Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tiểu Luận - Vai trò của Tokugawa Ieyasu trong việc thống nhất Nhật Bản và thành lập Mạc phủ Tokugawa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.92 KB, 5 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NHẬT BẢN HỌC

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ NHẬT BẢN
ĐỀ TÀI: VAI TRỊ CỦA TOKUGAWA IEYASU
TRONG VIỆC THỐNG NHẤT NHẬT BẢN VÀ THÀNH LẬP MẠC PHỦ
TOKUGAWA

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Huỳnh Phương Anh
Sinh viên thực hiện

: Đỗ Thị Thùy Dung

Mã số sinh viên

: 1456190015


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 5
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ......................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 6
7. Bố cục ........................................................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TIỂU SỬ TOKUGAWA IEYASU .............................. 7


CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CỦA TOKUGAWA
IEYASU ........................................................................................................................... 8
1. Trở thành đồng minh của Oda Nobunaga ................................................................. 8
2. Tham gia hội đồng nhiếp chính sau khi Toyotomi Hideyoshi mất ........................ 10
3. Trận Sekigahara – thống nhất đất nước .................................................................. 10
CHƯƠNG 3: ĐĨNG GĨP CỦA TOKUGAWA IEYASU TRONG CHÍNH QUYỀN
MẠC PHỦ TOKUGAWA ............................................................................................. 12
1. Thiết lập chính quyền mạc phủ Tokugawa ............................................................. 12
2. Chính sách đối nội .................................................................................................. 14
3. Chính sách đối ngoại............................................................................................... 16
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 19

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản, cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 được rất
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đây là cột mốc Nhật Bản từ một quốc gia phong kiến
với nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược vươn lên thành nước đế quốc hùng mạnh,
tham gia vào Chiến tranh Thế giới thứ hai với tư cách phe phát xít. Tại Việt Nam đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về cuộc duy tân này, chỉ ra được những đặc điểm, nguyên
nhân, ý nghĩa của nó đối với Nhật Bản và đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng
vào Việt Nam. Trong chương trình học phổ thơng, lịch sử Nhật Bản cũng được giảng
dạy từ cuộc Duy tân Minh Trị trở về sau. Duy tân Minh Trị được đánh giá là có vai trị
quyết định tạo nên Nhật Bản “thần kỳ”, tuy nhiên từ đó người ta dễ quên đi đóng góp
của các thời kỳ lịch sử trước Minh Trị vào Nhật Bản “thần kỳ” ấy. Hơn nữa, cuộc Duy
tân Minh Trị diễn ra trong bối cảnh chính quyền Mạc phủ Tokugawa suy yếu, chính trị
xã hội Nhật Bản hỗn loạn cộng với nguy cơ bị đe dọa chủ quyền từ các nước bên ngồi

nên khó tránh khỏi việc những ai tìm hiểu về Duy tân Minh Trị sẽ dễ bỏ qua ý nghĩa, vai
trị tích cực của Mạc phủ Tokugawa, phần nào khiến cho họ không hiểu rõ hết về
nguyên nhân phát triển thần kỳ của Nhật.
Thời đại Mạc phủ Tokugawa mở ra một giai đoạn mới của lịch sử Nhật Bản khi
chấm dứt thời kỳ loạn lạc kéo dài suốt trên dưới một thế kỷ - thời kỳ vẫn hay được gọi là
thời “Chiến quốc”. Việc lập ra Mạc phủ Tokugawa có ý nghĩa rất lớn, giúp xây dựng lại
một Nhật Bản ổn định, phát triển, củng cố mạnh tinh thần dân tộc bằng những chính
sách, cải cách của mình trước bối cảnh cuối thời Chiến quốc, những người phương Tây
đầu tiên đặt chân đến Nhật trong khi đất nước đang phải chịu loạn lạc triền miên hủy
hoại nghiêm trọng kinh tế, xã hội và cả những đức tính tốt đẹp vốn có. Trong bối cảnh
tranh giành quyền lực khốc liệt của các lãnh chúa, các tập đoàn samurai cộng thêm mối
nguy bị xâm lược từ bên ngồi như vậy, làm thế nào để có thể thống nhất đất nước và
3


gây dựng nên một chính quyền trung ương vững chắc tồn tại suốt khoảng 250 năm là
câu hỏi đã thôi thúc tơi tìm hiểu về người sáng lập ra mạc phủ Tokugawa – Tokugawa
Ieyasu. Tokugawa Ieyasu là một nhân vật nổi bật trong lịch sử Nhật Bản nên tiểu sử,
tích cách, hoạt động qn sự, chính sách… của ơng nhận được khá nhiều quan tâm tìm
hiểu, nghiên cứu. Trong giới hạn của bài tiểu luận này, tôi tập trung nghiên cứu “Vai
trò của Tokugawa Ieyasu trong việc thống nhất Nhật Bản và thành lập mạc phủ
Tokugawa” với mong muốn giải đáp được thắc mắc của chính mình, mở ra một góc
nhìn về thời kì đầu của mạc phủ Tokugawa – thời kì ít được nhắc đến khi nghiên cứu về
Nhật Bản ở Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về nhân vật lịch sử Tokugawa Ieyasu của các
tác giả Việt Nam và nước ngoài. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và khả năng nghiên
cứu của bản thân, tơi chỉ có thể tiếp cận được một phần nhỏ trong số những cơng trình
ấy.
Trong cuốn “Lịch sử Nhật Bản” của tác giả Lê Văn Quang (Tủ sách trường Đại

học Khoa học xã hội và Nhân văn 1998), nhân vật Tokugawa Ieyasu đã được nhắc đến
trong dòng chảy lịch sử Nhật Bản với những sự kiện, hoạt động của cuộc đời ông.
Cuốn “Mười hai người lập nên nước Nhật” của Sakaiya Taichi đã phân tích về
tính cách, hoạt động của Tokugawa Ieyasu và những ảnh hưởng mà ông để lại cho Nhật
Bản.
Cuốn “Nhật Bản quá khứ và hiện tại” của Edwin O.Reischauer đã miêu tả về
Nhật Bản trong lịch sử, ở đó q trình thống nhất đất nước và thiết lập chính quyền mạc
phủ Tokugawa đã được tác giả nhắc đến.
Tác giả George Sansom viết bộ “Lịch sử Nhật Bản” gồm ba tập ứng với ba thời
kỳ của lịch sử Nhật Bản. Ở tập 2 và tập 3 của bộ sách này, tác giả có miêu tả các nhân
vật Oda Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu, nói đến các kiện trong
q trình thống nhất đất nước. Các chính sách và tình hình xã hội dưới thời mạc phủ
Tokugawa cũng được nhắc đến.
4


Sách “Nhật Bản cận đại” của tác giả Vĩnh Sính có nói về tình hình chính trị,
kinh tế, xã hội Nhật Bản ở thời cận đại, trước khi cuộc Minh Trị Duy tân diễn ra.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài tiểu luận này là chỉ ra những đóng góp của nhân vật Tokugawa
Ieyasu đối với việc chấm dứt thời kỳ nội chiến và mở ra chính quyền mạc phủ mới. Bài
nghiên cứu này chia vai trị đóng góp của ơng làm hai phần chính:
-

Vai trị trong việc chấm dứt nội chiến, thống nhất đất nước.

-

Vai trò tạo ra những chính sách, cải cách tạo tiền đề cho mạc phủ


Tokugawa cai trị đất nước suốt thời kỳ ổn định kéo dài.
Thơng qua việc tìm hiểu về những đóng góp của ơng, ta có thể hiểu thêm về một
nhân vật nổi tiếng của lịch sử, đồng thời thấy được những viên gạch đặt nền móng cho
thời kỳ mạc phủ Tokugawa – một thời kỳ chính trị tạo ra những ảnh hưởng to lớn cho
văn hóa, xã hội, tính cách con người Nhật Bản.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của tiểu luận là những hoạt động, chính sách có ảnh
hưởng quan trọng đối với Nhật Bản của nhân vật Tokugawa Ieyasu. Để nghiên cứu một
cách toàn diện và khách quan, nhân vật được đặt vào mối quan hệ với một số nhân vật
khác cùng thời như Oda Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi, Ishida Mitsunari. Về nhân vật
Tokugawa Ieyoshi, những nét tiêu biểu về tiểu sử, tính cách nhân vật cũng sẽ được nhắc
đến.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Tiểu luận cung cấp cái nhìn lịch sử dưới góc độ tổng hợp, phân tích các đóng góp
của Tokugawa Ieyasu - một nhân vật đóng vai trị sáng lập ra chính quyền trung ương
mới. Kết quả nghiên cứu của tiểu luận sẽ giúp giải thích được phần nào sự thống nhất
nước Nhật trong thời Chiến quốc và những hoạt động đầu tiên để xây dựng chính quyền
5

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)



×