho
4


công việc với hoạt động dịch vụ, nơi diễn ra những giao dịch trực tiếp trong mơi trường
địi hỏi an tồn và tập trung. Khi bố trí mặt bằng phải cân nhắc đến những yếu tố trên
cũng như khuynh hướng bị nhàm chán khi người lao động phải luôn lặp đi lặp lại một
nhiệm vụ nào đó.
1.1.4. Nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất
 Tn thủ quy trình cơng nghệ sản xuất
Thứ tự những bộ phận được sắp xếp theo trình tự của quy trình cơng nghệ sản xuất
sản phẩm và sản phẩm đi qua nên bước tiến hành trước sẽ được đặt gần hơn với nguyên
vật liệu. Bước sau cùng mà sản phẩm đi qua cần đặt gần kho thành phẩm như vậy sẽ cẳ
ngắn được thười gian vận chuyển hàng hóa thành phẩm. Các bước có mối quan hệ trực

tiếp thì được đặt cạnh nhau. Để thuận lợi cho việc vận chuyển, kho nguyên liệu, kho
thành phẩm thường được bố trí gần đường giao thơng chính bên ngoài doanh nghiệp.
 Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất
Quy luật phát triển của thị trường và xã hội dẫn đến tăng cầu sản phẩm hoặc đa dạng
hóa các sản phẩm bằng cách mở rộng quy mô sản phẩm, với tác động đó doanh nghiệp có
nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất để chạy theo và đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy ngay từ khi chọn địa điểm, bố trí mặt bằng sản xuất phải dự kiến rằng có khả năng
mở rộng trong tương lai.
 Đảm bảo an toàn cho sản xuất và người lao động.
Khi bố trí mặt bằng địi hỏi phải tính đến yếu tố về an toàn cho người lao động là yêu
cầu cao nhất và chiếm tỉ trọng được chú ý nhiều nhất, đảm bảo chất lượng của sản phẩm
cuối cùng cũng như hình thành mơi trường làm việc thuận lợi cho người lao động. Mọi
quy định về an toàn lao động sản xuất, chống ồn, bụi; chống rung, nóng, cháy nổ… phải
được tuân thủ.

5


Trong thiết kế mặt bằng cần phải đảm bảo khả năng thơng gió và chiếu sáng tự nhiên,
những bộ phận có tính chất đặt trưng tác động đến khơng gian xung quanh phải được bố
trí thành khu riêng biệt, khơng được bố trí gần sát khu vực có dân cư.
Các kho chứa vật liệu dễ cháy dễ nổ cần phải bố trí xa khu vực sản xuất, phải có trang bị
các thiết bị an tồn trong phịng chữa cháy nổ.
 Tận dụng hợp lý khơng gian và diện tích
Sử dụng tối đa diện tích mặt bằng hiện có giúp doanh nghiệp giảm được chi phí thuê
mặt bằng. Hơn thế nữa, ngoài việc áp dụng đối với mặt bằng sản xuất mà nó cịn áp dụng
cả đối với mặt bằng kho hàng.
Việc tận dụng tối đa diện tích khơng chỉ đề cập đến diện tích của mặt sàn tính theo
đơn vị diện tích là mét vng (m 2) mà cịn được tính cả đến khơng gian hiện có và được
sử dụng với hiệu suất cao nhất. Trong công xưởng việc sử dụng những giá đỡ trên cao để

tận dụng diện tích của mặt bằng là một tronmg những biện pháp được áp dụng phổ biến
vì hiệu năng mang lại rất cao.
 Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống
Bố trí mặt bằng phải xét đến khả năng sự thay đổi với chi phí thấp nhất và khơng làm
ảnh hưởng đến q trình sản xuất – kinh doanh. Tránh hay giảm thiểu trường hợp dòng di
chuyển nguyên vật liệu đi ngược chiều. Vận chuyển ngược chiều không những giúp làm
tăng cự li vận chuyển mà còn gây ùn tắc ảnh hưởng đến hoạt động của sản xuất – kinh
doanh.
 Tránh hoặc giảm dòng di chuyển nguyên vật liệu đi ngược chiều
Việc bố trí mặt bằng đem lại cho nhà quản trị một cái nhìn tổng thể về việc tối ưu hóa
các chi phí mang lại cho doanh nghiệp. Sự lưu thơng của nguyên vật liệu là yếu tố cần
cân nhắc khi sắp đặt mặt bằng để quy trình sản xuất có thể liền mạch và tránh sự gián

6


đoạn cũng như phải quay lại của nguyên vật liệu. Để làm được u cầu đó thì ngun vật
liệu được đặt đúng và đủ theo trình tự tiến hành của quy trình sản xuất.
1.2. Các phương pháp bố trí mặt bằng sản xuất
1.2.1. Bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm
Bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm cịn gọi là bố trí theo dây chuyền hồn thiện
hay dây chuyền nước chảy, thực chất đây là việc sắp xếp những hoạt động theo một dòng
liên tục những việc cần thực hiện để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể.
Hình thức bố trí này phù hợp với sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục, khối lượng sản
xuất lớn, các bước cơng việc có tính chất lặp lại và nhu cầu ổn định. Ví dụ như các dây
chuyền lắp ráp ô tô, tủ lạnh, chế biến thực phẩm…Hay với các trường hợp sản xuất một
vài loại sản phẩm với số lượng lớn trong thời gian ngắn, và phù hợp với ngành dịch vụ
như ngân hàng, bưu chính, phục vụ sân bay, phục vụ thức ăn nhanh…
Cách bố trí này có dịng di chuyển theo đường thẳng, đường gấp khúc, dạng chữ (U,
L, M, W) hoặc xương cá. Tùy vào diện tích, khơng gian của nhà xưởng; quy trình cơng

nghệ; mức độ dễ dàng giám sát; sự cần thiết vận chuyển nguyên vật liệu hay các hoạt
động vận hành khác để chọn bố trí cho phù hợp.
Thuận lợi khi sử dụng mặt bằng theo dây chuyền nước chảy có thể kể đến như: Tốc
độ sản xuất sản phẩm nhanh; giảm bớt đoạn đường vận chuyển nguyên vật liệu; giảm bớt
khối lượng lao động trong quá trình và thời gian gia cơng; đơn giản hóa các bước thực
hiện cơng việc; giảm tồn kho sản phẩm dở dang; dễ dàng lập kế hoạch và hệ thống kiểm
tra, tối ưu hóa hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, cách bố trí này vẫn tồn tại một số bất lợi
như: dễ gây nhàm chán cho cơng nhân, thiếu sáng tạo trong cơng việc vì tính đơn điệu;
thiếu độ mềm dẻo để thích ứng với những thay đổi của thị trường (mỗi lần thay đổi sản
phẩm phải bố trí lại mặt bằng); nguy cơ ngừng dây chuyền ln ln tiềm ẩn vì mỗi bộ
phận trên đường dây đều phụ thuộc lẫn nhau; tốn kém chi phí đầu tư ban đầu, chi phí đào
tạo cơng nhân.

7


1.2.2. Bố trí mặt bằng sản xuất theo q trình sản xuất
Bố trí mặt bằng sản xuất theo q trình (theo chức năng) là nhóm những cơng việc
tương tự nhau thành những bộ phận có cùng q trình chức năng thực hiện. Cách bố trí
này phù hợp với sản xuất gián đoạn, khối lượng sản phẩm nhỏ, nhiều loại và đơn hàng
thường xuyên thay đổi (thường áp dụng cho các cửa hàng bán lẻ, các văn phòng giao dịch
ở ngân hàng, bưu điện, các trường học, bệnh viện bố trí theo khoa, chức năng hay xưởng
sửa chữa ô tô…)
Các sản phẩm, chi tiết trong quá trình sản xuất đi từ bộ phận này sang bộ phận khác
theo trình tự các công đoạn phải thực hiện. Chẳng hạn như bệnh viện bố trí theo khoa
hoặc phịng chun mơn, các phân xưởng trong nhà máy, siêu thị… Đối với hình thức bố
trí này, việc hồn tất mỗi sản phẩm địi hỏi những hoạt động khác nhau nên máy móc và
các cơng việc được tập hợp theo chức năng, bộ phận để sản xuất các nhóm sản phẩm có
cùng yêu cầu xử lý. Ví dụ như trong xưởng sửa chữa ơ tơ, các thiết bị để sửa bánh xe
được đặt chung một nơi hay các máy X quang trong bệnh viện được đặt chung một khoa.

Thuận lợi của phương thức bố trí theo chức năng là có sự linh hoạt về thiết bị và con
người cao, đáp ứng cho nhiều quy trình, yêu cầu đa dạng của thị trường; có tính bền vững
cao; có nhiều cơ hội để phát huy sáng tạo; hình thức sản xuất ít bị dừng vì những lý do
trục trặc thiết bị; ít tốn kém chi phí thiết bị vì khơng cần nhiều một loại thiết bị trừ khi
khối lượng sản xuất lớn và lực lượng lao động có trình độ chun mơn và kỹ năng cao.
Bất lợi của phương pháp thức này là việc lập kế hoạch và kiểm tra phức tạp; hiệu
năng vận chuyển nguyên liệu và định mức thời gian kém; chi phí sản xuất đơn vị sản
phẩm cao; năng suất thấp vì các cơng việc đều khác nhau, nên mỗi lần làm lại phải điều
chỉnh máy móc và cơng nhân phải tìm hiểu cơng việc mới; tồn kho bán thành phẩm cao
và yêu cầu công nhân cần đào tạo để có kỹ năng tốt.

8


1.2.3. Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định
Bố trí mặt bằng theo vị trí cố định là kiểu bố trí mang tính đặc thù của dự án sản xuất,
sản phẩm được đặt cố định tại một địa điểm và các máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,
công nhân sẽ được chuyển đến tại chỗ để thực hiện cơng việc.
Hình thức bố trí theo vị trí cố định phù hợp với các sản phẩm mong manh dễ vỡ hoặc
quá cồng kềnh, khối lượng lớn không thể di chuyển được và thường được áp dụng trong
các cơng trình xây dựng, q trình sản xuất máy bay, đóng tàu…
Thuận lợi của cách bố trí theo vị trí cố định là hạn chế tối đa việc di chuyển sản phẩm
giúp giảm thiểu hư hỏng và chi phí vận chuyển. Ngồi ra, việc phân cơng lao động được
liên tục vì sản phẩm không phải chuyển từ phân xưởng này qua phân xưởng kia.
Tuy nhiên, do cùng một số lượng công nhân có thể làm nhiều việc khác nhau nên cần
thợ có kỹ năng và đa năng, nhưng loại thợ này khó tìm và thường địi hỏi mức lương cao.
Chi phí tăng do việc di chuyển đan nhau của lao động và thiết bị, mức độ sử dụng máy
móc thấp vì có thể chờ việc, khơng gian bố trí hạn chế và phải phụ thuộc vào nguyên vật
liệu.


9


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ MÁY TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN DAIKIN AIR CONDITIONING VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Cổ phần Daikin Air Conditioning Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Cơng ty Daikin Việt Nam có tiền thân là Cơng ty Cổ phần Việt Kim, được thành lập
năm 1995 với niềm đam mê mãnh liệt trở thành một công ty tiên phong trong ngành công
nghiệp điện lạnh.
Tháng 10 năm 2008, Cơng ty Việt Kim chính thức trở thành thành viên của tập đoàn
sản xuất điều hịa khơng khí hàng đầu thế giới Daikin Nhật Bản.
Năm 2013, Công ty Việt Kim là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam của
VR500 và có mặt trong danh sách 100 sản phẩm/dịch vụ được tin dùng do thời báo Kinh
tế Việt Nam và tạp chí Tiêu & Dùng tổ chức
Năm 2015, Việt Kim đổi tên thành Công ty Cổ phần Daikin Air Conditioning
(Vietnam)
Vào tháng 5/2018, nhà máy Daikin Việt Nam được khánh thành và đi vào hoạt động
với vốn đầu tư hơn 72 triệu USD. Nhà máy có quy mơ 210.000m 2 tọa lạc tại Khu cơng
nghiệp Thăng Long II, tỉnh Hưng Yên.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Daikin Việt Nam cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong ngành điều hịa khơng khí
như: Điều hịa dân dụng; điều hịa thương mại; điều hịa cơng nghiệp; cung cấp các giải
pháp điều khiển; dịch vụ sửa chữa, bảo trì…
Với sự đa dạng trong danh mục sản phẩm, Daikin Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng mà còn chú trọng đến các giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp.
Công ty luôn không ngừng đầu tư vào nghiên cứu, phát triển công nghệ mới để tạo ra các
sản phẩm tiên tiến chất lượng cao, mang lại hiệu suất vận hành ổn định cho khách hàng.
10



2.2. Các yếu tố tác động đến bố trí mặt bằng nhà máy của Công ty Cổ phần Daikin
Air Conditioning Việt Nam
Khối lượng và tốc độ sản xuất là số lượng sản phẩm được sản xuất trong một khoảng
thời gian nhất định. Khối lượng sản xuất có ảnh hưởng đến diện tích, số lượng và các loại
máy móc, thiết bị cần thiết cho nhà máy. Daikin Việt Nam là một doanh nghiệp lớn nên
có khối lượng sản xuất sản phẩm cao và yêu cầu một mặt bằng nhà máy rộng rãi, hiện đại
và có thể tổ chức các hoạt động sản xuất liên tục. Theo Daikin Việt Nam, cứ mỗi 25 giây,
một máy điều hịa khơng khí được hồn thành tại nhà máy Daikin Việt Nam. Với tốc độ
sản xuất cao như vậy, việc bố trí các thiết bị, máy móc có kích thước, cơng suất và hiệu
suất phù hợp là một yếu tố quan trọng để tối ưu hoá được quy trình sản xuất.
Địa điểm nhà máy là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định bố trí mặt
bằng nhà máy của Daikin Việt Nam. Q trình lựa chọn địa điểm sẽ bao gồm việc đánh
giá các yếu tố như: tiện ích giao thơng, nguồn lao động, an tồn và mơi trường, các tiện
ích xã hội,...Một vị trí thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được diện tích xây dựng,
giảm chi phí vận chuyển hàng hố và nguyên vật liệu cũng như có được nguồn lao động
dồi dào. Daikin Việt Nam đã lựa chọn được địa điểm đặt nhà máy hiệu quả, nhà máy sản
xuất điều hịa có vị trí thuận lợi cho việc phục vụ thị trường trong nước và khu vực Đông
Nam Á. Nhà máy cũng được hưởng lợi từ sự phát triển của cả thị trường châu Á và nhu
cầu tiêu thụ điều hịa khơng khí cao của người dân.
Đặc điểm Thiết bị có tác động đến bố trí mặt bằng nhà máy vì nó ảnh hưởng đến q
trình sản xuất và hoạt động của nhà máy. Thiết bị sản xuất có kích thước, hình dạng,
trọng lượng và tính năng khác nhau, do đó cần phải bố trí mặt bằng phù hợp để đảm bảo
rằng các thiết bị này được sử dụng một cách hiệu quả và an tồn. Nếu khơng lựa chọn
thiết bị phù hợp. Bố trí mặt bằng cịn ảnh hưởng đến việc sắp xếp các thiết bị sản xuất và
các quy trình sản xuất, giúp tối ưu hố thời gian sản xuất và tăng năng suất. Nhà máy
Daikin Việt Nam đang sở hữu hệ thống máy dập khác hoàn toàn khác so với máy dập của
các nhà máy khác trên thế giới với 1 máy tích hợp nhiều khn, 1 lần dập bằng 5 lần dập
của các nhà máy khác.Việc sở hữu một hệ thống máy dập khác biệt đòi hỏi Daikin cần
11



hoạch định việc bố trí thiết bị kĩ lưỡng và chi tiết hơn để giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu
cực đến hoạt động sản xuất của nhà máy.
Con người/Nguồn nhân lực là yếu tố có liên quan trực tiếp và có vai trị quan trọng
nhất. Con người là người thực hiện các công việc sản xuất, sử dụng các máy móc thiết bị,
kiểm tra chất lượng sản phẩm và giao tiếp với các bộ phận khác trong hệ thống sản xuất.
Khi bố trí nguồn nhân lực trong nhà máy, cần lưu ý một vài yếu tố như: An toàn lao
động, môi trường làm việc, chất lượng sản phẩm đầu ra. Việc bố trí nguồn nhân lực
khơng hợp lí sẽ khơng thể tận dụng được hết khả năng của họ và từ đó tạo ra một mơi
trường làm việc khơng thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với Daikin Việt
Nam, theo báo Vietnam.net, tính đến tháng 5/2020, Daikin Việt Nam có gần 2000 nhân
sự đang làm việc, để có thể quản lý được một số lượng nhân viên lớn như vậy thì việc
hoạch định các cơng tác bố trí vị trí làm việc và hiểu được khả năng của nhân viên là điều
cần thiết để quá trình sản xuất, kiểm soát sản phẩm tại nhà máy được diễn ra theo đúng
quy trình và tuân thủ các nguyên tắc.
2.3. Phương pháp bố trí mặt bằng nhà máy tại Cơng ty Cổ phần Daikin Air
Conditioning Việt Nam
2.3.1. Vị trí bố trí mặt bằng nhà máy
Nhà máy sản xuất Daikin tại Việt Nam có diện tích 28.000m2 được đặt trong khn
viên rộng 210.000m2, tọa lạc tại khu công nghiệp Thăng Long 2, tỉnh Hưng Yên. Đây là
khu công nghiệp được phát triển hạ tầng bởi các nhà đầu tư Nhật Bản nên được rất nhiều
nhà sản xuất Nhật Bản đầu tư, trong đó bao gồm cả Cơng ty Daikin.
Vị trí bố trí mặt bằng nhà máy đóng vai trị quan trọng quá trình sản xuất và hiệu suất
của doanh nghiệp. Nhà máy Daikin được bố trí tại nơi có các đặc điểm vơ cùng thuận lợi,
có thể kể đến như:
-

Cơ sở hạ tầng: đường xá đã được xử lý sẵn sàng, hệ thống giao thông được xây
dựng với các mặt cắt hợp lý, đảm bảo cho các phương tiện giao thông dễ dàng di

chuyển đến nhà máy, dọc các tuyến đường được lắp đặt hệ thống chiếu sáng và
12



×