Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tiểu luận môn MARKETING NỘI DUNG (Content Marketing) - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CONTENT MARKETINGTHỜI GIAN 12 THÁNG CHO THƯƠNG HIỆU GIÀY CHAMOSMILE CỦA CÔNG TY TNHH LATH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 79 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CONTENT
MARKETINGTHỜI GIAN 12 THÁNG CHO
THƯƠNG HIỆU GIÀY CHAMOSMILE CỦA
CÔNG TY TNHH LATH

SVTH: NHĨM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG

ĐỀ TÀI:



XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CONTENT
MARKETINGTHỜI GIAN 12 THÁNG CHO
THƯƠNG HIỆU GIÀY CHAMOSMILE CỦA
CÔNG TY TNHH LATH

DANH SÁCH NHÓM:

NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


LỜI NÓI DẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, thị trường giày dép tại Việt Nam có sự phát triển
mạnh mẽ. Nhu cầu sử dụng giày dép của người dân ngày càng tăng cao, đặc biệt là
đối với giày dép thương hiệu. Các thương hiệu giày dép Việt Nam cũng đã có những
bước tiến đáng kể, khơng chỉ về chất lượng mà còn về mẫu mã, thiết kế.
Sau khi trải qua đại dịch Covid-19, người tiêu dùng Việt Nam đã có những thay
đổi nhận thức trong hành vi và cuộc sống. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến xu hướng
mua sắm sản phẩm nói chung và thị trường giày dép nói riêng. Một vài xu hướng nổi
bật có thể kể đến như: Xu hướng lựa chọn sản phẩm giày, dép hướng tới sự thoải mái,
tiện lợi; Xu hướng bền vững của thị trường giày dép. Một xu hướng mới đang được
quan tâm mạnh mẽ trên thị trường giày dép tồn cầu đó chính là giày dép thân thiện
với môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và trách
nhiệm xã hội, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến các sản phẩm
bền vững.

Trong bài phân tích sau đây "Xây Dựng Kế Hoạch Content Marketing Cho Công
Ty Tnhh Lath Với Sản Phẩm Giày Chamosmile Thuần Chay”, chúng tơi sẽ trình bày
về chiến lược Content Marketing trên nền tảng Facebook cho sản phẩm Giày
ChamoSmile thuần chay của công ty. Đây là ý tưởng mang tính sáng tạo của Cơng ty
Giày ChamoSmile với mục tiêu nắm bắt được xu hướng thay đổi của người tiêu dùng
tạo ra một sản phẩm Giày phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường về bảo vệ môi trường.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng kế hoạch Content Marketing cho thương hiệu
Giày ChamoSmile trên nền tảng Facebook, Instagram.
Khách thể nghiên cứu: Công ty TNHH LATH - Thương hiệu Giày ChamoSmile.
Không gian nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện: từ ngày 20/11/2023 đến ngày 04/12/2023.


Giới hạn về đối tượng: Kế hoạch Content Marketing cho thương hiệu Giày
ChamoSmile trên nền tảng Facebook, Instagram trong 12 tháng.
3. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Bao gồm 5 chương:
Chương 1: Ý tưởng của đề tài.
Chương 2: Phân tích tính khả thi của đối tượng.
Chương 3: Phân tích Khách hàng mục tiêu.
Chương 4: Lập kế hoạch và thực hiện hoạt động Content Marketing.
Chương 5: Kết luận.


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1: Giày thể thao thoải mái, dễ đi lại .............................................................. 9
Hình 1. 4: Sử dụng cơng nghệ in 3D cho ngành giày da .......................................... 12
Hình 1. 5: Giữa năm ngoái, Kibo đã tung ra sản phẩm Apple Kicks, một đôi giày được
làm từ bã táo bị ngành cơng nghiệp đồ uống loại bỏ................................................ 12

Hình 2. 1: Cơ cấu sản lượng giày dép ...................................................................... 20
Hình 2. 2: Minh hoạ Giày thuần chay thân thiện với môi trường ............................ 21
Hình 4. 1: Hình Poster – ChamoSmile cùng chiến dịch “ĐI ĐỂ LÀNH” ............... 62
Hình 4. 2: Hình Poster – Cùng ChamoSmile Customize ......................................... 63
Hình 4. 3: Hình Poster - ChamoSmile Custom - Vì bạn chính là bạn, tại sao khơng?
.................................................................................................................................. 65
Hình 5. 1: Cùng ChamoSmile Customize ................................................................ 68
Hình 5. 2: Cùng ChamoSmile – “ĐI ĐỂ LÀNH” .................................................... 69
Hình 5. 3: Cùng ChamoSmile – Vì bạn chính là bạn, tại sao không? ...................... 70


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Thông tin chi tiết về Công ty TNHH LATH ........................................... 15
Bảng 3. 1: Phân khúc thị trường ............................................................................... 23
Bảng 3. 2: Nhóm 1 – Nhóm người đi làm ................................................................ 24
Bảng 3. 3: Nhóm 2 – Nhóm Khách hàng mục tiêu khác .......................................... 25
Bảng 4. 1: Bảng kế hoạch Content Marketing tổng quát ......................................... 35
Bảng 4. 2: Kế hoạch Content Marketing giai đoạn 1 (1/1/2024 - 30/4/2024).......... 36
Bảng 4. 3: Kế hoạch Content Marketing giai đoạn 2 (1/5/2024 - 31/8/2024).......... 37
Bảng 4. 4: Kế hoạch Content Marketing giai đoạn 3 (1/9/2024 - 31/12/2024)........ 38
Bảng 4. 5: Bảng ngân sách chi tiết cho 3 giai đoạn.................................................. 39


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:


Ý TƯỞNG CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 5

1. Phân tích mơi trường chung................................................................................. 5
1.1.

Yếu tố chính trị ..................................................................................... 5

1.2.

Yếu tố kinh tế ....................................................................................... 7

1.3.

Yếu tố văn hoá, xã hội ........................................................................ 10

1.4.

Yếu tố cơng nghệ ................................................................................ 11

2. Phân tích ngành .................................................................................................. 14
3. Đề xuất ý tưởng ................................................................................................. 15
3.1.

Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................... 15

3.2.

Tầm nhìn............................................................................................. 16


3.3.

Sứ mệnh .............................................................................................. 16

3.4.

Giá trị cốt lõi....................................................................................... 16

3.5.

Slogan ................................................................................................. 17

3.6.

Yếu tố nhận diện thương hiệu ............................................................ 17

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA Ý TƯỞNG ...................... 18

1. Mô tả ý tưởng..................................................................................................... 18
1.1.

Mô tả sản phẩm .................................................................................. 18

1.2.

Giá cả .................................................................................................. 18

1.3.


Phân phối ............................................................................................ 19

2. Phân tích tính khả thi của ý tưởng ..................................................................... 19
2.1.

Khả năng/Nguồn lực của Công ty: ..................................................... 19

2.2.

Mức độ hấp dẫn của thị trường .......................................................... 20

2.2.1. Quy mô thị trường: ........................................................................... 20
2.2.2. Mức độ cạnh tranh: ........................................................................... 22
CHƯƠNG 3:

PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU .............................. 23

1. Phân khúc thị trường .......................................................................................... 23
2. Khách hàng mục tiêu ......................................................................................... 24
3. Đối thủ cạnh tranh ............................................................................................. 25
3.1.

Space Hippie - Nike ........................................................................... 25

2


3.1.1. Điểm mạnh ........................................................................................ 26
3.1.2. Điểm yếu ........................................................................................... 27

3.2.

Parley for the Oceans - Adidas ........................................................... 27

3.2.1. Điểm mạnh ........................................................................................ 27
3.2.2. Điểm yếu ........................................................................................... 28
4. Định vị thương hiệu ........................................................................................... 28
4.1.

Điểm ngang bằng (PoP) ..................................................................... 28

4.2.

Điểm khác biệt (PoD) ......................................................................... 28

5. Chiến lược sáng tạo ........................................................................................... 29
5.1.

Customer Insight ................................................................................ 29

5.2.

Big Idea .............................................................................................. 29

5.3.

Key message ....................................................................................... 29

5.4.


Content Pillars .................................................................................... 29

5.4.1. Sản phẩm chất lượng ........................................................................ 29
5.4.2. Câu chuyện thương hiệu ................................................................... 30
5.4.3. Khuyến mãi hấp dẫn ......................................................................... 30
5.4.4. USP sản phẩm ................................................................................... 30
5.4.5. Chiến dịch truyền thông độc đáo ...................................................... 31
CHƯƠNG 4:

LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CONTENT

MARKETING 32
1. Ngân sách ........................................................................................................... 32
2. Kế hoạch xây dựng Content Marketing trên nền tảng ....................................... 32
2.1.

Mục tiêu Content Marketing .............................................................. 32

2.2.

Kế hoạch truyền thông Marketing ...................................................... 32

2.2.1. Giai đoạn 1 - Awareness (1/1/2024 - 30/4/2024 ............................... 32
2.2.2. Giai đoạn 2 - Engage (1/5/2024 - 31/8/2024) ................................... 33
2.2.3. Giai đoạn 3 - Amplify (1/9/2024 - 31/12/2024) ............................... 34
3. Lập kế hoạch và triển khai hoạt động Content Marketing ................................ 35
4. Triển khai chi tiết ngân sách .............................................................................. 39
5. Content cho từng giai đoạn ................................................................................ 61

3



CHƯƠNG 5:

KẾT LUẬN .................................................................................. 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 67
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 68
KIỂM TRA ĐẠO VĂN .......................................................................................... 73

4


CHƯƠNG 1:

Ý TƯỞNG CỦA ĐỀ TÀI

1. Phân tích mơi trường chung
1.1.

Yếu tố chính trị

Những điều luật liên quan đến kinh doanh mặt hàng giày dép:
Luật Doanh nghiệp: Luật này quy định về trình tự, thủ tục, điều kiện thành lập
doanh nghiệp, áp dụng cho chủ thể kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp (công ty
cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân).
Luật Thương mại: Luật này là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế
hợp tác xã là nền tảng của nền kinh tế quốc dân; phát triển thị trường hàng hoá và

dịch vụ thương mại trên các vùng của đất nước; mở rộng giao lưu thương mại với
nước ngồi; góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích
chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân,
góp phần tích luỹ nhằm thúc đẩy tồn bộ nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững
theo hướng công nghiệp hố, hiện đại hố, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Luật này quy định về nguyên tắc, chính
sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng; hoạt động bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng của cơ quan, tổ chức; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu
dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh; quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
Luật Cạnh tranh: Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung
kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường
Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm
pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh. Được áp dụng cho các tổ
chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh
nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích, doanh nghiệp hoạt động trong

5


các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập và doanh
nghiệp nước ngồi hoạt động tại Việt Nam.
Luật sở hữu trí tuệ: Luật này quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo
hộ các quyền đó.
Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Luật này quy định về hoạt động quản lý
chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh, sử dụng sản phẩm, hàng hóa trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm,

hàng hóa.
Luật Giao dịch điện tử: Luật này quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương
tiện điện tử và không quy định về nội dung, điều kiện, hình thức của giao dịch. Đối
tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia giao dịch điện tử
hoặc có liên quan đến giao dịch điện tử.
Luật Thuế: Thu nhập doanh nghiệp quy định thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp như sau:
(1) Mức thuế suất 20%: Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng với
tất cả các doanh nghiệp là 20%; Trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất từ 32% đến
50% tại Mục (2) hoặc trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng thuế
suất ưu đãi.
(2) Mức thuế suất từ 25% đến 50%: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với hoạt động dầu khí từ 25% đến 50% phù hợp với từng hợp đồng dầu khí; (Mức
thuế suất này áp dụng từ ngày 01/7/2023 thay cho mức thuế suất từ 32% đến 50%).
Những chính sách liên quan đến kinh doanh mặt hàng giày dép:
Chính sách thuế
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm
2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, sửa
đổi, bổ sung năm 2013 và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp:
− Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm khơng q 20 tỷ đồng là 20%.

6


− Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm trên 20 tỷ đồng là 22%.
− Doanh nghiệp mới thành lập trong năm không đủ 12 tháng: Trong năm tạm tính
quý theo mức thuế suất 22% (trừ trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi về

thuế); Thuế cao có thể khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong cạnh tranh
với các doanh nghiệp nước ngồi có thuế suất thấp hơn. Đây là một khoản chi
phí cố định của doanh nghiệp, có thể làm giảm lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng đầu tư, phát triển của doanh nghiệp.
Chính sách lao động
Được xây dựng theo hướng bảo đảm quyền lợi của người lao động, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Pháp nhân sử dụng
lao động phải có nghĩa vụ điều hành quản lý, giám sát hoạt động của công nhân viên.
Thực hiện hợp đồng lao động, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ thuật của
cơng nhân viên. Một số chính sách lao động mới nổi bật của Việt Nam trong năm
2023 bao gồm:
− Tăng mức lương tối thiểu vùng từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000
đồng/tháng từ ngày 1/7/2023. Điều này nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần của người lao động.
− Bổ sung thêm các quy định về bảo vệ an tồn lao động, phịng chống cháy nổ,...
đảm bảo an tồn cho người lao động trong q trình làm việc.
− Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động nhằm đảm bảo
các quyền lợi của người lao động được thực hiện đầy đủ.
1.2.

Yếu tố kinh tế

Tình hình sản xuất
Theo báo cáo của VIRAC, tình hình sản xuất giày dép trong nước trong những
tháng đầu năm 2023 liên tục giảm do nhu cầu thế giới sụt giảm. Cụ thể, sản lượng
giày dép trong quý 2/2023 tiếp tục giảm so với quý trước và giảm mạnh so với cùng
kỳ năm trước.
Giày, dép thường

7



Quý 2/2023 có xu hướng giảm nhẹ so với quý trước. Tuy nhiên, so với các chủng
loại sản phẩm khác, đây là mức sụt giảm “ổn áp” nhất. Theo các chuyên gia, giày,
dép thường là sản phẩm phổ biến và có nhu cầu ổn định, khơng bị ảnh hưởng nhiều
bởi xu hướng thời trang hay mùa vụ.
Giày, dép thể thao
Sản lượng giày, dép thể thao trong quý 2/2023 cũng giảm so với quý trước và
giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Giày, dép khác
Là sản phẩm có sản lượng ít nhất nhưng cũng khơng tránh khỏi tình trạng bị cắt
giảm sản lượng. Thậm chí cịn là loại có sản lượng sụt giảm nhiều nhất, gần một nửa
sản lượng so với q 2/2022. Đây là các sản phẩm có tính chun biệt cao, phục vụ
cho các đối tượng khách hàng nhỏ hơn và có yêu cầu cao hơn về chất lượng và kiểu
dáng. Do đó, khi tình hình kinh tế khó khăn và nhu cầu tiêu dùng giảm, các sản phẩm
này bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Xu hướng tiêu dùng:
Sau khi trải qua đại dịch Covid-19, người tiêu dùng Việt Nam đã có những thay
đổi nhận thức trong hành vi và cuộc sống. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến xu hướng
mua sắm sản phẩm nói chung và thị trường giày dép nói riêng. Một vài xu hướng nổi
bật có thể kể đến như:
− Xu hướng lựa chọn sản phẩm giày, dép hướng tới sự thoải mái, tiện lợi: Đại dịch
Covid-19 đã góp phần giúp cho nhu cầu nâng cao sức khỏe của người dân ngày
càng mạnh mẽ. Điều này ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia vào các hoạt động
thể chất từ trong nhà đến ngoài trời của người tiêu dùng và cũng tạo động lực
phát triển mạnh mẽ cho giày, dép thể thao.
− Xu hướng bền vững của thị trường giày dép: Một xu hướng mới đang được quan
tâm mạnh mẽ trên thị trường giày dép toàn cầu đó chính là giày dép thân thiện
với mơi trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và
trách nhiệm xã hội, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến các

sản phẩm bền vững. Các sản phẩm giày dép cũng khơng nằm ngồi xu hướng.

8


Hình 1. 1: Giày thể thao thoải mái, dễ đi lại

Cạnh tranh trên thị trường giày, dép Việt Nam
Tại thị trường giày dép trong nước, các sản phẩm ngoại chiếm thị phần khá lớn,
chiếm tới 52% thị phần tiêu thụ. Việc cạnh tranh tăng do các nước ASEAN và Trung
Quốc đẩy mạnh xuất khẩu khi thuế nhập khẩu chỉ với 0%.
Tuy nhiên, các thương hiệu nội địa cũng không “đứng im” trước bối cảnh này.
Nhiều thương hiệu đã có những thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng phù hợp hơn với đối
tượng khách hàng trẻ. Những chiến dịch truyền thông có sức lan tỏa mạnh mẽ, thu
hút, tăng tỉ lệ tiếp cận với các đối tượng khách hàng. Ngoài ra, các thương hiệu Việt
Nam cũng đã mở rộng kênh phân phối, khơng chỉ bán lẻ truyền thống mà cịn bán
online qua các trang web, ứng dụng hay các nền tảng thương mại điện tử như Shopee,
Tiki, Lazada… Điều này cũng giúp cho thương hiệu có độ nhận diện mạnh mẽ hơn
trong đại dương đỏ của thị trường giày dép Việt Nam.
Tóm lại, nhìn chung tình hình sản xuất và tiêu thụ giày dép Việt Nam năm 2023
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có nhu cầu thế giới sụt giảm, xu hướng
tiêu dùng thay đổi và cạnh tranh gia tăng. Các thương hiệu nội địa cần chủ động ứng
phó với những thách thức này để duy trì và phát triển thị phần.

9


1.3.

Yếu tố văn hố, xã hội


Yếu tố văn hố
Văn hóa là yếu tố cơ bản, hàng đầu ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng nói
riêng cũng như hành vi con người nói chung. Đó là một hệ thống các giá trị, niềm tin,
phong tục và chuẩn mực ứng xử được hình thành, phát triển và truyền lại qua nhiều
thế hệ. Nói cách khác, văn hóa có tác động lớn đến cách mọi người ăn mặc, những gì
họ mua, họ nghĩ mọi thứ có giá trị như thế nào, cách họ thể hiện bản thân thơng qua
những gì họ mua,...Nền tảng văn hóa đa dạng sẽ dẫn đến những mơ hình tiêu dùng
khác nhau. Trong các yếu tố then chốt có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
gồm: nguồn gốc, chất lượng, tính năng, mùi vị, mua sắm để tặng/ thưởng, bao bì,
khuyến mãi, sưu tập, giá cả.
Trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam, giày được coi là một vật dụng
quan trọng, thể hiện sự tôn trọng, lịch sự của con người. Trong văn hóa hiện đại của
người Việt Nam, văn hóa sử dụng giày đã có nhiều thay đổi, dưới đây là một vài văn
hoá của người Việt Nam có thể tác động đến hành vi mua giày:
− Tính thẩm mỹ: Ngày nay, giày khơng chỉ được coi là một vật dụng cần thiết để
bảo vệ đơi chân, mà cịn là một phụ kiện thời trang thể hiện phong cách cá nhân
của mỗi người.
− Bảo vệ mơi trường: Ngày càng có nhiều người Việt Nam quan tâm đến việc lựa
chọn sử dụng các sản phẩm bảo vệ mơi trường (túi vải, ống hút tre, bình nước
thủy tinh,...).
− Tiết kiệm: tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực,... .
− Tôn trọng của cải: Người Việt Nam thường coi của cải là thành quả lao động
của con người, cần được trân trọng và sử dụng hợp lý, lâu dài.
− Thói quen giữ đồ vật khơng muốn bỏ dù khơng cịn sử dụng.
− Tạo ra các sản phẩm lưu niệm: Người Việt Nam cũng có xu hướng tạo ra các
sản phẩm lưu niệm để lưu giữ kỷ niệm, chẳng hạn như: đồ thủ công mỹ nghệ,
những sản phẩm mang hình ảnh riêng.
− Thường xun biếu, tặng đồ vật có giá trị sử dụng cho người thân, bạn bè.
Yếu tố xã hội

10


Quyết định mua hàng của người Việt Nam thường bị tác động bởi:
− Nhóm tham khảo đầu tiên bao gồm đồng nghiệp, hàng xóm thân thiện, gia đình
và bạn bè thân thiết. Nhóm này có tác động trực tiếp đến thái độ.
− Các nhóm hiệp hội như câu lạc bộ, hiệp hội, đồn thể, hiệp hội, tổ chức tơn giáo
tạo thành nhóm tham khảo thứ hai.
− Một tập hợp những người có cùng niềm đam mê, sở thích và sở thích (người nổi
tiếng,…) được gọi là nhóm ngưỡng mộ.
− Một nhóm tẩy chay được tạo thành từ những người từ chối ủng hộ một người
hoặc hành động nào đó.
1.4.

Yếu tố công nghệ

Công nghệ là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Các yếu tố công nghệ thường bao gồm phương pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật
liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh và phần mềm ứng dụng. Khi
công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công
nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ
tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp
thời. Đây là thách thức và cũng là cơ hội đối với ngành sản xuất giày nói chung và
Biti’s nói riêng.
Mơi trường cơng nghệ có tác động đáng kể đến công nghệ giày dép, đặc biệt là
giày thời trang, thể hiện qua các công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất giày dép,
chẳng hạn như:
Công nghệ in 3D
Với nhiều bước tiến lớn rõ ràng thì trong những năm gần đây, ngồi là một trong

các cơng nghệ được ứng dụng rộng rãi trong đa dạng lĩnh vực khác nhau, từ y khoa,
quảng cáo, đến ngành công nghiệp ô tơ, kiến trúc, cơ khí chế tạo, hàng khơng vũ trụ…
in 3D còn là “trợ thủ” đắc lực, mang lại nhiều bước tiến vượt trội cho ngành giày da,
đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên.

11


Hình 1. 2: Sử dụng cơng nghệ in 3D cho ngành giày da

Tính đến thời điểm hiện tại, in 3D đã được phát triển với nhiều loại công nghệ
in khác nhau như SLA, SLM, SLS, CLIP… Trong đó, SLA chính là công nghệ in
được ưu tiên hàng đầu trong hỗ trợ sản xuất khuôn đế giày. Và SLS là công nghệ sản
xuất đế giày trực tiếp và thay thế hoàn toàn phương pháp truyền thống. Bởi khả năng
cung cấp được các tùy chọn công nghệ phù hợp với yêu cầu của ngành.
Các xu hướng công nghệ nổi trội trong ngành giày dép thời trang ở thời điểm
hiện tại:
Công nghệ tái chế
Theo SCMP, các nhà sản xuất đang hợp tác chặt chẽ
với các công ty công nghệ và vật liệu để phát triển
các sản phẩm giày dép kết hợp công nghệ để tạo ra
tính bền vững và sự thoải mái. “Nhu cầu về giày dép
thân thiện với môi trường đang tăng cùng với xu
hướng tiêu dùng xanh. Giày làm bằng vật liệu tái
Hình 1. 3: Giữa năm ngối, Kibo đã tung

chế và tự nhiên, không liên quan đến động vật, đang

ra sản phẩm Apple Kicks, một đôi giày


ngày càng trở nên phổ biến”, Nicholas Fu, nhà kinh

được làm từ bã táo bị ngành công nghiệp
đồ uống loại bỏ

tế thuộc Hội đồng Phát triển thương mại Hồng Kơng
(HKTDC) nói.

12


Hàng loạt thương hiệu lớn đang tích cực đầu tư vào trào lưu bền vững, góp phần
thúc đẩy hứng thú mua sắm của người tiêu dùng đương đại; tiêu biểu như những mẫu
giày thân thiện môi trường hãng Nike, Crocs, Clarks… ra mắt gần đây. Tương tự,
mùa hè năm ngoái, Adidas giới thiệu đến công chúng Stan Smith Mylo - thiết kế giày
thể thao làm từ Mylo, chất liệu giả da độc đáo có nguồn gốc từ nấm. Đặc biệt là tại
châu Á, Kibo, công ty khởi nghiệp Hồng Kông chuyên sản xuất giày từ bã táo và các
vật liệu tái chế khác như chai nhựa cũng đã có doanh số bán hàng tăng gấp đôi nhờ
nhu cầu về giày dép thân thiện với môi trường tăng lên. Natalie Chow, đồng sáng lập
và CEO của Kibo cho biết mẫu thiết kế giày đầu tiên của Kibo được làm bằng da tái
chế từ những phần da vụn bị loại bỏ ở các nhà máy tiếp tục là sản phẩm bán chạy
nhất. Chai nhựa tái chế đã được kết hợp trong lớp lót và dây giày cũng như phần lưới
phía trên của giày. Đơi giày này có giá bán 1.060 đơ la Hồng Kông (135 đô la Mỹ)
trên cửa hàng trực tuyến của Kibo.
Cơng nghệ tự động hố
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 với hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo đang đe dọa
hoạt động gia công, việc ứng dụng sản xuất tinh gọn, tự động hoá giám sát vận hành
sẽ giúp doanh nghiệp da công ngành dệt may và da giày giảm chi phí, nâng cao năng
suất lao động và từng bước ứng phó với áp lực của cơng nghệ thay thế.
Trong lĩnh vực da giày, Nike và Adidas là 2 ông lớn tiên phong ứng dụng đưa robot

vào các công đoạn sản xuất, giảm bớt sự phụ thuộc của lao động. Trong lĩnh vực dệt
may, các công nghệ cũng ứng dụng trong dây chuyền dệt, tăng cường các sản phẩm
may mặc số lượng lớn để nâng cao tỷ lệ ứng dụng tự động và rơ bốt. Điều đó đang
gây khó khăn cho các doanh nghiệp gia cơng.
Tại Việt Nam, may mặc và da giày đang là những ngành công nghiệp mũi nhọn, mang
giá trị xuất khẩu lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Thêm vào đó, các doanh nghiệp FDI
(Đầu tư trực tiếp từ nước ngồi) cũng có sự đầu tư lớn trong hoạt động gia công,
mang lại nguồn lợi cũng như bố trí cơng ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

13


2. Phân tích ngành
Giày dép là vật dụng thiết yếu trong đời sống con người, xuất hiện từ thời cổ
đại với thiết kế ban đầu chỉ là những túi da bảo vệ chân, được tìm thấy nhiều ở các
quốc gia có mùa đơng lạnh giá (DeMello, 2009). Trước thế kỷ XIX, giày dép được
làm thủ công và đơn chiếc.
Đến nay, ngành công nghiệp giày dép là một ngành công nghiệp có tính tồn
cầu hóa rất rõ rệt và sử dụng nhiều triệu lao động trên tồn thế giới. Tính đến cuối
năm 2022, Việt Nam có khoảng 2.200 DN sản xuất giày dép, với gần 1,5 triệu lao
động tham gia trong ngành công nghiệp này (Bộ Công Thương, 2023).
Thị trường trong nước hàng năm có lượng tiêu thụ sản phẩm giày dép đạt
khoảng 150 triệu đôi, mới chiếm khoảng gần 40% thị phần, số còn lại được nhập khẩu
từ Trung Quốc và các nước khác (Lefaso, 2022). Số liệu này cho thấy đây là thị trường
rất tiềm năng đối với các DN nội địa để nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh, cố gắng thay
thế giày dép nhập khẩu và mở rộng thị phần.
Thị trường quốc tế có vai trị to lớn đối với ngành giày dép Việt Nam. Từ năm
1998, ngành giày dép Việt Nam đã tham gia nhóm các mặt hàng đạt kim ngạch xuất
khẩu từ 1 tỷ USD trở lên và nhanh chóng có tốc độ tăng trưởng cao. Kim ngạch xuất
khẩu giày dép đạt trên 2 tỷ USD vào năm 2003, trên 5 tỷ USD vào năm 2010, trên 10

tỷ USD vào năm 2014, gần 18 tỷ USD vào năm 2021, và đạt 23,87 tỷ USD vào năm
2022 (Bộ Công Thương, 2023). Ngành giày dép Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch
xuất khẩu khoảng 27-28 tỷ USD vào năm 2025 và sẽ đạt khoảng 37-38 tỷ USD vào
năm 2030.
Các số liệu trên cho thấy, các điều kiện về cầu là một trong những điểm thuận
lợi, tạo tiền đề giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành giày dép Việt Nam khi
nhu cầu trong nước và quốc tế đều được dự báo có xu hướng tăng trưởng trong tương
lai.
Bên cạnh đó, sự nhiệt tình và nhận thức ngày càng tăng về lợi ích sức khỏe của
các hoạt động thể thao và thể dục, lĩnh vực thương mại điện tử bán lẻ phát triển mạnh
trên toàn thế giới và mức thu nhập khả dụng ngày càng tăng của người tiêu dùng là
những yếu tố chính tạo điều kiện cho tăng trưởng phân khúc. Mối quan tâm về sức

14



×