Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Vai trò của chủ tịch hồ chí minh với việc xây dựng hậu cần quân đội trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.23 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
*****************************

CHẨU THỊ PHỤC

VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VỚI VIỆC XÂY DỰNG HẬU CẦN QUÂN ĐỘI
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
(1945 - 1954)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Người hướng dẫn khoa học

ThS. TRỊNH VĂN TÚY

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
*****************************

CHẨU THỊ PHỤC

VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VỚI VIỆC XÂY DỰNG HẬU CẦN QUÂN ĐỘI
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
(1945 - 1954)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Người hướng dẫn khoa học

ThS. TRỊNH VĂN TÚY

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy
Trịnh Văn Túy người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình và
chu đáo để em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cơ giáo trong trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong Trung tâm Giáo dục
quốc phịng và an ninh đã giúp đỡ em hồn thành khóa luận của mình.
Trong q trình nghiên cứu đề tài này do điều kiện hạn hẹp về
thời gian và sự hạn chế của bản thân nên khóa luận của em khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo,
đóng góp ý kiến của thầy cơ và các bạn để khóa luận này được hồn
thiện hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Chẩu Thị Phục


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này được hồn thành dưới sự giúp đỡ của thầy Trịnh Văn
Túy. Em xin cam đoan rằng, đây là kết quả nghiên cứu của riêng em. Nếu sai

em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Chẩu Thị Phục


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 4
8. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 4
Chương 1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ HẬU CẦN
QUÂN ĐỘI TRONG CHIẾN TRANH ............................................................ 5
1.1. Cơ sở hình thành những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với hậu
cần quân đội trong chiến tranh. ......................................................................... 5
1.1.1. Những tinh hoa tư tưởng của nhân loại về hậu cần quân đội ................. 5
1.1.2. Kế thừa truyền thống của dân tộc Việt Nam về bảo đảm hậu cần cho
quân đội ............................................................................................................. 6
1.1.3. Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và sự phân tích, đánh giá
đúng kẻ thù ........................................................................................................ 8
1.2. Những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần quân
đội trong chiến tranh ......................................................................................... 9
1.2.1. Hậu cần quân đội phải dựa vào dân ...................................................... 10
1.2.2. Cần, kiệm, tự lực, tự cường................................................................... 12

1.2.3. Quan điểm phục vụ bộ đội .................................................................... 16
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 21


Chương 2 CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CÙNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG HẬU CẦN QUÂN ĐỘI TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG PHÁP ................................................................................. 22
2.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng chỉ đạo xây dựng bước
đầu hậu cần quân đội (9/1945 - 6/1950) ......................................................... 22
2.1.1. Yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và xây dựng Quân đội trong giai
đoạn mới .......................................................................................................... 23
2.1.2. Sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng xây
dựng bước đầu hậu cần quân đội (9/1945 - 6/1950) ....................................... 26
2.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng chỉ đạo xây dựng Hậu
cần quân đội đáp ứng yêu cầu kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp
(7/1950 - 7/1954)............................................................................................. 32
2.2.1. Yêu cầu đẩy mạnh xây dựng quân đội và hậu cần quân đội trước đòi
hỏi mới của cuộc kháng chiến chống Pháp ..................................................... 32
2.2.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng tăng cường chỉ đạo
xây dựng hậu cần quân đội tiếp tục phát triển ................................................ 34
2.3. Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần quân đội
vào xây dựng ngành Hậu cần quân đội hiện nay ............................................ 42
2.3.1. Yêu cầu xây dựng QĐND Việt Nam và ngành Hậu cần Quân đội
trong giai đoạn hiện nay .................................................................................. 42
2.3.2.Phương hướng vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
hậu cần quân đội vào xây dựng ngành Hậu cần Quân đội hiện nay .............. 45
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53



DANH MỤC VÀ CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

1

CTQG

Chính trị quốc gia

2

DCCH

Dân chủ cộng hòa

3

LLVT

Lực lượng vũ trang

4

SSCĐ


Sẵn sàng chiến đấu

5

Nxb

Nhà xuất bản

6

QĐND

Quân đội nhân dân

7

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hậu cần là một mặt công tác quân sự gồm tổng thể các hoạt động bảo
đảm vật chất, quân nhu, quân y, xăng dầu, vận tải, tài chính…cho các LLVT
xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Công tác
bảo đảm hậu cần có vị trí, vai trị rất quan trọng, tạo ra sức mạnh vật chất cho
các LLVT trong quá trình xây dựng và chiến đấu.
Ngành hậu cần QĐND Việt Nam ra đời, phát triển gắn liền với quá

trình hình thành, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam
anh hùng và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm hậu cần, tạo nên sức
mạnh vật chất cho Quân Đội góp phần quan trọng vào những thắng lợi của
quan đội ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hơn sáu mươi năm qua.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta
(1945-1954), ngành Hậu cần Quân đội đã được hình thành, từng bước trưởng
thành cả về bộ máy tổ chức, lực lượng và cơ chế hoạt động, phương thức bảo
đảm. Trong q trình đó, ngành Hậu cần Qn đội ln nhận được sự quan
tâm, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và đặc biệt của
chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều công sức, thời
gian cùng với Trung ương Đảng chỉ đạo công tác Hậu cần và xây dựng ngành
Hậu cần Quân đội. Người đã trực tiếp kí các Sắc lệnh, Quyết định thành lập
các tổ chức bộ máy của ngành Hậu cần, cùng với Bộ Quốc phòng chỉ đạo xác
lập cơ chế hoạt động, phương thức bảo đảm hậu cần, xây dựng, giáo dục đội
ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác hậu cần…Đặc biệt thông qua các bài viết,
sách, báo, tài liệu, thư từ, bài nói chuyện…của Người với ngành Hậu cần
Quân đội, với cán bộ, nhân viên hậu cần các cấp đã hình thành nên hệ thống
quan điểm của Người về cơng tác hậu cần qn đội nói chung và cơng tác bảo
đảm hậu cần trong chiến tranh nói riêng. Chính nhờ đó, ngành Hậu cần Qn

1


đội không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, thể hiện bằng việc bảo đảm hậu cần
cho hoạt động xây dựng, chiến đấu của QĐND Việt Nam qua từng trận đánh,
từng chiến dịch, cùng cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp thắng lợi.
Nghiên cứu vai trò của Chủ Tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng
ngành Hậu cần QĐND Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954) là một việc làm cần thiết. Làm tốt việc này sẽ góp phần vào việc

nghiên cứu, làm sáng tỏ những quan điểm của Hồ Chủ tịch về hậu cần quân
đội nói chung và hậu cần quân đội trong chiến tranh nói riêng.
Trong giai đoạn hiện nay, QĐND Việt Nam đang được xây dựng theo
hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đòi hỏi ngành
Hậu cần cũng phải được xây dựng toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân
đội. Việc nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc cống hiến lớn lao của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng ngành Hậu cần Quân đội trong cuộc
kháng chiến chống Pháp có ý nghĩa quan trọng, khơng chỉ giúp chúng ta nâng
cao lịng tự hào, niềm kính u vơ hạn với Người, mà cịn cho ta những kinh
nghiệm quý về lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ngành Hậu cần Quân đội nói riêng,
xây dựng QĐND Việt Nam nói chung trong giai đoạn cách mạng mới.
Đó là cơ sở rất quan trọng để Đảng và Nhà nước, Bộ Quốc phòng kế
thừa, vận dụng vào lãnh đạo, xây dựng nền quốc phịng tồn dân và hậu cần
nhân dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Với những ý nghĩa đó, em chọn đề tài:“Vai trị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh với việc xây dựng hậu cần quân đội trong kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược (1945-1954)” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành
GDQP&AN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ vai trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng
ngành Hậu cần QĐND Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp, qua
đó góp phần khẳng định cống hiến của Người xây dựng QĐND Việt Nam
trong giai đoạn 1945-1954. Xác định một số vấn đề cơ bản vận dụng quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần quân đội vào quá trình xây dựng
ngành Hậu cần Quân đội hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành quan điểm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần quân đội trong chiến tranh.
- Phân tích những quan điểm của Hồ Chủ tịch về hậu cần quân đội
trong chiến tranh.
- Làm rõ vai trị to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương
Đảng chỉ đạo xây dựng ngành Hậu cần Quân đội trong kháng chiến chống
Pháp. Đồng thời xác định một số vấn đề cơ bản vận dụng quan điểm của
Người về hậu cần quân đội vào xây dựng ngành Hậu cần Quân đội hiện nay
4. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng hậu cần quân đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm
lược 1945 - 1954.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và công tác xây dựng hậu cần
quân đội (1945 - 1954).
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp: phương pháp luận chủ
nghĩa Mác-Lênin; phương pháp lý thuyết; phương pháp phân tích; phương
pháp tổng hợp; phương pháp tổng kết lịch sử.

3


7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần làm sáng tỏ những cống
hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng ngành Hậu
cần Quân đội nói riêng với QĐND Việt Nam nói chung trong cuộc kháng
chiến chống Pháp xâm lược (1945 - 1954).
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Một số vấn đề cơ bản được đề xuất làm cơ sở vận dụng vào sự nghiệp

xây dựng ngành Hậu cần Quân đội hiện nay.
8. Bố cục của khóa luận
Gồm phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phần nội dung gồm 2 chương:
Chương 1: Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần quân đội
trong chiến tranh.
Chương 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng chỉ đạo xây
dựng hậu cần quân đội trong kháng chiến chống Pháp.

4


Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ HẬU CẦN QUÂN
ĐỘI TRONG CHIẾN TRANH
1.1. Cơ sở hình thành những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với
hậu cần quân đội trong chiến tranh.
1.1.1. Những tinh hoa tư tưởng của nhân loại về hậu cần quân đội
Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận Mác-Lênin về chiến
tranh và quân đội.
Lý luận Mác-Lênin về chiến tranh và quân đội là cơ sở lý luận khoa
học trực tiếp cho sự hình thành quan điểm của Hồ Chủ tịch về hậu cần quân
đội trong chiến tranh nói riêng và cơng tác hậu cần qn đội nói chung. Lý
luận Mác-Lênin về chiến tranh và quân đội đã trang bị cho Chủ tịch Hồ Chí
Minh thế giới quan, phương pháp luận khoa học biện chứng duy vật, từ đó
Người phân tích, đánh giá đúng giá trị của nhân loại và của dân tộc trong
công tác bảo đảm hậu cần cho quân đội trong chiến tranh, làm cơ sở cho
việc Người tiếp thu, kế thừa, phát triển và chỉ đạo xây dựng ngành Hậu cần
Quân đội trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945
- 1954) và tiếp tục sau này trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Cùng với việc tiếp thu, vận dụng lý luận Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã kế thừa những tinh hoa tư tưởng của nhân loại về hậu cần quân đội.
Người đã nghiên cứu những tư tưởng quân sự đông, tây, kim, cổ, tiếp thu có
chọn lọc những nhân tố có giá trị về công tác bảo đảm hậu cần cho qn đội
trong các tư tưởng đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn kế thừa, vận dụng và phát triển những tư
tưởng của các nhà quân sự khác về hậu cần quân đội như động viên sức
dân đóng góp ni qn, xây dựng hậu phương, căn cứ địa.... Những tư
tưởng đó góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn các quan điểm của Hồ Chủ

5


tịch về hậu cần và công tác hậu cần quân đội nói chung và cơng tác hậu cần
trong chiến tranh nói riêng.
1.1.2. Kế thừa truyền thống của dân tộc Việt Nam về bảo đảm hậu cần cho
quân đội
Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho
thấy, chúng ta luôn luôn phải đương đầu với các thế lực xâm lược ngoại
bang lớn mạnh hơn nhiều lần về tiềm lực kinh tế và quân sự (đó là các thế
lực phong kiến phương Bắc: Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh,
Thanh), song dân tộc ta đều chiến thắng vẻ vang mà nguyên nhân cơ bản như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã tổng kết là do “Vua tơi đồng
lịng, anh em hồ thuận, cả nước góp sức” [12].
Trong lịch sử chống ngoại xâm đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô
cùng quý báu về kinh nghiệm, truyền thống đánh giặc dũng cảm, mưu trí, hệ
thống tri thức quân sự, nghệ thuật tiến hành chiến tranh...
Trong nghệ thuật đánh giặc thời xưa, tổ tiên ta đã sáng tạo, tìm ra
được những “kế sách” hay để tổ chức và huy động mọi nguồn cung cấp
trong nước,trong nhân dân , để đáp ứng nhu cầu của cuộc chiến tranh chống
kẻ thù xâm lược.

Đó là “kế sách” ln chăm lo xây dựng để cho “quốc thịnh, binh
cường”, nghĩa là phải luôn xây dựng đất nước vững mạnh về tiềm lực kinh
tế để xây dựng tiềm lực quân sự. Thực hiện “kế sách” này, tổ tiên ta đã biết
dựa vào dân để tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần. Do đó, dựa vào dân đã
trở thành “kế sách” tổng qt có tính quy luật của tổ tiên ta trong lịch sử
chống giặc giữ nước. Xuất phát từ quan điểm “nước lấy dân làm gốc” mà
Trần Quốc Tuấn đã đề xuất kế sách “Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc,
sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước” [12].

6


Đó là “kế sách” “ngụ binh ư nơng” làm cho nông mạnh và binh cũng
mạnh. Bắt đầu từ triều Đinh đến triều Lý, Trần... kế sách này ngày càng
được hoàn chỉnh và trở thành quốc sách của nhà nước phong kiến Đại Việt.
Thực hiện “kế sách” “ngụ binh ư nông” có nhiều ý nghĩa, nhiều tác dụng cả
trong việc phát triển kinh tế đất nước, binh lính phải tham gia lao động sản
xuất trong lúc thanh bình để tự cung cấp cho mình và cho đất nước; cả trong
việc tổ chức một bộ máy quân sự phù hợp về mặt số lượng, cơ cấu đủ mạnh
để có thể ứng chiến khi có chiến sự.
Trên cơ sở quan điểm “cả nước đánh giặc, tồn dân ai cũng là lính”, tổ
tiên ta đã biết dựa vào dân để lo tổ chức việc cung cấp cho quân đội.Từ
buổi đầu dựng nước, truyền thuyết tồn dân đóng góp lương thực ni Thánh
Gióng, đóng góp khí giới cho người anh hùng diệt giặc đã thể hiện quan
điểm chiến tranh nhân dân, hậu cần nhân dân. Các triều đình phong kiến Đại
Việt đã biết dựa vào dân để lo tổ chức việc cung cấp cho quân đội đánh giặc,
do đó “quân đi đâu, già trẻ giỏ cơm, bầu nước theo như trẩy hội” [1].
Bên cạnh việc dựa vào dân để tổ chức cung cấp, các nhà nước phong
kiến Đại Việt cũng tổ chức các cơ sở cung cấp của nhà nước như việc thành
lập các xưởng sản xuất vũ khí, xưởng sản xuất phương tiện vận tải (thuyền,

xe vận chuyển, xe công thành...); xưởng sản xuất lương thực, thuốc... Đó là
những cơ sở hậu cần chiến lược, bảo đảm cho sức mạnh đánh thắng của
quân đội.
Tổ tiên ta cũng còn sử dụng “kế sách” triệt phá nguồn cung cấp, lấy của
giặc để đánh giặc. Kẻ thù của dân tộc ta từ xa xơi đến, ngồi khó khăn do
khơng quen khí hậu, địa hình, chúng cịn vấp phải một khó khăn mn thuở là
xa nguồn cung cấp hậu cần. Do đó, tổ tiên ta đã vận động nhân dân triệt để thực
hiện “vườn không, nhà trống”, khiến cho kẻ địch giảm sút ý chí chiến đấu vì

7


đói, thiếu thốn (điển hình thực hiện kế sách này là quân dân nhà Trần trong ba
lần kháng chiến chống Mơng - Ngun thế kỷ XIII).
Có thể nói những “kế sách” trên đây đã có tác dụng rất to lớn trong
việc động viên, khơi được nguồn nhân tài, vật lực của đất nước ta, từ đó tạo
ra khả năng to lớn để bảo đảm hậu cần cho quân đội và nhân dân ta tiến hành
chiến tranh thắng lợi. Những “kế sách” đó đều xuất phát từ đường lối chiến
tranh nhân dân, hậu cần nhân dân, dựa trên tinh thần yêu nước của toàn dân và
trên cơ sở cả nước cùng chung sức đánh giặc. Đó là truyền thống, là những bài
học kinh nghiệm quý báu để Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa, phát triển
các quan điểm về hậu cần quân đội và trực tiếp chỉ đạo công tác hậu cần quân
đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
1.1.3. Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và sự phân tích, đánh giá
đúng kẻ thù
Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ là nhà tư tưởng vĩ đại, mà Người còn
là một nhà hoạt động thực tiễn rất linh hoạt, sáng tạo. Những quan điểm của
Người bao giờ cũng xuất phát từ thực tiễn và gắn liền với thực tiễn. Quan
điểm của Người về hậu cần quân đội trong chiến tranh được hình thành trên
cơ sở phân tích thực tiễn cách mạng Việt Nam, thực tiễn xây dựng quân đội,

thực tiễn xây dựng ngành Hậu cần Quân đội trong cuộc kháng chiến chống
Pháp và từ sự phân tích, đánh giá đúng đắn thực lực của thực dân Pháp.
Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, LLVT của chúng ta
còn non trẻ, song được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, rèn luyện,
sớm có tinh thần yêu nước và chí căm thù giặc sâu sắc. Quân đội ta là quân
đội cách mạng, từ nhân dân mà ra, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân
dân tin yêu, đùm bọc. Để đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, quân đội ta
không ngừng lớn mạnh, cùng với toàn dân tộc tiến lên đánh bại hoàn toàn
thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều

8


khó khăn, nên vấn đề bảo đảm cung cấp hậu cần các mặt cho quân đội cũng
chưa được bảo đảm đầy đủ. Trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Pháp,
cơng tác bảo đảm hậu cần cho quân đội chiến đấu cũng ln gặp khó khăn
do địch đánh phá, việc vận chuyển, chi viện từ hậu phương ra tiền tuyến vừa
xa xơi, cách trở, vừa khó khăn về đường sá, phương tiện, con người.
Xuất phát từ thực tiễn những thuận lợi, khó khăn của đất nước, qn
đội và cơng tác cung cấp hậu cần, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều
nội dung quan điểm về hậu cần quân đội một cách sáng tạo, phù hợp với
điều kiện đất nước, quân đội và ngành Hậu cần như: cần, kiệm, tự lực, tự
cường; đẩy mạnh tăng gia sản xuất; tích cực lấy của địch đánh địch, đồng
thời tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế... Người cùng với Trung ương
Đảng chỉ đạo hậu cần quân đội dựa vào dân, bám sát nhân dân để phát huy
sức mạnh tổng hợp của toàn dân, động viên cao nhất sức mạnh của nhân dân
vừa chăm lo ni dưỡng LLVT, vừa tích cực kháng chiến tiến tới đánh bại
kẻ thù.
Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần quân đội
trong chiến tranh là sản phẩm của sự nỗ lực chủ quan của Người, trên cơ sở

vận dụng sáng tạo lý luận Mác-Lênin, sự chọn lọc, kế thừa kinh nghiệm,
truyền thống của dân tộc ta, của nhân loại trong lịch sử về bảo đảm hậu cần
cho quân đội, từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, thực tiễn xây dựng quân đội
và ngành Hậu cần QĐND Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược và từ sự phân tích, đánh giá đúng đắn, chính xác thực lực của
thực dân Pháp.
1.2. Những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần
quân đội trong chiến tranh
Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần quân đội
trong chiến tranh được hình thành từ ngay khi Người chỉ đạo thành lập Đội

9


Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (1944) (tiền thân của QĐND Việt
Nam hiện nay). Trong quá trình cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo quân
và dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Người
không ngừng bổ sung, phát triển thành một hệ thống các quan điểm, thơng
qua đó để cùng với Trung ương Đảng chỉ đạo xây dựng ngành Hậu cần, đáp
ứng yêu cầu xây dựng và chiến đấu của Quân đội ta. Dưới đây là một số
quan điểm cơ bản của Người về hậu cần quân đội trong chiến tranh.
1.2.1. Hậu cần quân đội phải dựa vào dân
Đây là một quan điểm lớn, xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
hậu cần qn đội nói chung và cơng tác hậu cần qn đội trong chiến tranh
nói riêng.
Quan điểm này được hình thành dựa trên cơ sở Chủ tịch Hồ Chí Minh
nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng nhân
dân trong lịch sử, kế thừa truyền thống “trọng dân” của dân tộc ta. Đảng ta
do Người sáng lập và rèn luyện, ngay từ khi ra đời và trong q trình lãnh
đạo cách mạng ln qn triệt quan điểm “lấy dân làm gốc”, lấy việc phục

vụ nhân dân làm mục đích cao cả [9].
Hơn thế nữa, quan điểm hậu cần phải dựa vào dân - hậu cần nhân dân
là thể hiện tư tưởng cốt lõi trong đường lối quân sự của Đảng, của học
thuyết và nghệ thuật quân sự Việt Nam là quan điểm chiến tranh nhân
dân “toàn dân giữ nước, cả nước đánh giặc”.
Đây cũng chính là sự tiếp nối, phát triển truyền thống phát huy sức
mạnh hậu cần tồn dân trong chiến tranh giữ nước của ơng cha ta ,đặc biệt
trong lịch sử các trận quyết chiến chiến lược với kẻ thù như trận Bạch Đằng
(năm 938); trận đánh Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu (năm 1075-1076);
trận Như Nguyệt (năm 1077); trận Bạch Đằng (năm 1288); trận Chi Lăng Xương Giang (năm 1427); trận Rạch Gầm - Xoài Mút (năm 1785) trận

10


Ngọc Hồi - Khương Thượng (năm 1789)... Cha ông ta cũng phát huy sức
mạnh của nhân dân trong việc vận tải, chuyên chở hậu cần theo sát các đoàn
quân chiến đấu. Chính sức mạnh hậu cần ấy đã góp phần làm nên những
chiến thắng lừng lẫy trong lịch sử chống ngoại xâm của quốc gia phong kiến
Đại Việt ở các thế kỷ X đến thế kỷ XVIII.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, Hồ Chủ tịch cùng Trung
ương Đảng đặc biệt quan tâm đến xây dựng hậu phương kháng chiến bằng
việc xác định nhiều chủ trương quan trọng xây dựng hậu phương vững mạnh
tồn diện. Nhờ đó, thực lực của chúng ta ngày càng lớn mạnh, đủ sức đảm
bảo cho kháng chiến, nhất là những năm đầu khi ta chưa có điều kiện nhận
được sự chi viện, giúp đỡ của các nước anh em.
Nhân dân đóng góp để tiếp tế, cung cấp, nuôi dưỡng bộ đội, nhưng
không thể chỉ huy động nhân dân, đóng góp mà phải biết bồi dưỡng sức dân.
Hồ Chủ tịch nhắc nhở: huy động sức dân phải gắn với chăm lo bồi dưỡng
sức dân thì mới tăng thêm thực lực để kháng chiến lâu dài. Khi phát động
phong trào mua công trái, Người căn dặn: “phải cố gắng thi đua mua công

trái. Nhưng đồng thời chớ để cạn vốn tăng gia sản xuất”.
Như vậy, quan điểm hậu cần quân đội phải dựa vào dân của Chủ tịch
Hồ Chí Minh chính là thể hiện tư tưởng hậu cần toàn dân trong chiến tranh
nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở
thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược đối với ngành Hậu cần Quân đội. Vì vậy,
trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, ngành Hậu cần Quân
đội đã cùng toàn dân ta đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu của bộ đội trên
chiến trường.
Ngày nay, quan điểm trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có giá
trị to lớn chỉ đạo xây dựng ngành Hậu cần Quân đội làm nòng cốt cho xây
dựng hậu cần toàn dân, hậu cần địa phương và kết hợp các lực lượng hậu

11


cần đó trong thế trận quốc phịng tồn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN.
1.2.2. Cần, kiệm, tự lực, tự cường
Quan điểm cần, kiệm, tự lực, tự cường trong công tác hậu cần quân
đội của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những quan điểm cơ bản của
Người chỉ đạo xây dựng ngành Hậu cần Quân đội nói chung và hậu cần quân
đội trong chiến tranh nói riêng. Đồng thời đây cũng là một bộ phận trong
chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy cao độ mọi nguồn
lực của cả dân tộc phục vụ sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước cũng như
trong sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
ln nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, cần, kiệm. Trong những năm tháng
bơn ba tìm đường cứu nước, Người đã rút ra kết luận: “phải đem sức ta mà
giải phóng cho ta” [8].
Theo Hồ Chủ tịch, trong bất kỳ hoạt động, công tác nào cũng đều phải

nêu cao tinh thần tự lực, tự cường. Trong công tác hậu cần quân đội đặc biệt
là trong điều kiện chiến tranh, chiến trường ác liệt càng cần phải nêu cao và
phát huy tinh thần đó. Thực tiễn điều kiện của đất nước, của nhân dân ta khi
bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp đặt ra những yêu cầu đó. Đất nước
vừa mới giành được độc lập, chính quyền còn non trẻ, hậu quả chiến tranh
để lại nặng nề, đặc biệt nền kinh tế - tài chính kiệt quệ, do đó đời sống của
nhân dân cực kỳ khó khăn, trong khi đó sự giúp đỡ, viện trợ của bạn bè quốc
tế chưa có. Trong hồn cảnh ấy, địi hỏi chúng ta phải phát huy tinh thần tự
lực , tự cường để chiến đấu .Quân đội và hậu cần quân đội dĩ nhiên khơng
thể chỉ trơng chờ vào kinh phí của Nhà nước và sự đóng góp của nhân
dân.Hồ Chủ tịch chỉ rõ, quân nhu và lương thực nếu cứ trơng chờ cả vào
nhân dân thì sẽ làm cho họ gánh vác nặng nề khơng thể kham nổi. Do đó,

12


hơn lúc nào hết, công tác bảo đảm hậu cần cho quân đội phải nêu cao tinh
thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn quyết tâm đánh giặc.
Quan điểm cần, kiệm, tự lực, tự cường của Hồ Chủ tịch trở
thành phương châm chỉ đạo ngành Hậu cần Quân đội trong kháng chiến chống
Pháp nói riêng và trong tồn bộ sự nghiệp xây dựng ngành Hậu cần nói chung.
Tiết kiệm là vấn dề “quốc sách” đối với mọi quốc gia, đặc biệt đối
với những nước nghèo như nước ta, lại trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo
sau Cách mạng Tháng Tám, thì vấn đề này càng trở nên bức xúc.
Thực hiện việc tiết kiệm, đối với hậu cần quân đội, Hồ Chủ tịch chỉ
rõ: phải triệt để thực hiện tiết kiệm, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức,
mồ hôi xương máu của nhân dân và bộ đội, tiết kiệm tiền bạc, của cải, vũ
khí... Đó là sự tiết kiệm rất cụ thể, thực tế, thể hiện sâu sắc quan điểm của
Hồ Chủ tịch.
Trong thực hành tiết kiệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ việc giữ tốt,

dùng bền mọi vật tư, phương tiện, trang bị... Người chỉ rõ: Vũ khí, trang bị
là do mồ hơi, nước mắt của nhân dân đóng góp, nếu khơng giữ tốt, dùng bền,
để hư hao mất mát sẽ ảnh hưởng đến sức chiến đấu của bộ đội, là lãng phí
của dân. Nước ta nghèo, nhân dân cịn vất vả, mọi đóng góp của dân là để bộ
đội ăn no đánh thắng, nếu bộ đội khơng có ý thức tiết kiệm, sẽ gây khó khăn
cho kinh tế đất nước, sẽ có tội với nhân dân.
Tuy nhiên, theo Người tiết kiệm phải đúng mục đích, đúng lúc, đúng
chỗ, đem lại hiệu quả cao phục vụ đời sống bộ đội, nhân dân. Quan điểm tiết
kiệm của Người trái với chủ nghĩa “khắc kỷ”, hành động keo kiệt, hà tiện,
cực đoan, ăn đói nhịn khát.
Đi liền với việc tiết kiệm, Người dạy cán bộ, chiến sỹ làm công tác
hậu cần phải biết chống lại thói tham ơ, lãng phí, đặc quyền, đặc lợi, thu vén
cá nhân. Người làm công tác bảo đảm hậu cần cho bộ đội, trước hết được

13


giao việc quản lý mọi vật chất, trang bị và thực hiện việc phân phát, bảo đảm
tới từng đơn vị, chiến sỹ, phục vụ bộ đội. Do đó nếu để những hành động
tham ơ, lãng phí, đặc quyền đặc lợi xảy ra thì người chiến sỹ sẽ thiếu thốn và
ảnh hưởng đến sức chiến đấu, tinh thần chiến đấu của họ.
Về vấn đề tự lực, tự cường của công tác hậu cần quân đội trong chiến
tranh, Hồ Chủ tịch chỉ rõ: Các chú đã hiểu rõ kháng chiến nhất định thắng
lợi, muốn thắng lợi thì phải trường kỳ, muốn trường kỳ phải tự lực cánh
sinh. Vì vậy, mặc dù quân đội ta, ngành Hậu cần Quân đội dựa vào nhân
dân, song khơng thể chỉ chờ sự đóng góp của nhân dân, ỷ lại vào nhân
dân mà phải nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, tự vươn lên, kể cả trong
điều kiện có chiến tranh cũng vậy. Theo Hồ Chủ tịch, tự lực, tự cường là
một biện pháp hiệu quả để tạo lực, tạo nguồn hậu cần bảo đảm cho bộ đội
chiến đấu và chiến thắng trong lúc điều kiện cung cấp của Nhà nước và nhân

dân có hạn. Theo Người, tự lực, tự cường trong Quân đội cũng “là một bộ
phận trong chính sách tự lực cánh sinh”. Và để thực hiện tự lực, tự cường,
Người dạy bộ đội phải tích cực tăng gia sản xuất, phải thực hiện tự cấp tự
túc bằng cách thiết thực tăng gia sản xuất. Mọi người, mọi đơn vị “phải
tranh thủ tăng gia để có thêm rau ăn. Dù nay đây mai đó cũng cần tăng
gia. Mình khơng ăn thì để cho đơn vị khác ăn, nhân dân ăn” [7].
Người cũng yêu cầu hậu cần quân đội phải tự sản xuất từ nhỏ đến
lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ một lĩnh vực đến nhiều lĩnh vực, như cố gắng
để sản xuất được một số thuốc phục vụ cứa chữa thương bệnh binh; sản
xuất một số loại vũ khí, phụ tùng thay thế, cải tiến vũ khí, khí tài trang bị
phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết cũng như tổ chức biên chế và cách
đánh của Quân đội ta.
Để tạo thêm nguồn cho hậu cần, bổ sung lực lượng chiến đấu cho
Quân đội trong chiến tranh, trên chiến trường, Hồ Chủ tịch rất coi trọng

14


vấn đề nguồn thu chiến lợi phẩm và việc sử dụng nó (chiến lợi phẩm lương
thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men, vũ khí...). Đây cũng là vấn đề Hồ
Chủ tịch đề cập với ý nghĩa như là một biện pháp để thực hiện tự lực, tự
cường trong Quân đội.
Một trong những biện pháp để thực hiện tự lực, tự cường của ngành
Hậu cần Quân đội mà Hồ Chủ tịch đề cập đến là “phải thi đua học tập, công
tác tốt”. Đối với bộ đội, việc học tập là rất quan trọng, học tập cả chính trị, cả
về chun mơn kỹ thuật để không ngừng tiến bộ. Với cán bộ hậu cần, phải
học tập và công tác tốt để ngày càng phục vụ bộ đội tốt hơn, để nắm bắt được
khoa học kỹ thuật, vũ khí để từ đó mới sản xuất được vũ khí, cải tiến được
trang bị.
Như vậy, theo Hồ Chủ tịch, dù trong điều kiện chiến tranh, người cán

bộ hậu cần, ngành Hậu cần Quân đội cũng ln phải tích cực học tập cơng
tác “để tiến bộ khơng ngừng về chính trị, tư tưởng, về chun mơn kỹ thuật”
và Người luôn “mong chiến sỹ và cán bộ ta cố gắng mãi và tiến bộ nhiều”.
Quan điểm cần, kiệm, tự lực, tự cường trong công tác hậu cần quân
đội trong chiến tranh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành quan điểm chỉ
đạo chiến lược đối với công tác hậu cần qn đội khơng chỉ trong điều kiện
có chiến tranh, mà cả trong sự nghiệp xây dựng ngành Hậu cần nói chung
nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và chiến đấu của QĐND Việt Nam. Vì
vậy, trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
ngành Hậu cần Quân đội đã luôn phát huy tinh thần cần, kiệm, tự lực, tự
cường, khắc phục khó khăn phục vụ bộ đội chiến đấu trên các chiến
trường, góp phần cùng tồn qn, tồn dân đánh bại kẻ thù xâm lược.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng ngành Hậu cần vững mạnh toàn
diện đáp ứng yêu cầu xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy,

15


tinh nhuệ, từng bước hiện đại, quan điểm trên đây của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vẫn cịn giá trị chỉ đạo to lớn.
1.2.3. Quan điểm phục vụ bộ đội
Phục vụ bộ đội là quan điểm xuyên suốt trong tư tưởng của Hồ Chí
Minh về hậu cần quân đội trong chiến tranh nói riêng và trong cả sự nghiệp
xây dựng ngành Hậu cần Quân đội nói chung. Quan điểm này chỉ đạo tồn bộ
mục đích, nhiệm vụ và phương châm hoạt động của hậu cần quân đội.
Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi
Người hiểu được nỗi thống khổ, nỗi tủi nhục của người dân nơ lệ, ra đi tìm
đường cứu nước, cho đến khi từ giã thế giới, đi vào cõi vĩnh hằng, Người chỉ
có một mục đích cao cả là đem hết sức lực để phục vụ Tổ quốc, phục vụ
nhân dân. Đối với Người, làm việc khơng phải vì “cơng danh phú quý”, kể

cả khi ở cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng, Người coi đó là trách
nhiệm mà nhân dân đã “uỷ thác”, Người ví “cũng như một người lính vâng
mệnh quốc gia”. Đối với Người, khơng có gì vẻ vang, tốt đẹp bằng phục vụ
lợi ích của nhân dân [5].
Từ mục tiêu cao cả đó, Người ln nhắc nhở, giáo dục cán bộ phải hết
lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, mỗi cán bộ phải thực sự là “người
đấy tớ trung thành, tận tụy của nhân dân”. Có như vậy mới được dân yêu
mến, mới được lòng nhân dân.
Để phục vụ được tốt, mỗi cán bộ, chiến sỹ, nhân viên hậu cần phải
nhận thức đúng vị trí, vai trị của cơng tác hậu cần. Cơng tác hậu cần quân
đội là một mặt của công tác quân sự, một trong những yếu tố tạo thành sức
mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội. Ngay từ ngày đầu thành lập
Quân đội (tháng 12/1944), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nguyên tắc tổ
chức, phương châm hoạt động và cả việc cung cấp, tiếp tế, nuôi dưỡng bộ
đội: “nguồn cung cấp sẽ dựa vào dân”.

16


Với quan điểm đúng đắn về vị trí, vai trị của cơng tác hậu cần qn
đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần chỉ đạo khắc phục những quan điểm
không đúng như coi nhẹ, hạ thấp công tác hậu cần, hoặc cho rằng công tác
hậu cần là tạp dịch, ai cũng làm được. Cũng với tư tưởng đúng đắn trên đây,
Người đã góp phần định hướng tư tưởng, xác định trách nhiệm, thái độ cho
cán bộ, chiến sỹ, nhân viên làm công tác phục vụ, bảo đảm hậu cần; đồng
thời động viên đội ngũ này yên tâm và ngày càng làm tốt hơn công việc
phục vụ bộ đội, để bộ đội có thêm sức mạnh và ý chí chiến thắng kẻ thù.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ nhiệm vụ, mục đích của cơng tác bảo
đảm hậu cần cho bộ đội ở ngoài mặt trận là phải làm sao cho bộ đội đủ ăn,
đủ mặc, đủ thuốc, đủ súng. Nhiệm vụ và mục đích đã rõ ràng, song để thực

hiện được đúng như vậy không phải là dễ. Để thực hiện được “bốn đủ” trong
điều kiện chiến tranh ác liệt, khó khăn, nguồn cung cấp thiếu thốn về nhiều
mặt, thì u cầu đội ngũ những người làm cơng tác cung cấp, bảo đảm hậu
cần khơng chỉ có tài năng, lòng dũng cảm, mà còn phải nêu cao tinh thần
trách nhiệm phục vụ. Người chỉ rõ: mỗi cán bộ, chiến sỹ, nhân viên hậu cần
làm công tác phục vụ bộ đội phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý, khai
thác, cung cấp những trang bị vật chất, đến tận tay từng chiến sỹ ngồi mặt
trận. Có như vậy, họ mới có thêm sức mạnh, ý chí chiến đấu với qn thù.
Trách nhiệm ấy đồng thời còn là lương tâm và nghĩa vụ của mỗi cán bộ,
chiến sỹ hậu cần.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ phương châm phục vụ bộ đội là cơng
bằng, bình đẳng, cụ thể, tỷ mỷ. Đó là những đức tính của người làm cơng tác
quản lý, phục vụ. Người chiến sỹ ở ngoài chiến trường đối mặt với kẻ thù
nguy hiểm, quyết liệt từng giờ, từng phút, do đó họ khơng có điều kiện và
thời gian để quan tâm tới mọi tiêu chuẩn, chế độ. Muốn làm được như vậy,
cán bộ, chiến sỹ hậu cần quân đội phải luôn bám sát yêu cầu chiến đấu và

17


đời sống của bộ đội, nghĩa là mỗi người làm công tác hậu cần và công tác
hậu cần phải xác định đúng phương châm: hướng ra tiền tuyến, tất cả cho
tiền tuyến, tất cả cho bộ đội đánh thắng giặc.Trong quan điểm của mình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc bảo đảm mọi nhu cầu vật chất, sinh hoạt tới
từng đơn vị cơ sở, tới tận tay người chiến sỹ làm mục tiêu và thước đo hoàn
thành nhiệm vụ.
Để “phục vụ bộ đội” được tốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh địi hỏi mỗi cán
bộ, nhân viên hậu cần ngồi tinh thần trách nhiệm “tận tâm, tận lực” với
cơng việc, thì phải có tình cảm cách mạng, tình đồng chí đồng đội sâu sắc.
Phục vụ bộ đội là “bổn phận” của cán bộ cung cấp, song trong đó phải thể

hiện tình cảm, chứ không phải chỉ cứng nhắc là “trách nhiệm”. Vì vậy, Hồ
Chủ tịch yêu cầu cán bộ cung cấp và ngành Hậu cần phải thương yêu, săn
sóc họ cả “đời sống vật chất và tinh thần”.
Để làm tròn “bổn phận” phục vụ bộ đội, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh
ngành Hậu cần phải được tổ chức chặt chẽ theo hệ thống từ hậu cần chiến
thuật (bảo đảm hậu cần cho từng trận đánh, từng đơn vị) đến hậu cần chiến
dịch và hậu cần chiến lược. Người rất chú ý về bộ máy phải gọn gàng, hợp
lý, năng động, tránh “kềnh càng” và do đó tổ chức sẽ có hiệu lực cao, mỗi
người trong tổ chức sẽ phát huy được năng suất, chất lượng, hiệu quả làm
việc của mình.
Để bộ máy vận hành tốt, cơ chế, tổ chức được thực hiện, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc sắp xếp, giáo dục, đào tạo nhân viên
làm công tác hậu cần. Người chú ý cả phẩm chất và năng lực của người làm
cơng tác hậu cần, trong đó nhấn mạnh về phẩm chất đạo đức và giáo dục đạo
đức, đặc biệt là đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Người đã
giải thích thế nào là cần, là kiệm, là liêm, là chính và đề ra những yêu cầu để
thực hiện được những điều đó.

18


×