Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Tiểu Luận - Văn Hóa Du Lịch - Đề Tài - Di Sản Văn Hoá Phi Vật Thể Thế Giới Quan Họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.22 KB, 49 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA: VĂN - XÃ HỘI



ĐỀ TÀI

Di sản văn hoá phi vật thể thế giới Quan họ

MỤC LỤC

Di sản văn hoá phi vật thể thế giới Quan họ..................................................................2
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 4
Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.....................................................................5

1.1. Văn hoá................................................................................................................ 5
1.2. Di sản văn hoá.....................................................................................................6

1.2.1. Di sản văn hoá vật thể.......................................................................................7
1.2.2. Di sản văn hoá phi vật thể.............................................................................7
1.3. Dân ca..................................................................................................................7
1.4.Dân ca Quan họ........................................................................................................7
1.5.Hát Quan họ..............................................................................................................8
1.6.Chuyển điệu thức......................................................................................................8
CHUƠNG 2:DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ THẾ GIỚI QUAN HỌ........................9
2.1. Khái quát văn hoá vùng Hà Bắc...............................................................................9
2.1.1. Mảnh đất lịch sử - cái nôi của hát Quan họ......................................................9
2.1.2. Tổng quan về Quan họ Bắc Ninh – Bắc Giang...............................................11
2.2. Các hình thức hát Quan họ.....................................................................................13


2.2.1. Hát thờ............................................................................................................. 13
2.2.2. Hát hội.............................................................................................................14
2.2.3. Hát thi lấy giải.................................................................................................17
2.2.4. Hát Canh.........................................................................................................18
2.3. Lời hát trong nghệ thuật hát Quan họ....................................................................20
2.4. Tục ngủ bọn của dân ca Quan họ...........................................................................22
2.5. Tục kết Chạ giữa các làng Quan họ.......................................................................22
2.6. Trang phục hát Quan họ.........................................................................................24
2.6.1. Trang phục Nam..............................................................................................24
2.6.2. Trang phục nữ.................................................................................................25
Chương 3: BẢO TỒN PHÁT TRIỂN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ HÁT QUAN
HỌ.................................................................................................................................... 28

Di sản văn hoá phi vật thể thế giới Quan họ nhóm 4

3.1. Quan họ ngày xưa và nay.......................................................................................28
3.1.1. Quan họ truyền thống......................................................................................28
3.1.2. Quan họ mới....................................................................................................28

3.2. Giải pháp khắc phục hạn chế của việc bảo tồn di sản văn hoá...............................29
3.2.1. Giải pháp khắc phục........................................................................................29
3.2.2. Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể...................................................................32

3.3. Quan họ được công nhận là di sản văn hoá nhân loại............................................33
3.4. Sưu tầm các bài hát Quan họ..............................................................................35
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 44
Tài liệu tham khảo............................................................................................................ 46
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 47

3


MỞ ĐẦU
Có một miền quê mà cách đây hàng nghìn năm đã sản sinh ra những làn điệu
dân ca làm say đắm lòng người. Nghe một lần lại muốn nghe nữa, nghe nữa là lại
muốn ở lại nghe mãi không thôi. Người nghe bị mê hoặc bởi những giọng hát ngọt
ngào, tình tứ của những con người sinh ra và lớn lên cũng những câu dân ca quan
họ quê mình. Sau mỗi vụ mùa bận rộn hay khi mỗi độ xuân về những chàng trai
đầu đội khăn xếp, mặc áo the dài quần ngắn ống rộng và các cô gái mặc áo tứ thân
nhiễu điều thắt lưng hoa lí bng trùng đầu đội nón quai thao. Đó là các liền anh,
liền chị hẹn gặp nhau trong những câu hát đối đáp giao duyên, những câu hát về
quê hương đất nước.

Bắc Ninh – q hương của những dịng sơng cổ tích bốn mùa hoa trái và
những cánh đồng phù sa màu mỡ, một Bắc Ninh đầy ắp huyền thoại về mảnh đất,
về người và những khúc ca. Miền quê ấy đã dâng hiến cho đời hơn 400 bài dân ca
Quan họ Bắc Ninh, với 213 giọng điệu. Và cứ như vậy, những câu hát đó được
truyền lại qua bao thế hệ, người dân nơi đây đã nâng niu phát triển khúc hát đó
ngày một hồn thiện hơn.. Dân ca quan họ (cịn được gọi là dân ca quan họ Bắc
Ninh, dân ca quan họ Bắc Giang hay dân ca quan họ Kinh Bắc) là những làn điệu
dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam; tập trung ở vùng văn hóa Kinh
Bắc - tức Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay.

Với những hình thức hát phong phú, với trang phục độc đáo, lời ca bình dị
giàu cảm xúc, cùng với những tục kết Chạ, kết bọn… rất riêng đã tạo dựng nên
một vẻ đẹp của văn hoá Kinh Bắc trong nền văn hoá Việt Nam – một nền văn hố
có truyền thống lâu đời.

Di sản văn hoá phi vật thể thế giới Quan họ nhóm 4

1.1. Văn hố Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN


Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa
rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm
lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”.

F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và
những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm
người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với mơi trường tự
nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và
của chính các thành viên này với nhau”.

A.L. Kroeber và Kluckhohn đưa ra là “Văn hóa là những mơ hình hành động
minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên những biểu trưng, là những yếu tố đặc
trưng của từng nhóm người… Hệ thống văn hóa vừa là kết quả hành vi vừa trở
thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi tiếp theo”

Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó
tức là văn hóa”

Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng
phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì khơng phải là thiên nhiên mà có
liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người

5

làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo

đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên
ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và
sức chiến đấu bảo vệ mình và khơng ngừng lớn mạnh.

Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về
tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng
gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa khơng chỉ bao gồm
nghệ thuật, văn chương mà cịn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng

1.2. Di sản văn hoá

Theo Cơng ước di sản thế giới thì di sản văn hóa là:

+ Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các
yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các
cơng trình sự kết hợp giữa cơng trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau
mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị
nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.

+ Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự
kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ
có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc
học hoặc nhân chủng học.

(1)Tuyên bố về chính sách văn hóa – Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ
ngày 26/7/1982 đến 6/8/1982 tain Mêhicô

Di sản văn hoá phi vật thể thế giới Quan họ nhóm 4


1.2.1. Di sản văn hoá vật thể
Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học, bao gồm di tích

lịch sử, văn hố, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia.

Đó là các cơng trình kiến trúc lớn của người xưa để lại, các cơng trình xây
dựng , cá đền thờ miếu mạo… ví dụ Kinh Thành Huế của các Vua nhà Nguyễn,
Thánh Địa Mỹ Sơn của Champa

1.2.2. Di sản văn hoá phi vật thể

Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO sử dụng trong Công
ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể được
hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo
đó là những cơng cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các khơng gian văn hóa có liên quan mà
các cộng đồng và các nhóm và trong một số trường hợp là cá nhân công nhận là
một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác,
di sản văn hóa phi vật thể được cộng đồng, các nhóm khơng ngừng tái tạo để thích
nghi với mơi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử
của họ, đồng thời hình thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích
lệ thêm sự tơn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người.

1.3. Dân ca

Dân ca là những bài hát do nhân dân sang tác ra, không rõ tác giả. Đầu tiên
có thể do một người nghĩ ra rồi truềng miệng qua nhieu người, từ đời này qua đời
khác và được phổ biến từng vùng từng dân tộc… Các bài hát được gọt giũa, sang
lộc qua nhiều năm tháng nên có sức sống bền vững với thời gian.


7

1.4.Dân ca Quan họ

Quan họ là một làn điệu dân ca, một lối hát giao duyên nổi tiếng của vùng
đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam mà tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Ninh-Kinh Bắc.
Nội dung chính trong buổi hát quan họ thường là khi hai bên nam-nữ hát đối nhau.
Bên nam gọi là liền anh, bên nữ gọi là liền chị. Các câu hát có thể được chuẩn bị
sẵn, nhưng ra đến khi đối đáp nhau thì thường dựa trên khả năng ứng biến của hai
bên.

Các chàng trai, cô gái xứ sở quan họ hào hứng, hồi hộp đón chờ ngày hội
làng, bởi trong những ngày hội đó, họ được thức thâu đêm, suốt sáng để được
nghe, được hát và thi hát. Qua đó, họ học thêm ở nhau những câu ca, những làn
điệu mới, họ tìm thấy ở nhau sự đồng cảm qua những ánh mắt, nụ cười.

1.5.Hát Quan họ

Hát quan họ là một lối hát giao duyên dân dã của địa phương vùng Kinh Bắc
cũ (chủ yếu là đất Bắc Ninh ngày nay). Không chỉ đơn thuần là chuyện hát, quan
họ còn là mối quan hệ gắn bó tình nghĩa giữa những người hát, cịn là phong cách
tao nhã, lịch sự, đường hồng của các liền anh, liền chị "chơi" quan họ.

1.6.Chuyển điệu thức

Điệu thức đơn giản là sự tập hợp các nốt nhạc đó theo một hệ thống quy tắc
nhất định,để tạo ra những tính chất - màu sắc nhất định của âm thanh.

Chuyển điệu thức là hiện tượng đặc biệt của Dân ca Quan họ với 2 hình
thức: cách biệt và nối liền. Nghệ nhân ghép hai, ba âm giai ngũ cung trong một bài

hát, đã khéo vận dụng nhiều dạng điệu thức khác nhau. Duy trì ở một mức độ nhất
định lối cấu trúc mở, họ đã kết hợp một số mơ hình cấu trúc tương phản và những
thủ pháp đan điệu, chuyển điệu trong cùng một hệ thống ngũ cung hoặc chuyển hệ

Di sản văn hoá phi vật thể thế giới Quan họ nhóm 4

để phá vỡ sự đơn điệu trong một bài. Bút pháp chuyển điệu điêu luyện đưa Quan
họ Bắc Ninh lên đỉnh cao của nghệ thuật trong dân ca Việt Nam.

Chương 2:

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ THẾ GIỚI QUAN HỌ
2.1. Khái quát văn hoá vùng Hà Bắc
2.1.1. Mảnh đất lịch sử - cái nôi của hát Quan họ

Dân ca quan họ bắc ninh được hình thành khá lâu đời,do cộng đồng người
Việt(Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và
Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra. loại hình dân ca này chủ yếu phát
triển mạnh ở vùng ven sông Cầu, một ranh giới tự nhiên của hai tỉnh.

- Nguồn gốc Quan họ
Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định chính xác về nguồn gốc của
Quan họ, ở mỗi tác giả nghiên cứu khác nhau thì đưa ra nhiều giải thích khác nhau
về nguồn gốc Quan họ.

Ở Hoài Thị cũng như ở các làng thuộc Liên Bão xưa cũng lưu truyền những
truyền thuyết, giai thoại về nguồn gốc Quan họ đã sinh ra từ miền quê này.

Truyền rằng, sau khi đỗ đạt, Trạng Bựu (tức Nguyễn Đăng Đạo) vinh quy
bái tổ. Bấy giờ, làng Bựu dân cư thưa thớt, đồng đất bỏ hoang, cây cối, lau sậy

mọc um tùm. Trạng Bựu liền chiêu dân khai phá đất hoang, khuyến khích dân làm
ruộng. Vào những năm được mùa, ông mở hội xuân, cho con giai, con gái hát đúm
với nhau. Về ca ở nơi quê quan trạng, nên về sau gọi là hát Quan họ, tức tiếng hát

9

của họ nhà quan. Như vậy, Quan họ có nguồn gốc từ hát đúm giữa trai và gái vùng
Hồi Bảo do quan trạng Nguyễn Đăng Đạo khởi xướng.

Lại cũng truyền rằng, cách đây 300 năm, Trạng Bựu (Nguyễn Đăng Đạo)
mua gỗ từ thượng ngàn, sai qn lính kéo về làm đình làng Bựu. Kéo gỗ tới sông
Tiêu Tương thuộc địa phận làng Lũng Giang thì mắc cạn. Dân Lũng Giang bảo
nhau ra kéo giúp. Quan, quân và dân vừa kéo gỗ, vừa hát đúm với nhau, sau đó hai
làng Bựu và Lũng Giang kết nghĩa. Vào những dịp hội xuân của từng làng, người
ta mời nhau sang chơi và mở hội hát cầu vui, cầu may, gọi là hát đúm, theo lối trai
làng này hát đối đáp với gái làng kia. Lối hát ấy sau gọi là Quan họ.

Cũng có những giai thoại khác như: Vào thời Lê, có hai viên quan ở làng
Diềm (tức làng Viêm Xá) và làng Bựu (tức Hoài Bão) chơi với nhau rất thân. Khi
về hưu, hai ông tổ chức cho hai làng kết chạ với nhau, nghĩa là hai làng coi nhau
như họ hàng, anh em trong một nhà. Vào những dịp mỗi nơi có hội hè đình đám,
nhất là lễ hội mùa xuân, người ta đều mời nhau sang chơi. Trong ngày ấy, trước là
làm lễ thờ thần, sau là tổ chức cho trai gái hai làng hát đúm với nhau. Tục ấy cứ
truyền mãi, sau gọi là hát Quan họ, có nghĩa là “họ nhà quan”(5).

Cũng như nhân dân làng Diềm cho rằng Thủy tổ Quan họ do Đức Vua
Bà sinh ra:

“Thủy tổ Quan họ làng ta,


Những lời ca xướng Vua bà sinh ra”

Nhân dân làng Hoài Thị (tức Bựu Sim) cũng cho rằng Quan họ sinh ra ở
làng quê mình với câu ca từ lâu đời:

“Quan họ là chúa sinh ra,

Bựu Sim là gốc ai mà khụng tinh”.

Di sản văn hoá phi vật thể thế giới Quan họ nhóm 4

Như vậy, trong số 49 làng Quan họ, chỉ có làng Diềm (tức Viêm Xá) và làng
Bựu (trong đó có Hoài Thị) - hai làng kết chạ và kết bạn Quan họ với nhau, cũng
lưu truyền truyền thuyết và giai thoại về nguồn gốc của Quan họ gắn với phong
tục, tín ngưỡng, danh nhân và sinh hoạt văn hóa của hai làng. Cả hai nơi đều giải
thích Quan họ có nguồn gốc từ hát đúm của trai gái hai làng vốn có kết nghĩa chạ
anh, chạ em với nhau.

2.1.2. Tổng quan về Quan họ Bắc Ninh – Bắc Giang
Sinh hoạt văn hóa và ca hát Quan họ xưa chỉ diễn ra ở các làng quê của Bắc

Ninh, nghĩa là Quan họ là sản phẩm của văn hóa làng. Chủ nhân Quan họ là cư dân
một số làng xã của tỉnh Hà Bắc xưa. Sinh hoạt văn hóa và ca hát Quan họ gắn bó
chặt chẽ với mơi trường cảnh quan “cây đa, bến nước, sân đình” của các làng xóm,
gắn với đời sống lao động sản xuất, với sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, tơn
giáo, phong tục lễ hội của người dân quê ở nông thôn. Quan họ là một bộ phận của
văn hóa làng xóm ở Bắc Ninh, Bắc Giang.

Tuy nhiên, sinh hoạt văn hóa và ca hát Quan họ chỉ hình thành và phát triển
ở một số làng xóm trong một địa vực không gian nhất định. Theo kết quả khảo sát

tìm hiểu của các nhà nghiên cứu Quan họ, cho đến trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945, sinh hoạt văn hóa và ca hát Quan họ chỉ tồn tại ở những làng xóm thuộc
vùng đất hợp lưu của ba dịng sông cổ là sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê và sông
Tiêu Tương, với trung tâm là thành phố Bắc Ninh ngày nay, với diện tích rộng
chừng 60km2; phía cực Bắc của vùng là làng Quan họ Sen Hồ (nay thuộc Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang), điểm cực Nam là làng Ngang Nội (nay thuộc xã Hiên Vân, huyện
Tiên Du), đường chim bay chừng 16 – 17km; điểm cực Đông là làng Tiền Ngoài
(nay thuộc xã Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh), điểm cực Tây là thôn Đông Mơi
(hay Đông Mai), huyện Yên Phong, đường chim bay khoảng 14 – 15km.1

1 Xem: - Một số vấn đề về dân ca Quan họ. Ty Văn hóa Hà Bắc, năm 1972.
- 300 bài dân ca Quan họ Bắc Ninh. Hồng Thao sưu tầm và ký âm. NXB Âm nhạc, năm 2002.

11

Vùng Quan họ nằm ở trung tâm của trấn Kinh Bắc – Bắc Ninh thời Lê -
Nguyễn, với trấn thành vốn ở Thị Cầu, sau chuyển về vị trí thành Bắc Ninh vào
thời Nguyễn. Đây là vùng đất có cảnh sắc hữu tình, có sơng ngịi, đồi núi xen kẽ
với những cánh đồng màu mỡ, xóm làng trù phú, phố chợ đơng vui sầm uất trên
bến dưới thuyền. Các đường giao thông đường thủy (sông Cầu, sông Ngũ Huyện,
sông Tiêu Tương), đường bộ (đường Thiên Lý, quốc lộ 1A, quốc lộ 18...) đều chạy
qua đây, nối Thăng Long – Hà Nội với biên ải phía Bắc là Lạng Sơn và vùng cửa
biển phía Đơng của Tổ quốc, khiến vùng Quan họ có vai trò chiến lược trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước và của dân tộc ta.

Căn cứ vào kết quả khảo sát, các nhà nghhiên cứu Quan họ đã xây dựng các
tiêu chí để xác định các làng Quan họ, lấy thời điểm xem xét là trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945. Đó là hai tiêu chí cơ bản:

- Có Quan họ đi kết bạn và hát với Quan họ nơi khác liên tục từ 2 – 3

lớp trở lên.

- Được các Quan họ nơi khác thừa nhận(3).

Căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản trên, các nhà nghiên cứu Quan họ đó xác định
vùng văn hóa Quan họ bao gồm 49 làng, cụ thể như sau:

- Thành phố Bắc Ninh ngày nay gồm các làng: Viêm Xá, Hữu Chấp, Đẩu
Hàn, Xuân Ái, Xuân Đồng, Xuân Viên, Thượng Đồng, Thọ Ninh, Đông Xá, Khúc
Toại, Trà Xuyên, Dương Ổ, Châm Khê, Đỗ Xá, Xuân Ổ, Khả Lễ, Hịa Đình, Bồ
Sơn, Đỗ Xá, Niềm Xá, n Mẫn, Thị Chung, Y Na, Cô Mễ, Thanh Sơn, Phúc Sơn,
Thị Cầu, Vệ An, Ném Đoài, Ném Sơn, Ném Tiền: 31 làng.

- Huyện Tiên Du gồm các làng: Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông, Ngang
Nội, Vân Khám, Bái Uyên, Hoài Thị, Hoài Trung, Hạ Giang: 9 làng.

- Khơng gian văn hóa Quan họ. Trung tâm Văn hóa - Thơng tin tỉnh Bắc Ninh, năm 2006.

Di sản văn hoá phi vật thể thế giới Quan họ nhóm 4

- Huyện Yên Phong gồm các làng: Đông Mơi, Đông Yên: 2 làng

- Thị xã Từ Sơn gồm các làng: Tam Sơn, Tiêu Sơn: 2 làng. - Huyện Việt
Yên (tỉnh Bắc Giang) gồm các làng: Hữu Nghi, Giá Sơn, Nội Ninh, Mai Vũ, Sen
Hồ: 5 làng.

Như vậy, theo địa vực không gian được xác định là vùng Quan họ như nêu ở
phần trên, các nhà nghiên cứu đã xác định có 49 làng Quan họ vào thời điểm trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945.


Mỗi làng quan họ đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội
làng, nơi mà người dân thờ thành hồng, nữ thần, một đơi trường hợp là tín ngưỡng
phồn thực. Trong số các lễ hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh) mở vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất.

Hiện nay, mức độ sử dụng và hát Quan họ ở các vùng quê ngày càng tăng,
đặc biệt là ở các làng Quan họ cổ. Do nhận được sự quan tâm của chính quyền, các
cấp quản lý đầu tư hỗ trợ rất lớn cho Quan họ phát triển, cùng với đó là sự tâm
huyết tình yêu với dân ca quan họ của các nghệ nhân không ngừng đào tạo, truyền
dạy dân ca quan họ cho các thế hệ sau. Và quan trọng hơn cả là tình yêu, ý thức
lưu giữ bảo tồn dân ca quan họ của người dân bao thế hệ vùng quê Kinh Bắc xưa
và nay.

13

2.2. Các hình thức hát Quan họ

2.2.1. Hát thờ
Hát thờ chính là hát chúc, hát mừng cầu phúc tại đình, đền khi Quan họ mới

gặp gỡ nhau, thay thế những lời chúc tốt đẹp trong cuộc sống.

Trong hát thờ, lề lối quy định là: Sau khi đón bạn lên chơi, đưa bạn vào
đình hoặc đền, đơi bên cùng thắp nhang làm lễ. Sau đó, nam một bên, nữ một bên
ngồi ngoảnh mặt vào nhau hát. Những câu ca trong hát thờ là thay thế cho những
lời ca ngợi công đức thần và cầu khẩn phù hộ cho dân làng, mùa màng bội thu...

Hát thờ tuân theo nguyên tắc “tiền chủ hậu khách”, ngoài giọng La rằng cịn
có các giọng lề lối cơ bản khác như Tình tang, Cái ả, Bạn kim lan, Cây gạo. Sau
khi cùng Quan họ bạn hát thờ ở trong đình hoặc trong đền, Quan họ làng dẫn Quan

họ bạn đi chơi hội hoặc đón nhau vào nhà chứa, bắt đầu những canh hát thâu
đêm…

Ví dụ

Ở làng Quan họ Viêm Xá (Hòa Long, thành phố Bắc Ninh) hiện nay vẫn lưu
giữ và phát huy hình thức hát Quan họ thờ. Đây là một nét đẹp tinh tế, thể hiện
đậm nét nhất tín ngưỡng tâm linh của người chơi Quan họ làng Diềm…

Hát thờ ở làng Diềm chỉ diễn ra vào 2 dịp trong năm: Hát ở Đền Vua bà
Thủy tổ Quan họ ngày mùng 5, 6-2 (Âm lịch) và ở đình làng vào ngày 6-8 (Âm
lịch) hàng năm. Hát thờ xuất phát từ tấm lòng của người dân làng Viêm Xá đối với
các vị thánh thần và Vua Bà Thủy tổ Quan họ

2.2.2. Hát hội
Trong vùng Quan họ, một trong những hoạt động văn nghệ chủ yếu của hội

làng là ca hát Quan họ giữa nhiều liền anh, liền chị Quan họ nam nữ. Từ ngày 4

Di sản văn hoá phi vật thể thế giới Quan họ nhóm 4

tháng giêng âm lịch cho đến ngày 28 tháng hai âm lịch, liên tiếp các hội làng diễn
ra trong vùng Quan họ. Nam nữ Quan họ cũng tấp nập mời nhau đi các hội làng
"...để vui xuân, vui hội, gặp bạn, ca đôi câu, đôi canh cầu may, cầu phúc" Suốt
tháng 8 âm lịch hàng năm, các làng lại có lệ vào đám, ở hội đình, Quan họ lại có
dịp mời nhau dự hội, ca hát.

● Ở Hội, có 2 hình thức ca hát.

- Hát vui : Hội nào cũng có nhiều nhóm Quan họ kéo đến. Cho nên hình

thức "hát vui đơi câu để vui xuân, vui hội, vui bàu, vui bạn là hình thức ca hát
Quan họ chủ yếu ở hội. Có thể là đơi nhóm Quan họ nam nữ đã kết bạn hẹn nhau
đến hội ca cùng nhau. Cũng có thể nhóm nam nữ đã kết bạn mời một nhóm nam nữ
Quan họ khác cũng đã kết bạn, rồi nhóm nam của nhóm này hát với nhóm nữ của
nhóm kia để "mở rộng đường đi lối lại, học địi đơi lối, đơi câu.

Tất cả những cuộc hát như vậy toả ra ở khắp đó đây trong hội, làm nên niềm
vui và vẻ đẹp đặc trưng của hội ở vùng Quan họ. Người Quan họ gọi những cuộc
hát như vậy là hát vui, ca vui. Trong hát đối vui ở hội cũng không phải đối giọng
đối lời mà thường là nặng về đối ý, đối lời để sao cho khi ca lên người ta thấy được
cái tình, cái ý hai bên gắn bó, hơ ứng, giao hồ cùng nhau. Cũng không phải bắt
đầu từ những câu giọng cổ mà có thể bắt đầu vào ngay giọng vặt, vào ngay một bài
nào mà bên hát trước cảm thấy nói ngay được điều muốn nói, hoặc phơ diễn được
ngay sự thành thạo, khéo léo trong nghệ thuật ca hát của mình. Vì vậy, nghe hát ở
hội thường dễ nhanh chóng nhận ra những bài hát hay, những giọng hát hay.

- Hát thi : Không phải hội làng nào trong vùng Quan họ cũng có hát thi hoặc
hát giải. Cũng khơng phải ở một làng nào đấy cứ giữ lệ hàng năm đến hội là đều có
hát giải. Tuỳ từng năm, ví dụ được mùa, làng mở hội to, dài ngày, Quan họ trong

15

làng náo nức xin dân mời Quan họ các nơi về hát giải..., thì năm ấy, có thể có hát
giải trong hội. Muốn mở hội hát giải ở một làng thì làng ấy phải chọn được nhóm
quan họ ra giữ giải, để Quan họ các nơi về phá giải hay cũng gọi là giật giải. Ðơi
khi cũng có làng gần vùng Quan họ, yêu mến Quan họ, nhưng trong làng khơng có
Quan họ, mà, vì hội làng đó thường mở to, đơng người, trong đó có nhiều nhóm
Quan họ, về dự hội, thì, làng đó cũng có thể tổ chức hát thi Quan họ và chọn mời
trong số những nhóm Quan họ xin giữ giải, lấy ra một nhóm giữ giải để nhóm
Quan họ khác vào giật giải.


Nhóm giữ giải cần phải:

- Hát được thành thạo những bài hát Quan họ đã được lưu hành một cách
rộng rãi trên vùng Quan họ cho đến thời điểm ấy. Con số bài bản này có thể tới
trên 200 bài. Có như vậy mới mong người ta ca bài nào, mình đối ngay được bài
đó.

- Sáng tác và ca được một vài bài mới sáng tác, gọi là bài độc, bí mật luyện
trong nhóm, đến khi vào thi mới ca lên bài đó, hy vọng bên kia khơng có bài đối,
để giành phần thắng điểm.

- Có vốn âm nhạc và thơ ca vào bậc giỏi.

Thể lệ một cuộc hát giải của các làng có thể có những ưu điểm khác nhau về
chi tiết, nhưng có những nét chung của thể lệ thi hát Quan họ ở hội. Trước hết
là trình tự cuộc hát: mở đầu, mỗi bên hát một bài chúc theo giọng La rằng (cũng
gọi là giọng sổng) để chúc dân làng. Sau đó, chuyển sang giọng lề lối (cũng gọi là
giọng cổ) bắt buộc, để khảo xem người dự thi có đủ điều kiện ban đầu dự thi hay
không. Khi khảo giọng lề lối bên giữ giải có thể hát trước để bên giật giải phải đối
lại lần lượt đủ cả 5 bài bắt buộc: Hừ La, La rằng, Ðương bạn, Cây gạo, Cái hời caí

Di sản văn hoá phi vật thể thế giới Quan họ nhóm 4

ả. Những bài này khơng tính điểm thi; nhưng nếu khơng đối được một bài, thì
khơng được tiếp tục thi. Tiếp theo, bên giữ giải có quyền hát trước 5 bài, bất kể bài
gì. Cứ sau mỗi bài bên giữ giải hát trước thì bên giật giải phải đối lại đúng cách,
đối giọng, đối lời. Nếu đối đủ và đúng cách là xong và coi là hoà. Xong đủ mười
lần hát như vậy, người Quan họ gọi là đủ năm trên năm dưới. Tiếp theo đó, người
giật giải được quyền hát trước 5 bài và người giữ giải đến lượt phải lần lượt hát đối

lại từng bài một. Nếu lại đối đủ và đúng thì hồ, nếu bên nào khơng đối được bài
nào thì coi như là thua điểm. Cứ tiếp tục vịng năm trên năm dưới như thế, tuỳ theo
hội mở dài hay ngắn. Nhưng nhìn chung, nhiều hội chỉ thi ba lượt năm trên năm
dưới là đi vào phân định, thắng, thua. Nếu cộng với 2 lượt hát chúc và 10 lượt hát 5
bài lề lối thì một cuộc hát thi thường được 21 bài với 42 lượt hát trong khoảng thời
gian trung bình 126 phút đến 168 phút đồng hồ, chưa kể thời gian ngừng hát vì
những lý do quanh việc hát: gặp bài hát khó hoặc hát mới, khó đối, hoặc tranh luận
nghệ thuật về hơn thua v.v...Ðôi khi cũng có những cuộc hát kéo dài cả 2,3 ngày
hội, nhưng Quan họ đã thoả thuận cùng nhau: đối đáp những bài thường hát trong
một vài ngày cho vui, sau đấy mới sang phần hát thi.

Ðể phân định hơn, thua, định giải thi hát Quan họ phải có một ban cầm
chịch. Ban cầm chịch do làng chọn ra gồm những bô lão am hiểu sau sắc về luật
Quan họ, có đủ trình độ và uy tín để phân định hơn, thua, sai đúng trước dân và
đơng đảo Quan họ trong vùng. Có thể từ 3 đến 5 cụ, đứng đầu là người do quan
đám - chức vị do dân cử để lo liệu mọi việc ngày vào đám - chỉ định. Hát thi hoặc
hát giải Quan họ trong ngày hội thực sự đã đưa hoạt động ca hát vào một cuộc thực
hành nghệ thuật lớn hàng năm trên cả các mặt : sáng tạo, diễn xướng, thưởng thức,
học tập, phẩm bình...nghệ thuật, tiếp tục nâng cao trình độ lên một bước mới cuả
tiến trình tồn tại và phát triển Quan họ.

17

2.2.3. Hát thi lấy giải
Khi hát vui ở hội, ở một canh hát gặp gỡ bạn bầu, bao giờ Quan họ cũng

tuân theo lề luật: đối đáp nam nữ, đối giọng, đối lời và hát đôi nam đối với nữ.
Ðối đáp nam nữ là bên gái hát một bài, tiếp đó, bên trai lại hát một bài, cứ thế dài
hết cuộc hát hoặc canh hát. Ðối giọng là bên hát trước hát bài có làn điệu âm nhạc
như thế nào thì bên hát sau phải hát đối lại một bài cũng có làn điệu âm nhạc như

thế, được coi là đối giọng. Ðối lời. Ðối lời khác với đối giọng không chỉ ở chỗ một
bên thuộc lĩnh vực âm nhạc, một bên thuộc lĩnh vực thơ ca, mà còn khác ở chỗ nếu
bên hát trước đã hát một lời ca nào đấy thì bên hát sau cũng sử dụng làn điệu âm
nhạc giống như bên hát trước, nhưng lời ca phải khác đi mà vẫn gắn bó với tình, ý,
hình tượng...của lời ca người hát trước để tạo nên hiệu quả hô-ứng, tương hằng, đối
xứng, cảm thông.

Hát đối nam nữ, đối giọng, đối lời được coi là sự đối đáp hoàn chỉnh theo lề
lối của Quan họ. Ðiều này cũng giống lề lối của nhiều dòng dân ca khác. Nhưng
cần lưu ý rằng trình độ đối giọng, đối lời của ca hát Quan họ đã tiến tới một đỉnh
cao mới về nghệ thuật âm nhạc và thơ ca, buộc Quan họ không ngừng liên tiếp
vươn tới những sáng tạo mới, vươn tới sự tích luỹ thường xuyên về vốn âm nhạc,
vốn thơ ca, trình độ sáng tác và nghệ thuật ca hát.

2.2.4. Hát Canh
Hát canh Quan họ là hình thức ca Quan họ vào ban đêm được tổ chức trong

"nhà chứa” - nơi hội họp, ơn luyện, đón tiếp Quan họ bạn của các "bọn Quan họ”
mỗi dịp làng mở hội Xuân. Đã là hát canh thì bắt buộc phải đủ ba chặng lề lối: hát
các giọng lề lối, hát các giọng lẻ, giọng vặt và hát các giọng giã bạn. Mỗi cuộc hát
canh thường thâu đêm suốt sáng nên diễn ra nhiều canh hát.

Hát Canh là một sự tranh tài cao thấp giữa các bọn quan họ kết bạn. Tuy
nhiên, tranh tài ở đây chỉ là để chơi, cho nên hình thức hát canh cịn được gọi là

Di sản văn hoá phi vật thể thế giới Quan họ nhóm 4

quan họ du ca tại gia, nghĩa là quan họ hát chơi tại nhà chứ tuyệt đối khơng có thi
và trao giải.


Sau khi mời bạn vào nhà, mời nước, mời trầu, xơi cơm quan họ, đôi bên bắt
đầu tổ chức hát canh. Trong một cuộc hát canh bao giờ cũng gồm nhiều canh hát.
khi làng mở hội bao nhiêu ngày thì người ta hát canh trong nhà bấy nhiêu đêm.
Nhưng trong những đêm ấy người ta có thể ca đến hàng chục canh hát. Một đơi
liền anh và một đôi liền chị ca đối đáp với nhau đủ ba chặng: giọng lề lối, giọng
vặc và giọng giã bạn, gọi là một canh hát. Sau đó đơi liền anh liền chị khác lại ca
tiếp một canh hát khác.

Vì là tổ chức vào ban đêm nên mới gọi là hát canh. Canh là chỉ ban đêm nên
người xưa mới có câu “đêm năm canh, ngày sáu khắc”. Mỗi canh hát có độ dài
ngắn về thời gian khác nhau, phụ thuộc vào vốn bài bản của những người hát.
Nhưng do tập truyền lâu đời, các canh hát có những trình tự khơng khác nhau
nhiều. Trình tự này được người quan họ chỉ ra bằng câu cửa miệng: “Quan họ càng
về khuya, càng bổng, càng trầm, càng mặn nồng tình nghĩa”. Nhờ vậy, canh càng
về khuya, những bài hát thiết tha gắn bó, về nỗi nhớ, niềm thương... càng được
người quan họ hát, ca, đối, càng được đẩy tới cao trào của tình cảm và sự tài hoa
bay lượn của nghệ thuật ca hát.

Sau khi ca các giọng lề lối ở chặng thứ nhất gồm năm giọng cơ bản là (la
giằng, tình tang, bạn kim lang, cái ả, cây gạo), canh hát chuyển sang chặng thứ
hai (chặng chính) bao gồm những giọng lẻ, giọng vặt hay còn gọi là hát giao
duyên.

Tuyệt đại đa số trong hệ thống bài ca quan họ đều được xem là những ca
khúc dân gian mẫu mực ở trình độ hịa hợp giữa thơ ca và âm nhạc. Ở đây, hình
thức hát giữa hai bên với những bài quan họ có cùng âm điệu nhưng khác lời ca

19

gọi là hát đối giọng. Trong hát canh, các liền anh liền chị coi hát đối giọng là yêu

cầu chủ yếu nhưng đôi khi họ cũng chú ý đến cả sự đối ý, đối lời.

Chặng thứ ba của hát canh bao gồm những bài thuộc giọng giã bạn, tức là
hát để chia tay nhau. Quy định bắt buộc của chặng hát này là đầu tiên phải ca
giọng Chuông vàng gác cửa tam quan, sau đó mới đến các giọng nói về sự xa cách,
nhớ thương như Kẻ Bắc người Nam, Rẽ phượng chia loan, Con nhện giăng mùng,
Chia rẽ đôi nơi.

Hát canh ở chặng cuối thường được kéo dài đến canh bốn, vào khoảng hai
ba giờ sáng, hai bên tạm nghỉ xơi nước cùng các món đặc sản của làng như bánh
khúc, bánh dợm, chè đỗ đãi. Nếu nơi có uống rượu thì quan họ chủ thường cầm
chén rượu hát bài ca chuốc rượu để mời bạn, sau đó lại ca tiếp cho đến rạng sáng
mới nghỉ. Mở đầu chặng hát này, thường là quan họ khách ca một đôi câu giã bạn
tỏ ý tạm biệt, xin ra về nhưng không buộc phải theo lệ đối giọng. Quan họ chủ
cũng ca bài giã bạn nhưng là mang ý níu giữ khách trong tâm trạng quyến luyến,
bịn rịn, nuối tiếc... nên tình ý, giai điệu, âm thanh bài ca làm xúc động lòng người.

Hát canh ở bất kỳ một làng quan họ nào cũng đều gắn liền với nghi lễ, tập
tục của chính địa phương ấy. Đó cũng chính là phong cách riêng trong lối chơi
quan họ của mỗi làng. Vì vậy, tìm hiểu và duy trì lề lối hát canh quan họ sẽ giúp
chúng ta bảo tồn và phát triển một cách bền vững nền văn hóa quan họ, niềm tự
hào của người Kinh Bắc.

Ví dụ

Hát Canh ở thị trấn Lim huyện Tiên Du, Tỉnh bắc Ninh từ ngày 13 dến ngày
15 tháng giêng hàng năm



×