Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu Luận - Giáo Dục Học - Đề Tài - Tư Tưởng Giáo Dục Của Khổng Tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.48 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

Bộ môn Tâm lý- Giáo dục

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ

MỤC LỤC

0

STT NỘI DUNG TRANG
2 - 3
1 Sơ lược tiểu sử của Khổng Tử 3 - 4
5 - 13
2 Bối cảnh lịch sử 14 - 18

3 Các quan điểm của Khổng Tử 19

4 Ý nghĩa của các quan điểm giáo dục đối với thực tiễn nền

giáo dục Việt Nam
5 Tài liệu tham khảo

A. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ CỦA KHỔNG TỬ
Khổng Tử (551-479TCN) tên là Khâu, tự là Trọng Ni. Tổ tiên Không Tử là người nước

Tống dời sang nước Lỗ. Ông được sinh ở làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc
1

Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) - nơi bảo tồn nhiều di sản văn hố nhà Chu. Ơng là nhà


triết học, nhà chính trị và là nhà giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc cổ đại.
Khổng Tử là con của vợ bé trong một gia đình của một viên quan nhỏ, khi sinh ra gia đình
đã sa sút, lên 3 tuổi bố mất, lớn lên phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ.
Năm 19 tuổi ông lấy vợ và được làm một chức quan nhỏ trơng coi việc gạt thóc cơng khố
(thu thuế) và chăn ni trâu bị dùng vào việc cúng tế, nổi tiếng là người hay chữ thông
minh.

Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trị gọi ơng là Khổng Phu Tử 孔夫子, hay gọi
gọn hơn là Khổng Tử 孔子. 'Tử' ngoTử'Tử' ngo ngoài ý nghĩa là 'Tử' ngocon'Tử' ngo ra cịn có nghĩa là "Thầy". Do vậy
Khổng Tử 孔子 là Thầy Khổng.

Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong
vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ơng được trọng
dụng nhưng cũng có nơi ơng bị coi thường. Là người thơng minh, lớn lên trong thời loạn
lạc, các nước chư hầu luôn gây hoạ binh đao, tranh giành quyền binh, chiến tranh liên
miên hàng thế kỷ khiến trăm họ lầm than, điêu đứng từ đó Khổng Tử ơm mộng binh bang,
tế thế, lập trí giúp nước, cứu đời, thực thi những hồi bảo của mình.
Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và toàn tâm nghiên cứu bắt tay
vào soạn sách. Trong những năm cuối cùng này ơng đã soạn ra bộ Luận Ngữ. Ơng mất
tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.

Đặc biệt, vấn đề đáng lưu ý nhất về Khổng Tử có lẽ chính là những quan điểm triết học
của ơng. Được sinh ra vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc, thời phong kiến bắt đầu phân
hoại bởi sự phân tranh quyền lực của các chư hầu,thời kì xảy ra nhiều giao tranh và bất ổn
trên đất nước Trung Hoa thế nhưng ông đã nhận ra xã hội cần phải mang tính cá nhân và
cần phải được cai trị bằng đạo đức có thế thì xã hội mới mang tính nhân văn và phát triển
được. Bên cạnh đó, Khổng Tử nhận ra vai trị quan trọng của sự cơng bằng và tính trung
thực trong xã hội. Tất nhiên, trong bất kì một giai đoạn nào của bất cứ một xã hội nào thì
con người ta cần phải hướng tới cơng bằng giữa mọi tầng lớp và mọi đối tượng.


Xét đến những đóng góp của Khổng Tử, người ta ln nhắc đến vai trị to lớn của ơng
trong việc sáng lập ra Nho giáo và tự học. Việc sáng lập ra Nho giáo giúp cho các giá trị
chân, thiện, mỹ của con người xưa và nay được chuẩn mực và tránh xa rời các chuẩn mực

2

đạo đức của xã hội đó. Việc sáng lập ra tự học, trên thực tế ngày nay chúng ta cũng đã
thấy rất rõ vai trò của việc tự học, đặc biệt là trong nền giáo dục đại học Việt Nam hiện
nay khi giảng viên chỉ đóng vai trị định hướng cho sinh viên và sinh viên cần phải chủ
động dành thời gian để nghiên cứu thơng tin, tích lũy tri thức qua sách vở và các phương
tiện trực tuyến.

B. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1. Bối cảnh lịch sửTrung Quốc:

- Khổng Tử ra đời trong thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc (770 – 221 T.CN), đây
cũng chính là hồn cảnh suy vi nhất khi mà giặc giã tứ tung, luân thường đảo lộn, đạo lý
nát tan.

 Về mặt kinh tế, thời kỳ này nên kinh tế Trung Quốc dang chuyển từ thời kỳ đồ
đồng sang thời kỳ đồ săt. Sự ra đời của đồ sắt như một cuộc cách mạng trong công cụ sản
xuất, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng
trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, nơng nghiệp là một ngành kinh tế có truyền thống lâu đời
và giữ vai trò hết sức quan trọng ở Trung Quốc. Cùng với nông nghiệp và thủ công
nghiệp, đồ sắt ra đời và trở nên phổ biến còn tạo cơ sở cho thương nghiệp phát triển hơn
trước, hoạt động giao lưu buôn bán diễn ra sôi động. Tiền tệ dã xuất hiện, xã hội hình
thành lớp thương nhân ngày càng có thế lực.

 Về chính trị, những biến đổi về mặt kinh tế tất yếu dẫn đến những biến đổi về mặt
chính trị trong thời kỳ Xuân Thu này. Kể từ nhà Chu lên nắm ngơi thiên tử, nước Trung

Quốc có năm bá chủ và hơn mười bốn nước chư hầu do chế độ phong kiến mà nhà vua áp
dụng. Các nước này mặc tình thơn tính lẫn nhau để tranh giành ảnh hưởng, gây thành
những cuộc tương tàn tương sát, máu đổ, nhân dân khổ cực. Trong những cuộc anh hùng
xưng bá này, chưa một nước chư hầu nào xây dựng nên một hình thái quan niệm thống
nhất, do đó thời kỳ này đã tạo cơ hội cho các học thuyết lớn vàhàng loạt các nhà tư tưởng
lớn xuất hiện tự do đưa ra các quan điểm, chủ trương của mình. Đây cũng chính là thời kỳ
mà triết học Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, nó được coi là thời kỳ “bách hoa đề phóng,
bách gia tranh minh” (có nghĩa là trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng). Bên cạnh đó,
những cuộc chiến tranh thơn tính khốc liệt đã khiến sự truyền bá văn hóa ngày càng rộng

3

rãi, những xung đột và giao thoa văn hóa diễn ra liên tiếp,…đã tạo nên bộ mặt mới cho
nền văn hóa tư tưởng giáo dục mới.
 Lúc này, Đức Khổng Tử cũng là một trong những nhà tư tưởng lớn đã suy nghĩ,
học hỏi qua kinh nghiệm bản thân và quyết tâm làm nhà cách mạng tiền phong để giúp
quốc gia xã hội một đời sống trật tự, an lành. Người đem tất cả sự hiểu biết của mình với
một tấm lòng sùng bái cố nhân để phát huy lẽ đạo Thánh hiền, lập nên một học thuyết có
hệ thống mục đích lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín giáo hóa người, lấy cương làm nền cho trật
tự xã hội mà sau này người ta đặt tên cho học thuyết đó là “Nho giáo”.

2. Bối cảnh lịch sử Việt Nam:
- Trong thời kỳ đầu xây dựng nhà nước phong kiến, các nhà Ngơ, Đình, Lê đặt “việc

võ” lên hàng đầu, bởi khi đó nước ta cần phải bình ổn đất nước, bình giặc trong, đuổi giặc
ngồi. “Việc văn” lúc này chưa trở nên quan trọng, bởi vậy mà tư tưởng giáo dục của
Khổng Tử chưa được thịnh hành.

- Tuy nhiên, khi nhà Lý được thành lập, đất nước trở nên ổn định về mặt chính trị.
“Việc văn” trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt trong việc củng cố chính quyền và

tuyển chọn quan viên triều đình. Năm 1070, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử
Giám thờ Chu Công Khổng Tử, đây được coi là cột mốc đánh dấu khi Việt Nam chính
thức tiếp nhận tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và phát triển rực rỡ cho đến tận ngày nay.

C. CÁC QUAN ĐIỂM TƯ TƯỞNG CỦA KHỔNG TỬ
1. Mục tiêu giáo dục

 Khổng Tử sống trong thời đại nhà Chu suy vong đến cực độ, luân thường đạo lý bị
đảo lộn, kỷ cương phép nước bị lung lay đến tận gốc rễ. Do đó Khổng Tử mơ ước lập lại
trật tự xã hội theo mẫu hình nhà Tây Chu, biến xã hội từ “vô đạo” trở thành “hửu đạo”.
Ơng mong muốn thơng qua việc hướng dẫn con người thực hiện đức nhân. Khổng Tử cho
rằng dân không thể chỉ sống giàu có, sung túc về vật chất mà quan trọng hơn cả đó là giáo
hóa dân (tức là có giáo dục), ơng đã đề cập đến mặt tinh thần của nhân dân
 Mục đích giáo dục của Khổng Tử: đào tạo nên những con người có đức, có tài, có
nhân, có lễ, nhằm duy trì đạo đức kỷ cương và phục vụ lợi ích tồn thể xã hội.

4

 Trong giáo dục, ông không chủ trương đưa người học đến sự thăng tiến của tri
thức, mà mục đích cao nhất là rèn luyện về nhân cách. “Người nhân, mình muốn tự lập thì
cũng thành lập cho người; mình muốn thành cơng thì cũng giúp người thành cơng. Biết từ
bụng ta suy ra bụng người, đó là phương pháp thực hành của người nhân”
 Mẫu người mà trong giáo dục Khổng Tử muốn hướng tới là con người tồn diện,
người hiền tài thực sự, người có nhân cách: Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ. Là
người quân tử vừa trị đạo vừa phải biết hành đạo

 Mục đích cao nhất của học theo Khổng Tử là để nhận chức triều đình, tham gia
gánh vác cơng việc quốc gia và để biết kỷ cương của xã hội mà tuân theo. Trong lúc xã
hội rối ren không ra làm quan không phải là người trí, khơng ra giúp đời khơng phải là
người nhân. Vì vậy, ơng thường nói “đời xưa vì mình mà học cịn đời nay vì người mà

học”.
 Dẫn chứng, ví dụ minh họa và phân tích:
Do quan niệm cho rằng học để làm quan trị vì thiên hạ nên Khổng Tử khơng dạy làm
ruộng, trồng trọt. Khi Phan Trì xin ơng dạy các trồng cây thì ơng trách rằng: “gã phan Trì
chí nhỏ hẹp lắm thay. Người bề trên chỉ cần học đủ lễ, nghĩa, tín thì dân chúng bốn
phương sẽ đem con đến phục dịch mình, cần chi phải học nghề cày cấy”. Ơng nói rằng
nghề cày cấy là nghề nghiệp tầm thường, của những bậc dưới. Ông cũng thường giận dữ
khi có người cùng bàn về binh đao chiến trận nghĩa là ông cũng không dạy về binh đao
chiến tranh. Cũng xuất phát từ chổ phân chia vai trị vị trí xã hội của các hạng người quân
tử và tiểu nhân mà mục đích giáo dục của hai hạng người này theo Khổng Tử cũng không
giống nhau, quân tử thì giáo dục để quản lý xã hội cịn tiểu nhân thì để phục tùng xã hội,
phục tùng người quân tử. Khổng Tử viết “tiểu nhân cũng phải học, nhưng cái học của tiểu
nhân là để họ phục dịch và tuân lệnh kẻ cầm quyền.

2. Đối tượng giáo dục
 Là một nhà giáo dục lớn, Khổng Tử chủ trương dạy cho tất cả mọi người không

phân biệt đẳng cấp giàu nghèo, chủng tộc.
 Khổng Tử là người đầu tiên làm một cuộc cách mạng thực sự trong tư tưởng giáo

dục cổ đại, là người thầy tư nhân đầu tiên thu nhận học trò, mở trường tư dạy học.

5

(So sánh: Trước thời ông, trường học là do triều đình mở, thường chỉ thu nhận con em
của gia đình quý tộc, ở tầng lớp trên. Khổng Tử thu nhận nhiều đồ đệ bất kể xuất thân
sang hèn, đưa giáo dục mở rộng cho bình dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân
gian, có cống hiến to lớn đối với giáo dục thời cổ đại. Tổng số môn đệ của Khổng Tử có
lúc lên tới 3.000 người, trong đó có 72 người được liệt vào hạng tài giỏi, gọi là thất thập
nhị hiền, có nhiều người có ích cho xã hội.)


 Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự học. Ông dạy học, soạn sách, hiệu đính
các sách mà Nho gia gọi là Ngũ kinh. Gồm có kinh thi, kinh thư, kinh lễ, kinh dịch, kinh
xuân thu.

 Ông chủ trương dạy cho tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp.
Bất cứ ai có nhu cầu học tập đều được giáo hóa, bất kể hạng người nào, chỉ cần muốn học
ơng đều dạy. Ơng đã bình dân hóa giáo dục, mang cái gọi là đặc quyền, đặc lợi của giai
cấp thống trị xuống cho dân chúng. Đây là một tư tưởng tiến bộ, về đẳng cấp, ơng khơng
thừa nhận sự bình đẳng nhưng trong giáo dục, ơng đã có sự bình đẳng. Cả cuộc đời, ông
không màng danh lợi mà chỉ mong muốn mình đào tạo được người có ích.

 Ơng thu nhận rất nhiều học trị ở các tầng lớp khác nhau, kể cả người có q khứ
khơng tốt ông cũng thu nhận, dạy dỗ thay đổi tâm tính tốt, luyện cho có lễ nghĩa, vào
khn phép, nên người. Điều này cũng xuất phát từ niềm tin sức mạnh của giáo dục có
thể cảm hóa được con người và niềm tin vào con người có thể được giáo dục tốt hơn
thơng minh hơn. Chính vì vậy, mà học trị của ơng rất đơng có đến hơn ba ngàn người.
 Hạn chế trong tư tưởng giáo dục: Do điều kiện lịch sử quy định mà đối tượng giáo
dục của khổng tử có điểm hạn chế đó là nữ giới không được đến trường
 Một trong những hạn chế lớn nhất trong tư tưởng giáo dục của Ông.

3. Nội dung giáo dục
 Nội dung giáo dục của Khổng Tử tập trung vào ngũ thường - 5 phẩm chất của

người quân tử: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín
 Xoay quanh 6 nghành:lễ, nhạc, xạ, ngự, thư,số và 4 khoa:Đức hạnh, chính trị,

ngơn ngữ, văn học.

6


 Giáo trình cơ bản Khổng Tử dùng để khai sáng là: Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch,
Xuân thu.
Ông cho rằng bước chân vào một quốc gia có thể biết được nền giáo dục của nước đó như
thế nào:

 Nếu dân ôn, nhu, đôn, hậu thì đó là nền giáo dục đã theo tinh thần của thư.
 Nếu dân khiêm nhường trang trọng thì đó là nền giáo dục đã theo tinh thần của lễ
 Nếu dân cởi mở sinh hoạt nhẹ nhàng thì đó là nền giáo dục đã theo tinh thần của
nhạc.
 Nếu dân sống thuận theo đạo trời thì đó là nền giáo dục đã theo tinh thần của dịch
 Nếu dân biết phán xét thì dó là nền giáo dục đã theo tinh thần của xuân thu
 Nội dung giáo dục do Khổng Tử xác định được xây dựng trên thế giới quan duy
tâm, tin rằng trời là chúa tể của vũ trụ có thể sắp đặt mọi sự vật hiện tượng theo quy luật
nhất định gọi là mệnh trời. Trên thế giới cịn có một lực lượng siêu nhân khác, đó là quỷ
thần cũng chi phối hoạt động của con người và xã hội.Muốn sống phù hợp với đạo trời,
với quỷ thần thì phải có: nhân, lễ, nghĩa, trung, tín, đó mới là người quân tử.
 Nhân là tính bản thể của con người, các tổng quan của chữ nhân là phải yêu
thương con người và làm cho người khác có lợi, tập trung ở nội dung sau:

Cái gì mình khơng muốn thì đừng làm cho người;
Cái gì mình muốn lập thì lập cho người;
Cái gì mình muốn đạt thì đạt cho người.
 Lễ là tích tụ của cái đẹp. Lễ giúp con người nắm được các quy tắc cư xử. Ngày nào
mà mình khắc kỷ, phục lễ, ngày đó mọi người trong thiên hạ cảm hóa mà theo về đức
nhân.
 Vì vậy, nhất thiết phải theo lễ, cái gì hợp với lễ thì khơng nghe, khơng nhìn, khơng
nói và khơng làm. Nhạc thì giúp con người điều hịa tính khí, di dưỡng tinh thầnrước hết
lễ là chỉ cách thờ cúng thần linh để được phúc tế, sau đó được hiểu rộng ra là những
phong tục tập quán được xã hội thừa nhận. Lễ là hành vi, là hình thức bộc lộ của nhân:

“sửa mình theo lễ là nhân”.Lễ dùng để cấm sự loạn khi nó chưa xảy ra, cịn pháp luật chỉ
để trị việc xảy ra.

7

 Nghĩa: Thể hiện vai trò trách, trách nhiệm của con người với người, giữa người
với đời, với xã hội hiện tại. Sống ở đời cần có một trách nhiệm với đời, cũng chính vì vậy
mà cần có nghĩa, sống có trách nhiệm với quê hương đất nước, với gia đình dịng họ, ồng
bà cha mẹ, vợ con, anh em bằng hữu cũng là nghĩa. Biết trả ơn khi mình đã nhận được
những điều may mắn trong cuộc sống – đó cũng là nghĩa. Tại sao có nhiều người luốn
biết quan tâm giúp đỡ mọi người trong xã hội, làm từ thiện tri ân với đời… cũng vì họ
sống có nghĩa với đời, với cuộc sống hiện tại, họ biết cho khi đã nhận. Nghĩa cũng là sống
cho mọi người chứ không chỉ sống cho riêng cá nhân mình. Có những việc có thể họ chưa
biết hành xử sao cho đúng với lễ nghi, nhưng giá trị thực trong con người thực của họ qua
những việc làm nghĩa thì sẽ được mọi người người trong xã hội nhận ra và tơn trọng. Cịn
hơn là những lễ nghi mang tính chất hình thức mà khơng có nghĩa

 Trí: Là óc xét đốn sự vật, là sự sáng suốt minh mẫn để hiểu được đạo lý. Muốn
có trí q trình nhận thức phải qua các giai đoạn: quan sát sự vật hiện tượng để biết các
thuộc tính của nó, trên cơ sở đó giúp ta hiểu biết một cách thấu đáo các thuộc tính bản
chất, từ đó rút ra kết luận đúng đắn, sau cùng phải làm cho mình tin tưởng vào kết luận
đó.

Để trở thành người có trí phải kiên trì nhẫn nại, khơng tự kiêu, không dấu dốt, học
ở mọi người mọi nơi mọi lúc .

Học phải suy nghĩ. Học phải rộng nhưng suy nghĩ phải thiết thực, gần gũi với cuộc
sống.

 Tín: Chữ tín là mối quan hệ tương hỗ giữa người với người, lấy sự tin tưởng lẫn

nhau làm dây liên kết con người trong xã hội. Muốn giữ được chữ tín con người phải làm
trước nói sau, làm nhiều nói ít, phải biết tự vấn xấu hổ khi nói q những gì mình làm
được. Chữ tín chủ yếu có hai nội dung:

Đó là sự tin tưởng của người khác đối với mình
Sự trung thực của mình đối với người khác.

 Khổng Tử khẳng định: "Người khơng có tín như xe lớn khơng có địn thẳng, xe
nhỏ khơng có địn ngang thì lăn thế nào được".

 Để xây dựng mẫu người lý tưởng của xã hội, Khổng Tử đã đưa ra quan niệm về
người quân tử - khái niệm quân tử không xa lạ với người trung hoa cổ đại, nó có từ thời
chu (khoảng 1100 TCN) nhằm chỉ những người nắm quyền hành trong xã hội. Đối lập với

8

quân tử là tiểu nhân - khái niệm chỉ nhân dân lao động. Khổng Tử đã dùng khái niệm
quen thuộc này để xây dựng mẫu người lý tưởng của mình.

 Theo Khổng Tử quân tử và tiểu nhân cũng đối lập với nhau, song quân tử không
thuần túy chỉ địa vị xã hội mà chủ yếu chỉ phẩm chất đạo đức mà người đó đạt được. quan
điểm giáo dục của Khổng Tử dựa trên cơ sở học thuyết về đạo nhân cho nên giáo dục con
người phải dựa trên cơ sở nền tảng giáo dục đạo đức.
 Dẫn chứng phân tích:

 Trong câu nói “tiên học lễ, hậu học văn”. Cũng khi nói về nhân, đề cập đến mẫu
người quân tử ở mỗi lúc với mỗi người Khổng Tử đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau
song chung quy lại quân tử phải dạt được chín điều đó là: 1 - khi nhìn thì phải nhìn cho
minh bạch; 2 - khi nghe thì phải nghe cho rõ ràng; 3 - sắc mặt thì phải dữ cho ơn hịa; 4 -
tướng mạo thì phải dữ cho trang nghiêm; 5 - nói năng thì phải dữ bề trung thực; 6 - làm

việc thì phải trọng sự kính cẩn; 7 - điều gì cịn nghi hoặc thì phải hỏi han; 8 - khi tức giận
thì phải nghĩ đến hậu họa; 9 - khi thấy lợi thì phải nghĩ đến điều nghĩa. Bằng chín điều mà
Khổng Tử đã đặt ra những yêu cầu từ hình dạng đến thân tâm, từ cách ứng xử với mình
đến cách ứng xử với người của người quân tử.

 Người quân tử trước tiên phải tu thân học tập, không tự tu được thân thì khơng thể
giúp được đời, khơng thể làm trịn bổn phận của mình với thiên hạ. Bởi vậy, ơng chủ
trương người quân tử phải “tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Ơng nói “những vị vua
những vị thánh xưa muốn cho đức của mình tỏa sáng trước hết phải lo sửa trị nước mình,
muốn sữa trị nước mình trước hết phải sữa trị nhà mình. Muốn sữa trị nhà mình trước hết
phải tu tập lấy mình bằng cách thấu suốt đâọ trời để cho lòng ngay thẳng”. Để xét một
người nào đó thuộc quân tử hay tiểu nhân Khổng Tử đòi hỏi phải quan sát hành động của
người đó có phù hợp với lời nói của họ hay khơng và để đánh giá con người ơng khun
phải nhìn vào công việc của họ, phải xét lý do làm việc của họ và phải xem thái độ của họ
nữa. Người qn tử thì có nhân – trí - dũng cịn tiểu nhân thì khơng có.

4. Phương pháp giáo dục
Nói đến quan điểm giáo dục của Khổng Tử không thể không nhắc đến hệ thống phương
pháp giáo dục của ông. Đây là một hệ thống khá phong phú, đa dạng và sâu sắc thể hiện

9

trên ba phương diện: phương pháp dạy của thầy; phương pháp học của trò và sự kết hợp
biện chứng của hai q trình dạy và học.

 Về phía thầy:
Khổng Tử đã nêu một tấm gương về sự ham học và ham dạy của mình. Với ơng người
thầy phải có một nhân cách cao cả và một kiến thức un thâm. Theo ơng con người ít có
kẻ sinh ra tự biết. Ơng cũng tự nhận mình là: "Học nhi tri chi" (Do học mà biết) do đó
trong sách Luận ngữ ơng nói: "Ta 15 tuổi chí thú ở việc học, 30 tuổi lập thân, 40 tuổi

khơng sai...". Do đó lứa tuổi để học vấn là từ 30 trở xuống. Đây là thời điểm tích lũy kiến
thức, tích lũy kinh nghiệm sống để rồi cống hiến cho đời. Ơng địi hỏi người Thầy phải có
mối quan hệ chan hịa, gần gủi, sâu sát đối với học trò, phải nắm bắt được đặc điểm nhân
cách của hoc trò. Đồng thời phải biết khuyến khích hay răn đe học trị đúng lúc trong suốt
quá trình dạy học.

 Phương pháp nêu gương:
- Đạo lý của việc học là: không phải chỉ đọc sách chết mà phải chú trọng trong hiện

thực xử thế con người. Đối với người học phải học tất cả các tầng lớp người trong xã hội,
ai cũng có điều hay điều dở, vậy ta hãy học điều hay của họ thậm chí phải học kể cả kẻ
dưới mình: "Học bất xỉ hạ vấn" (Không thẹn học người dưới). Khổng Tử rất coi trọng
nguyên tắc làm gương, ông cho rằng cha phải làm gương cho con, thầy phải làm gương
cho trò, chồng phải làm gương cho vợ, anh phải làm gương cho em.

- Người thầy khơng chỉ có kiến thức cao thâm để có thể dạy học trò giỏi, mà còn đòi
hỏi ở người thầy tư cách, phẩm chất cao đẹp làm gương cho học trò noi theo. Cuộc đời, sự
nghiệp của Khổng Tử là minh chứng cho tấm gương mẫu mực của người thày.

- Theo Khổng Tử, nhân cách của người thầy có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với
người học, người học nhìn vào tấm gương người thày mà tin rằng những điều thày dạy là
chân lý, là những điều tốt đẹp. Cho nên, để trở thành tấm gương cho học trị thì người
thày phải là người đi trước. Người thày muốn dạy học trị điều gì thì thày phải là người
làm điều đó trước đã để chứng minh điều đó đúng đắn.

- Lấy mình ra làm gương cho dân là phương pháp ông chỉ dạy những người làm
quan. Những người làm quan khơng chỉ dạy dân, trị dân mà cịn làm cho dân tin.

 Phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng


10

- Khổng Tử cũng rất coi trọng nguyên tắc “thuyết giáo tùy nghi”- coi trọng việc xác
định đối tượng giáo dục qua ngôn ngữ và hành vi của họ để xác định nội dung giáo dục
cho phù hợp.

- Tùy từng tư chất, trình độ, nhu cầu của người học mà ơng có những u cầu,
phương pháp giảng khác nhau để nâng cao nhận thức của mỗi người. Mỗi người có tuổi
tác khác nhau, tính cách khác nhau, xu hướng chính trị khác nhau nên phải dạy khác nhau.
Trên cơ sở nắm vững tính cách, trình độ, sở thích, ưu điểm, khuyết điểm của từng người,
ông mới đưa ra những nội dung giáo dục phù hợp. Ơng khơng thích áp đặt cách giáo dục
cứng nhắc, rập khuôn, sáo rỗng mà ln khuyến khích học trị phát huy sở trường, sở
đoản, ý thích, khả năng của từng người. Khi dạy, ơng cũng dựa vào tính tình từng người
mà giải thích bài học. Ơng nhấn mạnh đến vai trị của người học, tính linh hoạt của người
dạy. Người thày chỉ giữ vai trò hướng dẫn, làm cho người học tự phát huy năng lực của
mình.

 Phát huy tính tích cực chủ động của học trị
Khổng Tử cũng tìm cách xóa bỏ sự thụ động của người tiếp thu tri thức. Ơng để cho
người học tự mình chọn sách đọc, chọn ngành mình muốn học. Ơng chỉ đưa ra lời
khun. Ơng nói: “Kẻ nào khơng cố cơng tìm kiếm, ta chẳng chỉ vẽ. Kẻ nào không bộc lộ
tư tưởng của mình, ta chẳng khai sáng cho. Kẻ nào ta dạy mà không biết hay ta chẳng
dạy”. Trong quá trình học, Khổng Tử bắt học trị phải suy nghĩ: “Học khơng suy nghĩ thì
vơ ích. Suy tư mà khơng học thì kết quả cũng chỉ bằng khơng”.

 Về phía trị:
 Tri thức gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành:

Nếu người học chỉ có khư khư ơm lấy cái đạo học ấy mà khơng đem ra ứng dụng thực
hành thì sao có thể gọi là thực học được. Vì vậy, học đạo để hành đạo là yêu cầu thiết

thân đối với người được giáo dục. Ông dạy người học tập phải biết thực hành. Ông yêu
cầu học tập trực giác phải kết hợp với suy luận. Khổng Tử đề cao việc ứng dụng vào cuộc
sống những điều đã học. “Đọc 300 thiên kinh thi, giao cho việc chính trị mà làm không
nên; sai đi xứ 4 phương mà không biết ứng đối, như vậy đọc nhiều để làm gì?”.

 Phương pháp ôn tập thường xuyên, kiểm tra học tập

11

- Theo ông, người nào ôn lại những điều đã học, biết thêm những điều mới, người
đó mới có thể làm thày thiên hạ.

- Muốn tiến bộ phải luôn luôn cố gắng nỗ lực, siêng năng trau dồi tri thức cho mình,
phải ln có thái độ cầu tiến, vượt lên. Cho nên cùng với phương pháp học này người học
phải có thái độ khách quan trong học tập, khơng võ đốn, cố chấp, tự phụ, chủ quan. Theo
Khổng Tử, hàng ngày học bao nhiêu điều hay, bao nhiêu lẽ phải nhưng nếu không đem
những điều đã học thực hành vào cuộc sống thì những điều đã học là sáo rỗng, vơ ích. Vì
vậy, học - tập - hành là những công đoạn hết sức quan trọng của quá trình tiếp thu, vận
dụng tri thức. Đây là đóng góp rất quan trọng của Khổng Tử cho giáo dục về khía cạnh
phương pháp. Tuy nhiên, Khổng Tử chỉ dạy học, tập, hành ở phương diện đạo đức, giao
tiếp, lễ nghi mà không dạy về các lĩnh vực lao động sản xuất - một lĩnh vực quan trọng
của đời sống xã hội. Đây cũng là hạn chế trong nội dung giáo dục, trong quan niệm học,
hành của ơng.

 Mở rộng:

Ơng khuyến khích học trị phải biết học việc đặt câu hỏi, hay là dùng phương pháp đàm
thoại, phải biết tạo ra niềm vui hứng thú trong học tập. Trong quá trình giáo dục, Khổng
Tử khuyên học trò nên tự tin ở mình “khơng ốn trời, khơng trách người, về đạo lý thì
khởi học từ mức thấp đến mức cao” (luận ngữ, hiến vân, 37), và phải biết nghe nhiều học

nhiều qua đó tìm những điều hay để học, thấy những điều dỡ để tránh. Khổng Tử đòi hỏi
sự nổ lực của người học đi theo hướng của thầy đã vạch ra. Về địi hỏi này thơng thường
trong khi dạy Khổng Tử giảng dạy từng bước một, trả lời cho những câu hỏi từ chung đến
cụ thể tùy theo sự hiểu biết của người học. Chính điều này tạo điều kiện cho người học
phát huy được khả năng suy lý của mình, như lời bình trong lễ ký viết “thầy dạy chỉ thúc
đẩy, chỉ mở lối soi đường nhưng sự không bức bách, khơng dẫn đến cùng ấy lại làm cho
học trị thư thái và biết nghĩ biết suy” (lễ ký, học ký XVI, 13), ơng địi hỏi khả năng phân
tích, tổng hợp của người học để nắm những phần quan trọng nhất của vấn đề đặt ra.

 Cả thầy và trị:

- Việc học khơng chỉ là học cho trò mà còn là cơ hội để thầy cũng học nên Khổng
Tử đưa ra học thuyết: "Giáo học bán" (Việc dạy và việc học, mỗi người một nửa). Người
thầy đưa ra một vấn đề, học trò phải lật ngược vấn đề trở lại thành 3 vấn đề (Cử nhất phản
tam). Người thầy đưa ra 1 mệnh đề người học phải ít nhất suy ra 3 vấn đề để nhận thức,

12

học như vậy, mới sâu sắc. Theo quan niệm của Khổng Tử, người dạy học phải thật tâm
huyết với sự nghiệp giáo dục nên mới: "Hối nhân bất quyện" (dạy người không chán).
Khổng Tử được tôn xưng là: "Vạn thế sư biểu" nên những học thuyết về giáo dục, học
vấn trên đây cho đến ngày nay vẫn cịn có nhiều điều rất phù hợp để chúng ta áp dụng học
theo.

D. Ý NGHĨA CỦA CÁC QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC ĐỐI VỚI THỰC TIỄN
NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
1. Khái quát thực trạng của nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

 Nền giáo dục nước ta đang rơi vào tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đó là do việc
đào tạo ra quá nhiều cán bộ nhưng lại không được kiểm nghiệm qua thực tế, những kiến

thức được học không được áp dụng vào thực tiễn hay vận dụng để kiểm tra đánh giá.
 Dẫn chứng phân tích :
Tình trạng hang loạt những sinh viên trẻ tốt nghiệp ra trường, nắm trong tay những tấm
bằng cử nhân loại giỏi nhưng khi thực sự được va chạm thực tiễn đã thất bại, cảm thấy bỡ
ngỡ trước công việc. (stress, không chịu được áp lực của công việc, cách làm việc không
khoa học,làm việc nhóm,…)

 Hiện nay thực trạng của nền giáo dục nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn bởi từ
trước đến nay giáo dục nước ta vẫn thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học truyền
thống đó là người giáo viên đóng vai trị chủ đạo trong lớp tự nêu ra vấn đề và cũng tự
diễn đạt, thuyết trình, giải quyết vấn đề mình nêu ra.
 Sự thụ động, phụ thuộc của người học sinh đọc đối với giáo viên chưa khơi dậy
được tinh thần cũng như sự nỗ lực của học sinh.

2. Ý nghĩa thực tiễn của các quan điểm với nền giáo dục Việt Nam hiện đại
 Trải qua chiều dài thời gian cùng với bao thăng trầm của lịch sử, cho đến ngày

hôm nay - thời kì xã hội văn minh hiện đại, các tư tưởng giáo dục của Khổng Tử vẫn có
giá trị to lớn, có tầm ảnh hưởng khơng nhỏ đến nền giáo dục của Trung Quốc cũng như
Việt Nam. Trên thực tế, sau khi trải qua những cải tổ nhất định, thì nền giáo dục của nước
nhà vẫn ít nhiều mang trong mình tư tưởng của Khổng Tử.

13

(Ví dụ phân tích, chứng minh: tư tưởng nhân lễ, lấy nhân là kim chỉ nam trong đào tạo
hiền tài, “Tiên học lễ, hậu học văn” coi trọng đạo đức hàng đầu…)

 Tuy nhiên chúng ta không chịu quá nhiều tác động của tư tưởng Khổng Tử, chúng
ta đã biết bỏ qua những hạn chế trong tư tưởng đó, biết áp dụng, phát huy những gì là cốt
yếu, là tinh túy nhất để áp dụng vào thực tiễn.


 Từ đó phát triển 1 nền giáo dục cho chính mình, 1 nền giáo dục tiên tiến hơn, đáp
ứng nhu cầu của thời cuộc.

 Vận dụng phương pháp phát huy tính tích cực chủ động của học trị.

 Giáo viên phải là người có tri thức rộng, có tầm hiểu biết sâu rộng của nhiều lĩnh
vực bởi phương pháp này yêu cầu vốn hiểu biết cao, phải thường xuyên trả lời những câu
hỏi đối thoại, vấn đáp của người học. Vì thế, người giáo viên cũng phải khơng ngừng tự
hoàn thiện, củng cố tri thức kiến thức cho bản thân mình để học trị phải kính phục, lể
phục vì trí tuệ và tầm hiểu biết của mình, tiếp đó người giáo viên phải đưa ra được những
chủ đề quen thuộc, những đề tài gần gũi với cuộc sống hàng ngày, với những câu nói hay
để tạo hứng thú, lôi cuốn người học vào những vấn đề nêu ra. Trong quá trình giảng dạy
thì giáo viên chỉ là người định hướng, gợi mở vấn đề mình cần truyền đạt để cho học sinh
tự tìm hiểu, tự khai thác, triển khai vấn đề đó rồi đi đến kết luận. Như vậy, người học sẽ
đạt được kết quả và vốn hiểu biết cao, thúc đẩy người học phải tự giác tìm hiểu tri thức,
tăng tính năng động, sáng tạo và tinh thần tự giác của người học. Bên cạnh đó, người giáo
viên cũng cần phải sử dụng, kết hợp những kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm như cử chỉ, lời
nói, nét mặt… một cách hài hòa để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng dạy.

 Đây là phương pháp mà có sự đối thoại trực tiếp giữa người dạy và người học
chính vì thế mà người học phải có ý thức sâu sắc về việc học, phải có thái độ đúng mực
trong việc học. Người học phải không ngừng rèn luyện, học tập, củng cố tri thức cho bản
thân. Không ngừng tu dưỡng về mặt đạo đức. Phải siêng năng, chăm chỉ, học hỏi tri thức
thầy cô truyền dạy, bạn bè, sách báo, phải tìm hiểu kiến thức trên các phương tiện thông
tin đại chúng. Cùng với đó là phải khám phá, tìm tịi tri thức trong thực tiễn cuộc sống
hàng ngày. Phải đưa ra những câu hỏi một cách chính xác và khoa học với những vấn đề
gì mà mình chưa biết để giáo viên chỉ bảo, giảng giải và gợi mở vấn đề đó để ta tự tìm
hiểu. Người học cũng cần phải rèn kĩ năng đọc hiểu, lắng nghe và ghi nhớ bởi kiến thức là
vơ cùng vì thế phải có sự chọn lọc kỹ lưỡng.


14

 Vận dụng phương pháp học đi đôi với hành:

 Đối với người giáo viên phải là người có sự am hiểu chun sâu, có trình độ học
vấn, có những phương pháp, cách thức học tập hữu hiệu để tạo sự lôi cuốn, cuốn hút
người học, cần phải đưa những biện pháp tốt để tăng khả năng kích thích sự ham muốn
của người học, phải có sự phân bố những tiết học hợp lý và học lý thuyết để cung cấp tri
thức cho người học nhưng cũng phải có những buổi thực tế kiểm nghiệm những tri thức
đã trình bày, phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, học tập phải đi đôi với
thức hành, thường xuyên có những buổi thực tế trên lớp hoặc những buổi thực tế ngồi
giờ học để có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Những bài giảng của các thầy, cô phải
gắn với thực tiễn mang hơi thở thực tiễn. Phải thường xuyên trau dồi kiến thức với thực
tiễn.

 Đối với người học đầu tiên phải nắm được những tri thức mà giáo viên truyền dạy
để có thể cung cấp và tự hồn thiện về mặt tri thức, phải thường xuyên tham gia những
buổi thực hành, những giờ thực tế, những buổi khảo sát thực tiễn. Phải biết kết hợp giữa
lý luận và thực tiễn. Không chỉ dùng lại ở đó, người học cũng có thể tự chủ động tham gia
vào các câu lạc bộ học tập hoặc lập những nhóm học tập và cùng nhau thực hành những
gì đã học tập, rèn luyện. Cùng với đó là người học phải có sự ghi chép một cách đầy đủ và
khoa học. Phải thường xuyên ôn lại những kiến thức đã được học. Phải thường xuyên trao
đổi với bạn bè, phải đi sâu vào thực tế để những kiến thức mình được học có thể được
kiểm nghiệm và minh chứng. Học tập phải kết hợp với thực nghiệm luôn phải song hành
với nhau. Người học phải chủ động đi sâu vào thực tiễn bằng cách đem những kiến thức
mình học được áp dung vào thực tiễn. Phải tự tiến hành những buổi điều tra, xem những
kiến thức mình được học có đúng đắn hay khơng. Tự mở những nhóm học tập, những lớp
học nhóm, tham gia vào các buổi làm thí nghiệm hay những bài thu hoạch để khảo sát
những kiến thức mình được học có gắn liền với thực tiễn hay khơng. Cùng với đó là phải

có những cuốn sổ tay để ghi chép lại kiến thức bản thân đã lĩnh hội được.

 Vận dụng phương pháp ôn tập thường xuyên, kiểm tra học tập:

 Đối với người giáo viên phải là người có vốn hiểu biết sâu rộng lĩnh vực mình cần
truyền đạt, khơng ngừng trang bị thêm, hồn thiện thêm cho mình về mặt tri thức, phải
thường xuyên đưa ra các phương pháp giảng dạy khác cho người học để tránh nhàm chán
trong một phương pháp và trong quá trình truyền đạt tri thức thì cần phải có sự kết hợp

15

qua lại các phương pháp khác nhau và đặc biệt quan trọng là tri thức truyền đạt phải phù
hợp với năng lực cũng như vốn hiểu biết của học sinh, tránh sự sai lệch và xa vời trong
truyền đạt tri thức. Cùng với đó giáo viên phải là người có phương pháp tốt, có những kĩ
năng sư phạm để truyền đạt thông tin và những kiến thức một cách hiệu quả nhất để
người học có thể lĩnh hội một cách hiệu quả nhất. Phải biết khơi nguồn và phát huy tính
tích cực, chủ động và năng lực tư duy của người học.

 Đối với người học, trước hết phải có một thái độ học tập nghiêm túc, chuyên tâm
trong khi nghe giảng, phải thật sự nghiêm chỉnh, chú ý, say sưa nghe giảng để có thể thấu
hiểu được những tri thức, tinh hoa của nhân loại. Đó là việc ở trên lớp, nhưng cũng vơ
cùng quan trọng đó là khi về nhà thì để biến những tri thức trên sách vở và trên lớp thành
những kiến thức của mình thì cần phải ơn luyện lại, rèn luyện lại, xem lại sách vở, tài liệu
đã ghi chép trên lớp, phải thường xuyên học lại, cũng cố kiến thức mình đã được học như
vậy cũng chính là tự hồn chỉnh cho mình về mặt tri thức. Cùng với đó để có thể lắm
vững kiến thức một cách sâu sắc hơn thì cần phải học hỏi bạn bè, có những lớp học nhóm
để cùng nhau kiểm tra kiến thức của bản thân mình. Để kiến thức thêm sâu sắc hơn thì
người học phải chủ động tìm hiểu thêm trong sách báo hay ở các phương tiện thông tin
đại chúng. Phải nắm vững và nắm chắc những kiến thức và những gì mình đã được học.
Phải cố gắng phấn đấu, chịu khó học hỏi, tìm tịi tri thức để tự hồn thiện bản thân. Điều

quan trọng nữa là phải thường xuyên xem lại những kiến thức mình đã được học bởi từ
việc xem lại vậy sẽ giúp ta nảy sinh được những ý tưởng, những sáng kiến mới. Phải có
sự ghi chép một cách cẩn thận và thật chính xác, khoa học vì đó là nguồn tài liệu để ta học
tập và ôn lại kiến thức mình đã được học.

 Vận dụng phương pháp nêu gương:

 Thầy cô phải là những tấm gương sáng để học trò noi theo chỉ có như vậy thì mới
có được những thế hệ học trị tốt được. Thầy cơ phải khơng ngừng hồn thiện về nhân
cách, phẩm chất đạo đức. Trong quá trình giảng dạy thì các thầy cơ cũng phải thường
xun lấy những hình tượng đẹp, những người có nhân cách tốt để làm bài giảng. Phải có
những buổi sinh hoạt tập thể để ca ngợi và tìm hiểu về những danh nhân nổi tiếng hôi tụ
cả tài và đức. Rồi phải thường xuyên có những buổi đi sinh hoạt tập thể đến với những
nơi nổi tiếng để tìm hiểu về ý chí, nghị lực quyết tâm của những danh nhân, đó là những
tấm gương sáng để học trò ngưỡng mộ và noi theo. Trong chương trình đào tạo của các

16

cao cấp cần phải tăng cường giáo dục học sinh thông qua những tấm gương sáng để noi
theo đặc biệt là ở cấp học tiểu học thì việc giáo dục học sinh bằng những tấm gương sáng
có ý nghĩ và vai trị vơ cùng quan trọng bởi nếu ngay từ đầu ta đã giáo dục được trẻ noi
theo và lấy những danh nhân làm hình mẫu để phấn đấu thì sẽ có kết quả vơ cùng to lớn
đối với sự nghiệp giáo dục nhân cách con người. Hay trong quá trình học tập thì cũng có
những tấm gương sáng, cố gắng phấn đấu vượt lên hồn cảnh gia đình để đạt được kết
quả cao trong học tập cũng cần được biểu dương, nêu gương để mọi người noi theo, học
tập.

 Người học cũng có vai trị quan trọng trong việc vận dụng phương pháp này bởi
người học là chủ thể của quá trình nhận thức. Người học phải không ngừng cố gắng trong
hoc tập. Phải lấy những gương người học tốt để làm động lực để bản thân phấn đấu và noi

theo. Phải có chí hướng phấn đấu học tập và làm theo những tấm gương tốt trong mọi lĩnh
vực. Cần phải học hỏi những bạn trong lớp hay những người xung quanh ta bởi họ cũng
chính là những tấm gương sáng có rất nhiều điều mà ta đáng phải học tập. Bản thân người
học phải luôn lấy những tấm gương sáng để làm cơ sở, con đường cũng như là động lực
để ta phấn đấu. Phải có ý thức tìm tịi, tìm hiểu về cuộc đời và quá trình rèn luyện và phấn
đấu của họ để ta có thể nhận thấy được q trình phấn đấu là vô cùng vất vả và gian khổ.
Và như vậy sẽ là động lực để ta cố gắng, phấn đấu. Phương pháp nêu gương của Khổng
Tử vẫn ln có giá trị cho đến ngày hôm nay nếu như ta biết vận dụng một cách đúng đắn
và khoa học vào từng cấp học, ngành học và các đối tượng học. Và chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng học theo và làm theo phương pháp nêu gương của Khổng Tử trong việc giáo dục cán
bộ, đảng viên và nhân dân.

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Tâm. (2013). Tiểu sử Đức Khổng Tử. Trích dẫn từ
/>
2. TaiLieu.vn. Tiểu luận: Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới
ở Việt Nam. Trích dẫn từ /> voi-viec-xay-dung-con-nguoi-moi-o-viet-nam-1601462.html

3. Giaoan.violet.vn. (2010). Sơ lược: Tiểu sử Khổng Tử. Trích dẫn từ /> present/show/entry_id/3193651

4. Nguyễn Thị Giang. (2016). Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và việc đổi mới giáo dục ở
Việt Nam, Văn hiến Việt Nam. Trích dẫn từ /> cua-khong-tu-va-van-de-doi-moi-giao-duc-o-viet-nam-45281

5. Trần Văn Thành. (2013). Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và ý nghĩa đối với nền giáo
dục của nước ta hiện nay. Trích dẫn từ
/>
6. 123doc. Tiểu luận: Phương pháp giáo dục của Khổng Tử và ý nghĩa của nó với sự nghiệp

giáo dục ở nước ta hiện nay. Trích dẫn từ /> phap-giao-duc-cua-khong-tu-va-y-nghia-cua-no-voi-su-nghiep-giao-duc-o-nuoc-ta-hien-
nay.htm

18


×