Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Giáo trình tổ chức và quản lý hợp tác xã nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 211 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PGS.TS. Đinh Ngọc Lan (Chủ biên); ThS. Đoàn Thị Thanh Hiền;
TS. Hà Quang Trung; TS. Hồng Vũ Quang; ThS. Nguyễn Đức Quang

GIÁO TRÌNH

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NĂM 2021


TẬP THỂ BIÊN SOẠN

PGS.TS. Đinh Ngọc Lan

Trƣờng Đại học Nông Lâm - ĐHTN

ThS. Đồn Thị Thanh Hiền

Trƣờng Đại học Nơng Lâm - ĐHTN

TS. Hà Quang Trung

Trƣờng Đại học Nông Lâm - ĐHTN

TS. Hồng Vũ Quang


Viện Chính sách và Chiến lƣợc phát triển nông
nghiệp nông thôn - Bộ Nông nghiệp và PTNT

ThS. Nguyễn Đức Quang

Trƣờng Đại học Nông Lâm - ĐHTN

MÃ SỐ:

2

08 - 220
ĐHTN - 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................8
BÀI MỞ ĐẦU: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU MƠN HỌC ..............................................................................11
CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ..............................................................................15
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hợp tác xã trên thế giới ........................... 15
1.1.1. Sự hình thành tư tưởng hợp tác xã ...................................................... 15
1.1.2. Sự thành lập và hoạt động của Liên minh hợp tác xã thế giới ............15
1.1.3. Nguyên tắc hợp tác xã của Liên minh hợp tác xã thế giới ..................20
1.1.4. Một số mơ hình nơng nghiệp điển hình trên thế giới .......................... 22
1.1.5. Sự cần thiết phải phát triển hợp tác xã trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho phát triển hợp tác xã ở Việt Nam ...............................................33
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển hợp tác xã ở Việt Nam ............................ 37

1.2.1. Chuyển tải tư tưởng hợp tác xã tại Việt Nam ......................................37
1.2.2. Thực trạng phát triển hợp tác xã và tổ hợp tác giai đoạn trước năm 1986 ...39
1.2.3. Thực trạng phát triển hợp tác xã và tổ hợp tác giai đoạn 1986 - 1995 .......52
1.2.4. Thực trạng phát triển hợp tác xã và tổ hợp tác giai đoạn 1996-2011...........58
1.2.5. Thực trạng phát triển hợp tác xã giai đoạn từ năm 2012 đến nay ......64
Câu hỏi ôn tập và thảo luận Chƣơng 1 .............................................................. 68
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP70
2.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 70
2.1.1. Khái niệm về hợp tác xã ......................................................................70
2.1.2. Khái niệm về liên hiệp hợp tác xã ....................................................... 71
2.1.3. Khái niệm về hợp tác xã nông nghiệp .................................................71
3


2.2. Bản chất tổ chức hợp tác xã........................................................................71
2.2.1. Về mục đích thành lập .........................................................................71
2.2.2. Về quan hệ sở hữu ...............................................................................72
2.2.3. Về quan hệ kinh tế ...............................................................................72
2.2.4. Về quan hệ phân phối ..........................................................................73
2.3. Các nguyên tắc của hợp tác xã ...................................................................74
2.4. Phân loại và đánh giá hợp tác xã nông nghiệp ...........................................78
2.4.1. Phân loại hợp tác xã nông nghiệp ....................................................... 78
2.4.2. Đánh giá hợp tác xã nông nghiệp ....................................................... 79
2.5. Các giá trị của hợp tác xã ...........................................................................80
2.6. Địa vị pháp lý của thành viên hợp tác xã ...................................................82
2.6.1. Điều kiện để trở thành thành viên hợp tác xã .....................................82
2.6.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã ............................... 83
2.7. Tài sản, tài chính hợp tác xã .......................................................................87
2.7.1. Tài sản được chia ................................................................................88
2.7.2. Tài sản không chia ..............................................................................88

2.7.3. Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã khi giải thể..................................89
Câu hỏi ôn tập và thảo luận Chƣơng 2 .............................................................. 91
CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP ......................... 92
3.1. Cơ cấu tổ chức và quy mô hợp tác xã ........................................................ 92
3.1.1. Cơ cấu tổ chức hợp tác xã ...................................................................92
3.1.2. Quy mô và phạm vi hoạt động của hợp tác xã ....................................96
3.1.3. Đại hội thành viên của hợp tác xã....................................................... 97
3.1.4. Hội đồng quản trị hợp tác xã .............................................................. 98
3.1.5. Chủ tịch hội đồng quản trị iám đốc tổng giám đốc hợp tác xã liên
hiệp hợp tác xã ............................................................................................. 100
4


3.1.6. Ban kiểm soát kiểm soát viên hợp tác xã ..........................................101
3.2. Thành lập và đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ............................ 102
3.2.1. Mục đích xây dựng quy trình thành lập hợp tác xã ........................... 102
3.2.2. Quy trình thành lập hợp tác xã.......................................................... 103
3.2.3. Cơng tác tổ chức sau khi có giấy chứng nhận hợp tác xã .................108
3.3. Chia, tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, phá sản hợp tác xã liên hiệp hợp
tác xã................................................................................................................113
3.3.1. Chia tách hợp tác xã liên hiệp hợp tác xã .......................................113
3.3.2. Hợp nhất sáp nhập hợp tác xã liên hiệp hợp tác xã ........................ 114
3.3.3. iải thể hợp tác xã liên hiệp hợp tác xã...........................................115
3.3.4. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã liên hiệp hợp tác xã.......117
3.3.5. Đăng ký hợp tác xã đối với hợp tác xã được thành lập trên cơ sở chia
tách hợp nhất sáp nhập .............................................................................118
3.4. Những điểm mới về cơ cấu tổ chức, quản lý và nội dung hoạt động của
hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã năm 2012 .................................118
3.4.1. Những điểm mới của hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2012 .....118
3.4.2. Khác nhau giữa hợp tác xã và các loại hình doanh nghiệp ..............127

3.4.3. Khác nhau giữa hợp tác xã kiểu mới và kiểu cũ ............................... 132
Câu hỏi ôn tập và thảo luận Chƣơng 3 ............................................................ 140
CHƢƠNG 4: QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP ....................... 141
4.1. Khái niệm về quản lý và quản lý hợp tác xã ............................................141
4.2. Các chức năng quản lý hợp tác xã nông nghiệp .......................................142
4.3. Nội dung quản lý hợp tác xã nông nghiệp ................................................143
4.3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động của hợp tác xã...................................143
4.3.2. Xây dựng phương án tổ chức thực hiện ............................................147
4.3.3. Tổ chức thực hiện hoạt động ............................................................. 149
4.3.4. Đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác xã ......................................150
5


4.4. Quản lý nguồn nhân lực ...........................................................................151
4.4.1. Khái niệm quản lý nguồn nhân lực ................................................... 151
4.4.2. Nội dung quản lý nhân lực trong hợp tác xã .....................................151
4.5. Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã ........................... 152
4.5.1. Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã ...............152
4.5.2. Quản lý sản xuất kinh doanh ............................................................. 157
4.5.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ............................................158
4.6. Quản lý tài chính trong hợp tác xã nơng nghiệp ......................................159
4.6.1. Khái niệm về tài chính .......................................................................159
4.6.2. Mục tiêu của quản lý tài chính trong hợp tác xã ............................... 160
4.6.3. Nội dung quản lý tài chính trong hợp tác xã .....................................160
4.7. Kiểm sốt hợp tác xã nơng nghiệp ........................................................... 174
4.7.1. Khái niệm kiểm tra kiểm soát ........................................................... 174
4.7.2. Chức năng của hoạt động kiểm soát .................................................175
4.7.3. Mục tiêu của hoạt động kiểm soát ..................................................... 177
4.7.4. Nội dung kiểm soát hợp tác xã ......................................................... 177
4.7.5. Tổ chức hoạt động kiểm sốt ............................................................. 183

Câu hỏi ơn tập và thảo luận Chƣơng 4 ........................................................ 184
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................185
PHỤ LỤC ........................................................................................................188

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số HTX giai đoạn 1955-1957 .............................................................. 39
Bảng 2: Thực trạng tổ đổi công ở miền Bắc giai đoạn 1955-1957 ...................40
Bảng 3: Kết quả xây dựng HTX nơng nghiệp từ năm 1958-1960 .................... 42
Bảng 4: Tình hình phát triển HTX thời kỳ 1961-1965 ......................................44
Bảng 5: Số lƣợng tổ hợp tác phát triển từ 1996-2003 .......................................48

7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

8

ANGKASA

Tổ chức HTX Malaixia

ASIAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

CHLB


Cộng hịa liên bang

CLT

Liên đồn HTX Thái Lan

DN

Doanh nghiệp

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh



Giám đốc

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTX

Hợp tác xã


ICA

Liên minh HTX quốc tế

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tƣ

KTTT

Kinh tế tập thể

LHHTX

Liên hiệp hợp tác xã

NACF

Liên đồn HTX Nơng nghiệp Quốc gia Hàn Quốc

NCUI

Liên minh HTX Quốc gia Ấn Độ

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

PGĐ


Phó giám đốc

CPTPP

Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xun
Thái Bình Dƣơng

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đơ la Mỹ

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới


LỜI GIỚI THIỆU
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hƣớng tới một nền kinh tế tri
thức với công nghệ 4.0, hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa, tồn ngành nơng
nghiệp đang thực hiện quyết liệt tái cơ cấu ngành theo hƣớng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững. Tổ chức lại sản xuất theo hƣớng phát triển
kinh tế tập thể mà nòng cốt là Hợp tác xã (HTX) là một nội dung đặc biệt quan
trọng trong các giải pháp tái cơ cấu ngành.
Sau 10 năm thực hiện Luật HTX năm 2012, tình hình phát triển HTX
nơng nghiệp đã có những chuyển biến tích cực: Số lƣợng HTX nông nghiệp

thành lập mới tiếp tục tăng, nhiều HTX nơng nghiệp đƣợc tổ chức lại có quy
mơ phù hợp, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; Số lƣợng HTX
tham gia liên kết tăng và ngày càng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc phát triển
HTX nơng nghiệp vẫn cịn nhiều khó khăn, bất cập: Một số HTX nông nghiệp
yếu kém đã ngừng hoạt động nhƣng chƣa đƣợc giải thể; Số lƣợng HTX nông
nghiệp hoạt động hiệu quả thấp chiếm tới gần 30% tính đến hết năm 2020. Số
HTX ứng dụng công nghệ cao mới chỉ chiếm 9,8% trong tổng số HTX nông
nghiệp đang hoạt động. Tình trạng yếu kém trong nhận thức, trong cơng tác tổ
chức, quản lý HTX vẫn cịn nhiều.
Hiện nay Chính phủ, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn đã ban hành
nhiều chính sách và đang thực thi nhiều biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của
các HTX trong nơng nghiệp. Vì vậy rất cần có nhiều chƣơng trình đào tạo, tập
huấn bồi dƣỡng cán bộ HTX trong nông nghiệp về tổ chức và quản lý các HTX.
Rất cần đƣa kiến thức về tổ chức và quản lý HTX nông nghiệp vào các trƣờng
đại học và cao đẳng về nông nghiệp, để trang bị cho sinh viên nông nghiệp kiến
thức về HTX để các kỹ sƣ, cử nhân nơng nghiệp trở thành lực lƣợng nịng cốt
khi về làm việc ở địa phƣơng cũng nhƣ làm việc tại các HTX.
Giáo trình: Tổ chức và quản lý HTX nơng nghiệp, đƣợc xây dựng và phát
triển dựa trên cuốn “Bài giảng về tổ chức và quản lý HTX nông nghiệp” do
trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) biên soạn theo đặt
9


hàng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giáo trình Tổ chức và quản lý
HTX nơng nghiệp sử dụng để giảng dạy trong trƣờng Đại học Nông Lâm - ĐHTN
và làm tài liệu tập huấn về tổ chức và quản lý HTX nông nghiệp cho cán bộ HTX và
có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các trƣờng Đại học về nông lâm nghiệp
và cho cán bộ quản lý, nghiên cứu, chỉ đạo thực tiễn về kinh tế nông nghiệp, phát
triển nông thôn trong cả nƣớc.
Giáo trình Tổ chức và quản lý HTX nơng nghiệp gồm 4 chƣơng, đề cập đến

những vấn đề cơ bản nhất về HTX, lịch sử hình thành, phát triển HTX nơng
nghiệp của thế giới và Việt Nam qua các thời kỳ; các nguyên tắc, giá trị
HTX, cơ cấu tổ chức và cách thức quản lý HTX trong phát triển nông nghiệp,
nông thơn;
Khi biên soạn cuốn giáo trình này chúng tơi đã nghiên cứu các văn bản
chính sách hiện hành, tham khảo nhiều tài liệu chuyên môn của các Bộ, các
trƣờng và đồng nghiệp. Tuy nhiên, chắc chắn không tránh khỏi những
khiếm khuyết, chúng tơi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các
đồng nghiệp, độc giả để cho giáo trình ngày một hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.
Tập thể tác giả

10


BÀI MỞ ĐẦU:
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, NHIỆM VỤ
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MƠN HỌC

* Mục tiêu mơn học
+ Mục tiêu về kiến thức: Môn học này trang bị cho sinh viên những kiến
thức cơ bản về tổ chức và quản lý HTX nơng nghiệp, về q trình hình thành và
phát triển HTX nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam qua các thời kỳ. Giúp
cho sinh viên hiểu đƣợc các nguyên tắc, giá trị của HTX, cơ cấu tổ chức và
quản lý HTX nông nghiệp, định hƣớng và giải pháp phát triển HTX nhằm
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững. Giúp sinh viên hiểu đƣợc rằng phát triển HTX nông nghiệp
hiện nay là phƣơng thức để hỗ trợ hộ kinh tế cá thể cạnh tranh đƣợc trong kinh
tế thị trƣờng. Muốn sản xuất thực sự gắn với thị trƣờng, muốn hội nhập quốc tế
và xuất khẩu phải có sự liên kết chặt chẽ của các tác nhân trong chuỗi giá trị và

các tác nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ, góp phần giúp cho nền nơng nghiệp phát
triển ổn định và bền vững.
+ Mục tiêu về kỹ năng:
- Có kỹ năng làm việc độc lập; làm việc nhóm trong lĩnh vực HTX
nơng nghiệp;
- Có kỹ năng lập kế hoạch, hoạch định mục tiêu cho HTX; tổ chức và
quản lý công việc của HTX; trao đổi, tập huấn cho nông dân và cán bộ HTX;
đánh giá nguồn lực phát triển của HTX nơng nghiệp;
- Có năng lực nhận thức và bắt kịp những biến động của các hình thức
liên kết hợp tác và các mơ hình hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ nông sản trong
mỗi thời kỳ phát triển của đất nƣớc;
- Hình thành đƣợc tƣ duy phân tích đa chiều vấn đề hợp tác trong sản
xuất nông nghiệp.
11


+ Mục tiêu về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có năng lực, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực HTX nơng nghiệp; Có năng lực
điều hành, quản lý HTX nơng nghiệp;
- Có khả năng tự định hƣớng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng
cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, thích nghi với các mơi trƣờng làm việc
khác nhau, phù hợp với cơ chế mới mở cửa và hội nhập quốc tế;
- Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể trong giải
quyết các vấn đề của HTX từ sản xuất, bảo quản chế biến và đƣa ra thị trƣờng;
đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển HTX.
* Tóm tắt nội dung mơn học
Giáo trình tổ chức và quản lý HTX nơng nghiệp đƣợc thiết kế làm tài liệu
để giảng dạy cho sinh viên của ngành Kinh tế nông nghiệp, Kinh doanh nông
nghiệp và ngành Phát triển nông thôn. Đồng thời để tập huấn dài ngày cho cán
bộ trẻ về làm việc tại HTX nơng nghiệp. Do đó, nội dung mơn học nhằm

chuyển tải đến sinh viên các vấn đề cơ bản về HTX nông nghiệp nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chuyển tải cho sinh viên những kiến thức về
lịch sử và phong trào HTX trên thế giới, khuôn khổ pháp lý của HTX nông
nghiệp, nhiệm vụ, nội dung và phƣơng thức hoạt động của HTX nông nghiệp,
các giải pháp cơ bản đề phát triển HTX nông nghiệp ở Việt Nam .
Chƣơng 1, cung cấp kiến thức giúp cho sinh viên nắm đƣợc tính tất yếu
của sự hình thành và phát triển HTX trên thế giới và thực trạng quá trình phát
triển của HTX nơng nghiệp qua từng giai đoạn phát triển nông nghiệp của Việt
Nam, những hạn chế và thành quả đạt đƣợc của HTX nông nghiệp qua từng thời
kỳ. Chƣơng 2, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về HTX nông
nghiệp cũng nhƣ nguyên tắc và bản chất của HTX. Chƣơng 3, đề cập toàn diện
những vấn đề pháp lý của HTX, đó là: cơ cấu tổ chức và phƣơng thức hoạt động
của HTX nông nghiệp. Sự khác nhau giữa HTX và các loại hình doanh nghiệp.
Từ những vấn đề mang tính lý luận, đối chiếu, liên hệ với thực tế để rút kinh
nghiệm trong công tác phát triển các HTX trong xu thế hiện nay. Chƣơng 4,
trình bày về vấn đề quản lý HTX nơng nghiệp, làm thế nào để quản lý và kiểm
sốt hoạt động của HTX.
12


Nội dung cụ thể:
- Chƣơng 1: Lịch sử hình thành, phát triển HTX trên thế giới và Việt Nam
- Chƣơng 2: Những vấn đề cơ bản về HTX nông nghiệp
- Chƣơng 3: Tổ chức HTX nông nghiệp
- Chƣơng 4: Quản lý HTX nông nghiệp
* Nhiệm vụ của môn học
- Cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết về tổ chức và
quản lý HTX nông nghiệp. Đặc biệt là các kỹ năng về phát triển hợp tác.
- Tạo điều kiện cho sinh viên có thể trao đổi, thảo luận và cùng chia sẻ
những kinh nghiệm, những hiểu biết về HTX nông nghiệp và áp dụng thành công

vào việc tổ chức, phát triển HTX cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
- Vận dụng đúng đắn đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Chính phủ vào
sự nghiệp phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nói chung và về tổ chức và quản lý
HTX nơng nghiệp nói riêng. Cập nhật đƣợc các thơng tin mới về chính sách
liên quan đến phát triển HTX nông nghiệp.
* Phƣơng pháp nghiên cứu môn học
Tổ chức và quản lý HTX nông nghiệp là một mơn khoa học mang tính kinh
tế - xã hội. Do vậy cần phải có quan điểm tiếp cận toàn diện và phải áp dụng
phƣơng pháp hệ thống khi xem xét và phân tích vấn đề. Đây là một mơn khoa
học ứng dụng, địi hỏi ngƣời nghiên cứu phải có các kiến thức tổng hợp về các
lĩnh vực: Quản lý, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn,
các phƣơng pháp nghiên cứu nông thôn và các lĩnh vực về xã hội học nông
thôn. Giống nhƣ các môn khoa học xã hội khác, môn tổ chức và quản lý HTX
nông nghiệp cũng sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
làm công cụ cơ bản để nghiên cứu. Sự phát triển các hình thức kinh tế hợp tác
ln gắn liền với các hình thái xã hội. Do đó, để hiểu r tổ chức và quản lý HTX
nông nghiệp về mọi phƣơng diện, luôn phải dựa vào mối quan hệ qua lại giữa
các sự vật cũng nhƣ dựa vào sự tiến triển của tiến trình lịch sử để có cái nhìn
khách quan, có hệ thống trong q trình phát triển của chúng. Ngồi ra, mơn
học cịn sử dụng một số phƣơng pháp khác để nghiên cứu, đó là:

13


Phƣơng pháp thống kê kinh tế: để thống kê các số liệu thu thập đƣợc
trong quá trình đi thực tế.
Phƣơng pháp thực nghiệm: dùng để nghiên cứu, học tập từ các mơ hình
HTX trong thực tế.
Phƣơng pháp điều tra nơng thơn có sự tham gia (PRA): Phỏng vấn những
thành viên của HTX nông nghiệp, hiểu đƣợc cơ cấu tổ chức và cách thức quản

lý. Nắm bắt đƣợc những thuận lợi, khó khăn trong q trình sản xuất của HTX,
xây dựng đƣợc các giải pháp để phát triển HTX.

14


CHƢƠNG 1:
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Mục tiêu:
Chƣơng này giúp cho sinh viên hiểu đƣợc quá trình hình thành và phát
triển HTX trên thế giới, sự phát triển các nguyên tắc của HTX, liên minh HTX
trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho phát triển HTX ở Việt Nam. Đồng
thời giúp sinh viên hiểu đƣợc HTX đã phát triển theo các nấc thang trình độ
khác nhau, có thăng trầm trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa chỉ

huy, bao cấp chuyển sang kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với
nhiều thành tựu nổi bật để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hợp tác xã trên thế giới
1.1.1. Sự hình thành tư tưởng hợp tác xã
Ở các nƣớc phát triển, HTX có từ lâu xong đến nay vẫn khẳng định vị thế
tất yếu và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi nƣớc: Từ HTX
đầu tiên do R.Ooen thành lập năm 1821 tại Luân Đôn, năm 1824 R.Ooen sang
Mỹ thành lập làng HTX New Harmoney nhƣng sau đó thất bại. Ngày 24 tháng
10 năm 1884 Rochdale thành lập HTX tại bang Lancashire, Vƣơng quốc Anh
bắt đầu với các cửa hàng bán bột mỳ, bơ, đƣờng viên... Đây đƣợc coi là HTX
đích thực đầu tiên ra đời trên thế giới vì có những ngun tắc hoạt động r ràng
và ngun tắc đó cịn ngun giá trị đến ngày nay. Tiếp đến các HTX bắt đầu
hình thành và phát triển ở Đức, Phần Lan và một số nƣớc Châu Âu, sau đó lan
sang các nƣớc ở Châu Mỹ và Châu Á.

1.1.2. Sự thành lập và hoạt động của Liên minh hợp tác xã thế giới
Tháng 8 năm 1895, Hội nghị lần thứ nhất về HTX quốc tế đã đƣợc tổ
chức tại London để thông qua bản đề án thành lập với sự tham gia của 9 nƣớc
Châu Âu bao gồm: Anh, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan, Hungari, Italia, Serbia, Thụy
15


Sỹ cùng với Ấn Độ, Úc, Mỹ và Acgentina. Ngay sau đó, Hiệp hội HTX quốc tế
(International Cooperative Alliance- viết tắt là ICA) đã chính thức đƣợc ra đời
(Phạm Quang Vinh, 2015; Nguyễn Hữu Tiến 1999).
Mục đích hoạt động của ICA đƣợc định nghĩa tại Đại hội năm 1921 lần
thứ 2 và định nghĩa lại vào lần thứ 28 năm 1982 nhƣ sau: “Hiệp hội HTX quốc tế
đƣợc thành lập dựa trên những mục tiêu chính trị; xã hội, kết hợp nhiều HTX theo
mơ hình kinh tế xã hội, dựa trên nguyên tắc dân chủ và hỗ trợ lẫn nhau. Hiệp hội
HTX quốc tế hỗ trợ cho các thành viên phát triển phong trào HTX ở phạm vi trong
nƣớc và quốc tế vì lợi nhuận của từng cá nhân và của toàn xã hội.”
Năm 1895 Liên minh HTX quốc tế (International Cooperative Alliance)
đƣợc thành lập tại thủ đô Luân Đôn nƣớc Anh và tổ chức Đại hội lần thứ nhất
tại đây (Phạm Quang Vinh, 2015; Nguyễn Hữu Tiến 1999). Tại đại hội này,
thành viên sáng lập thống nhất ICA có nhiệm vụ cung cấp thông tin, định ra
những nguyên tắc, giá trị của HTX trên toàn thế giới hợp tác trong vấn đề về
thƣơng mại toàn cầu. ICA là một trong những tổ chức quốc tế lớn nhất trên thế
giới, phần lớn các nƣớc có phong trào HTX đều là thành viên của ICA. Đến
năm 2016 trên thế giới đã có 97 nƣớc có phong trào HTX trong đó có 96 nƣớc
là thành viên của Liên minh HTX quốc tế, ICA tự hào là một tổ chức phi chính
phủ lớn nhất thế giới, có số lƣợng thành viên là 238 tổ chức HTX quốc gia và
trên 725 triệu xã viên ở khắp các châu lục, nhiều hơn gấp 3 lần so với số lƣợng
cổ đông trực tiếp của các doanh nghiệp/cơng ty. 300 HTX lớn nhất trên thế giới
có doanh thu hàng năm lên tới 2.200 tỷ USD, tƣơng đƣơng với GDP của một
quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 7 trên thế giới, và phong trào HTX cũng đang

phát triển nhanh chóng, đặc biệt tại các quốc gia mới nổi nhƣ Brazil, Ấn Độ
hay Trung Quốc1.
Liên minh HTX quốc tế là tổ chức duy nhất trải qua cả hai cuộc chiến
tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. ICA duy trì hoạt động của mình dựa vào
khoản lệ phí gia nhập Hội. Hiệp hội thu đƣợc lệ phí nhiều nhất từ phong trào
HTX của Nhật Bản, đặc biệt là từ phong trào HTX nông nghiệp.
1

tx. hochiminhcity.gov.vn/web/guest/lien-minh-htx-quoc-te

16


Tại Đại hội lần thứ 9 năm 1913, Hội nghị đã đƣa ra tun ngơn “Hịa
bình là nhân tố khơng thể thiếu đƣợc góp phần vào sự phát triển của HTX”.
Đồng thời, sự phát triển của HTX đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ
hịa bình thế giới. Sau đó, Đại hội cũng đƣa ra nghị quyết liên quan tới hịa
bình dựa trên tinh thần trên.
Năm 1937 - ICA đƣa ra các nguyên tắc cơ bản của HTX. Năm 1946 ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của
Liên Hợp Quốc. Năm 1951 - ICA thành lập Ủy ban nông nghiệp liên kết các
HTX nông nghiệp. Ngày nay đƣợc gọi là Ủy Ban HTX nông nghiệp quốc tế
(ICAO). Năm 1952 - ICA thành lập Ủy ban HTX nhà ở.
Năm 1969, tại Đại hội lần thứ 24, Hiệp hội đã ra quyết nghị “Cho dù xã
hội có cải cách, song vẫn phải duy trì chủ nghĩa dân chủ”.
Tại Đại hội lần thứ 25 năm 1972 nhằm bảo vệ lợi ích của từng nƣớc
trong các công ty đa quốc gia, Hội nghị đã quyết định HTX phải đƣợc
phát triển trên tinh thần vì lợi ích của cả quốc gia lẫn quốc tế, đảm bảo
tính cạnh tranh lành mạnh.
Năm 1980, khi tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc, phong trào
HTX cũng địi hỏi có sự thay đổi về cơ cấu tồn tại xã hội. Trong những năm

đầu của thế kỷ 21 chủ đề về “HTX của năm 2000”, “Giá trị cơ bản của HTX”
đã đƣợc thảo luận.
Năm 1992, lần đầu tiên Đại hội Tokyo lần thứ 30, Châu Á đã đƣợc
diễn ra mà khơng có sự tham dự của các nƣớc Châu Âu. Đại hội tiếp tục
thảo luận chủ đề “Giá trị căn bản của HTX”, về vấn đề môi trƣờng tồn cầu.
Thành viên phía Nhật Bản cũng đƣa ra đề án và Đại hội cũng thảo luận về
“Môi trƣờng và khả năng xúc tiến, khả năng duy trì mơi trƣờng”. Năm 1992
- ICA bắt đầu một quá trình phân cấp và thiết lập bốn khu vực: Châu Phi,
Châu Mỹ, Châu Á và Thái Bình Dƣơng và Châu Âu.Vƣợt qua qua sự khác
biệt về chính trị của các thành viên là điều vơ cùng khó khăn với bất kỳ tổ
chức nào, nhƣng ICA vẫn tồn tại bởi những cam kết mạnh mẽ vì hịa bình,
dân chủ và trung lập trong vấn đề về chính trị.
17


Năm 1995 nhân kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của ICA, Đại hội đã thảo
luận về các giá trị cơ bản, tổng hợp ý kiến, xem xét và đổi mới nguyên tắc
HTX. Năm 2001 - Liên Hiệp Quốc thông qua hƣớng dẫn nhằm tạo ra một môi
trƣờng hỗ trợ cho sự phát triển của HTX. Năm 2002 - ICA thông qua ILO
khuyến nghị về HTX (R.193). Năm 2003 - ICA thông qua điều lệ mới và đơn đặt
Ủy ban thƣờng vụ Đại hội đồng của mình tại Oslo (Na Uy). Năm 2009 - ICA
bầu Chủ tịch nữ đầu tiên, bà Dame Pauline Green và năm 2012 - Liên Hiệp
Quốc lấy năm 2012 là năm Quốc tế HTX (Phạm Quang Vinh, 2015). Trong dịp
kỷ niệm ngày HTX thế giới năm 2014, ICA đƣa thông điệp vào ngày 5 tháng 7
năm 2014 với chủ đề: “HTX mƣu cầu phát triển bền vững cho tất cả mọi
ngƣời”. Quan tâm đến cộng đồng là một trong những giá trị cơ bản của phong
trào HTX, cũng tƣơng tự nhƣ vậy, sự cần thiết nhằm đảm bảo điều kiện sống
tốt hơn cho cộng đồng là nền tảng cho hoạt động và tầm nhìn của HTX.
Ngày HTX Quốc tế lần thứ 93 của Liên minh HTX Quốc tế và Ngày Quốc
tế HTX lần thứ 21 của Liên Hợp quốc tổ chức vào ngày 4 tháng 7 năm 2015 đã

lấy khẩu hiệu “Lựa chọn HTX, lựa chọn sự bình đẳng” làm thơng điệp cho hoạt
động của mình.
Liên minh HTX quốc tế khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng có 107 thành
viên tại 32 quốc gia. Trong năm 2019, có 8 tổ chức HTX của 5 nƣớc tham gia
làm thành viên của ICA-AP
Đại hội đồng Liên minh HTX quốc tế lần thứ 33 đƣợc tổ chức vào tháng
12 năm 2021 tại Seoul, Hàn Quốc. Tại đây, các HTX đã nêu lên những thách
thức, cơ hội mà họ đang phải đối mặt trong đại dịch Covid-19 và nêu bật những
gì bình thƣờng mới trong tƣơng lai có thể diễn ra nhƣ thế nào. Chủ đề của Đại
hội HTX Thế giới năm 2021 là “Làm sâu sắc thêm bản sắc HTX của chúng ta”.
Trong đó, có bốn chủ đề khám phá cách thức các hợp tác xã, đó là: kiểm tra,
củng cố, cam kết và sống đúng bản sắc của hợp tác xã.
Ngày Quốc tế HTX lần thứ 27 đƣợc Liên hợp quốc công nhận và là Ngày
Quốc tế HTX lần thứ 99 tổ chức vào 3/7/2021 (Ngày thứ 7 đầu tiên của tháng 7
hàng năm), có chủ đề: “Cùng nhau xây dựng lại tốt đẹp hơn”. Các HTX trên
18


khắp thế giới sẽ giới thiệu cách họ đối mặt với cuộc khủng hoảng đại dịch
COVID-19 bằng sự đoàn kết và khả năng phục hồi, đồng thời mang đến cho
cộng đồng một sự phục hồi lấy ngƣời dân làm trung tâm và công bằng về
môi trƣờng.
Thông qua Ngày Quốc tế Hợp tác xã, các nhà hoạch định chính sách địa
phƣơng, quốc gia và toàn cầu, các tổ chức xã hội dân sự và cơng chúng nói
chung có thể tìm hiểu về sự đóng góp của các HTX cho một tƣơng lai công bằng
cho tất cả mọi ngƣời.
Hộp 1: Một số mốc lịch sử của Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA)
1895 - Thành lập ngày 19/8/1895 tại Luân Đôn thủ đô nƣớc Anh.
1896 - Ra tuyên bố chung khẳng định trung lập về chính trị.
1922 - ICA Thành lập một ủy ban “Ngân hàng Hợp tác quốc tế”. Ngày nay nó

đƣợc biết đến nhƣ là Hiệp hội Ngân hàng Hợp tác quốc tế (ICBA), một tổ chức
thuộc ICA tập hợp các thành viên là các ngân hàng hợp tác và các tổ chức tài
chính khác.
1922 - ICA thành lập Ủy ban Bảo hiểm quốc tế. Đổi tên vào năm 1971 là Liên
đoàn bảo hiểm Hợp tác quốc tế, ngày nay nó đƣợc gọi là Liên đồn bảo hiểm
Hợp tác và tƣơng hỗ quốc tế (ICMIF).
1923 - Ngày HTX quốc tế đầu tiên đƣợc tổ chức.
1937 - ICA đƣa ra các nguyên tắc cơ bản của HTX.
1946 - ICA là một trong ba tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên
của Liên Hợp Quốc.
1951 - ICA thành lập Ủy ban nông nghiệp liên kết các HTX nông nghiệp. Ngày
nay đƣợc gọi là Ủy Ban HTX nông nghiệp quốc tế (ICAO).
1952 - ICA thành lập Ủy ban HTX nhà ở. Ngày nay là Ủy ban HTX nhà ở quốc tế.
1966 - ICA Lần thứ hai đƣa ra các nguyên tắc HTX.
1966 - ICA thành lập một tiểu ban của Ủy ban Nông nghiệp của ICA để tập
trung vào HTX thủy sản. Ủy ban HTX thủy sản trở thành một cơ quan độc lập
vào năm 1976 và bây giờ đƣợc gọi là tổ chức HTX nghề cá quốc tế (ICFO).
1968 - ICA thành lập văn phòng khu vực Châu Á và Thái Bình Dƣơng đặt tại
New Delhi (Ấn Độ).
19


1976 - Hiệp hội Quốc tế về HTX du lịch (TICA) đƣợc thành lập theo Nghị
quyết Đại hội đồng ICA lần 26 tại Paris (Pháp) có trụ sở tại Copenhagen.
Tháng sáu năm 1985 nó đã trở thành một tổ chức của ICA và ngày nay đƣợc
biết đến bởi TICA từ viết tắt của tổ chức.
1982 - ICA di chuyển trụ sở chính từ Ln Đơn, Vƣơng quốc Anh đến Geneva,
Thụy Sĩ.
1990 - ICA thiết lập văn phòng khu vực của các nƣớc châu Mỹ ở San Jose,
Costa Rica.

1992 - ICA bắt đầu một quá trình phân cấp và thiết lập bốn khu vực: Châu Phi,
Châu Mỹ, Châu Á và Thái Bình Dƣơng và Châu Âu.
1995 - ICA thơng qua sửa đổi nguyên tắc HTX và các giá trị HTX và bổ sung
thêm một nguyên tắc thứ bảy, “Quan tâm đến cộng đồng”.
1996 - ICA thành lập Tổ chức HTX Y tế Quốc tế (IHCO)..
2001 - Liên Hiệp Quốc thông qua hƣớng dẫn nhằm tạo ra một môi trƣờng hỗ
trợ cho sự phát triển của HTX.
2002 - ICA thông qua ILO khuyến nghị về HTX (R.193).
2003 - ICA thông qua điều lệ mới và đơn đặt Ủy ban thƣờng vụ Đại hội đồng
của mình tại Oslo (Na Uy).
2009 - ICA bầu Chủ tịch nữ đầu tiên, bà Dame Pauline Green.
2012 - Liên Hiệp Quốc lấy năm 2012 là năm Quốc tế HTX.
2015 - Liên Hợp quốc đã lấy khẩu hiệu “Lựa chọn HTX, lựa chọn sự bình đẳng”
làm thơng điệp cho hoạt động của mình.
2021 - Đại hội đồng Liên minh HTX quốc tế lần thứ 33 đƣợc tổ chức
Nguồn: />1.1.3. Nguyên tắc hợp tác xã của Liên minh hợp tác xã thế giới
* Theo tuyên bố về quy định về HTX đƣợc thông qua tại Đại hội đồng
Liên minh HTX quốc tế năm 1995. Bảy nguyên tắc cơ bản của HTX gồm2:

2

Trích từ tuyên bố về quy định về HTX đƣợc thông qua tại Đại hội đồng Liên minh HTX quốc
tế năm 1995.

20



×