Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tiểu luận phân tích tài chính và định giá doan nghiệp nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
*****

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO
ĐỀ TÀI

“Chủ đề 4: Phân tích rủi ro hoạt động”

Giảng viên hướng dẫn

:

PGS. TS. Hoàng Tùng

Lớp

:

K45.KTO.ĐN

Sinh viên thực hiện

:

Nguyễn Thị Hải Duyên
Nguyễn Thị Hồng Vân
Đặng Mai Ngọc
Nguyễn Thế Phương
Võ Thị Thùy Trang



Đà Nẵng, tháng 10/2023


GVHD: PGS. TS. Hồng Tùng

MỤC LỤC
1. Phân tích rủi ro tài chính (Nguyễn Thị Hải Duyên) .............................................. 1
1.1 Quan điểm rủi ro và đo lường hiệu quả, rủi ro hoạt động ..................................... 1
1.2 Các chỉ tiêu đo lường và phân tích rủi ro .............................................................. 2
1.3 Ý nghĩa phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính............................. 6
2. Rủi ro phá sản (Khả năng thanh toán), cách thức và khả năng kiểm soát rủi ro
(Nguyễn Thị Hồng Vân) ............................................................................................... 6
2.1 Khả năng thanh toán .............................................................................................. 6
2.2 Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp ................................. 6
2.3 Lưu ý khi đánh giá khả năng thanh tốn của doanh nghiệp .................................. 9
3. Địn bẩy kinh doanh (Đặng Mai Ngọc) ................................................................... 9
3.1 Định nghĩa ............................................................................................................. 9
3.2 Đòn bẩy kinh doanh............................................................................................. 10
3.3 Mối quan hệ giữa rủi ro kinh doanh và hiệu quả, chiến lược của doanh nghiệp 11
3.4 Cách thức và khả năng kiểm soát rủi ro .............................................................. 13
3.5 Ví dụ thực tế về việc áp dụng đòn bẩy kinh doanh trong doanh nghiệp ............. 13
4. Địn bẩy tài chính (Nguyễn Thế Phương) ............................................................. 16
4.1 Rủi ro tài chính và địn bẩy tài chính................................................................... 16
4.2 Mức độ ảnh hưởng của địn bẩy tài chính (DFL) ................................................ 18
4.3 Vai trị của địn bẩy tài chính ............................................................................... 19
4.4 Lưu ý khi sử dụng địn bẩy tài chính cơng thức .................................................. 19
4.5 Ví dụ thực tế về việc áp dụng địn bẩy tài chính trong doanh nghiệp ................. 19
5. Đòn bẩy tổng hợp (Võ Thị Thùy Trang)............................................................... 20
5.1 Khái niệm ............................................................................................................ 20

5.2 Ý nghĩa ................................................................................................................ 21
5.3 Công thức ............................................................................................................ 21
5.4 Mối quan hệ giữa rủi ro và đòn bẩy tổng hợp ..................................................... 23
5.5 Cách thức và khả năng kiểm soát rủi ro .............................................................. 23
6. Sơ đồ mối quan hệ giữa 3 loại đòn bẩy kinh doanh ............................................. 24
7. Cách sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh hiệu quả .............................................. 24


GVHD: PGS. TS. Hồng Tùng

1. Phân tích rủi ro tài chính (Nguyễn Thị Hải Duyên)
1.1 Quan điểm rủi ro và đo lường hiệu quả, rủi ro hoạt động
Rủi ro là một khái niệm trong lĩnh vực quản lý rủi ro và tài chính, đề cập đến khả năng
xảy ra một sự kiện không mong muốn hoặc bất lợi và tác động tiêu cực tới mục tiêu,
dự án, hoạt động hay tổ chức nào đó. Rủi ro thường đi kèm với không chắc chắn và
tiềm ẩn trong môi trường kinh doanh và cuộc sống hàng ngày.
Rủi ro là một phần của kinh doanh: Rủi ro không phải lúc nào cũng xấu. Nó có thể là
cơ hội nếu được quản lý hiệu quả. Thậm chí, khơng có kinh doanh nào khơng gắn liền
với rủi ro.
Rủi ro có thể bao gồm những yếu tố như thiên tai, thay đổi chính sách, sự cạnh tranh,
thất bại cơng nghệ, vấn đề tài chính, pháp lý hay hành vi không đúng đắn của con
người. Rủi ro cũng có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu, gây thiệt hại tài
chính, hủy hoại danh tiếng, và làm giảm giá trị của một tổ chức hoặc cá nhân.
Quản lý rủi ro là quá trình định rõ, đánh giá và ứng phó với các rủi ro để giảm thiểu
tác động tiêu cực và tận dụng cơ hội có thể xuất hiện. Điều này thường bao gồm việc
xác định và đánh giá rủi ro, phân tích tác động và xác định các biện pháp phịng ngừa
và ứng phó với rủi ro.
Đo lường hiệu quả là quá trình đánh giá và đo lường mức độ thành công của một hoạt
động, dự án, chương trình hoặc tổ chức. Nó nhằm đo lường mức độ đạt được các mục
tiêu đã đề ra, cũng như xác định xem liệu tài nguyên đã được sử dụng một cách hiệu

quả hay không. Để đo lường hiệu quả, có thể sử dụng các chỉ số, số liệu định lượng và
phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của hoạt động đang được đánh
giá.
Rủi ro hoạt động là những sự kiện có thể xảy ra và gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt
động của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Việc nhận ra và quản lý rủi ro là
một phần quan trọng của quản lý và kinh doanh hiệu quả. Dưới đây là một số rủi ro
phổ biến mà một tổ chức hoặc cá nhân có thể phải đối mặt:
1. Rủi ro tài chính: Bao gồm thay đổi trong tỷ giá hối đoái, biến động giá cả, rủi ro liên
quan đến vốn đầu tư và tài sản, sự suy giảm về doanh thu hoặc lợi nhuận.
2. Rủi ro thị trường: Bao gồm thay đổi trong nhu cầu của thị trường, sự cạnh tranh
khốc liệt, thay đổi về xu hướng tiêu dùng và sự thay đổi về quy định pháp luật.
3. Rủi ro về sản xuất và vận hành: Bao gồm sự cố kỹ thuật, hỏng hóc thiết bị, nguồn
cung khơng đủ, sự cố trong chuỗi cung ứng và các vấn đề về chất lượng sản phẩm.
4. Rủi ro pháp lý: Bao gồm các tranh chấp pháp lý, vi phạm quy định và quyền sở hữu
trí tuệ.
5. Rủi ro mơi trường: Bao gồm các vấn đề về bảo vệ môi trường, tuân thủ quy định về
an tồn và sự cố mơi trường.
6. Rủi ro công nghệ thông tin: Bao gồm các vấn đề liên quan đến an ninh mạng, vi rút
máy tính, rò rỉ dữ liệu và sự cố về hệ thống.

1


GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

1.2 Các chỉ tiêu đo lường và phân tích rủi ro
Để quản lý rủi ro hiệu quả, tổ chức hoặc cá nhân cần xác định và đánh giá các rủi ro
tiềm năng, thực hiện biện pháp để giảm thiểu rủi ro, chuẩn bị kế hoạch ứng phó trong
trường hợp xảy ra sự cố và định kỳ đánh giá lại chiến lược quản lý rủi ro.
1.2.1 Nhận diện rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính của doanh nghiệp được hiểu là những thiệt hại về tài chính có thể xảy
ra đối với doanh nghiệp. Nói cách khác, rủi ro tài chính của doanh nghiệp là khả năng
mà hoạt động tài chính của doanh nghiệp khơng đạt dược các mục tiêu về: Huy động
vốn (quy mô, cơ cấu và chi phí vốn); về khả năng tự lài trợ; về khả năng thanh tốn; về
bảo tồn và phát triển vốn chủ sở hữu; về hiệu suất hoạt động và khả năng sinh lời,
đồng thời là việc đối mặt với nhiều nguy cơ, có những nguy cơ phá sản.
Để nhận diện rủi ro tài chính, sử dụng các nội dung với các chỉ tiêu tài chính cơ bản
sau đây:
NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU NHẬN KHẢ NĂNG RỦI RO
DIỆN
1. Về huy động vốn

Phụ thuộc lớn về tài chính đối với bên
ngồi, chi phí vốn tăng

a. Chính sách huy động vốn: Hệ số nợ; - Mức độ nợ cao, lệ thuộc quá lớn vào
Hệ số nợ trên vốn chủ; hệ số tự tài trợ chủ nợ
tổng qt
b. Chi phí vốn bình qn

- Mức độ nợ cao, lãi suất huy động cao
thì chi phí vốn cao, khó đạt mục tiêu sinh
lời

2. Về khả năng tự tài trợ

- Tự tài trợ thấp và giảm dần

a. Hệ số tự tài trợ tổng quát


- Thấp và giảm

3. Về hoạt động đầu tư

- Đầu tư không hiệu quả, mạo hiểm

a. Hệ số đầu tư

- Không phù hợp với ngành nghề kinh
doanh

b. Hệ số đầu tư ngoài ngành kinh doanh - Tăng và mạo hiểm
chính
4. về khả năng thanh tốn

- Khơng đảm bảo khả năng thanh tốn

a. Hệ số khả năng thanh tốn tổng qt

- Khơng đảm bảo khả năng thanh toán
tổng quát hoặc giảm so với kỳ trước quá
nhiều

b. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn - Khơng đảm bảo khả năng thanh tốn nợ
hạn
ngắn hạn, khả năng thanh tốn giảm
- Khơng đảm bảo khả năng thanh toán
tức thời

c. Hệ số khả năng thanh toán tức thời


2


GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

d. Hệ số khả năng thanh tốn lãi vay

- Khơng đảm bảo khả năng thanh tốn lãi
vay, hoặc khả năng thanh toán lãi vay
giảm sút so với kỳ trước.

đ. Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn - Dòng tiền lưu chuyển thuần âm; hệ số
bằng tiền
chi trả nợ ngắn hạn bằng tiền giảm nhanh
5. Hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Thấp, giảm

Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn;

Tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn chậm,
giảm

Thời gian 1 vòng luân chuyển

Vòng quay hàng tồn kho; Kỳ luân Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm,
chuyển hàng tồn kho
giảm

Vòng quay các khoản phải thu; Kỳ thu Tốc độ luân chuyển các khoàn phải thu
tiền trung bình
chậm, giảm
b. Khả năng sinh lời cơ bản cùa tài sản - BEP < 0 < lãi suất vốn vay BQ; có xu
(BEP)
hướng giảm
c. Khả năng sinh lời cùa tài sản (ROA).

- ROA < 0 < lãi suốt vốn vay;

d. Khả năng sinh lời của VCSH (ROE)

- ROE < ROA < 0; có xu hướng giảm

Khi lập bảng nhận diện rủi ro tài chính cần đánh giá khả năng rủi ro tài chính cụ thể
đổi với từng mục tiêu quản lý và cần xác định loại rủi ro theo tình hình tài chính và
hậu quả có thể xảy ra.
1.2.2 Đo lường rủi ro (Risk measurement)
a. Định nghĩa
Đo lường rủi ro là tính tốn, xác định tần suất rủi ro và biên độ rủi ro từ đó phân nhóm
rủi ro.
b. Nội dung đo lường rủi ro
Đo lường rủi ro bao gồm hai nội dung chính là đo lường tần số của tổn thất và đo
lường mức độ nghiêm trọng của tần suất rủi ro.
(1) Đo lường tần số của tổn thất
- Một phương pháp ước lượng tần số tổn thất là quan sát xác suất để một nguy hiểm sẽ
gây ra tổn thất trong một năm.
Nếu nhà quản trị giả định khơng thể có hơn một tổn thất xảy ra trong một năm, xác
suất tổn thất sẽ là tần số tổn thất hàng năm.
(2) Đo lường mức độ nghiêm trọng của tần suất rủi ro

- Tổn thất lớn nhất có thể có là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra, có thể nhận thức
được.

3


GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

- Tổn thất lớn nhất phụ thuộc vào tính chất của mối nguy hiểm gây ra tổn thất cũng
như phụ thuộc vào đối tượng của tổn thất.
Ma trận về tần suất và biên độ rủi ro
Tần suất /

Cao

Thấp

Cao

I

II

Thấp

III

IV

Biên độ


c. Các phương pháp đo lường rủi ro
(1) Phương pháp định lượng:
- Phương pháp trực tiếp: là phương pháp xác định tổn thất bằng các công cụ đo lường
trực tiếp như cân đong, đo đếm.
- Phương pháp gián tiếp: là phương pháp đánh giá tổn thất thông qua việc suy đoán tổn
thất, thường được áp dụng đối với những thiệt hại vơ hình như là các chi phí cơ hội, sự
giảm sút vế sức khỏe, tinh thần người lao động …
- Phương pháp xác suất thống kê: Xác định tổn thất bằng cách xác định các mẫu đại
diện, tính tỉ lệ tổn thất trung bình, qua đó xác định tổng số tổn thất.
(2) Phương pháp định tính (Phương pháp cảm quan): là phương pháp sử dụng kinh
nghiệm của các chuyên gia để xác định tỉ lệ tổn thất, qua đó ước lượng tổng số tổn
thất.
(3) Phương pháp tổng hợp: Phương pháp sử dụng tổng hợp các công cụ kĩ thuật và tư
duy suy đoán của con người để đánh giá mức độ tổn thất.
(4) Phương pháp dự báo tổn thất:
- Là phương pháp người ta dự đoán những tổn thất có khi rủi ro xảy ra.
- Phương pháp này dựa trên cơ sở đo lường xác suất rủi ro, mức độ tổn thất trung bình
của mỗi sự cố, từ đó dự báo mức tổn thất trung bình có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch và
được tính bằng cơng thức:
T = n × p ×t
Trong đó:
T: Tổn thất trung bình có thể có
n: Số lần quan sát hoặc sự kiện xảy ra trong tương lai
p: Xác suất rủi ro
t: Mức độ tổn thất bình quân của mỗi sự cố.
1.2.3 Đo lường rủi ro kinh doanh
Có nhiều phương pháp đo lường rủi ro kinh doanh, một số phương pháp đo lường rủi
ro kinh doanh mang tính kỹ thuật và định lượng cao, một số phương pháp khác mang
tính chủ quan và định tính hơn.


4


GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

a. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê góp phần hiểu và theo dõi các giai đoạn của sự xuất hiện của
rủi ro. Chúng giúp xác định điểm tham chiếu để cảnh báo sớm cho bộ phận của người
ra quyết định về việc can thiệp và / hoặc điều trị phòng ngừa. Mỗi tổ chức, tùy theo
bản chất hoạt động của mình, xác định mức độ rủi ro cho phép hoặc mức độ chấp nhận
rủi ro và mức độ rủi ro trở thành mối đe dọa. Các phương pháp nổi bật nhất được sử
dụng bao gồm phân phối thống kê rủi ro, xác suất, độ lệch chuẩn, hồi quy và tương
quan. Nhiều tổ chức dựa vào độ lệch chuẩn từ kết quả trung bình trong quá khứ làm
thước đo rủi ro.


Phương sai (Var)
n

^

Var(k)   2   (ki  k ) 2 pi
i 1



Độ lệch chuẩn



n

 (k
i 1



^

i

 k ) 2 pi

Hệ số biến thiên

H bt 


^

k
ki

: là giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu

pi

: là xác suất để đạt được chỉ tiêu

^


n

k   pi ki
i 1

: là giá trị TB của chỉ tiêu nghiên cứu

b. Phương pháp phân tích
Những phương pháp này khơng phụ thuộc vào các giả định về những gì có thể xảy ra
trong tương lai mà tập trung vào những gì có thể được hoặc mất trong một tình huống
nhất định. Ví dụ, phương pháp này có thể dự đốn sự tăng (hoặc giảm) một lượng tiền
nhất định trong một tình huống cụ thể nhất định.
Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro liên quan đến quyết định đầu tư.
Để đánh giá rủi ro kinh doanh người ta thường dùng chỉ tiêu đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh =
Đòn bẩy kinh doanh =

5


GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1% thay đổi của DT thì LN thay đổi bao nhiêu %. Chỉ tiêu
càng cao thì rủi ro kinh doanh càng lớn.
Rủi ro tài chính là loại rủi ro liên quan đến quyết định sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt
động của DN.
Để đánh giá rủi ro tài chính người ta thường dùng chỉ tiêu địn bẩy tài chính
Địn bẩy tài chính =


Địn bẩy tài chính =

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1% EBIT (LNTT&LV) thì ROE thay đổi bao nhiêu %. Chỉ
tiêu càng cao thì rủi ro tài chính càng lớn.
1.3 Ý nghĩa phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính
- Rủi ro tài chính có thể hiểu là sự bất trắc, sự khơng ổn định có thể đo lường được, có
thể đưa đến những tổn thất, mất mát thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời.
Những rủi ro này gắn liền với hoạt động tài chính và mức độ sử dụng nợ của doanh
nghiệp, nghĩa là gắn liền với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Phân tích rủi ro tài
chính giúp đánh giá, dự báo được rủi ro, trên cơ sở đó có biện pháp quản lý rủi ro, hạn
chế thấp nhất những thiệt hại, tổn thất nếu rủi ro xảy ra.
- Dự báo nhu cầu tài chính là ước tính về cầu tài chính trong tương lai gần, giúp đánh
giá tiềm lực tài chính, có kế hoạch tổ chức huy động vốn phù hợp nhằm đáp ứng nhu
cầu vốn phục vụ quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
2. Rủi ro phá sản (Khả năng thanh toán), cách thức và khả năng kiểm soát rủi ro
(Nguyễn Thị Hồng Vân)
2.1 Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có
được để đáp ứng nhu cầu thanh tốn tất cả các khoản nợ ngắn và dài hạn cho các cá
nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.
Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp giúp các đối tượng quan tâm biết
được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các phương án quản trị hay
đầu tư, cho vay thích hợp:
 Tình trạng tài chính tốt: Chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đảm
bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, năng lực tài chính cao giúp doanh nghiệp có
nhiều cơ hội phát triển.

Tình trạng tài chính xấu: Cho thấy doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả,
các khoản nợ có thể khơng được đảm bảo chi trả đúng hạn. Từ đó làm giảm uy tín
doanh nghiệp và có thể dẫn đến phá sản nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.



2.2 Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

6


GVHD: PGS. TS. Hồng Tùng

Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu nó đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán đến
hạn, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn.
Nhóm chỉ số dùng để đánh giá khả năng thanh tốn của một doanh nghiệp gồm có 6
chỉ số chính. Dựa vào kết quả của các chỉ số, ta có thể nhìn ra năng lực tài chính của
doanh nghiệp đó có đang tốt hay khơng.
2.2.1 Hệ số khả năng thanh tốn tổng qt
Hay cịn gọi là hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Chỉ số này phản ánh tổng quát
nhất năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Htq) thể hiện:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Nợ phải
trả
 Htq >2: Phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt, tuy nhiên
hiệu quả sử dụng vốn có thể khơng cao và địn bẩy tài chính thấp. Doanh nghiệp sẽ
khó có bước tăng trưởng vượt bậc.
 1≤ Htq <2: Phản ánh về cơ bản, với lượng tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp
hồn toàn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn.

0 ≤ Htq<1: Thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp, khi chỉ số
càng tiến dần về 0, doanh nghiệp sẽ mất dần khả năng thanh toán, việc phá sản có thể
xảy ra nếu doanh nghiệp khơng có giải pháp thực sự phù hợp.



2.2.2 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, Tỷ lệ thanh khoản hiện thời, Hệ số
thanh toán hiện hành… .
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn
hạn
Hệ số này cần được đánh giá dựa vào tỷ số trung bình của các doanh nghiệp
trong cùng ngành. Ngồi ra, căn cứ quan trọng để đánh giá là so sánh với hệ số khả
năng thanh toán hiện thời ở các thời điểm trước đó của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Hht) thể hiện:
Hht thấp, đặc biệt <1: Thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là
dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp
phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Khi Hht càng dần về 0, doanh nghiệp càng
mất khả năng chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản.


Hht cao (>1): Cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng
thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tỷ số càng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của
doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số
quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là tốt. Bởi có thể
nguồn tài chính khơng được sử dụng hợp lý, hay hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc
khi có biến động trên thị trường, lượng hàng tồn kho không thể bán ra để chuyển hoá
thành tiền.


7


GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng


2.2.3 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
Trong tỷ số này, hàng tồn kho sẽ bị loại bỏ, bởi lẽ trong tài sản lưu động, hàng
tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Tỷ số thể hiện khả năng
thanh toán của doanh nghiệp mà không cần thực hiện thanh lý gấp hàng tồn kho.
Tỷ số thanh khoản nhanh (Hnh) thể hiện:
Hnh < 0,5: Phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính
thanh khoản thấp.


0,5khoản cao.


2.2.4 Hệ số khả năng thanh tốn tức thời
Hay cịn gọi là tỷ lệ thanh toán bằng tiền, chỉ số thanh toán tiền mặt,... Tỷ số này
nhằm đánh giá sát hơn tình hình thanh toán của doanh nghiệp
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời
= (Tiền + Các khoản tương đương tiền) / Nợ ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền ở đây bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn
hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng mà khơng gặp
rủi ro lớn.
Hệ số này đặc biệt hữu ích khi đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp
trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khủng hoảng (khi mà hàng tồn kho không tiêu
thụ được, các khoản phải thu khó thu hồi). Tuy nhiên, trong nền kinh tế ổn định, dùng
tỷ số khả năng thanh toán tức thời đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp có
thể xảy ra sai sót. Bởi lẽ, một doanh nghiệp có một lượng lớn nguồn tài chính khơng
được sử dụng đồng nghĩa do doanh nghiệp đó sử dụng khơng hiệu quả nguồn vốn.
2.2.5 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hay cịn gọi là Tỷ lệ thanh tốn lãi vay hay Hệ số thanh toán lãi nợ vay. Hệ số
phản ánh khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp cũng như mức độ rủi ro có
thể gặp phải của các chủ nợ.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
= Lợi nhuận trước lãi vay và thuế / Lãi vay phải trả trong kỳ
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là một trong những chỉ tiêu mà bên cho vay
(ngân hàng) rất quan tâm khi thẩm định vay vốn của khách hàng. Do đó, chỉ số này
ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm và lãi suất vay vốn của doanh nghiệp. Việc

8


GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

đảm bảo trả lãi các khoản vay đúng hạn cũng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp tốt và ngược lại.
2.2.6 Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn
Hay còn gọi là hệ số khả năng chi trả bằng tiền, hệ số tạo tiền,...
Hệ số khả năng chi trả bằng tiền
= Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh / Nợ ngắn hạn bình quân
Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp
ở trạng thái động, do dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh được tạo ra
trong kỳ mà không phải số dư tại một thời điểm. Hệ số này sẽ giúp các nhà quản trị
đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay đến hạn từ bản thân hoạt động kinh doanh mà
khơng có thêm các nguồn tài trợ khác của doanh nghiệp.
2.3 Lưu ý khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Việc đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với khơng
chỉ bản thân doanh nghiệp đó, mà cịn giúp các nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng,...
đưa ra được các quyết định đầu tư, cho vay phù hợp.
- Với bản thân doanh nghiệp

So sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn. Từ đó,
đưa ra các chính sách phù hợp để đáp ứng nhu cầu và khả năng tài chính hiện tại như
đầu tư, huy động vốn, mở rộng quy mô,...
- Với chủ đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng
So sánh giữa khả năng thanh tốn của doanh nghiệp với tồn ngành, với các thời điểm
trong quá khứ, từ đó đưa ra các quyết định hợp tác, đầu tư phù hợp.
3. Đòn bẩy kinh doanh (Đặng Mai Ngọc)
3.1 Định nghĩa
- Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro liên quan đến quyết định đầu tư.
- Rủi ro kinh doanh thường gắn với những điều kiện không chắc chắn xung quanh các
khoản thu nhập và chi phí hoạt động. Hay nói cách khác, đó là sự không chắc chắn về
về mức lợi nhuận hoạt động tương lai hay lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT).
- Những yếu tố ảnh hưởng đến EBIT của doanh nghiệp rất nhiều, chẳng hạn như: công
nghệ, cạnh tranh, mức cầu tương lai, giá bán sản phẩm, giá mua, kết cấu chi phí, …
Trong những yếu tố trên, thì kết cấu chi phí là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà
quản trị tài chính khi phân tích tình hình tài chính và mối liên hệ đến rủi ro kinh doanh
của doanh nghiệp. Kết cấu chi phí gồm có chi phí cố định và chi phí biến đổi, trong đó
chi phí cố định được xem xét dưới góc độ địn cân định phí, là yếu tố tạo ra địn bẩy
kinh doanh (địn bẩy hoạt động).
- Chính vì vậy, để đánh giá rủi ro kinh doanh người ta thường dùng chỉ tiêu đòn bẩy
kinh doanh.

9


GVHD: PGS. TS. Hồng Tùng

3.2 Địn bẩy kinh doanh
3.2.1 Hiệu ứng đòn bẩy kinh doanh
Trong kinh doanh thường xuyên phát sinh các nhu cầu đầu tư (đầu tư mới, mở rộng

hoặc thay thế) nhằm mở rộng qui mô hoặc giành một vị thế cạnh tranh nào đó. Đầu tư
thiết bị hiện đại với nhiều tính năng sẽ phát sinh chi phí cố định lớn, nhưng bù lại sẽ
giảm đáng kể chi phí về NVL, nhân cơng và thậm chí có thể tăng đáng kể năng lực sản
xuất. Qua đó sẽ tạo ra một cơ cấu về chí phí cố định và chi phí biến đổi trong giá thành
sản phẩm. Và với cơ cấu đó sẽ tạo ra cho doanh nghiệp những thay đổi về lợi nhuận ở
các mức khác nhau. Chính vì vây, mà hoạt động đầu tư vào tài sản cố định có thể tác
động đến lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần cân nhắc cơ cấu chi phí
cố định và chi phí biến đổi phù hợp thông qua hoạt động đầu tư, để tăng lợi nhuận hoạt
động cho doanh nghiệp.
Cơ cấu chi phí cố định và biến đổi phụ thuộc vào doanh số của công ty, khi cơng hoạt
động có kết quả cao, sản lượng bán ra vượt qua điểm hoà vốn của doanh nghiệp, thì
chi phí cố định sẽ phát huy tác dụng khuếch đại lợi nhuận hoạt động lên mức cao, còn
ngược lại khi sản lượng bán ra thấp hơn mức hoà vốn, thì chi phí cố định sẽ khuếch đại
mức lỗ lên mức cao hơn. Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu hoạt động đầu tư, để
tạo ra một cơ cấu chi phí cố định và chi phí biến đổi cho phù hợp, đảm bảo chí phí cố
định có thể khuếch đại lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp lên mức cao hơn.
Điểm hoà vốn về sản lượng được xác định như sau:
QHV 

FC
P  AVC

QHV: Sản lượng hoà vốn; P: giá bán
FC: chi phí cố định; AVC: chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm
Doanh thu

Điểm hịa vốn

Lãi EBIT


Chi phí

VC

FC
Lỗ

QHHV

3.2.2 Đo lường hiệu ứng đòn bẩy kinh doanh
Hiệu ứng của đòn bẩy hoạt động là sự khuếch đại giao động của sản lượng (hoặc
doanh thu) lên lợi nhuận trước thuế và lãi. Do đó, hiệu ứng này có thể đo lường bằng

10


GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

tương quan giữa sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi với sự thay đổi của sản
lượng (hoặc doanh thu).
Gọi tỷ lệ thay đổi sản lượng là: ΔQ %
=> ΔQ % = ΔQ/Qo
Tỷ lệ thay đổi EBIT là ΔEBIT %
=> ΔEBIT % = ΔEBIT/ EBIT
Với EBIT = Q x (P – AVC) – FC

DOL 

%EBIT
Q( P  AVC )

EBIT  FC


%Q
Q( P  AVC )  FC
EBIT

Hiệu ứng địn bẩy hoạt động:
Hay có thể nói:

Như vậy có thể nói rằng tại mức sản lượng Q cứ 1 % thay đổi sản lượng sẽ làm cho
EBIT thay đổi với mức DOL % và chi phí cố định hoạt động FC càng lớn thì DOL
càng lớn. Chỉ tiêu này càng cao thì rủi ro kinh doanh càng lớn.
3.3 Mối quan hệ giữa rủi ro kinh doanh và hiệu quả, chiến lược của doanh nghiệp
Cơng thức tính tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh DOL cho thấy mối tương quan giữa doanh
thu và lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Đây là mối quan hệ tỷ lệ thuận. Khi doanh số
bán hàng tăng thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo.
Ngược lại khi doanh số bán hàng giảm thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm.
Khi DOL càng cao thì sẽ chứng minh rằng doanh thu của công ty càng biến động so
với lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong trường hợp tất cả các chỉ số khác là không
thay đổi.
Việc lợi nhuận kinh doanh trước thuế và lãi vay giảm được xem là một điều rủi ro mà
không doanh nghiệp nào mong muốn. Chính vì vậy, nếu biết cách tính DOL, nhà quản
trị sẽ biết cách điều chỉnh những chính sách kinh doanh, chiến lược của doanh nghiệp
sao cho hợp lý để giảm thiểu tỷ lệ suy giảm này xuống mức thấp nhất. Không những
vậy, doanh nghiệp cũng sẽ tính được doanh số bán hàng cần là bao nhiêu để đạt được
mức lợi nhuận như kỳ vọng.
Tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh là thước đo để đo lường mức chi phí cố định theo tỷ lệ phần
trăm của tổng chi phí của một doanh nghiệp. Chỉ số này được các nhà quản trị sử dụng
nhằm đánh giá điểm kinh doanh của điểm hòa vốn khi mức doanh thu thu hồi được đủ

để chi trả cho tất cả các hoạt động kinh doanh.
Một doanh nghiệp có doanh số tăng, lợi nhuận nhiều là khi có địn bẩy kinh doanh cao,
tỷ lệ chi phí cố định lớn. Ngược lại, một cơng ty có doanh thu cũng như lợi nhuận nhỏ
đồng nghĩa với việc DOL thấp, tỷ lệ chi phí biến đổi lớn.

11


GVHD: PGS. TS. Hồng Tùng

Nếu một tỷ lệ địn bẩy kinh doanh cao sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tìm ra cách tạo
ra nhiều lợi nhuận hơn từ mỗi một doanh số tăng thêm nếu chi phí sản xuất một sản
phẩm không tăng lên khi doanh thu tăng. Để hiện thực được điều đó, các doanh nghiệp
cần biết cách tận dụng tối đa các chi phí, tài sản cố định của doanh nghiệp như nhà
xưởng, trang thiết bị, văn phịng cũng như nhân cơng, … Nếu thực hiện được các việc
này, doanh nghiệp có thể tạo thêm ra nhiều hàng hóa trong khi chi phí sản xuất sẽ
khơng tăng hoặc gia tăng nhỏ. Tại đây, lợi nhuận biên tế sẽ tăng lên và doanh số cũng
sẽ tăng theo.
Thực tế chỉ ra rằng, các công ty trong lĩnh vực phần mềm thường có tỷ lệ địn bẩy kinh
doanh khá tốt. Ví dụ như cơng ty Microsoft, đa phần các chi phí trong kết cấu chi phí
của cơng ty đều là chi phí cố định và đa phần đều được đầu tư vào bộ phận Marketing
và phát triển phần mềm. Dù họ có bán ra 10 triệu hay 1 triệu bản copy phần mềm
windows độc quyền mới nhất thì cũng sẽ chỉ vẫn là những chi phí đó và khơng đổi.
Trong khi số lượng phần mềm được bán ra cịn có thể cao hơn và đủ để bù đắp được
tất cả chi phí cố định của cơng ty. Tuy nhiên cứ mỗi đô la được tăng thêm trong doanh
số bán hàng thì đều được chuyển thành lợi nhuận tăng thêm hay còn được gọi là lợi
nhuận biên tế.
Tuy nhiên, với các cơng ty bán lẻ, các siêu thị nhỏ thường có tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh
khá thấp. Nguyên nhân ở đây là do các cơng ty này có chi phí cố định thấp nên dẫn
đến chi phí biến đổi sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ phải chi trả thêm

các khoản chi phí khác để xử lý hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Từ những thông tin trên, ta có thể có những kết luận về mối quan hệ giữa rủi ro kinh
doanh và hiệu quả, chiến lược của doanh nghiệp như sau:
- Mức độ chấp nhận rủi ro kinh doanh của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ (phát triển hay suy thoái) của từng nền kinh
tế khác nhau. DN nào có quy mơ tài sản cố định lớn hơn thì sẽ có lợi thế cạnh tranh
hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường nếu kinh tế phát triển ổn định. Ngược lại khi nền
kinh tế trở nên bất ổn, DN nào có kết cấu chi phí với chi phí biến đổi nhiều hơn (quy
mơ tài sản cố định nhỏ hơn) sẽ dễ linh hoạt chuyển đổi cơ cấu hàng hố và rủi ro kinh
doanh ít hơn.
- Địn bẩy kinh doanh như “con dao hai lưỡi”, bởi nó phụ thuộc vào định phí. Nhưng
khi chưa vượt quá điểm hồ vốn, ở cùng một mức độ sản lượng thì doanh nghiệp nào
có định phí càng cao, lỗ càng lớn. Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp phải
phấn đấu để đạt được sản lượng hoà vốn. Khi vượt q điểm hồ vốn thì địn bẩy kinh
doanh ln ln dương và nó ảnh hưởng tích cực tới sự gia tăng lợi nhuận.
- Tùy vào mức độ chấp nhận rủi ro của nhà quản trị, tình hình của nền kinh tế và năng
lực của cơng ty, từ đó cơng ty sẽ đưa ra những quyết định có nên đầu tư vào một thiết
bị hiện đại tân tiến với chi phí cao, nhằm giúp tăng năng suất hoạt động của đơn vị hay
khơng. Từ đó các chiến lược Marketing, quảng bá sản phẩm, … của doanh nghiệp
cũng sẽ bị ảnh hưởng theo quyết định này. Lúc này, với chi phí cố định cao và khơng
đổi, doanh nghiệp sẽ có thể tập trung đánh vào các thị trường lớn, phát triển sản phẩm
để thu hút các tệp khách hàng rộng, từ đó giúp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đòn
bẩy lớn, hay nói cách khác đó là cơ cấu định phí trên chi phí cao.

12


GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

- Ngược lại, đối với các doanh nghiệp có vốn mỏng, kinh doanh nhỏ lẻ, mức độ chấp

nhận rủi ro khá thấp, lúc này họ sẽ có xu thế chọn hướng đi “an tồn” bằng cách sử
dụng đòn bẩy kinh doanh tỷ lệ thấp hơn. Như vậy, các quyết định đầu tư vào tài sản cố
định với chi phí lớn sẽ khó được ưu tiên đối với các nhà quản trị. Thay vào đó, doanh
nghiệp sẽ lựa chọn những phương thức truyền thống, chi phí biến đổi trên từng sản
phẩm sản xuất ra sẽ cao hơn, tuy nhiên lại dễ linh hoạt hơn nếu thị trường có những
chuyển biến tiêu cực. Từ đó, các chiến lược của doanh nghiệp cũng sẽ được cân nhắc
cho phù hợp với tính chất của doanh nghiệp.
Một câu hỏi đặt ra là giữa đòn bẩy kinh doanh và rủi ro hoạt động có mối quan hệ nào
khơng: Rủi ro doanh nghiệp là những rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động
của doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận của công ty giảm sút. Cần chú ý rằng độ bẩy
hoạt động chỉ là một bộ phận của rủi ro doanh nghiệp. Các yếu tố khác của rủi ro
doanh nghiệp là sự thay đổi hay sự bất ổn của doanh thu hay chi phí sản xuất, cịn địn
bẩy kinh doanh làm khuếch đại sự tác động của các yếu tố này lên lợi nhuận hoạt động
của doanh nghiệp. Tuy nhiên bản thân địn bẩy hoạt động khơng phải là nguồn gốc của
rủi ro, bởi lẽ độ bẩy cao cũng khơng có ý nghĩa gì cả nếu như doanh thu và cơ cấu chi
phí cố định. Đo đó sẽ là sai lầm nếu như chúng ta đánh đồng đòn bẩy hoạt động với rủi
ro doanh nghiệp, bởi vì cái gốc là sự thay đổi doanh thu và chi phí sản xuất. Tuy nhiên
địn bẩy hoạt động có tác động khuếch đại sự thay đổi của lợi nhuận, và do đó khuếch
đại rủi ro của doanh nghiệp. Từ giác độ này ta có thể xem độ bẩy hoạt động như một
dạng rủi ro tiềm ẩn, nó chỉ trở thành rủi ro hoạt động khi nào có sự xuất hiện biến động
của doanh thu và chi phí sản xuất
3.4 Cách thức và khả năng kiểm soát rủi ro
Đối với các nhà quản trị, hiểu được nguyên lý của đòn bẩy kinh doanh sẽ giúp họ có
thể đưa ra những quyết định, chính sách để kiểm soát và giảm thiểu tác động của rủi ro
đến tình hình hoạt động của cơng ty. Biết trước được sự thay đổi của doanh thu có ảnh
hưởng như thế nào đến lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị
kiểm sốt chính sách doanh thu và chi phí của cơng ty mình. Nhưng nhìn chung thì
cơng ty khơng nên để độ bẩy hoạt động q cao, bởi vì trong tình huống như vậy, chỉ
cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng dễ dẫn đến lỗ trong hoạt động.
Ngoài ra, các nhà quản trị cũng nên thường xuyên cập nhật tình hình, xu thế và những

tác nhân có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ nếu
trong trường hợp khi nhu cầu thị trường sụt giảm dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ,
doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh để bù trừ những khoản chi phí này. Mà đặc tính của
rủi ro thì ln có sự bất ngờ, chính vì vậy doanh nghiệp cần phải cân nhắc và nên có
sự theo dõi cũng như những dự đoán thường xuyên về nền kinh tế trong tương lai, từ
đó điều chỉnh chiến lược khi cần thiết để ứng phó với những rủi ro này.
3.5 Ví dụ thực tế về việc áp dụng địn bẩy kinh doanh trong doanh nghiệp
Báo cáo phân tích cơng bố hồi tháng 4/2021 của VnDirect về tập đồn Hòa Phát với đề
tựa “Khi triều dâng” cùng triển vọng tích cực cả ngắn hạn và dài hạn. Xem xét về mặt
kết quả kinh doanh, Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ
nhất trong năm 2020. Doanh thu của tập đoàn này năm 2020 đạt 91.279 tỷ đồng, tăng
41% so với 2019, lợi nhuận trước thuế đạt 15.357 tỷ đồng, tăng 69% so với năm trước.

13


GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

Những điều này cũng phản ánh vào giá cổ phiếu của Hòa Phát khi tăng gấp 10 lần chỉ
sau 5 năm.
Theo chuyên gia tài chính Phan Lê Thành Long trên kênh Tài chính và Kinh doanh,
kết quả ấn tượng Hòa Phát gặt hái được như vậy bởi có q nhiều thiên thời, địa lợi,
nhân hịa. Tập đoàn này được cả thị trường kinh doanh và thị trường tài chính ủng hộ,
nhận về cú hích từ địn bẩy kinh doanh và địn bẩy tài chính.
Yếu tố đầu tiên giúp Hòa Phát đạt được kết quả kinh doanh, lợi nhuận ấn tượng là nhờ
chiến lược gia tăng đòn bẩy kinh doanh. Theo đó đây là việc doanh nghiệp đầu tư vào
tài sản, gia tăng công suất sinh lợi (Earning Capacity).
“Nếu doanh nghiệp nào đầu tư nhiều vào công suất sinh lợi và được thị trường kinh
doanh ủng hộ như Hịa Phát năm vừa rồi thì lợi nhuận sẽ tăng vọt”, chun gia Long
Phan phân tích.

Đầu tư vào cơng suất sinh lợi với doanh nghiệp hình dung dễ hiểu là đầu tư vào nhà
máy, năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tạo ra tiền.
Nếu nhìn vào bảng cân đối kế tốn có thể thấy quy mơ của Hòa Phát tăng thể hiện ở
việc gia tăng hàng tồn kho. Hạng mục này tại thời điểm 31/12/2021 đạt 26.287 tỷ
đồng, tăng 3,8 lần so với thời điểm cuối năm 2015. Giải thích dễ hiểu hơn, đây là
những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra sau cùng. Hay là những
mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản
phẩm.

Điểm nhấn của đầu tư vào công suất sinh lợi của Hòa Phát trong vài năm gần đây phải
kể đến dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất. Báo cáo thường niên năm
2017 tập đoàn này khẳng định năm 2018 sẽ là mốc quan trọng với việc Hịa Phát dốc
tồn tâm, tồn lực xây dựng đại dự án này hiện đại ngang tầm thế giới và dự kiến sẽ

14


GVHD: PGS. TS. Hồng Tùng

cho ra lị những mẻ thép chất lượng cao cấp nhất đầu tiên. Hồ Phát rót vào dự án này
tới 52.000 tỷ đồng.
Công suất của khu liên hợp lên tới 4 triệu tấn/năm, khép kín chuỗi giá trị các sản phẩm
thép từ quặng sắt đến phôi thép, thép xây dựng, thép chất lượng cao, thép cuộn cán
nóng, ống thép, tơn mạ, thép dự ứng lực. Cuối năm 2017, Hòa Phát đã đưa ra mục tiêu
năm 2020 ghi danh vào Top 50 Doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới với doanh thu trên
100.000 tỷ đồng/năm và thực tế đã gần đạt được.
Số liệu tài chính cũng cho thấy rõ hơn điều này. Tài sản cố định của Hòa Phát tăng từ
12.783 tỷ đồng thời điểm 31/12/2018 lên 65.562 tỷ đồng cuối năm 2020. Sau 2 năm
đầu tư xây dựng, khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn của Hòa Phát
giảm từ 37.197 tỷ đồng xuống 5.329 tỷ đồng. Điều này do khu liên hợp Hòa Phát

Dung Quất đi vào hoạt động từ nửa cuối năm 2019. Sang đến năm 2020, một loạt cấu
phần của liên hiệp này cũng đã đi vào hoạt động.
“Khi xây dựng cơ bản dở dang giảm chuyển sang tài sản cố định thì cơng suất sinh lợi
của Hịa Phát tăng vọt”, ông Long cho biết.

Một điểm vô cùng thuận lợi cho Hòa Phát là khi dự án Dung Quất vừa đi vào hoạt
động, thị trường kinh doanh đồng thời diễn tiến ủng hộ, như việc Chính phủ tăng gia
đầu tư công trong bối cảnh dịch Covid-19. Điều này dẫn đến nhu cầu cực lớn về thép
xây dựng.
Bối cảnh thị trường quốc tế cũng mang lại thuận lợi cho Hòa Phát khi Trung Quốc nơi sản xuất một nửa lượng thép trên thế giới trong năm 2020 chuyển dịch các nhà
máy lớn ra ven biển và đóng cửa một số nhà máy có cơng nghệ lạc hậu nhằm giảm ơ
nhiễm mơi trường. Trong khi đó từ giữa năm 2020, Trung Quốc liên tục tung ra các
biện pháp kích thích đầu tư cơ sở hạ tầng kéo theo nhu cầu thép tăng cao. Trung Quốc
phải nhập khẩu 38,5 triệu tấn thép, tăng 150%

15


GVHD: PGS. TS. Hồng Tùng

Một ngun nhân chính khiến lợi nhuận của Hòa Phát trong năm 2020 tăng vọt tới
69% đến từ biên lợi nhuận. Thị trường thép tăng giá rất mạnh mẽ trong năm 2020 và
tạo ra khoản lợi nhuận cho tất cả doanh nghiệp ngành thép trên thị trường khơng chỉ
riêng Hịa Phát.

Giá thép Việt Nam tăng mạnh theo xu hướng giá thép thế giới. Tính từ đầu năm đến
tháng 7/2021, giá thép liên tục tăng mạnh do giá nguyên liệu đầu vào như quặng, than
trên thế giới giữ ở mức cao. Tuy nhiên, bước sang tháng 7, giá thép xây dựng bắt đầu
hạ nhiệt trở lại.
4. Đòn bẩy tài chính (Nguyễn Thế Phương)

4.1 Rủi ro tài chính và địn bẩy tài chính
a) Rủi ro tài chính
Trong q trình hoạt động, doanh nghiệp sử dụng vốn vay một mặt nhằm bù đắp sự
thiếu hụt vốn, mặt khác nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận chủ sở hữu (hoặc thu
nhập trên một cổ phần) nhưng đồng thời cũng làm tăng thêm rủi ro cho doanh nghiệp,
đó là rủi ro tài chính.
Rủi ro tài chính là sự dao động hay sự biến thiên của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
(hoặc thu nhập trên một cổ phần) và làm tăng thêm xác suất mất khả năng thanh toán
khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí cố định tài
chính.
Việc sử dụng vốn vay tạo ra khả năng cho doanh nghiệp tăng được tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu nhưng cũng làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu có thể có mức
độ dao động lớn hơn. Khi tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) mà doanh nghiệp
tạo ra lớn hơn chi phí sử dụng vốn vay sẽ làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở
hữu, nhưng nếu tỷ suất sinh lời của tài sản thấp hơn chi phí sử dụng vốn vay thì càng

16


GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

làm giảm sút nhanh hơn tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Mặt khác, doanh nghiệp sử
dụng vốn vay làm nảy sinh nghĩa vụ tài chính phải thanh tốn lãi vay cho các chủ nợ
bất kể doanh nghiệp đạt được mức độ lợi nhuận trước lãi vay và thuế là bao nhiêu,
đồng thời doanh nghiệp phải có nghĩa vụ hồn trả vốn gốc cho các chủ nợ đúng hạn.
Doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay thì nguy cơ mất khả năng thanh tốn càng
lớn. Như vậy, việc sử dụng vốn vay đã ẩn chứa rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể
gặp phải trong q trình kinh doanh.
b) Địn bẩy tài chính
Địn bẩy tài chính là thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh

nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay thu nhập trên một
cổ phần của công ty).
Mức độ sử dụng địn bẩy tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở hệ số nợ. Doanh
nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có địn bẩy tài chính ở mức độ cao và
ngược lại.
Doanh nghiệp có địn bẩy tài chính càng cao thì mức độ rủi ro trong hoạt động tài
chính càng cao, nhưng cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) càng
lớn.
Gọi: BEP là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần
thường)
D là vốn vay
E là vốn chủ sở hữu
BEP là Tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản
EBIT
BEP =
A
EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
A: Giá trị tài sản bình quân (hay vốn kinh doanh bình quân)
rd là lãi suất vay
t là thuế suất thuế TNDN
ROE =  BEP  BEP  r d 
E




D




(1-t)

Vậy:
- Khi BEP > rd: Doanh nghiệp tăng vay nợ => ROE càng được khuyếch đại, đồng thời
gia tăng rủi ro tài chính.
- Khi BEP = rd: Doanh nghiệp tăng vay nợ nhưng ROE không thay đổi, đồng thời gia
tăng rủi ro tài chính.

17


GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

- Khi BEP < rd :Doanh nghiệp tăng vay nợ => làm suy giảm ROE, đồng thời gia tăng
rủi ro tài chính.
Đây chính là giới hạn của hệ số nợ trong trong tổng vốn của doanh nghiệp, và điều này
cần được lưu ý khi ra quyết định huy động vốn.
Cần lưu ý rằng, cũng như sử dụng đòn bẩy kinh doanh, việc sử dụng đòn bẩy tài chính
như sử dụng "con dao hai lưỡi". Nếu tổng tài sản khơng có khả năng sinh ra một tỷ
suất sinh lời đủ lớn để bù đắp chi phí lãi vay nợ thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
(vốn cổ phần thường) bị giảm sút, bởi lẽ phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu (vốn cổ
phần thường) làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của khoản lãi vay phải trả.
Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó địn
bẩy tài chính là một cơng cụ được các nhà quản lý thường dùng. Đòn bẩy tài chính là
cơng cụ hữu ích để khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay gia tăng thu nhập
một cổ phần, đồng thời cũng tiềm ẩn sự gia tăng rủi ro cho chủ sở hữu. Sự thành công
hay thất bại này tuỳ thuộc vào chiến lược của chủ sở hữu khi lựa chọn cơ cấu tài chính.
4.2 Mức độ ảnh hưởng của địn bẩy tài chính (DFL)
Địn bẩy tài chính là sự đánh giá chính sách vay nợ được sử dụng trong việc điều hành
doanh nghiệp. Vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó địn bẩy tài

chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có hệ số nợ cao, và ngược lại địn bẩy tài chính
sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp. Những doanh nghiệp có hệ số nợ
bằng khơng sẽ khơng có địn bẩy tài chính. Như vậy, địn bẩy tài chính đặt trọng tâm
vào hệ số nợ. Khi địn bẩy tài chính cao, thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về lợi nhuận
trước lãi vay và thuế cũng có thể làm thay đổi với một tỷ lệ cao hơn về tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) nghĩa là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
(vốn cổ phần thường) rất nhạy cảm khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế biến đổi.
Như vậy, mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính phản ánh nếu lợi nhuận trước lãi
vay và thuế thay đổi 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay thu nhập một cổ
phần thường) sẽ thay đổi bao nhiêu %.
Tỷ lệ thay đổi tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Mức độ ảnh hưởng của địn
=
bẩy tài chính (DFL)
Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Nếu ta gọi I là lãi vay phải trả
DFL

=

Q(g - v) - F
Q(g - v) - F - I

Xem xét địn bẩy tài chính có thể rút ra:
+ Ở mỗi mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế khác nhau thì mức ảnh hưởng của địn
bẩy tài chính cũng có sự khác nhau.
+ Mức độ ảnh hưởng của địn bẩy tài chính cũng là một trong những thước đo mức độ
rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Từ cơng thức trên chúng ta có cơng thức đo lường sự tác động của địn bẩy tài chính
đến sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) như sau:


18



×