TIỂU LUẬN
MƠN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
VẤN ĐỀ:
THỰC TRẠNG THĨI QUEN SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
I. Cơ sở lý luận....................................................................................................2
1. Khái niệm “Covid - 19”....................................................................................2
2. Khái niệm “thói quen”.....................................................................................2
II. Tác động của Covid - 19 đến đời của người dân Việt Nam........................3
1. Sản xuất, kinh doanh ngưng trệ, lao động mất việc làm................................3
2. Hiện tượng đầu cơ, tích trữ, hàng giả, hàng nhái gia tăng...........................6
3. Tâm lý xã hội lo lắng thái quá, hình thành thái độ phân biệt, kỳ thị xã hội. 6
III. Thực trạng thói quen sinh hoạt của người dân Việt Nam trong bối cảnh
dịch Covid - 19.....................................................................................................7
1. Tích cực............................................................................................................7
2. Hạn chế...........................................................................................................10
3. Phương hướng đặt ra.....................................................................................11
KẾT LUẬN........................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................16
MỞ ĐẦU
Dịch bệnh do vi rút Corona - Covid-19 đã được tuyên bố là Tình trạng
khẩn cấp về y tế cơng cộng tồn cầu. Vi rút gây bệnh Covid-19 đã lây lan ra
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Sự bùng phát của dịch bệnh
virus corona (Covid-19) đã được tuyên bố là Tình trạng y tế công cộng khẩn cấp
gây quan ngại quốc tế và virus này đã lan đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa biết về virus gây bệnh Covid-19 nhưng chúng
ta đã biết rằng virus lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt phân tử hô
hấp của người nhiễm virus (được tạo ra khi ho hoặc hắt hơi). Các cá nhân cũng
có thể bị nhiễm virus từ việc chạm tay vào các bề mặt có virus rồi sờ lên mặt
(như sờ tay lên mắt, mũi, miệng). Mặc dù Covid-19 vẫn đang tiếp tục lây lan
nhưng điều quan trọng là cộng đồng cần phải hành động để ngăn ngừa sự lan
rộng của virus, đồng thời làm giảm tác động của sự bùng phát dịch cũng như hỗ
trợ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục
lan rộng, các hoạt động dự phòng để hạn chế sự lan truyền của vi rút, giảm thiểu
tác động của dịch bệnh là rất cần thiết.
Trước tình hình căng thẳng của đại dịch Covid-19, cuộc sống hằng ngày
của người dân Việt Nam cũng có nhiều thay đổi lớn, từ công việc, sinh hoạt, lối
sống và quản lý tài chính theo hướng tăng ý thức phòng ngừa những rủi ro trong
tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi tích cực để chung tay góp phần
đẩy lùi dịch bệnh thì vẫn có những thay đổi tiêu cực làm ảnh hưởng đến nhiều
mặt trong cuộc sống. Chính vì vậy, bài tiểu luận dưới đây của em sẽ nghiên cứu
về vấn đề: “Thực trạng thói quen sinh hoạt của người dân Việt Nam trong bối
cảnh dịch Covid-19”.
1
NỘI DUNG
I.
Cơ sở lý luận
1. Khái niệm “Covid - 19”
Ngày 31 tháng 12 năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được thông
báo về các trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ Hán,
Trung Quốc. Ngày 7 tháng 01 năm 2020 một loại vi rút Corona chủng mới được
xác định là nguyên nhân gây bệnh. Lúc đó, vi rút tạm thời được đặt tên là phiên
bản năm 2019 của vi rút Corona - nCoV (novel Corona vi rút). Tên bệnh được
tạm thời đặt là bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona
2019. Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới cơng bố chính thức tên
bệnh là Covid-19, trong đó “Co” là chữ viết tắt của tên chủng vi rút Corona,
“VI” là viết tắt cho vi rút (vi rút), “D” là viết tắt cho bệnh (tiếng Anh là Disease)
và 19 là năm 2019, năm phát hiện ra chủng vi rút mới này. Đây là một chủng
chưa từng được xác định ở người trước đây, thuộc họ corona vi rút (CoV), là
một họ vi rút lớn gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng hơn.
Người được chẩn đoán mắc Covid-19 là ca bệnh nghi ngờ hoặc bất cứ trường
hợp nào đã được khẳng định bằng xét nghiệm dương tính với vi rút SARSCoV2 tại các phòng xét nghiệm do Bộ Y tế cho phép.
2. Khái niệm “thói quen”
Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có. Phản xạ
có điều kiện là những hành vi như nếp sống, phương pháp làm việc,... được lặp
đi lại nhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện. Đó là những hành vi định hình
trong cuộc sống và được coi là bản chất thứ hai của con người nhưng nó khơng
sẵn có mà là kết quả của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá
nhân trong cuộc sống hằng ngày, tuy vậy thói quen sinh hoạt cũng có thể bắt
nguồn từ một ngun nhân đơi khi rất tình cờ hay do bị lơi kéo từ một cá thể
khác.
Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen
thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt. Mỗi người đều có lối sống, thói
2
quen và sở thích riêng rất khác nhau, và việc thay đổi những thói quen sinh hoạt
của một con người rất khó khăn. Qua thói quen sinh hoạt, người ta có thể đốn
biết được cá tính của con người cũng như có thể biết được tâm trạng của người
đó.
II. Tác động của Covid - 19 đến đời của người dân Việt Nam
1. Sản xuất, kinh doanh ngưng trệ, lao động mất việc làm
Khi dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc), nhóm doanh nghiệp
FDI sản xuất chậm lại do thiếu vật tư, nguyên liệu, linh kiện sản xuất nhập từ
Trung Quốc. Một số tập đoàn, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nhỏ và
vừa cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp liên quan đến các mặt
hàng xuất nhập khẩu khơng chỉ thiếu vật tư mà cịn do ách tắc, khó khăn thủ tục
ở cửa khẩu. Nhiều doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng đã ngừng hoạt
động do khơng có khách vì nhiều nước trên thế giới đồng loạt đóng cửa biên
giới và việc triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31-3-2020, của Thủ tướng
Chính phủ về các biện pháp cấp bách phịng, chống dịch Covid-19. Khơng ít
làng nghề sản xuất mặt hàng mỹ nghệ, thủ công xuất khẩu sang thị trường Trung
Quốc, Nhật Bản, châu Âu cũng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Nhiều cửa hàng, hộ gia đình kinh doanh cá thể các mặt hàng không thiết yếu
cũng phải dừng hoạt động để phòng, tránh dịch lây lan. Những chuyển biến theo
hướng tiêu cực này nhanh chóng tác động đến thị trường lao động, việc làm, các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, đặc biệt là rất đông người lao động làm việc tại các
doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, làng nghề, hộ kinh doanh cá thể, lao động trong
khu vực kinh tế phi chính thức, như xe ôm, bán hàng rong, bán vé số, bán báo,
đánh giầy, lao động giúp việc… ở thành phố nhanh chóng bị mất việc làm. Một
số lượng lớn lao động, trong đó có sinh viên phải di cư ngược trở lại vùng nơng
thơn. Khơng ít lao động mạo hiểm ở lại khu nhà trọ với mong muốn đợi dịch
qua nhanh để làm việc. Nếu dịch bệnh kéo dài, cuộc sống của các nhóm này sẽ
gặp nhiều khó khăn. Họ khơng có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp. Và nếu các chính sách xã hội cũng như các gói hỗ trợ, tương trợ cộng
3
đồng triển khai muộn rất có thể nảy sinh một số hệ lụy xã hội liên quan đến gia
tăng mâu thuẫn, bạo lực, xung đột xã hội, vấn nạn trộm cắp, mại dâm, ma túy,
rượu bia ở cả nông thôn và thành thị, hiện tượng khai phá tài nguyên…
Ủy ban Về các vấn đề xã hội nhận định, tình trạng lao động thiếu việc làm,
khơng có việc làm và mất việc làm ở một số khu vực gia tăng, tốc độ tăng phụ
thuộc vào diễn biến dịch.
Kết quả khảo sát nhanh trên 1.200 doanh nghiệp (phần lớn là doanh nghiệp
vừa và nhỏ) của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng tư
vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng về ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
cũng cho thấy, nếu dịch bệnh kéo dài doanh thu sẽ giảm rất mạnh và dẫn đến
doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động hoặc nghỉ không hưởng lương nhiều
hơn, cắt giảm tiền lương, đồng thời nguy cơ phá sản cao.
Về việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, trong tháng 2/2020 số người thất nghiệp
trong cả nước đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp khoảng 47,1
nghìn người, tăng 63,26% so với tháng 1/2020. Số liệu thống kê trên cơ sở dữ
liệu đăng ký doanh nghiệp 2 tháng đầu năm 2020 cùng với việc nghiêm túc tuân
thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho thấy sức mua sẽ giảm và gây tác
động đến việc làm.
Về tình hình lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, báo cáo của Bộ
Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết: Hiện có trên 500.000 người lao động
Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi làm việc tại tại 36/188 quốc gia,
vùng lãnh thổ có trường hợp nhiễm bệnh. Tại 3 thị trường lao động chính là Hàn
Quốc, Nhật Bản, Đài Loan chưa có người lao động Việt Nam nhiễm bệnh; trong
quý I/2020 chỉ có 1.297 lao động về nước. Nhìn chung, lao động Việt Nam tại
nước ngồi vẫn tham gia làm việc bình thường, tn thủ nghiêm ngặt hướng dẫn
y tế tại nước làm việc và qua khảo sát chưa có nguyện vọng về nước tại thời
điểm này.
Về bảo hiểm xã hội (BHXH) trong bối cảnh dịch bệnh, khó khăn về việc
làm, doanh thu… sẽ phát sinh nhiều doanh nghiệp, người sử dụng lao động gặp
4
khó khăn khơng chỉ trong việc trả lương mà cịn khó khăn trong việc đóng
BHXH, trả nợ BHXH. Đối với các đối tượng yếu thế, tình hình dịch hiện nay
trên thế giới cho thấy, đối tượng người cao tuổi là nhóm chịu nhiều rủi ro nhất
khi bị mắc Covid-19. Đối với các ca mắc Covid-19 đến nay tại Việt Nam thì sức
khỏe hầu hết bệnh nhân ổn định, tuy nhiên có hai ca nặng đều trên 60 tuổi và có
bệnh nền.
Diễn biến tình hình dịch Covid-19 diễn ra rất nhanh, nghiêm trọng, phức tạp,
khó lường, chưa dự báo được đỉnh dịch, thời điểm kết thúc, quy mô và phạm vi
tác động chính xác. Trên cơ sở đánh giá các tác động sơ bộ nói trên, trong bối
cảnh quy mơ doanh nghiệp ở nước ta chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ,
nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục kéo dài, dự báo sức chịu đựng của
doanh nghiệp là rất khó khăn và nhiều hệ lụy về tăng trưởng, lao động, việc làm,
tiền lương… sẽ ảnh hưởng thậm chí đã bắt đầu xuất hiện những cảnh báo xa hơn
về suy thối kinh tế nếu dịch kéo dài và tình hình kiểm sốt dịch chưa được cải
thiện ở cấp độ tồn cầu.
Trên cơ sở đó, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề nghị Ủy ban Thường vụ
Quốc hội quan tâm việc phân bổ, điều chỉnh ngân sách đầu tư cho lĩnh vực y tế
nhằm đáp ứng trong cả trung hạn và dài hạn để tăng cường năng lực bảo đảm
cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và cơng tác y tế dự phịng nói
riêng. Dành ưu tiên trong chương trình xây dựng pháp luật, áp dụng các quy
trình rút gọn đối với các dự án luật có liên quan đến trường hợp khẩn cấp khi
ứng phó và phịng, chống dịch bệnh Covid-19.
Bên cạnh đó, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề xuất: Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm đánh giá, dự báo, xây dựng các kịch bản phát
triển kinh tế – xã hội phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid-19 và thời kỳ
hậu dịch bệnh trước các tác động rất lớn của dich bệnh đối với kinh tế tồn cầu.
Trong đó, đặc biệt lưu ý việc sắp xếp, điều chỉnh các kỳ thi, học kỳ trong năm
học… của học sinh, sinh viên. Chỉ đạo Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban chủ
động rà sốt Chương trình, kế hoạch công tác và cho phép điều chỉnh, thay đổi
5
Chương trình cơng tác, tiến độ các nội dung báo cáo tại các Phiên họp của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội phù hợp khi cần thiết để đảm bảo tiến độ thực hiện
Chương trình xây dựng pháp luật và hoạt động giám sát nếu dịch bệnh tiếp tục
kéo dài.
2. Hiện tượng đầu cơ, tích trữ, hàng giả, hàng nhái gia tăng
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở các thành phố lớn,
có nguy cơ lan rộng ra cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều thông
điệp và chỉ đạo ngành y tế cung cấp đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay, găng tay,
thuốc men nhằm phịng, chống dịch; ngành cơng thương bảo đảm lượng hàng
hóa đầy đủ trong các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện dụng, phục vụ nhu cầu tiêu
dùng nhân dân, tránh tình trạng đầu cơ, tăng giá, tích trữ hàng hóa. Tuy nhiên,
trên thị trường vẫn tồn tại hiện tượng một số cửa hàng gom hàng, nâng giá cao
gấp nhiều lần so với giá trị thực của hàng hóa; làm hàng giả, tái chế khẩu trang y
tế nhằm trục lợi. Nhìn bức tranh tiêu dùng hàng hóa thời điểm dịch Covid-19 có
thể thấy dấu hiệu khác biệt trong xã hội khi một bộ phận dân cư kinh tế khá giả
có hành vi tích trữ đồ, trong khi nhóm thu nhập thấp, yếu thế vẫn đang loay
hoay mưu sinh từng ngày. Hình ảnh tại một số khu cách ly tập trung người dân
từ vùng dịch về người thân có điều kiện kéo đến tiếp tế tủ lạnh, rượu, bia, một
số người lại có hành vi phát ngơn chê bai điều kiện ăn ở nơi cách ly “không
giống như ở nhà”... đã làm tổn thương các nhóm xã hội, trong đó có cả nhóm
yếu thế và các cán bộ đang ngày đêm nỗ lực chống dịch.
3. Tâm lý xã hội lo lắng thái quá, hình thành thái độ phân biệt, kỳ thị xã hội.
Người dân lo lắng và có thái độ phân biệt, kỳ thị cũng xảy ra khi ca mắc
Covid-19 đầu tiên ở Vĩnh Phúc cuối tháng 1-2020 đã gây tâm lý sợ hãi ở nhiều
người dân và cộng đồng ở thành thị cũng như nông thôn. Mặc dù Việt Nam đã
đạt được nhiều kết quả khả quan trong cơng tác phịng, chống dịch và điều trị
bệnh nhân Covid-19; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức hiểu biết đúng
về dịch Covid-19 được triển khai rộng khắp toàn xã hội nhưng bầu tâm lý lo
lắng thái quá đã dẫn đến hành vi thiếu hợp tác khai báo y tế, trốn tránh cách ly,
6
phân biệt, kỳ thị xã hội, xúc phạm, xa lánh, lập rào chắn đường đi vẫn tồn tại ở
nhiều cấp độ trong đời sống xã hội. Đáng quan tâm hơn là, một số cá nhân do
thiếu hiểu biết, lợi dụng hiện tượng dịch bệnh đã xuyên tạc, bịa đặt, đưa thơng
tin sai, dẫn đến xã hội hình thành luồng tin đồn khơng đúng về tình hình dịch
bệnh ở các địa phương, về người mắc Covid-19 và nhân thân của họ, ảnh hưởng
không nhỏ đến tâm lý người bệnh và gia đình, gây hoang mang trong cộng
đồng, xã hội.
III. Thực trạng thói quen sinh hoạt của người dân Việt Nam trong bối cảnh
dịch Covid - 19
1. Tích cực
1.1. Đeo khẩu trang khi ra ngoài
Nếu trước đây người dân Việt Nam đi ra ngồi khơng có thói quen đeo
khẩu trang thì sau khi đại dịch xuất hiện, một trong con đường lây lan chính của
Covid-19 đó là lây qua các giọt bắn từ đường hơ hấp khi họ nói chuyện, hát, ho
hoặc hắt hơi. Trong khi nghiên cứu đang được tiến hành, chúng ta biết rằng
virus có thể lây lan bởi những người khơng có triệu chứng, có nghĩa là một số
người có thể bị lây nhiễm và thậm chí khơng nhận ra nó. Đó là một trong những
lý do tại sao giữ khoảng cách rất quan trọng ở ổ dịch Covid-19. Vì vậy, người
dân Việt Nam cũng dần tạo nên thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài. Đây được
coi là thói quen được thay đổi tích cực nhất của đa phần người dân Việt Nam.
1.2. Thói quen theo dõi sức khỏe bản thân và mọi người
Điểm rõ nhất có thể thấy là ý thức về vệ sinh và tự bảo vệ sức khỏe của bản
thân của từng người được nâng lên. Nếu trước đây người dân chỉ đi khám hoặc
quan tâm sức khỏe khi có triệu chứng bệnh thì ngày nay, khi tình hình dịch bệnh
Covid đang diễn ra ngày càng phức tạp thì người Việt đã dần hình thành thói
quen chủ động quan tâm, chăm sóc sức khỏe của bản thân và mọi người xung
quanh. Khi được khuyến cáo phải tăng sức đề kháng để chống lại Covid-19,
khơng ít người chú trọng việc tập thể dục thường xuyên, lựa chọn các thực phẩm
giàu dinh dưỡng, đó là cũng là một biểu hiện tốt. Nhiều người cũng quan tâm
7
việc giữ gìn vệ sinh mơi trường, nhất là chú ý dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, nơi làm
việc của mình. Tích cực hơn, thói quen này cũng có xu hướng tác động, thúc
đẩy đến người khác nhiều hơn, tức là làm lan tỏa nhiều hơn để nhiều người cũng
thay đổi hơn.
1.3. Có ý thức giữ gìn vệ sinh, tạo thói quen sát khuẩn
Có thể nói, một trong những vấn đề người dân quan tâm nhiều nhất trong
thời điểm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona
chính là việc giữ gìn vệ sinh cá nhân để phịng ngừa bệnh.
Điểm rõ nhất có thể thấy là ý thức về vệ sinh và tự bảo vệ sức khỏe của bản
thân của từng người được nâng lên. Thói quen ít rửa tay hoặc rửa tay qua loa
vốn có ở nhiều người giờ được tác động mạnh mẽ để thay đổi; việc đưa tay
chạm vào bề mặt đồ vật rồi thoải mái chạm vào người, cọ vào mắt vào miệng…
vốn có thói quen gần như vơ thức cũng được cân nhắc để hạn chế hơn; hay một
số người vô ý khạc nhổ giờ phải đeo khẩu trang cũng tự kiềm chế thói quen đó.
Nhiều người cũng quan tâm việc giữ gìn vệ sinh mơi trường, nhất là chú ý dọn
dẹp sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc của mình. Tích cực hơn, thói quen này cũng có
xu hướng tác động, thúc đẩy đến người khác nhiều hơn, tức là làm lan tỏa nhiều
hơn để nhiều người cũng thay đổi hơn.
1.4. Thói quen ăn uống
Trong bối cảnh người dân thế giới được khuyến cáo nên ở nhà để phòng
chống dịch viêm đường hơ hấp cấp Covid-19, nhiều người đã hình thành thói
quen mua sắm, ăn uống lành mạnh hơn khi tích cực mua thêm rau củ quả tươi
thay vì mua đồ ăn sẵn. Đối với thói quen của nhiều người, sau giờ làm việc hay
bù khú bạn bè, cà phê hoặc nhậu nhẹt có thể coi là một biểu hiện chưa mấy tích
cực. Bởi số người lãng phí thời gian vào những việc này là khơng ít, chưa kể
khơng tiết kiệm về tài chính và ảnh hưởng khơng tốt đến sức khỏe. Nhưng dịch
Covid-19 đã hạn chế gần như tối đa số người tụ tập, kể cả đi bar, hát karaoke…
Trong việc ăn uống, thói quen uống chung nhau ly bia, ly rượu, gắp thức ăn cho
nhau, chấm chung chén chấm, uống xong thì bắt tay nhau… giờ cũng vắng hẳn.
8
Khi được khuyến cáo phải tăng sức đề kháng để chống lại Covid-19, khơng ít
người chú trọng việc tập thể dục thường xuyên, lựa chọn các thực phẩm giàu
dinh dưỡng, đó là cũng là một biểu hiện tốt.
1.5. Thay đổi thói quen mua sắm, tiêu dùng
Các biện pháp kiểm sốt dịch trên quy mô lớn, thực hiện giãn cách xã hội,
hạn chế di chuyển, tạm ngừng các dịch vụ không thiết yếu… đã trở thành “chất
xúc tác” giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Chuyển đổi số giờ đây trở
thành xu hướng tất yếu, các cơ sở dịch vụ chuyển từ offline sang online để duy
trì hoạt động kinh doanh, người dân chuyển từ offline sang online để đáp ứng
những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Chính phủ cũng khuyến khích đẩy
mạnh mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử để góp phần hạn chế sự lây lan
của dịch bệnh. Người dùng có xu hướng đặt hàng trên Grab Mart nhiều hơn vào
giữa tuần và cuối tuần. Cụ thể, hệ thống Grab thường xuyên ghi nhận số lượng
đơn hàng tăng đột biến vào lúc 16h chiều thứ 3, lúc 10h sáng thứ 7 và 15h chiều
thứ 7. Đây có thể là những thời điểm người dùng bổ sung thực phẩm giữa tuần;
hoặc chuẩn bị nấu nướng cuối tuần cho cả gia đình và dự trữ thực phẩm cho
tuần kế tiếp. Đây có thể nói là một sự thay đổi vơ cùng tích cực cho tới thời
điểm hiện tại.
1.6. Tập thể dục tại nhà
Trong điều kiện bảo đảm giãn cách, hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19,
việc đa dạng hình thức tập luyện ngay tại nhà là cách làm hiệu quả mà vẫn giữ
gìn sức khỏe, khơng nhất thiết phải ra nơi công cộng để tập luyện. Đa số người
dân Việt Nam đã thay đổi thói quen tập thể dục ở nơi công cộng thành tập thể
dục ở nhà trong mùa dịch Covid. Nếu như trước đây, mọi người thường xun
tập gym và aerobic tại phịng tập, thì nay đã chuyển sang luyện tập tại nhà.
Trong điều kiện khơng thể đến các phịng tập, khá nhiều gia đình tại Thủ đô đã
chọn cách mua thêm thiết bị tập luyện thể thao như bộ tạ, dây nhảy, vòng lắc và
các máy chạy bộ, xe đạp...., biến phòng khách trở thành phịng tập chung cho cả
nhà để duy trì việc tập luyện trong mùa dịch.
9
Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi người vẫn tuân thủ
việc tập luyện tại nhà, cho thấy không chỉ ý thức rèn luyện sức khỏe, mà ý thức
phịng dịch cũng rất cao. Tập luyện thể thao khơng những nâng cao sức khỏe,
mà còn mang lại sự thoải mái về tinh thần. Khi khỏe cả thể lực lẫn tâm hồn, thì
sức đề kháng cũng tăng lên, giảm phần nào sự xâm nhập của vi rút.
2. Hạn chế
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn cịn khơng ít người chưa bỏ được các thói quen
xấu như: khạc nhổ bừa bãi; vứt rác (trong đó có khẩu trang đã qua sử dụng) ra
nơi cơng cộng; khơng rửa tay bằng xà phịng khi chế biến thức ăn, trước khi ăn
cơm và sau khi đi vệ sinh.
Đặc biệt dịch bệnh Covid -19 diễn biến ngày càng phức tạp gây ảnh hưởng
đến việc làm và học tập của nhiều người. Đặc biệt đối tượng học sinh, sinh viên
chuyển đổi từ hình thức học trực tiếp sang học trực tuyến. Nhiều học sinh, sinh
viên do ở nhà nhiều trong mùa dịch đã có thói quen xem ti vi, điện thoại, máy
tính, chơi game, sử dụng quá nhiều thời gian vào mạng xã hội ... dẫn đến hậu
quả gây hại về mắt, ảnh hưởng đến trí tuệ và phát triển của các em, các bạn ,
không tập trung vào học tập.
Một thói quen xấu đáng nói đến là thói quen hút thuốc trong tình hình dịch
bệnh Covid-19. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng thuốc lá mà
còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Hút thuốc lá thụ động là hít phải
khói thuốc lá trong mơi trường khơng khí. Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định,
việc hút thuốc lá và hít hoặc ngửi phải khói thuốc lá đều có thể gây các ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người hút thuốc lá và người hút thuốc thụ
động, và khơng có mức tiếp xúc nào với khói thuốc lá được cho là an tồn đối
với sức khỏe của người khơng hút thuốc lá. Trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang
thai là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do hút thuốc lá thụ động. Khói
thuốc lá có thể gây đột tử ở trẻ sơ sinh; cân nặng khi sinh thấp; xảy các bệnh về
hô hấp, viêm tai giữa... Ở phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá có thể gây
biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sảy thai, đẻ non, sinh con nhẹ cân... Đối
10
với trẻ em, việc phơi nhiễm với khói thuốc lá trong thời kỳ bào thai do người mẹ
mang thai hút thuốc là nguyên nhân làm suy giảm chức năng phổi ở trẻ. Việc trẻ
bị phơi nhiễm với khói thuốc lá sau sinh cũng là một nguyên nhân quan trọng
dẫn tới suy giảm chức năng phổi ở trẻ, kể cả khi trẻ ở độ tuổi vị thành niên.
Trong những ảnh hưởng của thuốc lá tới sức khỏe con người, việc gây suy giảm
chức năng phổi ở người hút và người không hút là một trong những ảnh hưởng
rõ rệt. Trong cơ thể con người, phổi có vai trị chính yếu là trao đổi các chất khí:
đưa oxy từ khơng khí vào tĩnh mạch phổi và đưa các bon đi - ô- xít từ động
mạch phổi ra ngồi, giúp cho cơ thể duy trì hoạt động sống. Ngồi ra, phổi cịn
có chức năng giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong cơ
thể. Suy giảm chức năng phổi có liên quan chặt chẽ tới nguy cơ gia tăng tỷ lệ tử
vong, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về đường
hô hấp. Những người đang hút thuốc lá thì chức năng phổi bị suy giảm rõ rệt so
với những người không hút và gây ra nhiều bệnh đường hô hấp. Việc hút thuốc
lá cũng làm suy giảm hệ miễn dịch ở người hút, làm cho họ trở nên mẫn cảm
hơn với nhiều bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh truyền nhiễm nhóm A như
Covid-19. Hút thuốc lá có liên quan tới sự tiến triển cũng như mức độ trầm
trọng của bệnh Covid-19. Theo tài liệu của Hội Y tế công cộng Việt Nam, virus
Covid-19 tấn công phổi và các chuyên gia y tế đều nhất trí rằng những người có
phổi và hệ miễn dịch bị suy giảm chức năng có nguy cơ mắc các biến chứng về
hô hấp nghiêm trọng do Covid-19 gây ra. Những người hút thuốc lá có nguy cơ
gặp các triệu chứng nặng khi mắc Covid-19 cao hơn 1,4 lần; và có nguy cơ phải
nằm trong phịng điều trị tích cực, phải thở máy hoặc tử vong cao hơn 2,4 lần so
với người không hút thuốc lá. Điều này dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao.
Do đó, mỗi người phải nâng cao ý thức, bỏ dần những thói quen xấu nêu trên.
3. Phương hướng đặt ra
Khơng thể phủ nhận một điều rằng, dịch bệnh COVID-19 đã làm đảo lộn
cuộc sống thường nhật của hầu hết người dân trên thế giới, từ học hành, công
việc, cho tới vui chơi, giải trí. Khơng chỉ thế, thói quen sinh hoạt của mọi người
11
cũng thay đổi do yêu cầu giãn cách xã hội để phòng dịch. Trong mùa dịch này,
Bộ Y tế cũng đã chỉ ra một số thói quen cần thay đổi để tăng hiệu quả phịng
bệnh COVID-19 như thói quen gặp gỡ, giao lưu, thói quen chào hỏi hay đơn
giản là vấn đề vệ sinh cá nhân. Trong mùa dịch, nhiều người đã thay đổi chính
mình để biến những ngày buồn chán nghỉ dịch trở nên ý nghĩa hơn như: đọc
sách, báo, chăm sóc cây cỏ, nấu ăn, tập thể thao trong nhà... Những thói quen
tưởng chừng rất nhỏ bé ấy lại đang tô điểm thêm cho cuộc sống của mỗi người,
sinh động và ý nghĩa hơn. Tuy nhiên vẫn có những thói quen xấu tạo nên khiến
cho việc đẩy lùi dịch bệnh trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, những thói quen
cần thay đổi ngay lúc này là:
Thứ nhất, nếu trước kia gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau khơng
vồ vập, khơng bắt tay. Bàn tay chính là một trong những cách phổ biến nhất
khiến virus lây lan từ người này sang người khác.Tại sao lại như vậy? Đó là bởi
vì mỗi ngày chúng ta đều phải tiếp xúc với những đồ vật có nguy cơ chứa các
tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm… ở các bề mặt như tay nắm cửa,
nút điều khiển thang máy, công tắc đèn hoặc bắt tay người khác mà khơng hề
biết ở đó có virus hay khơng. Bàn tay cũng thường tiếp xúc trực tiếp với dịch
tiết cơ thể. Chính vì vậy, nếu bàn tay có chứa virus mà chúng ta khơng biết rồi
vơ tình bắt tay người khác có thể sẽ khiến virus lây sang người khác. Khi gặp
người khác cũng không nên vồ vập mà nên đứng cách xa nhau từ 2m để đảm
bảo khơng hít phải giọt bắn có thể chứa virus từ người khác.
Thứ hai, trước kia hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt,
mũi, miệng. Covid-19 lây lan khi dịch nhầy hay dịch tiết đường hô hấp chứa
virus này xâm nhập vào cơ thể chúng ta từ mắt, mũi, họng qua giọt bắn khi tiếp
xúc trực tiếp với người bệnh hoặc thông qua bàn tay chạm vào những vật dụng
trung gian chứa virus rồi đưa lên mặt. Vì vậy, bàn tay khơng an tồn khi đưa lên
mặt sẽ vơ tình khiến chúng ta bị mắc bệnh. Tốt nhất khơng nên đưa tay lên mắt,
mũi, miệng và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc bằng
dung dịch sát khuẩn tay nhanh để loại bỏ virus có trên bàn tay.
12
Thứ ba, Nếu trước kia về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay
quần áo, tắm rửa. Thói quen của khơng ít người nhất là các bậc cha mẹ đi làm về
là sà vào ôm hôn con cái. Nhưng trong mùa dịch này thì thói quen đó khơng tốt
chút nào bởi có thể lây truyền virus cho người thân mà không hay biết, nhất là
đối tượng người già, trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém, dễ bị nhiễm bệnh hơn. Tốt
nhất khi về nhà nên tắm rửa, thay ngay quần áo sạch sẽ, vệ sinh bàn tay, súc
miệng họng trước khi tiếp xúc với người khác.
Thứ tư, Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối
hoặc dung dịch sát khuẩn. Để phòng tránh bị nhiễm virus hay lây truyền virus
cho người khác, chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng
của chính mình. Thay vì chỉ đánh răng sau khi ăn, nay mỗi người cần làm thêm
một việc là súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn. Phải súc họng
chứ không súc miệng, tức là phải để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà
bạn có thể chịu được.
Thứ năm, trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng
không tới nhà người khác. Trong giai đoạn ủ bệnh, người mang virus khơng có
triệu chứng nên người khác khơng thể biết. Do đó, họ có khả năng âm thầm lây
truyền virus sang người khác. Tốt nhất, không mời khách tới nhà và cũng không
tới nhà người khác để tránh nguy cơ lây truyền virus ra cộng đồng.
Thứ sáu, trước kia khi ốm sẽ đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước
cho nhân viên y tế để được tư vấn. COVID-19 là một bệnh có khả năng lây lan
mạnh. Vừa qua nước ta đã ghi nhận một số trường hợp người bệnh COVID-19
khơng biết mình mắc bệnh đã đến cơ sở y tế khám mà không báo trước dẫn tới
lây truyền virus cho người khác và khiến nhiều người phải cách ly, thậm chí có
cơ sở y tế phải tạm dừng hoạt động. Do đó, tất cả người dân đến khám ở các cơ
sở khám, chữa bệnh cần liên hệ trước với cơ sở đó để được hướng dẫn trước khi
đến khám.
Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo
phòng chống dịch. Thực hiện tốt các quy định, khuyến cáo về phòng chống dịch
13
như giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, vệ sinh phịng dịch... chính là giúp bản thân
và cộng đồng cùng nhau vượt qua đại dịch nguy hiểm này.
Ngoài ra, trong giữ gìn vệ sinh cá nhân phải gắn liền với giữ gìn vệ sinh
mơi trường sống, thường xun lau chùi, vệ sinh nhà cửa, mùng mền để diệt vi
khuẩn bám vào nhà cửa, vật dụng trong nhà. Việc vệ sinh mơi trường sống
khơng chỉ để phịng ngừa dịch bệnh Covid-19 mà còn phòng ngừa nhiều dịch
bệnh nguy hiểm khác, có nguy cơ tử vong cao do chưa có thuốc đặc trị như: sốt
xuất huyết, chân tay miệng (ở trẻ em)...
14
KẾT LUẬN
Bài tiểu luận của em đã nêu được khái quát thực trạng thói quen sinh hoạt
của người dân Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Từ dịch bệnh
Covid-19 một lần nữa cho thấy, vấn đề giữ gìn vệ sinh cá nhân tuy là chuyện
nhỏ, dễ làm nhưng nếu khơng thực hiện thì nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh
truyền nhiễm, trong đó có những bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe và tính mạng. Do đó, mong rằng, từ nay, vấn đề giữ vệ sinh cá nhân, vệ
sinh mơi trường sống sẽ là thói quen của mọi người, mọi nhà, nhất là với những
trẻ nhỏ, cần tạo cho các em ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân ngay từ bé; việc giữ
vệ sinh cá nhân phải được thực hiện hằng ngày, chứ không phải đến khi có dịch
bệnh mới thực hiện. Dĩ nhiên, thói quen thường được hình thành trong một thời
gian dài, qua một đợt dịch bệnh thì khó làm chuyển biến căn bản nhưng rõ ràng
với nhiều người, chính thời gian này sẽ làm họ tự ý thức hơn, tự bảo vệ hơn,
bước đầu có thể tạo nên những thói quen mới. Khơng chỉ vậy, trải qua một thời
gian khó khăn, phải ứng phó với nhiều thử thách, có thể một số người sẽ có thái
độ sống tích cực hơn, biết quan tâm đến người khác hơn, biết tự chăm sóc bản
thân hơn, biết cách phịng tránh các rủi ro cao hơn… Khơng ai mong muốn có
dịch bệnh để làm thay đổi các thói quen chưa tốt, nhưng qua đây, sự thích nghi
đã hình thành nên nếp sống mới tốt hơn thì cũng nên ghi nhận đó là một khía
cạnh tích cực của một rủi ro. Hãy tạo cho bản thân những thói quen tích cực để
chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19!
15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí cộng sản, Tác động của đại dịch COVID-19 và một số giải pháp
chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn tới, GS, TS. NGUYỄN QUANG
THUẤN - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, ngày 23-09-2020.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo số 6219-BC/BKHĐT ngày 22 tháng
9 năm 2020 về đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội năm 2020 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
3. Tổng cục Thống kê, Báo cáo số 154/BC-TCTK ngày 28/9/2020.
4. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Covid-19, đại dịch và những vấn đề đặt ra đối
với phát triển bền vững”, tại Hà Nội, ngày 30/11/2020.
5. Tác động của đại dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền
vững ở Việt Nam, 08/12/2020, TS. Bạch Hồng Việt - Phó Viện trưởng, Viện
Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng.
6. NHỮNG THÓI QUEN CẦN THAY ĐỔI TRONG MÙA DỊCH, Thứ ba 14/04/2020, Phan Thị Yên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tp. Đà Nẵng.
16