Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tìm hiểu di tích văn phòng chủ tịch phủ thủ tướng phủ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược giai đoạn 1948 – 1953

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.41 KB, 30 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nhắc đến địa danh Tân Trào (Tuyên Quang), hẳn không ai là khơng
nhắc đến mái đình Hồng Thái, cây Đa Tân Trào. Đây được coi là biểu tượng
của quê hương cách mạng Tân Trào. Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu
đã viết:
“Mình về mình có nhớ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”
hoặc là : “Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”.
Khu di tích Tân Trào ATK thuộc xã Tân Trào và một số xã lân cận của
huyện Sơn Dương và huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Đây là một quần thể
di tích gắn với lịch sử cách mạng Việt Nam và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong thời kỳ tiền khởi nghĩa tháng Tám 1945 và trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954).
Khu di tích Tân Trào đã được Nhà nước cơng nhận là di tích lịch sử
ngày 21 tháng 2 năm 1975 và được công nhận là một trong những di tích lịch
sử đặc biệt quan trọng của Quốc gia.
Khu di tích Tân Trào ATK là một hệ thống các di tích gắn liền với các
hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền với lịch sử Cách mạng Việt
Nam như: Lán Nà Lừa, Đình Tân Trào, Hang Bịng, Cây đa Tân Trào… trong
đó có di tích Văn phịng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ.
Văn phịng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ, thơn Lập Binh, xã Bình
Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, là nơi cán bộ, nhân viên văn
phòng ở và làm việc trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thời kỳ
1948 – 1953. Đây là di tích lưu niệm sự kiện cách mạng, kháng chiến thuộc
loại hình di tích lịch sử, nơi chứng kiến những hoạt động của Chủ tịch Hồ

1



Chí Minh, đồng chí Phạm Văn Đồng, Văn phịng Chủ tịch phủ và Ban Thanh
tra Chính phủ trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trải qua hơn
nửa thế kỷ, do tác động của thiên nhiên, con người nên di tích chỉ cịn tồn tại
là dải đất trống bên bờ sơng Phó Đáy.
Với một số lý do như:
- Là người con được sinh ra và lớn lên trên quê hương cách mạng Tân
Trào lịch sử và đang được tiếp cận với những kiến thức chuyên ngành, nghiệp
vụ Bảo tồn - Bảo tang,
- Vấn đề nghiên cứu mới mẻ, nghiên cứu về một di tích lưu niệm sự
kiện với cách mạng, kháng chiến chỉ còn tồn tại ở dạng địa điểm,
- Vận dụng các kiến thức chuyên ngành tích luỹ trong quá trình học
tập vào thực tiễn, tập dượt khả năng nghiên cứu,viết bài,
- Nghiên cứu các giá trị của di tích, trên cơ sở đó đề xuất những giải
pháp bảo tồn và phát huy các giá trị.
Tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu di tích Văn phịng Chủ tịch phủ Thủ tướng phủ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai
đoạn 1948 – 1953” làm đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành năm thứ 3.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học là di tích Văn
phịng Chủ tịch phủ- Thủ tướng phủ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược (giai đoạn 1948-1953), tại thôn Lập Binh, xã Bình Yên, huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: nghiên cứu di tích từ khi hình thành và tồn tại cho đến nay.
- Về không gian: nghiên cứu trong không gian khu di tích lịch sử- văn
hố và sinh thái Tân Trào ATK gắn với lịch sử, văn hoá của vùng đất nơi di
tích tồn tại.
4. Mục đích nghiên cứu

2



- Nghiên cứu tổng quan về vùng đất, con người nơi di tích tồn tại làm
cơ sở cho việc nghiên cứu di tích.
- Nghiên cứu q trình hình thành và tồn tại của di tích cho đến nay.
- Nghiên cứu các giá trị của di tích, nghiên cứu thực trạng của di tích
- Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi để bảo tồn và phát huy các
giá trị của di tích.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê nin: Duy vật lịch
sử và Duy vật biện chứng.
- Phương pháp liên ngành khoa học: Bảo tồn di tích lịch sử- văn hoá, Bảo
tàng học, Dân tộc học, Xã hội học, Mỹ thuật dân gian, Khoa học lịch sử…
- Phương pháp khảo sát điền dã và áp dụng các kỹ năng: quan sát, đo vẽ,
miêu tả, chụp ảnh, phỏng vấn, thống kê, phân tích, so sánh, nghiên cứu tài liệu…
6. Bố cục đề tài nghiên cứu khoa học
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục
bài viết gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về di tích và vùng đất nơi di tích tồn tại.
Chương 2: Các giá trị của di tích.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích.

3


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH
VÀ VÙNG ĐẤT NƠI DI TÍCH TỒN TẠI
1.1 Khái qt về thơn Lập Binh, xã Bình Yên, huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang
1.1.1. Lịch sử hình thành

Thơn Lập Binh nói riêng và xã Bình n nói chung đã sớm có phong
trào cách mạng ngay từ những năm trước Cách mạng tháng Tám - 1945. Thôn
Lập Binh nằm trong vùng ATK (an tồn khu), Thủ đơ khu giải phóng, Thủ đơ
kháng chiến, căn cứ địa cách mạng của cả nước. Vốn có truyền thống yêu
nước từ những ngày đầu khi ánh sáng cách mạng rọi tới, nhân dân các dân tộc
trong thơn đã nhanh chóng hưởng ứng tham gia vào cuộc đấu tranh chung của
dân tộc, một lòng tin tưởng đi theo Đảng, theo cách mạng đấu tranh giành độc
lập tự do cho dân tộc.
Thôn Lập Binh là thôn đầu tiên trong xã vùng đậy khởi nghĩa giành
chính quyền sớm vào tháng 3 năm 1945.
Trước cách mạng tháng Tám -1945, thơn Lập Binh có tên gọi là xóm
Thác Rẫng, xã Phượng Liễn, tổng Tú Trạc, châu Sơn Dương. Năm 1945, xã
Phượng Liễn được chia thành ba xã: Bình Dân, Phục Hưng và thơn Lập Binh
được gọi là xã Tiền Phong thuộc Châu Tự Do. Năm 1946, xã Tiền Phong
cùng một số xã lân cận đã sáp nhập thành xã Tân An. Năm 1948, xã Tân An
sáp nhập với xã Tân Tạo trở thành xã Kim Thành. Sau chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ (1954), xã Kim Thành tách thành hai xã Bình n và Lương
Thiện. Thơn Lập Binh xã Bình n có tên gọi từ đó cho đến nay.

4


1.1.2 Vị trí địa lý
Thơn Lập Binh nằm về tả ngạn sơng Phó Đáy, phía bắc của xã Bình
n, cách Uỷ ban nhân dân xã 3km về hướng bắc, cách thị trấn Sơn Dương
12km. Phía đơng và bắc giáp xã Tân Trào, phía tây giáp sơng Phó Đáy, phía
nam giáp thơn Đồng Gianh.
Dịng sơng Phó Đáy chạy dọc theo chiều dài của thôn, cung cấp nguồn
nước khá dồi dào, tạo nhiều thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và dân sinh.
Thổ nhưỡng khá màu mỡ do lượng bồi đắp phù sa hàng năm của sơng Phó

Đáy. Địa hình có núi chắn sông ngăn, là một thung lũng nhỏ.
1.1.3 Dân cư
Thôn Lập Binh xưa kia là một xóm nhỏ có trên chục nóc nhà sàn dựng
ven đồi. Ngày nay, thơn Lập Binh có 101 hộ khẩu với số nhân khẩu là 428, có
sáu dân tộc anh, em cùng sinh sống là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Chí, Cao Lan.
1.1.4 Đời sống văn hố kinh tế
Thơn Lập Binh ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, cũng đã
phát triển mọi mặt trên mọi phương diện của đời sống xã hội, thực hiện tốt
viêc phát triển bền vững của địa phương miền núi.
Kinh tế chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển giống cây
trồng vật ni phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Chương trình
xố đói giảm nghèo, sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả, nguồn vốn 135
của Chính phủ vào việc cải tạo và làm mới đường giao thông nông thôn. Song
song với việc phát triển kinh tế, địa phương còn quan tâm đến các phúc lợi xã
hội, đảm bảo nhu cầu cho người dân, y tế, giáo dục được chú trọng, thực hiện
lớp học tại thơn, chương trình phổ cập tiểu học, trung học cơ sở: thực hiện
mục tiêu gia đình văn hoá, chú trọng tổ chức các hoạt động văn hoá, văn
nghệ, thể dục thể thao nhằm làm phong phú đời sống tinh thần cho người dân.

5


Địa phương cũng chú trọng giữ vững quốc phòng, an ninh, đảm bảo
quyền dân chủ, tình đồn kết giữa các dân tộc: thực hiện chế độ ưu đãi đối với
các gia đình có cơng với cách mạng, các anh hùng, liệt sỹ, thương binh và
bệnh binh…
Nhân dân các dân tộc thơn Lập Binh nói riêng và tỉnh Tun Quang
nói chung, ln phát huy sức mạnh và tiềm năng vốn có của vùng, nâng cao
chất lượng đời sống của người dân, thực hiện tốt các chính sách của Đảng,
Nhà nước, tổ chức các phong trào thi đua phát triển kinh tế…để xứng đáng là

quê hương cách mạng ATK.
1.2. Tổng quan về di tích Văn phịng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ
1.2.3 Lịch sử hình thành
Tháng 8 năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn cuối.
Sau khi đánh bại quân xâm lược phát xít Đức, buộc chúng phải đầu hàng
Đồng minh, Hồng quân Liên Xô tiếp tục đánh tan đội qn chủ lực Quan
Đơng của phát xít Nhật ở Châu Á.
Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào
(Tuyên Quang) nhận định cơ hội để nhân dân ta giành chính quyền. Đại hội
Quốc dân họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945
đã thơng qua mười chính sách lớn của mặt trận Việt Minh, thông qua lệnh
Tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ, Quốc ca và bầu ra Uỷ ban dân tộc giải
phóng Trung ương tức Chính phủ lâm thời do Hồ chí Minh làm Chủ tịch.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triêụ nhân dân Việt Nam, nhiệt
liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vùng dậy tiến hành
cuộc Tổng khởi nghĩa. Chỉ trong vòng 12 ngày đêm, nhân dân ta dưới sự lãnh
đạo của Đảng đã đập tan chính quyền của thực dân và bè lũ phong kiến.

6


Ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà được thành lập, đồng thời bộ máy giúp việc Chính phủ (Văn phịng Chủ
tịch phủ) được thành lập. Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường
Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ đọc bản “Tun ngơn
độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đây là nhà nước độc
lập dân chủ đầu tiên của nhân dân ta, biến nhân dân ta từ người dân nô lệ
thành người chủ nước nhà, biến nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong
kiến thành một nước độc lập và dân chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc,
chính quyền hồn tồn thuộc về tay nhân dân.

Văn phịng Chủ tich phủ ra đời đảm trách nhiệm vụ nặng nề nhưng vơ
cùng vẻ vang là giúp viêc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam
trong sự nghiệp lãnh đạo, điều hành đất nước trong tình hình khó khăn “ngàn
cân treo sợi tóc”. Ngày mùng 3 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
Sắc lệnh số 57 về cơ cấu tổ chức các cơ quan Chính phủ trong đó có mục về
Văn phịng.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, kháng chiến tồn quốc bùng nổ, Trung
ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Thủ đơ Hà Nội lên chiến
khu Việt Bắc lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ
chống thực dân pháp xâm lược. Tháng 2 năm 1947, theo Chỉ thị của Chính
phủ, Văn phịng Chủ tịch phủ đến ở và làm việc tại thôn Hồng Thái nay là
thôn Cả xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Tân Trào ATK
lại vinh dự được chọn làm Thủ đô kháng chiến của cả nước.
Văn phòng Chủ tịch phủ trong thời gian này được giao nhiệm vụ làm
đầu mối để phối hợp với các cơ quan chức năng sắp xếp, bố trí cho các bộ,
ban ngành của Chính phủ, các cơ quan Trung ưng về đóng tại một số thơn,
bản trong vùng An toàn khu.

7


Ngày 17 tháng 8 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 232/
SL cử ông Phan Mỹ nguyên Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng giữ chức
Chánh Văn phịng Chủ tịch Chính phủ. Với Sắc lệnh này Văn phịng Chủ tịch
phủ trước đây nay chính là Văn phịng Chủ tịch Chính phủ, lúc này Văn
phịng mang bí danh là Trung đội 555.
Giữa năm 1948, Văn phòng Chủ tịch Chính phủ rời thơn Hồng Thái,
xã Tân Trào, chuyển đến ở và làm việc bên bờ Thác Rẫng, thôn
Lập Binh, xã Bình Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Tại phiên họp Hội đồng Chính phủ từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 7

năm 1949 tại Thác Rẫng, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội đồng
Chính phủ cử đồng chí Phạm Văn Đồng giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ,
đồng thời giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phịng tối cao giúp Chủ tịch
Hồ Chí Minh giải quyết các cơng việc của chính phủ. Văn phịng Chủ tịch
phủ (tức Ban Kiểm lâm 13) và Văn phòng Hội đồng Quốc phòng tối cao (tức
Tiểu đội Thanh Sơn) hợp nhất thành Văn phịng Thủ Tướng phủ, có bí danh
là Ban kiểm tra 12.
Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ đóng tại Thác Rẫng bên bờ
sơng Phó Đáy, thơn Lập Binh, xã Bình n, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang. Ở đây địa thế hiểm trở, nhân dân có tinh thần cách mạng và truyền
thống yêu nước, hết sức trung thành với Chính phủ, đảm bảo giữ được bí mật,
tiện đường liên lạc. Đây là nơi đóng trụ sở lâu nhất của Chủ tịch phủ, là “Đại
bản doanh của Chính phủ kháng chiến”1. Tháng 9 năm 1953, do yêu cầu
trong điều kiện kháng chiến, Văn phòng chuyển đến ở và làm việc tại Kim
Quan (Tuyên Quang) để tiện cho việc phối hợp và chỉ đạo của Trung ưng
Đảng.
1

Văn phòng Chính phủ (2001), Văn phịng Chính phủ 56 năm xây dựng và phát triển (1945-2001), Hà Nội,
tr. 42.

8


1.2.4. Địa điểm di tích
Di tích Văn Phịng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ bên phía tả ngạn
sơng Phó Đáy, thuộc thôn Lập Binh, cách trụ sở Uỷ ban nhân dân xã Bình
Yên khoảng 3,5km về hướng bắc và cách khu di tích lịch sử Tân Trào 4km về
phía tây – nam.
Địa điểm di tích tiếp giáp các địa danh sau:

- Phía đơng giáp đường liên xã Tân Trào – Bình n.
- Phía tây giáp sơng Phó Đáy.
- Phía băc giáp cầu Thác Rẫng.
- Phía nam giáp khu dân cư thôn Lập Binh.
Trong kháng chiến, công tác bảo đảm bí mật là một trong những
nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Ngay khi rời Thủ đô Hà Nội lên chiến khu
Việt Bắc, để đảm bảo bí mật tuyệt đối, Văn phịng Chủ tịch phủ được mang bí
danh Trung đội 555, sau đó là Ban Thơng tin tháng Tám. Đến đầu năm 1947,
Văn phịng được mang bí danh là Ban Kiểm lâm 13. Sau khi Văn phịng Chủ
tịch Chính phủ và Văn phịng Hội đồng Quốc phịng tối cao (bí danh là Tiểu
đội Thanh Sơn) hợp nhất thành Văn phòng Thủ tướng phủ, Văn phịng mang
bí danh là Ban kiểm tra 12. Bí danh này được dùng từ đầu năm 1949 cho tới
tháng 10 năm 1954.
1.1.5. Quy mơ di tích
Đến năm 1949, thế và lực của ta trên khắp các mặt trận ngày càng
mạnh. Thủ đơ kháng chiến nơi có trụ sở của Trung ương Đảng và Chính phủ
tại Tuyên Quang ngày càng được mở rộng. Khu cơ quan Văn phòng Chủ tịch
phủ- Thủ tướng phủ được tổ chức quy mơ bao gồm các phịng:
Phịng 1: Hành chính, bao gồm các bộ phận tiếp nhận và gửi công văn
quản lý, quản lý mật mã, điện đài, giao thông liên lạc, lưu trữ hồ sơ.

9


Phịng 2: Quản trị, tài chính, ngân sách, kế tốn, quản lý nhân sự và
bộ phận tổ chức các Đội công tác, bộ phận phục vụ hội nghị và Trạm xá 12
(thường xuyên chăm lo sức khoẻ cho Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Phịng 3: Theo dõi cơng tác kế hoạch, tuyên huấn, thi đua ái quốc, phụ
trách bộ phận thảo báo cáo, công tác thư viện, pháp chế, công báo, báo chí,
thơng tin, thống kê.

Phịng 4A: Theo dõi cơng tác nội chính.
Phịng 4B: - Theo dõi các ngành kinh tế tài chính.
- Phịng Bí thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phịng 7: Giúp việc Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Hơn nửa thế kỷ đã trơi qua, hiện nay di tích chỉ cịn là một dải đất trống
bênbờ sơng Phó Đáy, diện tích khoảng 21.200m2.

10


Chương 2
CÁC GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH
2.1 Di tích trong thời kỳ 1948 – 1953
Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ nằm về phía tả ngạn sơng Phó
Đáy, được làm trên một dải đất bằng phẳng khuất dưới những tán cây cổ thụ. Khu
cơ quan Văn phòng tuy nhà cửa chỉ làm băng tre, nứa, lá và gỗ rừng nhưng được
xây dựng rất khang trang. Bao gồm rất nhiều nhà ở và nơi làm việc:
2.1.1. Hội trường của Văn phịng
Hội trường gồm 5 gian, 6 vì, 6 hàng chân, tổng cộng 28 cột, trong đó có
4 cột cái, 12 cột quân, 12 cột hiên. Nhà rộng 6m, dài 18m, cao 6m, xung
quanh thưng bằng vách nứa đan nong đơi, có 8 cửa ra vào chạy dọc theo thân
nhà để lấy ánh sáng, cửa sổ có chắn song làm bằng cây hóp nhỏ. Trong nhà có
3 hàng ghế bằng tre, chân được chôn cố định. Một gian nhà được đắp đất cao
để làm nơi nói chuyện và sân khấu. Xung quanh hội trường có đường hào
phịng khơng.
2.1.2. Nhà làm việc Phịng Bí thư Chủ tịch phủ
Phịng Bí thư Chủ tịch phủ cách Ban Thanh tra Chính phủ 15m về
hướng nam, cách hội trường 20m về hướng đông, cách nhà ăn 10m về hướng
tây. Nhà được làm 3 gian, rộng 4m, dài 9m, cao 4m, mái lợp lá cọ, xung
quang được thưng bằng vách nứa đan nong đơi, có 2 cửa ra vào và 1 cửa sổ

rộng 1,2m cao 1,5m. Mặt hướng ra sơng Phó Đáy, sau quay vào núi.
Gần sân bóng chuyền là ngơi nhà sàn nhỏ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhà được làm 1 gian rộng 9m, làm theo kiểu chữ đinh, có 10 cột gỗ, gồm 2
cột nóc, 4 cột quân, 4 cột đỡ chái, cầu thang lên xuống gồm 7 bậc, có 1 cửa ra
vào và 2 cửa sổ, sàn nhà cao khoảng 1,8m, dưới sàn kê 1 bộ bàn ghế làm băng
tre dùng để làm bàn ăn.

11


2.1.3. Nhà khách Văn phòng
Bao gồm 4 gian, 25 cây cột gỗ, gồm 10 cột cái, 10 cột quân,
5 cột hiên. Nhà rộng khoảng 6m, dài 15m, cao khoảng 4,50m, mỗi gian
được ngăn thành 2 phịng rộng, mỗi phịng có một cửa chính và một cửa sổ,
mái lợp lá cọ.
2.1.4. Phịng nghiên cứu
Phịng gồm 5 gian, 6 vì, 24 cột, bao gồm 6 cột nóc,12 cột quân, 6 cột
hiên. Chiều dài khoảng 15m, rộng 4,5m, cao 4m, các gian được ngăn cách với
nhau bằng phên nứa, có hành lang hiên phía trước, 2 gian nhà là nơi ở của can
bộ, 3 gian còn lại là nơi làm việc. Nhà quay về hướng đơng, mỗi gian có 1
cửa ra vào phía trước và 1 cửa sổ phía sau.
2.1.5. Nhà ở, làm việc của Ban Thanh tra Chính phủ
Nhà gồm 3 gian, cột được làm bằng tre, 4 vì, 16 cây cột, bao gồm 4 cột
nóc, 8 cột quân, 4 cột hiên. Nhà có chiều dài 9m, rộng 4,5m, cao 4m, có hành
lang hiên phía trước và 1 cửa sổ phía sau, xung quanh thưng bằng vách nứa
đan nong đôi.
2.1.6. Nhà ở, làm việc của Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và phịng 7
Nằm ngồi quần thể di tích Văn phịng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ
khoảng 200m về hướng nam. Bao gồm 3 căn nhà, 2 nhà ở, làm việc và 1 bếp ăn.
Nhà ở của đồng chí Phó thủ tướng và Phòng 7 là nhà đất, được làm

theo kiểu chữ đinh, cột nhà bằng tre, bao gồm 3 gian 4 vì, 16 cây cột, trong đó
có 4 cột nóc, 8 cột quân, 4 cột hiên. Nhà có chiều dài khoảng 9m, rộng 4,5m,
cao 4m, phía trước có hành lang hiên. Nhà được ngăn thành 2 gian, gian nhỏ
là nơi nghỉ của Phó Thủ tướng, gian cịn lại làm nơi làm việc.
Nhà ở và nơi làm việc của cán bộ nhân viên phòng 7 gồm 3 gian, rộng
5m, dài 10m, cao 5m, cột gỗ, xung quanh thưng bằng vách nứa đan nong đôi,

12


mái lợp lá cọ. Nhà hướng ra sơng Phó Đáy, có 2 cửa ra vào và 3 cửa sổ rộng,
trong nhà có bàn làm việc, bàn uống nước bằng tre vầu.
Nhà bếp cách nhà làm việc khoảng 10m về hướng tây- nam, nhà được
làm 2 gian, mái lợp lá cọ, xung quanh thưng bằng vách nứa đan lửng, 1 gian
là nơi đun nấu, gian còn lại dùng làm nơi ăn. Nhà được làm dưới tán cây cổ
thụ đảm bảo an tồn.
2.1.7. Nhà ở, làm việc của cán bộ văn phịng
Nhà được làm 4 gian, 5 vì cột được làm theo kiểu chữ đinh, gồm 5 cột
nóc, 10 cột quân và 5 cột hiên. Nhà có chiều cao 5m, rộng 5m, dài 14m, mái
lợp lá cọ, xung quanh thưng bằng vách nứa đan nong đơi, mỗi gian có 1 cửa
ra vào và 1 cửa sổ. Các gian đều có vách ngăn vừa là nơi ở vừa là nơi làm
việc của cán bộ.
2.1.8. Sân bóng chuyền
Trước nhà hành chính và nhà làm việc của Văn phịng là sân bóng
chuyền, nơi vui chơi giải trí của các cán bộ sau giờ làm việc căng thẳng.
Quanh sân bóng có những chiếc ghế mặt bằng các đoạn tre vầu, chân được
chôn cố định xuống đất.
2.1.9 Bếp ăn tập thể
Cách nhà ở và làm việc của văn phịng 30m về phía bắc, gồm 3 gian
thưng vách lửng, trong nhà để thông không ngăn vách, bàn ăn làm bằng tre

thưng lửng, chân chôn cố định cao khoảng 1m.
Bếp đun nấu cạnh bếp ăn bao gồm 3 gian, 2 gian là nơi đun nấu, thưng
vách kín, 2 cửa ra vào, gian còn lại là kho để lương thực. Bếp được làm dưới
tán cây cổ thụ đảm bảo an tồn cho cơng tác phịng khơng.
2.2 Hiện trạng di tích
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, do điều kiện tự nhiên và sự tác động con
người, đến nay di tích tồn tại dưới hình thức một dải đất trống bên bờ Thác

13


Rẫng sơng Phó Đáy. Các phịng ban trước đây được xây dựng bằng các
nguyên vật liệu tự nhiên: tre, gỗ, nứa…trải qua thời gian dài đã bị huỷ hoại.
Các hiện vật trong di tích trải qua bao biến động của thời gian, trải qua các tác
động của tự nhiên, con người, một phần bị thất lạc, phần khác bị hủy hoại.
2.3 Các giá trị của di tích
2.3.1 Giá trị lịch sử
Văn phịng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ, thơn Lập Binh, xã Bình
Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, trong kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược thời kỳ 1948 – 1953. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Văn phòng Chủ tịch phủ- Thủ tướng phủ và
Ban Thanh tra Chính phủ đã ở và làm việc từ năm 1948 đến năm 1953.
Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ đã ra
nhiều quyết sách quan trọng của cách mạng Việt Nam, đưa cuộc kháng chiến
của dân tộc ta vượt qua những chặng đường gian khổ để đi đến những thắng
lợi hồn tồn. Những phiên họp hội Hội đồng Chính phủ, Đảng đoàn, các kỳ
họp của Trung ương…đã đề ra những kế hoạch cụ thể, những bước đi phù
hợp với từng giai đoạn, góp phần đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác. Tại đây cũng đã hình thành một bộ máy giúp việc gọn
nhẹ, đắc lực và đầy hiệu quả cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Thủ tướng

Phạm Văn Đồng. Văn phịng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ là cơ quan cuối
cùng hoàn thành văn bản để ban hành các Sắc lệnh của Chủ tịch nước, Nghi
định, Thông tư của Thủ tướng Chính phủ, ban hành các Văn kiện của Hội
đồng Quốc phịng. Là nơi tổng hợp tình hình và báo cáo của các Bộ, Uỷ ban
hành chính các Liên khu, các Tỉnh để báo cáo lên Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ và sự chỉ đạo của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đến các
Bộ, các địa phương, phục vụ một phần hoạt động đối ngoại của Chủ tịch và
Thủ tướng Chính phủ.

14


Với một vị trí hiểm yếu, thuận lợi, bí mật, phong trào cách mạng vững
chắc, một lòng tin tưởng vào cách mạng, nhân dân thơn Lập Binh, xã Bình
n đã góp phần mình vào sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp của
dân tộc ta, vượt qua thử thách gian khổ cập bến bờ chiến thắng vinh quang.
Văn phòng là cơ quan giúp việc đắc lực có hiệu quả cho Chủ tịch nước và
Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Những hoạt động dân vận của cán bộ Văn phòng thể hiện sự gắn bó máu thịt
giữa dân với cán bộ với Đảng.
Di tích có ý nghĩa lớn đối với cơng tác nghiên cứu khoa học về lịch sử
kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Những sự kiện diễn ra tại
nơi đây đã góp phần lý giải nguyên nhân và ý nghĩa chiến thắng thần kỳ của
dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
2.3.2 Giá trị lưu niệm
Di tích Văn phịng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ là di tích lưu niệm sự
kiện cách mạng, kháng chiến thuộc loại hình di tích lịch sử. Di tích gắn liền
với các sự kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam, ngồi ra cịn có giá trị lưu
niệm, gắn với hoạt động lãnh đạo cách mạng kháng chiến của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Lưu niệm sự kiện
Di tích gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng đã diễn ra tại di tích.
Tiêu biểu như:
- Những phiên họp quan trọng của Quốc hội, những cuộc tiếp đón các
đồn đại biểu nước ngồi: Lào, Cu Ba, Liên Xơ, Cam Pu Chia, Trung Quốc…
- Các sự kiện về tình quân dân, các lớp Bình dân học vụ của cán bộ
Văn phịng mở ra để dạy học cho nhân dân…

15


- Sự kiện về các nhân vật như: ngày nhậm chức của đồng chí Phạm
Văn Đồng tai Hội trường Văn phịng, ngày truy điệu đồng chí Hồ Tùng Mậu,
ngày sinh nhật Bác tròn 60 tuổi…
 Lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tơn vinh là vị anh hùng dân tộc, danh
nhân văn hoá thế giới, cả cuộc đời Người ln đấu tranh vì độc lập dân tộc vì
chủ nghĩa nhân văn nhân loại.
Trên cương vị người lãnh đạo đất nước trong giai đoạn kháng chiến
giành độc lập dân tộc, với tinh thần trách nhiệm trước cơng viêc, Người đã
hồn thành xuất sắc nhiệm vụ mà dân tộc ta đã giao phó, đưa cuộc kháng
chiến đi đến thắng lợi.
Những năm tháng sống và làm việc tại thôn Lập Binh, Người luôn chú
trọng chăm lo cho các cán bộ nhân viên Văn phòng và nhân dân. Các hoạt
động của Bác diễn ra tại đây chắc chắn sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu muốn
tìm hiểu rõ hơn về Người.
Phịng Bí thư Chủ tịch phủ là nơi làm việc của Người trong suốt thời
gian người ở thôn Lập Binh. Tại đây, Người đã thảo và đưa ra rất nhiều quyết
định trọng đại của Quốc gia, ban hành các Sắc lệnh, Nghị định, Thông tư….
Nhà ở của Bác được thiết kế là ngôi nhà sàn mang đặc trưng nhà ở của người

dân địa phương. Sau mỗi lần làm việc ở phịng Bí thư Chủ tịch phủ về, Người
lại thực hiện cơng việc quen thuộc của mình là chăm sóc vườn rau, để phần
nào đó tự cung cấp thực phẩm cho sinh hoạt ăn uống.
Ngày 7 tháng 10 năm 1949, Người cùng các vị Thứ trưởng Bộ trưởng
đã tiếp đón đồn đại biểu Nam Bộ ra thăm miền Bắc. Tại Văn phịng Chủ tịch
phủ, trong buổi tiếp đón thay mặt đồn Đại biểu, đồng chí Phạm Văn Trà đã
trao bức vẽ của hoạ sĩ Phạm Minh Châu vẽ tặng Người. Ngày 14 đến ngày 16

16


tháng 6 năm 1949, tại hội trường Văn phòng, Bác chủ trì phiên họp Hội đồng
Chính phủ để nhận định tình hình trong nước và Quốc tế, bàn chủ trương
cơng tác trong giai đoạn mới. Tổng kết phiên họp Bác kết luận: “mọi việc
muốn thành công cần phải trông vào dân, các kế hoạch, chương trình cần phải
phổ biến cho dân hiểu và vận động dân tham gia”. Người luôn chú trọng nâng
cao tầm quan trọng của nhân trong kháng chiến, thể hiện tầm nhìn của một
bậc vĩ nhân. Ngày 15 tháng 8 năm 1951, trong buổi lễ truy điệu đồng chí Hồ
Tùng Mậu, trưởng Ban Thanh tra Chính phủ đã hy sinh. Thay mặt Chính phủ
Bác đã đọc điếu văn bày tỏ lòng thương tiếc với người anh, em đồng chí. Bài
điếu có đoạn: “ Mất chú đồng bào mất đi một người lãnh đạo tận tuỵ, Chính
phủ mất một người cán bộ lão luyện, đoàn thể mất một đồng chí trung thành
và tơi mất đi một người anh, em chí thiết. Mấy nghìn thương tiếc cộng lại
trong một lịng tơi”. Người ln dành cho cán bộ nhân viên Văn phịng những
tình cảm thân thương nhất, những ân cần chăm lo cho đời sống nhân viên văn
phòng. Cũng tại Hội trường Văn phòng, trong một cuộc họp cán bộ nhân viên
Trung ương, sắp tới ngày 19 tháng 5, mọi người chúc thọ Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Người đã cảm ơn anh em Văn phịng và đáp tình cảm bằng bài thơ:
“Sáu mươi tuổi vân cịn xn chán
So với ơng Bành vẫn thiếu niên

Ăn khoẻ, ngủ ngon làm việc khoẻ
Trần mà như thế kém gì tiên”.
Các sự kiên, câu chuyện, vần thơ…tất cả đã nói lên được tình cảm của
Bác Hồ với đồng chí và đồng bào của mình. Trải qua hơn nửa thế kỷ di tích
Văn phịng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ vẫn còn nguyên giá trị.
Di tích có giá trị lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, phục vụ hoạt
động nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu, nhà tư tưởng – chính trị

17


trong việc nghiên cứu lối sống của Người, phục vụ công tác giáo dục quần
chúng, đáp ứng nhu cầu tưởng nhớ Bác Hồ kính u. Thơng qua di tích, người
tham quan có thể làm quen, tìm hiểu về tính cách, lối sống, tâm hồn Bác. Và
đặc biệt giáo dục cho quần chúng “sống và làm theo tấm gương đạo đức của
Bác Hồ vĩ đại” góp phần tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh - sợi chỉ đỏ
xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam, có tính chất chỉ đạo chiến lược
đối với cách mạng nước ta. Việt Nam - Hồ Chí Minh là một cụm từ mà cả thế
giới đều biết đến. Tổ quốc Việt Nam và Hồ Chí Minh là hai danh từ gắn chặt
vào nhau một cách tự nhiên. Ban bè thế giới yêu mến Việt Nam và khâm phục
Người.
 Lưu niệm về Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Sau hơn hai năm là đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ
tại miền Nam trung bộ, kiêm Bí thư Khu uỷ IV, tháng 6 năm 1949, đồng chí
Phạm Văn Đồng trở lại Việt Bắc để nhận nhiệm vụ mới.
Tại phiên họp Hội đồng Chính phủ từ ngày 25 đến 27 tháng 7 năm
1949, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ chí Minh. Hội đồng Chính phủ cử đồng
chí Phạm Văn Đồng giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng thời giữ chức
Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng tối cao.
Trong thời gian ở và làm việc tại thơn Lập Binh, đồng chí Phạm Văn

Đồng cùng với Trung ương Đảng, Chính phủ đề ra nhiều quyết sách quan
trọng để lãnh đạo quân, dân cả nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến
chống xâm lược. Phó Thủ tướng ln đi thăm các địa phương để động viên và
vận động nhân dân tham gia tích cực thi đua sản xuất, ủng hộ nhân tài, vật lực
cho cuộc kháng chiến. Tháng 5 năm 1950, dự khai mạc lớp học Hội nghị Tư
pháp Trung ương, Phó Thủ tướng đã phát biểu: “Anh, em phải hết sức tránh
sự hấp thụ kiến thức mới kiểu con vẹt, tránh máy móc và chủ quan áp dụng

18


nguyên xi vào công tác của ngành, ảnh hưởng trực tiếp và tức thì tới cơng
cuộc kháng chiến kiến quốc và lợi ích sát sườn của mọi người dân”.
Ngồi những giờ làm việc vất vả, Phó Thủ tướng cùng cán bộ nhân
viên Phịng 7 cịn tích cực tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể
dục thể thao, tổ chức tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống, cử cán bộ di dạy
các lớp Bình dân học vụ cho nhân dân nhằm nâng cao hiểu biết và thắt chặt
hơn nữa tình đồn kết với nhân dân địa phương.
Đồng chí Phạm Văn Đồng thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh ký nhiều
văn bản, chủ tri nhiều cuộc họp quan trọng của Đảng, Chính phủ, chỉ đạo
cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc ta giành nhiều thắng lợi.
Di tích là nơi chứng kiến những hoạt động của Phó Thủ tướng Phạm
Văn Đồng trong giai đoạn 1949 – 1953.
2.3.3 Giá trị khoa học – giáo dục
Cụm di tích Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ nằm tại thơn Lập
Binh, xã Bình n. Ở đây địa thế hiểm trở, nhân dân có tinh thần cách mạng
và truyền thống yêu nước, hết sức trung thành với Đảng, Chính phủ,
đảm bảo tuyệt đối bí mật, đồng thời tiện đường đi lại, liên lạc với nơi ở
của Chủ tịch Hồ chí Minh, Trung ương Đảng và các cơ quan khác của Trung
ương và Chính phủ. Cũng từ đây, vượt qua sơng Phó đáy đối diện với thơn

Lập Binh là Hang Bịng (Tân Trào) là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh từ năm 1949 – 1952. Từ Lập Binh, việc liên lạc với các cơ quan đóng
tại xã Tân Trào và Minh Thanh như: Bộ Nội vụ, Nha công an, Nha Thông tin
– Tuyên truyền… cũng rất thuận tiện.
Việc thiết kế các phịng ban trong cùng một khơng gian phù hợp với
yêu cầu của công việc đặt ra. Văn phòng làm bên bờ Thác Rẫng, dưới tán cây
cổ thụ, trước sơng sau núi, rất đảm bảo an tồn về cơng tác phịng khơng cũng

19


như bí mật hoạt động. Nơi làm việc các phịng, ban, được xây dựng bằng các
nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu sinh
hoạt, làm việc của cán bộ nhân viên. Với chất liệu bằng tre, nứa, gỗ…qua bàn
tay của các chiến sĩ, cán bộ và nhân dân địa phương đã xây dựng lên văn
phịng khá quy mơ và khang trang.
Di tích có ý nghĩa lớn đối với công tác nghiên cứu khoa học lịch sử
kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc, là đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học có liên quan. Di tích gắn liền với tên tuổi của vị cha già
dân tộc, người lãnh tụ vĩ đại của Đảng cộng sản Việt Nam – Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Ở đây có sự hội tụ đậm đà các giá trị chân - thiện - mĩ, có sự toả sáng
của tư tưởng vơ sản, có sự dịu dàng của trái tim nhân hậu và một tâm hồn yêu
thiên nhiên, con người – tâm hồn đầy chất thơ, chất nhạc.Bởi vậy, khi đến
thăm di tích họ càng hiểu rõ về một lãnh tụ thiên tài. Di tích cịn minh chứng
cho nghệ thuật hoạt động cách mạng của Chính phủ ta trong hồn cảnh khó
khăn thiếu thốn, đưa cuộc kháng chiến đến bờ chiến thắng vinh quang.
Di tích chứa đựng giá trị lịch sử vơ cùng lớn lao, góp phần vào công tác
tuyên truyền giáo dục về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm
của dân tộc. Giáo dục lịch sử cách mạng kháng chiến cho mọi đối
tượng, phổ biến giá trị này là việc giúp cho thế hệ trẻ ôn lại những trang sử vẻ

vang hào hùng của dân tộc, trải qua mn ngàn khó khăn, kiên quyết giữ cho
được độc lập dân tộc, bảo vệ nước Việt Nam trước mọi kẻ thù.
2.3.4. Giá trị văn hố
Di tích Văn phịng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ hình thành giữa lòng
nhân dân, được sự che chở yêu thương, đùm bọc của người dân địa
phương. Các phòng ban được làm bằng các nguyên vật liệu tự nhiên
của địa phương, với sự giúp đỡ của người dân, những cây tre, gỗ rừng đã

20



×