Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm y tế huyện hòa vang thành phố đà nẵng năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

--------------

NGUYỄN THU THẢO

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HÒA VANG THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

ĐÀ NẴNG, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

--------------

NGUYỄN THU THẢO

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HÒA VANG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2019

Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: 8720412

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ THÁI HẰNG

ĐÀ NẴNG, 2021

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, động viên từ các tổ chức, cá nhân, gia đình và bạn bè. Hiện tại,
luận văn đã được hồn thành, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:

Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Dược Trường Đại học Duy Tân
cùng thầy cô giáo đã giảng dạy, hỗ trợ và giúp đỡ cho tôi trong thời gian qua.

Ban Giám đốc, các khoa, phòng và cán bộ nhân viên của Trung tâm Y tế
huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi
thu thập số liệu hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS
Nguyễn Thị Thái Hằng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân yêu nhất trong gia đình, các bạn
bè thân thiết, những người đã quan tâm và động viên khích lệ tơi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2021
Học viên

Nguyễn Thu Thảo


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Trung
tâm Y tế huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng năm 2019” là cơng trình nghiên
cứu do tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thái Hằng.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không
trùng lặp với các đề tài khác.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2021
Học viên

Nguyễn Thu Thảo

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
5. Kết cấu luận văn....................................................................................................3
6. Tổng quan nghiên cứu...........................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...................................................................................5
1.1. HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN.......................5
1.1.1. Lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện...........................................5
1.1.2. Mua thuốc........................................................................................................7
1.1.3. Công tác tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc..................................................8
1.1.4. Giám sát sử dụng thuốc...................................................................................9

1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN
................................................................................................................................. 10
1.2.1. Mơ hình bệnh tật bệnh viện...........................................................................10
1.2.2. Nguồn nhân lực.............................................................................................11
1.2.3. Kỹ thuật chuẩn đoán bệnh và điều trị............................................................11
1.2.4. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội.......................................................11
1.3. MỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN Ở
VIỆT NAM............................................................................................................. 13
1.4. TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.....15
1.4.1. Giới thiệu sơ lược về Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang.................................15
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Y tế huyện Hịa Vang..........................17
1.5. TỔNG QUAN TĨM TẮT CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ CUNG ỨNG
THUỐC BỆNH VIỆN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..................19
CHƯƠNG2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................22

2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU......................22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................22
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................22
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.....................................................................................22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................22
2.2.1. Kỹ thuật chọn mẫu và thu thập số liệu...........................................................22
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu.........................................................23
2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.........................................................23
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................25
3.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI TRUNG TÂM Y
TẾ HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2019......................25
3.1.1. Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện.........................25
3.1.2. Hoạt động mua sắm thuốc.............................................................................32
3.1.3. Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc..............................................42

3.1.4. Hoạt động giám sát sử dụng thuốc.................................................................49
3.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
NĂM 2019..............................................................................................................56
3.2.1. Cơ cấu tổ chức, nhân lực của Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang....................56
3.2.2. Cơ cấu tổ chức, nhân lực của khoa Dược......................................................58
3.2.3. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị khoa Dược.....................................................61
3.2.4. Tổ chức, hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.......................................63
3.2.5. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Hịa Vang........64
3.2.6. Mơ hình bênh tật của bệnh viện.....................................................................68
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.....................................................................................73
KẾT LUẬN............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh
ADR Phản ứng có hại của thuốc Adverse Drug Reaction
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á The Asian Development
BNV
Bộ nội vụ Bank
BKHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
BHYT Computed Tomography
BYT Bảo hiểm y tế Scan
CT Scan Bộ Y tế
Severe acute respiratory
CP Chụp cắt lớp vi tính syndrome corona virus 2
SARS- CoV2 Cổ phần
First Expired/First Out

DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện First In/First Out
DMTBHTT Danh mục thuốc bảo hiểm
Good Storage Practices
FEFO thanh toán Human
FIFO Hết hạn dùng trước- xuất
GSP immunodeficiency virus
trước infection/acquired
HIV/AIDS Nhập trước- xuất trước immunodeficiency
Thực hành tốt bảo quản thuốc syndrome
HĐT&ĐT International
INN Hội chứng nhiễm virus làm
MTV suy giảm miễn dịch ở người Nonproprietary Names

NĐ-CP Hội đồng thuốc và điều trị
QH Tên chung quốc tế
Một thành viên

Nghị định – Chính phủ
Quốc hội

TT Thông tư United States dollar
TTB Trang thiết bị
TTLT Thông tư liên tịch
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
USD
VTYT Đô la mỹ
SKSS Vật tư y tế
YHHĐ Sức khỏe sinh sản
Y học hiện đại
YHCT

Y học cổ truyền

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Cơ cấu danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm.........................................28
Bảng 3.2. Cơ cấu danh mục thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.................................31
Bảng 3.3. Cơ cấu danh mục vị thuốc cổ truyền.......................................................32
Bảng 3.4. Tỷ lệ kinh phí chi cho mua thuốc năm 2019............................................35
Bảng 3.5. Tỷ lệ kinh phí giữa các nhóm thuốc thuộc danh mục thuốc hóa dược và
sinh phẩm................................................................................................................36
Bảng 3.6. Tỷ lệ thuốc có nguồn gốc trong nước và nước ngồi...............................39
Bảng 3.7. Tỷ lệ thuốc hóa dược và sinh phẩm tiêu thụ theo tên Generic, tên thương
mại, thuốc biệt dược gốc.........................................................................................40
Bảng 3.8. Danh mục các công ty cung ứng thuốc năm 2019...................................41
Bảng 3.9. Hoạt động bảo quản thuốc tại kho Dược.................................................46
Bảng 3.10. Tổng giá trị xuất, nhập, tồn thuốc trong năm 2019................................47
Bảng 3.11. Số thuốc không sử dụng và sử dụng ngồi danh mục............................51
Bảng 3.12. Cơng tác theo dõi, báo cáo ADR của thuốc...........................................56
Bảng 3.13. Cơ cấu nhân lực của Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang.........................59
Bảng 3.14. Cơ cấu nhân lực khoa Dược tại bệnh viện huyện..................................62
Bảng 3.15. Cơ sở hạ tầng khoa Dược......................................................................62
Bảng 3.16. Danh mục trang thiết bị của khoa Dược................................................64
Bảng 3.17. Số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh........................................65
Bảng 3.18. Tỷ lệ bệnh nhân tham gia BHYT và không tham gia BHYT.................66
Bảng 3.19. Tỷ lệ bệnh nhân khám, điều trị bằng y học cổ truyền, y học hiện đại....68
Bảng 3.20. Tình hình khám chữa bệnh năm 2019...................................................69
Bảng 3.21. Mơ hình bệnh tật của Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang năm 2019.......70
Bảng 3.22. Các bệnh thường gặp thuộc chương bệnh chiếm tỷ lệ cao trong mơ hình
bệnh tật.................................................................................................................... 72


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện.................................................5
Hình 1.2. Sơ đồ giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện.............................................10
Hình 1.3. Trung tâm Y tế huyện Hịa Vang.............................................................16
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu..........................................................26
Hình 3.1. Quy trình lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc....................................27
Hình 3.2. Quy trình mua sắm thuốc.........................................................................35
Hình 3.3. Tỷ lệ kinh phí chi cho mua thuốc năm 2019............................................36
Hình 3.4. Tỷ lệ kinh phí giữa các nhóm thuốc thuốc hóa dược và sinh phẩm trong
danh mục thuốc bệnh viện.......................................................................................38
Hình 3.5. Tỷ lệ số lượng thuốc, kinh phí giữa thuốc có nguồn gốc trong nước và
nước ngồi............................................................................................................... 39
Hình 3.6. Tỷ lệ số thuốc tiêu thụ và giá trị tiêu thụ thuốc hóa dược và sinh phẩm
tiêu thụ theo tên generic, tên thương mại, thuốc biệt dược gốc...............................41
Hình 3.7. Hệ thống kho của khoa Dược..................................................................44
Hình 3.8. Quy trình cấp phát thuốc điều trị nội trú..................................................48
Hình 3.9. Quy trình cấp phát thuốc điều trị ngoại trú..............................................50
Hình 3.10. Quy trình bình hồ sơ bệnh án.................................................................53
Hình 3.11. Quy trình bình đơn thuốc cấp bệnh viện................................................55
Hình 3.12. Quy trình hoạt động thơng tin thuốc......................................................57
Hình 3.13. Sơ đồ tổ chức Trung tâm Y tế huyện Hịa Vang thành phố Đà Nẵng....59
Hình 3.14. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Khoa Dược....................................................61
Hình 3.15. Cơ cấu nhân lực khoa Dược tại bệnh viện huyện...................................62
Hình 3.16. Mơ hình tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị..........................................65
Hình 3.17. Tỷ lệ số bệnh nhân đến khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú................66
Hình 3.18. Tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị tham gia BHYT và không tham gia
BHYT...................................................................................................................... 67
Hình 3.19. Tỷ lệ bệnh nhân đến khám, điều trị bằng y học hiện đại và y học cổ
truyền....................................................................................................................... 68

Hình 3.20. Mơ hình bệnh tật năm 2019...................................................................71

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời và đảm bảo chất lượng là một trong các
nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm của khoa Dược và là một trong những nhiệm
vụ quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện [15].
Cung ứng thuốc giữ vai trò mang tính quyết định đối với cơng tác chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe cho người dân. Ngoài đội ngũ bác sĩ có trình độ chun mơn
tốt, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, nếu làm tốt công tác cung ứng thuốc sẽ
giúp cho bệnh viện luôn chủ động trong việc đảm bảo tiếp nhận người bệnh,
đáp ứng đủ nhu cầu điều trị cũng như duy trì chất lượng điều trị, kể cả trong
trường hợp đột xuất, bất ngờ.

Ngày nay, thực trạng cung ứng thuốc kém hiệu quả và bất hợp lý vẫn đang
tồn tại, kể cả các nước phát triển. Ở Việt Nam, hoạt động cung ứng thuốc trong
bệnh viện cũng đang còn nhiều thiếu sót và được dư luận xã hội hết sức quan
tâm. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của thị trường thuốc, hoạt
động cung ứng thuốc bệnh viện đã thu được nhiều kết quả tốt như hệ thống
cung ứng và phân phối thuốc phát triển rộng khắp, thuốc cung ứng đa dạng về
chủng loại đảm bảo đủ thuốc phục vụ cho nhu cầu khám và điều trị của bệnh
viện ngay cả trong trường hợp dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do SAR-
CoV-2 gây ra. Tuy nhiên, thực trạng cung ứng thuốc vẫn cịn khơng ít bất cập,
nổi bật là công tác xây dựng danh mục thuốc bệnh viện chưa sát với thực tế
dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa thuốc. Dẫn đến việc người dân phản ánh
việc thiếu thuốc BHYT tại các trạm y tế, kể cả tuyến huyện thay vì bệnh nhân

được lĩnh thuốc BHYT thì bệnh nhân phải bỏ tiền túi ra mua [2]. Hơn nữa, tình
trạng mua bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc vẫn
đang xảy ra [6]. Nhiều bệnh viện chỉ chú trọng cung ứng các thuốc do nước

2

ngoài sản xuất, thuốc mang tên biệt dược, một số bệnh viện cịn bng lỏng
cơng tác giám sát sử dụng thuốc nên nhiều loại thuốc được sử dụng khơng
nhằm mục đích điều trị. Ngồi ra, thiếu sót cịn xảy ra trong q trình cấp phát/
tồn trữ hay trong giám sát sử dụng thuốc như kê đơn sai, khơng đảm bảo tính
hợp lý, an tồn. Chính vì vậy, việc phân tích, nghiên cứu hoạt động cung ứng
thuốc bệnh viện trong giai đoạn hiện nay là một việc làm thiết thực nhằm góp
phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, giảm chi phí tài chính cho người
bệnh đồng thời giảm gánh nặng tài chính từ quỹ Bảo hiểm y tế.

Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang được thành lập vào ngày 28 tháng 7 năm
2008 nằm trên địa bàn thôn Dương Lâm I, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang.
Đến ngày 05 tháng 9 năm 2013, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang khánh thành
địa điểm mới ở thơn Thạch Nham Đơng, xã Hịa Nhơn, huyện Hịa Vang,
thành phố Đà Nẵng và chính thức thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho
nhân dân. Trung tâm Y tế huyện Hịa Vang ln chú trọng nâng cao chất
lượng khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng từ Bệnh viện đến các Trạm Y tế
xã, thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho tuyến Y tế cơ sở theo nguyên lý
y học gia đình [33]. Do mới đảm nhận nhiệm vụ khám, chữa bệnh nên Trung
tâm Y tế huyện Hịa Vang gặp khơng ít những khó khăn như về nhân lực, cơ
sở vật chất và trang thiết bị y tế, đối tượng bảo hiểm y tế nhiều, nhu cầu khám
chữa bệnh của người dân ngày càng cao. Đặc biệt, Trung tâm Y tế huyện Hòa
Vang còn được chọn làm bệnh viện dã chiến đầu tiên của thành phố Đà Nẵng
với quy mô 200 giường bệnh trong trường hợp tình hình dịch bệnh Covid-19
đang xảy ra với diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay. Nhưng bệnh viện

đã khơng ngừng nổ lực vươn lên và có nhiều đổi mới nhằm nâng cao chất
lượng khám, chữa bệnh hoàn thành được nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của
nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh những dịch vụ kỹ thuật cơ bản, mỗi năm
Trung tâm đã triển khai thực hiện nhiều dịch vụ mới để phục vụ cho người dân
ngày một tốt hơn. Đồng thời đã xây dựng, ban hành các phác đồ điều trị, quy
trình kỹ thuật chăm sóc áp dụng theo mơ hình bệnh tật của từng khoa.

3

Với những nhiệm vụ quan trọng đó và những khó khăn đang gặp phải,
Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang muốn thu được kết quả cao nhất trong việc
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh thì cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt
động cung ứng thuốc. Vậy nên, việc nghiên cứu đề tài “Phân tích hoạt động
cung ứng thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng
năm 2019” là hết sức cấp bách và cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu mà luận văn hướng đến gồm 2 mục tiêu sau:
- Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang
thành phố Đà Nẵng năm 2019.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại
Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng năm 2019.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cung ứng thuốc và yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động cung ứng thuốc
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng
4. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp mô tả hồi cứu số liệu để phân tích hoạt động cung

ứng thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng năm 2019.
5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và bàn luận
6. Tổng quan nghiên cứu
Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm vai trò quan trọng của hoạt
động cung ứng thuốc đối với mỗi bệnh viện, nên đã có nhiều đề tài nghiên cứu

4

về hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện. Các đề tài tập trung nghiên cứu vào
bốn nội dung của chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện như:

Một là, đề tài “Phân tích thực trạng cung ứng thuốc và đánh giá một số
giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa Bắc Cạn
năm 2019” của Nguyễn Trung Nghĩa đã nêu lên được thực trạng công tác tồn
trữ, bảo quản và cấp phát thuốc tại bệnh viện chưa đạt hiệu quả cao. Nhưng
sau khi áp dụng các biện pháp can thiệp lên việc tồn trữ và cấp phát thuốc thì
cơng tác bảo quản được đảm bảo, giảm tỷ lệ cấp phát nhầm thuốc và tổng số
thuốc hết hạn sử dụng. Bệnh viện đã xây dựng được ban quản lý sử dụng
kháng sinh, chương trình quản lý kháng sinh để kiểm soát việc sử dụng kháng
sinh trong bệnh viện [26].

Hai là, đề tài “Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2013” của Đỗ Tú Anh đã phân tích được sự phù hợp
về danh mục thuốc lựa chọn hằng năm. Bên cạnh đó vẫn cịn một số bất cập
như việc rà soát lại Danh mục thuốc hằng năm chưa được thực hiện một cách

khoa học do đó, số lượng thuốc trong danh mục hằng năm vẫn tăng nhưng vẫn
tồn tại nhiều mặt hàng không sử dụng đến; quy trình nhập thuốc, bảo quản
thuốc ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm không đúng yêu cầu [20].

Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang với quy mô là bệnh viện hạng III. Từ khi
thành lập đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc
của bệnh viện. Do đó bệnh viện chưa đánh giá được thực chất hoạt động cung
ứng thuốc tại bệnh viện. Chính vì vậy, khi thực hiện đề tài này chúng tơi phân
tích để đưa ra cái nhìn tồn cảnh về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung
ứng thuốc và phân tích thực trạng hoạt động cung ứng thuốc của Trung tâm Y
tế huyện Hòa Vang, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cung
ứng thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang một cách tốt nhất.

5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
Cung ứng thuốc bệnh viện là tổng thể các hoạt động: lựa chọn, mua sắm, tồn trữ

và cấp phát, sử dụng thuốc. Theo Tổ chức Khoa học sức khoẻ Hoa Kỳ, hoạt động
cung ứng thuốc bệnh viện có thể được khái qt theo mơ hình 1.1 như sau:

Lựa chọn

Sử Tổ chức Thông tin Mua
dụng Hỗ trợ quản lý Nhân lực thuốc

Tài chính


Tồn trữ, bảo
quản, cấp phát

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện [40]
Như vậy, các hoạt động của quá trình cung ứng thuốc bệnh viện có sự ảnh
hưởng tương hỗ lẫn nhau, mỗi một hoạt động này được hình thành và xây dựng từ
một hoạt động trước đó và đến lượt mình nó lại hình thành và là cơ sở cho một hoạt
động khác. Các hoạt động này nằm trong một tổng thể thống nhất không thể tách rời
và đều chịu sự tác động và ảnh hưởng của hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện.
1.1.1. Lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
Lựa chọn thuốc là quá trình tuyển chọn thuốc vào danh mục thuốc sẽ cung ứng
của bệnh viện trong một khoảng thời gian hay một thời điểm nhất định. Việc lựa
chọn thuốc phù hợp là cơ sở cho việc điều trị an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí và
sử dụng hợp lý nguồn tài chính trong bệnh viện. Trong q trình lựa chọn thuốc
phải tiến hành hồi cứu các dữ liệu về sử dụng thuốc của bệnh viện và các thông tin
về thuốc, phác đồ điều trị được áp dụng tại bệnh viện. Theo qui định Bộ Y tế việc
lựa chọn thuốc được thực hiện bởi Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện [13].

6

Để giúp cho thầy thuốc có căn cứ kê đơn thuốc hợp lý – an toàn – hiệu quả, trên
cơ sở danh mục thuốc thiết yếu, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành danh mục thuốc
được quỹ BHYT thanh toán để áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh. Danh mục
thuốc được quỹ BHYT thanh toán là căn cứ cho các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn
xây dụng danh mục thuốc bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, quy định thanh
toán của quỹ BHYT và khả năng chi trả của người bệnh.
Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện [13]:

- Bảo đảm phù hợp với mơ hình bệnh tật, chi phí thuốc dùng điều trị
trong bệnh viện.


- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật.
- Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và
áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị.
- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện.
- Thống nhất danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu Bộ Y tế
ban hành.
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
Tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dụng danh mục thuốc bệnh viện[13]:
- Lựa chọn thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an
tồn thơng qua kết quả thử nghiệm lâm sàng.
- Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định
về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định.
- Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí trên thì
phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an
tồn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng.
- Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào
chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các
thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng

7

phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng
hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc
biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an tồn hoặc tiện dụng so với
thuốc ở dạng đơn chất.

- Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn

chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.

- Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các
đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc
nhà sản xuất, cung ứng.

Như vậy, Hội đồng thuốc và điều trị phải xây dựng Danh mục thuốc
bệnh viện dựa trên các đặc điểm riêng của mỗi bệnh viện và các tiêu chí lựa
chọn thuốc đã được Bộ Y tế quy định như trên, do đó Danh mục thuốc sẽ có sự
khác nhau giữa các bệnh viện.
1.1.2. Mua thuốc
1.1.2.1. Xác định nhu cầu thuốc

Xác định nhu cầu thuốc bệnh viện là xác định số lượng thuốc cần sử dụng cho
công tác khám chữa bệnh. Xác định nhu cầu thuốc phụ thuộc vào: số lượng thuốc
tồn trữ, số lượng sử dụng thực tế của năm trước, mơ hình bệnh tật, khí hậu, trình độ
chun mơn và kỹ thuật dịch vụ y tế, giá cả, kinh phí mua thuốc của bệnh viện.
1.1.2.2. Lựa chọn phương thức mua thuốc

Để đảm bảo quá trình mua thuốc của bệnh viện được thống nhất, đảm bảo
chất lượng, giá thành hợp lý và phù hợp với các qui định của pháp luật về mua
sắm hàng hóa,… cần thực hiện theo một số hướng dẫn trong Luật Dược số
105/2016/QH13 ngày 06/04/2016 [36], Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày
26/11/2013 [38], Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một
số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu [18], Thông tư số 10/2015/TT-
BKHĐT Quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu [12], Thông tư
11/2016/TT-BYT Quy định đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập ban hành
ngày 11 tháng 05 năm 2016 [1]. Kết quả của quá trình đấu thầu thuốc là lựa

8


chọn được nhà cung ứng thuốc, giá thuốc, chất lượng thuốc.
1.1.2.3. Đặt hàng, nhận, kiểm nhập và thanh toán

Căn cứ vào nội dung tại hợp đồng, bệnh viện sẽ đặt hàng theo đúng dự trù
đã được Giám đốc bệnh viện phê duyệt. Bên cung ứng sẽ cung cấp đúng yêu
cầu về chủng loại thuốc theo dự trù của bệnh viện, giao hàng tại kho chính của
khoa dược theo đúng cam kết tại hợp đồng. Trước khi thuốc được nhập kho
phải kiểm nhập theo quy định, quá trình nhận thuốc và kiểm nhập do Hội đồng
kiểm nhập làm việc theo đúng trình tự [5]:

- Nhận hàng và đối chiếu số lượng thực tế với hoá đơn, phiếu báo xuất
kho về tên thuốc, nước sản xuất, quy cách đóng gói, nồng độ hàm lượng, số lơ,
hạn dùng,…

- Kiểm tra nguyên vẹn của bao bì đóng gói.
- Kiểm tra chất lượng thực tế bàng cảm quan.
- Kiểm tra điều kiện vận chuyển của thuốc và về bảo quản: nhiệt độ, độ
ẩm. Sau khi kiểm nhập, Hội đồng kiểm nhập lập biên bản, ghi rõ nhận xét về
kết quả kiểm nhập theo nội dung trên, ký đầy đủ chữ ký của thành phần kiểm
nhập.
- Bệnh viện thanh toán tiền mua thuốc cho nhà cung ứng bằng hình thức
trong hợp đồng: chuyển khoản hoặc tiền mặt. Thời gian thanh toán theo quy
ước đã ký kết trong hợp đồng.
1.1.3. Công tác tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc
1.1.3.1. Tồn trữ
Bao gồm các quá trình xuất nhập kho, kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện
pháp kỹ thuật bảo quản hàng hóa. Cơ số tồn kho là một công tác quan trọng trong
hoạt động cung ứng thuốc. Xây dựng cơ số tồn kho phải đảm bảo: đáp ứng nhu cầu,
tránh tồn nhiều ảnh hưởng đến kinh phí bệnh viện, nhưng phải đủ nhu cầu sử dụng.

1.1.3.2. Bảo quản
Điều kiện bảo quản ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của thuốc. Ở nước ta, khí
hậu nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện không thuận lợi cho công tác tồn trữ, bảo quản
thuốc. Điều kiện kho và các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản thuốc
chưa đầy đủ. Vì vậy cần phải thấy được tầm quan trọng của công tác bảo quản, để

9

thiết kế kho, sắp xếp hàng hoá trong kho một cách hợp lý và bảo quản theo đúng
điều kiện ghi trên nhãn của cơ sở sản xuất, có sổ theo dõi hạn dùng của thuốc và lưu
giữ thuốc theo nguyên tắc (hạn gần xuất trước, hạn ngắn xuất sau). Tất cả các cơ sở
kinh doanh, tồn trữ, bảo quản thuốc, khoa dược bệnh viện triển khai áp dụng thực
hành tốt bảo quản thuốc (GSP) theo đúng quy định mới của Bộ Y tế tại thơng tư
36/2018/ TT-BYT [5]. Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên theo dõi, ghi chép điều
kiện bảo quản thuốc. Riêng đối với thuốc gây nghiện, hướng thần bảo quản theo
đúng quy định của Bộ Y tế tại thông tư số 20/2017/TT-BYT [8].
1.1.3.3. Cấp phát thuốc

Cấp phát thuốc là đưa thuốc từ khoa dược đến các khoa lâm sàng, cận lâm sàng
hoặc người bệnh. Để quá trình cấp phát thuốc trong bệnh viện được nhanh chóng,
kịp thời, tránh nhầm lẫn, các bệnh viện căn cứ tình hình cụ thể của mình (nhân lực
tại khoa dược, nhu cầu thuốc sử dụng tại các khoa, người bệnh,…) sẽ xây dựng một
hệ thống cấp phát phù hợp, trên nguyên tắc đảm bảo phục vụ thuốc kịp thời, thuận
tiện nhất cho điều trị. Trước khi cấp phát thuốc, yêu cầu dược sĩ phải thực hiện 3
kiểm tra - 3 đối chiếu theo quy chế sử dụng thuốc, khoa dược phải chịu trách nhiệm
về toàn bộ chất lượng thuốc do khoa dược phát ra. Ngồi ra, để phát huy hết nguồn
tài chính của bệnh viện, tránh lãng phí thuốc, tránh để thuốc hết hạn dùng ở trong
kho,… việc cấp phát thuốc cần phải tuân theo nguyên tắc thuốc có hạn ngắn cấp
trước, hạn dài cấp sau. Hiện nay các bệnh viện thường tổ chức hai khu cấp phát
thuốc: cấp phát thuốc nội trú và cấp phát thuốc ngoại trú.

1.1.4. Giám sát sử dụng thuốc

Hoạt động giám sát sử dụng thuốc được khái qt bằng mơ hình 1.2 như sau:

Kê đơn đúng
quy định

Hướng dẫn theo Giám sát Đóng gói,
dõi sử dụng sử dụng dán nhãn

Giao phát


×