Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CỦA DOANH NGHIỆP COOLMATE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 53 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC TRONG
HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CỦA DOANH
NGHIỆP COOLMATE

SVTH: NHÓM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING

ĐỀ TÀI:


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC TRONG
HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CỦA DOANH
NGHIỆP COOLMATE

DANH SÁCH NHÓM:

NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN

v


vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

Ý NGHĨA

CEO


Chief Executive Officer

Giám đốc điều hành

TVC

Television Video Commercials

Quảng cáo trên truyền hình

D2C

Direct-to-Consumer

Trực tiếp đến người tiêu dùng

H – Ho Chi Minh, U – university,

Trường Đại học Cơng nghệ

Tech – technology

Thành phố Hồ Chí Minh.

TẮT

HUTECH

OOH


Out of home

AI

Artificial intelligence

Quảng cáo tiếp cận khách hàng
khi họ “ra khỏi nhà”
Trí tuệ nhân tạo

Big Data

Dữ liệu lớn

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TMĐT

Thương mại điện tử

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Ma trận SWOT thƣơng hiệu Coolmate .............................................. 37

viii



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Quảng cáo Coolmate trên các trang báo của cơ quan truyền
thơng (2021, 2023) ................................................................................................... 16
Hình 3.2: Coolmate quảng bá hình ảnh thƣơng hiệu qua việc tham gia
Shark Tank mùa 4 (2021) ...................................................................................... 16
Hình 3.3: Quảng cáo của Coolmate có thơng tin rõ ràng, minh bạch
(2023)........................................................................................................................ 17
Hình 3.4: Coolmate phóng đại, thổi phồng trong quảng cáo (2020, 2021) 18
Hình 3.5: Các sản phẩm của Coolmate dành cho nam giới (2023) ........... 19
Hình 3.6: Thử nghiệm chất liệu vải áo Excool mới nhất của Coolmate so
với áo cotton thƣờng (2021) ................................................................................... 20
Hình 3.7: Cơng nghệ Excool mới nhất từ Coolmate – TVC by TWS Media
.................................................................................................................................. 21
Hình 3.8: Bộ sƣu tập của Coolmate ............................................................. 22
Hình 3.9: Quảng cáo Coolmate đƣợc tạo ra nhƣ thế nào .......................... 23
Hình 3.10: Bài viết quảng cáo quần lót cho bé trai trên Website của
Coolmate .................................................................................................................. 25
Hình 3.11: Bài đăng quảng cáo liên quan đến trẻ em trên Fanpage của
Coolmate (2021) ...................................................................................................... 25
Hình 3.12: Quảng cáo của Coolmate............................................................ 28
Hình 3.13: Coolmate lên sóng tại SharkTank mùa 4 vào tối ngày 2/5...... 29
Hình 3.14: Chƣơng trình khuyến mại của Coolmate trong tuần lên sóng
Shark Tank (2021) .................................................................................................. 30
Hình 3.15: Coolmate sử dụng email để quảng cáo ..................................... 33
Hình 3.16: Chính sách bảo mật của Coolmate ............................................ 34
Hình 3.17: Bài đăng của Coolmate trên Facebook ..................................... 35
ix



Hình 3.18: Hình ảnh quảng cáo phản cảm của Coolmate ......................... 36
Hình 3.19: Sự tham gia của các trang báo lớn ............................................ 37

x


MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CƠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ ĐĨNG GÓP ................................ i
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN .................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iv
BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN ........................................................................ v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. ix
MỤC LỤC ................................................................................................................ xi
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 1

1.1. Các khái niệm liên quan ......................................................................... 1
1.1.1. Đạo đức kinh doanh ....................................................................................... 1
1.1.1.1. Khái niệm và vai trò ............................................................................. 1
1.1.1.2. Các triết lý trong kinh doanh ................................................................ 1
1.1.1.3. Các khía cạnh thể hiện đạo đức kinh doanh ........................................ 3
1.1.2. Văn hóa doanh nghiệp ................................................................................... 3
1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò................................................................. 3
1.1.2.2. Các dạng văn hóa doanh nghiệp .......................................................... 4
1.1.3. Trách nhiệm xã hội ........................................................................................ 5
1.1.3.1. Các quan điểm và cách tiếp cận trách nhiệm xã hội ............................ 6
1.1.3.2. Các nghĩa vụ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................ 7

1.2. Mối liên hệ giữa đạo đức kinh doanh – văn hóa doanh nghiệp và

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ................................................... 9
1.2.1. Mối liên hệ giữa đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp ................. 9
xi


1.2.2. Mối liên hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội .................... 10
1.2.3. Mối liên hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội ................ 11
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP ........................................... 12

2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp .................................................................. 12
2.1.1. Khái quát về doanh nghiệp........................................................................... 12
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi................................................................ 13

2.2. Văn hóa doanh nghiệp .......................................................................... 13
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CỦA DOANH NGHIỆP ..................... 15

3.1. Thực trạng đạo đức trong hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp 15
3.1.1. Các bên phối hợp thực hiện quảng cáo ....................................................... 15
3.1.2. Tính thuyết phục trong quảng cáo của doanh nghiệp ................................ 17
3.1.3. Nhấn mạnh sự khác biệt không đáng kể ..................................................... 18
3.1.4. Mối quan hệ của Agency với đối tác ............................................................ 20
3.1.5. Trách nhiệm đạo đức của người làm quảng cáo đối với đối tượng quảng
cáo.................................................................................................................. 24
3.1.5.1. Đối với trẻ em ..................................................................................... 24
3.1.5.2. Đối với người cao tuổi ........................................................................ 26
3.1.5.3. Đối với nhóm người có trình độ thấp ................................................. 26
3.1.6. Các phương tiện truyền thông trong quảng cáo của doanh nghiệp .......... 27
3.1.6.1. Quảng cáo in ấn.................................................................................. 27
3.1.6.2. Quảng cáo truyền hình, truyền thanh ................................................. 29

3.1.6.3. Quảng cáo ngồi trời.......................................................................... 31

3.2. Đạo đức trong quảng cáo và tiếp thị trên Internet ............................ 31
xii


3.2.1. Sự xâm nhập ................................................................................................. 31
3.2.2. Quyền riêng tư trực tuyến ............................................................................ 33
3.2.3. Quảng cáo sản phẩm gây tranh cãi ............................................................. 34

3.3. Đánh giá và đề xuất cho hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp .... 37
3.3.1. Đánh giá ........................................................................................................ 37
3.3.2. Đề xuất .......................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ a

xiii


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1.

Đạo đức kinh doanh

1.1.1.1.

Khái niệm và vai trò

Khái niệm: Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có
tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh

doanh. Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt
động kinh doanh. Đạo đức không phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh
doanh. (Giáo trình Đạo đức kinh doanh , 2021)
Vai trị:
Tạo dựng niềm tin và uy tín cho doanh nghiệp:
Đạo đức kinh doanh giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh uy tín, đáng tin cậy
trong mắt khách hàng, đối tác, nhà đầu tư và xã hội. Điều này giúp doanh nghiệp
thu hút được nhiều khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, từ đó tạo đà cho sự phát triển
bền vững của doanh nghiệp.
Giảm thiểu rủi ro pháp lý:
Đạo đức kinh doanh giúp doanh nghiệp tránh được những vi phạm pháp luật
trong quá trình kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro pháp lý,
bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và nhân viên.
Thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội:
Đạo đức kinh doanh giúp doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, góp phần
bảo vệ mơi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Điều này giúp
doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội.
1.1.1.2.

Các triết lý trong kinh doanh

Triết lý đạo đức theo quan điểm vị kỷ
Triết lý đạo đức theo quan điểm vị kỷ cho rằng hành vi đạo đức là hành vi
mang lại lợi ích cho bản thân. Theo quan điểm này, con người chỉ nên hành động
1


khi hành động đó mang lại lợi ích cho bản thân, bất kể lợi ích đó là vật chất hay tinh
thần.
Triết lý đạo đức theo quan điểm vị lợi

Triết lý đạo đức theo quan điểm vị lợi cho rằng hành vi đạo đức là hành vi
mang lại lợi ích cho nhiều người nhất. Theo quan điểm này, con người nên hành
động khi hành động đó mang lại lợi ích cho nhiều người nhất, bất kể lợi ích đó là
cho bản thân hay cho người khác.
Triết lý đạo đức vị pháp
Triết lý đạo đức vị pháp cho rằng hành vi đạo đức là hành vi tuân theo pháp
luật. Theo quan điểm này, con người nên hành động theo những quy định của pháp
luật, bất kể quy định đó là đúng hay sai.
 Thuyết đạo đức hành vi: Thuyết đạo đức hành vi cho rằng đạo đức là
tập hợp những quy tắc, chuẩn mực về hành vi của con người. Theo
thuyết này, hành vi đạo đức là hành vi tuân theo những quy tắc, chuẩn
mực đó.
 Thuyết đạo đức tƣơng đối: Thuyết đạo đức tương đối cho rằng đạo đức
là một khái niệm tương đối, phụ thuộc vào từng nền văn hóa, từng thời
đại. Theo thuyết này, khơng có một chuẩn mực đạo đức chung cho tất cả
mọi người.
 Thuyết đạo đức công lý: Thuyết đạo đức công lý cho rằng đạo đức là
tập hợp những nguyên tắc, chuẩn mực về phân phối quyền lợi và trách
nhiệm trong xã hội. Theo thuyết này, hành vi đạo đức là hành vi phân
phối quyền lợi và trách nhiệm một cách công bằng, hợp lý.
Triết lý đạo đức vị đạo lý
Triết lý đạo đức vị đạo lý cho rằng đạo đức là tập hợp những nguyên tắc,
chuẩn mực về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Theo thuyết này, hành vi
đạo đức là hành vi phù hợp với những nguyên tắc, chuẩn mực đó.

2


1.1.1.3.


Các khía cạnh thể hiện đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có thể kể
đến các khía cạnh sau:
Khía cạnh đạo đức đối với khách hàng: Doanh nghiệp cần trung thực, minh
bạch về thông tin sản phẩm, dịch vụ, không lừa dối, gian lận khách hàng. Doanh
nghiệp cũng cần tôn trọng quyền lợi của khách hàng, bảo vệ quyền lợi của khách
hàng trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Khía cạnh đạo đức đối với nhân viên: Doanh nghiệp cần đảm bảo các quyền
lợi của nhân viên, bao gồm quyền lao động, quyền an toàn lao động, quyền được
đào tạo, phát triển,... Doanh nghiệp cũng cần xây dựng môi trường làm việc lành
mạnh, tơn trọng nhân viên.
Khía cạnh đạo đức đối với đối tác: Doanh nghiệp cần tôn trọng đối tác, hợp
tác bình đẳng, cùng có lợi. Doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các thỏa thuận hợp tác
đã ký kết với đối tác.
Khía cạnh đạo đức đối với nhà đầu tư: Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin
minh bạch, đầy đủ cho nhà đầu tư. Doanh nghiệp cũng cần thực hiện đúng các cam
kết với nhà đầu tư.
Khía cạnh đạo đức đối với xã hội: Doanh nghiệp cần có trách nhiệm với xã
hội, góp phần bảo vệ mơi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
1.1.2.

Văn hóa doanh nghiệp

1.1.2.1.

Khái niệm, đặc điểm, vai trị

Khái niệm: Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, ý nghĩa, nhận
thức, niềm tin chủ đạo và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức

cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của
từng cá nhân. (Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp - NEU,
2005)
Đặc điểm:

3


Văn hóa doanh nghiệp liên quan đến nhận thức: Trong một doanh nghiệp,
các cá nhân nhận thức văn hóa doanh nghiệp thơng qua những gì họ nhìn thấy, nghe
thấy. Ngay cả khi trình độ về kiến thức và vị trí nghề nghiệp của các thành viên
trong cơng ty có khác nhau thì văn hóa doanh nghiệp vẫn có xu hướng được thể
hiện theo những hướng tương tự nhau.
Văn hóa doanh nghiệp có tính thực chứng: Văn hóa doanh nghiệp đề cập
đến cách thức cá nhân nhìn nhận về doanh nghiệp. Có nghĩa là, chúng mơ tả chứ
khơng đánh giá hệ thống các ý nghĩa và giá trị của tổ chức đó.
Vai trị:
 Điều phối, kiểm sốt hành vi của các thành viên nhằm đảm bảo hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp.
 Tạo môi trường làm việc ổn định, lành mạnh.
 Tạo động lực làm việc và gắn bó lâu dài với tổ chức.
 Giải quyết phần lớn những xung đột về quyền lợi cá nhân với tập thể.
 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.2.2.

Các dạng văn hóa doanh nghiệp

Mơ hình văn hóa doanh nghiệp của Edgar H.Schein: đƣợc thành 3 cấp độ:
 Các giá trị văn hóa hữu hình: là những yếu tố, những hình ảnh trực quan
giúp mọi người có thể dễ dàng quan sát, nghe thấy, nhìn thấy, nhận biết

ngay từ lần đầu tiếp xúc với doanh nghiệp. Ví dụ: Logo, Slogan, đồng
phục, lễ hội, lễ nghi,…
 Các giá trị văn hóa tuyên bố: Là những giá trị văn hóa được doanh
nghiệp tun bố cơng khai, được các thành viên chia sẻ và chấp nhận,
bao gồm: sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược, các nội quy,…
 Các giá trị văn hóa ngầm định: Là những quan niệm chung của tổ chức
bao gồm giá trị, niềm tin, lý tưởng, suy nghĩ, thái độ, tình cảm ăn sâu
trong tiềm thức mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Là các yếu tố quan
trọng, là cơ sở cho các hành động, định hướng sự hình thành các giá trị
trong nhận thức cho các cá nhân trong tổ chức.
4


Mơ hình văn hóa doanh nghiệp của Roger Harrison và Charles Handy:
 Văn hóa quyền lực: Tập trung quyền lực vào bộ máy bộ máy quản trị
điều hành, người lãnh đạo nắm quyền lực và kiểm soát nhân viên.
 Văn hóa vai trị: Phân chia cơng việc theo các quy tắc, quy định trong tổ
chức, nhân viên được phân giao cơng việc, vai trị theo năng lực.
 Văn hóa cơng việc: Quyền lực được quyết định bởi năng lực chuyên
môn, nhân viên có sự tự chủ trong cơng việc và có sự linh hoạt cao.
 Văn hóa cá nhân: Các thành viên tập trung vào mục tiêu cá nhân, tự
quyết định về công việc và theo đuổi mục tiêu công việc riêng.
Mơ hình văn hóa doanh nghiệp của Robert Quinn và Kim Camer
 Văn hóa gia đình: Nhấn mạnh đến sự hợp tác, sự chia sẻ, gần gũi giữa
các thành viên trong gia đình
 Văn hóa sáng tạo: Mơi trường làm việc năng động, tự do, nhân viên được
khuyến khích sáng tạo khơng ngừng
 Văn hóa cạnh tranh: Định hướng vào kết quả cuối cùng, tạo sự ganh đua,
cạnh tranh quyết liệt giữa các thành viên.
 Văn hóa thứ bậc: Đòi hỏi nhân viên phải tuân thủ chặt chẽ các quy trình,

thủ tục, chính sách trong doanh nghiệp, mọi hoạt động được kiểm sốt và
giám sát
Mơ hình văn hóa doanh nghiệp của Denison với 4 yếu tố chính: Sứ mệnh, Tính
nhất quán, Sự tham gia và Khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Mỗi yếu tố này
được đặc trưng bởi 3 tiêu chí biểu hiện. Các yếu tố và tiêu chí này được soi chiếu
theo 2 trục (hướng nội, hướng ngoại và linh hoạt, ổn định) để đánh giá văn hóa
doanh nghiệp.
1.1.3.

Trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ mà một doanh nghiệp hay cá nhân phải
thực hiện đối với xã hội nói chung, nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích
cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với cộng đồng. Bên cạnh đó, trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp cho
5


sự phát triển kinh tế một kinh tế một cách bền vững, thông qua việc tuân thủ các
chuẩn mực về bảo vệ mơi trường, quyền lợi lao động, an tồn lao động, trả lương
cơng bằng,... theo đó sẽ có lợi cho cả doanh nghiệp và sự phát triển chung của xã
hội.
1.1.3.1.

Các quan điểm và cách tiếp cận trách nhiệm xã hội

Các quan điểm
 Quan điểm cổ điển: Doanh nghiệp chỉ tập trung thực hiện mục tiêu kinh
tế, còn những nghĩa vụ khác thuộc về Chính phủ và các tổ chức chuyên
môn nên chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ xã hội ⇒ trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp rất hạn chế.
 Quan điểm đánh thuế: Doanh nghiệp ngoài việc tập trung thực hiện
mục tiêu kinh tế còn phải thực hiện nghĩa vụ đối với chủ sở hữu tài sản.
Quan điểm này tương đồng với quan điểm cổ điển, thừa nhận trách
nhiệm xã hội là hạn chế.
 Quan điểm quản lý: Quyền sở hữu tài sản chỉ là tương đối, thực chất
chỉ là quyền sử dụng tạm thời đối với tài sản, quyền sở hữu thực sự thuộc
về toàn xã hội. Đối với quan điểm quản lý, trách nhiệm xã hội được mở
rộng, phụ thuộc vào tính tự giác và ý thức, trừu tượng ít giá trị thực tiễn.
 Quan điểm những ngƣời hữu quan: Doanh nghiệp thỏa mãn đồng thời
lợi ích của tất cả các đối tượng hữu quan (khách hàng, đối tác, cộng
đồng, chính phủ…). Do đó, cụ thể hóa được trách nhiệm xã hội, tuy
nhiên nghĩa vụ khác nhau với các đối tượng hữu khác nhau rất khó dung
hịa.
Cách tiếp cận trách nhiệm xã hội
Có ba cách tiếp cận điển hình: Theo thứ tự ưu tiên, tầm quan trọng và tình
huống.
Tiếp cận theo thứ tự ƣu tiên:
Phương pháp tiếp cận này quan điểm các nghĩa vụ không giống nhau và được
xác định ưu tiên thực hiện theo thứ tự nhất định. Doanh nghiệp, tổ chức có chức
6


năng, nhiệm vụ nhất định và được thực với nguồn lực, chun mơn tốt nhất để hồn
thành mục tiêu là mang lại của cải vật chất, giá trị kinh tế và sự thỏa mãn tinh thần
cho xã hội. Như vậy, các nghĩa vụ theo thứ tự chức năng, nhiệm vụ của doanh
nghiệp sẽ là: kinh tế, pháp lý, đạo lý và nhân đạo.
Tiếp cận theo tầm quan trọng:
Cách tiếp cận này cho rằng việc tách riêng hay thực hiện đồng thời các nghĩa
vụ là không thể, do mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng. Vì vậy, doanh nghiệp cần

thực hiện trước những nghĩa vụ được coi là quan trọng hơn. Các nghĩa vụ được chia
thành ba nhóm theo tầm quan trọng:
 Nghĩa vụ cơ bản: Những nghĩa vụ kinh tế và pháp lý cơ bản
Ví dụ: Đóng thuế, đăng ký doanh nghiệp,...
 Các nghĩa vụ cần thiết: Nghĩa vụ kinh tế, pháp lý và đạo lý chính thức và
cần thiết.
Ví dụ: Trả lương đúng hạn, không thả chất thải chưa thông qua xử lý hoặc xử lý
không đạt chuẩn ra môi trường.
 Nghĩa vụ tiên phong: Nghĩa vụ phát triển, tiên phong và tự nguyện.
Ví dụ: Vinfast phát triển dịng xe máy điện, ơ tơ điện,...
Tiếp cận theo tình huống
Phương pháp này nhấn mạnh do hồn cảnh, tình huống ra quyết định không
giống nhau dẫn đến đối tượng, mối quan tâm và nghĩa vụ phải thực hiện trong các
hoàn cảnh đó cũng khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần có cách tiếp cận linh hoạt,
phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.
1.1.3.2.

Các nghĩa vụ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Nghĩa vụ kinh tế:
 Đối với Nhà nước: Thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước (nộp
thuế,...)
 Đối với người tiêu dùng: Tìm kiếm, đáp ứng và đảm bảo thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng về mọi mặt.
7


 Đối với người lao động: Tạo ra môi trường làm việc bình đẳng, an tồn,
đảm bảo lợi ích xứng đáng, tạo điều kiện để nhân viên phát triển toàn
diện, mơi trường lao động an tồn vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá

nhân.
 Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: Giữ gìn và phát huy các giá trị và tài
sản được ủy thác. Đối với các bên liên quan khác: đảm bảo lợi ích tối đa
và cơng bằng cho họ.
Nghĩa vụ pháp lý:
 Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính
thức đối với các bên hữu quan.
 Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự.
 Bao gồm năm khía cạnh: (1) Điều tiết cạnh tranh; (2) Bảo vệ người tiêu
dùng; (3) Bảo vệ môi trường; (4) An tồn và bình đẳng; (5) Khuyến
khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Nghĩa vụ đạo đức:
 Được xem là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh
nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, khơng
được thể chế hóa thành luật.
 Nghĩa vụ đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua
những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tơn trọng trình bày trong bản sứ
mệnh và chiến lược của công ty.
⇒ Những nguyên tắc và giá trị này trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành
động của mỗi thành viên trong tổ chức và quan hệ với các bên liên quan (người tiêu
dùng, người lao động, đối tác, cộng đồng…).
Nghĩa vụ nhân văn
 Những hành vi và hành động thể hiện sự hy sinh muốn đóng góp và cống
hiến của doanh nghiệp cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội.
 Mong muốn đóng góp sự phát triển chung có thể trên các phương diện:
8


o


Nâng cao chất lượng cuộc sống.

o

San sẻ bớt gánh nặng cho Chính phủ.

o

Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên.

o

Phát triển nhân cách đạo đức của người lao động.

⇒ Đây là trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm đảm bảo 4 nghĩa vụ về kinh
tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn.

1.2. Mối liên hệ giữa đạo đức kinh doanh – văn hóa doanh nghiệp và
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.2.1.

Mối liên hệ giữa đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

Mối liên hệ giữa đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp thể hiện ở những
khía cạnh sau: (Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp - NEU,
2005)
Đạo đức kinh doanh là nền tảng của văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa
doanh nghiệp được xây dựng dựa trên các nguyên tắc đạo đức kinh doanh. Các giá
trị đạo đức kinh doanh như sự trung thực, minh bạch, công bằng, trách nhiệm xã
hội,... là những giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp.

Đạo đức kinh doanh là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của văn hóa doanh
nghiệp: Khi doanh nghiệp thực hiện tốt đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được
khách hàng, đối tác, nhà đầu tư và xã hội tin tưởng, tôn trọng. Điều này tạo động
lực cho doanh nghiệp phát triển văn hóa doanh nghiệp theo hướng tích cực, lành
mạnh.
Văn hóa doanh nghiệp là mơi trƣờng để thực hiện đạo đức kinh doanh:
Văn hóa doanh nghiệp tạo ra mơi trường để các thành viên trong doanh nghiệp thực
hiện các hành vi đạo đức trong kinh doanh. Các giá trị, niềm tin, chuẩn mực hành vi
của văn hóa doanh nghiệp sẽ định hướng cho hành vi của các thành viên trong
doanh nghiệp, giúp họ thực hiện các hành vi đạo đức một cách tự giác, bền vững.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp đề cao sự trung thực, minh
bạch. Doanh nghiệp này sẽ xây dựng các quy định, quy trình kinh doanh minh bạch,
9



×