Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP và PHÂN TÍCH KTQD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.63 KB, 7 trang )

Chuyên đề 4
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP VÀ PHÂN TÍCH KTQD

I.
1. Bản chất của GDP. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị thị trường của tất cả hàng
hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một thời kỳ nhất định.
GDP tính tất cả hàng hóa và dịch vụ. Khi tính GDP vẫn bỏ qua: hoạt động nội trợ, hoạt động
giúp nhau, tự sản xuất ra và tự tiêu thụ, kinh tế ngầm, hoạt động sản xuất và bán hàng cấm
Chỉ tính hàng hóa và dịch vụ cuối cùng (gọi tắt là sản phẩm cuối cùng) không tính hàng hóa và
dịch vụ trung gian (gọi tắt sản phẩm trung gian) đã được dùng vào việc sản xuất ra sản phẩm cuối
cùng. Tuy vậy những sản phẩm trung gian nào được sản xuất ra trong năm hạch toán nhưng chưa
dùng vào việc sản xuất ra sản phẩm cuối cùng thì phải được cộng trực tiếp vào GDP của năm nó
được sản xuất ra.
2. GDP là chỉ tiêu lưỡng tính vừa biểu hiện kết quả vừa biểu hiện hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
* GDP là biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh, điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác
quản lý vĩ mô nền kinh tế, nhằm phát hiện và khai thác triệt để, đánh giá tình hình thực hiện mục
tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế của chính phủ đề ra đồng thời đánh giá khả năng tăng trưởng kinh
tế của một đất nước.
GDP được quy ước tính theo giá trị thị trường (tính bằng đơn vị tiền tệ). Dựa vào công thức tính
GDP theo phương pháp phân phối (bằng tổng thu nhập lần đầu của người lao động, tổng thu nhập
lần đầu của doanh nghiệp, tổng thuế sản xuất và nhập khẩu và tổng khấu hao TSCĐ) và phương
pháp sử dụng (GDP = C+G+I+E-M) được tính theo từng năm có thể thấy được biểu hiện kết quả
sản xuất kinh doanh của chỉ tiêu GDP.
* GDP biểu hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh khi chúng ta tính GDP theo phương pháp sản
xuất.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. So sánh có thể hiểu là so sánh tuyệt đối hoặc so sánh tương
đối.
Phương pháp sản xuất cho kết quả thể hiện: GDP = GO – IC (1). Kết quả phải tính đủ cả kết quả
gián tiếp và kết quả trực tiếp. Chi phí bao gồm chi phí một lần (nguồn lực), chi phí thường xuyên


(chi phí khai thác nguồn lực). Từ công thức (1) ta có GO là kết quả, IC là chi phí. Chúng ta so sánh
kết quả và chi phí thể hiện hiệu quả tuyệt đối (hay hiệu quả quy mô).
1
Nếu lấy GDP/IC ta tính được hiệu quả chi phí trung gian tính theo GDP, GO/IC tính được hiệu
quả chi phí trung gian tính theo giá trị sản xuất. Các chỉ tiêu này đánh giá sự phát triển bền vững
của nền kinh tế.
3. Phân biệt chỉ tiêu GDP và GNP (nay là GNI)
* Giống nhau: Đều là chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế, phản ánh thành tựu kinh tế của một
đất nước.
* Khác nhau: GDP (tổng sản phẩm trong nước) có thể được tính bằng một trong ba phương
pháp: phương pháp sản xuất, phương pháp phân phối, phương pháp sử dụng (cụ thể ở phần II) và
chỉ tính trong phạm vi một quốc gia.
GNP (tổng thu nhập của một quốc gia) = GDP + thu nhập từ nước ngoài – chi trả thu nhập nước
ngoài = GDP + phần chênh lệch thu nhập ròng từ nước ngoài.
Thu nhập từ nước ngoài là do hoạt động đầu tư ra nước ngoài của người Việt Nam có thể: xuất
khẩu lao động, việt kiều vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Chi trả thu nhập nước ngoài do nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
5. Giá trị gia tăng (VA- value added) là lượng giá trị mới tăng thêm trong giá trị sản phẩm do
kết quả của quá trình sản xuất và khấu hao tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định. Giá trị gia
tăng là bộ phận còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian.
Chỉ tiêu VA là cơ sở để tính GDP theo phương pháp sản xuất, có tác dụng to lớn trong nghiên
cứu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Khi tính giá trị gia tăng cho từng ngành, doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ta gọi là
VA, còn khi tính tổng giá trị gia tăng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân ta gọi là GDP.
II.
1. Các phương pháp tính GDP. Có ba phương pháp tính GDP.
- Theo phương pháp sản xuất: GDP bằng tổng VA của toàn nền kinh tế cộng với thuế nhập
khẩu thuần hàng hoá và dịch vụ.
Công thức tính:
GDP = ∑VA + ∑thuế nhập khẩu

Như vậy theo phương pháp sản xuất GDP là khái niệm của VA tính cho toàn bộ nền kinh tế
cộng với tổng thuế nhập khẩu.
Ta được biết Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp sản xuất, và đối với phương pháp này có
bảng tính GDP theo phương pháp sản xuất:
Chỉ tiêu
Bộ phận
Giá trị sản xuất
(GO)
Chi phí trung gian
(IC)
VA = GO – IC
Ngành, Doanh nghiệp
2
Kinh tế quốc dân ∑GO ∑IC ∑VA=GDP
∑VA=∑GO-∑IC
=∑GO-∑TDCC
Để tính GDP bằng phương pháp này từ SNA, ta sử dụng tài khoản I – O theo cột hoặc với sử dụng
tài khoản sản xuất theo quan điểm tài chính của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tài khoản sản xuất
theo quan điểm tìa chính được trình bày sau đây:
Nguồn Sử dụng
Chỉ tiêu NN CN … KTQD Chỉ tiêu NN CN … KTQD
1. GO 1. IC
2. VA
a, TN
1
(LĐ)
b, TN
1
(DN)
c, TN

1
(NN)
Tổng Tổng
Tài khoản I – O theo cột (theo quan điểm tài chính)
Ngành SX
Ngành SP
Tiêu dùng trung gian
CN NN
ΣTDTG
(IC)
1.Công nghiệp
2. Nông nghiệp
Tổng số (IC)
GDP (= GO – IC)
TN
1
(LĐ)
TN
1
(DN)
TN
1
(NN)
GO
- Theo phương pháp phân phối: GDP bằng tổng thu nhập lần đầu của người lao động, tổng
thu nhập lần đầu của doanh nghiệp, tổng thuế sản xuất và nhập khẩu và tổng khấu hao TSCĐ.
GDP =
∑TN1 của
+
∑thuế sản xuất

+
∑khấu hao
+
∑thặng dư
lao động và nhập khẩu TSCĐ sản xuất
Ta có: Thu nhập lần I (phân phối lần đầu): giữa những người sản xuất TN
I
Thu nhập lần II (do phân phối lại) để điều tiết thu nhập (TN
II
– phân phối lại) (kết dư phân
phối lại)
Như vậy kết quả phân phối lần đầu: TN
I
, kết quả phân phối lần hai (phân phối lại): kết dư.
TN
I
+ kết dư = TN cuối cùng. Vì toàn bộ nền kinh tế quốc dân kết dư bằng 0  TN
I
= TN cuối
cùng.
Để tính GDP bằng phương pháp này từ SNA, ta có thể sử dụng tài khoản I – O theo cột (đã trình
bày ở trên) hoặc sử dụng tài khoản thu chi:
3
Tài khoản thu chi:
Chi
Chỉ tiêu
Thu
I. Phân phối lần đầu
1. Từ SX – KD
2. Thu chi nhân tố sản xuất

II. Phân phối lại
III. Chi cho TDCC
IV. Tiết kiệm
Tổng số = I + II + III + IV
- Theo phương pháp sử dụng cuối cùng: GDP bằng tổng chi cho sử dụng cuối cùng, đó là
TDCC của dân cư (C), TDCC của chính phủ (G), tiết kiệm hay tích luỹ (S) và xuất khẩu (E) trừ
nhập khẩu (M).
Công thức tính:
GDP = C + G + S + E – M
Trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô, do số liệu tiết kiệm khó thu thập nên người ta sử dụng số liệu
đầu tư (I) thay thế, khi đó:
GDP = C + G + I + E – M
Trong đó:
- Chi tiêu của hộ gia đình tính vào I nếu chi mua nhà, tính vào C nếu mua hàng hóa khác.
- Tính C bỏ qua hoạt động nội trợ
- Đầu tư tư nhân I bao gồm đầu tư của hộ gia đình (mua nhà), đầu tư của hãng kinh doanh (mua
tài sản cố định nói chung).
- Chi tiêu của chính phủ G gồm: Xây dựng cơ sở hạ tầng, chi an ninh quốc phòng, chi y tế giáo
dục trong các trường công, bệnh viện công, chi cho khu vực hành chính.
- Số liệu của E và M có thể lấy trong niên giám thống kê, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch
nhập khẩu.
Để tính GDP bằng phương pháp này từ SNA, ta có thể sử dụng tài khoản sản xuất theo quan điểm
vật chất:
Sử dụng Nguồn
1. Tiêu dùng trung gian 1. Giá trị sản xuất
2. Tiêu dùng cuối cùng 2. Nhập khẩu
3. Tích lũy
4. Xuất khẩu
Tổng số Tổng số
Hoặc cũng có thể áp dụng tài khoản I-O theo dòng(theo quan điểm vật chất):

Nguồn Tiêu dùng
4
Ngành SX
Ngành SP
SX
N
K
Tổn
g
Tiêu dùng trung
gian
Tiêu dùng cuối cùng
CN NN
ΣTD
TG
TDC
C
Tích
lũy
Xuất
khẩu
Tổng
1.Công nghiệp
2. Nông nghiệp
Tổng số
2. Về bản chất, GDP là tổng thu nhập đầu tiêu của xã hội. Thu nhập đầu tiên được tạo ra trong sản
xuất, sau đó được đem ra phân phối cho các thành viên trong xã hội. Quá trình này được biểu diễn
bởi sơ đồ:
Sản xuất Phân phối Sử dụng cuối cùng
Lần I Phân phối lại

Bởi mỗi phương pháp tính GDP là tiếp cận với mỗi khâu riêng của quá trình sản xuất vật
chất, nên các kết quả của các phương pháp khác nhau thu được là như nhau. Nếu kết quả khác nhau
thì đó là lỗi trong quá trình tính toán hoặc nguồn các loại số liệu khác nhau do các cơ quan thống kê
đưa ra. Tính GDP bằng nhiều phương pháp không những cho ta kiểm tra tính chính xác trong quá
trình tính toán, quy mô của GDP mà còn mở ra các cách tiếp cận khác để phân tích nền kinh tế. Cụ
thể:
* Với phương pháp sản xuất tính GDP này cho phép chúng ta nghiên cứu vai trò của từng ngành
trong nền kinh tế quốc dân trong việc tạo ra và đóng góp vào GDP. Thông qua chỉ tiêu tỉ trọng VA
từng bộ phận trong GDP, ta biết được cơ cấu kinh tế, xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế… từ đó
cho phép nghiên cứu các cân đối lớn giữa các bộ phận nền kinh tế quốc dân, định hướng cho sự
dịch chuyển phù hợp với tình hình quốc gia. Bên canh đó, phương pháp này cũng cho phép ta xác
định được hiệu quả sản xuất thông qua việc so sánh chi phí trung gian với kết quả sản xuất
(IC/VA) : cho biết hiệu quả của một chi phí bỏ ra thì thu được giá trị thuần VA là bao nhiều) hoặc
chi phí trung gian với giá trị sản xuất (IC/GO : đánh giá hiệu quả một lượng chi phí trung gian sản
xuất được lượng giá trị là bao nhiêu, cho biết được việc sản xuất có bền vững hay không).
* Phương pháp phân phối cho phép giải quyết vấn đề: Phương pháp phân phối này cho phép
nghiên cứu, hoàn thiện chính sách phân phối theo hướng kết hợp hài hòa ba loại lợi ích là lợi ích cá
nhân (của người lao động) lợi ích tập thể (của doanh nghiệp) và lợi ích của toàn xã hội thông qua
mối quan hệ giữa 3 loại thu nhập lần đầu tương ứng là tiền công, lợi nhuận doanh nghiệp và thuế
nhằm tạo động lực thúc đẩy cho sản xuất kinh tế phát triển. Từ biết kết quả của quá trình phân phối
lần đầu mà có đưa ra các chính sách điều hòa phân phối lại sao cho phù hợp, đảm bảo công bằng…
không chỉ nhằm phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo hài hòa về mặt xã hội.
5
* Phương pháp sử dụng cuối cùng cho phép nghiên cứu các cân đối lớn giữa các giai đoạn của
quá trình sản xuất (đó là cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, sản xuất và tích lũy…). Tiêu dùng và
tích lũy/đầu tư cho phép tính toán các chỉ tiêu phân tích kinh tế vĩ mô như hiệu quả đầu tư ICOR, xu
hướng tiết kiệm biên MPS, xu hướng tiêu dùng biên MPC… Từ các chỉ tiêu trên, ta áp dụng vào
các mô hình kinh tế vĩ mô như mô hình tổng cung – tổng cầu (AS – AD), mô hình IS – LM, mô
hình Harrod – Domar… để tính toán thêm các chỉ tiêu khác, chỉ ra sự vận động của nền kinh tế, từ
đó đưa ra những chính sách phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại và những phương hướng và giải

quyết cho tương lai.
3. Các phương pháp tính VA. Chỉ tiêu VA được tính cho từng đơn vị kinh tế, từng ngành kinh
tế và có thể tổng hợp theo nhóm ngành. Phương pháp tính VA:
- Phương pháp sản xuất: VA = GO – IC
Trong đó: GO là giá trị sản xuất, IC là chi phí trung gian
Phương pháp này có nguyên tắc là phạm vi và giá cả tính VA thống nhất với GO và IC, được
dùng chủ yếu để tính trong phạm vi doanh nghiệp khi đã biết GO và IC. Đối với từng loại hình hoạt
động phương pháp tính GO và VA đều có đặc thù. Trong thực tế hoạt động thống kê đều có hướng
dẫn chi tiết phương pháp tính GO, IC và VA cho từng hoạt động.
- Phương pháp phân phối:
VA = Thu nhập lần đầu của người lao động + Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp + thuế sản
xuất + khấu hao TSCĐ
Trong đó:
• Thu nhập lần đầu của người lao động gồm:
o Tiền lương, tiền công (gồm cả khoản người lao động nhận thù lao lao động bằng hiện
vật)
o Các khoản thu nhập có tính chất lương như: phụ cấp làm ngoài giờ, phụ cấp làm công
việc nặng nhọc, độc hại, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu trú, phụ cấp đi đường khu đi công
tác, tiền thưởng, tiền phong bao hội nghị.
o Tiền mà người sử dụng lao động nộp cho người lao động gồm: bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí hỗ trợ hoạt động công đoàn…
o Thu nhập hỗn hợp trong kinh tế hộ gia đình.
• Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp gồm:
o Lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp
o Lãi trả tiền vay (không kể chi phí dịch vụ ngân hàng vì đã tính vào IC)
• Thuế sản xuất (trừ trợ cấp) bao gồm: VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài…
6
4. Theo quan điểm vật chất (luồng hàng) GDP bằng tổng TDCC (của cá nhân dân cư và của
chung toàn xã hội), tích lũy và xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo quan điểm tài chính (luồng tiền)
GDP = C + I + G + E – M.

III.
1. Tính GDP từ các tài khoản quốc gia
a. Theo phương pháp sản xuất dựa vào:
* Tài khoản sản xuất theo quan điểm tài chính (toàn bộ nền kinh tế quốc dân)
Nguồn Sử dụng
1. GO Thu nhập I của lao động
2. IC Thu nhập I của doanh nghiệp
Thu nhập I của nhà nước
GO – IC = GDP
* Tài khoản vào ra IO (theo cột)
b. Theo phương pháp phân phối dựa vào:
* Tài khoản sản xuất theo quan điểm tài chính (toàn bộ nền kinh tế quốc dân)
* Dựa vào tài khoản thu chi.
c. Theo phương pháp sử dụng cuối cùng:
* Tài khoản sản xuất theo quan điểm vật chất
Nguồn Sử dụng
1. GO Tiêu dùng cuối cùng của cá nhân
2. Nhập khẩu (NK) Tiêu dùng cuối cùng của xã hội
Tích lũy
Xuất khẩu (XK)
= TDCC
cá nhân
+TDCC
xã hội
+Tích lũy+XK-NK
* Tài khoản vào ra IO (theo dòng)
7

×