Tải bản đầy đủ (.doc) (213 trang)

Phát triển kinh tế biển ở tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 213 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐẬU VĨNH PHÚC

Ph¸t triĨn KINH TÕ BIĨN ë tØnh hµ tÜnh

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2024

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐẬU VĨNH PHÚC

Ph¸t triĨn KINH TÕ BIĨN ë tØnh hµ tÜnh

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 931 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS Bùi Ngọc Quỵnh
2. PGS, TS Tô Hiến Thà

HÀ NỘI - 2024

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả và
trích dẫn nêu trong luận án là trung thực và


có xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đậu Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU 5

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên


quan đến đề tài luận án 11

1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn

đề luận án tập trung nghiên cứu 30

Chương 2: LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ BIỂN, PHÁT TRIỂN

KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH HÀ TĨNH VÀ KINH

NGHIỆM THỰC TIỄN 35

2.1. Những vấn đề chung về kinh tế biển 35

2.2. Quan niệm, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến kinh

tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh 46

2.3. Quan niệm về phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh và kinh

nghiệm thực tiễn 59

Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH HÀ TĨNH 79

3.1. Ưu điểm, hạn chế của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh 79

3.2. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực

trạng của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh 106


Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ

BIỂN Ở TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2035 123

4.1. Dự báo bối cảnh tình hình thế giới, trong nước tác động đến phát

triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035 123

4.2. Quan điểm phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035 128

4.3. Giải pháp phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035 139

KẾT LUẬN 166

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG

BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 168

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 169

PHỤ LỤC 186


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt

TT Chữ viết đầy đủ CNH, HĐH
DWT
1. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
2. Đơn vị đo trọng tải tồn phần USD


(Deadweight Tonnage) ASEAN
3. Đơn vị tiền tệ của Mỹ
ICOR
(United States Dollar)
4. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á HĐND
KTHS
(Association of South East Asian Nations) KH&CN
5. Hiệu quả sử dụng vốn KTB
KT-XH
(Incremental Capital Output Ratio) PTKTB
6. Hội đồng nhân dân QP, AN
7. Khai thác hải sản GRDP
8. Khoa học và công nghệ
9. Kinh tế biển UBND
10. Kinh tế - xã hội XHCN
11. Phát triển kinh tế biển
12. Quốc phòng, an ninh
13. Tổng sản phẩm trên địa bàn

(Gross Regional Domestic Product)
14. Ủy ban nhân dân
15. Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT Tên bảng biểu Trang
01.
Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
02. doanh trong KTB ở tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2018 79
03. - 2023

04.
Bảng 3.2: Sản lượng và giá trị khai thác hải sản ở tỉnh Hà 81
Tĩnh giai đoạn 2018 - 2023

Bảng 3.3: Chỉ số ICOR của một số ngành KTB ở tỉnh Hà 86
Tĩnh giai đoạn 2018 - 2022

Bảng 3.4: Tỷ trọng của các ngành kinh tế biển ở tỉnh Hà 90
Tĩnh giai đoạn 2018 - 2023

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

STT Tên đồ thị, hình vẽ Trang

01. Hình 3.1: Số lượng dự án đầu tư vào ngành công nghiệp ven 84
biển tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018 - 2023

02. Hình 3.2: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu thủy sản tỉnh Hà Tĩnh 88
giai đoạn 2018 - 2023

03. Hình 3.3: Cơ cấu thành phần kinh tế trong KTB ở tỉnh Hà 92
Tĩnh giai đoạn 2018 - 2023

04. Hình 3.4: Tỷ trọng vốn đầu tư trong các ngành KTB ở tỉnh 97
Hà Tĩnh giai đoạn 2018 - 2023

05. Hình 3.5: So sánh chỉ số ICOR trong KTB ở tỉnh Hà Tĩnh
và trung bình chung cả nước giai đoạn 2018 - 99
2022


06. Hình 3.6: Tổng hợp vi phạm về môi trường biển ở tỉnh Hà 105
Tĩnh giai đoạn 2018 - 2023

5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Kinh tế biển là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, các
quốc gia có biển muốn phát triển đều phải đặc biệt quan tâm đến phát triển
kinh tế biển. Bước sang thế kỷ XXI, kinh tế biển càng có vai trị quan trọng và
trở thành vấn đề mang tính chiến lược, sống cịn của các quốc gia có biển trên
thế giới. Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược tại khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương, có hơn 1 triệu km2 lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, chiếm 29%
diện tích Biển Đơng; 3.260 km bờ biển trải dài trên 13 vĩ độ, cùng hơn 3.000
hịn đảo với diện tích phần đất nổi trên 1.636 km2 [67, tr.6], được xem là “mặt
tiền” hướng ra biển Thái Bình Dương, hoà nhập với 10 tuyến hàng hải trọng
yếu đi đến nhiều thị trường rộng lớn trên thế giới. Những yếu tố trên đã đưa
Việt Nam trở thành quốc gia biển có tầm ảnh hưởng lớn về kinh tế, chính trị,
QP, AN và đối ngoại trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã sớm đưa ra
nhiều chủ trương, quyết sách lớn về KTB, PTKTB. Đặc biệt, trên cơ sở
nhấn mạnh những nội dung quan trọng của Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII về “Chiến lược phát triển bền vững KTB
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định nhất quán: “Thực hiện tốt Chiến
lược phát triển bền vững KTB, kết hợp chặt chẽ với bảo đảm QP, AN, bảo
vệ chủ quyền biển, đảo, tài nguyên, môi trường biển;...” [52, tr.125], quyết
tâm “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí
về phát triển bền vững KTB.” [51, tr.96].
Hà Tĩnh là một trong 28 tỉnh, thành phố ven biển của Việt Nam, nằm ở

trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, có vị trí địa chiến lược về kinh tế, chính trị,
QP, AN và đối ngoại. Diện tích tự nhiên khoảng 5.997,7 km2, với hơn 137
km bờ biển, trải dài trên địa bàn của 6 huyện, thị xã (Nghi Xuân, Lộc Hà,

6

Thạch Hà, Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh, Thị xã Kỳ Anh) [40, tr.33]; nhiều bãi
biển đẹp và di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh ven biển có khả
năng phát triển thành các sản phẩm du lịch biển đặc sắc; nhiều đầm, bãi và
ngư trường rộng lớn thuận lợi cho hoạt động ni trồng, khai thác hải sản; có
05 cửa biển và nhiều vũng nước sâu ven bờ đủ điều kiện xây dựng các cảng
biển quy mô lớn,... Với những tiềm năng to lớn đó, những năm qua KTB ở
tỉnh Hà Tĩnh đã có những bước phát triển khá tồn diện, góp phần quan trọng
thúc đẩy KT-XH của Tỉnh không ngừng phát triển, đời sống vật chất, tinh
thần của người dân, nhất là người dân ven biển được nâng cao, “Thu nhập
bình quân đầu người năm 2022 đạt gần 44 triệu đồng, tăng gần 10 triệu đồng
so với năm 2018,... Đến nay Hà Tĩnh khơng cịn huyện nghèo, xã nghèo, xã
đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển.” [121, tr.4]. Vì vậy, PTKTB trên
cơ sở tiềm năng, thế mạnh là hướng đi tất yếu và đầy hứa hẹn, có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, KTB ở tỉnh
Hà Tĩnh vẫn còn những mặt hạn chế, bất cập, đó là: quy hoạch PTKTB cịn thiếu
tính đồng bộ và tầm nhìn dài hạn; cơ chế, chính sách về PTKTB chưa đáp ứng
đòi hỏi của thực tiễn; một số lĩnh vực KTB vẫn cịn nhỏ về quy mơ, yếu về chất
lượng và chưa hợp lý về cơ cấu; hợp tác quốc tế và liên kết vùng trong PTKTB
chưa được quan tâm đúng mức; tình trạng khai thác tài ngun biển thiếu quy
hoạch, mang tính tận thu vẫn cịn diễn ra; tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội ở một số địa phương ven biển vẫn diễn biến hết sức phức tạp.


Trong khi đó, dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau, cũng đã có những
cơng trình ở nước ngoài và trong nước nghiên cứu về KTB và PTKTB, tuy
nhiên, cho đến này chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ
thống về KTB và PTKTB gắn với điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Hà
Tĩnh, đặc biệt là dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị. Vì vậy, nghiên cứu
sinh lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh” để làm luận án
tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.

7

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về KTB và PTKTB ở tỉnh Hà Tĩnh,
từ đó, đề xuất quan điểm, giải pháp PTKTB ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; rút
ra giá trị của các công trình đã tổng quan đối với đề tài luận án và những vấn
đề luận án tập trung nghiên cứu.
Xây dựng khung lý luận về KTB, PTKTB ở tỉnh Hà Tĩnh; khảo cứu
kinh nghiệm PTKTB của một số địa phương ở nước ngoài, trong nước và rút
ra bài học đối với tỉnh Hà Tĩnh trong phát triển kinh tế biển.
Đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tập
trung giải quyết từ thực trạng KTB ở tỉnh Hà Tĩnh.
Dự báo bối cảnh tình hình và đề xuất quan điểm, giải pháp PTKTB ở
tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế biển.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu KTB trên các mặt: quy mô, chất lượng, cơ
cấu kinh tế và những đóng góp của KTB cho sự phát triển kinh tế - xã hội,

củng cố QP, AN. Tập trung nghiên cứu 4 trong 6 ngành KTB cơ bản mà Nghị
quyết 36/NQ-TW ngày 22/10/2018 của Đảng đã khái quát, gồm: (1) Du lịch
và dịch vụ biển; (2) Cảng biển và dịch vụ vận tải biển; (3) Nuôi trồng và khai
thác hải sản. (4) Công nghiệp ven biển. (Không nghiên cứu các ngành: “Khai
thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác”, “Năng lượng tái tạo và các
ngành KTB mới” vì chưa phát triển phổ biến trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh).
- Về không gian: Địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Về thời gian: Khảo sát thực trạng từ năm 2018 đến năm 2023; quan
điểm và giải pháp phát triển KTB đến năm 2035.

8

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác -
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển.
Cơ sở thực tiễn
Các công trình khoa học nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về
KTB, PTKTB; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về KTB, PTKTB của cả
nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng; các báo cáo, thống kê, tổng kết của
các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh có liên quan và kết quả nghiên
cứu thực tế của nghiên cứu sinh tại tỉnh Hà Tĩnh.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Đây là phương
pháp nghiên cứu chung, được sử dụng xuyên suốt trong luận án. Nghiên
cứu sinh sử dụng phương pháp này để phân tích, luận chứng những vấn đề
lý luận và thực tiễn về KTB, PTKTB ở tỉnh Hà Tĩnh trong sự vận động,
phát triển và trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển của các lĩnh

vực kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và các tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ
cũng như cả nước nói chung.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Đây là phương pháp nghiên
cứu đặc thù của chuyên ngành Kinh tế chính trị, được sử dụng rộng rãi,
xuyên suốt trong luận án, đặc biệt là trong khái quát phạm vi, đối tượng
nghiên cứu; chương 2 và chương 3. Với phương pháp này, luận án không
đi sâu nghiên cứu tất cả các ngành của KTB mà chỉ tập trung nghiên cứu
các ngành KTB cơ bản, đã tồn tại và phát triển thời gian dài. Trong các
ngành đó, tập trung nghiên cứu trên các mặt: quy mô, chất lượng, cơ cấu
kinh tế và đóng góp của KTB. Đồng thời, chỉ nghiên cứu KTB với tư cách

9

là một khu vực kinh tế được định hình dưới các hình thức, trình độ kinh tế
của các chủ thể lớn, phổ biến, mang tính đặc trưng.

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng
phổ biến, xuyên suốt trong quá trình xây dựng luận án, nhất là trong luận giải
các khái niệm, phạm trù có liên quan đến đề tài luận án; trong tổng quan và
khái quát giá trị của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án;
xây dựng khung lý luận ở chương 2 và đánh giá thực trạng ở chương 3 của
luận án, kết luận nội dung của các chương và kết luận chung của luận án.

Phương pháp thống kê - so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu ở chương 3 của luận án. Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập
được, tác giả sử dụng phương pháp này để đánh giá một cách có hệ thống
về quy mô, số lượng; chất lượng và cơ cấu của các ngành KTB, trong tổng
thể KT - XH của tỉnh Hà Tĩnh, so sánh đối chiếu với các tỉnh có điều kiện
tương đồng để thấy rõ nét đặc trưng, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp
phù hợp, sát thực tiễn nhằm đẩy mạnh PTKTB ở tỉnh Hà Tĩnh.


Phương pháp logic kết hợp với lịch sử: Đây là phương pháp được sử
dụng xuyên suốt trong quá trình xây dựng luận án nhằm bảo đảm tính hệ
thống, thống nhất và tính kế thừa của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này
đòi hỏi việc phân tích, đánh giá phạm trù của KTB phải đặt trong bối cảnh
lịch sử cụ thể, mang tính hệ thống thống nhất có tính kế thừa và phát triển,
làm nổi bật thực trạng KTB ở tỉnh Hà Tĩnh là kết quả lũy kế, kế thừa kết quả
của Tỉnh qua nhiều năm xây dựng, tích lũy.

Phương pháp thu thập, xử lý số liệu và tham vấn ý kiến chuyên gia:
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả trực tiếp đi khảo sát thực tế tại các
địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh và một số tỉnh, thành phố ven biển có liên quan
như: Quảng Ninh, Nghệ An, Khánh Hòa; tiếp cận các nguồn tư liệu, số liệu,
sử dụng các công cụ xử lý các thông tin, số liệu làm cơ sở để tiến hành đánh
giá chính xác, khách quan thực trạng KTB ở tỉnh Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, chủ

10

động tham vấn ý kiến của một số nhà khoa học, ý kiến của các cán bộ, chuyên
viên làm công tác quản lý về KTB ở một số bộ, ban, ngành Trung ương và ở
tỉnh Hà Tĩnh có liên quan, để kiểm chứng tính chính xác của các kết quả
nghiên cứu, trên cơ sở đó bổ sung, hồn chỉnh luận án.

5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng quan niệm trung tâm về KTB ở tỉnh Hà Tĩnh, bộ tiêu chí đánh
giá về KTB ở tỉnh Hà Tĩnh. Đánh giá thực trạng và khái quát những vấn đề đặt
ra từ thực trạng của KTB ở tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2018 - 2023. Khảo cứu kinh
nghiệm PTKTB của 6 địa phương điển hình ở nước ngoài, trong nước và rút ra 4
bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho tỉnh Hà Tĩnh. Dự báo bối cảnh tình
hình thế giới, trong nước tác động đến PTKTB ở tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất 4 quan

điểm và 4 nhóm giải pháp PTKTB ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Về lý luận
Luận án góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm lý luận về KTB và
PTKTB, từ đó nâng cao hiệu quả quán triệt và thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về KTB, PTKTB của
Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.
Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo giúp cấp ủy,
chính quyền tỉnh Hà Tĩnh và các địa phương có điều kiện tương đồng trong
lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý quá trình PTKTB ở địa phương. Đồng thời, có thể
sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập mơn
Kinh tế chính trị ở các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm: Phần mở đầu; 4 chương (10 tiết); danh mục các công
trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.

11

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngồi và trong nước liên
quan đến đề tài luận án
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề
tài luận án
1.1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về biển và kinh tế biển
Karyn Morrissey (2010), Ireland’s Ocean Economy (Kinh tế biển của

Ireland) [165]. Trong nghiên cứu này, tác giả đi sâu đánh giá vị trí, tầm quan
trọng của KTB đối với quá trình phát triển KT-XH của Ireland. Chỉ ra vai trò
của việc sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên biển, nhất là các tài ngun
khơng tái tạo hoặc có nguy cơ cạn kiệt đối với sự phát triển hưng thịnh của
quốc gia; tác giả cũng phân tích những cách thức vận dụng các chính sách phát
triển của Liên minh Châu Âu và của chính phủ Ireland trong hoạch định chiến
lược phát triển không gian KTB của Ireland đến năm 2020. Từ đó, đưa ra một
số khuyến nghị với Iceland trong PTKTB như: tập trung phát triển các ngành
công nghiệp chế biển ven biển; xây dựng hệ thống dịch vụ hậu cần KTB; áp
dụng thành tựu khoa học công nghệ cho các ngành KTB. Công trình cũng đã
nghiên cứu sâu về mối liên kết giữa Ireland với phần còn lại của Châu Âu, nhất
là trong hoạt động khai thác tài nguyên tại các vùng chồng lấn trên biển.
Richard Burroughs (2010), Coastal Governance (Quản trị vùng ven
biển) [175]. Công trình nghiên cứu của Richard Burroughs đã luận giải cách
Hoa Kỳ quản trị vùng ven biển và khám phá các phương pháp tiếp cận mới có
thể làm cho các bờ biển sạch và bền vững hơn. Cuốn sách giải thích lý do tại
sao các kỹ thuật quản trị truyền thống đã tỏ ra không phù hợp, dẫn đến vùng
biển bị ơ nhiễm nhanh chóng, nghề cá suy giảm và môi trường sống bị hủy
hoại trầm trọng. Tác giả cũng đề xuất quản trị vùng ven biển theo ngành, dựa

12

trên hệ sinh thái để giải quyết các vấn đề môi trường. Bên cạnh đó, cơng trình
nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị bên cạnh quản trị bằng các kỹ thuật hiện
đại thì cần kết hợp với quy trình xây dựng chính sách một cách chặt chẽ.

Jung, B. M. (2011), Economic Contribution of Ports to the Local
Economies in Korea (Đóng góp kinh tế của các cảng biển cho kinh tế của các
địa phương ở Hàn Quốc) [163]. Tác giả tiến hành khảo sát tại hai cảng biển
lớn thuộc thành phố Busan và Incheon (Hàn Quốc). Qua nghiên cứu, tác giả

cho rằng chính sự phát triển mạnh của các cảng biển sẽ là nguồn đóng góp
quan trọng cho phát triển các khu kinh tế ven biển. Và đến đến lượt nó, các
khu kinh tế ven biển lại đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của các địa
phương. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra trong xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng của Hàn Quốc, đây sẽ là cơ hội tốt để thu hút các
nhà đầu tư vào hai khu kinh tế ven biển Busan và Incheon, với những chính
sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã tạo ra những kết quả
tích cực cho việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tác giả cũng
chỉ ra một số vấn đề nội tại của các địa phương có cảng và đóng góp của cảng
cho phát triển kinh tế, xã hội không như kỳ vọng của địa phương đó.

Kwang Seo Park (2014), The estimation of the ocean economy and
coastal economy in South Korea (Đánh giá KTB và kinh tế vùng ven biển
Hàn Quốc) [166]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã khảo sát và thông qua
các công cụ phân tích kỹ thuật, tính toán để đưa ra những dự báo về tiềm
năng, của Hàn Quốc trong KTB, đặc biệt là tiềm năng của các vùng ven
biển. Một điểm đáng chú ý là khi đánh giá về vị trí và vai trò của KTB
trong nền kinh tế của Hàn Quốc tác giả nhận định: rất khó đánh giá đầy đủ
về vị trí, vai trị, quy mơ của các ngành KTB trong nền kinh tế của Hàn
Quốc, vì nước này chưa có thống kê riêng đối với KTB và kinh tế ven biển,
dẫn đến những khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế trong
nước. Tác giả vận dụng kinh nghiệm của Mỹ để thực hiện việc phân tích và
đưa ra các dự báo PTKTB và kinh tế ven biển ở Hàn Quốc đến năm 2020

13

thông qua các tiêu chí: GRDP, việc làm, số lượng doanh nghiệp.... Từ đó,
đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi cao để PTKTB và kinh tế các
vùng ven biển của Hàn Quốc thời gian tới.


Organization for Economic Cooperation and Development - OECD,
(2016): “The Ocean Economy in 2030 (Kinh tế biển năm 2030) [171].
Nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của KTB đối với sự phát triển
của nhân loại trong tương lai. Thực tế cho thấy, các chỉ số về tham gia giải
quyết việc làm, tăng trưởng và phát triển kinh tế, củng cố QP, AN do KTB
mang lại cho các quốc gia ven biển là rất ấn tượng. Nghiên cứu cũng đánh
giá khái quát tình hình KTB của thế giới, phân tích xu hướng kinh tế tồn
cầu, xu hướng biến đổi mơi trường biển,... đến năm 2030 và những năm
tiếp theo, đồng thời chỉ ra tác động của chúng đến sự phát triển của các
ngành kinh tế gắn với biển. Nghiên cứu cho rằng, thay đổi phương thức
quản lý, sử dụng nhiều hơn các công cụ hiện đại trong đánh giá thực trạng
và những yếu tố ảnh hưởng là một trong những vấn đề quan trọng mà các
quốc gia có biển cần quan tâm để quản lý, khai thác các tài nguyên biển
cho phát triển kinh tế một cách bền vững.

Orapan Nabangchang (2017), Ocean Economy and Ocean Health in
Thailand (Kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển ở Thái Lan) [172]. Nghiên
cứu cho rằng, Thái Lan là quốc gia biển luôn biết gắn phát triển KTB của với
việc bảo vệ môi trường biển và chủ quyền quốc gia. Tác giả phân tích những
chính sách phát triển KTB của Thái Lan trên 4 vấn đề cơ bản gồm: (1) cải
thiện hiệu quả quản lý biển; (2) khôi phục và phục hồi các nguồn tài nguyên
thiên nhiên cho việc sử dụng bền vững biển; (3) tăng cường năng lực cạnh
tranh trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên biển; (4) kiểm
soát ô nhiễm và an toàn hàng hải dựa trên tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó khẳng
định, Thái Lan là một trong số ít quốc gia thành công trong việc đẩy mạnh
PTKTB nhưng vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái biển.

14

Pablo Quero Garcia, Juan Adolfo Chica Ruiz, Javier Garcia Sanabria

(2020), Green energy and marine spatial planning in Southern Europe (Năng
lượng xanh và quy hoạch không gian biển vùng biển phía Nam Châu Âu)
[174]. Nghiên cứu cho rằng, trong thế kỷ 21 nhu cầu của các quốc gia Nam
Châu Âu về sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo từ biển có xu hướng tăng
lên. Những phân tích chỉ ra, việc triển khai ồ ạt các dự án năng lượng ngoài
khơi trong những năm qua đã gây ra căng thẳng nhất định giữa các nước,
trong bối cảnh mục đích khai thác tiềm năng biển của các ngành kinh tế
không ngừng gia tăng. Nghiên cứu cũng tập trung phân tích quy trình lập kế
hoạch khơng gian biển của 5 quốc gia Nam Âu là: Tây Ban Nha, Hy Lạp,
Italia, Malta và Bồ Đào Nha với mục đích xác định mức độ khả thi của chính
sách phát triển năng lượng tái tạo thay thế cho năng lượng hóa thạch hiện nay.

Mingxing Sun, Emily Stebbings, Tara Hooper, Melanie, Austen,
Xiaoyu Yan (2020), The marine economy of the United Kingdom (Kinh tế
biển của Vương quốc Anh) [169]. Trong bài viết, các tác giả đã tiến hành định
lượng KTB của Vương quốc Anh với nhiều số liệu đa dạng, phong phú, nhằm
mục đích nắm bắt tất cả các hoạt động kinh tế diễn ra dựa trên môi trường biển
và ven biển; định lượng đóng góp của KTB cho toàn bộ nền kinh tế Anh. Nghiên
cứu cũng đã chứng minh, cấu trúc của nền KTB ở Anh đã có sự thay đổi khi có
sự mở rộng năng lượng gió ngồi khơi; các ngành giải trí biển và ven biển trước
đây được cho là có đóng góp kinh tế nhỏ, nhưng nay là ngành chiếm tỷ trọng
cao, đồng thời giải quyết số lượng việc làm lớn nhất. Bài viết cũng đã chỉ ra sự
tham gia của các thành phần kinh tế vào PTKTB, giải pháp PTKTB của Vương
Quốc Anh gắn với điều kiện tự nhiên của từng địa phương ven biển.

Wenhan Ren, Jianyue Ji (2022), How do environmental regulation and
technological innovation affect the sustainable development of marine
economy: New evidence from China’s coastal provinces and cities (Quy định
môi trường và đổi mới công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển


15

bền vững của KTB: Bằng chứng mới từ các tỉnh và thành phố ven biển của
Trung Quốc) [178]. Thơng qua phân tích lý thuyết và thực nghiệm, nghiên
cứu đã xem xét tác động của cơ chế điều tiết môi trường và đổi mới công
nghệ đến KTB ở các địa phương ven biển của Trung Quốc, qua đó cung cấp
cơ sở lý luận cho chính quyền địa phương và các doanh nghiệp ra quyết định
đầu tư sản xuất kinh doanh theo quy định môi trường chung. Trên cơ sở đó,
nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm điều tiết hoạt động đầu tư
trong PTKTB gắn với bảo vệ môi trường biển ở Trung Quốc như: Chính
quyền trung ương phải là cơ quan chủ trì ban hành chính các quy định và tiêu
chuẩn; chính quyền địa phương là cơ quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm
quy định, tiêu chuẩn về môi trường; các doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm là
bên chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả; nâng cao đổi mới công nghệ nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng trưởng xanh, PTKTB bền vững.

Xiaoqing Zhai, Caizhi Sun, Wei Zou, Shuai Hao (2023),
Spatiotemporal characteristic and evolution of China’s marine economic
resilience (Đặc điểm về không gian thời gian và sự phục hồi của KTB Trung
Quốc) [177]. Nghiên cứu này xem xét sự kết hợp của các khía cạnh chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, sinh thái và an ninh, quốc phòng trong đánh giá khả
năng phục hồi của KTB Trung Quốc. Dựa trên lý thuyết về khả năng thích
ứng, nghiên cứu này đo lường khả năng phục hồi của KTB Trung Quốc bằng
cách xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá dựa trên sức đề kháng, khả năng thích
ứng và sự phát triển của KTB từ năm 2000 đến năm 2020 tại 11 tỉnh ven biển
của Trung Quốc. Nghiên cứu cũng sử dụng một số mơ hình đánh giá tồn
diện để tính toán chỉ số đánh giá toàn diện và xác định trọng số của từng chỉ
số. Từ đó đưa ra những nhận định chính xác về đặc điểm khơng gian và thời
gian của sự phục hồi KTB ở Trung Quốc. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện
pháp nhằm cải thiện khả năng phục hồi KTB của 11 địa phương ven biển của

Trung Quốc trong thời gian tới.

16

1.1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài về PTKTB
Admiral James D.Watkins (2004), An Ocean blueprint for the 21st
century” (Kế hoạch chi tiết về biển cho thế kỷ XXI) [151]. Bản báo cáo tổng
hợp của Ủy ban chính sách đại dương Mỹ, do Admiral James D.Watkins
đứng đầu, đã vạch ra các kế hoạch chi tiết cho hoạt động quản lý và phát triển
bền vững KTB của Hoa Kỳ trên những lĩnh vực cơ bản gồm: năng lượng,
khai khoáng, giải trí và du lịch và dịch vụ biển, vận tải biển, sản xuất thực
phẩm, dược phẩm, bảo tồn sự đa dạng sinh học, môi trường biển, bảo đảm an
ninh quốc phịng trên biển,… Trên cơ sở phân tích về địa lý, tài nguyên, các
hoạt động của con người,… bản kế hoạch đã đưa ra những khuyến nghị cho
chính phủ Mỹ trong việc áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật, công
nghệ; cải thiện giáo dục, đào tạo; khoa học quản lý; liên kết và phối hợp giữa
các vùng biển, giữa các cơ quan để tổ chức PTKTB, ứng phó với những tác
động bất lợi của khí hậu, thời tiết và các tác động tiêu cực của con người đến
môi trường biển và đại dương; bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển cho sự
PTKTB bền vững trong tương lai.
Lawal Mohammed Marafa (2008), Framework for Sustainable
Tourism Development on Coastal and Marine Zone Environment (Khung khổ
cho sự phát triển bền vững du lịch và dịch vụ biển và môi trường biển) [167].
Nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt giữa du lịch và dịch vụ biển và các loại hình
du lịch khác. Trên cơ sở phân tích những mơ hình thành cơng và khơng thành
công; xem xét quan hệ tương tác của du lịch và dịch vụ biển với môi trường
KT-XH chung, nghiên cứu khẳng định, tiềm năng du lịch và dịch vụ biển của
các quốc gia có biển là rất lớn, có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển nếu có
một khung khổ chính sách và chiến lược phát triển tốt, tận dụng được tiềm
năng, lợi thế biển đảo ở từng quốc gia. Tác giả đưa ra khuyến nghị để thúc

đẩy phát triển du lịch và dịch vụ biển ở các địa phương ven biển, đó là phải
dựa vào lợi thế so sánh (cả tuyệt đối và tương đối); phát triển du lịch và dịch

17

vụ biển kết hợp với các loại hình du lịch khác của quốc gia; thu hút nguồn lực
từ bên ngoài về vốn, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao
cho phát triển ngành du lịch và dịch vụ biển.

Nazery Khalid, Armi Suzana Zamil, Farida Farid (2008), The Asian
experience in developing the maritime sector: Some case studies and lessons
for Malaysia (Kinh nghiệm PTKTB của Châu Á: Nghiên cứu một số trường hợp
điển hình và bài học cho Malaysia) [170]. Nghiên cứu đã nêu bật vai trò và tầm
quan trọng của biển cũng như KTB đối với sự phát triển KT-XH của các quốc
gia ven biển ở Châu Á, đặc biệt là ngành khai thác dầu khí. Bên cạnh đó, một
trong các vấn đề quan trọng mà nghiên cứu đã chỉ ra là hệ quả của hoạt động
khai thác tài nguyên trong KTB đối với môi trường sinh thái. Nhà nước phải có
chính sách về quản lý khai thác nguồn tài nguyên biển để hoạt động khai thác tài
ngun biển có hiệu quả và khơng gây ảnh hưởng tới vấn đề ô nhiễm môi
trường, chỉ ra một số mô hình, cách thức điển hình trong PTKTB ở một số quốc
gia như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,… Trên cơ sở đó, nghiên
cứu rút ra những bài học kinh nghiệm cho Malaysia trong PTKTB.

Dong - Wook Nhưng and Photis Panayides (2012), Maritime
Logistics : A complete guide to effective shipping and port management
(Dịch vụ Logistics: Một giải pháp hoàn hảo cho hoạt động vận tải và quản lý
cảng biển) [157]. Nghiên cứu của tác giả được trình bày gồm ba phần cơ
bản, gồm: Tổng quan về dịch vụ Logistics và cách thức để tạo ra giá trị từ
dịch vụ Logistics, các hoạt động chính của dịch vụ Logistics; Các nghiên
cứu liên quan đến việc quản lý dịch vụ Logistics, phân tích các thay đổi vị

trí địa lý của quá trình liên kết các cảng biển, các doanh nghiệp vận tải biển;
Những nghiên cứu về vấn đề quản lý dịch vụ Logistics cho các cảng và các
ngành liên quan đến hoạt động vận tải biển.

Fred M. Walker (2013), Shipbuilding in Britain (Công nghiệp đóng tàu
ở Vương quốc Anh) [160]. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của tác giả về


×