Tải bản đầy đủ (.pdf) (299 trang)

(Luận Án Tiến Sĩ Khoa Học Giáo Dục) Giáo Dục Kĩ Năng Định Hướng Thời Gian Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi Qua Trải Nghiệm.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 299 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VŨ THỊ DIỆU THÚY

GIÁO DỤC KĨ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
QUA TRẢI NGHIỆM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội – 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VŨ THỊ DIỆU THÚY

GIÁO DỤC KĨ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
QUA TRẢI NGHIỆM
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số: 9.14.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Đỗ Thị Minh Liên


Hà Nội – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các dữ liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong các
cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày…. tháng……năm 2023
Tác giả luận án

Vũ Thị Diệu Thúy


LỜI CẢM ƠN
Luận án “Giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
qua trải nghiệm” được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đỗ Thị Minh Liên, người Thầy
tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên, định hướng cho em trong q trình thực
hiện luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Khoa Giáo dục Mầm non, Phòng Sau đại học, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho tơi trong q
trình học tập và hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp Khoa Sư phạm Tiểu
học Mầm non, Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp Trường Đại học Hoa Lư đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập.
Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ quản lý, giáo viên mầm
non, các cháu lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại các Trường Mầm non Tân Thành, Trường Mầm
non Ninh Tiến (Thành phố Ninh Bình), Trường Mầm non Khánh Thịnh (n Mơ, Ninh
Bình).
Cuối cùng, tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè và các

đồng nghiệp gần, xa đã chia sẻ, động viên tinh thần, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn
để hồn thành luận án của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2023

Tác giả

Vũ Thị Diệu Thúy


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................................3
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................4
8. Những luận điểm bảo vệ .........................................................................................7
9. Đóng góp mới của luận án ......................................................................................7
10. Cấu trúc luận án ....................................................................................................8
Chương 1: TỞNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN GIÁO DỤC KĨ
NĂNG ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 T̉I QUA
TRẢI NGHIỆM .........................................................................................................9
1.1. Tởng quan nghiên cứu vấn đề ...........................................................................9
1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ..........9

1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục qua trải nghiệm ........................................................12
1.1.3. Những nghiên cứu về quá trình giáo dục kĩ năng định hướng thời gian qua
trải nghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi ...............................................................................14
1.2. Kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .............................20
1.2.1. Khái niệm về kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ..........20
1.2.2. Các kĩ năng thành phần thuộc kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ......................................................................................................................23
1.2.3. Sự hình thành kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .........25
1.2.4. Đặc điểm định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .................................29
1.3. Giáo dục qua trải nghiệm ................................................................................31
1.3.1. Khái niệm trải nghiệm, giáo dục qua trải nghiệm ...........................................31


1.3.2. Đặc điểm của giáo dục qua trải nghiệm cho trẻ mầm non ..............................33
1.3.3. Qui trình giáo dục qua trải nghiệm .................................................................34
1.4. Giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm ...35
1.4.1. Khái niệm biện pháp giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi qua trải nghiệm .....................................................................................................35
1.4.2. Quá trình giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi qua trải nghiệm .................................................................................................36
1.4.3. Ưu thế của trải nghiệm với giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi ..............................................................................................................43
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kĩ năng định hướng thời gian của
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm ...................................................................44
1.5.1. Đặc điểm cá nhân trẻ .......................................................................................44
1.5.2. Nhà giáo dục ...................................................................................................44
1.5.3. Môi trường giáo dục trong trường mầm non ..................................................45
Kết luận chương 1 .....................................................................................................46
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM ........................................47

2.1. Khái quát quá trình khảo sát ..........................................................................47
2.1.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................47
2.1.2. Nội dung khảo sát............................................................................................47
2.1.3. Khách thể và thời gian khảo sát ......................................................................47
2.1.4. Tiến hành khảo sát ..........................................................................................48
2.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá mức độ phát triển kĩ năng định hướng thời gian
của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ...........................................................................................49
2.2. Kết quả điều tra thực trạng.............................................................................53
2.2.1. Thực trạng kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ..............53
2.2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
qua trải nghiệm của giáo viên mầm non ...................................................................60


2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ
MG 5-6 tuổi ở trường mầm non ................................................................................77
Kết luận chương 2 .....................................................................................................79
Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM .................................80
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm ...................................................................80
3.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non........................................................................80
3.1.2. Đảm bảo phù hợp với quá trình hình thành kĩ năng định hướng thời gian của
trẻ MG 5-6 tuổi..........................................................................................................80
3.1.3. Đảm bảo tính vừa sức và tính thực tiễn ..........................................................80
3.1.4. Đảm bảo tích hợp giáo dục kĩ năng định hướng thời gian qua nhiều hình thức
hoạt động trải nghiệm ở trường MN .........................................................................81
3.1.5. Đảm bảo sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kĩ năng
định hướng thời gian cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm ......................................81
3.2. Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo

5-6 t̉i trải nghiệm .................................................................................................82
3.2.1. Nhóm biện pháp chuẩn bị các điều kiện giáo dục kĩ năng định hướng thời
gian cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm .................................................................82
3.2.2. Nhóm biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng định hướng thời gian
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm ................................................................90
3.2.3. Nhóm biện pháp đánh giá kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ....102
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm .................................................................108
Kết luận chương 3 ...................................................................................................110


Chương 4: THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG
THỜI GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM ...................111
4.1. Tở chức thực nghiệm......................................................................................111
4.1.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................111
4.1.2. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................111
4.1.3. Cách tiến hành thực nghiệm ..........................................................................111
4.1.4. Tiêu chí, thang đánh giá và bài tập đánh giá .................................................112
4.2. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................112
4.2.1. Kết quả thực nghiệm vòng 1 .........................................................................113
4.2.2. Kết quả thực nghiệm vòng 2 .........................................................................125
4.3. Nhận xét chung ...............................................................................................142
Kết luận chương 4 ...................................................................................................144
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ...................................................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................149
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Những chữ đầy đủ

ĐHTG

Định hướng thời gian

DC

Đối chứng

ĐTB

Điểm trung bình

GD

Giáo dục

GDMN

Giáo dục mầm non

GV

Giáo viên


KTG

Khoảng thời gian

KN

Kĩ năng

MG

Mẫu giáo

MGL

Mẫu giáo lớn

MN

Mầm non

SL

Số lượng

TB

Trung bình

TBC


Trung bình chung

TG

Thời gian

TL

Thời lượng

TT

Thứ tự

TN

Thực nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

TTN

Trước thực nghiệm

STN

Sau thực nghiệm



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố khách thể điều tra là 124 GV .....................................................47
Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi ............................49
Bảng 2.3. Kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi (theo % các mức độ) ............................53
Bảng 2.4. Kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i (theo điểm trung bình) .........................56
Bảng 2.5. Kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i (theo giới tính) .....................................58
Bảng 2.6. Hệ số tương quan các kĩ năng ĐHTG của trẻ ...............................................59
Bảng 2.7. Nhận thức về sự thuận lợi của trải nghiệm với GD kĩ năng ĐHTG .........60
Bảng 2.8. Nhận thức về kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi ...................................61
Bảng 2.9. Nhận thức về biểu hiện KN ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi ..........................62
Bảng 2.10. Nhận thức về mục tiêu GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi............63
Bảng 2.11. Nhận thức về nội dung GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 t̉i ...........64
Bảng 2.12. Qui trình tở chức hoạt động giáo dục qua trải nghiệm ................................65
Bảng 2.13. Mức độ sử dụng các phương pháp, biện pháp GD kĩ năng ĐHTG ........67
Bảng 2.14. Mức độ thực hiện các hoạt động GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi .....69
Bảng 2.15. Mức độ sử dụng các phương tiện đo TG.....................................................71
Bảng 2.16. Các yếu tố ảnh hưởng đến GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua trải nghiệm.72
Bảng 2.17. Ý kiến về biểu hiện KN ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i ....................................75
Bảng 2.18. Loại đồng hồ được gia đình sử dụng ..........................................................76
Bảng 2.19. Ý kiến của phụ huynh về hình thức phối hợp GD trẻ ĐHTG........................76
Bảng 4.1. Thống kê nhân khẩu học các nghiệm thể lớp 5-6 tuổi ............................112
Bảng 4.2. Kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i TTN vịng 1 (Theo mức độ) ..........113
Bảng 4.3. Kết quả ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i TTN vịng 1 (Theo ĐTB)...............115
Bảng 4.4. Bảng giá trị kiểm định kĩ năng ĐHTG của trẻ TTN vòng 1 ...................115
Bảng 4.5. Kĩ năng ĐHTG của trẻMG 5-6 t̉i STN vịng 1 (Theo các mức độ) .....117
Bảng 4.6. Kết quả ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi STN vòng 1 (Theo ĐTB) ...............118
Bảng 4.7. Bảng giá trị kiểm định KN ĐHTG của trẻ sau thực nghiệm vòng 1 ......118
Bảng 4.8. Kết quả ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi STN vòng 1 (Theo giới) ................120



Bảng 4.9. Hệ số tương quan các kĩ năng ĐHTG – Thực nghiệm vòng 1 ...............121
Bảng 4.10. Kết quả ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i TTN và STN vịng 1 ....................121
Bảng 4.11. Bảng giá trị kiểm định KN ĐHTG của trẻ TTN và STN vòng 1 ...........122
Bảng 4.12. Kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i TTN vịng 2 (Theo các mức độ) .125
Bảng 4.13. Kết quả ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i TTN vịng 2 (Theo ĐTB).............126
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i TTN vịng 2 ...127
Bảng 4.15. Kĩ năng ĐHTG của trẻ STN vòng 2 (Theo các mức độ) ......................129
Bảng 4.16. Kết quả ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i STN vịng 2 (Theo ĐTB) .............130
Bảng 4.17. Kết quả kiểm định kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i STN vịng 2 ...131
Bảng 4.19. Hệ số tương quan các kĩ năng ĐHTG của trẻ – Thực nghiệm vòng 2 .133
Bảng 4.20. Kết quả ĐHTG của trẻ TTN và STN vòng 2 .........................................134
Bảng 4.21. Bảng giá trị kiểm định KN ĐHTG của trẻ TTN và STN vòng 2 ...........134
Bảng 4.22. Kết quả ĐHTG của trẻ gái và trẻ trai TTN và STN vòng 2 ..................136

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của GV về sự cần thiết của việc GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ ............60
Biểu đồ 4.1. Kĩ năng ĐHTG của trẻ trước và sau TN vòng 1 ................................124
Biểu đồ 4.2. Kĩ năng ĐHTG của trẻ trước và sau TN vòng 2 (Theo % các mức độ) ....... 137


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Thời gian (TG) có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của con người vì
mọi hoạt động và sinh hoạt của con người đều diễn ra trong TG, nó cũng là một yếu tố
điều chỉnh các quan hệ xã hội của con người. Điều kiện làm việc hiện đại địi hỏi con
người phải có khả năng theo dõi TG trong quá trình hoạt động và điều chỉnh tốc độ
hoạt động cho phù hợp với TG. Kĩ năng ĐHTG là một trong những điều kiện để trẻ

MG 5-6 tuổi hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm với bản thân và mọi người
xung quanh. Giáo dục kĩ năng ĐHTG là một trong những nội dung cho trẻ làm quen
với toán, thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ ở trường MN. Trẻ MG 5-6 tuổi
cần có khả năng hoạt động theo đúng TG qui định, quản lý các hành động của mình,
tiết kiệm TG và đúng giờ để chuẩn bị vào học lớp Một. Do vậy, trường MN cần giúp
trẻ có các KN xác định, cảm nhận những KTG, học cách quản lí, sử dụng TG để thích
ứng hơn với hoạt động học tập ở trường phổ thông.
1.2. Giáo dục qua trải nghiệm giúp người học chủ động tham dự, tiếp xúc, tương
tác trực tiếp với các sự vật hiện tượng để chiêm nghiệm, tích lũy kiến thức, kĩ năng,
thái độ tạo thành kinh nghiệm cho bản thân. Tham gia các hoạt động trải nghiệm
trong những khoảng thời gian nhất định giúp trẻ cảm nhận thời gian một cách trực
quan, từ đó có thể lựa chọn nhiệm vụ phù hợp, điều chỉnh tốc độ hoạt động để hoàn
thành nhiệm vụ trong thời gian qui định. Vì vậy, tăng cường hoạt động trải nghiệm,
phát huy tính tích cực, độc lập của trẻ là phù hợp với xu thế giáo dục mầm non trong
nước và trên thế giới.
1.3. Trẻ MG 5-6 tuổi có sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và các q trình
tâm lí. Ngơn ngữ của trẻ phong phú, mở rộng hơn các lứa tuổi trước nên có thể nhận
biết và diễn đạt bằng lời nói về các KTG, mối quan hệ TG. Trẻ đã có một số biểu
tượng sơ đẳng về các đơn vị TG như ngày, tuần lễ, tháng, năm thông qua dấu hiệu về
thiên nhiên và dấu hiệu hoạt động của con người đặc trưng trong các KTG đó, trẻ đã
bước đầu định hướng được thời điểm và trình tự diễn ra các sự kiện trong cuộc sống
của mình. Tuy nhiên kĩ năng định hướng các KTG diễn ra các hoạt động thường ngày


2

trong cuộc sống còn hạn chế nên ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của trẻ. Trẻ ít quan
tâm đến yếu tố TG nên sử dụng TG cịn lãng phí, kém hiệu quả. GD kĩ năng ĐHTG
giúp trẻ nhận biết các KTG, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và thực hiện hoạt động
đúng TG qui định. Điều này có ý nghĩa quan trọng với trẻ MG 5-6 tuổi vì trẻ chuẩn

bị vào học lớp Một với mơi trường học tập nghiêm túc, đúng giờ.
1.4. Ngành Giáo dục mầm non đang thực hiện quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm” nhằm góp phần đạt mục tiêu GD trong thế kỉ 21 của UNESCO: Học để
biết, học để làm, học để làm người, học để chung sống, vì vậy, giáo dục kĩ năng
ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm để trẻ có thói quen đúng giờ và nhanh
nhẹn, hình thành tác phong cơng nghiệp ngay từ nhỏ là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc
giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi mới chủ yếu tập trung vào việc dạy trẻ
nhận biết dấu hiệu thời điểm, tính chu kì của các buổi trong ngày, các ngày trong
tuần, các mùa trong năm mà chưa quan tâm đúng mức đến nội dung giáo dục xác
định các KTG. Giáo viên chưa giúp trẻ hiểu mục đích của việc xác định KTG là để
sử dụng TG hợp lí, biết quí trọng thời gian. Việc giáo dục trẻ ĐHTG ở trường MN
cịn nặng về hình thức mà chưa gắn với thực tế giá trị của việc sử dụng đúng các
khoảng thời gian với cuộc sống sinh hoạt của trẻ.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Giáo dục kĩ năng định hướng
thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn việc giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ
MG 5-6 tuổi, luận án đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho
trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN nhằm phát triển ở trẻ các kĩ năng nhận biết, ước lượng
TG và thực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui định.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm.


3

4. Giả thuyết khoa học

- Kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi hiện nay còn hạn chế do nhiều nguyên
nhân, trong đó có nguyên nhân về biện pháp giáo dục trẻ ở trường mầm non.
- Nếu sử dụng đồng bộ các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi theo
hướng xây dựng môi trường phù hợp với các hoạt động ĐHTG, lập kế hoạch, tổ chức và
đánh giá các hoạt động cho trẻ tham gia trải nghiệm sử dụng TG thì KN xác định và ước
lượng các KTG, xác định mối quan hệ TG và thực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui
định của trẻ sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6
tuổi qua trải nghiệm.
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 56 tuổi qua trải nghiệm.
5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm.
5.4. Tiến hành thực nghiệm các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ 5-6 tuổi
qua trải nghiệm mà luận án đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu việc GD các kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở trường mầm
non, bao gồm:
- KN xác định và ước lượng các KTG.
- KN xác định các mối quan hệ, liên hệ về TG.
- KN thực hiện hoạt động phù hợp với TG qui định.
Hoạt động GD gồm: Hoạt động học, Hoạt động chơi, Hoạt động lao động.
6.2. Khách thể khảo sát thực trạng
- Trẻ MG 5-6 tuổi: 195 trẻ.
- Giáo viên dạy trẻ MG 5-6 tuổi: 124 GV thuộc các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh,
Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Phủ Lý, Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, TP Hồ Chí
Minh, Thủ Dầu Một, Sóc Trăng, Kiên Giang.


4


- Cha mẹ trẻ MG 5-6 tuổi: 195 phụ huynh có con học các lớp MG 5-6 tuổi ở 3
trường MN thực hiện khảo sát.
6.3. Khách thể thực nghiệm
- Trẻ MG 5-6 tuổi: Thực nghiệm vòng 1 với 50 trẻ, thực nghiệm vòng 2 với 100
trẻ (50 trẻ ở 2 nhóm DC, 50 trẻ ở 2 nhóm TN).
- Giáo viên dạy trẻ MG 5-6 tuổi: 14 GV đang dạy lớp MG 5-6 tuổi, trong đó:
Trường MN1 có 6 GV, Trường MN2 có 4 GV, Trường MN3 có 4 GV.
6.4. Về địa điểm, thời gian khảo sát thực trạng, thực nghiệm
* Khảo sát thực trạng: Từ ngày 02/01/2019 đến ngày 8/3/2019 tại trường MN1
(thành phố), MN2 (ven đô), MN3 (nông thôn) thuộc tỉnh Ninh Bình.
* Thực nghiệm:
- TN thăm dị: Từ ngày 11/3/2019 đến ngày 31/5/2019 tại MN2
- TN chính thức: Từ ngày 9/9/2019 đến ngày 17/01/2020 tại MN1, MN3
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận hệ thống
Nghiên cứu xem xét kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong mối quan hệ biện
chứng, tương tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa các kĩ năng ĐHTG, giữa các biện pháp, các
hình thức, các phương tiện GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ, các yếu tố tác động đến kĩ năng
ĐHTG của trẻ.
7.1.2. Tiếp cận hoạt động
Hoạt động là con đường cơ bản để hình thành và phát triển tâm lí con người,
đồng thời là nơi bộc lộ rõ nhất khả năng tâm lí của con người. Kĩ năng ĐHTG của trẻ
hình thành trong hoạt động và được thể hiện qua hoạt động. Nghiên cứu kĩ năng
ĐHTG của trẻ MG 5 - 6 tuổi phải được tiến hành qua các hoạt động GD mà GV tổ
chức như hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động lao động... Nhà GD cần sử dụng
các hoạt động thực tiễn làm phương tiện để GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ.
7.1.3. Tiếp cận trải nghiệm
TG được trẻ cảm nhận gián tiếp qua các sự vật hiện tượng cụ thể. KN định

hướng các KTG được hình thành trên cơ sở trải nghiệm của cá nhân để tạo thành kinh


5

nghiệm. Vì vậy, GV cần tổ chức các hoạt động phù hợp để GD các kĩ năng ĐHTG
cho trẻ qua trải nghiệm, giúp trẻ xác định được những KTG để thực hiện nhiệm vụ
phù hợp với TG qui định.
7.1.4. Tiếp cận phát triển
Trẻ em là một thực thể đang phát triển, nghiên cứu về GD kĩ năng ĐHTG cho
trẻ phải hướng tới vùng phát triển gần nhất của trẻ bằng những biện pháp GD phù
hợp. Những biện pháp GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm của GV tác động đến trẻ
MG 5-6 tuổi, giúp các kĩ năng ĐHTG của trẻ thay đổi phù hợp với giai đoạn phát
triển của trẻ.
7.1.5. Tiếp cận cá nhân
Tiếp cận cá nhân coi trẻ là chủ thể của quá trình học tập, được lựa chọn, phát
triển, tự quyết định và tự nhận thức dựa trên các tác động sư phạm hỗ trợ của GV.
GV tạo dựng môi trường GD, tạo được động lực để trẻ chủ động tham gia hoạt động
nhận thức, chiếm lĩnh tri thức, phát triển kĩ năng ĐHTG.
7.1.6. Tiếp cận tích hợp
Tích hợp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi không chỉ qua các hoạt động
của trẻ ở trường MN như hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động lao động... mà
cịn tích hợp các mục đích, các nội dung GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua mỗi hoạt
động. Nhà GD không thực hiện hoạt động riêng rẽ để GD trẻ kĩ năng ĐHTG mà GD
kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua quá trình hoạt động, giúp trẻ hiểu về TG, cảm nhận TG
và học cách quản lí TG khi thực hiện hoạt động.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
7.2.1.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp lí thuyết
Sưu tầm, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến GD kĩ năng ĐHTG,

GD qua trải nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó xác định tổng quan nghiên cứu
cơ sở lí luận của việc GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm.
7.2.1.1. Phương pháp so sánh
Thu thập các nghiên cứu về GD kĩ năng ĐHTG, GD qua trải nghiệm ở trong và
ngoài nước để đối chiếu, so sánh các quan điểm đó. Thống kê biểu hiện kĩ năng
ĐHTG của trẻ để so sánh, nhận xét sự khác biệt giữa các nhóm.


6

7.2.1.1. Phương pháp hệ thống hóa, khái qt hố lí thuyết
Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án được hệ thống hóa, khái quát
hóa thành những quan điểm chung, những vấn đề được xem là bản chất, cốt lõi nhằm
xác định cơ sở để xây dựng khung lý thuyết, khảo sát thực trạng, đề xuất và thực
nghiệm biện pháp GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi.
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học: GD trẻ em,
tâm lí trẻ em, sinh lí trẻ em…, thơng qua các buổi đàm thoại, xêmina từ đó tiếp thu
những kinh nghiệm, sự phân tích của họ để làm rõ hơn các vấn đề nghiên cứu: biểu
hiện kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi, quá trình hình thành kĩ năng ĐHTG của trẻ
MG 5-6 tuổi, tổ chức GD qua trải nghiệm; mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình
thức, phương tiện GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi.
7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến GV dạy lớp trẻ MG 5-6 tuổi nhằm tìm hiểu
nhận thức, kinh nghiệm GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua trải nghiệm.
7.2.2.3. Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát trẻ trong các hoạt động GD ở trường MN, ghi chép để đánh
giá về kĩ năng xác định KTG, sử dụng từ chỉ mối quan hệ TG, lựa chọn hành động và
điều chỉnh việc thực hiện hành động phù hợp với TG qui định.

Quan sát hoạt động dạy trẻ MG 5-6 tuổi ĐHTG của GV để đánh giá việc sử
dụng các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ và đánh giá qui trình tổ chức hoạt
động giáo dục trẻ qua trải nghiệm của GV.
7.2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với giáo viên và cha mẹ trẻ MG 5-6 tuổi
nhằm làm rõ biểu hiện kĩ năng ĐHTG của trẻ và biện pháp, hình thức giáo dục trẻ
ĐHTG của GV, sự phối hợp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ của gia đình và nhà trường.
7.2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm


7

Thực nghiệm các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải
nghiệm với trẻ nhóm TN, với trẻ nhóm DC giáo viên sử dụng các biện pháp GD thông
thường đang thực hiện ở trường mầm non
7.2.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Tiến hành nghiên cứu 3 trường hợp trẻ MG 5-6 tuổi thông qua quan sát 3 trẻ
(trong tổng số 75 trẻ ở 3 nhóm thực nghiệm) tại trường MN; trao đổi với GV, với cha
mẹ trẻ; nghiên cứu tiểu sử nhằm phác thảo chân dung tâm lý trẻ một cách rõ nét về
biểu hiện kĩ năng ĐHTG. Các trẻ này được lựa chọn ngẫu nhiên theo nhóm trẻ có kĩ
năng ĐHTG ở mức độ cao, mức độ trung bình và mức độ thấp.
7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu
Sử dụng phần mềm Excel và SPSS để xử lý số liệu thu được nhằm đánh giá kết
quả điều tra thực trạng và kết quả thực nghiệm.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Trẻ MG 5-6 tuổi có thể nhận biết về các KTG, mối quan hệ TG diễn ra sự
kiện, từ đó xác định TG để lựa chọn nhiệm vụ, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và
điều chỉnh tốc độ thực hiện nhiệm vụ phù hợp với KTG qui định.
8.2. Từ việc trải nghiệm thời lượng (TL) của các KTG, trẻ biết cảm nhận TG,
hình thành các kĩ năng ĐHTG bao gồm: ước lượng TG, xác định các mối liên hệ và

mối quan hệ TG; thực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui định.
8.3. Quá trình GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN được thực
hiện qua việc xây dựng môi trường GD, tổ chức và đánh giá các hoạt động GD cho
trẻ trải nghiệm kĩ năng ĐHTG theo qui trình: trải nghiệm thực tế, chia sẻ kinh
nghiệm, rút kinh nghiệm, vận dụng kinh nghiệm vào tình huống mới.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Bổ sung và làm phong phú thêm lí luận về GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua
trải nghiệm, biểu hiện kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi.
9.2. Cung cấp tư liệu về GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm
ở một số trường MN tại Ninh Bình, giúp các trường MN có cơ sở để có thể bổ sung,
điều chỉnh quá trình GD phát triển nhận thức và kĩ năng ĐHTG cho trẻ.


8

9.3. Các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm
được đề xuất là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng GV;
GV có thể vận dụng linh hoạt các biện pháp này ở trường MN để nâng cao hiệu quả
GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các cơng trình liên quan đến
luận án đã cơng bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí luận của việc giáo dục kĩ năng định
hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm
Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi qua trải nghiệm
Chương 3: Biện pháp giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi qua trải nghiệm
Chương 4: Thực nghiệm các biện pháp giáo dục kĩ năng định hướng thời gian

cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm


9

Chương 1
TỞNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
GIÁO DỤC KĨ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 T̉I QUA TRẢI NGHIỆM
1.1. Tởng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.1.1.1. Những nghiên cứu về sự định hướng thời gian của con người
Có nhiều quan niệm khác nhau về TG nhưng dù ở góc độ tâm lý, tơn giáo, vật
lý.... thì các nghiên cứu về TG đều thống nhất về thuộc tính của nó bao gồm: tính
vĩnh cửu và vơ tận cả về q khứ lẫn tương lai, tính trình tự theo một chiều từ quá
khứ đến hiện tại rồi đến tương lai [2, tr.188], tính chu kỳ, liên tục và khơng đảo ngược
của TG [27, tr. 50], tính khách quan [2, tr. 142] và tính trừu tượng [26, tr. 116]. Quan
điểm về khả năng ĐHTG của con người có sự thay đổi như sau:
Các nhà triết học duy tâm như Platon, Heraclitus... không thừa nhận sự tồn tại
khách quan của TG, coi TG như một sự trống rỗng, chỉ tồn tại trong ý niệm của con
người, nhận biết của con người về TG là do kinh nghiệm chủ quan của cá nhân chứ
không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan, gọi là TG tâm lí.
Trên cơ sở khoa học tự nhiên, G. Galileo, I.S. Newton [97], A. Einstein [72]…
cùng khẳng định sự tồn tại khách quan, gắn liền với thế giới vật chất của TG, con
người có thể nhận biết TG, TG tâm lí có sự khác biệt nhất định với TG vật lí, việc
nhận biết về TG phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phương tiện đo TG, tốc độ di chuyển
hoặc hoạt động của quan sát viên khác nhau cho kết quả nhận biết khác nhau về TG…
con người chỉ nhận biết được TG qua các sự vật, hiện tượng.
Triết học duy vật biện chứng khẳng định tính khách quan của TG và khả năng
nhận biết TG của con người, là cơ sở nhận thức của con người về TG.

Như vậy, dù TG có tính trừu tượng và khơng có hình dạng trực quan nhưng con
người vẫn có thể nhận biết, ĐHTG trong cuộc sống của họ. Sự phát triển kĩ năng
ĐHTG diễn ra trong suốt cuộc đời, theo từng giai đoạn phát triển của cá nhân và sự
phát triển của cộng đồng xã hội.



×