Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.02 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

--------------

LÊ THỊ THÙY TRANG

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÀ NẴNG – 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

--------------

LÊ THỊ THÙY TRANG

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ
CHI THƯỜNG XUN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 8340101


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ ĐỨC TOÀN

ĐÀ NẴNG – 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Lê Thị Thùy Trang

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
3. Đối tường và phạm vi nghiên cứu.................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
5. Kết cấu của luận văn.....................................................................................3
6. Tổng quan nghiên cứu...................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC............................................................................8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN Ngân sách nhà nước........8
1.1.1 .Một số khái niệm.....................................................................................8
1.1.2. Phân loại chi thường xuyên:..................................................................11

1.2 QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC......12
1.2.1 Khái niệm:..............................................................................................12
1.2.2 Ý nghĩa của quản lý chi thường xuyên NSNN.......................................14
1.2.3 Nội dung quản lý chi thường xuyên NSSN............................................16
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NSNN...............................................................................................27
1.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................27
1.3.2. Sự tiến bộ Khoa học – Công nghệ.........................................................27
1.3.3. Các qui định của Trung ương................................................................28
1.3.4. Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý......................28
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NS.................30
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Thăng Bình 30
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Duy Xuyên,
Quảng Nam.....................................................................................................30

1.4.3. Bài học đối với huyện Điện Bàn (nay là thị xã Điện Bàn)....................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI THƯỜNG XUYÊN
NSNN TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM............................34
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam.................................................................................................................34
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................34
2.1.2. Đặc điểm kinh tế...................................................................................34
2.1.3. Đặc điểm xã hội.....................................................................................37
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NSNN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM....................................40
2.2.1. Tình hình chi thường xuyên NSNN thị xã Điện Bàn............................40
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại
thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam...................................................................46
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG

XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH
QUẢNG NAM...............................................................................................70
2.3.1. Những thành công trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN. . .70
2.3.2. Những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN
.........................................................................................................................72
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại:.............................................75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................76
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM........77
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI
VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TRONG THỜI GIAN TỚI.......................................77

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam trong thời gian tới...................................................................................77
3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ns cấp huyện tại địa bàn
thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam...................................................................77
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUN
NSNN..............................................................................................................78
3.2.1 Hồn thiện cơng tác lập dự tốn chi thường xun NS trên địa bàn thị xã
.........................................................................................................................78
3.2.2 Hồn thiện cơng tác phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên NSNN
trên địa bàn thị xã............................................................................................80
3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác chấp hành dự toán ngân sách nhà nước trên
địa bàn thị xã...................................................................................................82
3.2.4. Chú trọng cơng tác quyết tốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã 84
3.2.5. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác chi NSNN và
xử lý vi phạm trong công tác chi thường xuyên NSNN..................................86
3.2.6. Các giải pháp khác................................................................................87
3.3 KIẾN NGHỊ.............................................................................................90

3.3.1Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành.............................90
3.3.2 Kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Nam..................................................91
3.3.3 Đối với UBND thị xã Điện Bàn.............................................................92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................94
KẾT LUẬN....................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTC : Bộ Tài chính
CCT : Chi cục thuế
CP : Chính phủ
DT : Dự tốn
GTGT : Gía trị gia tăng
HĐND : Hội đồng nhân dân
HH-DV : Hàng hoá – Dịch vụ
KBNN : Kho bạc Nhà nước
NSNN : Ngân sách Nhà nước
QĐ : Quyết định
QT : Quyết tốn
STC : Sở Tài chính
TC-KH : Tài chính – Kế hoạch
TH/DT : Thực hiện / Dự toán
TNCN : Thu nhập cá nhân
TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt
TƯ : Trung ương
XNK : Xuất nhập khẩu
UBND : Ủy ban nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã.........................35
Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2017 – 2019.....................35
Bảng 2.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yêu của thị xã Điện
Bàn giai đoạn 2017 – 2019......................................................................................38
Bảng 2.4. Tình hình Thu – Chi NS nhà nước tại thị xã Điện Bàn............................40

Bảng 2.5. Tình hình thu NSNN tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn
2017- 2019............................................................................................................... 42
Bảng 2.6. Tình hình chi Ngân sách địa phương thị xã Điện Bàn.............................44
Bảng 2.7. Qui mô và cơ cấu chi thường xuyên Ngân sách nhà nước theo tổng chi và
theo phân cấp tại thị xã Điện Bàn............................................................................45
Bảng 2.8. Quy trình thực hiện cơng tác lập dự tốn NSNN cấp huyện....................50
Bảng 2.9. Tình hình lập dự toán chi thường xuyên NSNN thị xã Điện Bàn, giai đoạn
2017 - 2019.............................................................................................................. 53
Bảng 2.10. Tình hình phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN tại thị xã Điện Bàn,
giai đoạn 2017 – 2019.............................................................................................56
Bảng 2.11. Tổng hợp tình hình thực hiện dự tốn chi thường xun NSNN tại thị xã
Điện Bàn.................................................................................................................. 59
Bảng 2.12. Tình hình thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN trên địa bàn thị xã
Điện Bàn giai đoạn 2017 – 2019.............................................................................69

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa NSNN với các quan hệ kinh tế......................................9
Hình 1.2. Hệ thống Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam.............................................10
Hình 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của nền kinh tế thị xã..........................37

1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chi thường xun ngân sách Nhà nước có vai trị quan trọng trong việc

đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, việc quản lý nâng cao
hiệu quả trong công tác chi thường xuyên ngân sách từ trung ương đến địa
phương là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của nền
kinh tế.

Thị xã Điện Bàn là địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế, có vị trí địa
lý - kinh tế đặc biệt quan trọng của tỉnh Quảng Nam, là vùng giao thoa giữa
thành phố Đà Nẵng và thành phố Hội An, hai trung tâm Đô thị lớn, nhiều tiềm
năng phát triển kinh tế - xã hội. Với lợi thế đó, thị xã Điện Bàn – một trong
những đơn vị ngân sách lớn của tỉnh Quảng Nam – như mọi địa phương khác
trên địa bàn tỉnh và cả nước đang dần thay da đổi thịt nhờ nguồn vốn đáng kể
từ Ngân sách nhà nước. Do đó, cơng tác quản lý chi thường xuyên ngân sách
được luôn được quan tâm, chú trọng để phát huy tính hiệu quả của Ngân sách
nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian qua, công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách đã đạt
được tiến bộ đáng kể về mọi mặt, kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Nâng cao
chất lượng quản lý chi thường xuyên NSNN sẽ góp phần phát huy được thế
mạnh của địa phương, tạo đà cho sản xuất phát triển, giải quyết việc làm, đảm
bảo công bằng an sinh xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã
hội. Tuy nhiên, cơng tác quản lý chi thường xuyên NSNN vẫn còn bộc lộ
nhiều hạn chế, chi thường xuyên NSNN chưa được kiểm soát chặt chẽ, hiệu
quả sử dụng NSNN chưa cao, sử dụng chưa đúng mục đích, gây thất thốt


2

lãng phí NSNN. Nhằm đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN
cấp huyện tại Điện Bàn trong thời gian qua, nêu lên được những thành tựu và
hạn chế cũng như nguyên nhân hạn chế. Từ đó, đưa ra các giải pháp hồn
thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện tại thị xã Điện Bàn
thời gian tới. Vì những lý do trên, tơi chọn đề tài “Hồn thiện cơng tác quản
lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thị xã Điện bàn, tỉnh Quảng
Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về chi thường xuyên NSNN và quản lý
chi thường xuyên ngân sách cấp huyện, luận văn tập trung phân tích làm rõ
thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện trên địa bàn thị xã
Điện Bàn, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác
quản lý chi thường xun ngân sách cấp huyện trên địa bàn thị xã Điện Bàn
trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên
Ngân sách nhà nước.

- Phân tích thực trạng về quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn
thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 – 2019.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường
xuyên NSNN trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong những năm
đến.

3. Đối tường và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
chi thường xuyên ngân sách nhà nước và việc quản lý chi thường xuyên
NSNN trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

3

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Tập trung nghiên cứu những vấn đề về quản lý chi thường
xuyên Ngân sách nước Nhà cấp huyện ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

+ Không gian: Các nội dung trên được tiến hành nghiên cứu trên phạm
vi thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

+ Thời gian : Trên cơ sở nghiên cứu công tác quản lý chi thường xuyên
NSNN từ năm 2017 – 2019, tác giả đưa ra các đề xuất trong luận văn có ý
nghĩa từ nay đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích: Hệ thống hố những vấn đề chung về ngân
sách nhà nước, công tác chi thường xuyên ngân sách nhà nước, những căn cứ
lý thuyết và thực tiễn về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp
huyện trong điều kiện hiện nay.

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích,
so sánh nhằm đề xuất những kết luận về định hướng và giải pháp hồn thiện
cơng tác quản lý chi thường xun ngân sách nhà nước tại thị xã Điện Bàn.

- Phương pháp so sánh: Từng con số đơn lẻ hầu như khơng có ý nghĩa

trong việc đánh giá một vấn đề. Chính vì vậy, phương pháp so sánh được tác
giả sử dụng nhiều khi phân tích thực trạng cơng tác quản lý chi thường xun
NSNN. Các dạng so sánh được sử dụng trong luận văn là:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: Dựa trên hiệu số giữa chỉ tiêu kỳ phân tích
và chỉ tiêu kỳ gốc để thấy sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu.

+ So sánh bằng số tương đối: Dựa trên tỷ lệ (%) giữa chỉ tiêu kỳ phân
tích so với chỉ tiêu gốc để biết mức độ hoàn thành.
5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, viết tắt, …
luận văn gồm có 03 chương như sau:

4

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại thị
xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách thị
xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
6. Tổng quan nghiên cứu

Chi thường xuyên NSNN có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo
thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ phát triển
KT-XH của đất nước và trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, khi
nguồn thu ngân sách cịn nhiều hạn chế thì việc quản lý chặt chẽ các khoản

chi thường xuyên NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi được sử dụng đúng
mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và hiệu quả là rất quan trọng.

Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng
chưa có nghiên cứu nào liên quan đến hồn thiện cơng tác quản lý chi thường
xuyên NSNN trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Để bài luận văn
được hoàn thiện và có nhiều đóng góp cho việc nâng cao hiệu quả trong công
tác quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam, trên cơ sở các nghiên cứu lý luận, các văn bản pháp luật có liên quan,
luận văn cịn cần tham khảo những nguồn thông tin thiết thực liên quan đến
những vấn đề nghiên cứu. Vì vậy tác giả đã chọn lọc và kế thừa một số cơng
trình nghiên cứu khoa học trước đây để tìm ra nền tảng cho q trình hồn
thành luận văn, các bài tham khảo gồm những luận văn đã bảo vệ thành công
tại trường Đại học Duy Tân , cụ thể:

- Luận văn: “Hồn thiện cơng tác quản lý Ngân sách Nhà nước tại huyện
Đức Hòa tỉnh Long An” Trường Đại học Duy Tân của tác giả Lê Thị Cẩm Tú.
Đề tài này đã nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại huyện

5

Đức Hòa, tỉnh Long An, luận văn đi sâu đánh giá những đặc điểm tình hình
KT- XH của huyện Đức Hịa, phân tích thực trạng về công tác quản lý chi
ngân sách của huyện, từ đó đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như
những hạn chế, tồn tại trong quá trình điều hành công tác quản lý chi ngân
sách trên địa bàn và rút ra những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại làm
cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân
sách nhà nước trên địa bàn huyện trong thời gian đến để đáp ứng được u
cầu hiện đại hóa cơng tác quản lý chi NSNN, phù hợp với quá trình cải cách
hành chính cơng, phù hợp với chuẩn mực và thơng lệ quốc tế.


- Luận văn: “Hồn thiện cơng tác quản lý Ngân sách nhà nước trên địa
bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” Trường Đại học Duy Tân của tác
giả Nguyễn Văn Hoàng. Đề tài này đã nghiên cứu thực trạng quản lý chi
NSNN tại huyện Thăng Bình. Bên cạnh những mặt đạt được, cơng tác quản lý
chi NSNN tại huyện Thăng Bình cịn bộc lộ nhiều hạn chế như phân định
mức chưa hợp lý, cơng tác lập dự tốn cịn mang tính đối phó chưa đúng theo
quy trình, chưa chấp hành tốt dự tốn chi NSNN .... Từ những tồn tại đó, tác
giả đã đưa một số các giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác quản lý chi ngân
sách tại huyện Thăng Bình như tập trung vào cơng tác hồn thiện cơng tác lập
dự tốn, chấp hành dự tốn, quyết tốn, cơng tác thanh tra, kiểm tra.

- Luận văn "Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách nhà nước
tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng" Trường Đại học Duy Tân của tác
giả Nguyễn Minh Trí. Đề tài này nghiên cứu về thực trạng cơng tác quản lý
NSNN tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Đề tài đưa ra đánh giá của
tác giả về những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại trong quá trình quản
lý ngân sách Nhà nước của quận Thanh Khê cũng như đúc kết các nguyên
nhân chủ yếu của những hạn chế này, từ đó tác giả đưa ra những giải pháp
hồn thiện nhằm hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách Nhà nước của quận

6

Thanh Khê trong thời gian đến.
Tuy nhiên, với đề tài nghiên cứu này, thành phố Đà Nẵng là thành phố

trực thuộc Trung ương, có nguồn thu lớn, khơng phải phụ thuộc vào cân đối
ngân sách của Trung ương khi triển khai các nhiệm vụ chi. Cịn Thăng Bình là
đơn vị cấp huyện, hơn nữa là một huyện nghèo, nguồn thu không đủ chi, phải
nhận trợ cấp cân đối từ ngân sách tỉnh và trung ương, do đó trong quá trình

triển khai nhiệm vụ chi phải phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách trung ương. Do
đó, thực trạng và giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách thành phố
Đà Nẵng và huyện Thăng Bình sẽ có nhiều điểm không giống nhau.

Ngoài ra, phân cấp nhiệm vụ chi của cấp huyện, xã không được quy định
cụ thể trong luật NSNN, nhiệm vụ chi của huyện, xã được HĐND tỉnh, thành
phố quy định. Trên cở sở những nhiệm vụ chi chung theo quy định của Luật
ngân sách, HĐND của từng tỉnh, thành phố sẽ có những quy định khác nhau
về nhiệm vụ chi cho cấp huyện, xã.

Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng cũng như chi NSNN
nói chung của mỗi địa phương cũng khác nhau. Các nghiên cứu trên đã có
nhiều đóng góp trong việc quản lý NSNN, quản lý chi thường xuyên NSNN
(đặc biệt là chi thường xuyên NSNN). Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề tài này
phải phù hợp với những thay đổi của cơ chế, chính sách cũng như đặc thù
kinh tế của địa phương, góp phần tăng tính hiệu quả của cơng tác quản lý chi
thường xuyên NSNN.

Tuy có rất nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề chi
NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN nói riêng; quản lý chi thường
xuyên NSNN từ trung ương đến địa phương, ở nhiều tỉnh thành, quận huyện
trên cả nước, luận văn của tác giả đề cập đến công tác quản lý chi thường
xuyên NSNN tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đây là đề tài chưa được

7

nghiên cứu và phân tích một cách có hệ thống. Vì vậy, luận văn của tác giả
phân tích các khía cạnh: thu thập dữ liệu sơ cấp, phân tích liên quan đến việc
thực hiện, cơ cấu, kết quả, hiệu quả và đánh giá quá trình quản lý chi thường

xuyên NSNN tại thị xã Điện Bàn giai đoạn 2015 – 2018ss bằng phương pháp
vừa thu thập số liệu vừa đánh giá dựa trên kết quả khảo sát trực tiếp. Trên cơ
sở đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng NSNN trong những năm gần
đây tại địa phương và cơ sở pháp luật là Luật Ngân sách nhà nước năm 2015
(được áp dụng từ năm ngân sách 2017), tác giả sẽ nghiên cứu để đưa ra những
giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng ngân
sách nhà nước từ góc độ hồn thiện hệ thống văn bản thực thi pháp luật, cơ
chế chính sách đặc thù địa phương và từ góc độ quản lý điều hành và tổ chức
thực hiện.

Khoảng trống nghiên cứu: Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu, tác giả
nhận thấy hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều thừa nhận tầm quan trọng
của công tác quản lý chi thường xuyên NSNN, đồng thời đề xuất các giải
pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này còn chung chung, chưa cụ thể, và không gian nghiên cứu của
mỗi tài liệu ở những địa phương khác nhau. Đặc thù của mỗi tỉnh, huyện khác
nhau nên việc áp dụng những nghiên cứu trên cho một địa phương khác sẽ
không phù hợp. Thị xã Điện Bàn là một đô thị trẻ, tiềm lực phát triển kinh tế
đang rất mạnh, các hoạt động thu, chi thường xuyên NSNN, đặc biệt là chi
thường xuyên NSNN diễn ra ngày càng nhiều. Nhưng đến nay, thị xã vẫn
chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập tồn diện và sâu sắc đến việc quản
lý, sử dụng NSNN trên địa bàn. Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên
đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi
thường xun NSNN trên địa bàn thị xã Điện Bàn – một địa phương trọng
điểm về kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Nam.

8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH


NHÀ NƯỚC

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
1.1.1 .Một số khái niệm

a. Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là
một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "NSNN" được sử dụng
rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về
NSNN lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về NSNN tùy
theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu.
Theo Luật NSNN năm 2015, thì “Ngân sách nhà nước (NSNN) là tồn
bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một
khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để
bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. [1]
NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Quỹ này thể hiện lượng
tiền huy động từ thu nhập quốc dân để đáp ứng cho các khoản chi tiêu của
Nhà nước, có hai mặt đó là: mặt tĩnh và mặt động. Mặt tĩnh thể hiện các
nguồn tài chính được tập trung vào NSNN mà chúng ta có thể xác định được
vào bất kỳ thời điểm nào. Mặt động thể hiện các quan hệ phân phối dưới hình
thức giá trị gắn liền với quỹ tiền tệ tập trung vào NSNN và từ NSNN phân bổ
các nguồn tài chính cho các ngành, các lĩnh vực, các địa phương của nền kinh
tế quốc dân. [19].
NSNN là một phạm trù kinh tế tài chính, được coi là một hệ thống quan
hệ kinh tế tồn tại khách quan. Hệ thống các quan hệ kinh tế này được đặc
trưng bởi quan hệ tiền tệ phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài

9


chính và bằng các quan hệ kinh tế đó mà quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước
được tạo lập và sử dụng. Hệ thống các quan hệ kinh tế này bao gồm: Quan hệ
kinh tế giữa NSNN với khu vực doanh nghiệp; Quan hệ kinh tế giữa NSNN
với các đơn vị hành chính sự nghiệp; Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các
tầng lớp dân cư; Quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trường tài chính. [18]

Khu vực Các đơn vị HC
doanh nghiệp sự nghiệp

NSNN

Các tầng lớp Thị trường
dân cư tài chính

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa NSNN với các quan hệ kinh tế
Như vậy đằng sau hình thức biểu hiện bên ngoài của NSNN là một loại
quỹ tiền tệ của Nhà nước với các khoản thu và các khoản chi của nó thì
NSNN lại phản ảnh các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối, thể hiện
các quan hệ phân phối và các quan hệ lợi ích kinh tế gắn với một chủ thể đặc
biệt, đó là Nhà nước nhằm tạo lập và sử dụng nguồn tài chính quốc gia để giải
quyết các nhiệm vụ về KT-XH.
Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách có quan hệ hữu cơ với
nhau trong quá trình tổ chức huy động, quản lý các nguồn thu và thực hiện
nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách. Ở nước ta bộ máy quản lý hành chính
Nhà nước được tổ chức 4 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

10
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn. Mỗi cấp
chính quyền đều phải có ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo

quy định của pháp luật và phù hợp với khả năng quản lý của cấp chính quyền
đó. [1]

Hình 1.2. Hệ thống Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
b. Chi Ngân sách Nhà nước
Khái niệm chi tiêu công về cả lý thuyết lẫn thực tế, có quan hệ trực tiếp
và khơng thể tách rời các hoạt động của nhà nước nhằm hai mục đích chính:
cải thiện phân phối thu nhập trong xã hội, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của
nền kinh tế. Chi tiêu cơng cũng có thể hiểu là giá trị của hàng hóa và dịch vụ
được Nhà nước và các cơ quan nhà nước mua sắm. Theo quan điểm này, chi
tiêu công không bao gồm chi tiêu của các doanh nghiệp Nhà nước.
Xét từ góc độ hẹp hơn của chi tiêu cơng là các khoản chi tiêu của Chính
phủ nhằm đạt nhiều mục đích khác nhau: về kinh tế, xã hội lẫn cả mục đích

11

chính trị hoặc đối với các nhà quản lý ngân sách, chi tiêu công có thể được coi
là các khoản chi tiêu được trang trải từ ngân sách các cấp chính quyền từ
trung ương đến địa phương.

Như vậy đứng trên quan điểm của các nhà quản lý ngân sách ta có thể
hiểu chi NSNN (hay chi tiêu cơng) là những khoản chi tiêu do Chính phủ
hoặc các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu cơng ích,
chẳng hạn như: bảo vệ an ninh và trật tự, cứu trợ bảo hiểm, trợ giúp kinh tế,....
hay nói cách khác: “Chi NSNN là q trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN
theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm
vụ của nhà nước” [1]

c. Chi thường xuyên NSNN
Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của Ngân sách nhà nước nhằm đảm

bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường
xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh. [1]
1.1.2 Phân loại chi thường xuyên:
- Theo từng lĩnh vực chi:
+ Chi các hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội, sự nghiệp
giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa- nghệ thuật, thể dục- thể thao, phát thanh
truyền hình…
+ Chi các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước: sự nghiệp giao
thông, nông nghiệp, thủy lợi…
+ Chi các hoạt động quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương.
+ Chi quốc phòng- an ninh, trật tự, an toàn xã hội
+ Chi khác
- Theo nội dung kinh tế


×