Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Phân tíh và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ ông tá giảm nghèo vùng đặ biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.69 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------

DƯƠNG THỊ MAI

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ
CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO CÁC VÙNG ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HỊA BÌNH

Chun ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ÁI ĐOÀN

HÀ NỘI - 2012

170641340682309a8eac4-2429-4cc9-b395-0421d098875d
1706413406823fb554073-4acd-4bcc-8625-05c872300232


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan những kết quả trình bày trong luận văn là kết quả tự nghiên cứu
của bản thân, không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào có trước của những người khác.

Tác giả luận văn

DƯƠNG THỊ MAI



i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của một thời gian dài nghiên cứu và làm việc để áp dụng
những kiến thức đã học vào thực tiễn dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Ái
Đồn, sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo Viện Kinh tế và Quản lý -Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội, sự hỗ trợ chân tình của Ban giám hiệu, các anh chị và các bạn đồng
nghiệp đang công tác tại trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Hịa Bình cùng các cơ quan
hữu quan.
Với tình cảm chân thành, người viết xin gửi lời cảm ơn đến:
- PGS.TS. Nguyễn Ái Đoàn là người Thầy hướng dẫn khoa học đã rất tận tình hướng
dẫn và cho những lời khuyên sâu sắc khơng những giúp tơi hồn thành luận văn mà cịn truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu về nghề nghiệp.
- Các thầy cô giáo của trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt hai năm học để tơi có được những kiến thức ứng dụng trong
công tác và là cơ sở thực hiện luận văn này.
- Quý thầy cô đã dành thời gian quý báu để đọc và phản biện luận văn này, xin cảm
ơn những ý kiến nhận xét sâu sắc của quý thầy cô.
- Ban Lãnh đạo cùng các anh chị, các bạn đồng nghiệp tại Ban Dân tộc tỉnh Hịa
Bình đã đóng góp ý kiến q báu cho việc hoàn thành luận văn này.
- Các đơn vị doanh nghiệp đã cung cấp số liệu điều tra phục vụ cho quá trình
nghiên cứu và viết luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ bản thân
cịn nhiều hạn chế nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong
nhận được những ý kiến góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2012

Học viên

Dương Thị Mai

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ii
MỤC LỤC.............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ..................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................viii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ GIẢM
NGHÈO TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ
KHĂN ....................................................................................................................1
1.1. Một số khái niệm cơ bản về nghèo đói và nghèo đói ở các vùng đặc biệt khó
khăn .....................................................................................................................1
1.1.1. Khái niệm nghèo đói...............................................................................1
1.1.2. Các tiêu chí xác định nghèo đói ..............................................................2
1.1.3. Các tiêu trí xác định vùng đặc biệt khó khăn...........................................3
1.1.4. Các nguyên nhân nghèo đói ....................................................................6
1.2. Chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn ..................................9
1.2.1. Sự cần thiết phải hỗ trợ giảm nghèo........................................................9
1.2.2. Hỗ trợ vùng đặc biệt khó khăn .............................................................. 10
1.3. Cơng tác hỗ trợ giảm nghèo các vùng đặc biệt khó khăn ............................. 12
1.3.1. Các mục tiêu công tác hỗ trợ giảm nghèo các vùng đặc biệt khó khăn .. 12
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá công tác hỗ trợ giảm nghèo các vùng đặc biệt khó
khăn ............................................................................................................... 13
1.3.3. Nội dung công tác hỗ trợ giảm nghèo các vùng đặc biệt khó khăn ........ 14

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác hỗ trợ giảm nghèo các vùng đặc biệt
khó khăn......................................................................................................... 18
1.3.4.1. Chính sách của nhà nước................................................................ 18
1.3.4.2. Hoạt động XĐGN của địa phương ................................................. 21
1.3.4.3. Trình độ phát triển kinh tế .............................................................. 22
1.3.4.4. Hội nhập kinh tế quốc tế................................................................. 22

iii


1.3.4.5. Năng lực tự vươn lên thoát nghèo của bản thân người nghèo ......... 23
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠNG TÁC HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO CÁC
VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HỊA BÌNH ............ 25
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Hịa Bình .............................................................. 25
2.1.1. Khái qt về điều kiện tự nhiên của tỉnh Hồ Bình. .............................. 25
2.1.1.1. Vị trí địa lý:.................................................................................... 25
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình: ......................................................................... 25
2.1.1.3. Điều kiện khí hậu: .......................................................................... 26
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên:.................................................................. 26
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hồ Bình: ...................................... 27
2.1.2.1. Kinh tế. .......................................................................................... 27
2.1.2.2. Xã hội: ........................................................................................... 28
2.2. Thực trạng và nguyên nhân cơ bản dẫn đến đói nghèo ở vùng đặc biệt khó
khăn của tỉnh Hịa Bình...................................................................................... 29
2.2.1. Thực trạng đói nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Hịa Bình ...... 29
2.2.2. Những ngun nhân cơ bản về tình trạng đói nghèo ở vùng đặc biệt khó
khăn của tỉnh Hịa Bình .................................................................................. 31
2.2.2.1. Sự phân chia về địa hình và cách biệt về xã hội.............................. 32
2.2.2.2. Những rủi ro và tai hoạ phát sinh đột xuất ...................................... 35
2.2.2.3. Nguồn lực và năng lực ................................................................... 38

2.2.2.4. Vốn, điều kiện khí hậu, đất đai phục vụ sản xuất............................ 42
2.3. Thực trạng công tác hỗ trợ các vùng đặc biệt khó khăn ở Hịa Bình ............ 43
2.3.1. Đánh giá khái quát về công tác hỗ trợ giảm nghèo các vùng đặc biệt khó
khăn ở Hịa Bình ............................................................................................ 43
2.3.2. Phân tích cơng tác hỗ trợ giảm nghèo các vùng đặc biệt khó khăn ở tỉnh
Hịa Bình........................................................................................................ 46
2.3.2.1. Chương trình 134 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở,
nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào thiểu số nghèo, đời sống khó khăn
................................................................................................................... 46

iv


2.3.2.2. Chương trình 135 phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn,
vùng dân tộc thiểu số và miền núi ............................................................... 52
2.3.2.3. Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu
số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg......................... 71
2.3.2.4. Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo
ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg............................. 74
2.3.2.5. Thực hiện chính sách cấp báo khơng thu tiền theo Quyết định số
975/QĐ-TTg:.............................................................................................. 77
2.3.2.6. Thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước:........................................... 81
2.3.2.7. Thực hiện chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh định cư theo
Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 1342/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ: ........................................................................................ 83
2.4. Kết luận chung ............................................................................................ 87
2.4.1. Những thành tựu đạt được .................................................................... 87
2.4.2. Những tồn tại và hạn chế của công tác giảm nghèo khu vực ĐBKK của
tỉnh Hịa Bình trong thời gian qua .................................................................. 88
2.4.2.1. Những tồn tại và hạn chế................................................................ 88

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế............................................................... 89
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC HỖ
TRỢ GIẢM NGHÈO CÁC VÙNG ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN ĐỊA BÀN TỈNH
HỊA BÌNH........................................................................................................... 90
3.1. Căn cứ để xây dựng các giải pháp hồn thiện cơng tác hỗ trợ giảm nghèo các
vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hịa Bình ............................................ 90
3.1.1. Định hướng mục tiêu theo phân bố lãnh thổ của các thành phần dân tộc
....................................................................................................................... 90
3.1.2. Định hướng theo nhóm sản xuất hàng hoá và dịch vụ ........................... 91
3.1.3. Định hướng mục tiêu theo lĩnh vực....................................................... 92
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác hỗ trợ giảm nghèo các
vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hịa Bình ............................................ 96

v


3.2.1. Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo: ........ 97
3.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực đặc biệt khó khăn: ....................... 97
3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người nghèo: ....... 97
3.2.4. Mở rộng khả năng tiếp cận và nâng cao hiệu quả của vốn vay, tín dụng
cho hộ nghèo: ................................................................................................. 98
3.2.5. Nâng cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cơ
sở, thúc đẩy cải cách hành chính..................................................................... 99
3.2.6. Tăng cường dân chủ cơ sở, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về
giảm nghè, nâng cao tiếng nói của người nghèo ........................................... 100
3.2.7. Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế:............................................... 101
3.2.8. Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục: ....................................... 102
3.2.9. Chống tệ nạn xã hội - xây dựng nếp sống văn hoá: ............................. 102
KẾT LUẬN........................................................................................................ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 106


vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

UBND

Ủy ban nhân dân

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

CSHT


Cơ sở hạ tầng

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

DTTS

Dân tộc thiểu số

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

ĐCĐC

Định canh đinh cư

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số liệu tỷ lệ hộ nghèo khu vực ĐBKK tỉnh Hịa Bình............................ 30
Bảng 2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy y tế cơ sở vùng ĐBKK tỉnh Hịa Bình ........... 34
Bảng 2.3. Kết quả giảm nghèo khu vực ĐBKK giai đoạn 2006 – 2010.................. 45
Bảng 2.4. Tình hình thực hiện Chương trình 134 từ năm 2006 đến nay ................. 50
Bảng 2.5. Tổng hợp xây dựng cơ sở hạ tầng Chương trình 135 giai đoạn II........... 56
Bảng 2.6. Kết quả thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 giai
đoạn II................................................................................................................... 58

Bảng 2.7. Kết quả thực hiện dự án đào tạo cán bộ xã bản Chương trình 135 giai
đoạn II................................................................................................................... 60
Bảng 2.8. Kết quả thực hiện lồng ghép các Chương trình địa bàn tỉnh Hịa Bình ... 63
Bảng 2.9. Kết quả các chỉ tiêu thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II................. 69
Bảng 2.10. Kết quả thực hiện chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với các
hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó............................................................................. 73
khăn trên địa bàn tỉnh Hịa Bình ............................................................................ 73

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có bước tiến phát triển
vượt bậc, đời sống của đa số dân cư được cải thiện. Tuy vậy, mức sống của người
dân vẫn cịn thấp, phân hố giàu nghèo có xu hướng tăng lên. Một bộ phận dân cư
sống nghèo đói vẫn chịu nhiều thua thiệt trong hoà nhập cộng đồng và không đủ sức
tiếp nhận những thành quả do công cuộc đổi mới đem lại. Hiện nay, tỉ lệ hộ nghèo
của nước ta 12% (khoảng trên 2 triệu hộ). Đặc biệt, có hơn 1000 xã nghèo, xã đặc
biệt khó khăn với số hộ nghèo chiếm từ 40% trở lên. Từ khi thực sự trở thành phong
trào và có một số văn bản quy phạm pháp luật ở một số khía cạnh khác nhau, cơng
tác xố đói, giảm nghèo ở nước ta đã được Liên hợp quốc đánh giá là có nhiều sáng
tạo và tiến bộ; các tổ chức quốc tế như UNDP, UNFPA, UNICEP, FAO... đã có
cam kết tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam phát triển. Nhưng nếu nhìn lại một cách
nghiêm túc vẫn cịn có những bất cập và thiếu sót cần sớm khắc phục và bổ sung để
thúc đẩy nhanh hơn, hiệu quả hơn công cuộc XĐGN ở nước ta. Chương trình quốc
gia XĐGN đã được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng hiệu
quả chưa cao. Một khía cạnh rất đáng quan tâm ở đây là còn rất nhiều hộ gia đình ở
những vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn thực sự đang lúng túng, quẩn
quanh trong tình trạng đói nghèo, gặp khó khăn về khách quan và chủ quan khó có

thể vượt qua nếu khơng có sự giúp đỡ từ phía Nhà nước và xã hội. Xố đói giảm
nghèo ở vùng dân tộc thiểu số thực sự là một vấn đề bức xúc, cần được xem xét và
soi sáng, dưới nhiều khía cạnh, nhiều góc độ nghiên cứu trên các lĩnh vực khác
nhau, để giải quyết một cách khoa học, có hiệu quả.
Hồ Bình là tỉnh miền núi có 332 thơn, bản thuộc diện đặc biệt khó khăn đã
được chính phủ đầu tư hỗ trợ các chính sách, dự án nhằm phát triển đời sống kinh tế
- xã hội. Do nguồn vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu của chính phủ có hạn,
suất đầu tư và mức vốn đầu tư của vùng địa bàn này rất lớn, vì vậy khơng thể đáp
ứng được hết những nhu cầu thiết yếu về điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội của
vùng đặc biệt khó khăn, do đó khu vực này vốn đã rất khó khăn nay càng ngày càng

ix


tụt hậu về kinh tế, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo rất cao
(năm 2011 là 32%) so với tỷ lệ trung bình của của cả nước, khoảng cách phát triển
giữa các địa bàn ngày càng có xu hướng dãn dần ra.
Trong số các thơn, bản trên, hiện nay cịn một số thơn, bản có cơ sở hạ tầng
rất thấp kém, hệ thống cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa xuống cấp nghiêm trọng, chưa
có điện, chưa có đường ơ tơ tới thơn, thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đời sống
nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn đó là những thơn, bản khó khăn nhất của
tỉnh.
Các vấn đề về đời sống kinh tế, mức hưởng thụ các dịch vụ cơng, lợi ích
mang đến cho họ từ hệ thống phúc lợi công cộng như giáo dục, y tế, thơng tin đại
chúng, văn hóa, an ninh, thị trường...v.v rất thiếu thốn hoặc bất cập. Trình độ dân trí
và mức sống thấp kém, vấn đề an sinh xã hội chưa đầy đủ, đời sống bấp bênh, tiềm
ẩn nhiều nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng gây bất ổn về an ninh, chính trị. Các thơn, bản
này rất cần được sự quan tâm hỗ trợ với cơ chế đầu tư riêng để có nguồn lực tập
trung hơn, giúp cho địa bàn này có điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội theo kịp
được với các thôn, bản khác trong tỉnh.

Xuất phát từ thực trạng của địa phương, tơi đã lựa chọn đề tài “Phân tích và
đề xuất một số giải pháp hỗ trợ công tác giảm nghèo các vùng đặc biệt khó
khăn trên địa bàn tỉnh Hịa Bình” làm luận văn thạc sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nhận thức về lý luận và thực tiễn về kết quả mà các chính sách
của Đảng và Nhà nước mang lại cho tỉnh Hịa Bình nói chung và vùng đặc biệt khó
khăn nói riêng, mục đích của luận văn là đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
hồn thiện và nâng cao hiệu quả cơng tác hỗ trợ giảm nghèo các vùng đặc biệt khó
khăn trên địa bàn tồn tỉnh.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích thực trạng đói nghèo, đánh giá kết quả hoạt động hỗ trợ các vùng
đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

x


- Phân tích những lợi thế và thách thức của vùng đặc biệt khó khăn trong
việc thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo.
- Đề xuất định hướng và những giải pháp hồn thiện cơng tác hỗ trợ giảm
nghèo các vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hịa Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh có đặc điểm tương đối phức tạp về điều
kiện sống, khí hậu và địa hình... có nhiều ngun nhân khác nhau dẫn đến nghèo đói
cho từng vùng, từng hộ. Các chương trình, dự án hỗ trợ chủ yếu tập trung ở vùng
đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, vì thế luận văn chỉ tập trung nghiên cứu ở
vùng này.
Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu về những kết quả các chính sách
hỗ trợ đem cho người dân vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 – 2011 và từ đó,
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao và hồn thiện hơn cơng tác hỗ trợ giảm
nghèo các vùng đặc biệt khó khăn, để các chính sách có thể đem lại hiệu quả cao

nhất cho đối tượng thụ hưởng trong giai đoạn tiếp theo.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để xem xét vấn đề một cách khách quan, sát thực tiễn, luận văn vận dụng
phép biện chứng của triết học Mác xít, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Trên cơ sở đó, luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể của
kinh tế học và xã hội như: so sánh, điều tra, phân tích, tổng kết thực tiễn thơng qua
các mơ hình....
5. Những đóng góp mới của luận văn
Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã tiếp thu thừa kế kết quả nhiều cơng
trình khoa học liên quan đến các chương trình, dự án hỗ trợ trực tiếp vùng đặc biệt
khó khăn, các chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Với phạm vi
và địa điểm nghiên cứu được lựa chọn, luận văn có những điểm mới sau đây:
- Trình bày tương đối có hệ thống những nhận thức về đói, nghèo, những nhân
tố ảnh hưởng đến kết quả của các chính sách hỗ trợ các vùng đặc biệt khó khăn trên
địa bàn tỉnh Hịa Bình.

xi


- Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác hỗ trợ các vùng đặc biệt khó
khăn trên địa bàn nghiên cứu.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ giảm nghèo từ phía nhà nước
đối với các vùng đặc biệt khó khăn.
- Chương 2: Phân tích cơng tác hỗ trợ giảm nghèo các vùng đặc biệt khó khăn
trên địa bàn tỉnh Hịa Bình.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơng tác hỗ trợ giảm nghèo
các vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hịa Bình.


xii


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO TỪ PHÍA
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
1.1. Một số khái niệm cơ bản về nghèo đói và nghèo đói ở các vùng đặc biệt khó
khăn
1.1.1. Khái niệm nghèo đói
Các quốc gia trên hành tinh chúng ta khác nhau về nhiều mặt : trình độ phát
triển kinh tế, điều kiện địa lý tự nhiên, dân số và trình độ dân trí, bản sắc văn hố,
tín ngưỡng và tập tục, hệ tư tưởng và chế độ chính trị... Nhưng dù có sự khác biệt
đến mấy, vẫn có những điểm chung, những vấn đề bức xúc cần được quan tâm, một
trong những vấn đề rộng lớn có tính tồn cầu là nạn đói nghèo, trình độ lạc hậu.
Nhiều diễn đàn khu vực và thế giới đã khẳng định, đói nghèo là vấn đề nổi
cộm của xã hội, đồng thời cũng cảnh báo rằng vấn đề đói nghèo không chỉ ở phạm
vi quốc gia, quốc tế sẽ đưa đến mất ổn định chính trị trong và ngồi nước, sẽ tạo ra
những hậu quả khôn lường; di dân quốc tế ồ ạt, phá huỷ môi trường, tiêu cực xã hội
lan rộng, ảnh hưởng chung đến cả nhân loại.
Vì vậy, nghèo đói khơng cịn là vấn đề riêng của một quốc gia, mà là vấn đề
quốc tế. Để hình thành các giải pháp xố đói giảm nghèo, cần thiết phải có quan
niệm đúng về đói nghèo. Tuy vậy, cho đến nay quan niệm về đói nghèo và tiêu chí
xác định có nhiều quan niệm và cách tiếp cận khác nhau.
Đến nay nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm
khác nhau về đói nghèo. Có những tác giả chỉ nêu những đặc trưng nào đó của
nghèo đói như là “thiếu ăn”, “thiếu dinh dưỡng”, “nhà ở tạm bợ” hoặc thậm chí là
sự “thất học”. Theo tơi, khái niệm về nghèo đói được cho là đầy đủ và chính xác
nhất là: Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư khơng được hưởng và thoả
mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội

thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa
phương. Khái niệm trên có những ưu điểm : làm rõ được bộ phận dân cư nghèo đói
là “khơng được hưởng” hoặc “khơng thoả mãn” những nhu cầu cơ bản ; làm rõ tính

1


chất động của nghèo đói là “tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội và phong tục
tập quán từng địa phương”.
Nghèo có 2 dạng: nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối. Nghèo tuyệt đối là
tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu để
duy trì cuộc sống. Nghèo tương đối là sự nghèo khổ thể hiện ở sự bất bình đẳng
trong quan hệ phân phối của cải xã hội giữa các nhóm xã hội, các tầng lớp dân cư,
các vùng địa lý. Như vậy, nghèo đói là quan niệm mang tính chất tương đối cả về
khơng gian và thời gian. Về nghèo tuyệt đối, biểu hiện chủ yếu thông qua tình trạng
một bộ phận dân cư khơng được thoả mãn các nhu cầu tối thiểu - trước hết là ăn gắn
liền với dinh dưỡng. Ngay nhu cầu này cũng có sự thay đổi, khác biệt từng quốc
gia. Phạm trù “nhu cầu tối thiểu” cũng được mở rộng dần. Còn về nghèo tương đối
gắn liền với sự chênh lệch về mức sống của một bộ phận dân cư so với mức sống
trung bình của địa phương ở một thời kỳ nhất định. Vì những lẽ đó, nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng việc xố dần nghèo tuyệt đối là cơng việc có thể làm, cịn
nghèo tương đối là hiện tượng thường có trong xã hội và vấn đề cần quan tâm là rút
ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, và hạn chế sự phân hố giàu nghèo.
Đói nghèo là một khái niệm động, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội,
lịch sử, mức độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu phát triển của con người. Ở một thời
điểm, một vùng, một quốc gia là đói nghèo nhưng một thời điểm khác, vùng khác,
một quốc gia khác thì chỉ số đó mất ý nghĩa. Do đó, rất khó quy định hợp lý một
chuẩn mực chung về đói nghèo cho tất cả mọi quốc gia, ngay trong một quốc gia
cũng có thể khác nhau giữa các vùng, giữa các thời kỳ.
1.1.2. Các tiêu chí xác định nghèo đói

Khi xác định tiêu chí và mức nghèo đói, các cơng trình nghiên cứu quốc tế
thường chia làm hai cấp độ : phận định giữa các quốc gia và giữa các nhóm dân cư,
từ đó xác định các quốc gia giàu, nghèo trên thế giới và phân chia dân cư của mỗi
quốc gia hoặc từng địa phương thành nhóm giàu, nghèo.
Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành
chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 quy định cụ thể như sau:

2


Khu vực nơng thơn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Dựa vào số liệu điều tra mới nhất về mức sống dân cư tại nước ta, Thủ tướng
Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, hộ
cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Quyết định có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2011. Văn bản quy định định mức làm căn cứ để thực hiện các chính
sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác như sau:
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình qn từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình qn từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6 triệu đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thơn là hộ có mức thu nhập bình qn từ 401.000 đồng
đến 520.000 đồng/người/tháng.
Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình qn từ 501.000 đồng
đến 650.000 đồng/người/tháng.
1.1.3. Các tiêu trí xác định vùng đặc biệt khó khăn
Dựa vào chuẩn nghèo chung của cả nước, xác định được thơn, bản đặc biệt
khó khăn, xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi giai đoạn

2011 – 2015. Trong đó, quy định thơn đặc biệt khó khăn phải có đủ 3 tiêu chí, cụ
thể:
Tiêu chí thứ nhất là có đủ 2 điều kiện sau:
Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 55% trở lên; trong đó tỷ lệ hộ nghèo phải
từ 25% trở lên;
Có ít nhất 2 trong 3 yếu tố là: Trên 80% lao động chưa qua đào tạo nghề;
trên 50% số hộ khơng có nhà tiêu hợp vệ sinh; trên 30% số hộ thiếu nước sinh hoạt
hợp vệ sinh.
Tiêu chí thứ hai là có ít nhất 2 trong 3 điều kiện:

3


Trên 20% số hộ thiếu đất sản xuất;
Trên 50% diện tích đất canh tác có nhu cầu tưới tiêu, nhưng chưa được tưới
tiêu;
Có 1 trong 2 yếu tố: Chưa có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư
thôn, bản hoặc dưới 10% số hộ làm nghề phi nơng nghiệp.
Tiêu chí thứ ba, có đủ 2 điều kiện sau:
Chưa có đường giao thông từ thôn đến trung tâm xã được cứng hóa theo tiêu
chí nơng thơn mới;
Có ít nhất 1 trong 3 yếu tố sau: Chưa đủ phòng học cho các lớp mẫu giáo
theo quy định hoặc trên 30% số hộ chưa có điện sinh hoạt hoặc chưa có nhà sinh
hoạt cộng đồng đạt chuẩn.
Xã thuộc vùng dân tộc và miền núi được xác định theo 3 khu vực: Xã khu
vực III là xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất; xã khu vực II là xã có điều
kiện kinh tế - xã hội cịn khó khăn nhưng đã tạm thời ổn định; xã khu vực I là các xã
còn lại, cụ thể:
Xã khu vực III là xã có ít nhất 4 trong 5 tiêu chí sau:
Tiêu chí thứ nhất, số thơn đặc biệt khó khăn cịn từ 35% trở lên (tiêu chí bắt

buộc).
Tiêu chí thứ hai, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 45% trở lên; trong đó tỷ lệ hộ
nghèo phải từ 20% trở lên.
Tiêu chí thứ ba, có ít nhất 3 trong 5 điều kiện sau:
Đường trục xã, liên xã chưa được nhựa hóa, bê tơng hóa; Cịn có ít nhất một
thơn chưa có điện lưới quốc gia; Chưa đủ phịng học cho lớp tiểu học hoặc các lớp
học ở thôn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trạm y tế xã chưa đạt chuẩn
theo quy định của Bộ Y tế; Nhà văn hóa xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Tiêu chí thứ tư, có ít nhất 2 trong 3 điều kiện sau:

4


Cịn từ 30% số hộ chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh; Tỷ lệ lao động chưa
qua đào tạo nghề trên 60%; Trên 50% cán bộ, công chức xã chưa đạt chuẩn theo
quy định.
Tiêu chí thứ năm, có ít nhất 2 trong 3 điều kiện:
Còn từ 20% số hộ trở lên thiếu đất sản xuất theo quy định; Chưa có cán bộ
khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư xã đạt chuẩn; Dưới 10% số hộ làm nghề phi
nông nghiệp.
Xã khu vực II là xã có ít nhất 4 trong 5 tiêu chí sau:
Tiêu chí thứ nhất, có dưới 35% số thơn đặc biệt khó khăn (tiêu chí bắt buộc).
Tiêu chí thứ hai, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 20% đến dưới 45%; trong đó
tỷ lệ hộ nghèo từ 10% đến dưới 20%.
Tiêu chí thứ ba, có ít nhất 2 trong 4 điều kiện sau: Đường trục xã, liên xã đến
thơn chưa được nhựa hóa, bê tơng hóa; Cịn có thơn chưa có điện lưới; Chưa đủ
phịng học cho lớp tiểu học hoặc các lớp học ở thôn theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo; Trạm y tế xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.
Tiêu chí thứ tư, có ít nhất 2 trong 3 điều kiện sau: Có dưới 30% số hộ chưa

có nước sinh hoạt hợp vệ sinh; Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghề từ 30% đến
dưới 60%; Có từ 30% đến dưới 50% cán bộ chuyên trách, công chức xã chưa đạt
chuẩn theo quy định.
Tiêu chí thứ năm, có ít nhất 1 trong 2 điều kiện: Cịn từ 10% đến dưới 20%
số hộ thiếu đất sản xuất theo quy định; Chưa có cán bộ khuyến nơng, khuyến lâm,
khuyến ngư xã đạt chuẩn.
Xã khu vực I là các xã cịn lại thuộc vùng dân tộc và miền núi khơng phải xã
khu vực III và xã khu vực II.
Nhìn vào các tiêu chí để xác định khu vực đặc biệt khó khăn ta thấy, tỷ lệ hộ
nghèo và cận nghèo ở khu vực này là quá cao. Đây là khu vực dân cư có mức sống
thấp, cần được Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền đặc biệt quan tâm hỗ trợ.

5


1.1.4. Các nguyên nhân nghèo đói
Nghèo đói là hiện tượng xuất hiện từ lâu trong xã hội. Đã hàng trăm năm
nay, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng lý giải hiện tượng nghèo đói, nhất là nguyên
nhân và cách khắc phục. Có thể nói, tiếp cận nguyên nhân nghèo đói và phân hố
giàu nghèo rất đa dạng. Có những nhà nghiên cứu tiếp cận theo khía cạnh thuần tuý
kinh tế, cũng có những nhà nghiên cứu tiếp cận nguyên nhân nghèo đói và phân hố
giàu nghèo chủ yếu từ khía cạnh nhân chủng học hoặc dân số học. Đồng thời cũng
xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận cả nguyên nhân về tự nhiên, kinh tế, chính
trị - xã hội.
Cùng tham gia tìm kiếm các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, các nhà nghiên
cứu trên thế giới đã phân tích khá tồn diện các ngun nhân dẫn đến nghèo đói.
Tuy vậy, cách tiếp cận phân tích các nguyên nhân dẫn đến giàu nghèo và phân hoá
thu nhập rất đa dạng. Nhiều nhà xã hội học hiện đại khái quát 4 nhóm nhân tố liên
quan đến giàu nghèo là tài sản, trí tuệ, uy tín và quyền lực.
Thơng thường, ở nước ta, nguyên nhân dẫn đến nghèo đói thường được tiếp

cận thành hai nhóm: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Khi phân
tích nguyên nhân khách quan thường nhấn mạnh lý do chung, mơi trường, những
tác nhân “bên ngồi” người nghèo đói như hậu quả chiến tranh, thiếu tư liệu sản
xuất, thiên tai, mặt trái của kinh tế thị trường, thiếu sót trong chính sách của Nhà
nước, gặp rủi ro... Về nguyên nhân chủ quan là do thiếu vốn, thiếu khả năng kinh
doanh, sinh đẻ nhiều, chi tiêu không có kế hoạch... Một số cá nhân và tổ chức, khi
nghiên cứu nguyên nhân nghèo đói đã xem xét nguyên nhân ở 2 cấp độ: cấp vùng
và cấp hộ gia đình. Ở cấp vùng, các nguyên nhân thường được nhắc đến là : khí hậu
khắc nghiệt, sự cách biệt về địa lý, hậu quả chiến tranh...Còn cấp độ hộ gia đình
gồm những nguyên nhân như thiếu vốn, bị rủi ro riêng, thiếu đất đai... Cũng có thể
tiếp cận trực diện, gọi “đích danh” từng ngun nhân dẫn đến nghèo đói. Dù tiếp
cận nguyên nhân như thế nào chúng ta đều thấy sự phân biệt các ngun nhân có
tính chất tương đối và giữa các nguyên nhân có quan hệ chặt chẽ với nhau, khẳng

6


định nguyên nhân của đói nghèo rất đa dạng và giải quyết chúng phải có q trình
lâu dài.
Từ việc nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các học giả trên thế
giới có thể thấy việc phân hố giàu nghèo, nghèo đói do các nhóm nguyên nhân chủ
yếu sau đây:
- Chiến tranh thế giới, cục bộ, sắc tộc.
- Khủng hoảng kinh tế, mất ổn định về chính trị. Trong những thập kỷ gần
đây trào lưu mở cửa, hội nhập diễn ra ồ ạt trên thế giới bên cạnh mặt tích cực cũng
gây nên những hậu quả xấu cho nhiều quốc gia do xem nhẹ nội lực, quá nhấn mạnh
nguồn lực từ bên ngồi (như Inđơnesia, ở Áchemtina...).
- Bản chất của Nhà nước chi phối các chính sách liên quan đến phục vụ lợi
ích cho các nhóm dân cư trong xã hội.
- Các cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội và xố đói giảm nghèo.

- Các nguồn lực và điều kiện tự nhiên như: khí hậu thời tiết, đất đai, tài
nguyên, khoáng sản...
- Các khả năng lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội, hoạt động kinh doanh như:
quản lý vĩ mô, quản lý các nguồn lực, quản trị kinh doanh...
- Hoàn cảnh riêng và sự cố gắng của bản thân của từng người nghèo, vùng
nghèo và của cả quốc gia (như vốn, đất đai và tài nguyên khác, ý thức, kỹ năng...)
- Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế hoặc cộng đồng trong phạm vi từng
quốc gia...
Khi phân tích các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, có những nguyên nhân
hầu hết được các học giả khẳng định, nhưng cũng có những nguyên nhân còn được
tranh luận. Sự khác biệt trong nhận dạng các ngun nhân dẫn đến nghèo đói của
các học giả khơng chỉ xuất phát từ trình độ hoặc phương pháp tiếp cận mà cịn phụ
thuộc vào nhãn quan chính trị - giai cấp của từng học giả.
Ở nước ta, xuất phát từ điều kiện chung của quốc gia, từng vùng, hộ gia đình,
các điều tra viên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân đã cố

7



×