Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Tiểu luận vai trò của truyện cổ tích và phát triển hứng thú đọc truyện cổ tích cho Học sinh Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.48 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài...........................................................................
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu....................................................
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................
6. Cấu trúc đề tài................................................................................

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH ĐỐI VỚI HỌC
SINH TIỂU HỌC
1.1. Khái niệm truyện cổ tích
1.2. Phân loại truyện cổ tích
1.3. Vai trò của truyện cổ tích đối với sự phát triển của học sinh
Tiểu học
1.3.1 Giá trị nhận thức
1.3.2 Giá trị giáo dục
1.3.3 Giá trị thẩm mĩ

Tiểu kết chương 1

1


CHƯƠNG 2: TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TIỂU HỌC HIỆN NAY VÀ PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ ĐỌC
TRUYỆN CỔ TÍCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1. Truyện cổ tích trong chương trình Tiểu học.
2.1.1 Thống kê truyện cổ tích trong chương trình Tiểu học
2.1.2 Nhận xét các truyện cổ tích trong chương trình Tiểu học



2.2. Các biện pháp phát triển hứng thú đọc truyện cổ tích cho học
sinh Tiểu học
Tiểu kết chương 2
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học là một loại hình nghệ thuật thuộc hình thái ý thức xã hội. Đã từ
lâu, văn học đóng vai trò là một chiếc chìa khóa vạn năng mở cánh cửa trí thức
đưa con người tới những chân trời rộng lớn, cũng nhờ văn học mà tâm hồn con
người được bồi đắp mãi lên. Quả đúng như lời nhận định của nhà văn M.Gorki:
““Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản
thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.”
Như dòng sông ra biển lớn, văn học dân gian là một nhánh sông, một
bộ phận của biển cả văn học, đóng góp một khối lượng đồ sộ tác phẩm làm nên
một nền văn học dân tộc giàu có, phong phú và đa dạng. Không những thế nó

3


còn được coi là điểm tựa về mặt tinh thần cho dân tộc ấy phát triển. Như ở Việt
Nam nhìn theo chiều rộng nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một
nét văn hoá dân gian riêng. Nhìn theo chiều sâu, nền văn học dân gian Việt Nam
đã trải qua hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời các vua
Hùng đến ngày nay. Đi suốt chiều dài lịch sử ấy, trong tâm hồn của 54 dân tộc

không có thời kì nào, giai đoạn nào nhân dân ta không sáng tác văn học dân
gian. Chính sức sống tiềm ẩn ấy của nền văn học dân gian nói riêng và nền văn
hóa dân gian nói chung đã làm nên nét đẹp trong tâm hồn người Việt.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thì truyện cổ tích chiếm
một khối lượng lớn, phản ánh được nhiều mặt tư tưởng, thái độ, tình cảm của
nhân dân trong suốt chiều dài lịch sử. Ra đời trong một xã hội có sự phân chia
giai cấp, truyện cổ tích không chỉ phản ánh những mối quan hệ giữa con người
với con người mà còn là tiếng thở dài của những mảnh đời, những nhân vật,
những số phận bị áp bức trong xã hội. Bước vào thế giới của những truyện cổ
tích người đọc không chỉ thỏa mãn được như cầu tìm hiểu, khám phá về chuyện
đời xa xưa mà còn rút ra được những bài học về nguyên tắc sống, nguyên tắc
làm người. Bởi vậy, nghiên cứu từng khía cạnh, từng lĩnh vực của truyện cổ tích
vẫn luôn là một yêu cầu bức thiết với mỗi người khi quan tâm, tìm hiểu nền văn
học dân tộc, văn học nhân loại.
Học sinh Tiểu học được chúng ta âu yếm gọi bằng một cái tên khác đầy ý
nghĩa: “lứa tuổi cổ tích”. Ở lứa tuổi này, các em nhìn đời bằng đôi mắt trong veo
và tin cậy, “suy nghĩ bằng hình ảnh”, sống với thế giới của cái Đẹp, của viễn
tưởng và sáng tạo. Trẻ cũng rất ưa thích sự phiêu lưu để khám phá và ngạc nhiên
trước những bí mật của cuộc sống...Tất cả những điều đó đã đưa các em đến gần
với cổ tích, thả mình bay bổng cùng với các nhân vật của truyện để cho trí tưởng
tượng trẻ thơ có cơ hội du ngoạn đến những xứ sở lạ kì. Chính vì thế mà V.A
Xukhômlinxki -nhà giáo dục nổi tiếng người Nga đã cho rằng: “Truyện cổ tích
là môi trường nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, là ngọn gió tươi mát thổi bùng ngọn lửa
tư duy và ngôn ngữ của trẻ”. Quả thực rất khó tìm thấy một thế giới tràn đầy cái

4


Đẹp, lung linh những biểu tượng đượm màu sắc thần thoại như trong truyện cổ
tích. Đến với cổ tích chính là cơ hội cho trẻ nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc thẩm

mĩ và phát huy trí tưởng tượng, đồng thời giúp chúng tìm tòi lẽ sống, làm phong
phú tình cảm, đem đến cho ta niềm vui, giúp con người sống tốt hơn, nhân ái
hơn . Như thế chính là trẻ đã được phát triển về mặt tâm hồn-một trong hai mục
đích chính của giáo dục trẻ ở bậc Tiểu học. Đây cũng là lứa tuổi đang trong quá
trình hình thành và phát triển nhân cách, cần được thụ hưởng những giá trị văn
học, xây dựng những hình tượng đẹp, tốt, tích cực (vì trẻ em hay có sự bắt
chước).
Như vậy, truyện cổ tích là một nhu cầu không thể thiếu với học sinh
tiểu học. Thấy được vai trò quan trọng của truyện cổ tích với trẻ em, các soạn
giả đã đưa vào chương trình giáo dục học sinh tiểu học một số lượng đáng kể
các câu truyện cổ tích để không chỉ thỏa mãn nhu cầu của các em mà còn nhằm
giáo dục thẩm mỹ, bồi dưỡng tình cảm và hình thành nhân cách trẻ ngay từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày càng phát
triển, sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật khiến
cho con người cùng một lúc có thể tiếp nhận tri thức từ nhiều kênh khác nhau.
Trẻ em cũng là một lực lượng năng động được làm quen với nhiều loại hình giải
trí tốn nhiều thời gian mà xa dần những truyện cổ tích giản dị, trong sáng. Mặc
dù truyện cổ tích nói chung không thể thay thế được tất cả các nhân tố cấu thành
nên việc giáo dục nhưng việc giáo dục trẻ em bằng truyện cổ tích là một việc
làm đơn giản và thiết thực.
Là một giáo viên tiểu học tương lai, ý thức rõ vai trò bản thân là
một cô giáo của tổng thể, không chỉ cung cấp kiến thức cho các em mà còn giáo
dục thẩm mỹ, bồi dưỡng tình cảm và hình thành nhân cách cho các em để các
em trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu của mình là: “ Vai trò của truyện cổ tích và phát triển hứng thú
đọc truyện cổ tích cho học sinh Tiểu học”.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

5



Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo viết về
truyện cổ tích ở những khía cạnh khác nhau như: tìm hiểu đặc trưng thi pháp của
truyện cổ tích thần kỳ; phương pháp xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích …
nhưng để đi sâu nghiên cứu về ý nghĩa, vai trò của truyện cổ tích thần kỳ với
việc giáo dục học sinh tiểu học thì chưa có công trình nghiên cứu riêng, cụ thể .
Nhìn một cách khái quát,các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học cũng có
đưa ra nhận định về giá trị, vai trò của cổ tích. Chúng góp phần mang lại cho
người nghe/ người đọc những món quà tinh thần vô giá. Như M.Gorki nhận xét:
“Truyện cổ tích luôn luôn chiếu rọi ánh sáng vào một thế giới khác”.
Ở Việt Nam do những điều kiện khách quan và chủ quan mà việc
nghiên cứu này chưa được quan tâm đúng mức. Những công trình nghiên cứu tỉ
mỉ mang tính chất khoa học cao về thể loại này vẫn là vấn đề mà chúng ta đang
chờ đợi. Phần lớn những bài viết trên các tạp chí, sách xuất bản thường thiên về
những khuynh hướng quen thuộc như: giải thích cốt truyện, bình giảng những
hình tượng được xây dựng trong truyện, hình ảnh nhân vật trẻ thơ,...
Như vậy, mặc dù truyện cổ tích có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo
dục học sinh tiểu học nhưng vẫn chưa được tìm hiểu ,nghiên cứu một cách thỏa
đáng. Dường như người ta vẫn coi truyện cổ tích như một món ăn tinh thần để
giải trí cho học sinh mà chưa thấy đầy đủ vai trò của nó.
Với mong muốn được hiểu thêm, hiểu sâu hơn nữa về vai trò của
truyện cổ tích với việc giáo dục học sinh tiểu học đã đưa tôi đến đề tài: “Vai trò
của truyện cổ tích và phát triển hứng thú đọc truyện cổ tích cho học sinh
Tiểu học”.

3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu

6



Đề tài: “Vai trò của truyện cổ tích và phát triển hứng thú đọc
truyện cổ tích cho học sinh Tiểu học” mong đem tới một cái nhìn về truyện cổ
tích khẳng định về vai trò truyện cổ tích một cách sâu sắc và toàn diện hơn về
giá trị nhân văn mà chúng mang lại đối với học sinh Tiểu học.
Tìm hiểu những truyện cổ tích có trong chương trình Tiểu học và đề ra
các biện pháp phát triển hứng thú đọc truyện cổ tích cho học sinh Tiểu học.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hướng tới hai nhiệm vụ trọng tâm :
- Phân tích, khẳng định vai trò của truyện cổ tích đối với học sinh Tiểu học
- Thống kê các truyện cổ tích có trong chương trình Tiểu học và từ đó đề xuất
một số biện pháp nhằm phát triển hứng thú đọc truyện cổ tích cho học sinh Tiểu
học.

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề của truyện cổ tích đối với việc giáo dục học sinh Tiểu học.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những vai trò của truyện cổ tích đối với học sinh Tiểu học (đề tài
nghiên cứu).
Thống kê những truyện cổ tích trong chương trình Tiểu học, rút ra ý nghĩa,
những bài học giáo dục cho học sinh và đề ra một số giải pháp phát triển hứng
thú đọc truyện cổ tích cho học sinh Tiểu học.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện có kết quả đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:

7



- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về vai trò của
truyện cổ tích.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát nội dung dạy học truyện cổ tích
trong chương trình Tiểu học để hiểu thực trạng dạy học truyện cổ tích cho học
sinh Tiểu học.
- Phương pháp thống kê, khảo sát các truyện cổ tích trong chương trình Tiểu học
- Phương pháp mô tả phân tích giúp làm rõ các nội dung của đề tài.
- Phương pháp so sánh giúp làm rõ vị trí, nét đặc sắc của các tác phẩm truyện cổ
tích.
- Phương pháp tổng hợp giúp bao quát, đánh giá tổng thể vấn đề nghiên cứu.

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 2 chương:
- Chương 1: Vai trò của truyện cổ tích đối với học sinh Tiểu học.
- Chương 2: Truyện cổ tích trong chương trình Tiểu học và phát triển hứng thú
đọc truyện cổ tích cho học sinh Tiểu học.

NỘI DUNG

8


CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH ĐỐI VỚI HỌC
SINH TIỂU HỌC
1.1 Khái niệm truyện cổ tích
Từ xưa đến nay, các nhà nghiên cứu về văn học dân gian trên thế giới,
cũng như trong nước đã đưa ra những quan niệm khác nhau về truyện cổ tích,
nhưng chưa có cách diễn đạt về khái niệm cổ tích chung nhất. Tuy nhiên, hiện
nay giới nghiên cứu về truyện dân gian cũng đã có những điểm gần gũi nhau về
quan niệm. Chúng ta có thể điểm qua một số quan niệm tiêu biểu như sau:

Theo khuynh hướng thiên về đặc điểm riêng, đặc điểm thi pháp của
truyện cổ tích và làm cơ sở cho việc hình thành khái niệm, anh em Grimm đã
đưa ra khái niệm. Khái niệm này, đã được công chúng ở châu Âu đón nhận:
“Truyện cổ tích là những truyện được xây dựng nên bằng trí tưởng tượng về thế
giới thần kì, những câu chuyện không có quan hệ với những điều kiện của đời
sống thực và làm thỏa mãn người nghe thuộc mọi tầng lớp xã hội ngay cả dù cho
họ tin hay không tin vào những điều được nghe kể”.
Theo ý kiến của V.Propp nhà nghiên cứu về motip, bước đầu ta có thể
định nghĩa truyện cổ tích: “Truyện cổ tích là một thể loại truyện kể, phân biệt
với các loại truyện kể khác do những nét đặc trưng về thi pháp của nó”. Trên cơ
sở những nguyên tắc, nhà nghiên cứu Folklore người Nga này cũng đưa ra khái
niệm như sau: “Truyện cổ tích là những truyện kể truyền miệng, lưu

9


hành trong nhân dân, có mục đích giải trí người nghe, nội dung kể lại những sự
kiện khác thường (những sự kiện tưởng tượng có tính chất thần kỳ hoặc thế sự)
và mang những nét đặc trưng về hình thức cấu tạo và phong cách thể hiện”.
Theo Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, thì
“Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời cổ đại, gắn liền với
quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành của giai cấp phụ
quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội; nó hướng vào những vấn đề cơ bản,
những hiện tượng có tính chất phổ biến trong đời sống nhân dân, đặc biệt là
những xung đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia
đình và xã hội. Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là
“Tưởng tượng và hư cấu cổ tích”), kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù
khác để phản ánh đời sống và ước mơ của nhân dân đáp ứng nhu cầu nhận thức,
thẩm mỹ, giáo dục và giải trí của nhân dân trong những thời kỳ, những hoàn
cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp (ở Việt Nam chủ yếu là xã hội

phong kiến)” [28, tr.61].
Tác giả Chu Xuân Diên trong cuốn Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam cho
rằng, trong hàng loạt định nghĩa đã có về truyện cổ tích, có thể nêu lên mấy nội
dung chung ít nhiều có sự thống nhất như sau:
“Truyện cổ tích nảy sinh từ xã hội nguyên thủy, do đó có những yếu tố
phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên và xã
hội có ý nghĩa ma thuật. Song, truyện cổ tích phát triển chủ yếu trong xã hội có
giai cấp nên chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của
nhân dân về cuộc sống xã hội muôn màu muôn vẻ với những xung đột đặc trưng
cho các thời kỳ lịch sử khi đã có tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn
giai cấp và đấu tranh giai cấp.

10


Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực
tại, đồng thời nói lên những quan niệm đạo đức, những quan niệm về công lý xã
hội và mơ ước về cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại.
Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân,
và ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kỳ tạo nên một đặc trưng nổi
bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ” [3, tr.4].
Theo Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, thì
“Truyện cổ tích là loại sáng tác văn nghệ của nhân dân. Nó có đặc trưng nghệ
thuật riêng biệt không giống với các loại truyện ngụ ngôn, khôi hài, tiếu lâm,
cũng như có phần khác với thần thoại, truyện tôn giáo và truyện thời sự. Do tính
chất truyền miệng, nó mang hình thức truyện kể chứ không mang hình thức
truyện tả, và do đó cũng không đồng nhất với tiểu thuyết. Nhưng với khả năng
hấp dẫn không kém gì tiểu thuyết, trong một thời kỳ mà tiểu thuyết chưa phải là
thứ nghệ thuật phổ cập, thì nó là một trong những loại hình nghệ thuật quan
trọng, làm nhiệm vụ giải trí cho dân chúng, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu

cảm thụ thẩm mỹ, nhu cầu giáo dục và đấu tranh trong xã hội” [14, tr.58].
Theo Từ điển văn học : “Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian nảy
sinh từ xã hội nguyên thủy, nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với
chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải những vấn đề xã hội, những số phận
khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu, muôn vẻ khi đã có chế độ
tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ quyền, có mâu thuẫn
giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt)” [26, tr368 – 369].
Thống nhất với các quan niệm trên, có ý kiến thì cho rằng, cổ tích là một
thể loại dân gian có tính chất phổ biến, hình thành từ thời cổ đại, phát

11


triển, tồn tại qua nhiều thời kì xã hội khác nhau, gắn chặt với quá trình tan rã của
công xã nguyên thủy, hình thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong
xã hội. Nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những số phận, những quan hệ và
xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp. Nó dùng một
kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng, có thể coi là “tư tưởng và hư cấu cổ tích” kết
hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và khát vọng của
nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ và tiêu khiển của nhân
dân.
Tóm lại: Từ các ý kiến trên - các quan niệm khác nhau của các nhà khoa
học trong và ngoài nước về truyện cổ tích, ta có thể rút ra mấy vấn đề cần quan
tâm sau:
- Truyện cổ tích là một loại truyện kể chứ không phải truyện tả. Truyện
mang tính chất truyền miệng, nó là loại sáng tác có tính tập thể của nhân dân.

- Truyện cổ tích ra đời vào giai đoạn cuối của thể loại thần thoại, nó ứng
với quá trình tan rã của công xã nguyên thủy, sự hình thành của gia đình phụ
quyền và quá trình phân hóa giai cấp trong xã hội. Nó làm nhiệm vụ giải trí cho

dân chúng, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu cảm thụ thẩm mỹ, nhu cầu giáo
dục và đấu tranh trong xã hội.
- Trong truyện cổ tích, “yếu tố thần kỳ” không những mang ước mơ mãnh
liệt, mà còn lưu giữ dấu tích khắc họa lại những thời kỳ lịch sử trong quá khứ
xa xăm của dân tộc.

12


1.2 Phân loại truyện cổ tích
Có nhiều cách phân loại truyện cổ tích Việt Nam được nêu lên nhưng
chưa có bản phân loại nào được thuyết giải đầy đủ trên cơ sở những tiêu chí rõ
ràng và nhất quán. Một trong những cách phân loại chung được nhiều người tán
thành và vận dụng hiện nay là cách phân chia truyện cổ tích thành ba loại chính:
* Truyện cổ tích thần kỳ
* Truyện cổ tích loài vật
* Truyện cổ tích sinh hoạt
Đây cũng là cách phân loại được tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi áp dụng phân loại truyện cổ tích trong cuốn Từ điển thuật ngữ
văn học. Cách phânloại này kết hợp vận dụng những tiêu chí và căn cứ khác
nhau. Trong đó nổi bật lên hai tiêu chí quan trọng là đề tài và phương pháp sáng
tác. Phân biệt truyện cổ tích về người với truyện cổ tích về loài vật chủ yếu dựa
vào đề tài (đối tượng phản ánh). Còn khi tách bộ phận truyện cổ tích về người
thành hai loại (truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh họat) thì chủ yếu dựa
vào mức độ sử dụng yếu tố thần kỳ mà thực chất là dựa vào phương pháp sáng
tác. Cách phân chia này phù hợp với tiến trình lịch sử của truyện cổ tích các dân
tộc.
Ranh giới giữa các loại truyện cổ tích nói trên không phải lúc nào cũng
rõ ràng, dứt khoát. Những yếu tố thần kỳ vẫn rải rác trong các truyện cổ tích
sinh hoạt, những mô típ đời sống xã hội với mức độ đậm nhạt khác nhau vẫn

thường xuyên có mặt trong truyện cổ tích thần kỳ. Và tương tự như thế, những
loài vật thuộc nhiều loại khác nhau vẫn hay được nói tới trong các truyện cổ tích
về người. Nói tóm lại, cách phân loại truyện cổ tích như trên có tính tương đối.
Trong thể loại truyện cổ tích, truyện cổ tích thần kỳ là bộ phận tiêu biểu
nhất và quan trọng. Ở các loại truyện này, nhân vật chính vẫn là con người trong
thực tại nhưng các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên có một vai trò quan trọng. Hầu

13


như xung đột trong thực tại giữa con người với con người đều bế tắc không thể
giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kỳ. Có thể nói rằng, loại truyện cổ tích thần
kỳ nằm ở vị trí gạch nối giữa thể loại truyện cổ tích và thể loại thần thoại trong
tiến trình sáng tạo lâu dài của sáng tác dân gian các dân tộc.
Truyện cổ tích sinh hoạt là những truyện cổ tích không có, hoặc có rất ít
yếu tố thần kỳ. Ở đây mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa người với người được
giải quyết một cách hiện thực, không cần đến yếu tố siêu nhiên. Những yếu tố
thần kỳ nếu có cũng giữ vai trò không quan trọng và nhiều khi chỉ là đường viền
cho câu chuyện thêm vẻ ly kỳ, hấp dẫn mà thôi.
Truyện cổ tích loài vật là loại truyện cổ tích chủ yếu lấy loài vật làm đối
tượng phản ánh, tường thuật lý giải. Loại truyện này ở thời kỳ cổ xưa hầu hết
các dân tộc đều có. Ở đây, các loài vật được nhân cách hóa một cách hồn nhiên
trong trí tưởng tượng của nhân dân thời xa xưa.
Tuyển tập truyện cổ dân tộc ít người Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội
Việt Nam phân chia các truyện cổ tích cụ thể như sau:

Truyện cổ tích

Truyện cổ tích thần kì


Truyện chàng trai khỏe,
chàng dũng sĩ
Truyện người con riêng

14


Truyện người đội lốt thú
Truyện người lấy thú
Loài vật trong quan hệ với
loài vật
Truyện cổ tích về loài vật
Loài vật trong quan hệ với
con người
Truyện sinh hoạt trong gia
Truyện cổ tích sinh hoạt

đình
Truyện về sinh hoạt xã hội

Tác giả khóa luận đồng ý với cách phân chia này của Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam. Như vậy, truyện cổ tích thần kỳ là một trong ba loại nhỏ của thể loại
truyện cổ tích.

1.3 Vai trò của truyện cổ tích đối với sự phát triển của học sinh Tiểu học
1.3.1 Giá trị nhận thức
*Giáo dục kĩ năng sống: hiểu biết thêm về xã hội, biết được những gì giá trị,
những gì phi giá trị

15



Khi mở sách Tiếng Việt chúng ta thấy các em được học bài theo rất nhiều chủ
điểm như: Gia đình (Tiếng Việt 1), Ông bà (Tiếng Việt 2), Măng non (Tiếng Việt
3), …
Truyện cổ tích là món quà mà người nghệ sĩ dân gian tặng cho trẻ thơ. Những
trang văn có mặt trong sách Tiếng Việt của học sinh Tiểu học, ngoài việc hình
thành, phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết hay bồi dưỡng đạo đức thì thông
qua câu chuyện chúng còn hướng tới giáo dục các em nhận thức về một xã hội
còn những bất công, những mảnh đời bất hạnh.
Tiếp xúc với cổ tích, các em còn nhận biết được những giá trị và những gì phi
giá trị. Đặc biệt, học sinh nhận biết được lẽ phải, trái, chính, tà, trắng, đen, thiện,
ác, tốt, xấu,… Thông qua câu chuyện học sinh Tiểu học cũng sáng rõ hơn những
loại người khác nhau trong xã hội. Từ những nhận biết như thế sẽ hình thành
trong các em những tình cảm tốt đẹp, sự yêu ghét đúng. Ví như đọc / nghe Mồ
Côi xử kiện (Tiếng Việt 3, tập 1), các em hẳn sẽ vỡ lẽ ra rằng, lão chủ quán cơm
kia bức người quá đáng, tham lam một cách vô lí để đoạt tiền của người lương
thiện. Việc làm đó của lão chủ quán thật xấu. Các em cũng sẽ nhận thức ra một
điều: Người yếu đuối hay bị kẻ mạnh ức hiếp. Và, các em cũng thấy vui vì lẽ
phải đã được bảo vệ, các em cũng nhận ra những cuộc đời trong xã hội cũ đau
thương và bất hạnh.
* Hình thành và bồi dưỡng trí tưởng tượng, khả năng tư duy
Nghiên cứu truyện cổ tích viết cho thiếu nhi, các nhà khoa học đều thống nhất
rằng: Cổ tích là một thể loại đặc biệt của văn chương, có sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa hiện thực và tưởng tượng, hư cấu. Vì vậy, những yếu tố kì diệu nảy
sinh, thể hiện khát vọng của con người. Đó là lý do tại sao cổ tích là sản phẩm
mang đậm chất hư cấu, tưởng tượng.
Hư cấu, tưởng tượng trong cổ tích gắn liền với đặc điểm của trẻ em. Với trí
tưởng tượng phong phú, các em có thể nghe và cảm nhận được theo cách riêng


16


của tuổi thơ. Cổ tích giúp các em phát triển trí tưởng tượng một cách lành mạnh
và qua đó làm giàu trí tuệ cho học sinh.
Chẳng hạn như truyện Cô bé trùm khăn đỏ (Tiếng Việt 1, tập 2), được sử
dụng vào dạy học phân môn Kể chuyện. Trong phân môn này, học sinh sẽ thực
hiện kể câu chuyện theo tranh và rút ra ý nghĩa. Đặc điểm của phân môn này ở
lớp 1, học sinh khi học kể chuyện với tranh sẽ có những câu hỏi gợi ý theo từng
bức tranh. Điều đó giúp các em dễ dàng hơn trong việc nắm bắt nội dung câu
chuyện cũng như hình thành ở các em thao tác tư duy, tưởng tượng để xâu chuỗi
nội dung câu chuyện và biểu đạt ra thành lời.
Ứng với mỗi bức tranh được xây dựng có những câu hỏi cụ thể:
Bức tranh 1: Khăn Đỏ được mẹ giao việc gì?
Từ hình ảnh bức tranh vẽ (người mẹ đưa giỏ bánh cho cô bé), với gợi ý câu
hỏi các em dễ dàng nhận ra nhiệm vụ mà người mẹ giao cho cô bé. Đó là: Mẹ
giao làn bánh cho Khăn Đỏ, dặn Khăn Đỏ mang bánh cho bà, nhớ đừng la cà
dọc đường.
Bức tranh 2: Khăn Đỏ bị sói lừa như thế nào?
Bức tranh vẽ cô bé và sói đang nói chuyện. Từ đó sẽ giúp các em liên tưởng
tới cuộc trò chuyện giữa sói và cô bé. Cô bé đã bị lừa như thế nào? Khi biết
Khăn Đỏ đi sang nhà bà ngoại, chó sói cố gắng hỏi nhà bà ngoại cô bé và dụ dỗ
em đi theo đường rừng với âm mưu để ăn thịt cả hai bà cháu.
Bức tranh 3: Sói đến nhà bà làm gì? (Sói đến để ăn thịt người bà trước sau đó
cải trang làm bà ngoại cô bé để ăn thịt em).
Khăn Đỏ hỏi gi? (Khăn Đỏ liên tục đặt ra các câu hỏi với người bà là Sói
đóng giả: Sao hôm nay tai bà to thế? Sao hôm nay tay bà to thế? Sao hôm nay
mồm bà to thế?).

17



Sói trả lời thế nào? (Tương ứng với mỗi câu hỏi của cô bé là câu trả lời của
Sói: Tai bà to để bà nghe cháu được rõ hơn. Tay bà to để ôm cháu được chặt
hơn. Mồm bà to để ăn cháu được dễ hơn.
Bức tranh 4: Bác thợ săn làm gì khi thấy sói? (Bác thợ săn đã lấy dao rạch
bụng sói và đã cứu được hai bà cháu bị sói ăn thịt)
Khăn Đỏ hiểu ra điều gì sau câu chuyện? (Khăn Đỏ đã ân hận và nhận ra
rằng: Từ nay mình phải nhớ lời mẹ dặn, đi đâu không được la cà dọc đường.
Ý nghĩa truyện: qua câu chuyện khuyên các em phải biết vâng lời cha mẹ. Đi
đâu không được la cà dọc đường, đi đến nơi về đến chốn. Tương tự như bức
tranh 1, 2 thì bức tranh 3, 4 có các câu hỏi gợi ý rất cụ thể để học sinh nắm bắt
nội dung câu chuyện. Mỗi bức tranh thể hiện nội dung một đoạn câu chuyện,
việc phân chia tương ứng với các bức tranh và định ra các câu hỏi gợi ý là một
cách thức giúp các em khi chỉ mới ở lớp 1 dần dần hình thành các kỹ năng tư
duy và sử dụng tiếng Việt, học cách diễn đạt. Trong giờ học kể chuyện, học sinh
kể từng đoạn như vật sẽ gợi cho các em cách tư duy móc nối các tình tiết, từ đó
hình thành nên cốt truyện và rút ra ý nghĩa truyện.
Truyện Bông hoa cúc trắng (thuộc chủ điểm gia đình) cũng được sử dụng
trong phân môn Kể chuyện của lớp 1. Giống như câu chuyện trên học sinh sẽ
thực hiện kể lại câu chuyện theo tranh và bước đầu rút ra ý nghĩa.
Bức tranh 1:Người mẹ ốm nói gì với con? (Trong một túp lều, người mẹ ốm
nằm trên giường, trên người đắp một chiếc áo. Bà nói với con gái ngồi bên: “Mẹ
thấy trong người mệt lắm. Con mời thầy thuốc về đây cho mẹ”.
Bức tranh 2: Cụ già nói gì với cô bé? (Trên đường đi tìm thầy thuốc cô bé gặp
một cụ già râu tóc bạc phơ. Ông nhận làm thầy thuốc. Sau khi xem bệnh cho mẹ
cô bé xong. Cụ bảo: Bệnh mẹ cháu nặng lắm. Cháu hãy đi đến gốc đa đầu rừng,
hái cho ta một bông hoa cúc trắng thật đẹp về đay để ta làm thuốc.

18



Bức tranh 3: Cô bé làm gì sau khi hái được bông hoa? (Theo lời thầy thuốc cô
bé đã hái được bông hoa nhưng bỗng cô nghe văng vẳng bên tai tiếng cụ già:
Mỗi cánh của bông hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống thêm. Cô bé đã xé
mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi.
Bức tranh 4: Câu chuyện kết thúc như thế nào? (Điều kì lạ đã xảy ra, mỗi sợi
biến ngay thành một cánh hoa nhỏ, dài mượt và trắng bóng. Mẹ cô bé đã sống
lại. Đó là phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cô bé).
Ý nghĩa truyện: Ca ngợi tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã
làm cho trời đất cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
Truyện Cô bé trùm khăn đỏ và truyện Bông hoa cúc trắng, là hai câu chuyện
đều được sử dụng trong chủ điểm gia đình. Không chỉ với mục đích rèn các kĩ
năng kể chuyện, thao tác tư duy của trẻ mà bên cạnh đó còn hướng tới mục đích
giáo dục đạo đức theo từng chủ điểm. Cụ thể trong chủ điểm này, giáo dục các
phẩm chất mang khía cạnh gia đình (như vâng lời mẹ, hiếu thảo). Với hệ thống
câu hỏi trải dài toàn bộ câu chuyện, khi tìm hiểu bài với từng câu hỏi sẽ giúp
hình thành dần kiến thức bài học cho các em. Từng bước rèn luyện thao tác tư
duy, tưởng tượng của học sinh. Trong phân môn Kể chuyện, không giống với ở
lớp 1, ở lớp 2 các em kể chuyện theo tranh nhưng không có câu hỏi gợi ý. Mức
độ rèn khả năng ghi nhớ (hồi tưởng lại, tưởng tượng lại câu chuyện), cũng như
thao tác tư duy, khả năng diễn đạt câu chuyện được tăng lên.

1.3.2 Giá trị giáo dục
Lứa tuổi thiếu nhi là một giai đoạn phát triển phức tạp và có vị trí đặc biệt
quan trọng trong đời sống con người. Cùng với sự hoàn thiện dần về thể chất,
lứa tuổi thiếu nhi có những đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt, tư duy hình tượng cụ
thể chiếm ưu thế, giàu cảm xúc, thích tìm tòi khám phá ham hiểu biết. Nhân
19



cách của các em đang trong giai đoạn phát triển và chịu sự chi phối tác động của
nhiều yếu tố, các em dễ bắt chước. Việc in những dấu hằn đầu tiên về cái đẹp
vào tâm trí các em có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành những cảm xúc và
quan niệm thẩm mỹ, lòng nhân ái của các em sau này. Chính lẽ đó mà truyện cổ
tích đã trở thành một phương tiện giáo dục rất hiệu nghiệm đối với trẻ thơ. Mỗi
câu chuyện là một bài học sống động về những phẩm chất đạo đức, về cách xử
trí tinh khôn cần có để giúp trẻ biết sống đẹp với đời, biết ứng xử tốt với những
người xung quanh và nhiều khi còn giúp trẻ cảm nhận một cách nhạy bén đối
với cái thiêng liêng nhất, cao đẹp nhất trong tình cảm con người
Các truyện cổ tích được có mặt trên trang sách Tiếng Việt đề cập đến những
nội dung vô cùng phong phú. Đằng sau những lời kể bình dị ấy ta có thể rút ra
khá nhiều bài học làm người hữu ích cho các em. Suy cho cùng, xưa nay dù con
người nói tới những truyện về thế giới khác như yêu ma, quỷ quái, hay hoa, lá,
cỏ cây, ... thì kết lắng lại vẫn là ý nghĩa nhân sinh. Những truyện cổ tích ở sách
Tiếng Việt có thể giúp các em nhận ra những bài học bổ ích như: Bài học tu
luyện bản thân để trở thành người tốt; bài học về cách ứng xử trong các mối
quan hệ gia đình và xã hội; bài học nhận thức về thế giới thiên nhiên và qua đó
biết cách ứng xử với thế giới thiên nhiên.
Có thể nói, truyện cổ tích tái hiện những mảnh đời, những số phận, những
nhân vật, những ước mơ tốt đẹp… Ở đó cũng chứa đựng tình cảm giản dị, đời
thường mà con người dành cho nhau. Đấy là tình cảm giữa những người thân
trong gia đình, tình cảm bạn bè, tình cảm với thiên nhiên. Truyện cổ tích còn tái
hiện bức tranh cuộc sống, con trẻ nhận biết và học được nhiều điều hữu ích.
Dạy cho các em biết vâng lời cha mẹ, không ham chơi để rồi không nghe
theo lời mẹ dặn, đó là lời nhắc nhở trong truyện Cô bé quàng khăn đỏ (Tiếng
Việt 1). Cô bé mải mê ham chơi, hái hoa, bắt bướm mà đi theo đường vòng dù
được Sóc nhắc nhở phải nghe theo lời mẹ dặn nhưng cô vẫn đi đường vòng để
rồi gặp phải chó sói, may có bác thợ săn cứu mà hai bà cháu thoát chết. Đó là
một bài học khiến cô bé không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn nữa.

20


Lòng hiếu thảo, ngoan ngoãn thương yêu mẹ của người làm con. Lại được
nói tới, thấm thía qua truyện Bông hoa cúc trắng (Tiếng Việt 1). Đấy là một câu
chuyện vô cùng xúc động về lòng hiếu thảo của cô bé đối với người mẹ sinh
thành của mình. Khi người mẹ ốm, cô bé tận tụy ngày đêm chăm sóc bên mẹ
mình. Theo lời của thầy thuốc, cô bé đã không quản ngại gió rét. Trên người chỉ
phong phanh một manh áo mỏng nhưng em đã chạy đi tìm bông hoa cúc trắng
để về làm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Khi biết mỗi cánh hoa là một ngày mẹ cô
được sống thêm, cô bé đã nghĩ cách để mẹ được nối dài những ngày mẹ sống.
Em đã xé mỗi cánh hoa ra nhiều sợi. Chính tấm lòng hiếu thảo của đứa con đã
khiến ông Tiên cảm động và chữa khỏi cho người mẹ. Đó là một phần thưởng
xứng đáng cho tấm lòng hiếu thảo của người làm con.
Thời nay, xã hội có nhiều việc lo toan bận bịu, con người ít quan tâm đến
nhau hơn. Thậm chí những quan hệ thiêng liêng ruột thịt cũng có thể không
được gắn kêt như xưa. Gia đình ít con cái nên người làm bố mẹ chiều, lo lắng
cho các con, khiến con cái có thể sao nhãng đạo hiếu của mình. Con cái hư hỏng
làm đau lòng cha mẹ. Ban đầu có thể chỉ là việc cỏn con như cô bé quàng khăn
đỏ kia, rồi sau thành chuyện lớn hơn.
Lòng yêu thương, xót xa, nguyện vọng thành kính của đứa trẻ trong Bông
hoa cúc trắng kia thật cỏm động biết nhường nào. Đọc những truyện như thế,
chắc con trẻ không thể không có tình cảm, suy nghĩ gì. Có thể một ngày nào đó
người thân yêu, cha hay mẹ đau ốm, chúng sẽ không thờ ơ, vô tư mà chơi đùa.
Chắc chúng sẽ ân cần hơn?
Không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, mà cac em còn cần biết yêu thương, biết
cách ứng xử với mọi người khác trong gia đình như ông, bà, anh, chị em. Tiền
bạc cũng cần cho cuộc sống nhưng nó vẫn không thể thay thế được tình thương.
Cổ tích không chỉ phác họa những mối quan hệ trong giao đình mà còn là
những mối quan hệ con người với con người ngoài xã hội. Thông qua lời kể về

nhân vật trẻ thơ, mối quan hệ của các em với những nhân vật khác nhau, truyện

21


đem đến cho ta bài học tương thân tương ái của con người. Các truyện Chiếc bật
lửa thần, Mồ côi xử kiện, Lươn thần… dạy cho các em tình cảm “thương người
như thể thương thân”. Chú bé xử kiện trong truyện Mồ côi xử kiện (Tiếng Việt 3,
tập 1), đã giúp bác nông dân thắng lão chủ quán. Em vừa thông minh vừa có
lòng nghĩ cho người khác. Được giàu có sung sướng chú bé (Chiếc bật lửa thần)
không hương một mình mà đem vàng bạc chia cho những người khổ trong khắp
thiên hạ… Những cử chỉ đẹp đẽ giữa con người và con người trong đồng loại
như thế sẽ nhen nhóm trong mỗi con người tình cảm tốt đẹp hơn. Đã đến lúc
chúng ta không chỉ dạy chữ mà còn phải dạy đạo đức, dạy cách làm người lương
thiện, con người có văn hóa ứng xử. Bài học đạo đức chẳng bao giờ thừa đối với
học sinh. Đặc biệt là lứa tuổi bậc Tiểu học.
Trí thông minh là một nhân tố không thể thiếu của người lao động ở mọi
thời đại, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Qua một số lời kể, trí thông minh giúp
con người vượt qua nhiều rắc rối. Thậm chí lâm vào hoàn cảnh hiểm nguy cũng
vẫn có thể hóa giải. Trí thông minh là một nhân tố cơ bản để phân biệt con người
với muôn loài. Chúng ta có thể thấy chiến thắng của con người có được là nhờ
tài trí. Thay đổi tình thế như cậu bé trong truyện Cậu bé thông minh là một ví
dụ. Sự tác động tới các em khái niệm trí thông minh là trừu tượng nhưng được
truyện cổ tích cụ thể hóa, đơn giản hóa qua những giờ kể chuyện. Câu chuyện kể
về một cậu bé ở một vùng nọ, khi nhận được lệnh của vua yêu cầu cả làng phải
nộp cho vua một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không thì phải chịu tội. Trong
khi tất cả mọi người lo sợ thì chỉ có cậu bé bình tĩnh thưa với cha rằng, hãy báo
làng cấp tiền cho hai cha con lên kinh để gặp Đức vua, lo việc cho làng. Cậu bé
đã nghĩ ra cách để đối đáp với lệnh của nhà vua, khiến cho ông vua phải thầm
khen. Đó là, cậu đã đưa ra câu chuyện: Bố cậu đẻ em bé, bắt đi xin sữa cho em,

để nhà vua thấy sự phi lí. Và rồi từ câu chuyện đó, cậu bé lật ngược lại chuyện
vua ra lệnh là quái gở về lệnh vua ban: Tại sao Đức vua lại ra lệnh cho cả làng
phải nộp gà trống biết đẻ trứng ? Để khẳng định về trí thông minh của cậu bé
nhà vua thử cậu bé thêm một lần nữa. Nhưng cuối cùng Đức vua cũng phải thán

22


phục về tài trí của cậu bé. Nhờ tài trí mà cậu bé đã được trọng thưởng và được
nhà vua gửi vào trường học.
Như vậy, mỗi truyện cổ tích là một lời nhắc nhở, một lời khuyên hữu ích về
cuộc sống, là một bài học làm người. Bài học ấy có thể là giáo dục cho các em
những đức tính đáng quý mà các em cần có, cũng có thể là bài học giáo dục cho
các em thái độ sống, ý thức của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Đó cũng là lý do
khiến truyện cổ tích đồng hành cùng tuổi thơ.
1.3.1 Giá trị thẩm mỹ
Giáo dục thẩm mỹ bắt đầu từ sự tri giác cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, hiểu cái
đẹp theo cách người ta thường nói về nghệ thuật. Sự tri giác cái đẹp được hiểu là
quá trình cảm thụ cái đẹp mà kết quả của nó là những rung cảm thẩm mỹ, những
tình cảm thẩm mỹ.
Cũng như mọi dân tộc khác trên thế giới, người Việt Nam luôn trân trọng
cái đẹp và giàu có xúc cảm thẩm mỹ. Điều này thể hiện khá đậm nét trong
những truyện cổ tích Việt Nam. Các nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích là hiện
thân của cái đẹp. Chúng được tác giả dân gian gửi gắm những quan niệm đẹp về
đạo lí, về tình người.
Hình tượng các nhân vật trong truyện cổ tích là sự kết hợp của nhiều yếu
tố, song cái đẹp cũng đóng góp vào sự hình thành cũng như sự hoàn thiện hình
tượng nhân vật đó.
Cảm quan thẩm mỹ dân gian không thừa nhận cái đẹp thuần túy ở hình
thức mà cái đẹp đi liền với cái tốt, cái thiện. Chính vì vậy, trong mỗi câu chuyện

cổ tích, các nghệ sĩ dân gian đã xây dựng các hình tượng nhân vật với một “loại
tính”, “lí tưởng”: hiếu thảo, thông minh, nghị lực, nhẫn nại… Đó là cái đẹp của
phẩm chất và tài trí.. Chẳng hạn, nhân vật cô bé trong truyện Bông hoa cúc
trắng, tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã hiểu được đạo lý làm người. Khi người mẹ ốm,
cô bé đã bên cạnh chăm sóc mẹ ngày đêm không sợ vất vả. Không ngại gió rét,

23


khi trên người chỉ có manh áo mỏng, cô bé đã đi kiếm bông hoa về làm thuốc
cho mẹ, mong mẹ khỏi ốm. Khi chỉ biết mẹ sống được hai mươi ngày nữa, cô đã
xé từng cánh hoa ra thành nhiều cánh để mẹ cô có thể sống được thêm nhiều
ngày hơn. Tấm lòng hiếu thảo đó của cô bé cảm động tới trời xanh.
Nét đẹp tâm hồn của các nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích không chỉ
được thể hiện ở sự chăm chỉ, ở tấm lòng hiếu thảo mà còn thể hiện ở sự bình
tĩnh, trí thông minh, dù ở hoàn cảnh nào cũng hóa giải được. Trong truyện Cậu
bé thông minh, sự bình tĩnh, tài trí của em đã giúp cả làng thoát tội, đồng thời
giúp cậu bé khiến nhà vua phải thán phục. Cậu bé được trọng thưởng và được
gửi vào trường học để trở thành nhân tài cho đất nước.
Khắc họa các nhân vật như thế, dân gian muốn thắp sáng lên ước mơ đẹp
về con người mang giá trị chân, thiện mĩ. Các nét đẹp đó khiến các nhân vật trở
nên hoàn thiện hơn. Các em học sinh thấy ở những nhân vật trong văn chương
sự hấp dẫn, sự khích lệ.
Vì yêu quý và trân trọng cái đẹp, tác giả dân gian muốn thông qua các
nhân vật trẻ thơ trong cổ tích gợi lên cho trẻ những ước mơ, những mong muốn
hướng tới cái đẹp. Truyện cổ tích đưa học sinh đến với cái thiện, cái tốt, lên án
cái ác, cái xấu. Trong truyện cổ tích, giấc mơ về một thế giới tươi sáng hơn, một
thế giới công bằng bác ái, một thế giới không còn tình trạng người bóc lột người
được thể hiện rõ qua phần kết của cổ tích thần kì. Trong truyện Lươn thần và
cậu bé nghèo khổ, em bé và người bà già yếu có cuộc sống nghèo khổ, thiếu

thốn. Tuy nhiên, một đứa trẻ giàu tình thương, nhẫn nại đã được lươn thần giúp
đỡ có cuộc sống tốt hơn. Cuối truyện, hai bà cháu sống bên nhau sung túc đầy
đủ, còn người ông cậu tham lam nhận lấy cái chết. Hay trong truyện Sự tích
chim đa đa, hai anh em Sim và Sam mồ côi cha mẹ, nương tựa vào nhau mà
sống qua ngày. Cuộc sống nghèo khổ dưới túp lều chỉ che được nắng không che
được mưa tưởng chừng như thể không vượt qua nổi. Nhưng với tấm lòng thương
yêu, quý trọng mọi người đặc biệt là hai em đã cứu giúp bà cụ già (bà Tiên) đã

24


thay đổi cuộc sống của mình. Các em đã có được cuộc sống tốt hơn trước rất
nhiều nhờ có bà Tiên giúp đỡ.
Có thể thấy, sự nghiêm minh và tấm lòng bao dung, nhân hậu của người
sáng tác truyện đã dành cho trẻ thơ để làm nên những lời kể xúc động. Trong các
truyện cổ tích luôn chứa đựng cái đẹp của lòng tốt và cái thiện. Đó là giá trị của
họ, là sức sống của họ. Những con người nghèo khổ, bất hạnh đã không trả thù,
không trừng phạt những người đã gây ra biết bao đau khổ cho mình. Đó là
những con người luôn trân trọng tình thương yêu con người. Dù phải đánh đổi
lấy bất cứ thứ gì thì họ vẫn luôn đặt tình người lên trên.
Như vậy, nội dung phản ánh của tryện cổ tích khá phong phú và sinh
động. Nó thể hiện một cách chân thực đời sống sinh hoạt văn hóa, tinh thần của
nhân dân lao động chứa đựng trong những nội dung ấy là bài học luân lý đạo
đức, bài học về tình người, về cách sống là khát vọng vươn tới những điều tốt
đẹp.

Tiểu kết chương 1
Truyện cổ tích là món quà mà người nghệ sĩ dân gian tặng cho trẻ thơ.
Những trang văn có mặt trong sách Tiếng Việt của học sinh Tiểu học. Ngoài việc
hình thành, phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết hay bồi dưỡng đạo đức thông

qua câu chuyện chúng còn hướng tới giáo dục các em nhận thức về một xã hội
còn những bất công, những mảnh đời bất hạnh. Thông qua truyện, những bài
học nhận thức và giáo dục đi vào thế giới tình cảm của trẻ thơ rất tự nhiên nhẹ
nhàng mà thấm thía.

25


×