Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHU VỰC TAM KỲ, QUẢNG NAM - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.76 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON

NGUYỄN THỊ LIÊN
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG CHO

HỌC SINH TIỂU HỌC KHU VỰC TAM KỲ,
QUẢNG NAM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 05 năm 2017

`

TRƯỜNG ĐẠMIỤHCỌLCỤQCUẢNG NAM
KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON

----------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG CHO

HỌC SINH TIỂU HỌC KHU VỰC TAM KỲ,
QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ LIÊN
MSSV: 2112020521


CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KHOÁ: 2013 – 2017

Cán bộ hướng dẫn
T.S BÙI THỊ LÂN

MSCB: 1075

Quảng Nam, tháng 05 năm 2017

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.............................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2
3.2. Khách thể nghiên cứu ...............................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết.................................................................3
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................3
6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...........................................................................................3
7. Đóng góp của đề tài.....................................................................................................4
8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................................................5
9. Cấu trúc khóa luận.......................................................................................................5
NỘI DUNG......................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................6
1.1. Cơ sở lí luận..............................................................................................................6
1.1.1. Một số vấn đề lí luận về ngữ âm tiếng Việt ..........................................................6

1.1.2. Cách hiểu về luyện phát âm đúng........................................................................12
1.1.3. Chính âm..............................................................................................................12
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................13
1.2.1. Cơ sở tâm lý ảnh hưởng đến cách phát âm của học sinh tiểu học.......................13
1.2.2. Đặc điểm ngữ âm khu vực Quảng Nam ..............................................................15
1.2.3. Mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học......................................................18
1.2.4. Tầm quan trọng của việc rèn phát âm đúng cho học sinh tiểu học .....................20
1.2.5. Nhiệm vụ và yêu cầu đối với người giáo viên khi rèn phát âm đúng cho học sinh
tiểu học ..........................................................................................................................21
1.3. Tiểu kết chương 1...................................................................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG VÀ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHU
VỰC TAM KỲ, QUẢNG NAM ...................................................................................23
2.1. Thực trạng việc rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ,
Quảng Nam....................................................................................................................23

2.1.1. Vài nét về Trường Tiểu học Trần Quốc Toản Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng
Nam ...............................................................................................................................23
2.1.2. Khảo sát thực trạng việc rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tại Trường Tiểu
học Trần Quốc Toản......................................................................................................24
2.2. Nguyên nhân của thực trạng...................................................................................28
2.2.1. Nguyên nhân từ phía giáo viên............................................................................28
2.2.2. Nguyên nhân từ phía học sinh .............................................................................28
2.2.3. Ngun nhân từ phía gia đình học sinh, địa phương sinh sống ..........................28
2.3. Đề xuất một số biện pháp rèn phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam
Kỳ, Quảng Nam.............................................................................................................29
2.3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................................29
2.3.2. Hệ thống các biện pháp rèn phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam
Kỳ, Quảng Nam.............................................................................................................29
2.4. Tiểu kết chương 2...................................................................................................43

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................................44
3.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................................44
3.2. Đối tượng thực nghiệm...........................................................................................44
3.3. Cách tiến hành thực nghiệm ...................................................................................44
3.4. Nội dung thực nghiệm ............................................................................................44
3.5. Tiến hành thực nghiệm ...........................................................................................45
3.5.1. Soạn giáo án ........................................................................................................45
3.5.2. Dự giờ tiết dạy thực nghiệm................................................................................45
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm................................................................................45
3.6.1. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm ...............................................................46
3.6.2. Kết quả thực nghiệm đối với khối lớp 1..............................................................46
3.6.3. Kết quả thực nghiệm đối với khối lớp 4..............................................................48
3.7. Tiểu kết chương 3...................................................................................................50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................51
1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................51
2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................53
PHỤ LỤC ......................................................................................................................54

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong
suốt thời gian thực hiện đề tài khóa luận của mình, em đã nhận được sự quan tâm
và giúp đỡ của cô giáo TS. Bùi Thị Lân và các thầy, cô giáo trong Khoa Tiểu học
– Mầm non, Trường Đại học Quảng Nam. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin
gửi lời cảm ơn đến cô giáo TS. Bùi Thị Lân – người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em hồn thành khóa luận này.

Ngoài ra, em xin g̉ưi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Ban Giám hiệu và
các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh

Quảng Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết và
tạo mọi điều kiện cho quá trình điều tra, thực nghiệm tại trường để góp phần
hồn thành tốt khố luận của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Tam Kỳ, ngày 20 tháng 4 năm 2017.

Sinh viên

Nguyễn Thị Liên

DANH MỤC BẢNG

STT Bảng Trang
Bảng 1 Hệ thống âm đầu (phụ âm đầu) trong Tiếng Việt 9
Bảng 2 Bảng một số hiện tượng xuất hiện âm đệm trong tiếng 15
Quảng Nam
Bảng 3 Bảng một số hiện tượng biến mất âm đêm trong tiếng 16
Bảng 4 Quảng Nam 18
Bảng hệ thống một số vần bị phát âm sai lệch ở khu vực
Bảng 5 Quảng Nam 25
Thực trạng nhận thức của giáo viên trong việc rèn luyện
Bảng 6 phát âm đúng cho học sinh 27
Những khó khăn trong việc rèn luyện phát âm đúng cho
Bảng 7 học sinh 27
Bảng 8 Lỗi phát âm của học sinh khối lớp 1 và khối lớp 4 28

Bảng 9 Khó khăn mà học sinh gặp phải trong việc rèn luyện phát 48
Bảng 10 âm đúng 50

Kết quả thực nghiệm đối với khối lớp 1
Kết quả thực nghiệm đối với khối lớp 4

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Như chúng ta đều biết, tất cả những kinh nghiệm của đời sống, những
thành tựu văn hố khoa học, những tư tưởng tình cảm của thế hệ trước và của cả
những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết
đọc, con người không thể tiếp thu nền văn minh của lồi người và nếu đọc, phát
âm khơng đúng sẽ làm cho người nghe hiểu nghĩa sai, gây bất lợi trong giao tiếp.
Chính vì vậy, ở cấp học Tiểu học dạy phát âm đúng luôn được chú trọng.

Ở Tiểu học, môn tiếng Việt rất quan trọng. Học tốt môn tiếng Việt các em
có điều kiện học tốt các mơn học khác. Bởi thơng qua việc dạy học mơn tiếng
Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy và cung cấp cho học sinh những
kiến thức sơ giản về tiếng Việt, về tự nhiên xã hội và con người, về văn hố, văn
học của Việt Nam và nước ngồi. Đồng thời bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng
Việt và hình thành nhân cách con người Việt Nam. Mơn tiếng Việt ở trường Tiểu
học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh - năng lực
hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng
là 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đọc là phân mơn có vị trí đặc biệt quan trọng
trong chương trình tiếng Việt bậc Tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành và
phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học
sinh ở bậc tiểu học. Muốn đánh vần đúng, đọc đúng và đọc diễn cảm thì trước hết
giáo viên cần luyện phát âm đúng cho các em và điều cần thiết là giải quyết vấn
đề phương ngữ vì mục tiêu hướng đến một tiếng nói dân tộc Việt thống nhất về
âm thanh. Do đó, cần có biện pháp rèn luyện cho học sinh phát âm đúng, đọc hay
hơn.


Ở các trường Tiểu học tại khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam, bên cạnh những
thành cơng thì việc dạy đọc cịn nhiều hạn chế. Do ảnh hưởng của phương ngữ
mà cả giáo viên và học sinh ở trường Tiểu học còn gặp nhiều khó khăn trong q
trình dạy và học làm cho chất lượng dạy học không được nâng cao. Qua thời gian
thực tập sư phạm ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy giáo viên vẫn chưa chú trọng
đến việc rèn luyện phát âm đúng; chưa vận dụng các biện pháp chữa lỗi cho học

1

sinh khi phát âm chưa đúng. Để từ đó, giúp các em đọc hay hơn diễn cảm hơn,
làm tiền đề để các em hiểu văn bản được đọc, để những gì đọc được tác động
chính vào cuộc sống của các em. Phát âm đúng sẽ được nhiều cái lợi, trước hết
nó giúp học sinh viết đúng chính tả, sau đó giúp học sinh phát âm dễ dàng hơn
khi học ngoại ngữ và học các môn học khác, đồng thời giúp các em dễ dàng hơn
trong giao tiếp với cộng đồng.

Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp rèn luyện phát âm đúng
cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu và tìm
hiểu thực trạng rèn luyện phát âm đúng cho học sinh ở trường Tiểu học, nhằm
đưa ra một số biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực
Tam Kỳ, Quảng Nam.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ,
Quảng Nam. Trong đó, tơi tập trung nghiên cứu các biện pháp phát âm đúng cho
học sinh tiểu học tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh

Quảng Nam.
3.2. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy - học rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học ở khu
vực Tam Kỳ, Quảng Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Thực trạng về lỗi phát âm và việc rèn luyện phát âm đúng cho học sinh và
đề xuất các biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam
Kỳ, Quảng Nam.
Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp
đề xuất.

2

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Tơi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hố để nghiên cứu
lí thuyết từ sách, báo, tài liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu về chương trình dạy học phân mơn Học vần ở lớp 1, phân môn Tập
đọc 1, 2,3,4,5 và các yếu tố liên quan đến quá trình thực hiện nó.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm đúc rút những kinh nghiệm,
những bài học về quá trình dạy học, những kinh nghiệm rèn luyện phát âm đúng
cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam.

Phương pháp điều tra nhằm khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp rèn

luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam.

Phương pháp khảo sát lỗi phát âm của học sinh tiểu học tại Trường Tiểu
học Trần Quốc Toản, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam.

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để lấy ý kiến của giáo viên hướng dẫn
và ý kiến của thầy, cô giáo Trường Tiểu học Trần Quốc Toản nhằm tham khảo,
có định hướng đúng đắn trong quá trình nghiên cứu.

Phương pháp thực nghiệm nhằm tác động đến một lớp học được chọn để
thực nghiệm.

Phương pháp thống kê tốn học nhằm xử lí các kết quả thu được.
6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Phát âm chuẩn chính âm sẽ giúp người nghe cảm nhận được đầy đủ và
chính xác giá trị nội dung của văn bản. Vì vậy việc rèn luyện, đề xuất các biện
pháp rèn luyện phát âm cho học sinh là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm, tìm hiểu. Với những cuốn sách cơ bản như:

“Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1”của các tác giả Lê A - Lê Phương
Nga - Lê Hữu Tỉnh - Đỗ Xuân Thảo - Đặng Kim Nga (NXB Đại học Sư phạm
Hà Nội, 2003) cũng đề cập đến phân môn Học vần, Tập đọc về: mục tiêu, cơ sở
tâm lí học, ngơn ngữ của việc dạy Học vần ở lớp 1 và Tập đọc ở lớp 1,2,3,4,5,

3

một số nguyên tắc dạy Học vần, Tập đọc, phương pháp dạy Học vần, Tập đọc;
quy trình dạy các kiểu bài học vần, tập đọc.


Cơng trình “Ngữ âm học Tiếng Việt hiện đại” của tác giả Cù Đình Tú -
Hồng Văn Thung - Nguyễn Nguyên Trứ (NXB Giáo dục, 1978) đã đề cập đế
một số vấn đề liên quan đến ngữ âm học trong nhà trường. Mặc dù đã nêu lên
được một số biện pháp cụ thể có liên quan đến luyện phát âm xong chưa hướng
tới đối tượng cụ thể.

Đối với đề tài “Biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học
khu vực Quảng Nam” thì đã có đề tài “Một vài biện pháp phát âm chuẩn phương
ngữ Quảng Nam cho giáo viên và học sinh vùng nông thôn Đại Lộc” của Trần
Thị Gái, nghiên cứu năm 2014 nhưng một số biện pháp đưa ra còn chưa được cụ
thể và chưa hướng dẫn cách thực hiện. Các cơng trình nghiên cứu trên đề cập đến
những vấn đề của luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học nhưng chưa có cơng
trình nghiên cứu nào nghiên cứu tìm hiểu về biện pháp rèn luyện phát âm đúng
cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam một cách cụ thể và chi tiết.

Với đề tài này, tôi tiếp tục nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc
rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam, đề
xuất một số biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực
Tam Kỳ, Quảng Nam nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với xu hướng
giảng dạy hiện nay.
7. Đóng góp của đề tài

Xác định được cơ sở chuẩn về việc rèn luyện phát âm đúng cho học sinh
tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam.

Tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học
khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam.

Đưa ra một số biện pháp nhằm rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu
học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam.


Thực nghiệm vận dụng các biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học
sinh tiểu học tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh
Quảng Nam.

4

Nếu được ứng dụng, khóa luận sẽ góp phần giúp các giáo viên trong quá
trình rèn luyện kĩ năng phát âm cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
phát âm nói riêng, mơn Tiếng Việt và các mơn học khác trong nhà trường Tiểu
học, đáp ứng yêu cầu giáo dục đặt ra.
8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Một số biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu
học khu vực Quảng Nam.

Về không gian: Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Thành phố Tam Kỳ -
Tỉnh Quảng Nam.
9. Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thực trạng việc rèn luyện phát âm đúng và một số biện pháp rèn
luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Quảng Nam
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

5

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số vấn đề lí luận về ngữ âm tiếng Việt
1.1.1.1. Cơ sở ngữ âm liên quan đến luyện phát âm của học sinh tiểu học
a) Ngữ âm.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Trong
thực tiễn của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, cái mà các nhân vật tham gia
vào hoạt động giao tiếp - người nói và người nghe - có thể tri giác được bằng
thính giác khơng phải là cái gì trừu tượng, vơ hình mà phải là một cái rất cụ thể.
Cụ thể đến mức khi vắng mặt các nhân vật giao tiếp nhưng nhờ thường xuyên
tiếp xúc với cái âm thanh cụ thể ấy, quen với nó mà ta có ấn tượng về nó, ghi nhớ
và khắc sâu nên ta có thể nhận ra được cái âm thanh cụ thể ấy là tiếng nói của ai?
Người ấy thuộc vùng phương ngữ nào? Giọng nói ấy có sức truyền cảm và tác
động đến người nghe như thế nào?... Như vậy, phương tiện giao tiếp ngôn ngữ
tồn tại dưới hai dạng: Dạng tiềm năng, tồn tại trong đầu óc của mỗi con người:
ngơn ngữ. Và dạng hiện thực, tồn tại trong thực tiễn của đời sống giao tiếp: lời
nói - sản phẩm của hoạt động ngơn ngữ.
Cần phân biệt ngơn ngữ và lời nói, bởi ngơn ngữ và lời nói có những điểm
tương đồng nhưng cũng có những nét khác biệt. Thứ nhất, chúng đều là những
hình thức tồn tại của tiếng nói con người dưới hai hình thức ngơn ngữ và lời nói.
Thứ hai, ngơn ngữ và lời nói đều được cộng đồng người sử dụng, được xã hội
chấp nhận.
Tóm lại, mối quan hệ giữa ngơn ngữ và lời nói là mối quan hệ giữa cái
chung và cái riêng, giữa cái trừu tượng và cái cụ thể, giữa cái cốt yếu với cái thứ
yếu. Cái chung có được là nhờ sự khái qt hố từ mn vàn những sự vật hiện
tượng cụ thể đồng loại. Bất cứ cái chung nào cũng đều là tổng hòa những cái
riêng, cái chung chỉ bao gồm hầu hết những cái riêng chứ không thể chứa đựng
hết tất cả mọi cái riêng biệt. Vì lẽ ấy, quy tắc nào cũng có ngoại lệ. Mọi quy tắc
của ngôn ngữ cũng không thể vượt ra khỏi nguyên lí chung này. Ngược lại, cái


6

riêng chỉ có thể tồn tại trong cái chung và bất cứ cái riêng nào cũng đều có tính
chất chung. Nhờ vào tính chất chung để phân loại cái riêng. Tuy vậy, cái riêng
vẫn là cái riêng không đồng nhất hồn tồn trong bất cứ cái chung nào. Nhờ đó
mà nó phân biệt mình với những cái chung khác cùng loại. Trong giao tiếp,
người ta chỉ tiếp xúc với các lời nói cụ thể, riêng biệt được tạo ra trong những
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể riêng biệt. Những lời nói ấy được tạo ra dựa trên
những nguyên tắc, nguyên lí chung đó là những quy tắc ngơn ngữ được cộng
đồng, xã hội quy ước thoả thuận và thống nhất sử dụng. Nhờ sự quy ước thống
nhất ấy ngôn ngữ mới trở thành phương tiện giao tiếp chung của xã hội. Ngơn
ngữ và âm thanh của ngơn ngữ (lời nói) là thống nhất nhưng không đồng nhất.

Ngữ âm được hiểu là toàn bộ âm thanh ngôn ngữ và tất cả các quy luật,
quy tắc kết hợp âm thanh, giọng điệu ở trong từ, trong câu của ngôn ngữ.

Âm thanh ngôn ngữ là âm thanh do bộ máy cấu âm của con người tạo ra.
Nó có nghĩa và đảm nhận chức năng giao tiếp trong cộng đồng. Vì vậy, khơng có
âm thanh nào của ngơn ngữ mà vô nghĩa. Mọi sự thay đổi về âm thanh của ngôn
ngữ đều dẫn đến sự thay đổi về nghĩa hoặc dẫn đến sự vô nghĩa.

Âm thanh của ngôn ngữ muốn trở thành phương tiện giao tiếp phải được
sắp xếp theo quy luật, quy tắc. Nhưng trong các ngôn ngữ khác nhau, các quy
luật và quy tắc ấy khơng hồn tồn giống nhau.
b) Cơ sở của ngữ âm.
- Cơ sở vật lí:

Những âm thanh nói chung được tạo thành nhờ sự chấn động của các phân
tử khơng khí, các vật thể đàn hồi, chúng phụ thuộc vào các yếu tố như: vật thể
chấn động, môi trường truyền âm, lực tác động.


Âm thanh ngôn ngữ được tạo thành do sự rung động của dây thanh và sự
hoạt động của các khí quan khác trong bộ máy phát âm. Khác với các âm thanh
tự nhiên, âm thanh ngôn ngữ phải là các âm thanh đi qua bộ máy phát âm của
con người và có mang nội dung thơng báo. Âm thanh ngơn ngữ chỉ có thể là
những chấn động mà cơ quan thính giác của con người có thể lĩnh hội được .

7

Chính vì vậy, âm thanh ngơn ngữ có những đặc trưng riêng biệt: Cao độ,
cường độ, trường độ, âm sắc...
- Cơ sở sinh lí:

Âm thanh của ngôn ngữ do bộ máy phát âm của con người tạo ra. Bộ máy
phát âm ấy gồm: cơ quan hô hấp, thanh hầu, khoang miệng, khoang mũi.

Cơ quan hô hấp: Nguồn năng lượng khơng khí do hai lá phổi cung cấp. Ðó
là nguồn năng lượng cần thiết cho sự phát âm. Cơ sở tạo nên âm thanh là do
không khí từ phổi đi ra làm dây thanh rung động; đồng thời, nhờ sự khuếch đại
của hai khoang miệng và mũi mà tạo nên những âm thanh.

Thanh hầu là cơ quan phát ra âm thanh. Thanh hầu giống như một chiếc
hộp gồm bốn miếng sụn hợp lại. Bên trong có hai màng mỏng có thể rung động,
mở ra hay khép vào, căng lên hay chùng xuống tùy thuộc vào âm được phát ra.
Hai màng mỏng được gọi là dây thanh. Luồng hơi từ phổi đi lên tạo ra những
rung động ở dây thanh. Âm thanh này được thanh hầu khuếch đại làm cho âm
thanh được thể hiện to hơn. Như vậy, thanh hầu là cộng minh trường (hộp cộng
hưởng) đầu tiên của bộ máy phát âm.

Khoang miệng và khoang mũi: như thanh hầu khoang miệng và khoang

mũi là 2 cộng minh trường của bộ máy phát âm. Khoang miệng và khoang mũi
còn bao gồm một số bộ phận khác có liên quan đến việc cấu âm, đó là: mơi, răng,
lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi con, lưỡi (đầu lưỡi, mặt lưỡi, gốc lưỡi), nắp họng,
khoang miệng, khoang mũi.
1.1.1.2. Các đơn vị ngữ âm của tiếng Việt
a) Âm vị

Theo tác giả Cù Ðình Tú viết trong giáo trình Ngữ âm học tiếng Việt hiện
đại thì âm vị là đơn vị nhỏ nhất của ngữ âm có mang chức năng phân biệt nghĩa
và nhận diện từ .

Âm vị không phải là một âm thanh cụ thể. Âm vị được thể hiện bằng âm
tố và mợt âm vị có thể được thể hiện bằng nhiều âm vị. Số lượng âm vị trong một
ngôn ngữ là hữu hạn. Ngược lại số lượng âm tố trong một ngôn ngữ là vô hạn.
- Hệ thống âm vị tiếng Việt.

8

Âm đầu: Các âm tiết tiếng Việt khi phát âm về mặt cấu âm bao giờ cũng

mở đầu bằng một động tác khép lại, dẫn đến chỗ cản trở khơng khí hồn tồn

hoặc bộ phận. Ðó là cách phát âm của các âm tiết như : bút, mai, .... Còn những

âm tiết như: ăn, uống,... mặc dù trên chữ viết chúng ta nhìn thấy phụ âm vắng

mặt nhưng thực tế chúng cũng phải bắt đầu bằng một động tác khép kín khe

thanh, sau đó mở ra đột ngột gây nên một tiếng động. Tiếng Việt có 22 phụ âm


đầu, bao gồm: /b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ,, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/

Bảng 1: Hệ thống âm đầu (phụ âm đầu) trong Tiếng Việt

Vị trí Môi Đầu lưỡi Mặt Gốc Thanh

Phương thức Bọt Lưỡi lưỡi lưỡi hầu

Ồn Bật hơi t’

Tắc Không bật Vô thanh t ʈ, c k ʔ

hơi Hữu b d

thanh

Vang m n ɲ ŋ

Ồn Vô thanh f s ş χ h

Xát Hữu thanh v z ʐ ɣ

Vang l

Âm đệm là phần đứng đầu vần, có vần có yếu tố âm đệm và có vần khơng
có. Ngồi cách mở đầu khác nhau tạo ra những âm tiết khác nhau, các âm tiết
tiếng Việt cịn có thể đối lập nhau do chỗ có kèm theo hiện tượng trịn mơi hay
khơng. Âm đệm chỉ có chức năng làm trầm hóa âm sắc của âm tiết sau lúc mở
đầu chứ không phải là tạo nên âm sắc chủ yếu của âm tiết vì vậy một âm vị có
nội dung tích cực đảm nhiệm thành phần này chỉ có thể là một âm lướt, một bán

nguyên âm phi âm tiết tính. Nghĩa là âm này khơng có khả năng nằm ở đỉnh của
âm tiết để kết hợp với thanh điệu tạo thành âm tiết, đảm nhiệm thành phần âm
đệm trong tiếng Việt chỉ có hai âm vị: một bán nguyên âm môi /-w-/ và một âm
vị /zero/.

9

Âm chı́nh là yếu tố mang âm sắc chı́nh trong phần vần. Âm sắc chı́nh
trong vần bao giờ cũng do nguyên âm quyết định. Âm tiết tiếng Việt không bao
giờ được tồn tại nếu khơng có ngun âm.

Phụ âm không thể làm thành âm tiết được và đỉnh âm tiết không bao giờ
xảy ra ở âm đoạn phụ âm mà chỉ có thể ở âm đoạn nguyên âm. Nguyên âm nằm
ở đỉnh của âm tiết bao giờ cũng mang âm sắc chủ đạo của âm tiết. Trừ trường
hợp âm sắc bị trầm hóa bởi âm đệm /-w-/ hoặc kết thúc bằng một bán nguyên
âm, cịn âm sắc của ngun âm thì được thể hiện từ đầu đến cuối âm tiết. Chính
vì những lí do trên mà nguyên âm trong âm tiết tiếng Việt được coi là âm chính
hay là hạt nhân của âm tiết. Nói cách khác, khơng có ngun âm khơng thành âm
tiết.

Âm cuối có chức năng kết thức âm tiết với nhiều cách khác nhau về
phương thức cấu âm như âm tắc/ không tắc, âm mũi hoặc vị trı́ cấu âm như âm
môi để làm thay đổi âm sắc của âm tiết và phân biệt âm tiết này với âm tiết khác
với sự đối lập bằng những cách kết thúc nhau. Âm cuối nằm ở vị trí thứ tư trong
mơ hình âm tiết sau âm đầu, âm đệm và âm chı́nh.

Thanh điệu là một trong âm vị siêu đoạn tı́nh. Theo Đoàn Thiện Thuật,
"Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp "giọng nói" trong một âm tiết có tác
dụng khu biệt vỏ âm thanh của t̀ư hoặc hình vị". Ơng viết rõ ràng rằng “Thanh
điệu là sự thay đổi cao độ của “giọng ńoi”, điều đ́o ćo nghı̃a là sự thay đổi tần

số của âm cơ bản trong tiếng thanh.” Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu.
Các thanh điệu được khu biệt với đặc trưng điệu tı́nh như âm vực và biến điệu và
đặc trưng phi điệu tı́nh như tiêu chı́ cường độ và trường độ và tiêu chı́ phương
thức tạo thanh.
b) Âm tiết.
- Định nghĩa

Trong tiếng Việt, âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất. Mỗi âm tiết là một
tiếng. Ðiều đặc biệt trong tiếng Việt là âm tiết có thể trùng với từ khi từ đó là từ
đơn. Ví dụ, bàn: một âm tiết và đồng thời cũng là một từ , cũng có khi âm tiết
trùng với một âm vị.Ví dụ, u vừa là âm tiết vừa là âm vị. Một âm tiết bao gồm

10

nhiều yếu tố ngữ âm như thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chı́nh và âm cuối.
Trong tiếng Việt, một âm tiết bao giờ cũng được phát ra với một thanh điệu.
- Phân loại âm tiết tiếng Việt.

Dựa vào cách kết thúc, các âm tiết được chia thành hai loại lớn: mở và
khép. Trong mỗi loại lại có hai loại nhỏ hơn. Như vậy có 4 loại âm tiết như sau:

+ Những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm vang (/m, n, ŋ/...) được
gọi là những âm tiết nửa khép.

+ Những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang (/p, t, k/)
được gọi là những âm tiết khép.

+ Những âm tiết được kết thúc bằng một bán nguyên âm (/w, j/) được gọi
là những âm tiết nửa mở.


+ Những âm tiết được kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên
âm ở đỉnh âm tiết thì được gọi là âm tiết mở.

- Mơ hình âm tiết tiếng Việt.

Âm đầu Thanh điệu
Vần
Âm đệm Âm cuối
Âm chính

+ Thành tố thứ nhất có chức năng khu biệt âm tiết này với âm tiết khác là
thanh điệu. Hệ thống thanh điệu có chức năng khu biệt chủ yếu về âm vực.

+ Thành tố thứ hai là âm đầu. Nó có chức năng khu biệt về âm sắc của
phần mở đầu của âm tiết.

+Thành tố thứ ba là âm đệm. Âm đệm đứng ở giữa âm đầu và âm chı́nh.
Âm đệm tu chỉnh âm sắc của âm tiết với hiện tượng trịn mơi.

+Thành tố thứ tư có chức năng khu biệt âm tiết là âm chı́nh.
+Thành tố cuối cùng là âm cuối. Nó có chức năng khu biệt về âm sắc của
phần kết thúc của âm tiết.
Các thành tố thứ ba, tư, thứ năm ghép lại với nhau thành một bộ phận gọi
là phần vần.

11

Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc: Bậc thứ nhất bao gồm các thành tố
của thành phần vần.


Âm tiết

Bậc 1: Thanh điệu Âm đầu Phần vần

Bậc 2: Âm đệm Âm chính Âm cuối

1.1.2. Cách hiểu về luyện phát âm đúng

Theo Từ điển tiếng Việt: “Phát âm là phát ra các âm thanh của ngôn ngữ
bằng các động tác lưỡi”.

Luyện phát âm là hướng dẫn cho học sinh phát âm đúng âm thanh ngôn

ngữ của tiếng mẹ đẻ, phát âm rõ ràng các từ, câu theo đúng chuẩn quy tắc tiếng

Việt và rèn cho học sinh biết điều chỉnh giọng đọc, nói biểu cảm hơn, phù hợp

với hồn cảnh giao tiếp.

Phát âm chuẩn quy tắc tiếng Việt là phát âm đúng âm vị, phụ âm, to,

rõ ràng, lưu loát, mạch lạc từng âm vị và chữ cái. Khi phát âm theo nguyên tắc

chữ viết là các biểu tượng âm vị, chữ cái, vần, thanh điệu từ đó được thể hiện

bằng biểu tượng âm thanh.

Lỗi phát âm là những sai lệch trong cách phát âm so với cách phát âm

chuẩn làm cho người nghe khó hiểu thậm chí hiểu sai thành một nghĩa khác.


1.1.3. Chính âm

Một ngơn ngữ khi đã phát triển đến trình độ cao với tư cách là một ngơn

ngữ thống nhất của tồn dân tộc và được sử dụng làm phương tiện giao tiếp của

một quốc gia thống nhất thì vấn đề chuẩn hố ngơn ngữ được đặt ra. Chính âm là

khái niệm dùng để chỉ một mặt của vấn đề chuẩn hố ngơn ngữ trên phương diện

ngữ âm. Chính âm là chuẩn mực phát âm một ngơn ngữ có giá trị và hiệu lực về

mặt xã hội. Chính âm sẽ quy định nội dung luyện phát âm ở trương Tiểu học.

Yêu cầu cơ bản của chính âm là xây dựng một cách phát âm chuẩn thống nhất

12

trong phạm vi tồn dân để ngơn ngữ có thể thực hiện thuận lợi chức năng làm
công cụ giao tiếp của mình
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Cơ sở tâm lý ảnh hưởng đến cách phát âm của học sinh tiểu học
1.2.1.1. Đặc điểm nhận thức

Ở lứa tuổi này diễn ra một sự phát triển tồn diện về các q trình nhận
thức. Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang
tính không ổn định. Những năm đầu tiểu học, tri giác của các em thường gắn với
hành động trực quan, đến cuối những năm tiểu học, tri giác bắt đầu mang tính
xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri

giác của trẻ mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng. Tưởng tượng của các
em phát triển mạnh và phong phú hơn. Tư duy phát triển rất nhanh, mang đậm
màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Khả năng khái
quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi. Học sinh lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa
lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức cịn sơ đẳng ở phần
đơng học sinh tiểu học.
1.2.1.2. Đặc trưng nhân cách

Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi từ 7 đến 11 tuổi. Từ đứa trẻ mẫu
giáo trở thành học sinh phổ thông với bao điều mới mẻ. Đó là một chuyển biến
rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ em, một đặc trưng quan trọng của lứa
tuổi này. Đây là giai đoạn học sinh bắt đầu tham gia vào hoạt động mang tính xã
hội hóa mạnh mẽ để tiếp nhận hệ thống thống tri thức khoa học của loài người.
Dưới ảnh hưởng của hoạt động học tập, nhân cách của học sinh có nhiều biến đổi
phong phú và sâu sắc. Có thể thấy một số đặc điểm nhân cách nổi bật của học
sinh tiểu học như: Khả năng nhận thức phát triển một cách nhanh chóng nhờ hoạt
động học tập. Đời sống cảm xúc, tình cảm chiếm ưu thế hơn và chi phối mạnh
mẽ đến các hoạt động, nhận thức của trẻ. Bên cạnh đó, tính hồn nhiên, vui tươi
hướng về những cảm xúc tích cực hơn. Ngoài ra, các em thường hay bắt chước
những người gần gũi, có uy tín với trẻ như cha mẹ, thầy cô, bạn bè,… Ở học sinh
tiểu học, ta cịn thấy được những hành vi ý chí cịn chưa cao, bản tính hiếu động,

13

khó kiềm chế, kém tự chủ nên dễ phạm lỗi, nhất là đối với các u cầu có tính
nghiêm ngặt, đòi hỏi sự tập trung cao độ, gây căng thẳng.

Nhân cách của học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: gia
đình, nhà trường, xã hội. Trong đó những ảnh hưởng từ cha mẹ, thầy cô là rất
quan trọng vào đầu tuổi và sau đó là các ảnh hưởng từ bạn bè và phương tiện

thông tin đại chúng, sách báo, phim ảnh... Đặc điểm nổi bật nhất là đời sống tình
cảm của học sinh tiểu học. Các em đang ở lứa tuổi ngây thơ, trong trắng, rất dễ
xúc cảm trước hiện thực, rất dễ hình thành những tình cảm tốt đẹp. Các em sống
nhiều và bị ảnh hưởng nhiều bởi tình cảm. Tình cảm của các em mang tính cụ
thể, trực tiếp và giàu cảm xúc. Nó khơng chỉ biểu hiện trong đời sống sinh hoạt
mà còn trong cả hoạt động trí tuệ, các em tiếp thu kiến thức khơng đơn thuần
bằng lí trí, mà cịn dựa nhiều vào cảm tính và đượm màu sắc tình cảm, các em dễ
bị “lây” những cảm xúc của người khác. Năng lực tự kiềm chế những biểu hiện
tình cảm cịn yếu. Những tình cảm cao cấp đang hình thành. Đặc biệt tình cảm
gia đình giữ vài trị khá quan trọng. Những tình cảm đạo đức, thẫm mĩ thường
gắn với những sự vật cụ thể, gần gũi với các em.

Tình bạn và tính tập thể được hình thành và phát triển cùng với tình thầy
trị. Tình bạn còn dựa vào hứng thú chung đối với một hoạt động vui chơi hay
học tập. Nó chưa có cơ sở lí trí vững vàng nên dễ thay đổi: thân nhau, giận nhau,
làm lành với nhau là hiện tượng thường xun xảy ra. Tình cảm tập thể có ý
nghĩa lớn đối với các em. Các em dễ dàng gắn bó với nhau, những người có vai
trị lớn trong tập thể là thầy, cơ giáo. Đó là trung tâm của những mối quan hệ
giữa các em, là biểu hiện ý kiến chung của trẻ. Những tình cảm rộng lớn hơn như
lịng yêu Tổ quốc, yêu lao động, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm cũng
đang được hình thành. Các em có thể rèn luyện để có tính kế hoạch, tính kiên trì,
nhẫn nại, tính mục đích,… nhưng nó chưa trở thành những nét tính cách vững
chắc.

Tính độc lập cịn yếu, các em chưa vững tin ở bản thân và dựa nhiều vào ý
kiến của cha mẹ và thầy cô giáo. Các em thường bắt chước họ một cách máy
móc, và coi họ là mẫu mực phải noi theo. Năng lực tự chủ đã có nhưng cịn yếu,

14



×