Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

BẢO VỆ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH TRONG CÁC GIAO DỊCH VỚI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.25 KB, 10 trang )

Bảo vệ người thứ ba ngay tình trong các giao dịch
với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

trong luật doanh nghiệp Việt Nam

Phạm Thị Huyền Sang*, Nguyễn Thị Thanh**

Nhận ngày 29 tháng 5 năm 2022. Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 7 năm 2022.

Tóm tắt: Bài viết đề cập đến các quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Bộ luật
Dân sự năm 2015 về bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình trong các giao dịch
với người đại diện của doanh nghiệp khi phạm vi thẩm quyền của người đại diện được hạn chế
trong Điều lệ. Bài viết phân tích cách tiếp cận khái niệm giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện,
khơng có thẩm quyền đại diện và xác định nguyên tắc chung để ràng buộc trách nhiệm của doanh
nghiệp với người thứ ba trong các giao dịch đó. Những hạn chế của pháp luật được làm rõ như:
việc chưa thiết lập giới hạn quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,
hướng xử lí đối với giao dịch bị ảnh hưởng bởi việc phân định thẩm quyền giữa các đồng đại diện
theo pháp luật trong nội bộ doanh nghiệp; trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bên thứ ba khi các
quyết định pháp lí liên quan đến phạm vi đại diện chưa hợp pháp… Trên cơ sở đó, các tác giả đề
xuất sửa đổi bổ sung một số quy định của pháp luật doanh nghiệp về vấn đề này.

Từ khoá: Người thứ ba ngay tình, vượt quá phạm vi đại diện, người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp.

Phân loại ngành: Luật học

Abstract: This article refers to the provisions in Vietnam’s 2020 Enterprise Law and 2015 Civil
Code on protecting the legitimate rights and interests of a bona fide (good faith) third party in
transactions with the representative of the enterprise when the scope of authority of the
representative is limited in the Charter. The article analyses the approach to the concept of
transactions beyond the representative authority, without representative authority, and identifies


general principles to bind the responsibility of enterprises to third parties in such transactions. The
limitations of the law are clarified, including those related to: the limit on the representative rights
of the representative of the enterprise being not established yet, the orientations to handle
transactions affected by the assignment of authority among the co-representatives within the
enterprises, the responsibilities of the enterprise towards the third party when decisions related to
the scope of representation are not in line with the law... Accordingly, the authors propose
amendments and supplementing to a number of provisions of the enterprise law regarding these
above-mentioned issues.

Key words: Third party in good faith, beyond the scope of representation, the legal representative
of the enterprise.

Subject classification: Jurisprudence

*, ** Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Vinh.
Email:

Trường Kh oa học Xã hội và Nhân văn, Tr ường Đại học Vinh.

89

Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 - 2022

1. Mở đầu

Đại diện theo pháp luật (ĐDTPL) của doanh nghiệp là việc người đại diện nhân danh và vì lợi
ích của doanh nghiệp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với bên thứ ba. Doanh nghiệp là chủ thể
tham gia vào các quan hệ pháp luật, nhưng mọi sự tham gia này đều phải thông qua người đại diện
(kể từ khi được thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động). Vấn đề này từng được đề cập trong
một số bài viết của các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý, trong đó tập trung vào các khía cạnh như:

doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật được quy định trong Luật Doanh nghiệp
(LDN) năm 2014 (Vũ Thị Lan Anh, 2016), việc thực hiện chức năng đại diện của người ĐDTPL
trong Công ty (Bùi Đức Giang, 2015; Rodedick Munday, 2010), hay bảo vệ người thứ ba ngay tình
trong doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo LDN năm 2014 (Nguyễn Hợp Tồn, 2017). Theo
tiến trình sửa đổi, bổ sung hồn thiện pháp luật phù hợp với yêu cầu thực tiễn, LDN năm 2020
được ban hành và áp dụng từ năm 2021. Trong đó có vấn đề xem xét phạm vi đại diện của người
đại diện của doanh nghiệp trong giao dịch với bên thứ ba, bởi những hệ quả pháp lý rất quan trọng
khi giao dịch vượt quá phạm vi đại diện hoặc khơng có phạm vi đại diện. Có thể khẳng định rằng,
nguyên tắc bảo vệ người thứ ba ngay tình là yếu tố khơng thể thiếu trong thiết kế quy định pháp
luật thực định liên quan đến đại diện. Vấn đề này được xem xét từ các góc độ: so sánh với quy định
pháp luật một số nước trên thế giới và phân tích làm rõ bản chất, nguyên tắc xác định trách nhiệm
của doanh nghiệp đối với giao dịch vượt q thẩm quyền đại diện, khơng có thẩm quyền đại diện.

2. Quy định pháp luật một số quốc gia về bảo vệ người thứ ba trong giao dịch với người
đại diện của công ty

Tham khảo pháp luật của Anh, mối quan hệ với bên thứ ba được điều chỉnh theo Luật đại diện,
bên cạnh nguyên tắc công ty không thể từ chối trách nhiệm pháp lý với bên thứ ba bởi sự hạn chế
về thẩm quyền của Giám đốc công ty rất rõ ràng. Chính điều đó làm cho việc thực hiện giao dịch
của công ty với bên thứ ba trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn. Minh chứng cho việc người thứ ba
không bị ảnh hưởng bởi thẩm quyền hạn chế của giám đốc khi tiến hành giao dịch với họ là quy
định tại Điều 161: “Hành vi của một người làm giám đốc là hợp lệ mặc dù sau đó phát hiện ra:
(a) có khiếm khuyết trong việc bổ nhiệm chức vụ giám đốc; (b) người đó đã bị sa thải khỏi chức
vụ giám đốc; (c) người đó đã khơng cịn giữ chức vụ; (d) người đó khơng được quyền bỏ phiếu về
vấn đề được đề cập. Trường hợp này áp dụng cả trong trường hợp nghị quyết bổ nhiệm giám đốc
công ty cổ phần đại chúng bị vô hiệu do không thỏa mãn quy định số phiếu đồng thuận tuyệt đối
trong cuộc họp bỏ phiếu riêng lẻ” (Điều 161, Luật Công ty Anh năm 2006, sửa đổi, bổ sung

năm 2018).
Tương tự, theo pháp luật của Pháp, việc bảo vệ người thứ ba cũng được quy định theo hướng


khi các quyết định bổ nhiệm người ĐDTPL có sự vi phạm pháp luật sẽ khơng ảnh hưởng tới giá
trị pháp lý của các văn bản, các giao dịch, các quyết định biểu quyết, phát biểu tại các cuộc họp
của doanh nghiệp mà người ĐDTPL đã thực hiện. Pháp luật của Pháp cũng đi theo nguyên tắc này
khi quy định tại Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807, sửa đổi bổ sung một số điều năm 2020: “Sự
vi phạm pháp luật trong quyết định bổ nhiệm người đại diện sẽ khơng ảnh hưởng đến tính hợp lệ
của các thỏa thuận mà người đó đã tham gia” (Điều 225-21, Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807,
sửa đổi bổ sung tháng 9/2020) hoặc “Các điều khoản hạn chế quyền hạn của người quản lý khơng
có hiệu lực đối với bên thứ ba” (Điều 223-18, Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807, sửa đổi bổ
sung tháng 9/2020). Hay nói cách khác, các quyết định nội bộ không thể là hạn chế hoặc là căn cứ
được viện dẫn cho doanh nghiệp từ chối trách nhiệm. Cách giải quyết vấn đề đó là phù hợp với

90

Phạm Thị Huyền Sang, Nguyễn Thị Thanh

nguyên tắc bảo vệ người thứ ba và đề cao năng lực quản trị doanh nghiệp của các công ty cũng
như tránh việc doanh nghiệp lạm dụng quyền phán quyết của Tòa án để đẩy trách nhiệm sang cho
người khác. Đồng thời, điểm tiến bộ của văn bản luật này thể hiện rõ hơn qua các điều khoản miễn
trừ trách nhiệm của giám đốc, theo đó, các thỏa thuận nhằm miễn trách nhiệm pháp lý cho giám đốc
công ty do các hành vi vi phạm nghĩa vụ đều vơ hiệu. Các thỏa thuận có nội dung như công ty trực
tiếp hoặc gián tiếp bồi thường cho giám đốc liên quan tới trách nhiệm pháp lý do hành vi vi phạm
nghĩa vụ sẽ bị vô hiệu, trừ trường hợp có thỏa thuận với bên cung cấp bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp, thỏa thuận hợp pháp về trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba, điều kiện bồi thường của
chế độ hưu trí thỏa mãn điều kiện. “Quy định này được áp dụng với bất kỳ điều khoản nào trong
Điều lệ hoặc trong bất kì Hợp đồng nào với công ty” (Điều 232, Điều 161, Luật Công ty Anh năm
2006, sửa đổi, bổ sung năm 2018).

3. Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ người thứ ba trong giao dịch với người đại diện
của công ty


3.1. Khái niệm giao dịch vượt q thẩm quyền và khơng có thẩm quyền với người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp

Giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện của người ĐDTPL trong doanh nghiệp là trường hợp
người đại diện đã xác lập thực hiện giao dịch trên cơ sở quyết định vượt quá thẩm quyền theo quy
định của Điều lệ công ty hoặc các giới hạn luật định. Khái niệm này được phát biểu trên cơ sở
người ĐDTPL đồng thời là người nắm giữ quyền quản lý doanh nghiệp. Bản chất là người đại
diện của công ty đã giao kết giao dịch dựa trên phạm vi thẩm quyền người đó có, mặc dù quyền
đại diện trong vấn đề đó thuộc thẩm quyền của một chủ thể khác trong doanh nghiệp. Tuy nhiên,
khi phân tách quyền đại diện và quyền quản lý, khái niệm này chưa thể hiện chính xác bản chất
thật sự của giao dịch vượt quá thẩm quyền. Nếu người ĐDTPL thực hiện giao dịch không thuộc
năng lực pháp luật mà doanh nghiệp được thực hiện thì đây khơng phải là vượt quá thẩm quyền
đại diện, vì lúc này, người đại diện đang thực hiện hành vi đại diện cho doanh nghiệp vốn có của
mình. Họ xuất phát từ chức năng đại diện cho doanh nghiệp, vì lợi ích của doanh nghiệp nên hành
vi đó khơng phải vượt q thẩm quyền. Nếu người đại diện thực hiện đúng việc ký kết giao dịch
mà vốn bản chất giao dịch đó thuộc thẩm quyền của chủ thể khác thì hành vi sai phạm ở đây
không thuộc về hành vi ký kết (quyền đại diện) mà thuộc về hành vi quyết định giao dịch (quyền
quản lý). Vấn đề này cần phải phân tích rõ ràng đề tránh hiểu nhầm với trường hợp vượt quá thẩm
quyền của người quản lý.

Nếu phân tách giữa quyền đại diện và quyền quản lý như mơ hình của LDN Việt Nam hiện nay
thì chỉ có quyền quản lý có thể phân định giới hạn các lĩnh vực theo phân cấp quyền lực trong doanh
nghiệp. Đối với quyền đại diện, bản chất là nhân danh doanh nghiệp giao dịch với người thứ ba
khơng có giới hạn. Hay nói cách khác, quyền đại diện là thẩm quyền đại diện đầy đủ, khó có thể
phân định thẩm quyền. Điều này thể hiện ở chi tiết LDN năm 2020 chỉ có quy phạm pháp luật quy
định về thẩm quyền của người quản lý trong doanh nghiệp, khơng có quy định về thẩm quyền của
người đại diện dù có tách riêng chức danh của hai chủ thể này. Do đó, để hiểu chính xác, “vượt quá
thẩm quyền đại diện ở đây” phải là trường hợp người đại diện đã không hành động theo đúng vai
trị, vị trí của mình dẫn đến thiệt hại của doanh nghiệp. Vây nên tiêu chí xem xét vượt quá thẩm

quyền đại diện được xác định dựa trên so sánh lợi ích đạt được và thiệt hại của doanh nghiệp khi
người ĐDTPL không hành động.

91

Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 - 2022

Trường hợp khơng có thẩm quyền đại diện xảy ra khi người đại diện nhân danh công ty và
hành động thay mặt cơng ty khi chưa có thẩm quyền đại diện. Đó là giao dịch được xác lập khi cá
nhân không được bổ nhiệm trở thành người ĐDTPL, hoặc khi người ĐDTPL đã bị bãi nhiệm.
Trong trường hợp này cá nhân đó bị tước đoạt quyền lực nên không thể ràng buộc trách nhiệm của
công ty với các giao dịch đã xác lập. Bản chất quyền lực ở đây là thiếu quyền lực đại diện, nên
những giao dịch đó khơng thể ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, trừ trường hợp ngoại lệ.
Nguyên nhân dẫn tới giao dịch này vơ hiệu là khi người đại diện khơng có thẩm quyền ký hợp
đồng - một điều kiện tồn tại đầu tiên của hợp đồng.

3.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện và khơng có
thẩm quyền đại diện với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba còn được thể hiện rõ trong quy định về trách nhiệm của
doanh nghiệp đối với bên thứ ba.

Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với hành vi của người ĐDTPL được xác lập dựa
trên nguyên tắc của pháp luật: đáp ứng tốt hơn cho việc bảo vệ quyền lợi của người có liên quan
bằng cách chọn chủ thể chính thức được thay thế. Theo đó, doanh nghiệp chịu trách nhiệm pháp
lý đối với các hành vi mà người ĐDTPL đã cam kết nhân danh doanh nghiệp thực hiện. Nguyên
tắc này được thấy trong pháp luật Úc, và còn gọi là “lý thuyết túi sâu” (“deep pocket theory”).
Theo đó, doanh nghiệp có nguồn lực kinh tế tốt hơn so với người ĐDTPL, nên có đủ tiền để trả
cho các rủi ro phát sinh khi người đó gây thiệt hại trong vai trò người của doanh nghiệp (Victor E
Schwartz et al, 2018). Đối với pháp luật của Mỹ, lý thuyết được vận dụng để giải thích vấn đề này

là “lý thuyết trách nhiệm thay thế” (Alternative liability theory), doanh nghiệp phải chịu trách
nhiệm về hành vi của người đại diện gây ra khi hành động nhân danh chính doanh nghiệp đó.
Trách nhiệm này, chuyển theo ngun tắc suy đốn, là cả doanh nghiệp cũng có lỗi trong việc
thực hiện hoạt động quản lý, giám sát người đại diện bởi doanh nghiệp trong điều kiện tiếp cận
thông tin tốt nhất. Do đó, cơ sở ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp (là mối quan hệ nhân
quả) vẫn thể hiện ở đây (Howard C Klemme, 1976). Nghiên cứu Luật Công ty của Anh năm 2006,
sửa đổi năm 2018 cho thấy: mỗi công ty là một pháp nhân riêng biệt và phải thực hiện hành vi
thơng qua cơ quan điều hành của nó. Các hành động, kiến thức và ý định của cá nhân - thuộc một
phần của tổ chức được coi như là hành động, kiến thức và ý chí của chính cơng ty. Do đó, cơng ty
chịu trách nhiệm về các sự kiện trong thế giới thực, về cơ bản, coi các hành động, kiến thức và ý
định của cá nhân là của cơng ty. Cách lập luận đó đã hợp nhất một cách hiệu quả mục đích pháp
lý, cá nhân và cơng ty thành một thực thể. Do đó, chỉ có một mối quan hệ hai bên: cơng ty và bên
thứ ba và pháp nhân phải chịu trách nhiệm với người thứ ba là đương nhiên (Andreas Cahn, David
C.Donald, 2010).

Nguyên tắc doanh nghiệp bồi thường cho người thứ ba trong các giao dịch được xác định trong
hai trường hợp:

- Trường hợp thứ nhất: người ĐDTPL thực hiện theo sự chỉ dẫn có hệ thống của doanh nghiệp.
Trường hợp này, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trực tiếp với bên thứ ba.

- Trường hợp thứ hai: người ĐDTPL thực hiện công việc của họ, nhưng thực hiện sai do yếu tố
chủ quan của người đại diện trong q trình thực hiện cơng việc. Trong trường hợp này, doanh
nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm, hay nói cách khác, người ĐDTPL khơng phải chịu trách nhiệm
với người thứ ba về các giao dịch mà họ đã thay mặt doanh nghiệp, họ phải chịu trách nhiệm với
công ty, trước pháp luật về hành vi vi phạm. Người ĐDTPL chỉ phải chịu trách nhiệm trực tiếp

92

Phạm Thị Huyền Sang, Nguyễn Thị Thanh


với bên thứ ba trong các trường hợp: (i) Thông tin của giao dịch không được người ĐDTPL tiết lộ
hoặc tiết lộ một phần trong khi nghĩa vụ không được phép che giấu thông tin; (ii) Người ĐDTPL
biết rõ mình khơng có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền đại diện. Người đại diện làm cho
bên thứ ba tin rằng họ có quyền đại diện đầy đủ thì họ phải chịu trách nhiệm về các hợp đồng
được thực hiện; (iii) Người ĐDTPL ký hợp đồng với tư cách cá nhân.

Nguyên tắc bảo vệ người thứ ba được thể hiện từ những yêu cầu đầu tiên như việc cơng khai
danh tính của người đại diện. Điều kiện bắt buộc trước khi bổ nhiệm là phải cơng khai danh tính,
song trong trường hợp khơng có sự cơng khai danh tính kịp thời (thường gặp khi thay đổi người
ĐDTPL) hoặc có sự sai sót trong thủ tục cơng khai danh tính người ĐDTPL, hiệu lực của hợp
đồng mà người đại diện đã ký vẫn có tính ràng buộc với doanh nghiệp. Bởi người đại diện đã
hành động dựa trên chức năng của doanh nghiệp, trong giờ làm việc và phục vụ cho lợi ích của
doanh nghiệp, nên hành động đó được xem là đại diện cho doanh nghiệp. Nguyên tắc này là phù
hợp vì việc thiếu cơng khai danh tính bản chất khơng phải là hành vi vượt quá thẩm quyền đại
diện, mà là hành vi vi phạm quy định mang tính chất hành chính hoặc, trong một số trường hợp, là
vi phạm các quy định nội bộ đối với việc công bố quyền đại diện.

4. Những hạn chế cần khắc phục trong quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020
về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch vượt q thẩm quyền đại diện, khơng có
thẩm quyền đại diện

Pháp luật Việt Nam chưa hợp lý khi thiếu quy định nguyên tắc bảo vệ người thứ ba triệt để
trước các giới hạn về thẩm quyền của người ĐDTPL được quy định trong Điều lệ của doanh
nghiệp. Trong doanh nghiệp, có rất nhiều văn bản giới hạn về thẩm quyền của người ĐDTPL. Đó
có thể là Điều lệ, quy chế hoạt động nội bộ, quyết định nội bộ... Do đó, người thứ ba rất khó khăn
trong việc tìm hiểu các thơng tin liên quan đến thẩm quyền của người ĐDTPL. Sẽ rất bất công khi
người đại diện vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin về thẩm quyền, xác lập giao dịch với bên thứ ba
và khi xảy ra vi phạm hợp đồng, doanh nghiệp tuyên bố không chịu trách nhiệm do giao dịch vượt
quá thẩm quyền hoặc khơng có thẩm quyền quy định trong Điều lệ. Luật Doanh nghiệp hiện nay

chỉ quy định trách nhiệm hành chính - phạt tiền khi khơng cơng bố Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp, còn nội dung Điều lệ phần phân định thẩm quyền
khơng có hướng dẫn bắt buộc về việc cơng bố cho bên thứ ba.

Hiện nay, theo cách hiểu phạm vi thẩm quyền đại diện được hình thành từ Điều lệ, sẽ có trường
hợp giao dịch được giao kết với người vượt quá thẩm quyền đại diện hoặc khơng có thẩm quyền đại
diện. Khi LDN khơng quy định thì Tịa án áp dụng ngun tắc trong Bộ luật Dân sự (BLDS) với tính
chất là luật chung để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, trong BLDS hiện hành, tại quy định về giao
dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện, khơng có thẩm quyền đại diện, cịn tồn tại những hạn chế như:

Thứ nhất, LDN năm 2020 và BLDS năm 2015 không xây dựng các quy định giới hạn thẩm quyền
của người đại diện trong các giao dịch bảo đảm của doanh nghiệp.

Thông thường, đối với các giao dịch tiến hành trong hoạt động kinh doanh, thẩm quyền của người
đại diện khi ký kết hợp đồng được quy định rõ trong Điều lệ công ty. Tuy nhiên, các giao dịch bảo
đảm cho bên thứ ba khá đặc biệt, bởi các giao dịch này dễ dẫn tới sự dịch chuyển tài sản của doanh
nghiệp khi bên được bảo đảm không thực hiện đúng nghĩa vụ được bảo đảm.

Khi thực hiện các giao dịch bảo đảm, việc xác định cụ thể các chủ thể có thẩm quyền được dựa
trên nguyên tắc chủ sở hữu có quyền định đoạt tại BLDS và có tham chiếu đến nguyên tắc định
đoạt tài sản của doanh nghiệp được quy định tại Điều lệ công ty. Theo đó, trong Cơng ty trách nhiệm

93

Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 - 2022

hữu hạn hai thành viên trở lên, việc định đoạt giao dịch có giá trị lớn hơn 50% phải có sự đồng ý
của Hội đồng Thành viên (điểm d, khoản 2, Điều 56 LDN năm 2020); trong Công ty cổ phần, giao
dịch có 35% trở lên phải có sự đồng ý của Hội đồng Quản trị (điểm h, khoản 2, Điều 153 LDN năm
2020), trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác. Song điều này, dẫn đến hai cách xử lý trong

thực tế. Một là, ngân hàng bắt buộc tất cả mọi người ĐDTPL của doanh nghiệp cùng các thành
viên Hội đồng Thành viên/Hội đồng Quản trị phải ký tên trong hợp đồng thế chấp hoặc bảo lãnh tài
sản để đảm bảo an toàn pháp lý. Hai là, chỉ yêu cầu người ĐDTPL ký tên trên hợp đồng thế chấp
khi rà soát Điều lệ đã thỏa mãn quy định về tỷ lệ giá trị tài sản. Trên thực tế có trường hợp người
ĐDTPL của doanh nghiệp thực hiện giao dịch bảo lãnh cho khoản vay của người thứ ba mà hai
thành viên khác của Hội đồng thành viên không biết về giao dịch đó, trong khi căn cứ theo Điều lệ,
giao dịch này hợp pháp do không vi phạm quá phạm vi thẩm quyền được xem xét của người đại
diện nắm giữ vai trị giám đốc cơng ty.

Trong trường hợp này, nghiên cứu pháp luật các nước sẽ cung cấp kinh nghiệm tham khảo cho
Việt Nam. Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định: “việc chuyển
nhượng bất động sản, chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn cổ phần, cung cấp các khoản bảo
đảm, lợi nhuận và bảo lãnh sẽ yêu cầu sự chấp thuận của ban giám sát trừ khi công ty là ngân hàng
hoặc tổ chức tài chính” (Điều 225-68, Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807, sửa đổi bổ sung tháng
9/2020). Người ĐDTPL không thể đại diện cho doanh nghiệp tự mình quyết định đồng ý xác lập
bảo đảm cho bên thứ ba.

Các tác giả kiến nghị bổ sung Điều 92, Điều 153 LDN năm 2020 về thẩm quyền của Hội đồng
Thành viên/Hội đồng Quản trị nội dung: “Các giao dịch người đại diện theo pháp luật xác lập, thực
hiện có liên quan đến doanh nghiệp cần có sự đồng ý của Hội đồng Thành viên/Hội đồng Quản trị
bao gồm: vay tài sản (phát hành trái phiếu), bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, các giao dịch liên quan tới
hoạt động trên thị trường chứng khoán”.

Người ĐDTPL nên bị giới hạn thẩm quyền trong các trường hợp trên bởi đây là các giao dịch cần
được kiểm soát nhằm đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp. Các giao dịch liên quan tới bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ, đặc biệt là bảo đảm nghĩa vụ cho người thứ ba thường phát sinh các khoản chi phí thanh
tốn lớn mà ngay tại thời điểm kí kết khó có thể lường trước được bởi liên quan đến thời điểm trả nợ.
Các giao dịch như phát hành trái phiếu hay giao dịch trên thị trường chứng khoán đều ảnh hưởng trực
tiếp tới giá trị phần vốn góp của cổ đơng/thành viên trong cơng ty, nên cần có sự đồng ý của Hội đồng
Thành viên/Hội đồng Quản trị. Những vấn đề này cần được ghi trong Điều lệ công ty theo hướng

những giao dịch này cần có sự đồng ý của Hội đồng Thành viên/Hội đồng Quản trị chứ không quy
định thẩm quyền dựa trên tỷ lệ % giá trị giao dịch trong tổng số tài sản doanh nghiệp. Hay nói cách
khác, tư cách đại diện trong các giao dịch này khơng cịn là một mình cá nhân một người mà là tập thể
những người trong HĐQT/HĐTV có quyền đại diện.

Thứ hai, cần bổ sung một số quy định của pháp luật nhằm phân định thẩm quyền của những
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Theo quy định của LDN năm 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn và Cơng ty cổ phần có thể có
một hoặc nhiều người ĐDTPL. Cơng ty hợp danh từ ban đầu đã có nhiều người đại diện bởi các
thành viên hợp danh là người chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản đối với nghĩa vụ của cơng ty. Khi
có nhiều người ĐDTPL, những người đó đương nhiên phải có quyền đại diện như nhau và có nghĩa
vụ tương tự. Trong LDN cũng có quy định điều lệ cơng ty phải quy định cụ thể số lượng và chức
danh quản lý của các ĐDTPL của doanh nghiệp và phải đăng ký với Cơ quan đăng ký doanh
nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế cần xử lý giao dịch khác nhau của những người đồng đại diện trong

94

Phạm Thị Huyền Sang, Nguyễn Thị Thanh

các trường hợp Điều lệ công ty khơng phân định thẩm quyền đại diện, hoặc có phân định nhưng
thẩm quyền chồng chéo, dẫn tới sự xung đột thẩm quyền.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 khơng có quy định về phân định thẩm quyền người đại diện trong
trường hợp Điều lệ công ty không quy định hoặc quy định không rõ. Luật Doanh nghiệp năm 2020
bổ sung quy định giải quyết tình huống đó tại Điều 12 theo hướng: “trường hợp phân chia quyền và
nghĩa vụ của người đại diện chưa được quy định rõ trong Điều lệ thì mỗi người đại diện theo pháp
luật đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba, tất cả những người đại diện
theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp”. Quan
điểm giải quyết này mới chỉ giải quyết một phần vướng mắc về xác định tư cách đại diện cho

doanh nghiệp trước Tòa án, cơ quan nhà nước và bên thứ ba trong trường hợp khơng có ý kiến của
những người đại diện, hoặc họ đều có chung ý kiến về giao dịch được xác lập. Trong trường hợp
bất đồng ý kiến giữa những người đồng đại diện, ví dụ như tình trạng một người ĐDTPL của Công
ty đã ra một quyết định, nhưng sau đó một người ĐDTPL khác lại phủ định quyết định này thì chưa
giải quyết được tận gốc vấn đề. Đặc biệt đối với các quyết định liên quan đến quyền và lợi ích hợp
pháp của người thứ ba thì nếu xảy ra tình trạng này, quyền và lợi ích của người thứ ba sẽ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Ví dụ, Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn ABC có hai người ĐDTPL là A và B. A
quyết định chọn nhà thầu N và ký hợp đồng với nhà thầu N, nhưng sau đó, B lại ra thơng báo
khơng cơng nhận hợp đồng do A (nhân danh ABC) ký kết (nhân danh ABC) với nhà thầu N.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 cần được sửa đổi theo hướng người quản lí trong cơng ty có quyền
đại diện và quy định bổ sung: “Đối với trường hợp các giao dịch xác lập nhân danh doanh nghiệp do
người đại diện có thẩm quyền xác lập, việc người đồng đại diện cịn lại phản đối sẽ khơng có hiệu lực
với bên thứ ba, trừ trường hợp bên thứ ba đã biết về thẩm quyền đại diện”. Cách thức xử lý này phù
hợp với quan điểm cho rằng, trong trường hợp có sự phân định thẩm quyền trong nội bộ doanh
nghiệp, hạn chế trong quyền đại diện khơng thể xóa bỏ trách nhiệm của doanh nghiệp với bên thứ ba
ngay tình. Trường hợp Điều lệ không quy định phân định thẩm quyền thì quyền đại diện ở đây là đại
diện đầy đủ. Do đó, doanh nghiệp khơng thể lật lại giao dịch đã xác lập hợp pháp với bên thứ ba
ngay tình.

Giải pháp này tương tự như quy định trong Luật Công ty của Anh năm 2006, sửa đổi bổ sung
năm 2018. Theo đó, quyền đại diện được giao cho các giám đốc (Director) với thẩm quyền cụ thể
được ghi nhận trong Điều lệ hoặc Nghị quyết của Hội đồng Thành viên/Hội đồng Quản trị (Board
of Director). Giám đốc (Director) trong cơng ty chính là thành viên của Hội đồng Quản trị, những
người được trao quyền quản lí hoạt động kinh doanh của công ty. Nội dung này được thông báo
công khai trên trang Cổng thông tin doanh nghiệp. Bộ luật Thương mại Pháp cũng có giải pháp
trong trường hợp cơng ty có nhiều người quản lý có quyền đại diện: “Trong trường hợp có nhiều
hơn một người quản lý, họ nắm giữ riêng các quyền hạn được quy định trong điều này. Việc một
người quản lý phản đối hành động của người quản lý khác khơng có hiệu lực đối với các bên thứ
ba, trừ khi họ đã biết về điều đó” (Điều 223-18, Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807, sửa đổi bổ

sung tháng 9/2020).

Thứ ba, cần bổ sung quy định tại Điều 12 LDN năm 2020: “Các giao dịch do người đại diện
xác lập không đúng thẩm quyền được quy định tại Điều lệ Công ty vẫn làm phát sinh trách nhiệm
của công ty: các giao dịch mang tính chất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp”

Các giao dịch này được giải thích theo hướng: giao dịch vì lợi ích của doanh nghiệp, mang lại
lợi ích cho doanh nghiệp là các giao dịch có tính chất giữ gìn, bảo quản tài sản, uy tín của doanh
nghiệp; có tác dụng ngăn chặn sự mất mát tài sản, uy tín doanh nghiệp; những việc duy trì cơ hội

95

Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 - 2022

thu được một lợi ích vật chất hoặc thực hiện nghĩa vụ đúng quy định của pháp luật của doanh
nghiệp. Ví dụ như: việc gửi giấy đòi nợ; đăng ký quyền chủ nợ đối với doanh nghiệp phá sản; nộp
phí bảo hiểm tài sản đúng định kỳ, khai báo thuế, v.v..

Nghiên cứu giải pháp xử lý trường hợp giao dịch do người ĐDTPL xác lập nhưng chưa có quyết
định nội bộ đảm bảo sự hợp pháp về thẩm quyền ký kết giao dịch này, cần bổ sung nội dung LDN năm
2020 theo hướng: “Trong trường hợp Điều lệ của cơng ty có hạn chế về thẩm quyền của người đại

diện thì người đại diện có nghĩa vụ tn theo quy định này. Trong các trường hợp, các giới hạn

thẩm quyền có trong Điều lệ sẽ khơng ảnh hưởng đến bên thứ ba ngay tình. Cơng ty phải chịu trách

nhiệm liên quan tới giao dịch với bên thứ ba ngay tình và có quyền u cầu người đại diện phải

chịu trách nhiệm bồi thường đối với công ty”. Bên thứ ba ngay tình được hiểu là các đối tác thực


hiện giao dịch với doanh nghiệp song họ thực sự không biết hoặc không thể biết về các hạn chế thẩm
quyền của người đại diện tồn tại trong các quyết định nội bộ trong cơng ty. Do đó, doanh nghiệp khơng
thể lấy lí do về các quyết định nội bộ để thối thác trách nhiệm của mình với bên thứ ba ngay tình.
Mặt khác, ĐDTPL đã thực hiện xác lập giao dịch sai, chứng tỏ quyền quản lý và trình tự thực hiện
quyền quản lí bị sai sót, chứ bản chất hành động đại diện là đúng thẩm quyền. Nếu duy trì mơ hình
ĐDTPL với chức danh độc lập với người quản lí như LDN Việt Nam quy định, trên cơ sở tách bạch
quyền đại diện và quyền quản lý doanh nghiệp, cần hiểu rõ các quyền lực nội bộ doanh nghiệp thuộc về
các cơ quan nào, để có căn cứ để buộc người đại diện phải chịu trách nhiệm pháp lý có liên quan.

Sửa đổi này sẽ cần tương thích với việc sửa đổi Điều 142, 143 BLDS năm 2015 bởi chính các
điều luật này chưa bảo vệ bên thứ ba với doanh nghiệp triệt để, do người thứ ba phải chứng minh
doanh nghiệp đã công nhận giao dịch hoặc doanh nghiệp biết mà không phản đối. Như vậy, gánh
nặng chứng minh nhằm ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp được chuyển cho bên thứ ba.
Đây là một việc rất khó khăn trên thực tế. Nếu theo quy định của BLDS, trong trường hợp doanh
nghiệp không biết, không đồng ý, phần giao dịch vượt quá thẩm quyền sẽ do người đại diện đã
xác lập buộc phải chịu trách nhiệm cá nhân với người thứ ba. Tuy nhiên, có những giao dịch
khơng thể đảm bảo được quyền lợi của người thứ ba khi giải quyết theo hướng đó. Ví dụ như các
giao dịch có liên quan đến giấy phép kinh doanh ngành nghề đặc thù của tổ chức hoặc điều kiện
của tổ chức, như: thu đổi ngoại tệ, kinh doanh gas, xăng dầu, vật liệu cháy nổ... Trong trường hợp
này, nếu giải thích theo hình thức đại diện theo ủy quyền, quy định đó được xem là phù hợp, tuy
nhiên, đối với ĐDTPL của doanh nghiệp, quy tắc đó là khơng hợp lý với người thứ ba. Do đó,
LDN cần thiết lập nguyên tắc riêng để điều chỉnh trường hợp này, hay nói cách khác, một số
nguyên tắc áp dụng của đại diện trong BLDS không thể áp dụng chung cho đại diện cho doanh
nghiệp, ít nhất trong trường hợp này. BLDS năm 2015 nên sửa đổi theo hướng doanh nghiệp
không bị ràng buộc trách nhiệm khi người thứ ba biết hoặc buộc phải biết về việc giao dịch đó
vượt thẩm quyền.

Để xử lý các trường hợp trên, có thể tham khảo quy định của Pháp về giao dịch vượt quá thẩm
quyền đại diện đối với công ty cổ phần. “Chủ tịch là người ĐDTPL của cơng ty, người có các
quyền hạn rộng nhất để thực hiện giao dịch nhân danh công ty. Do đó, cơng ty cổ phần bị ràng

buộc vào các hợp đồng do chủ tịch ký kết ngay cả khi giao dịch đó khơng phù hợp với quy chế hoạt
động của công ty, trừ trường hợp bên thứ ba ký kết hợp đồng biết rằng giao dịch đó vượt quá quy
chế hoạt động của công ty hoặc không thể biết về quy định hạn chế đó. Trong trường hợp Điều lệ
có quy định về các điều kiện theo đó, một hoặc nhiều người, ngồi chủ tịch, có chức danh giám đốc
điều hành hoặc phó giám đốc điều hành, có thể đại diện cho công ty thực hiện các quyền được
giao” (Điều 227-6, Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807, sửa đổi bổ sung tháng 9/2020). Theo điều
luật, trách nhiệm chứng minh đối với bên thứ ba thuận lợi hơn.

96

Phạm Thị Huyền Sang, Nguyễn Thị Thanh

Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, “Trong quan hệ với bên thứ ba, công ty bị ràng buộc,
ngay cả khi các hành vi của Ban giám đốc (những người đại diện) không phù hợp về thẩm quyền,
trừ khi công ty chứng minh rằng bên thứ ba biết rằng hành động đã vượt ra ngoài phạm vi thẩm
quyền, hoặc bên thứ ba ở trong hồn cảnh khơng thể khơng biết về thẩm quyền và việc công khai
các bản ghi nhớ hay các điều khoản của việc hợp tác không đủ để tạo thành bằng chứng phù hợp”
(Điều 225-35, đoạn 2, Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807, sửa đổi bổ sung tháng 9/2020). Nghiên
cứu các điều luật trên, khi người thứ ba có căn cứ tin tưởng quyền đại diện của người xác lập giao
dịch với mình và vì hồn cảnh khơng cho phép bên thứ ba xác minh quyền đại diện này, thì doanh
nghiệp vẫn phải bị ràng buộc trách nhiệm với bên thứ ba. Rõ ràng, quy định của Pháp hướng tới
bảo vệ quyền lợi của người thứ ba triệt để.

Đối với giao dịch khơng có thẩm quyền đại diện, hậu quả pháp lý bắt buộc là giao dịch vơ hiệu.
Giao dịch khơng có thẩm quyền đại diện ở đây được hiểu là các trường hợp người đại diện đã xác
lập, thực hiện các giao dịch dân sự trước khi thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp được phát sinh
hoặc sau khi người đại diện khơng cịn quyền đại diện. Lưu ý rằng, khi xác lập giao dịch trước thời
điểm đăng ký doanh nghiệp lần đầu, các giao dịch liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp vẫn
được LDN chấp thuận hiệu lực.


Có thể khẳng định, trong giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện, gánh nặng chứng minh đang
thuộc về người thứ ba nhằm ràng buộc được trách nhiệm của doanh nghiệp. Do đó, nên quy định
doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm pháp lý khi giao dịch đó thỏa mãn hai điều kiện cần thiết:
(i) người đại diện đã xác lập giao dịch có lợi cho doanh nghiệp; (ii) người đại diện sử dụng sai
quyền lực song khơng có động cơ vụ lợi cá nhân trong đó; (iii) việc giao dịch được thực hiện là do
sự thiếu hiểu biết (lỗi vô ý) của người đó và bên thứ ba về việc giao dịch khi khơng có thẩm quyền.
Mặt khác, doanh nghiệp cũng khơng thể từ chối trách nhiệm khi người thứ ba, trong q trình giao
dịch, khi có nghi ngờ về thẩm quyền đại diện, đã đề nghị doanh nghiệp xác nhận trong một khoảng
thời gian hợp lý, nhưng doanh nghiệp không trả lời theo thời gian quy định. Điều đó được xem như
thừa nhận thẩm quyền cho người đại diện của doanh nghiệp đang tiến hành giao dịch với bên thứ ba.
Giải pháp này bảo vệ tốt cho người thứ ba ngay tình.

5. Kết luận

Từ các phân tích trên có thể khẳng định rằng: giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện là trường
hợp người đại diện đã khơng hành động theo đúng vai trị, vị trí của mình dẫn đến thiệt hại của doanh
nghiệp - được xác định dựa trên việc so sánh giữa thiệt hại đó của doanh nghiệp với lợi ích lẽ ra đã
đạt được nếu người ĐDTPL hành động đúng vai trò, chức năng của mình. Giao dịch khơng có thẩm
quyền đại diện là trường hợp người đại diện nhân danh công ty, hành động thay mặt cơng ty khi
chưa có thẩm quyền đại diện, như trường hợp giao dịch với người chưa được bổ nhiệm vào vị trí
người ĐDTPL hoặc với người ĐDTPL đã bị bãi nhiệm.

Việc doanh nghiệp bồi thường cho người thứ ba trong các giao dịch được xác định theo
nguyên tắc: chỉ những giao dịch mà sự vi phạm nghĩa vụ của người đại diện được thể hiện rõ ràng
với lỗi cố ý, hay thực hiện với tư cách cá nhân, mới loại trừ trách nhiệm của doanh nghiệp với bên
thứ ba ngay tình trong giao dịch. Do đó, việc bảo vệ người thứ ba sẽ triệt để hơn, tránh trường hợp
doanh nghiệp viện dẫn các quyết định hạn chế quyền đại diện trong nội bộ doanh nghiệp để thối
thác trách nhiệm. Do đó, cần sửa đổi một số quy định của pháp luật doanh nghiệp theo hướng: các
giao dịch vay tài sản (phát hành trái phiếu), bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, các giao dịch liên quan
tới hoạt động trên thị trường chứng khoán của người ĐDTPL xác lập phải có sự đồng ý của Hội đồng


97

Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 - 2022
Thành viên/Hội đồng quản trị. Khi doanh nghiệp có nhiều người ĐDTPL, việc phản đối của người
đồng đại diện khác không có hiệu lực với bên thứ ba, trừ trường hợp bên thứ ba đã biết về thẩm
quyền đại diện của người đã giao kết, thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, các giao dịch do người đại
diện xác lập không đúng thẩm quyền được quy định tại Điều lệ Công ty vẫn làm phát sinh trách
nhiệm của công ty đối với các giao dịch mang tính chất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp. Những sửa đổi nêu trên sẽ góp phần nâng cao ý thức quản trị doanh nghiệp của
chính các cơng ty, đồng thời hạn chế được các tranh chấp bất lợi đối với người thứ ba ngay tình
trong các giao dịch với doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Lan Anh (2016), “Quy định mới của Luật doanh nghiệp năm 2014 về người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 4.

2. Bùi Đức Giang (2015), “Hành lang pháp lý mới về người đại diện theo pháp luật của Luật Doanh nghiệp
năm 2014”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6.

3. Nguyễn Hợp Toàn (2017), “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba trong Cơng ty có nhiều người đại diện
theo pháp luật”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 9.

4. Andreas Cahn and David C. Donald (2010), Comprative Company Law, Cambridge University Press.
5. Rodedick Munday (2010), Agency Law and Principles, Oxford University Press.
6. Eric Rasmusen (2004), Agency Law and Contract Information, Indiana University Bloomington.
7. Howard C. Klemme (1976), “The Enterprise Liability Theory of Torts”, 47 University of Colorado Law

School Review 153 (1976), truy cập ngày 27/6/2020.

8. Parliament of the United Kingdom (2006), “Company Act 2006” (Luật Công ty Anh năm 2006, sửa đổi,

bổ sung năm 2018), truy cập ngày 13/7/2021.
9. Victor E. Schwartz, Phil Goldberg and Christopher E Appel (2018), “Deep Pocket Jurisprudence:

Where Tort Law Should Draw the Line”, 70 Oklahoma Law Review, 359,
truy cập ngy 25/4/2019.
10. Parlement franỗais (1807), Code de commerce franỗaise (Quc hội Pháp, Bộ luật Thương mại Pháp, sửa đổi
bổ sung tháng 9/2020), /> truy cập ngày 13/7/2021.

98


×