Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề tài 13: Nội dung đường lối đổi mới của đại hội VI (121986) và tinh thần “đổi mới là vấn đề bức thiết và phù hợp với xu thế của thời đại” – liên hệ thực tiễn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.7 KB, 13 trang )

Đề tài 13: Nội dung đường lối đổi mới của Đại hội VI (12/1986) và tinh thần “đổi
mới là vấn đề bức thiết và phù hợp với xu thế của thời đại” – Liên hệ thực tiễn

A. MỞ ĐẦU

Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Nam được
hồn tồn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, cả nước đi
lên chủ nghĩa xã hội. Trong niềm vui chiến thắng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân
dân cả nước bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển
kinh tế, từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi cả nước. Đảng và nhà nước đã quan tâm và đưa ra những biện pháp để
khắc phục tình hình , từ Đại hội VI với đường lối đởi mới tồn diện theo định
hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây thật sự là Đại hội của những quyết
sách lớn nhằm xoay chuyển tình hình và tạo ra một bước ngoặt cho sự phát triển
của đất nước ta. Nghị quyết Đại hội IV và Đại hội V của Đảng đã đặt ra yêu cầu
phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Đến nay,
đất nước dần ổn định, phát triển và hội nhập quốc tế. Đạt được những thành tựu
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Để làm sáng tỏ hơn về những băn
khoăn đó và giúp bản thân có cái nhìn tởng qt về một giai đoạn lịch sử của dân
tộc,là lí do em chọn đề tài “ Nội dung đường lối đổi mới của Đại hội VI (12/1986)
và tinh thần “đổi mới là vấn đề bức thiết và phù hợp với xu thế của thời đại” – Liên
hệ thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận

B. NỘI DUNG
I. Nội dung đường lối đổi mới của Đại hội VI (12/1986)
1. Bối cảnh lịch sử

Trên thế giới, từ giữa thập kỷ 80, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật (đặc biệt là
công nghệ thông tin) phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống
của các quốc gia dân tộc. Xu thế đối thoại trên thế giới đang dần thay thế xu thế


đối đầu. Đổi mới đã trở thành xu thế của thời đại. Trước biến động của bối cảnh
quốc tế, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải cách,
cải tổ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, hệ thống các nước XHCN
lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Chế độ XHCN ở các nước Đông Âu lần lượt sụp đổ,
cuối cùng là Liên Xô dẫn đến những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế. Các nước
phát triển đấu tranh mạnh mẽ nhằm xác lập vai trị, vị thế của mình đối với khu vực
và thế giới.

Trong khi đó, Việt Nam đang bị Mỹ và các thế lực thù địch lấy cớ quân tình
nguyện Việt Nam chưa rút khỏi Campuchia, tiếp tục cấm vận, cô lập nước ta. Họ
dung dưỡng các tổ chức phản động trở về Việt Nam gây bạo loạn, lật đổ . Từ sau
năm 1979, Trung Quốc vẫn bắn pháo, gây hấn trên một số vùng biên giới phía Bắc.
Cao điểm nhất, tháng 3-1988, Trung Quốc cho quân đội chiếm đảo Gạc Ma và các
bãi cạn Châu Viên, Chữ Thập... trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Quan hệ
Việt-Trung, Việt- Mỹ vốn căng thẳng từ những năm 1974, 1979 nay càng căng
thẳng hơn. Ở trong nước, những năm 1987-1988 khủng hoảng kinh tế-xã hội vẫn
diễn ra nghiêm trọng. Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng khan hiếm, lạm phát
tăng lên 774% năm 1986. Các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, vượt biên
trái phép khá phổ biến. Đổi mới đã trở thành đòi hỏi bức thiết của đất nước.

2. Nội dung đường lối đổi mới của Đại hội VI (12/1986)

Báo cáo chính trị của Đại hội, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng
sự thực, nói rõ sự thật, Đại hội đã đánh giá đúng mức những thành tựu đạt được
sau 10 năm xây dựng và bảo vệ Tở quốc, đi sâu phân tích những tồn tại và nghiêm
khắc tự phê bình những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng
trong 10 năm (1976-1986).

Đại hội đã đánh giá những thành tựu, những khó khăn của đất nước do cuộc khủng
hoảng kinh tế - xã hội tạo ra, những sai lầm kéo dài của Đảng về chủ trương, chính

sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện khuynh hướng tư tưởng chủ
yếu của những sai lầm đó, đặc biệt là sai lầm về kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí,
lối suy nghĩ về hành động đơn giản, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, là
khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành nghiêm
chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng đó là tư tưởng vừa tả khuynh vừa hữu
khuynh.

Đại hội đã đởi mới tồn diện, nởi bật trên các lĩnh vực:

Trong lĩnh vực kinh tế, Đảng ta đã đề ra năm phương hướng lớn phát triển kinh tế,
đó là: Bố trí lại cơ cấu sản xuất; điều chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựng và củng cố
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần
kinh tế; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát huy mạnh mẽ động lực khoa học kỹ
thuật; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, sẵn sàng làm bạn với tất cả
các nước.

Về chính sách xã hội, Đại hội đã đề ra bốn nhóm chính sách xã hội: Kế hoạch hóa
dân số, giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện công bằng xã hội, bảo

đảm an tồn xã hội, khơi phục trật tự, kỷ cương trong mọi lĩnh vực xã hội. Chăm lo
đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hóa, bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân
dân. Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội.

Về quốc phòng và an ninh, ta phải đề cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc
phòng và an ninh của đất nước, quyết đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều
mặt của địch, bảo đảm chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ Tở quốc.

Về nhiệm vụ đối ngoại, phải góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì
hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình hữu nghị
và hợp tác tồn diện với Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa; bình thường hóa

quan hệ với Trung Quốc vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hịa bình ở Đơng Nam
Á và trên thế giới.

Về xây dựng Đảng, cần phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới
công tác tư tưởng; công tác cán bộ và phong cách làm việc, giữ vững các nguyên
tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Tiếp theo, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân
dân laođộng, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; tăng cường hiệu
lực quản lý của Nhà nước là điều kiện tất yếu để huy động lực lượng của quần
chúng.

2.1. Những chủ trương đổi mới kinh tế :

Khái niệm “đổi mới kinh tế” qua các văn kiện của Đảng được hiểu là q trình
chuyển đởi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu
toàn dân và tập thể sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam theo định hướng XHCN. Đó là bước chuyển từ nền kinh tế cơ bản là
“khép kín” sang nền kinh tế “mở” đối với khu vực và thế giới, kết hợp tăng trưởng
kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện cơng bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh
thái và từng bước đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Đại hội XI của Đảng tập trung vào đởi mới để hồn thiện thể chế kinh tế thị trường
XHCN. Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN, Đại hội XI của Đảng chủ
trương:

Một là, Đảng ta coi hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền
đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đởi mơ hình tăng
trưởng, ởn định kinh tế vĩ mô.

Hai là, đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp cho cạnh tranh bình đẳng, minh

bạch, giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Ba là, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch, điều hành phát triển kinh tế theo cơ
chế thị trường.

Bốn là, chú ý đặc biệt trong việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ bảo đảm
phát triển lành mạnh nền kinh tế.

Năm là, tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường: Thực hiện tốt
năm giải pháp này sẽ góp phần trực tiếp hồn thiện thể chế kinh tế thị trường
XHCN. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới kinh tế giai đoạn này.

2.2. Những chủ trương đởi mới hệ thống chính trị

Khái niệm “đởi mới chính trị” qua các văn kiện của Đảng được hiểu là đởi mới tư
duy chính trị về CNXH; đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống
chính trị, trước hết là đởi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi mới, nâng cao
hiệu quả quản lý của Nhà nước XHCN nhằm giữ vững ổn đinh chính trị để xây
dựng chế độ XHCN ngày càng vững mạnh; thực hiện tốt nền dân chủ XHCN nhằm
phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN và phát triển kinh tế-xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam.

Trong q trình đởi mới, Đảng ta cho rằng ởn định chính trị khơng có nghĩa là bảo
thủ, trì trệ, ngược lại nó có vai trị quan trọng đảm bảo điều kiện cho các lĩnh vực
khác phát triển, làm cho q trình đởi mới trở nên tồn diện hơn. Ổn định chính trị
cũng đồng thời góp phần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý
của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong q trình đởi mới đất
nước.


Để giữ vững ổn định chính trị, tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân, Hội nghị
lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (3-1989) quyết định các nguyên tắc
cơ bản để chỉ đạo tồn bộ q trình đởi mới theo đúng định hướng XHCN: “Đổi
mới tư duy là nhằm khắc phục những quan niệm không đúng, làm phong phú
những quan niệm đúng về thời đại, về chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo vào
phát triển chứ không phải xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin”.

Đại hội XI của Đảng tập trung 3 yếu tố cơ bản, trọng yếu là đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; mở rộng dân chủ
trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Đây là balĩnh

vực cơ bản, trọng yếu mang tính đột phá trong đởi mới chính trị. Trong đó, đởi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng là cấp thiết và hàng đầu.

Về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Đại hội XI chủ trương:

Thứ nhất, rà sốt, bở sung, điều chỉnh, ban hành mới, xây dựng đồng bộ hệ thống
các quy chế, quy định, quy trình cơng tác để đởi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.

Thứ hai, khắc phục tình trạng Đảng bao biện làm thay, hoặc buông lỏng lãnh đạo
các cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ ba, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các
đồn thể nhân dân.

Thứ tư, đởi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ
trung ương đến địa phương cơ sở; cải cách thủ tục hành chính trong Đảng.

Thứ năm, đởi mới cách ra nghị quyết, tổ chức thực hiện nghị quyết, kiểm tra, sơ

kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết.

Đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Đại hội XI của Đảng chủ
trương:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Thứ hai, tiếp tục đối mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng u
cầu trong tình hình mới.

Thứ tư, tích cực thực hành tiết kiệm, phịng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng,
lãng phí.

Đối với việc mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ
luật, kỷ cương. Đại hội XI chủ trương:

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, trước hết là thực
hiện dân chủ trong Đảng.

Thứ hai, có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của mình;
chống tập trung, quan liêu, khắc phục dân chủ hình thức.

Thứ ba, phát huy dân chủ đi đôi với đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ
cương; phê phán, nghiêm trị hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những
hành vi lợi dụng dân chủ vì mục đích xấu.

Điều quan trọng là Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh phải lấy mục tiêu xây dựng
nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh “làm

tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của q trình đởi mới và phát triển” nói
chung, đởi mới kinh tế và đởi mới chính trị ở nước ta nói riêng. Tiêu chí này chỉ rõ
mục đích của đởi mới kinh tế và đởi mới chính trị của Đảng ta.

II. Tinh thần “đổi mới là vấn đề bức thiết và phù hợp với xu thế của thời
đại”

1. Tính cấp thiết của “ đổi mới” đối với nước ta trong giai đoạn Đại hội VI
(1986)

Đến năm 1986 đổi mới đất nước là nhiệm vụ cấp thiết, sống cịn của Việt Nam vì
Việt Nam đang trong tình trạng bị bao vây cấm vận bởi các thế lực thù địch. Trong
10 năm đổi mới đất nước đi lên CNXH ( 1976 - 1986) ta đã đạt được một số thành
tựu, song cũng gặp và mắc phải không ít những sai lầm. "Những sai lầm đó cùng
với sự trì trệ trong cơng tác tở chức cán bộ đã kìm hãm lực lượng sản xuất và triệt
tiêu động lực phát triển". Từ đó dẫn đến khủng hoảng trầm trọng về kinh tế-xã hội.
Lương thực thực phẩm khan hiếm. Tỷ lệ lạm phát lên đến trên 747,7% vào năm
1986. Cùng lúc đó tình hình thế giới có nhiều chuyển biến như: cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật đang phát triển mạnh, làm thay đổi quan hệ của các nước trên
thế giới – xu thế đối thoại trên thế giới dần thay thế xu thế đối đầu, cuộc khủng
hoảng ngày càng trầm trọng ở Liên Xô, Chủ nghĩa xã hội đang lâm vào khủng
hoảng toàn diện, trầm trọng,.. Như vậy, vấn đề đởi mới là vấn đề cấp thiết, có ý
nghĩa sống còn đối với nước ta, đồng thời là phù hợp với xu thế chung của thời đại
nhằm khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đầy
mạnh công cuộc xây dựng CNXH.

Phát biểu tại một hội nghị cán bộ cao cấp ngày 10/7/1986, Chủ tịch Hội đồng Nhà
nước Trường Chinh khi đó đã thẳng thắn nêu vấn đề: “Trong lúc này chúng ta chỉ
có hai khả năng lựa chọn: đởi mới để tiến lên hay đi theo con đường cũ để chết?”
Và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI ( 12/ 1986) là cái mốc son chói lọi đánh

dấu sự kiện đổi mới này. Nguyên nhân và thực trạng của sai lầm mà kế hoạch 5
năm lần 1 và lần 2 ( 1976- 1980 và 1981- 1985) được Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ VI ( 12/ 1986) phân tích và phê phán sâu sắc 1 cách khách quan và thẳng

thắn. Từ đó đưa ra chủ trương quan điểm đởi mới đất nước đi lên CNXH. Chủ
trương quan điểm đó đã chính thức đi vào cuộc sống và lịng dân và cứ thế tiếp tục
cho tới ngày hôm nay.

Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986), với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh
giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất
nước, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam. Đường lối đởi mới đó là kết quả của sự khảo nghiệm thực tiễn và đổi
mới tư duy lý luận; là bước phát triển có ý nghĩa cách mạng trong nhận thức và
hành động của Đảng với những chủ trương, đường lối mang tính đột phá.

Những chủ trương đởi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước nhanh
chóng đi vào cuộc sống, mang lại kết quả tích cực.

Để đẩy nhanh q trình đởi mới, khắc phục khó khăn, nhiệm vụ cấp bách cần được
giải quyết ngay sau Đại hội VI của Đảng là tháo gỡ những ách tắc trong phân phối,
lưu thông. Trên cơ sở những định hướng lớn của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Hội nghị Trung ương 2 (tháng 4/1987) bàn về phân phối lưu thông, Hội nghị
Trung ương 3 (tháng 8/1987) bàn về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Đặc biệt, Hội
nghị Trung ương 3 đã đề ra chủ trương, biện pháp chuyển hoạt động của các xí
nghiệp quốc doanh sang hạch tốn kinh doanh xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đổi mới
quản lý nhà nước về kinh tế, thực hiện chế độ tự chủ sản xuất, kinh doanh của các
đơn vị kinh tế cơ sở.

Những chủ trương nêu trên đã đặt nền móng cho sự ra đời của cơ chế quản lý mới.
Dưới tác động của những chủ trương mới, các ngành kinh tế đều có những bước

đổi mới quan trọng về cơ chế quản lý. Trong cơng nghiệp, việc chuyển sang hạch
tốn kinh doanh xã hội chủ nghĩa để thực hiện mục tiêu “bốn giảm” đã được triển
khai sâu rộng, đặc biệt là từ sau khi có Quyết định 217/HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng. Trong nơng nghiệp, Bộ Chính trị ban hành Nghị qút 10 về đổi mới quản
lý hợp tác xã. Hội nghị Trung ương 6 khố VI (tháng 3/1989) chín muồi quan điểm
thị trường vừa là đối tượng, vừa là căn cứ của kế hoạch hố. Từ tư tưởng đột phá
đó, Nhà nước quyết định chuyển lương thực sang kinh doanh, xoá bỏ chế độ bao
cấp, phân phối lương thực. Đây là mốc đánh dấu bước chuyển quan trọng của nền
kinh tế nước ta. Một thị trường thơng suốt trong tồn quốc đã được xác lập, tạo cơ
sở quan trọng cho việc định hình cơ chế quản lý mới phù hợp - cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.

Từ Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (tháng 9/1979) đến Hội nghị Trung ương 6
khố VI (tháng 3/1989) là q trình tìm tịi những định hướng lớn, đặt nền móng

cho việc xác lập cơ chế quản lý mới thay thế cho cơ chế kế hoạch hoá tập trung
quan liêu, bao cấp. Tính đến năm 1989, cơ chế cũ đã bị phá bỏ một cách cơ bản,
thay vào đó là sự xác lập từng bước các yếu tố của cơ chế mới - cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế nước ta. Những chủ trương, biện
pháp đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ 1979 đến trước Đại hội VII (năm 1991) đã
tạo ra bước chuyển mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội. Trên cơ sở tổng kết và
theo sát yêu cầu của thực tiễn, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng
6/1991) của Đảng chủ trương: Tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần và đổi mới quản lý kinh tế. Đại hội xác định rõ cơ chế vận hành nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các cơng cụ
khác. Trong cơ chế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh,
quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện. Thị
trường có vai trị trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt
động và phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.


Ðởi mới tồn diện thật sự là ý Ðảng, lòng dân. Nghị quyết Ðại hội VI vào cuộc
sống là q trình thể nghiệm, tìm tịi, từng bước cụ thể hóa, phát triển và tở chức
thực hiện những định hướng lớn. Ðảng và Nhà nước vừa tập trung giải quyết
những vấn đề kinh tế, xã hội cấp bách, giữ vững ởn định chính trị, vừa thực hiện
đởi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các chủ trương, chính sách đởi mới bắt
đầu mang lại kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống nhân dân dần được cải
thiện, sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, lòng tin của nhân
dân vào công cuộc đổi mới tăng lên.

2. Đảng vận dụng quan điểm “đổi mới là vấn đề bức thiết và phù hợp với xu
thế của thời đại” trong giai đoạn hiện nay

Công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng gần 40 năm, đất nước ta đã giành
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử được thể hiện cả về nhận thức lý luận và thực tiễn

2.1. Về nhận thức lý luận

Mục tiêu, đặc điểm, hướng dẫn, phát triển quốc gia và các mốc quan trọng trong
quá trình xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội Việt Nam tiếp tục được mở rộng và
phát triển. Hiểu biết về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội của
Việt Nam ngày càng rõ ràng hơn. Kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa

là mơ hình phát triển tồn diện của nền kinh tế Việt Nam. Kết hợp giữa tăng trưởng
kinh tế và thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác tiềm năng con người,
đặt nhân dân làm trung tâm; tơn vinh vai trị của văn hóa - nền tảng tinh thần của
xã hội, là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Xác nhận bản chất của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân… Hiểu rõ hơn về nguyên tắc đảm bảo quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ

quan trọng, thường xuyên… Hoàn thiện và nhận thức sâu sắc hơn về chính sách
đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển…

2.2. Về thực tiễn

Đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, toàn diện trên
các lĩnh vực:

(1) Về kinh tế, nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và
phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng
trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mơ GDP khơng ngừng được mở rộng,
năm 2020 đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong
ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD;
Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước
bị thiếu lương thực triền miên, đến nay, Việt Nam không những đã bảo đảm được
an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản
khác đứng hàng đầu thế giới.

Việc phát triển kinh tế đi đơi với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển đã giúp cho
văn hóa, xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải
thiện rõ rệt, mức sống và chất lượng sống ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ hộ
nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn
5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn
nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước). Đến nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông
thôn mới; hầu hết các xã nơng thơn đều có đường ơ tơ đến trung tâm, có điện lưới
quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại.

(2) Về chính trị, năm 2020, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong
nước khó khăn, nhất là đại dịch COVID-19, lũ lụt thiên tai ở miền Trung và Tây

Nguyên, kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn thách thức. Nhưng với chỉ dẫn từ
Cương lĩnh của Đảng ta, Việt Nam kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
nên những thành tựu mà chúng ta đạt được càng khẳng định tính ưu việt của chủ

nghĩa xã hội, qua đó củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và của nhân dân vào
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.

(3) Về văn hóa - xã hội, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; hầu hết các xã
nông thôn đều có đường ơ tơ đến trung tâm, có điện lưới quốcgia, trường tiểu học
và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại. Trong khi chưa có điều kiện để bảo
đảm giáo dục miễn phí cho mọi người ở tất cả các cấp, Việt Nam tập trung hồn
thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục
trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lần trong 35
năm qua. Hiện nay, Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết. Trong khi chưa
thực hiện được việc bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho tồn dân, Việt
Nam tập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa, phòng, chống dịch bệnh, hỗ
trợ các đối tượng có hồn cảnh khó khăn. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây
đã được khống chế thành công. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi
được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Liên hợp quốc đã cơng nhận Việt Nam là một
trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc
nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát
triển.

(4) Về đối ngoại, với đường lối đối ngoại đúng đắn, Việt Nam đã chủ động, tích
cực hội nhập quốc tế tồn diện, sâu rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là
đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ
bản của Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác,
cùng có lợi… Đảng Cộng sản Việt Nam thiết lập quan hệ đối ngoại Đảng với 254

chính đảng ở 114 quốc gia. vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế ngày
càng được nâng cao, thể hiện rõ nhất là trên vai trị ủy viên khơng thường trực Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với số phiếu gần như tuyệt đối từ 192/193 bầu cho
Việt Nam.Nước ta tham gia có hiệu quả vào các định chế khu vực và toàn cầu, nhất
là các hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới và đóng góp tích cực ở hầu hết các
tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, đảm nhiệm thành công nhiều trọng trách, ghi
đậm dấu ấn về sự chủ động, tích cực trong vai trị Chủ tịch luân phiên lần thứ hai
của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020 và Ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Việt Nam đã
trở thành tâm điểm chú ý của tồn cầu với vị trí, uy tín cao trong năm 2020. Việt
Nam được thế giới đánh giá là “ngôi sao sáng của châu Á”, được xếp vào tốp 16
nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới.

(5) Quốc phòng, an ninh được giữ vững, tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được
nâng cao.

Đất nước ta tiến hành đổi mới trong bối cảnh thế giới có những biến động to lớn,
diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; các thế lực thù địch tăng cường chống
phá cách mạng, nhưng nền quốc phịng, an ninh nước ta ln vững vàng, không
ngừng được củng cố và phát triển. “Tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà
nước đối với quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang. Xây dựng Quân đội nhân
dân, Cơng an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một
số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng ngày càng
tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thở của Tở quốc, lợi ích
quốc gia - dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;
bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững mơi trường hồ bình, ởn định để
phát triển đất nước… Tiềm lực quốc phòng và an ninh được tăng cường; thế trận

lòng dân được chú trọng; thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân
dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm, được củng cố vững chắc”.

3. Liên hệ bản thân

Đường lối đổi mới của Đại hội VI đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát
triển của Việt Nam, giúp đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và đạt được
nhiều thành tựu to lớn. Tinh thần “đổi mới là vấn đề bức thiết và phù hợp với xu
thế của thời đại” không chỉ áp dụng cho quốc gia mà còn rất phù hợp với cuộc
sống cá nhân. Đối với bản thân tôi, tôi luôn cố gắng học hỏi, cập nhật kiến thức
mới và tiếp thu những phương pháp làm việc hiệu quả. Tôi luôn sẵn lịng thay đởi
và điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường xung quanh và đáp ứng nhu cầu
công việc. Đây cũng chính là tinh thần đởi mới, ln sẵn lịng thích nghi và phát
triển bản thân để tiến bộ. Điều này giúp tôi không ngừng nâng cao kỹ năng và kiến
thức, đồng thời cũng giúp tôi đạt được nhiều thành công trong công việc và cuộc
sống. Tôi tin rằng, chỉ khi chúng ta không ngừng đổi mới và phát triển bản thân,
chúng ta mới có thể tiếp tục tiến bộ và đạt được mục tiêu của mình. Chỉ có như vậy
mới góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển, sánh vai cùng các cường
quốc năm châu.

C. KẾT LUẬN

Đại hội VI là đại hội mở đầu cho công cuộc đổi mới tạo ra bước ngoặt quan trọng
trêncon đường quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam. Đường lối đổi mới của đại hội VI
đã thực sự đi vào cuộc sống trở thành động lực thúcđẩy nền kinh tế nước ta phát
triển làm thay đổi bộ mặt của xã hội mở đầu cho một giai đoạnphát triển mạnh mẽ
của cách mạng Việt Nam. Sau hơn 30 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng lần VI năm
1986, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Việt Nam đã đạt được tốc độ
tăng trưởng kinh tế ở mức tương đối cao. Đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh
tế và đạt được thành tựu to lớn suốt 30 năm tiến hành đổi mới. Quan hệ đối ngoại

được mở rộng và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc
tế1. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991, với Mỹ năm
1995, và gia nhập WTO năm 2006. Những thành tựu của công cuộc đổi mới kể
trên là kết quả của q trình phấn đấu liên tục, bền bỉ của tồn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta qua nhiều nhiệm kỳ đại hội, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, có
hiệu quả, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các
cấp ủy đảng. Đây chính là tiền đề quan trọng, tạo ra tiềm lực, sức mạnh, niềm tin
vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong tương lai.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Đại hội Đảng: Đại hội Đảng VI: Quyết tâm đổi mới- Đại hội đề ra đường lối

đởi mới tồn diện đất nước, đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiến lên phía
trước
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.
4. /> van-kien-dang/moi-quan-he-giua-doi-moi-kinh-te-va-doi-moi-chinh-tri-
trong-qua-trinh-doi-moi-o-viet-nam-pgs-ts-tran-van-phong-867
5. /> nam-doi-moi-20210122140142529.html

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................1

B. NỘI DUNG.........................................................................................................................................1

I. Nội dung đường lối đổi mới của Đại hội VI (12/1986)....................................................................1

1. Bối cảnh lịch sử...........................................................................................................................1


2. Nội dung đường lối đổi mới của Đại hội VI (12/1986)................................................................2
II. Tinh thần “đổi mới là vấn đề bức thiết và phù hợp với xu thế của thời đại”....................................6

1. Tính cấp thiết của “ đổi mới” đối với nước ta trong giai đoạn Đại hội VI (1986)........................6
2. Đảng vận dụng quan điểm “đổi mới là vấn đề bức thiết và phù hợp với xu thế của thời đại”
trong giai đoạn hiện nay......................................................................................................................8
3. Liên hệ bản thân........................................................................................................................11
C. KẾT LUẬN.......................................................................................................................................12
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................12


×